Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.17 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN PHƢƠNG ANH
CH20017

ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Chuyên ngành: LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ T ỤNG DÂN SỰ
M ã số: 60.38.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢ ỜI HƢ ỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TR ẦN ANH TUẤN

HÀ NỘI - 2014


Lời cảm ơn
Qua thời gian học tập, nghiên cứu lý luận và tìm hiểu công tác thực tiễn, được
sự hướng dẫn, giảng dạy của các thầy cô cùng sự quan tâm, giúp đỡ của bạn b è,
đồng nghiệp tôi đã hoàn thành Luận văn Thạc sĩ Luật học của mình. Tôi xin được
gửi lời cảm ơn đến:
Ban giám hiệu cùng các thầy cô giáo trường Đại học Luật Hà Nội, những
người đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho
tôi trong suốt thời gian học tập tại trường
Đặc biệt, tôi xin gửi lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Trần Anh


Tuấn, người đã tận tình hư ớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện Luận văn
Cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ, khích lệ tôi
trong suốt thời gian qua./.

Tác giả Luận văn


LỜI CAM Đ OAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung th ực.
Những kết luận khoa học của luận văn chưa từ ng được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Phƣơng Anh


MỤC LỤC

DANH M ỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ 1
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 2
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG CÁC B IỆN
PHÁP KHẨN CẤP TẠM T HỜI ............................................................................. 6
1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của áp dụng các biện pháp khẩn cấp
tạm thời ....................................................................................................................... 6
1.1.1 Khái niệm áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời ....................................... 6
1.1.2 Đặc điểm áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời ......................................... 9
1.1.3 Ý nghĩa của việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời ............................. 11

1.2 C ác yếu tố ảnh hƣởng tới việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp
tạm thời ....................................................................................................................... 12
1.3 Sơ lƣợc về sự hình thành và phát triển các quy định của pháp luật về
áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời ............................................................. 15
1.4 Các quy định về áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy
định của pháp luật tố tụng dân sự một số nƣớc trên thế giới ............................. 19
1.4.1 Theo quy định của PLTTDS nướ c Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ................ 19
1.4.2 Theo quy định của PL TTDS Liên bang Nga .................................................... 20
1.4.3 Theo quy định của PLTTDS nước Cộng hòa Pháp .......................................... 21
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.......................................................................................... 23
Chƣơng 2. ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI THE O
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆ T NAM .................... 24
2.1 N guyên tắc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời .................................. 24
2.1.1 Nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời ..................................................................... 24
2.1.2 Nguyên tắc bảo đảm quyền tự địn h đoạt của đương sự ................................... 26
2.1.3 Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích của các bên đương sự và
người liên quan ............................................................................................................ . 27


2.2 Thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời ........................................ 29
2.2.1 Yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời .............................. 29
2.2.2 Xem xét, giải quyết đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp
tạm thời ........................................................................................................................ 35
2.2.3 Ra quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời ................................. 40
2.2.4 Thay đổi, hủy bỏ việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời .................... 42
2.2.5 Khiếu nại, kiến nghị, việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị về quyết định
áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp khẩn cấp tạm thời ...................................... 43
2.3. Trách nhiệm bồi thƣờng từ việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm
thời không đúng ......................................................................................................... 45
2.3.1 Trách nhiệm của người đã đưa ra yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn

cấp tạm thời không đúng ............................................................................................. 45
2.3.2 Trách nhiệm của Tòa án khi áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời không
đúng .................................................................................................................................................. 46
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.......................................................................................... 48
Chƣơng 3. T HỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM
THỜI TRON G T Ố TỤNG DÂN SỰ VÀ KIẾN NG HỊ ........................................ 49
3.1 Thực tiễn áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân
sự .................................................................................................................................. 49
3.1.1. Về kết quả đạt được trong việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời
trong tố tụng dân sự ..................................................................................................... 49
3.1.2. Về khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp
tạm thời trong tố tụng dân sự ...................................................................................... 56
3.2 Một số kiến nghị về áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời ................... 65
3.2.1. Kiến nghị về lập pháp ....................................................................................... 65
3.2.2. Kiến nghị về tổ chức thực hiện việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm
thời trong tố tụng dân sự ............................................................................................. 68
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.......................................................................................... 70
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................ 71
DANH M ỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 72


1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾ T TẮT

BLTTDS

: Bộ luật Tố tụng dân sự

BPKCTT


: Biện pháp khẩn cấp tạm thời

HĐTPTANDTC

: Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

HĐXX

: Hội đồng xét xử

PLTTGQCTCLĐ

: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động

PLTTGQCVADS

: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự

PLTTGQCVAKT

: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế

TTDS

: Tố tụng dân sự

VADS

: Vụ án dân sự



2

MỞ ĐẦU

1.

Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra áp lực

đòi hỏi các quốc gia và cộng đồng phải cải cách pháp luật tố tụng dân sự (TTDS)
của mình theo hướng đảm bảo sự linh hoạt, mềm dẻo cho phù hợp, tương thích với
các quy định của luật nội dung mà cụ thể là quy định của luật dân sự.
Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
đã chỉ ra định hướng cơ bản của việc cải cách tư pháp ở nước ta, đó là cần phải: “Cải
cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình đẳng, công khai,
minh bạch, chặt chẽ nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia và giám sát của nhân dân
đối với hoạt động tư pháp; bảo đảm chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, lấy
kết quả tranh tụng tại tòa làm căn cứ quan trọng để phán quyết bản án, coi đây là khâu
đột phá để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp… ”[4, tr.5]. Sau đó, Nghị quyết 49NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
cũng đã chỉ rõ: “Cải cách tư pháp phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội,
xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế
- xã hội… kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, những thành tựu đã đ ạt được của nền
tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước
ngoài phù hợp với hoàn cảnh của nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế… ” [5,
tr.2]. Nghị quyết cũng chỉ ra những nhiệm vụ trọng tâm trong việc hoàn thiện thủ tục tố
tụng tư pháp, đó là cần phải “hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng
bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ các quyền con người…” Việc

áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) trong Bộ luật tố tụng dân sự
(BLTTDS) cũng nhằm thực hiện những mục tiêu chiến lược đó. Với việc áp dụng các
BPKCTT, Tòa án có thể kịp thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ
chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được
cho đương sự hoặc để đảm bảo cho việc thi hành án.
Chế định BPKCTT được quy định tại Chương VIII BLTTDS từ Điều 99 đến
Điều 126 là cơ sở pháp lý để Tòa án áp dụng các BPKCTT được nhanh chóng, chính
xác, là phương tiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp
của mình. Tuy nhiên, thực tiễn quá trình áp dụng các BPKCTT còn bộc lộ những hạn


3

chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn xét xử mà nguyên nhân của nó
xuất phát từ việc các quy định của pháp luật vẫn còn tồn tại những điểm chưa hợp lý,
gây nhiều khó khăn cho Tòa án trong việc áp dụng các BPKCTT và trong một số
trường hợp đã gây thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của đương sự.
Nhận thức được những hạn chế, bất cập trong c ác quy định của BLTTDS,
ngày 29/3/2011 Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
BLTTDS và bắt đầu từ ngày 01/01/2012 BLTTDS được sửa đổi, bổ sung có hiệu
lực pháp luật. Tuy nhiên, toàn bộ Chương VIII của BLTTDS vẫn được giữ nguyên so
với trước đây nên còn tồn tại nhiều bất cập, không phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố
tụng dân sự” là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa. Mặt khác, việc nghiên cứu
những vướng mắc bất cập từ đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp
luật về áp dụng các BPKCTT cũng góp phần thực hiện một trong các nhiệm vụ của
công cuộc cải cách tư pháp đã được Đảng và Nhà nước ta đề ra trong Nghị quyết số
49-NQ/TW.
2.


