Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia trong hoạt động khai thác, sử dụng phương tiện bay vũ trụ vào mục đích hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.31 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỖ QUÍ HOÀNG

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ QUỐC TẾ CỦA QUỐC GIA
TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG PHƢƠNG
TIỆN BAY VŨ TRỤ VÀO MỤC ĐÍCH HÒA BÌNH
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60.38.01.08

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ KIM NGÂN

HÀ NỘI - 2014


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu hoàn toàn do tôi thực
hiện. Mọi đoạn trích dẫn cũng như các số liệu được sử dụng trong Luận văn đều được
dẫn nguồn, có độ chính xác và cập nhật cao.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2014
Tác giả Luận văn


Đỗ Quí Hoàng


2

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè đã
quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình theo học chương trình
Thạc sĩ tại trường Đại học Luật Hà Nội cũng như trong quá trình em thực hiện Luận
văn.
Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Ngân đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo để em hoàn thành Luận văn này.

Em xin cảm ơn!
Học viên
Đỗ Quí Hoàng


3

MỤC LỤC
***
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................2
MỤC LỤC..................................................................................................................3
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT...................................................7
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................8
NỘI DUNG LUẬN VĂN
Chƣơng 1. Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia
trong hoạt động khai thác, sử dụng phƣơng tiện bay vũ trụ vào mục đích hòa

bình...........................................................................................................................15
1.1. Khái niệm phương tiện bay vũ trụ và hoạt động khai thác, sử dụng phương
tiện bay vũ trụ vào mục đích hòa bình....................................................................15
1.1.1. Khái niệm phương tiện bay vũ trụ
1.1.2. Hoạt động khai thác, sử dụng phương tiện bay vũ trụ vào mục đích hòa bình
1.2. Khái niệm trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia trong hoạt động khai
thác, sử dụng phương tiện bay vũ trụ vì mục đích hòa bình..................................23
1.2.1. Định nghĩa trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia trong hoạt động khai
thác, sử dụng phương tiện bay vũ trụ vì mục đích hòa bình
1.2.2. Đặc điểm trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia trong hoạt động khai
thác, sử dụng phương tiện bay vũ trụ vì mục đích hòa bình
1.3. Cơ sở xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia trong hoạt động
khai thác, sử dụng phương tiện bay vũ trụ vì mục đích hòa bình.........................32
1.3.1. Cơ sở pháp lý
1.3.2. Cơ sở thực tiễn


4

1.4. Hình thức thực hiện trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia trong hoạt
động khai thác, sử dụng phương tiện bay vũ trụ vì mục đích hòa bình................35
1.4.1. Bồi thường thiệt hại hoặc khôi phục nguyên trạng
1.4.2. Thực hiện các biện pháp ứng phó
1.4.3. Thực hiện các hiện pháp bảo đảm tài chính
TIỂU KẾT CHƢƠNG I..........................................................................................40
Chƣơng 2. Trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia trong hoạt động khai
thác, sử dụng phƣơng tiện bay vũ trụ vào mục đích hòa bình theo quy định của
pháp luật quốc tế.....................................................................................................41
2.1. Tổng quan pháp luật quốc tế về khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ vì
mục đích hòa bình....................................................................................................41

2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của pháp luật quốc tế về khai thác,
sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình
2.1.2. Một số điều ước quốc tế đa phương điều chỉnh vấn đề khai thác, sử dụng
khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình
2.2. Nội dung trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia trong hoạt động khai
thác, sử dụng phương tiện bay vũ trụ vào mục đích hòa bình theo quy định của
một số điều ước quốc tế............................................................................................47
2.2.1. Hiệp ước về các nguyên tắc hoạt động của quốc gia trong việc nghiên cứu và
sử dụng khoảng không vũ trụ năm 1967
2.2.2. Công ước về trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với những tổn thất gây ra bởi
các phương tiện bay vũ trụ năm 1972
2.2.3. Vấn đề trách nhiệm pháp lý quốc tế quy định trong một số điều ước quốc tế
khác
2.3. Vai trò của các quy định pháp luật quốc tế về trách nhiệm pháp lý quốc tế của
quốc gia trong hoạt động khai thác, sử dụng phương tiện bay vũ trụ vào mục đích
hòa bình....................................................................................................................59
TIỂU KẾT CHƢƠNG II........................................................................................62


5

Chƣơng 3. Xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật Việt Nam về trách nhiệm
pháp lý quốc tế của quốc gia trong hoạt động khai thác, sử dụng phƣơng tiện
bay vũ trụ vào mục đích hòa bình..........................................................................63
3.1. Chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về chính sách phát triển các
hoạt động khai thác và sử dụng khoảng không vũ trụ của Việt Nam...................63
3.2. Thực trạng pháp luật của Việt Nam về khai thác, sử dụng phương tiện bay vũ
trụ vào mục đích hòa bình nói chung và trách nhiệm pháp lý quốc tế trong lĩnh
vực này nói riêng......................................................................................................65
3.2.1. Tổng quan tình hình xây dựng khung pháp luật về vũ trụ của Việt Nam và một

số thành tựu đã đạt được
3.2.2. Những điểm hạn chế trong chính sách pháp luật về hoạt động khai thác và sử
dụng khoảng không vũ trụ của Việt Nam
3.3. Một số kiến nghị, giải pháp xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật Việt
Nam về khai thác, sử dụng phương tiện bay vũ trụ vào mục đích hòa bình nói
chung và trách nhiệm pháp lý quốc tế trong lĩnh vực này nói riêng.....................74
3.3.1. Sự cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật Việt Nam về khai
thác, sử dụng phương tiện bay vũ trụ vào mục đích hòa bình nói chung và trách
nhiệm pháp lý quốc tế trong lĩnh vực này nói riêng
3.3.2. Các nguyên tắc cơ bản trong xây dựng, hoàn thiện khung pháp luật Việt Nam
về khai thác, sử dụng phương tiện bay vũ trụ vào mục đích hòa bình nói chung và
trách nhiệm pháp lý quốc tế trong lĩnh vực này nói riêng
3.3.3. Một số kiến nghị, giải pháp cơ bản đối với quá trình xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật Việt Nam về khai thác, sử dụng phương tiện bay vũ trụ vào mục
đích hòa bình nói chung và trách nhiệm pháp lý quốc tế trong lĩnh vực này nói
riêng


6

TIỂU KẾT CHƢƠNG III.......................................................................................83
KẾT LUẬN..............................................................................................................84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................86