Tình hình nghiên cứu của đề tài
Chế định BPKCTT trong TTDS là một chế định quan trọng , có vai trò và ý

nghĩa lớn trong việc bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Chính vì vậy
nó nhận được nhiều sự quan tâm , nghiên cứu của nhiều học giả, nhà nghiên cứu và
những người làm công tác thực tiễn. Trong thời gian qua đã có nhiều công trình
nghiên cứu đề cập đến các khía cạnh khác nhau với các mức độ khác nhau về
BPKCTT trong TTDS. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu và những bài
viết có liên quan đến BPKCTT như sau:
- Luận văn thạc sĩ Luật học chuyên ngành dân sự: “ Biện pháp khẩn cấp tạm
thời trong Tố tụng dân sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Pha, năm 1997,
nghiên cứu về BPKCTT;
- Luận án tiến sĩ Luật học chuyên ngành Luật dân sự: “ Biện pháp khẩn cấp
tạm thời trong Tố tụng dân sự Việt Nam ” của tác giả Trần Phương Thảo, năm 2012,
nghiên cứu về BPKCTT;
- Các bài viết đăng trên các tạp chí có uy tín như: “Chế định BPKCTT trong
TTDS” của TS. Trần Anh Tuấn đăng trên tạp chí L uật học số đặc san G óp ý Dự thảo
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004; “Chế định BPKCTT trong TTDS” của tác giả
Trần Phương Thảo đăng trên Tạp chí Luật học số Đặc san về BLTTDS năm 2005;


4

“BPKCTT trong BLTTDS và thực tiễn áp dụng” của TS. Trần Anh Tuấn đăng trên
tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 12 (165) năm 2005; “Những điểm mới về BPKCTT
trong BLTTDS” của TS. Lê Thu Hà đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 01 năm
2007; “Bàn về trách nhiệm do áp dụng các BPKCTT không đúng quy định tại Điều
101 BLTTDS” của tác giả Trần Phương Thảo đăng trên Tạp chí Tòa án dân dân số 19
năm 2009; “Nguyên tắc áp dụng BPKCTT trong BLTTDS” của tác giả Trần Phương
Thảo đăng trên Tạp chí L uật học số 4 năm 2010; “Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện

các quy định về thủ tục áp dụng các BPKCTT trong BLTTD S” của tác giả Trần
Phương Thảo đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 24 năm 2010 ; “Bàn về các BPKCTT
được quy định trong BLTTDS” của tác giả Trần Phương Thảo đăng trên Tạp chí Luật
học số 3 năm 2011; và một số bài viết khác của các tác giả làm công tác thực tiễn.
Các công trình vừa để cập ở trên chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý
luận và thực tiễn về BPKCTT nói chung trong TTDS mà không nghiên cứu c ụ thể,
riêng biệt về áp dụng các BPK CTT với tư cách là hoạt động chuyên biệt của Tòa án.
Vì vậy, đề tài “Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự” là đề
tài đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động áp dụng các BPKCTT trong quá
trình giải quyết VADS của Tòa án.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

* M ục đích nghiên cứu đề tài:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về áp dụng các BPKCTT trong TTDS;
- Làm rõ những hạn chế, bất cập trong những quy định của pháp luật TTDS hiện hành
về áp dụng các BPKCTT và những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện;
- Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về áp dụng
các BPKCTT.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện được các m ục đích nêu trên, việc nghiên cứu đề tài phải làm rõ
những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Xác định đúng và nghiên cứu làm rõ m ột số vấn đề lý luận cơ bản về áp dụng
các BPKCTT;
- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng các quy định của pháp luật TTDS Việt
Nam hiện hành về áp dụng các BPKCTT ;


5


- Đề xuất nhữ ng kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng
các BPKCTT trong quá trình giải quyết các VADS.
4.

Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa

M ác – Lênin về nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. D o
đó, các kiến nghị về hoàn thiện pháp luật đều dựa trên các quan điểm chỉ đạo trên.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài còn sử dụng các phương pháp nghi ên cứu
khoa học chuyên ngành phù hợp khác như phân tích, chứn g minh, so sánh, diễn giải,
suy diễn logic và phương pháp xã hội học như khảo sát thực tế tại một số Tòa án, sử
dụng kết quả thống kê của ngành Tòa án để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu.
5.

Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Áp dụng các BPKCTT trong TTDS là vấn đề chứa đựng các nội dung khác

nhau cả về lý luận và thực tiễn. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, luận văn
chỉ tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản sau:
- Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về các vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng
các BPKCTT trong TTDS mà không nghiên cứu về áp dụng các BPKCTT trong tố
tụng trọng tài, tố tụng hành chính;
- Trong phần kiến nghị chủ yếu tác giả đưa ra các giải pháp về hoàn thiện pháp
luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng các BPKCTT trong TTDS.
6.

Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh m ục tài liệu tham khảo, luận văn được

kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1. M ột số vấn đề lý luận về áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Chương 2. Á p dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp
luật tố tụng dân sự Việt Nam
Chương 3. Thực tiễn áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng
dân sự và kiến nghị.


6

Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP K HẨN CẤP
TẠM TH ỜI

1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời
1.1.1.

Khái niệm áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự (VADS), theo yêu cầu của đương sự,
người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệ
quyền và lợi ích cho người khác, Tòa án có thể phải ra quyết định áp dụng m ột hoặc
một số biện pháp cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách của đương sự hoặc để
bảo vệ bằng chứng, để ngăn chặn đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản ha y để đảm bảo
việc thi hành án. Nhữ ng biện pháp có ý nghĩa như vậy gọi là B PKCTT.
Khái niệm BPKCTT đã được rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu khoa học đưa
ra. Theo đó, TS. Phan Hữu Thư cho rằng “ BPKCTT là những biện pháp được thi
hành theo quyết định của Tò a án trước khi VADS được giải quyết để đáp ứng yêu

cầu cấp bách của đương sự hoặc để bảo vệ bằng chứng ” [23, tr.134].
Khác với quan điểm của TS. Phan Hữu Thư, TS. Nguyễn Công Bình lại cho
rằng: “BPKCTT là những biện pháp mà Tòa án có thể quyết định áp dụng trong quá
trình giải quyết vụ án, trước khi mở phiên tòa nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của
đương sự hoặc để bảo vệ bằng chứng”[23, tr.144].
Từ khi BLTTDS 2004 được thông qua BPKCTT được hiểu theo nghĩa chung
nhất là những biện pháp mà Tòa án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết
VADS để “tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đư ơng sự, bảo vệ bằng chứng,
bảo vệ tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo
1

đảm việc thi hành án” .
BPKCTT trong TTDS được áp dụng trong việc giải quyết các VADS tại Tòa án
xuất phát từ yêu cầu việc giải quyết VADS của Tòa án phải đảm bảo nguyên tắc kịp
thời, để từ đó bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Do đó, trong
những trường hợp khẩn cấp Tòa án phải có ngay biện pháp can thiệp phù hợp với các
tình tiết, nội dung vụ án để bảo vệ tạm thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.
1

Xem Điều 99 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004.


7

Tuy nhiên, trong TTDS các tranh chấp dân sự phát sinh rất đa dạng, phong
phú, các tình tiết và mức độ phức tạp của mỗi vụ án là không giống nhau nê n m ỗi
tình thế khẩn cấp khác nhau đòi hỏi phải có biện pháp giải quyết khác nhau nhằm
giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tài sản. Như
vậy, có thể đưa ra một khái niệm về BPKCTT trong TTDS như sau: “ BPKCTT
trong TTD S là các biện pháp do pháp luật quy định và được Tòa án áp dụng để tạm

thời giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài
sản, bảo đảm thi hành án, bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đư ơng sự
trong VADS”.
Nghiên cứu về việc áp d ụng các BPKCTT có vai trò rất quan trọng. C hỉ khi
làm rõ được khái niệm áp dụng các BPKCTT một cách đầy đủ, chính xác, có khả
năng bao quát cao sẽ tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng cho Tòa án và đương sự thực
hiện. Vì vậy, khái niệm áp dụng các BPKCTT được nhìn nhận theo nhiều cách hiểu
khác nhau.
Theo cách hiểu thứ nhất, áp dụng các BPKCTT là việc xét các điều kiện luật
định về BPKCTT và quyết định áp dụng hay không áp dụng một hoặc nhiều
BPKCTT trên cơ sở thủ tục được pháp luật TTDS quy định. Như vậy có ng hĩa áp
dụng các BPKCTT chỉ đơn thuần là việc Thẩm phán được giao nhiệm vụ giải quyết
vụ án hoặc HĐXX xem xét, nghiên cứu các điều kiện do pháp luật quy định về
BPKCTT (điều kiện về nội dung, hình thức), trên cơ sở xem xét nội dung yêu cầu của
người có quyền yêu cầu áp dụng các BPKCTT (đơn yêu cầu, thời điểm yêu cầu, biện
pháp yêu cầu, các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn… ) có thỏa mãn các quy định của
pháp luật không, từ đó, Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử (HĐXX) quyết định áp
dụng hay không áp dụng một hoặc nhiều BPKCTT vào giải quyết các VADS. Theo
cách hiểu này thì áp dụng các BPKCTT chỉ là hoạt động áp dụng pháp luật thuần túy,
không bao gồm các vấn đề khác như việc ra quyết định sửa đổi, thay thế BPKCTT đã
được áp dụng bằng các BPKCTT khác.
M ột cách hiểu khác về áp dụng các BPKCTT đó là áp dụng các BPKCTT
không đơn thuần chỉ là xét các điều kiện luật định về BPKCTT và quyết định áp
dụng hay không áp dụng m ột hoặc nhiều BPKCTT trên cơ sở thủ tục được pháp luật
TTDS quy định như cách hiểu thứ nhất mà áp dụng các BPKCTT còn được hiểu ở
phạm vi rộng hơn, bao quát hơn, nó không chỉ là hoạt động áp dụng pháp luật đơn


8


thuần mà còn bao gồm việc ra quyết định sửa đổi, thay thế BPKCTT đã được áp
dụng bằng BPKCTT khác.
Chúng tôi đồng tình với cách hiểu thứ hai, tức là việc áp dụng các BPKCTT
cần được hiểu theo nghĩa rộng, nó bao gồm các hoạt động áp dụng, sửa đổi hay thay
thế BPKCTT đã được áp dụng bằng BPKCTT khác.
Theo lý luận chung về nhà nước và pháp luật: “ Áp dụng pháp luật là hình thức
thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà
chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hi ện những quy
định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các
quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình c hỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật
cụ thể.”[24, tr.469]. Áp dụng các BPKCTT là một hình thức áp dụng pháp luật, đó là
việc Tòa án nghiên cứu, xem xét các quy định của pháp luật TTDS về BPKCTT như
các quy định về người có quyền yêu cầu áp dụng các BPK CTT, thời điểm có quyền
yêu cầu, thẩm quyền, điều kiện, thủ tục áp dụng để quyết định các BPKCTT cũng
như xem xét các khiếu nại, kiến nghị về việc áp dụng để quyết định việc thay đổi, hủy
bỏ BPKCTT đã được áp dụng. Trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp l uật nội
dung và pháp luật hình thức, Thẩm phán hay HĐXX vận dụng vào thực tiễn giải
quyết các VADS để quyết định các BPKCTT phù hợp hoặc quyết định biện pháp
thay thế nếu xét thấy cần thiết.
Theo Từ điển Tiếng Việt, áp dụng các BPKCTT là tổng hợp nhiều cụm từ có ý
nghĩa ghép lại với nhau. Trong đó “áp dụng” đư ợc hiểu là “ đem dùng trong thực tế
điều đã nhận thức được”[26, tr.9], “biện pháp” đư ợc hiểu là “cách làm , cách giải
quyết m ột vấn đề cụ thể”[26, tr.64], “khẩn cấp” được hiểu là “cần đư ợc tiến hành,
được giải quyết ngay, không chậm trễ ”[26, tr.495], “tạm thời” được hiểu là “chỉ có
tính chất trong m ột thời gian ngắn trước m ắt, không có tính chất lâu dài ”[26,
tr.887]. N hư vậy, cần phải hiểu m ột cách khái quát về áp dụng các B PKCTT bao
gồm cả việc áp dụng, sửa đổi, thay thế B PKCTT. Tức là căn cứ theo nhận thức
của T hẩm phán đư ợc phân công giải quyết vụ án hoặc HĐXX về tính chất, mức độ
phức tạp của m ỗi VADS mà họ sẽ ra quyết định áp dụng m ột hoặc m ột số các
BPKCTT . Tuy nhiên BPK CTT đư ợc áp dụng có thể sẽ có tác dụng trong thời

điểm này như ng vào thời điểm khác việc áp dụng có thể sẽ không còn cần thiết
hoặc không còn tác dụng nữa do sự thay đổi của rất nhiều các yếu tố khách quan
cũng như chủ quan. K hi nhận thức được nhữ ng thay đổi đó, trên cơ sở có yêu cầu


9

của người có quyền yêu cầu, T hẩm phán đư ợc phân công giải quyết vụ án hoặc
HĐXX có thể sửa đổi, thay thế hoặc hủy bỏ B PKCTT đang đư ợc áp dụng, tạo
điều kiện cho hoạt động áp dụng các BPKCTT đạt hiệu quả cao. V iệc sửa đổi,
thay thế BPKCTT này bằng BPK CTT khá c cũng phải tuân theo đầy đủ trình tự ,
thủ tục do pháp luật quy định, nó có đầy đủ các đặc điểm của hoạt động áp dụng
pháp luật nói chung.
Từ những phân tích đã nêu, có thể đưa ra khái niệm áp dụng các BPKCTT như
sau: “Áp dụng các BPKCTT là việc Thẩm phán hay HĐXX xét các các điều kiện
luật định về BPKCTT (điều kiện về nội dung, hình thức) để quyết định áp dụng m ột
hoặc nhiều BPKCTT hoặc ra quyết định sửa đổi, thay thế BPKCTT đã được áp
dụng bằng BPKCTT khác.”
1.1.2.