7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
***
CNVT

COPUOS

Công nghệ vũ trụ
Ủy ban Sử dụng khoảng không vũ trụ vào mục đích
hòa bình

ESA

Cơ quan vũ trụ châu Âu

GNSS

Hệ thống định vị Galileo

GPS

Hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu

INMARSAI

Tổ chức thông tin vệ tinh hàng hải quốc tế

INTERSPUTNIK

Tổ chức thông tin vũ trụ quốc tế

INTERSAI

Hệ thống quốc tế liên vệ tinh


ITV

Liên minh Viễn thong quốc tế

KH&CN

Khoa học và công nghệ

NASA

Cơ quan vũ trụ quốc gia Hoa Kỳ

USD

Đồng Mỹ kim (Đô la Mỹ)

VNPT

Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam

TW

Trung ương

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


-8-


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những tác phẩm của mình, nhà văn Nguyễn Khải đã từng có lần khẳng
định “...ở đời này không có con đường cùng, mà chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu
là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy...”. Câu nói này đã đưa đến một
chân lý cho cuộc sống, nó đề cao sự nỗ lực vươn lên không ngừng của mỗi con
người, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc... Chính sự nỗ lực, chính khát khao vươn cao hơn,
xa hơn đã thôi thúc, làm cháy bùng “ngọn lửa khát vọng” của con người trên con
đường tìm đến những miền đất mới. Từ biển sâu xanh thẳm cho đến những đại ngàn
bao la, để rồi giờ đây, những khát khao ấy, những nỗ lực không biết mệt mỏi ấy đã
giúp con người thoát khỏi sức hút của Trái đất – ngôi nhà thân thuộc bấy lâu nay, để
đi tới khám phá những hành tinh xa xôi, hiệ n thực hóa dần dần khát vọng chinh
phục vũ trụ bao la của nhân loại.
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Đến nửa cuối thế k XX, sự phát triển của ngành khoa học công nghệ vũ trụ
đã đem lại cho nhân loại nhiều thành tựu đáng kể; chúng ta đã được chứng kiến nhiều
sự kiện quốc tế quan trọng trong hoạt động chinh phục vũ trụ. Ngày 04 tháng 10 năm
1957, sự kiện Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới mang
tên Sputnik, đã mở đầu cho một loạt những hoạt động “chạy đua” của những quốc
gia khác trong lĩnh vực này. Tháng 04 năm 1961, con tàu vũ trụ đầu tiên do phi hành
gia vũ trũ người Nga Yuri Gagarin điều khiển, đã thực hiện một chuyến du hành
vòng quanh Trái đất. Tiếp theo đó, đến tháng 07 năm 1969, nhà du hành vũ trụ của
Hoa Kỳ Neil Amstrong đã trở thành người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng... Những
sự kiện lịch sử này đã mở ra một k nguyên mới cho loài người trong công cuộc
chinh phục vũ trụ bao la. Kể từ đó cho tới nay, các hoạt động nghiên cứu, thăm dò,
khai thác và sử dụng khoảng không vũ trụ đã không ngừng được triển khai, đem lại
những lợi ích, những ứng dụng vô cùng to lớn cho cuộc sống của loài người.
Bên cạnh những lợi ích to lớn không thể phủ nhận, các hoạt động sử dụng
phương tiện bay vũ trụ vào khai thác khoảng không vũ trụ cũng đưa đến những tác
động bất lợi và thách thức đối với con người. Những vấn đề nhãn tiền có thể nhận



-9-

thấy như việc sử dụng vũ trụ vào các mục đích quân sự; sự va chạm giữa các vệ tinh,
các phương tiện bay; vấn đề rác thải vũ trụ cũng như vấn đề trách nhiệm pháp lý
quốc tế đặt ra trong những trường hợp này... Đây thực sự là những vấn đề nổi cộm,
đáng nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế nếu như không muốn những
nguy cơ hiện hữu này trở nên nghiêm trọng, đe dọa đến nền hòa bình, ổn định của
cuộc sống con người dưới mái nhà chung Trái đất.
Chính vì những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Trách nhiệm pháp lý
quốc tế của quốc gia trong hoạt động khai thác, sử dụng phương tiện bay vũ trụ
vào mục đích hòa bình” làm Luận văn Thạc sĩ Luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Lĩnh vực khai thác sử dụng khoảng không vũ trụ vì các mục đích hòa bình nói
chung cũng như vấn đề trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia trong hoạt động sử
dụng phương tiện bay vũ trụ nói riêng không chỉ nhận được sự quan tâm của các nhà
khoa học trong nước mà còn nhận được sự chú ý của các học giả nước ngoài, đặc biệt
là sau khi Việt Nam tham gia vào một loạt những điều ước quốc tế điều chỉnh hoạt
động vũ trụ trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc và đã tiến hành triển khai những “bước
đi” đầu tiên trong không gian.
Cho đến nay, dưới góc độ lập pháp, đã có khoảng hơn 30 quốc gia trên thế
giới có hệ thống văn bản pháp luật về sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa
bình, trong đó tiêu biểu là: Nga, Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đức, Hà Lan, Nhật Bản, Tây
Ban Nha, Australia, Anh, Ukraina, Nam Phi, Thụy Điển, Argentina... Cũng như
nhiều nước khác trên thế giới, Việt Nam đã và đang gia nhập vào hoạt động chung
của khu vực và thế giới về vấn đề sử dụng phương tiện bay vào khai thác khoảng
không vũ trụ. Ngay từ đầu những năm 1970, chúng ta đã bắt đầu ứng dụng công nghệ
viễn thám để xử lý các bức ảnh chụp từ vệ tinh; đặc biệt với sự kiện phóng thành
công vệ tinh VINASAT-1 vào năm 2008, Việt Nam đã chính thức khẳng định với

cộng đồng quốc tế “sự góp mặt” của mình trong không gian vũ trụ, đánh một dấu
mốc mới cho hành trình phát triển trong hoạt động vũ trụ của Việt Nam.
Dưới góc độ nghiên cứu quốc tế, có thể kể tới một số công trình của những