Đặc điểm của áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Như đã đề cập, áp dụng các BPKCTT là hoạt động áp dụng pháp luật, chính vì
vậy, nó cũng mang đầy đủ nhữ ng đặc điểm của m ột hoạt động áp dụng pháp luật
như: mang tính quyền lực nhà nước; do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện;
phải tuân theo nhữ ng hình thức và thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định; mang tính
cá biệt, cụ thể; đòi hỏi tính sáng tạo. Ngoài những đặc điểm chung nêu trên, áp dụng
các BPKCTT cũng mang nhữ ng đặc điểm riêng biệt. C ụ thể như sau:
- Việc áp dụng các BPKCTT chủ yếu được thực hiện trên cơ sở quyền tự đoạt
của đư ơng sự.

Theo quy định của BLTTDS, Tòa án có thể ra quyết định áp dụng các
BPKCTT trên cơ sở có đơn yêu cầu của đương sự và những người có quyền khác
hoặc tự mình áp dụng các BPKCTT nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương
sự, bảo toàn tài sản tranh chấp hoặc chứng cứ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, Tòa án
rất ít khi tự ra quyết định áp dụng các BPKCTT , chủ yếu việc ra quyết định áp dụng
các BPKCTT là dựa trên yêu cầu của đương sự. Đây được coi là đặc điểm để phân
biệt áp dụng các BPKCTT với các hoạt động áp dụng pháp luật khác. B ởi đặc điểm
này hình thành từ nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự. Trên cơ sở yêu cầu
của đương sự, xét thấy yêu cầu là có căn cứ và cần thiết Tòa án sẽ ra quyết định áp
dụng các BPKCTT . Cũng trên cơ sở quyền tự định đoạt của đương sự, Tòa án sẽ ra
quyết định thay đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ BPKCTT nếu thấy BPKCTT đang được
áp dụng là không phù hợp hoặc không còn cần thiết.


10

- Chủ thể thực hiện hoạt động áp dụng các BPKCTT là Thẩm phán hoặc HĐXX .
Áp dụng các BPKCTT là hoạt động áp dụng pháp luật nên phải tuân theo nhữ ng
trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Theo pháp luật hiện hành, chỉ có Thẩm phán
và HĐXX được quyền áp dụng các BPKCTT trong quá trình giải quyết các VADS tại
Tòa án. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án là người am hiểu pháp luật, có
kinh nghiệm nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật. Do đó, việc
áp dụng các BPKCTT trong giải quyết VADS do Thẩm phán tiến hành mới đảm bảo
được tính đúng đắn và tuân thủ đúng các quy trình của pháp luật TTDS. Nếu vụ án đã
được đưa ra xét xử tại phiên tòa thì các vấn đề phát sinh trong đó có việc xem xét, ra
quyết định áp dụng các BPKCTT sẽ do HĐXX thực hiện.
- Mục đích của việc áp dụng các BPKCTT là nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách
của đương sự, bảo vệ kịp thời quyền lợi của người có yêu cầu áp dụng các BPKCTT.
BPKCTT trong TTDS được quy định rất đa dạng, bao gồm nhiều loại biện pháp
khác nhau, mỗi biện pháp được áp dụng nhằm một mục đích nhất định như để giải

quyết nhu cầu cấp bách của đương sự (biện pháp buộc thực hiện trước một phần
nghĩa vụ cấp dưỡng; buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại… ),
để bảo toàn tài sản (biện pháp kê biên tài sản; cấm chuyển dịch quyền về tài sản… ),
để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án và đảm bảo thi hành án dân sự (biện pháp cấm
hoặc buộc đương sự thực hiện những hành vi nhất định). M ặc dù mỗi BPKCTT khác
nhau được áp dụng trong những vụ án có tính chất khác nhau, nhằm mục đích khác
nhau nhưng mục tiêu cuối cùng mà người yêu cầu áp dụng các BPKCTT và chủ thể
áp dụng các BPKCTT hướng tới đều là nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách của đương
sự, bảo vệ kịp thời quyền lợi của người có yêu cầu áp dụng các BPKCTT .
- Việc áp dụng các BPKCTT phải được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, trong
một số trường hợp cần thiết phải tiến hành bí mật, bất ngờ.
BLTTDS quy định rất rõ mục đích của việc áp dụng các BPKCTT là nhằm
giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng
hiện có, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành
án. Do đó, nếu các BPKCTT được áp dụng mà không đảm bảo được yếu tố nhanh
chóng, kịp thời thì sức khỏe, tài sản… của người yêu cầu sẽ không được đảm bảo.
Bên cạnh đó, việc áp dụng các BPKCTT sẽ tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích của
bên bị áp dụng, do đó nếu thông tin về việc áp dụng các BPKCTT không được bảo
mật thì mục đích của việc áp dụng các BPKCTT sẽ không đạt được. C hính vì vậy,


11

ngoài yêu cầu phải nhanh chóng, kịp thời thì việc áp dụng các BPKCTT cần phải
đảm bảo được yếu tố bí mật, bất ngờ trong nhữ ng trường hợp cần thiết.
- Áp dụng các BPKCTT phải được thực hiện đúng trình tự, thủ tục, tuân thủ
đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định.
Việc áp dụng các BPKCTT sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành,
việc làm đó sẽ tác động trực tiếp đến các quyền, lợi ích của người bị áp dụng các
BPKCTT do đó Thẩm phán hay HĐXX cần phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện về

trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Đó là các điều kiện pháp luật về nội dung,
hình thức đối với người yêu cầu áp dụng các BPKCTT như phải có đơn yêu cầu áp
dụng các BPKCTT , nội dung đơn phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật, đơn
phải được gửi đúng thời điểm, phải có các tài liệu chứng cứ kèm theo, phải thực hiện
các biện pháp bảo đảm nếu có… ; các điều kiện về trì nh tự, thủ tục ra quyết định áp
dụng các BPKCTT , thời hạn ra quyết định, hình thức văn bản của Tòa án, thời hạn
gửi quyết định áp dụng các BPKCTT …
- Việc áp dụng các BPKCTT bảo bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các đương
sự trong vụ án.
Xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong TTDS giữa các
đương sự, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của tất cả các đương sự trong VADS, pháp
luật hiện hành ngoài việc quy định về quyền yêu cầu áp dụng các BPKCTT cho các
đương sự còn có các quy định nhằm hạn chế việc Tòa án áp dụng các BPKCTT
không đúng, vượt quá yêu cầu của người có quyền yêu cầu hoặc ngăn chặn sự lạm
quyền yêu cầu áp dụng các BPKCTT của đương sự như các quy định về buộc thực
hiện biện pháp bảo đảm; quy định về trách nhiệm do việc áp dụng các BPKCTT
không đúng; khiếu nại, kiến nghị liên quan đến việc áp dụng các BPKCTT …
1.1.3.

Ý nghĩa của việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

- Áp dụng các BPKCTT góp phần giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự.
Hiện nay, sự phát triển của các mối quan hệ xã hội cùng với những nhu cầu,
mong muốn của con người dẫn đến tình trạng các tranh chấp dân sự diễn ra ngày
càng nhiều, rất phong phú, đa dạng đòi hỏi Tòa án phải xem xét, giải quyết ngay mà
không thể giải quyết theo trình tự, thủ tục thông thường. Bởi nếu không giả i quyết
ngay, quyền, lợi ích hợp pháp của một trong các bên đương sự sẽ không thể được
đảm bảo. Chẳng hạn như khi có tranh chấp về vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng, để đảm bảo quyền lợi cho mình, đương sự sẽ yêu cầu Tòa án áp dụng các



12

BPKCTT buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; hay khi có
tranh chấp về việc tạm ứng tiền công, tiền lương đương sự có thể yêu cầu Tòa án áp
dụng các BPKCTT buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công cho
mình… Chính vì vậy việc áp dụng các BPKCTT đã góp phần không nhỏ trong việc
giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự.
- Áp dụng các BPKCTT góp phần bảo toàn tài sản, bảo đảm khả năng thi hành án
dân sự.
Thực tiễn tố tụng cho thấy phần lớn các tranh chấp dân sự hiện nay liên quan
đến vấn đề tài sản. Khi có tranh chấp xảy ra, để bảo toàn tài sản, đảm bảo khả năng
thi hành án Tòa án có thể áp dụng các BPKCTT như kê biên tài sản, cấm dịch
chuyển quyền về tài sản đang tranh chấp, cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh
chấp, phong tỏa tài sản, tài khoản... K hi áp dụng các biện pháp này, những người bị
áp dụng sẽ không thể có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản… Từ đó cho thấy, việc áp
dụng các BPKCTT có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo toàn tài sản, bảo đảm khả năng
thi hành án dân sự.
- Áp dụng các BPKCTT tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vụ án.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với các tranh chấp dân sự, thời hạn
thụ lý, giải quyết theo quy định là từ hai tháng đến bốn tháng. Ngoài ra, tùy theo
tính chất, mức độ phức tạp của mỗi VADS mà thời hạn đưa ra xét xử có thể được
gia hạn thêm từ một tháng đến hai tháng. Tuy nhiên, nếu việc áp dụng các BPKCTT
mang lại hiệu quả thì quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự sẽ được đảm bảo ngay
cả khi vụ án chưa được Tòa án giải quyết bằng bả n án hoặc các quyết định khác.
Bên cạnh đó, việc áp dụng các BPKCTT cũng góp phần đảm bảo cho quá trình thi
hành án, làm cho hiệu quả thi hành của các bản án, quyết định của Tòa án ngày
càng được nâng lên.
1.2


Các yếu tố ảnh hƣởng tới việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Như đã phân tích, việc áp dụng các B PKCTT phụ thuộc vào nhiều yếu tố, các
yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động áp dụng các BPKCTT ,
làm cho các quyết định do Tòa án áp dụng được đúng đắn, chính xác hoặc cũng có
thể dẫn đến thiếu sót, sai lầm. Có thể kể đến các yếu tố:


13

- Về lựa chọn thời điểm yêu cầu áp dụng các BPKCTT thích hợp và bảo m ật
được thông tin về yêu cầu áp dụng các BPKCTT đối với đư ơng sự bị áp dụng
Căn cứ vào tính chất của tình thế, mức độ cần thiết và loạ i BPKCTT cần yêu
cầu Tòa án áp dụng, đương sự phải cân nhắc để lựa chọn thời điểm thích hợp nhất
để nộp đơn yêu cầu Tòa án áp dụng các BPKCTT . Thời điểm ấy có thể là ngay khi
nộp đơn khởi kiện hoặc trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án. Bên cạnh đó việc
bảo mật thông tin đối với đương sự bị yêu cầu áp dụng các BPK CTT là vô cùng
quan trọng. Nếu thực hiện yêu cầu này không tốt dẫn đến tình trạng thông tin bị rò
rỉ, người bị áp dụng các BPKCTT có thể sẽ thực hiện các biện pháp đề phòng làm
cho mục đích áp dụng các BPKCTT không đạt được. Vì vậy, ngoài việc lựa chọn
chính xác thời điểm yêu cầu áp dụng các BPKCTT , để việc áp dụng các BPKCTT
được hiệu quả rất cần thiết phải đảm bảo yêu cầu bảo mật thông tin về yêu cầu áp
dụng các BPKCTT .
- Về hồ sơ, tài liệu ban đầu do đương sự cung cấp có kịp thời và đầy đủ không
Trong TTDS, nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự, chính vì vậy các tài liệu,
chứng cứ do đương sự cung cấp có ý nghĩa rất lớn trong việc xem xét, giải quyết các
yêu cầu của đương sự nói chung và yêu cầu áp dụng các BPKCTT nói riêng. Nếu
đương sự cung cấp các tài liệu, chứng cứ càng đầy đủ, càng có giá trị chứng minh cao
thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án trong quá trình áp dụng các BPKCTT và
ngược lại. Nói cách khác, hoạt động áp dụng các BPKCTT của Tòa án phụ thuộc vào

việc cung cấp tài liệu kịp thời và đầy đủ các chứng cứ, tài liệu cần thiết trong hồ sơ
yêu cầu Tòa án áp dụng các BPKCTT . Việc đương sự không cung cấp đầy đủ các
chứng cứ, tài liệu cần thiết rất có thể dẫn đến việc Tòa án phải cân n hắc, xem xét để
yêu cầu bổ sung thêm chứng cứ làm căn cứ cho việc áp dụng các BPKCTT trước khi
ra quyết định làm mất đi hiệu quả của việc áp dụng các BPKCTT .
- Về kỹ năng, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của Thẩm phán
Trong việc áp dụng các BPKCTT , quyết định có chấp nhận hay không chấp
nhận yêu cầu của đương sự do Thẩm phán thực hiện. Tính đúng sai và hiệu quả của
việc áp dụng các BPKCTT phụ thuộc vào kỹ năng, kinh nghiệm và tinh thần trách
nhiệm của Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án. Thẩm phán có năng lực
chuyên môn tốt, có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ và
một tinh thần trách nhiệm cao sẽ ra những quyết định áp dụng hay không áp dụng
các BPKCTT có hiệu quả. Ngược lại, Thẩm phán có năng lực chuyên m ôn, kinh