- 10 -

học giả chủ yếu xuất phát từ các nước có ngành công nghệ vũ trụ phát triển như:
- Andrew G.Haley (1963), Space law and Government, Appleton Century
Crofts, New York.
- Kopal.V, Vladimir Mandl, Founder of Space Law and G. Reintanz, Vladimir
Mandl - Father of Space Law (1968), Collloquium on the Law of Outer Space,
Vol.11, pp. 357-362.
- Houston Lay (1970), The law relating to activities of Man in space, The
University of Chicago Press, London.
- Christol C.Q. (1982), The modern International Law of Outer Space, New
York, Pergamon Press
- Mohamed Abdulgader Tumi (1983), Space Law: International Liability for
Damages caused by Space Objects – The 1972 Liability for Damages Convention,
University of Miami.
- Detlev Wolter (2005), Common Security in outer space and international
law, Unidir, Geneva.
- ...
Tại Việt Nam, vấn đề sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình nói
chung và trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia trong quá trình sử dụng phương
tiện bay vũ trụ vào khai thác khoảng không vũ trụ nói riêng còn khá mới m . Đến
nay, các công trình nghiên cứu về vấn đề này còn khá khiêm tốn, tuy nhiên, cần phải
kể tới một số công trình tiêu biểu như:
- Trung tâm Luật Biển và Hàng hải quốc tế, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà
Nội, Nghiên cứu luận cứ khoa học cho việc xây dựng khung pháp luật của Việt Nam

về sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình, Đề tài Khoa học Cấp Nhà
nước, 2009 – 2011.
- PGS, TS. Nguyễn Bá Diến (Chủ biên), Xây dựng khung pháp luật Việt Nam
về sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình – Những vấn đề lý luận và thực
tiễn (sách chuyên khảo), Nxb. ĐHQG Hà Nội, 2011.
- ...


- 11 -

Nhìn chung, đây là những đề tài, công trình mới chỉ đề cập đến những phương
diện chung nhất về vấn đề sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình. Hiện
nay, chưa thực sự có nhiều công trình nghiên cứu một cách cụ thể về vấn đề này mà
đặc biệt là về chế định trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia khi tiến hành các
hoạt động sử dụng phương tiện bay vào khai thác, thăm dò, nghiên cứu khoảng
không vũ trụ.
Trong điều kiện hết sức khó khăn, do tính chất phức tạp, mới m của lĩnh vực
nghiên cứu cũng như sự hạn chế của các nguồn tài liệu có sẵn, tác giả đã cố gắng
hoàn thành đề tài nghiên cứu “Trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia trong hoạt
động khai thác, sử dụng phương tiện bay vũ trụ vào mục đích hòa bình” với mong
muốn làm phong phú thêm những đóng góp vào kho tàng tri thức pháp lý về hoạt
động sử dụng khoảng không vũ trụ trên thế giới và ở Việt Nam.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, luận văn sẽ đi sâu vào việc nghiên cứu các quy định pháp
luật quốc tế mà tiêu biểu là các điều ước quốc tế đa phương điều chỉnh hoạt động vũ
trụ trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc cũng như pháp luật tại Việt Nam về vấn đề
trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia khi tiến hành các hoạt động sử dụng
phương tiện bay vào thăm dò, khai thác, nghiên cứu khoảng không vũ trụ vì mục
đích hòa bình; dẫn chiếu, tham khảo một số quy định và thực tiễn thi hành pháp luật

vũ trụ đã được thực hiện ở một số quốc gia có ngành công nghệ vũ trụ phát triển
như Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Canada,...
Về thời gian, luận văn đề cập tổng thể quá trình từ khi xây dựng đến hoàn thiện
các quy định của pháp luật quốc tế về vấn đề khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ vì
mục đích hòa bình; từ những năm 1957 – giai đoạn loài người bắt đầu có những hoạt
động đầu tiên trong không gian, cho đến nay khi mà khoa học công nghệ vũ trụ đã có
những thành tựu to lớn. Bên cạnh đó, luận văn cũng tập trung đi vào nghiên cứu pháp
luật quốc gia tại Việt Nam về hoạt động vũ trụ kể từ khi gia nhập các điều ước quốc tế
về vũ trụ của Liên Hợp Quốc cho đến nay; qua đó, làm rõ những hạn chế, bất cập trong


- 12 -

những quy định của pháp luật liên quan đến trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia về
lĩnh vực này và đồng thời, thấy được những thiếu sót cần tiếp tục phải hoàn thiện trong
thời gian tới.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình là một vấn đề
tương đối phức tạp và còn khá mới m không chỉ tại Việt Nam mà còn trên phạm vi
toàn thế giới khi mà ngành công nghệ vũ trụ mới phát triển được hơn 50 năm trở lại
đây. Do đó, trong khả năng nghiên cứu, tác giả không có tham vọng trình bày bao
quát toàn bộ vấn đề nghiên cứu và ứng dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa
bình. Trên cơ sở kế thừa các thành quả nghiên cứu đã đạt được, luận văn sẽ góp phần
bổ sung hệ thống cơ sở lý luận về vấn đề trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia
trong quá trình sử dụng các phương tiện bay vào khai thác khoảng không vũ trụ vì
các mục đích dân sự, kinh doanh, thương mại... phục vụ nhu cầu nâng cao đời sống
cho con người. Qua đó, liên hệ thực tiễn tại Việt Nam khi mà nước ta đang ở trong
giai đoạn đầu của quá trình xây dựng khung pháp luật điều chỉnh toàn diện các vấn
đề pháp lý liên quan đến hoạt động vũ trụ nói chung cũng như lĩnh vực sử dụng
phương tiện bay vào khai thác tiềm năng không gian nói riêng.

4. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu đề tài này, luận văn tập trung vào các mục tiêu chủ yếu sau đây:
(i) Làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến trách nhiệm pháp lý quốc tế
của quốc gia trong hoạt động vũ trụ thông qua việc tổng hợp và xây dựng một loạt
định nghĩa về khoảng không vũ trụ, phương tiện bay vũ trụ và đặc biệt là định nghĩa
trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia trong hoạt động khai thác, sử dụng
phương tiện bay vũ trụ vì mục đích hòa bình; Qua đó, để thấy được đặc điểm cũng
như cơ sở và các hình thức thực hiện loại trách nhiệm này.
(ii) Tìm hiểu các quy định của pháp luật quốc tế về trách nhiệm pháp lý quốc
tế của quốc gia trong quá trình khai thác, sử dụng phương tiện bay vũ trụ vì mục
đích hòa bình; phân tích, làm sáng tỏ những nội dung pháp lý cơ bản trong một số
Công ước của Liên Hợp Quốc về vấn đề này như Hiệp ước về các nguyên tắc hoạt