14

nghiệm công tác còn hạn chế, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác có thể dẫn
đến việc áp dụng các BPKCTT không đúng gây thiệt hại cho đương sự. Vì vậy, có
thể nói kỹ năng, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của Thẩm phán là nhân tố
quan trọng trong việc áp d ụng có hiệu quả các BPKCTT.
- Về cơ chế phối hợp giữa Tòa án và các cơ quan, tổ chức khác trong hoạt
động áp dụng các BPKCTT của Tòa án
Bên cạnh nhữ ng yếu tố về chủ quan của những người có quyền yêu cầu áp
dụng các BPKCTT và những người có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thì việc áp
dụng các BPKCTT còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố về cơ chế phối hợp giữa Tòa án và
các cơ quan, tổ chức khác. Bởi lẽ, ngay sau khi Tòa án ban hành quyết định áp dụng
các BPKCTT, quyết định đó phải được cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên q uan thi
hành ngay. M ặc dù vậy, Tòa án không thể chi phối được việc thi hành quyết định
mà mình ban hành sẽ như thế nào, kết quả ra sao. Chẳng hạn, đương sự bị áp dụng

các BPKCTT là phong tỏa tài khoản tại ngân hàng thì người phải thực hiện quyết
định này là tổ chức ngân hàng nơi đương sự mở tài khoản. Nếu tổ chức này không
phối hợp với Tòa án thì việc thực hiện BPKCTT sẽ không hiệu quả trên thực tế. Do
vậy, cần thiết phải có quy định về sự phối hợp và chế tài xử lý đối với các cơ quan,
tổ chức có liên quan trong việc áp dụng các BPKCTT .
- Về tính hợp lý của pháp luật trong các quy định về BPKCTT
Ngoài những yếu tố đã nêu trên thì yếu tố về tính hợp lý của pháp luật trong
các quy định về BPKCTT cũng có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả của việc áp
dụng các BPKCTT. Các quy định của pháp luật về BPKCTT càng hợp lý, đầy đủ,
phù hợp với yêu cầu của thực tiễn thì hoạt động áp dụng các BPKCTT của Tòa án
càng hiệu quả. Ngược lại, các quy định của pháp luật về BPKCTT còn chưa đầy đủ,
chưa hợp lý, không phù hợp với yê u cầu của thực tiễn sẽ làm giảm hiệu quả hoạt
động áp dụng các BPKCTT . Nếu các quy định của pháp luật về việc áp dụng các
BPKCTT không phù hợp, còn hạn chế, bất cập về điều kiện áp dụng các BPKCTT,
thời điểm yêu cầu áp dụng các BPKCTT , về việc thực hiện biện pháp bảo đảm ,
trách nhiệm trong việc áp dụng các BPKCTT không đúng thì khi áp dụng trên thực
tế sẽ làm nảy sinh những vướn g mắc, bất cập, làm giảm hiệu quả của việc áp dụng
các BPKCTT.


15

1.3 Sơ lƣợc về sự hình thành và phát triển các quy định của pháp luật v ề áp
dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Không chỉ đợi đến khi BLTTDS ra đời, pháp luật Việt Nam mới có những quy
định về áp dụng các BPKCTT , tuy chưa thực sự đầy đủ và hoàn thiện nhưng từ
trước đó, trong lịch sử pháp luật nước ta đã manh nha có những quy định liên quan
đến áp dụng các BPK CTT . Cụ thể:
Bộ luật Dân sự - Thương sự - Tố tụng thi thành trong các Tòa Nam án B ắc
Kỳ được ban hành theo Nghị định ngày 02/12/1921 và có hiệu lực thi hành từ ngày

01/01/1923 trong phạm vi Bắc Kỳ đã có những quy định đầ u tiên, sơ khai nhất về
áp dụng các BPKCTT đó là quy định về phương pháp bảo thủ: “ Trong khi làm sự
kiện chánh, có một bên đương sự vì cớ gì sợ rằng những nông vụ đã (hay là chưa)
thâu hoạch của đất bị kiện bị tán thất, làm cho mình phải thiệt hại thì đư ơn g sự ấy
có thể xin tòa án đã thụ lý việc sức giao nông vụ ấy cho người đệ tam hoặc lý dịch
sở tại khán thủ; sức nông vụ ấy nếu cần thâu hoạch thì do người khán thủ thâu
hoạch mà bảo lưu hay phát m ại” (Chương I, Tiết thứ VI: Thủ tục phụ đái, M ục thứ
I: Phương pháp bảo thủ). Theo đó, điều luật đã quy định quyền yêu cầu áp dụng
phương pháp bảo thủ cho một bên đương sự nếu đương sự đó nhận thấy “vì cớ gì”
mà quyền lợi của mình bị thiệt hại, những nông vụ đã (hoặc chưa) thu hoạch có thể
bị tán thất. Như vậy, điều kiện để đương sự “xin” Tòa án áp dụng phương pháp bảo
thủ rất đơn giản: nhận thấy vì lý do nào đó mà quyền của mình bị thiệt hại. Tức là,
trong quá trình giải quyết một vụ việc chính, nếu đương sự nhận thấy vì bất cứ lý do
gì tài sản của mình có thể bị thất thoát, quyền lợi từ đó mà bị ảnh hưởng thì có thể
yêu cầu Tòa án áp dụng phương pháp bảo thủ. Sự đơn giản còn được thể hiện trong
quy định đối với loại tài sản mà đương sự được yêu cầu xin Tòa áp áp dụng phương
pháp bảo thủ đó là “những nông vụ”, theo cách hiểu ngày nay thì đó là những hoa
màu, sản phẩm nông nghiệp. Điều này phù hợp với tình hình kinh tế xã hội thời kỳ
bấy giờ, tài sản tranh chấp chỉ là những sản phẩm nông nghiệp. C ũng từ quy định
trên có thể hiểu, phương pháp bảo thủ được áp dụng trong những trường hợp khẩn
cấp của đương sự chỉ là “sức giao nông vụ cho người đệ tam hoặc lý dịch sở tại
khán thủ” – một phương pháp khá giản đơn.
Từ những quy định trên cho thấy, ngay từ thời kỳ phong kiến luật pháp đã
quan tâm đến việc áp dụng các BPKCTT , coi đó như m ột biện pháp nhằm đáp ứng
yêu cầu cấp bách của đương sự trong quá trình giải quyết việc dân sự.


16

Bộ luật quy định cụ thể về thủ tục và hình thức giải quyết yêu cầu của đương

sự cũng như mối quan hệ gữa việc áp dụng phương pháp bảo thủ với việc giải quyết
toàn bộ vụ kiện. Theo đó, việc áp dụng phương pháp bảo thủ không ảnh hưởng đến
việc giải quyết toàn bộ vụ kiện. Việc kháng cáo đối với bản án chính sẽ có hiệu lực
đối với cả án xử về phương pháp bảo thủ. Bộ luật cũng quy định về hình thức yêu
cầu xin áp dụng phương pháp bảo thủ nữa là “Phê chuẩn vào đơn khẩn cấp thẩm
sát”. Tức là, Thẩm phán sẽ căn cứ vào đơn yêu cầu của đương sự, xem xét, đánh giá
sự việc sau đó ghi ý kiến của mình vào ngay trong đơn của đương sự. Đơn của
đương sự phải nói rõ về sự vụ gì hoặc xin áp dụng phương pháp gì m ới có giá trị
xem xét. Và khi phê chuẩn vào đơn, Thẩm phán phải nói rõ về vụ việc, phương
pháp áp dụng, người phải chấp hành (Điều 341). Bên cạnh đó, Bộ luật còn quy định
thẩm quyền của T hẩm phán thụ lý việc kiện c ũng có thể được phép tự mình ra quyết
định áp dụng các BPKCTT nếu thấy cần thiết (Điều 347). Bên cạnh đó, Bộ luật
cũng có những quy định về thời điểm yêu cầu Tòa án áp dụng các BPKCTT đối với
động sản và bất động sản có thể ngay từ khi trình đơn khởi kiện, để đảm bảo cho
quyền lợi của đương sự; hoặc về trách nhiệm phải nộp khoản tiền để bồi thường
thiệt hại nếu đương sự có yêu cầu sai.
Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, trong thời gian chờ ban hành những bộ
luật mới áp dụng cho toàn quốc, ngày 10/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí M inh đã ban
hành Sắc lệnh số 90/SL giữ tạm thời các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam Bộ.
Như vậy, những quy định chung của Bộ luật Dân sự - Thương sự - Tố tụng thi hành
trong các Tòa Nam án Bắc K ỳ trong đó có quy định về áp dụng phương pháp bảo
thủ vẫn có hiệu lực thi hành. M ột thời gian dài sau đó, do hoàn cảnh đất nước, luật
pháp nước ta chưa có bổ sung thêm quy định nào đặc biệt về tố tụng dân sự nói
chung và áp dụng các BPKCTT nói riêng.
Sau khi kháng chiến chống Pháp thành công, các v ăn bản quy định riêng về tố
tụng dân sự rất ít, chủ yếu là các hướng dẫn về thủ tục giải quyết việc ly hôn, vì thế
các quy định về áp dụng các BPKCTT trong TTDS gần như không có. T uy nhiên,
trong giai đoạn này có Công văn s ố 03/NCPL ngày 30/01/1962 của TAN DTC
hướng dẫn về vấn đề thẩm quyền, trình tự giải quyết việc ly hôn, đáng chú ý là
trong công văn này có quy định hiệu lực của quyết định công nhận thuận tình ly

hôn, nguyên tắc và thủ tục hòa giải đối với các đương sự trong vụ án ly hôn, những
BPKCTT và hiệu lực của quyết định áp dụng các BPKCTT . Đây được coi là một


17

trong số những quy định hiếm hoi về áp dụng các BPKCTT kể từ khi đất nước
giành được độc lập.
Ở miền Nam Việt Nam, Bộ luật Dân sự - Thương sự - Tố tụng của chính
quyền Sài G òn trước năm 1975 có một số quy định về áp dụng các BPKCTT (Bộ
luật này gọi là thủ tục khẩn cấp) từ Điều 456 đến Điều 459 của Bộ luật này. Theo
đó, điều kiện để áp dụng thủ tục khẩn cấp là phải có m ột tình trạng khẩn cấp không
thể chờ đợi được. Thủ tục cấp thẩm sẽ được Chánh án Tòa sơ thẩm áp dụng trong
các trường hợp khẩn cấp hay khi cần quyết định về những vấn đề khó khăn liên
quan đến việc thi hành một chứng khoán có hiệu lực chấp hành (Điều 456).
BPKCTT được áp dụng một cách nhanh chóng, có thể cả trong ngày lễ hay bất cứ
vào ngày giờ nào (Điều 457) và Tòa án không xét đến nội dung tranh chấp (Điều
458). Theo quy định của Bộ luật này, án lệnh cấp thẩm đương nhiên được thi hành
và không cần ký quỹ tiền đảm bảo nếu án lệnh không bắt buộc đóng (Điều 459). Án
lệnh cấp thẩm có thể bị kháng cáo. Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự - Thương sự - Tố
tụng năm 1972 cũng quy định về án lệnh phê đơn (Điều 453). Theo đó, Chánh án
với tư cách riêng của mình có quyền phê chuẩn biện pháp áp dụng vào ngay trong
đơn yêu cầu áp dụng các BPK CTT và án lệnh đó sẽ có hiệu lực thi hành. N hư vậy,
các quy định về áp dụng các BPKCTT trong Bộ luật Dân sự - Thương sự - Tố tụng
năm 1972 có khá nhiều điểm tương đồng với Bộ luật Dân sự - Thương sự - Tố tụng
năm 1921 ở Bắc Kỳ.
Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, thống nhất hai miền Nam – Bắc, đến
năm 1990 mới có sự thay đổi đặc biệt trong các quy định về áp dụng các BPKCTT .
Đó là sự ra đời của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự
(PLTTGQCVADS) được Quốc hội thông qua ngày 29/11/1989 và chính thức có hiệu

lực thi hành từ ngày 01/01/1990. Trọn vẹn Chương VIII của Pháp lệnh này được
dành để quy định về áp dụng các BPKCTT . Theo quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh,
trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát,
đương sự có thể áp dụng những biện pháp sau đây để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp
bách của đương sự hoặc để bảo vệ bằng chứng: Buộc một bên phải thực hiện việc cấp
dưỡng; Giao người chưa thành niên cho cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức chăm nom;
Trả tiền lương hoặc tiền công lao động; Kê biên tài sản đang tranh chấp để tránh việc
tẩu tán; Cấm chuyển dịch tài sản đang tranh chấp; Cho thu hoạch và bảo quản sản vật
có liên quan đến việc tranh chấp; Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện một số hành vi
nhất định. Việc áp dụng các BPKCTT của Tòa án sẽ được thực hiện trên cơ sở đơn


18

yêu cầu của đương sự hoặc đề nghị của Viện kiểm sát. Theo đó Pháp lệnh cũng đã
quy định rất cụ thể về thủ tục áp dụng các BPKCTT .
Đến năm 1994 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế
(PLTTGQCVAKT) ra đời ngoài quy định việc áp dụng các BPKCTT được tiến hành
trên cơ sở có đơn yêu cầu của đương sự, đề nghị của Viện kiểm sát thì còn có thêm quy
định về quyền “tự mình” áp dụng các BPKCTT của Tòa án. Pháp lệnh này quy định có
4 BPKCTT cơ bản đương sự có thể yêu cầu Tòa án áp dụng: Kê biên tài sản tranh
chấp, phong tỏa tài sản; cấm hoặc buộc đương sự, tổ chức, cá nhân khác thực hiện một
số hành vi nhất định; cho thu hoạch và bảo quản sản vật có liên quan đến tranh chấp;
cho bán sản phẩm, hàng hóa dễ bị hư hỏng. PLTTGQCVAKT đã có những quy định
thêm so với quy định tại PLTTGQCVADS về loại BPKCTT có thể bị áp dụng đó là
biện pháp phong tỏa tài khoản. Điều này là phù hợp với đặc thù của các vụ án kinh tế
cũng như thực tiễn đời sống xã hội. Ngoài các quy định về trình tự, thủ tục áp dụng các
BPKCTT, PLTTGQCVAKT còn quy định về việc thay đổi, hủy bỏ các BPKCTT đã
được áp dụng.
Trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp lao động, Pháp lệnh thủ tục giải quyết