- 13 -

động của quốc gia trong việc nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ năm
1967, Công ước về trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với những tổn thất gây ra bởi
các phương tiện bay vũ trụ năm 1972, Hiệp định về hoạt động của quốc gia trên
Mặt trăng và các hành tinh khác năm 1979... qua đó, để thấy được vai trò quan
trọng của các quy phạm pháp lý quốc tế trong lĩnh vực này.
(iii) Liên hệ thực tiễn hệ thống pháp luật của Việt Nam về khai thác, sử dụng
phương tiện bay vũ trụ vào mục đích hòa bình nói chung và trách nhiệm pháp lý
quốc tế trong lĩnh vực này nói riêng. Qua đó, chỉ ra những điểm hạn chế trong chính
sách pháp luật cũng như đề xuất một số kiến nghị, giải pháp trong quá trình xây
dựng và hoàn thiện khung pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các yêu cầu của đề tài, Luận văn đã được nghiên cứu dựa trên cơ
sở phương pháp luận nghiên cứu khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin về duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật cũng

như cơ sở lý luận của khoa học luật quốc tế mà đặc biệt là Luật Vũ trụ quốc tế.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như phương pháp so sánh pháp luật,
hệ thống hóa pháp luật; phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn; phương pháp
khảo sát điều tra, thống kê, dẫn chiếu số liệu, xin ý kiến các chuyên gia

cũng được

sử dụng trong luận văn.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài mục lục, bảng viết tắt, lời cam đoan, lời cảm ơn, phần mở đầu, kết luận,
danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn có kết cấu gồm 03 chương:
- Chương 1. Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc
gia trong hoạt động khai thác, sử dụng phương tiện bay vũ trụ vào mục đích hòa
bình;
- Chương 2. Trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia trong hoạt động khai
thác, sử dụng phương tiện bay vũ trụ vào mục đích hòa bình theo quy định của pháp
luật quốc tế;


- 14 -

- Chương 3. Xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật Việt Nam về trách
nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia trong hoạt động khai thác, sử dụng phương tiện
bay vũ trụ vào mục đích hòa bình.
---------------------------------------


- 15 -

Chƣơng 1. Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia

trong hoạt động khai thác, sử dụng phƣơng tiện bay vũ trụ vào mục đích hòa
bình
1.1. Khái niệm phương tiện bay vũ trụ và hoạt động khai thác, sử dụng phương
tiện bay vũ trụ vào mục đích hòa bình
1.1.1. Khái niệm phương tiện bay vũ trụ
Lãnh thổ là một trong những bộ phận cấu thành đặc thù của quốc gia, nó luôn
có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại cũng như phát triển của mỗi
quốc gia. Theo quy định của luật pháp quốc tế, mỗi quốc gia bên cạnh quyền tối cao
trong phạm vi lãnh thổ quốc gia thì còn tồn tại quyền tự do, bình đẳng trong việc sử
dụng và khai thác các vùng lãnh thổ có quy chế pháp lý quốc tế, đặc biệt là khoảng
không vũ trụ.
Ngày 04/10/1957, Liên Xô đã phóng thành công lên quỹ đạo trái đất vệ tinh
nhân tạo đầu tiên. Sự kiện này tuy chỉ là hành vi của một quốc gia đơn l nhưng nó
đã được cả thế giới dõi theo và quan trọng hơn, chính sự kiện đó đã tạo ra tiền lệ đầu
tiên, mở đầu cho công cuộc khai thác và sử dụng khoảng không vũ trụ của loài
người; đánh dấu bước mở đầu cho k nguyên chinh phục không gian của nhân loại.
Kể từ đó đến nay, quá trình nghiên cứu, khai thác và sử dụng khoảng không vũ trụ
đã đem lại sự thay đổi thần kỳ mà không ai có thể phủ nhận và những người đầu tiên
được thụ hưởng thành quả không ai khác chính là những “cư dân trái đất”.
Mặc dù ngành công nghệ vũ trụ đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể tuy
nhiên cho đến nay trong khoa học pháp lý quốc tế vẫn tồn tại nhiều quan điểm chưa
thống nhất xoay quanh cách hiểu một số thuật ngữ, khái niệm, đặc biệt là những
thuật ngữ, khái niệm phức tạp, khó xác định cả về khía cạnh kỹ thuật cũng như khía
cạnh pháp lý, ví dụ như “khoảng không vũ trụ”, “ranh giới ngoài của khoảng không
vũ trụ”, “bờ vũ trụ”, “hoạt động vũ trụ”, “phương tiện bay vũ trụ” hay “mục đích
hòa bình”.v.v...
Hiện nay, khái niệm “khoảng không vũ trụ” vẫn đang trong quá trình nghiên
cứu và xây dựng. Chúng ta biết rằng, năm 1957 được xem là dấu mốc lịch sử của



- 16 -

loài người trong việc chinh phục khoảng không vũ trụ với sự kiện Sputnik của Liên
Xô cũ. Ngay sau đó, năm 1959, vấn đề xây dựng khái niệm “khoảng không vũ trụ”
đã được nêu lên và thảo luận tại Ủy ban Adhoc về sử dụng khoảng không vũ trụ vào
mục đích hòa bình của Liên Hợp Quốc (tiền thân của COPUOS1). Sau khi COPUOS
được thành lập, vấn đề này tiếp tục được đưa ra thảo luận tại hai tiểu ban trực thuộc
đó là Tiểu ban Pháp lý và Tiểu ban Khoa học-Kỹ thuật nhưng vẫn không đạt được
một sự nhất trí cơ bản nào.
Cho đến nay vẫn chưa có một sự phân định rõ ràng giữa “vùng trời” (airspace
- môi trường hoạt động của các phương tiện bay hàng không) và “khoảng không vũ
trụ” (outer space – môi trường hoạt động của các phương tiện bay vũ trụ). Chưa có
một điều ước quốc tế cụ thể nào quy định về biên giới ngoài của vùng trời (ranh giới
phân định giữa vùng trời và khoảng không vũ trụ). Nhưng bên cạnh đó, có rất nhiều
quan điểm khác nhau xoay quanh vấn đề về cách hiểu cũng như cách xác định phạm
vi vùng trời. Có quan điểm cho rằng ranh giới đó nằm trên khoảng 30 km (≈ 19
dặm) tức là vị trí bay cao nhất của phương tiện bay hoặc khinh khí cầu. Quan điểm
khác lại cho rằng ranh giới này nằm trên khoảng 160 km (≈ 99 dặm), tức là vị trí bay
thấp nhất của một quỹ đạo địa tĩnh. Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) đã
thiết lập nên một khái niệm “bờ không gian” ở độ cao 100 km (≈ 62 dặm), là ranh
giới giữa bầu khí quyển của Trái đất và khoảng không vũ trụ. Trong khi đó, quan
điểm của Hoa Kỳ lại cho rằng, người bay ở độ cao trên 80 km (≈ 50 dặm) được coi
là một phi hành gia. Tuy vậy, khái niệm “bờ không gian” hay quan niệm của Hoa
Kỳ về ranh giới khoảng không vũ trụ đều chỉ là những luận điểm có tính chất tham
khảo chứ chưa hề có một quy định pháp lý chính thức nào liên quan đến vấn đề phân
định vùng trời với khoảng không vũ trụ. Chính vì vậy, vấn đề xác định ranh giới
ngoài của vùng trời đã, đang và sẽ trở nên hết sức quan trọng và cần thiết để đưa ra
thảo luận giữa các quốc gia nhằm tiến tới ghi nhận trong một văn bản pháp lý quốc
tế chính thức trong thời gian tới đây. Thêm vào đó, các chuyên gia trong Tiểu ban
1


Ủy ban thường trực về sử dụng khoảng không vũ trụ vào mục đích hòa bình được thành lập để thay thế Ủy

ban Adhoc trước đó


- 17 -

Khoa học-Kỹ thuật của COPUOS cũng xác nhận rằng, chưa có đủ cơ sở khoa học kỹ
thuật để đưa ra một phạm vi giới hạn chính xác về khoảng không vũ trụ. Theo quan
điểm cá nhân, người viết cho rằng việc xem xét và nhìn nhận khái niệm “khoảng
không vũ trụ” cần đứng dưới nhiều góc độ khác nhau.
Cho đến hiện tại, một định nghĩa chung nhất về khoảng không vũ trụ có thể
được chấp nhận đó là khoảng không gian và các thiên thể nằm phía ngoài của bầu
khí quyển Trái đất (môi trường hoạt động của các phương tiện bay hàng không), có
quy chế pháp lý đặc trưng là tính chất phổ cập và bình đẳng quốc tế trong quá trình
nghiên cứu, khai thác cũng như sử dụng cho các hoạt động của toàn nhân loại.
Vấn đề xác định biên giới phía ngoài của khoảng không vũ trụ hoàn toàn tùy
thuộc vào khả năng, trình độ khoa học kỹ thuật của nhân loại. Trong khi đó, biên
giới phía trong của khoảng không vũ trụ được xem là ranh giới phân cách giữa một
bên là vùng trời - khoảng không gian nơi các phương tiện bay hàng không hoạt động
với phần còn lại. Về vấn đề này, như đã đề cập ở trên, hiện vẫn đang còn rất nhiều
tranh cãi.
Hoạt động trong khoảng không vũ trụ, bên cạnh con người – chủ thể có vai
trò chủ động, tích cực và sáng tạo thì các phương tiện bay vũ trụ được xem như là
những “công cụ” trực tiếp phục vụ cho công tác nghiên cứu, khai thác và sử dụng
khoảng không vũ trụ. Theo Giáo trình Luật Quốc tế của Trường Đại học Luật Hà
Nội, “phương tiện bay vũ trụ” được xác định là các thiết bị, máy móc có mục đích sử
dụng khác nhau và các bộ phận cấu thành nên chúng, do con người chế tạo ra, như
các loại vệ tinh nhân tạo của trái đất, tàu vũ trụ (bao gồm tàu vũ trụ tự động hoặc

có người điều khiển) hay có thể bao gồm cả các trạm vũ trụ 2... Để phân loại các
phương tiện bay vũ trụ, hiện nay tồn tại rất nhiều tiêu chí. Căn cứ vào mục đích sử
dụng, có thể chia phương tiện bay vũ trụ ra làm hai loại, bao gồm phương tiện bay
vũ trụ sử dụng vào mục đích quân sự (ví dụ như các hệ thống vệ tinh mang đầu đạn
hạt nhân, vệ tinh do thám hay các loại vũ khí hủy diệt trong vũ trụ.v.v...) và phương
tiện bay vũ trụ sử dụng vào các mục đích dân sự (các vệ tinh nhân tạo như vệ tinh
2

Xem Giáo trình Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, trang 233.


- 18 -

viễn thám có độ phân giải tối ưu phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu thiên văn,
nghiên cứu bầu khí quyển, khi tượng, thời tiết.v.v...). Căn cứ vào độ cao của quỹ đạo
hoạt động, phương tiện bay vũ trụ được phân chia thành phương tiện bay có quỹ đạo
thấp, phương tiện bay có quỹ đạo trung bình và phương tiện bay có quỹ đạo xa3. Căn
cứ vào lĩnh vực hoạt động có thể phân loại phương tiện bay vũ trụ phục vụ trong
nghiên cứu khoa học (nghiên cứu từ trường, vành đai phóng xạ gần Trái đất; nghiên
cứ bức xạ Rơn-ghen và tia tử ngoại của Mặt trời...); phương tiện bay phục vụ công
tác thông tin liên lạc; công tác khí tượng; định vị toàn cầu, viễn thám.v.v... Hay căn
cứ vào chủ thể điều khiển, có thể chia phương tiện bay vũ trụ ra thành phương tiện
bay vũ trụ có người lái và phương tiện bay vũ trụ không người lái...
Nhìn chung cộng đồng quốc tế về cơ bản đều có được cách nhìn nhận khá
thống nhất về vấn đề này và nó được cụ thể hóa trong Công ước quốc tế đa phương
năm 1972 về trách nhiệm pháp lý quốc tế do những thiệt hại gây ra bởi những vật
thể vũ trụ trong đó có bao gồm các phương tiện bay vũ trụ; hay trong Công ước
quốc tế đa phương năm 1974 về đăng ký vật thể bay vũ trụ cũng có đề cập đến vấn
đề này. Trên cơ sở kết hợp quy định của hai công ước trên, người viết cho rằng
phương tiện bay vũ trụ được hiểu là những vật thể cùng với các bộ phận hợp thành

của nó, có thể tự duy trì quỹ đạo bay trong không gian, được phóng vào quỹ đạo trái
đất hoặc xa hơn trên cơ sở đăng ký các thông tin có liên quan với Liên Hợp Quốc4.
Các phương tiện bay vũ trụ rất đa dạng và được sử dụng trong rất nhiều lĩnh
vực, cả trong quân sự và dân sự hay trong nghiên cứu ứng dụng khoa học... Ở đây
chúng ta cần lưu ý đến đặc tính “tự duy trì được quỹ đạo bay” của các phương tiện
bay này. Trên thực tế, có rất nhiều vật thể nhân tạo có thể bay nhưng phương tiện
bay vũ trụ bắt buộc phải là vật thể có thể tự duy trì được khả năng bay cũng như quỹ
3

Quỹ đạo thấp (Low Earth Orbit) có quỹ đạo bay vào khoảng từ 300 – 1500 km, chu kỳ quay quanh trái đất

từ 90 phút cho đến 2h. Quỹ đạo trung bình (Medium Earth Orbit) có quỹ đạo bay vào khoảng 5000 – 15000
km. Quỹ đạo xa hay còn gọi là quỹ đạo địa tĩnh (Geostationary Earth Orbit) có độ cao cách Trái đất khoảng
35000 km, chuyển động với vận tốc bằng vận tốc góc của Trái đất nên có thể coi như đứng yên ở một vị trí
nhất định.
4

Xem Điều 1(c), Điều 2 Công ước Đăng ký năm 1974 và Điều 1 (d) Công ước Trách nhiệm năm 1972.