các tranh chấp lao động (PLTTGQCTCLĐ) năm 1996 cũng có những quy định
tương đồng với PLTTGQCVAKT về quyền yêu cầu Tòa án áp dụng các BPKCTT ,
quyền tự quyết định áp dụng các BPKCTT của Tòa án nếu xét thấy cần thiết, trách
nhiệm bồi thường thiệt hại khi áp dụng các BPKCTT không đúng gây thiệt hại cho
đương sự, thời điểm và thời hạn áp dụng các BPKCTT , thủ tục thay đổi hoặc hủy
bỏ BPK CTT, hiệu lực của quyết định áp dụng các BPKCTT . Tuy nhiên, do đặc thù
của lĩnh vực giải quyết các tranh chấp lao động nên Pháp lệnh này quy định về loại
BPKCTT có thể bị áp dụng hoàn toàn khác biệt so với PLTTGQCVADS và
PLTTGQCVAKT. Đó là các biện pháp: Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa
thải người lao động; B uộc người sử dụng lao động tạm ứng: tiền lương, tiền bồi
thường, trợ cấp do tại nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
Cấm hoặc buộc đương sự, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện những hành
vi nhất định nếu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án lao động hoặc để bảo
đảm cho việc thi hành án (Điều 44). Ngoài ra, Điều 96 Pháp lệnh này còn quy định:
“Trong quá trình giải quyết cuộc đình công, nếu xét thấy cần thiết Toà án ra quyết
định áp dụng các BPKCTT cấm hoặc buộc tập thể lao động, người sử dụng lao
động thực hiện một số hành vi nhất định”. Tuy nhiên, thẩm quyền quyết định áp
dụng các BPKCTT trong quá trình giải quyết cuộc đình công “do Thẩm phán được


19

phân công giải quyết cuộc đình công hoặc do Hội đồng giải quyết cuộc đình công
quyết định” (Khoản 2 Điều 96).
Như vậy, các quy định của pháp luật về áp dụng các BPKCTT đã có những
bước tiến m ới đáng kể, tiến bộ và phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, xã hội ngày
càng phát triển vì thế các quy định của pháp luật cũng cần có sự biến chuyển theo
cho phù hợp. Do đó, đến năm 2004, khi BLTTDS đầu tiên của nước ta ra đời, chế
định áp dụng các BPKCTT mới được quy định một cách đầy đủ, chi tiết trên cơ sở
những kế thừa, bổ sung và phát triển của tất cả các quy định của pháp luật từ trước

đó. Các quy định về áp dụng các BPK CTT trong BLTTDS được hướng dẫn áp dụng
chi tiết bởi Nghị quyết số 02/2005/NQ -HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao (HĐTPTANDTC). Các quy định tại chương VIII của BLTTDS quy định
rất rõ về quyền yêu cầu; các loại BPKCTT; thủ tục áp dụng, thay đổi, hủy bỏ
BPKCTT; trách nhiệm của người yêu cầu áp dụng các BPKCTT … Đặc biệt là
những quy định về buộc thực hiện biện pháp bảo đảm khi yêu cầu áp dụng các
BPKCTT. Ngoài ra, phạm vi áp dụng các BPKCTTcũng được m ở rộng hơn rất
nhiều với 12 biện pháp và m ột điều khoản quy định các BPKCTT khác mà Tòa án
có thể áp dụng.
Tựu chung lại, các quy định pháp luật về áp dụng các BPKCTT kể từ khi ra
đời đến nay không ngừng được bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với thực tế phát
triển của xã hội.
1.4 Các quy định về áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định
của pháp luật T ố tụng dân sự một số nƣớc trên thế gi ới
1.4.1

Theo quy định của pháp luật TTDS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Tương tự quy định của BLTTDS Việt Nam, BLTTDS của nước Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa cũng quy định về áp dụng các BPKCTT trong một chương riêng –
Chương IX: Bảo toàn tài sản và BPKCTT. Theo luật định thì chỉ đối với những vụ án
sau đây thì TAND mới có quyền áp dụng các BPKCTT đó là: Truy thu tiền nuôi
dưỡng, tiền nuôi dạy, tiền tuất, tiền thuốc men; truy thu tiền thù lao lao động; do tình
thế cấp thiết phải có BPKCTT (Điều 97). Những vụ án t rên khi đáp ứng được các
điều kiện như: Quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến đương sự phải rõ ràng, không có
BPKCTT sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hoặc sản xuất kinh doanh của
người yêu cầu; nếu người bị yêu cầu có khả năng thi hành quyết định áp dụng các


20


BPKCTT thì người yêu cầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm theo lệnh của Tòa án,
nếu người yêu cầu không thực hiện thì sẽ bị bác yêu cầu của mình .
Theo quy định của pháp luật TTDS Trung Hoa việc áp dụng các BPKCTT được
tiến hành trên cơ sở có đơn yêu c ầu của đương sự. Bên cạnh đó, Tòa án cũng có thể
tự mình áp dụng các BPKCTT nếu thấy cần thiết và phải đáp ứng những điều kiện
quy định tại Điều 98 của BLTTDS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
1.4.2 Theo quy định của pháp luật TTDS Liên bang Nga
Quy định về áp dụng các BPKCTT được ghi nhận tại chương XIII BLTTDS
năm 2003 của Liên bang Nga bao gồm 8 điều luật (từ Điều 139 đến Điều 146). Nhà
làm luật Liên bang N ga quy định rất rõ căn cứ để áp dụng các BPKCTT tại Điều
139, đó là áp dụng các BPKCTT được áp dụng trên cơ sở yêu cầu của người tham
gia tố tụng, Tòa án hoặc Thẩm phán cũng có quyền tự mình áp dụng các BPKCTT.
Nhà làm luật Liên bang Nga quy định rất rõ việc áp dụng các BPKCTT chỉ được
thực hiện nếu như việc không áp dụng có thể gây khó khăn hoặc ảnh hưởng đế n
việc thi hành án.
Trên cơ sở yêu cầu của đương sự, hoặc trong trường hợp cần thiết Tòa án hoặc
Thẩm phán có thể áp dụng m ột hoặc một số BPKCTT quy định tại Điều 140 như:
Phong tỏa tài sản của bị đơn do bị đơn hoặc người khác nắm giữ; Cấm bị đơn thực
hiện những hành vi nhất định; Cấm những người khác thực hiện những hành vi nhất
định liên quan đến đối tượng tranh chấp, bao gồm cả hành vi chuyển tài sản cho bị
đơn hoặc thực hiện những nghĩa vụ khác đối với bị đơn; Tạm ngừng mọi hoạt động
liên quan đến tài sản trong trường hợp khởi kiện yêu cầu đòi lại tài sản bị thu giữ
(trừ trường hợp kê biên); Tạm ngừng việc thi hành án nếu có tranh chấp với người
có nghĩa vụ. Bên cạnh đó, điều luật cũng quy định rất rõ, trong những trường hợp
cần thiết, Tòa án hoặc Thẩm phán có thể áp dụng thêm những B PKCTT khác ngoài
những biện pháp đã được quy định tại Điều 140. Việc áp dụng các BPKCTT của
Thẩm phán hoặc Tòa án không được vượt quá yêu cầu của nguyên đơn.
Bên cạnh đó, BLTTDS của Liên bang Nga cũng có những quy định rất cụ thể
về thời hạn giải quyết yêu cầu áp dụng các BPKCTT ; việc thay thế, hủy bỏ

BPKCTT; việc khiếu nại quyết định của Tòa án về áp dụng các BPKCTT ; trách
nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra do áp dụng các B PKCTT …


×