- 19 -

đạo bay của mình. Ví dụ, một đầu đạn có thể bay khi được bắn ra từ một nòng súng
nhưng nó chỉ bay theo quán tính chứ không có khả năng điều tiết và duy trì hoạt
động bay của mình, chính vì vậy, nó không được liệt vào các loại phương tiện bay.
Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến một số vấn đề liên quan đến thủ tục, đó là mỗi
phương tiện bay vũ trụ khi được đưa vào khoảng không vũ trụ phải được đăng ký.
Công ước năm 1974 về đăng ký các phương tiện bay vũ trụ đã đặt ra nghĩa vụ đăng
ký này cho các quốc gia hữu quan và Liên Hợp Quốc. Việc đăng ký phương tiện bay
vũ trụ làm phát sinh những hệ quả pháp lý nhất định như phương tiện bay vũ trụ và

phi hành đoàn, trong khi đang hoạt động trên vũ trụ phải chịu sự kiểm soát và tuân
thủ quyền lực của quốc gia đăng ký phương tiện bay. Quốc gia đăng ký phương tiện
bay đảm bảo quyền của mình đối với phương tiện bay vũ trụ và phi hành đoàn vũ
trụ, bao gồm cả quyền sở hữu đối với phương tiện này...
Về cơ bản, Luật Vũ trụ quốc tế điều chỉnh các hoạt động có liên quan tới các
phương tiện bay vũ trụ, kể từ thời điểm phóng hoặc lắp đặt chúng trong khoảng
không vũ trụ, kể cả trên các hành tinh. Trước thời điểm này, mọi hoạt động nghiên
cứu, chế tạo và phóng phương tiện bay vũ trụ sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp
luật quốc gia nếu như không có thỏa thuận nào khác. Ngoài ra, về vấn đề quy chế
pháp lý của phương tiện bay vũ trụ còn được quy định trong các hiệp định thành lập
tổ chức quốc tế tiến hành các hoạt động vũ trụ và các hiệp định về thành lập trạm vũ
trụ quốc tế ISS. Các quy định này có tính chất bổ trợ quan trọng cho quy chế pháp lý
của phương tiện bay vũ trụ bên cạnh các quy định được các quốc gia thống nhất ghi
nhận trong các công ước đa phương của Luật Vũ trụ quốc tế.
1.1.2. Hoạt động khai thác, sử dụng phương tiện bay vũ trụ vào mục đích hòa bình
Hiện nay, loài người có khả năng tìm kiếm các lời giải đáp cho hầu hết các
câu hỏi về vấn đề sự sống tồn tại ngoài Trái đất. Các siêu kính thiên văn đã tìm thấy
các hành tinh xung quanh các ngôi sao hay việc khảo sát bề mặt bằng các loại robot
cũng đã xác định được các tài nguyên tiềm tàng, các nhân tố thiết yếu cho sự sống
như dấu vết của nước trên Mặt Trăng, trên Sao Hỏa hay trên các hành tinh của Sao
Mộc... Những trải nghiệm thực tế này của con người trong vũ trụ đã làm thay đổi cơ


- 20 -

bản quan niệm và viễn cảnh của nhân loại về câu chuyện vị trí của loài người trong
vũ trụ. Khoảng vài thập k gần đây, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học
công nghệ vũ trụ, hoạt động khai thác và sử dụng phương tiện bay vũ trụ vào mục
đích hòa bình để phục vụ cho lợi ích của con người đã có những bước phát triển
mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các quốc gia và kinh tế toàn cầu.

Thực sự, khi mặt đất và biển cả đã trở nên quá đỗi quen thuộc và tài nguyên
thiên nhiên dần trở nên cạn kiệt thì việc con người vươn xa hơn trong việc tiến hành
các hoạt động sử dụng phương tiện bay vũ trụ để khai thác khoảng không vũ trụ đã
dần trở thành nhu cầu tất yếu mang tầm nhìn chiến lược và đem lại nhiều hứa hẹn về
cả tài nguyên vật chất cũng như phi vật chất cho con người. Hoạt động khai thác và
sử dụng các phương tiện bay vũ trụ để thăm dò, nghiên cứu khoảng không vũ trụ
hiện đang diễn ra ngày một sôi động và mạnh mẽ, trải rộng trên hầu khắp mọi lĩnh
vực của đời sống kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng... với sự tham gia của không
chỉ các chính phủ, các tổ chức quốc tế mà còn có sự tham gia của cả các pháp nhân.
Những lợi ích, những giá trị kèm theo những bí ẩn bên ngoài không gian vũ
trụ là điều không thể phủ nhận và vẫn luôn chờ đợi con người khám phá. Các hoạt
động sử dụng phương tiện bay vũ trụ để khai thác, thăm dò, nghiên cứu khoảng
không vũ trụ đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận là quyền tự do, bình đẳng của mỗi
quốc gia mà không hề có bất cứ sự phân biệt đối xử nào. Tuy nhiên, nói như vậy
không có nghĩa là quyền này là vô hạn định, là tuyệt đối mà cần phải hiểu, bất cứ
quyền tự do nào cũng đều có giới hạn của nó. Điều này muốn nói rằng, các hoạt
động khai thác và sử dụng các phương tiện bay vũ trụ để thăm dò, nghiên cứu
khoảng không vũ trụ luôn luôn phải được tiến hành trên cơ sở vì mục đích hòa bình,
vì an ninh và phát triển sự sống của loài người và đặc biệt là phải tuân thủ các quy
tắc của pháp luật vũ trụ quốc tế đã được các chủ thể Luật quốc tế ghi nhận và thực
hiện. Các mục đích hòa bình ở đây có thể là mục đích dân sự, thương mại hay
nghiên cứu khoa học... ví dụ như, với công nghệ vũ trụ mới, con người có khả năng
thực hiện các hoạt động xây dựng các trạm phát điện vệ tinh bằng năng lượng mặt
trời phục vụ các mục đích dân dụng, sinh hoạt của con người; hay xây dựng các


- 21 -

phòng thí nghiệm nghiên cứu trong khoảng không vũ trụ, điều này sẽ rất thuận tiện
cho việc tiến hành khám phá, khai thác và thăm dò vũ trụ ngay tại chỗ, giảm được

chi phí vận chuyển mỗi lần đem các mẫu đất hay các mẫu khoáng vật cần khảo sát
về trái đất; ngoài ra, với các mục đích khác, con người hoàn toàn có thể xây dựng
các trạm, xưởng, các cơ sở sản xuất trong vũ trụ, trên các thiên thể để tiến hành các
hoạt động thăm dò, nghiên cứu, khai thác bề mặt các hành tinh, đặc biệt là Mặt
Trăng và một số hành tinh khác có dấu hiệu của sự sống5...
Ngoài các hoạt động nhằm phục vụ mục đích dân dụng, dân sinh cho đời
sống con người trên Trái đất, số lượng các vệ tinh nhân tạo trong vũ trụ còn phục vụ
rất nhiều mục đích hòa bình khác nhau của con người. Trong tương lai, số lượng các
vệ tinh nhân tạo này chắc chắn sẽ không ngừng tăng lên, ứng dụng của chúng cho
các mục đích hòa bình sẽ ngày một đa dạng và mở rộng đến nhiều lĩnh vực của đời
sống. Bên cạnh đó, tham gia các hoạt động sử dụng phương tiện bay vũ trụ để khai
thác, thăm dò và nghiên cứu khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình còn có sự
góp mặt của một bộ phận không nhỏ là các thành phần kinh tế tư nhân. Ngay từ đầu
những năm 2000, đầu tư của các công ty tư nhân vào các chương trình vũ trụ đã lên
tới trên 100 t USD và vẫn chưa có xu hướng dừng lại. Tính trên quy mô toàn cầu,
có trên 1500 hãng cũng như các công ty có các hoạt động liên quan đến khai thác
khoảng không vũ trụ. Tổng số các đơn đặt hàng của ngành công nghiệp vũ trụ hàng
năm tăng trên 20%. Theo nhận định của các nhà chuyên gia cả về khoa học và pháp
lý, thế k XXI sẽ thực sự là “thế k của khoa học vũ trụ”; chính ngành khoa học này
5

Hiện nay, vấn đề khai thác Mặt Trăng được rất nhiều các quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế quan tâm.

Tại Hội nghị lần thứ ba về nghiên cứu và khai thác Mặt Trăng được tổ chức tại Mátxcơva năm 1998, hai nhà
khoa học Mỹ đã trình bày một bản tham luận cực kỳ ấn tượng với tựa đề “Mặt Trăng – Vùng Vịnh trong thế
kỷ 21”, với hàm ý là các mỏ chứa chất Hely-3 trên Mặt Trăng sẽ là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng
cho loài người trên Trái đất giống như dầu mỏ của Vùng Vịnh Pécxích tại Trung Cận Đông hiện nay. Hiện
tại, chi phí để chuyên chở 1kg trọng lượng trên quãng đường từ Trái đất lên Mặt Trăng và từ Mặt Trăng trở
lại Trái đất rơi vào khoảng từ 20 nghìn đến 40 nghìn USD. Chi phí cho việc vận chuyển 1 tấn Hely 3 từ Mặt
Trăng về Trái đất vào khoảng 100 triệu USD. Tuy vậy, chi phí đó chỉ chiếm 1% giá năng lượng mà một tấn

Hely-3 có thể tạo ra trên Trái đất. Để thực hiện được dự định khai thác này, điều tối cần thiết là cần phát triển
nhiều ngành công nghiệp khai thác trên Mặt Trăng. Chi phí cho việc đầu tư này theo ước tính của các nhà
khoa học sẽ vào khoảng 15 t USD, nhưng sau đó, lợi nhận thu được sẽ là vô cùng lớn.


- 22 -

với những công nghệ hoàn toàn mới có thể làm thay đổi căn bản quan niệm của con
người về cuộc sống trên Trái đất và các hành tinh xung quanh hệ mặt trời6.
Ngày nay, những hoạt động khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ còn
hướng tới các mục đích thương mại. Ví dụ như dịch vụ viễn thông và dịch vụ
thương mại điện tử gắn liền với sử dụng khoảng không vũ trụ. Hoạt động viễn thông
hiện nay được thực hiện chủ yếu nhờ vào việc ứng dụng các vệ tinh trong không
gian. Hệ thống những vệ tinh này làm nhiệm vụ trung chuyển sóng điện từ tần số
cao, giúp truyền thông tin đi xa và nhanh hơn. Trong những năm gần đây, hoạt động
viễn thông nhờ vào các ứng dụng công nghệ vũ trụ đang ngày càng trở nên phổ biến
và chiếm ưu thế thay cho các hình thức viễn thông truyền thống ban đầu. Có thể kể
đến các lĩnh vực trong ngành viễn thông có sự trợ giúp nhiều nhất của hoạt động vệ
tinh trong khoảng không vũ trụ như: điện thoại vệ tinh, Internet vệ tinh, truyền hình
số vệ tinh, radio vệ tinh... Ngoài ra, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ không
dây, các thiết bị tích hợp đa chức năng có khả năng kết nối Internet đã tạo điều kiện
rất thuận lợi cho việc tiến hành các giao dịch thương mại điện tử. Có thể thấy rằng,
các phương thức để thực hiện thương mại điện tử như điện thoại, truyền hình, fax,
internet... đều phát triển nhờ vào sự trợ giúp của công nghệ vũ trụ. Thực sự, việc
khai thác khoảng không vũ trụ đã gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của viễn thông và
thương mại điện tử.
Trong thế giới hiện đại, chúng ta rất dễ dàng nhận thấy sự hiện diện của hệ
thống định vị toàn cầu GPS trong mọi mặt của đời sống kinh doanh. Kết hợp giữa
công nghệ thông tin, hệ thống bản đồ số và thiết vị định vị vệ tinh đã tạo ra một hệ
thống dẫn đường lý tưởng. Trong lĩnh vực hàng không, 100% các máy bay thương

mại đều sử dụng hệ thống dẫn đường tự động nhờ GPS. Trong giao thông, hệ thống
giám sát dẫn đường và điều khiển giao thông cũng đã khai thác triệt để thế mạnh của
GPS. Các thương hiệu xe hơi nổi tiếng như Mercedes, BMW, Porsche, Audi, Roll
Royce... đều tích hợp trong những chiếc xe của mình hệ thống định vị này. Như vậy,
GPS là một ứng dụng của hoạt động sử dụng khoảng không vũ trụ nhằm mục đích
thương mại rất có tiềm năng trong tương lai không xa.

6

Detlev Wolter (2005), Common Security in outer space and international law, Unidir, Geneva.


- 23 -

Du lịch và khám phá vũ trụ luôn là khát vọng cháy bỏng của loài người từ
trước đến nay. Trước đây, nhiều người cho rằng, ý tưởng này là không tưởng, thậm
chí là điên rồ; nhưng vào những năm gần đây, một số hoạt động có liên quan đến
dịch vụ du lịch vũ trụ đã được xúc tiến bởi các doanh nghiệp nhạy bén trên thế giới
như Galatic Suite, Space Adventures 7 , Orbital Technologies... Sự xuất hiện của
nhiều công ty du lịch vũ trụ cùng với các dự án với mức giá dịch vụ khác nhau hứa
hẹn sẽ tạo ra sự cạnh tranh không kém phần quyết liệt giống như dịch vụ du lịch trên
Trái Đất. Các công ty sẽ không chỉ đơn thuần chở khách lên tham quan, khám phá
khoảng không vũ trụ mà có thể thực hiện một loạt các dự án khác như xây khách sạn
trong vũ trụ, chỗ nghỉ trên không gian, khám phá Mặt Trăng và các thiên thể8... Hiện
nay, đây là một lĩnh vực còn khá mới m , rất giàu tiềm năng cũng như đem lại
nguồn doanh thu lớn và vấn đề thương mại hóa dịch vụ này chắc chắn sẽ là một
trong những mục tiêu quan trọng và thiết thực của các tổ chức kinh tế. Ở thời điểm
hiện tại, có thể coi du lịch vũ trụ là một trong những dạng thức hiện đại nhất của
việc khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thương mại trong thế k XXI.
1.2. Khái niệm trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia trong hoạt động khai

thác, sử dụng phương tiện bay vũ trụ vì mục đích hòa bình
1.2.1. Định nghĩa trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia trong hoạt động khai
thác, sử dụng phương tiện bay vũ trụ vì mục đích hòa bình
Trong hơn nửa thế k qua, cùng với sự tiến bộ vượt bậc của các ngành khoa
học ứng dụng, ngành công nghệ vũ trụ đã có những bước phát triển thần kỳ, đem tới
7

Năm 2001, Công ty du lịch vũ trụ Space Adventures có trụ sở tại Virginia, Mỹ đã đưa du khách đầu tiên,

Dennis Tito vào vũ trụ. Doanh nhân người Mỹ đã trải qua 900 giờ huấn luyện và được cho là đã chi 21,4
triệu USD cho chuyến bay kéo dài 8 ngày trên quỹ đạo, du lịch tới trạm Vũ trụ quốc tế ISS trước khi trở về
Trái Đất. Tiếp đó, công ty này cũng chào giá 15 triệu USD cho một cuộc đi bộ ngoài không gian kéo dài 1,5
tiếng, tour du lịch đi vòng quan Mặt Trăng với giá 100 triệu USD... Trong khi đó, một số công ty du lịch vũ
trụ khác cũng có dự án để cạnh tranh khi muốn đưa một số lượng du khách lên độ cao từ 100 – 160 km với
một chuyến bay ngắn với chi phí r hơn khoảng từ 183.000 USD; ở độ cao này, du khách có thể trải nghiệm
trạng thái phi trọng lượng trong 6 phút và quan sát Trái đất từ vũ trụ...
8

Theo tuyên bố của Công ty Orbital Technologies có trụ sở tại Moskva, Nga, khách sạn vũ trụ của họ mang

tên “Trạm vũ trụ thương mại” CSS sẽ cung cấp các dịch vụ khách sạn có một không hai cho du khách ở độ
cao hàng trăm cây số so với mặt đất. Ngoài ra, trong các tình huống đặc biệt, khách sạn cũng có thể cung cấp
nơi ăn chỗ ở cho các phi hành gia thuộc Trạm Vũ trụ quốc tế ISS, cũng như biến thành địa điểm nghiên cứu
khoa học vũ trụ cho các doanh nghiệp có nhu cầu.


- 24 -

nhiều tác động tích cực đến đời sống cho con người. Ngày nay, khó có thể hình dung
thế giới của chúng ta sẽ ra sao nếu hàng ngàn thiết bị nhân tạo không hoạt động hay

đơn thuần chỉ ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ cung cấp các dữ liệu cần
thiết để dự báo thiên tai, thời tiết, định vị toàn cầu, hệ thống chỉ dẫn, điều hướng cho
tàu biển, máy bay... Nói như vậy để ta có thể thấy được ý nghĩa quan trọng của
ngành công nghệ vũ trụ, đặc biệt là trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, khi mà
quan hệ giữa các quốc gia ngày càng trở nên gắn bó và mật thiết hơn bao giờ hết.
Bên cạnh việc đem lại nhiều tiện ích cho con người, hoạt động sử dụng các phương
tiện bay vũ trụ để khai thác, nghiên cứu khoảng không vũ trụ cũng đang đưa đến cho
nhân loại nhiều vấn đề phức tạp và thách thức nghiêm trọng như vấn đề rác thải vũ
trụ ngày một gia tăng, vấn đề va chạm hay tai nạn do những vật thể phóng vào vũ trụ
gây ra và đặc biệt là những vấn đề liên quan đến trách nhiệm do sử dụng các nguồn
năng lượng nguy hiểm cao độ mà tiêu biểu là năng lượng hạt nhân gây ô nhiễm trên
vũ trụ, tác động bất lợi đối với bầu khí quyển trái đất, rồi hàng loạt những nguy cơ
khác có thể gây nguy hại mà con người không thể lường trước hết được... Những
vấn đề này, nếu không được quan tâm và giải quyết một cách thỏa đáng, có thể
thách thức tới hòa bình và an ninh quốc tế thậm chí đe dọa tới sự sống còn của chính
con người trên địa cầu.
Như đã đề cập, hoạt động khai thác và sử dụng các phương tiện bay vũ trụ để
tiến hành thăm dò, nghiên cứu khoảng không vũ trụ vào mục đích hòa bình là lĩnh
vực hoạt động thực sự cần thiết và là một lĩnh vực hoạt động đặc thù với nền tảng
công nghệ tối tân hiện đại, nếu như không muốn nói là hiện đại nhất của loài người
hiện nay9. Chính vì liên quan đến những công nghệ tiên tiến và đỉnh cao nhất, lại
đang trong giai đoạn phát triển ban đầu nên ngay bản thân các hoạt động này luôn
luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro ở mức độ cao. Điều này đã được thực tiễn hoạt động vũ trụ
nhân loại chứng minh qua nhiều vụ thảm họa, đặc biệt là của hai cường quốc đi đầu
9

NASA ước tính chi phí trung bình mỗi một lần thực hiện nhiệm vụ đưa phi thuyền vào vũ trụ là 450 triệu

USD. Chuyên trang về vũ trụ Space.com lại đưa ra con số khác là 1,6 tỉ USD. Mỗi lần nhiệm vụ bị hoãn sẽ
khiến người dân Mỹ mất 1,3 triệu USD mỗi ngày.



×