Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.84 KB, 94 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ VĂN BẨY

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ
XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHỔ YÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÁI NGUYÊN - 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ VĂN BẨY

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ
XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHỔ YÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 60.62.01.16

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. DƯƠNG VĂN SƠN


THÁI NGUYÊN - 2014


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị, một công trình
nghiên cứu nào,
Trong luận văn tôi có sử dụng các thông tin từ nhiều nguồn khác
nhau, Các thông tin trích dẫn được sử dụng đều được ghi rõ các nguồn
gốc và xuất xứ,
Tác giả luận văn

Lê Văn Bẩy


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn tốt nghiệp Cao học tại
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và
tạo điều kiện của Nhà trường, Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học, các
thầy cô giáo, gia đình và bạn bè để hoàn thành luận văn của mình, Nhân
dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới:
- Ban Giám hiệu và Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học, trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên,
- PGS,TS, Dương Văn Sơn, giảng viên khoa Kinh tế & Phát triển nông
thôn, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên người đã trực tiếp hướng dẫn
tôi hoàn thành Luận văn này,

- Các thầy giáo và cô giáo giảng dạy chuyên ngành trong khóa học,
- Chính quyền và nhân dân xã Đắc Sơn, Đồng Tiến và Thành Công
huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt thời gian nghiên cứu,
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy, cô giáo,
gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu đề tài,
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày … tháng …, năm 2014
Tác giả luận văn

Lê Văn Bẩy


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................... vii
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................ 1
1.3. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học của phát triển kinh tế - xã hội nông thôn......................... 3
1.1.1. Một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.............. 3
1.1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế nông thôn..................................... 8

1.1.3. Mô tả địa bàn nghiên cứu ................................................................... 12
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU................................................................................ 21
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 21
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 21
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 21
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 22
2.3.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ....................................................... 22
2.3.2. Phương pháp thu nhập số liệu thứ cấp (các tài liệu đã có sẵn đã
công bố) tài liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau ................ 22
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp (số liệu sơ cấp chưa công bố).......... 22
2.3.4. Phân tích xử lý số liệu ........................................................................ 23
2.3.5. Phương pháp thống kê kinh tế ............................................................ 23


iv
2.3.6. Phương pháp toán kinh tế ................................................................... 24
2.3.7. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo................................................ 25
2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá ................................................... 25
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 27
3.1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và hộ gia
đình nông thôn tại địa bàn nghiên cứu .............................................. 27
3.2. Các nguồn lực của hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu ........................... 34
3.2.1. Thông tin cơ bản về hộ tại địa bàn nghiên cứu.................................... 34
3.2.2. Lao động và nhân khẩu của các hộ ..................................................... 35
3.2.3. Nguồn lực về đất đai của hộ ............................................................... 36
3.2.4. Nguồn lực về tài chính của hộ ............................................................ 39
3.2.5. Hoạt động phát triển chăn nuôi của các hộ gia đình ............................ 42
3.2.6. Khả năng tiếp cận thông tin khoa học và thị trường của hộ gia đình......... 43

3.3. Kết quả sản xuất, kinh doanh của các hộ ............................................... 45
3.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của hộ .................. 48
3.5. Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe ...................................................... 49
3.6. Công tác văn hóa - xã hội ...................................................................... 51
3.6.1. Về giáo dục đào tạo ............................................................................ 51
3.6.2. Về lĩnh vực văn hóa thông tin thể thao ............................................... 53
3.6.3. Công tác chính sách xã hội ................................................................. 54
3.7. Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Phổ Yên ................ 55
3.7.1. Quan điểm phát triển............................................................................. 55
3.7.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Phổ Yên............... 56
3.7.3. Một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Phổ Yên............ 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 64
1. Kết luận.................................................................................................... 64
2. Kiến nghị.................................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 68
PHỤ LỤC


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NN

:

Nông nghiệp

DV

:


Dịch vụ

TTCN

:

Tiểu thủ công nghiệp

DT

:

Diện tích


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Thông tin chung về các hộ điều tra............................................... 35
Bảng 3.2. Thông tin về nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra............... 36
Bảng 3.3. Thông tin về nguồn lực đất đai của các hộ gia đình ...................... 38
Bảng 3.4. Số liệu về nguồn lực tài chính của các hộ gia đình ....................... 39
Bảng 3.5. Lượng vốn vay trung bình của các hộ........................................... 40
Bảng 3.6. Mục đích vay vốn của các hộ gia đình.......................................... 41
Bảng 3.7. Nhu cầu và mục đích vay vốn của các hộ gia đình........................ 41
Bảng 3.8. Phát triển chăn nuôi của các hộ gia đình....................................... 43
Bảng 3.9. Khả năng tiếp cận được các thông tin về tiến bộ khoa học kỹ
thuật trong sản xuất .................................................................. 43
Bảng 3.10. Khả năng tiếp cận thông tin về thị trường của các hộ gia đình......... 44
Bảng 3.11. Kênh tiêu thụ nông sản phẩm của hộ gia đình ............................ 45
Bảng 3.12. Kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ qua 3 năm (2011,

2012 và 2013)........................................................................... 46
Bảng 3.13. Thu nhập bình quân tính theo khẩu và lao động hàng năm
của các hộ................................................................................. 47
Bảng 3.14. Kết quả phân tích hàm CD của các hộ năm 2014........................ 48
Bảng 3.15. Vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe của người dân ....................... 50
Bảng 3.16. Tình hình giáo dục của ba xã trong những năm qua.................... 52


vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu thu nhập năm 2013 của các hộ điều tra.......................... 47


1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã chính thức được kết nạp vào tổ chức thương mại thế giới
WTO, Đây là cơ hội mà chúng ta có thể vận dụng những thách thức nào mà
chúng ta cần nhận biết để vượt qua, để tận dụng cơ hội vượt qua thách thức
những sinh viên Việt Nam cần phải làm gì để góp phần xây dựng đất nước.
Kinh tế thị trường đã đem lại sự tăng trưởng nhanh chóng nhưng cũng bắt đầu
đặt ra cho chúng ta những vấn đề đảm bảo nhu cầu của con người nâng cao
chất lượng cuộc sống. Nhu cầu của con người bao gồm các nhu cầu căn bản
như ăn, mặc, ở, nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nhu cầu được sống hạnh phúc.
Việt Nam với hơn 70% số dân sản xuất nông nghiệp, mặc dù đang trong thời
kỳ hội nhập kinh tế, nhưng kết quả đạt được còn khiêm tốn, Sản lượng xuất
khẩu đứng thứ hai thế giới nhưng chất lượng còn thấp. Tỷ trọng ngành công
nghiệp có tăng nhưng không cao. Đời sống người dân nông thôn vẫn còn
nhiều khó khăn cần được tháo gỡ, kinh tế - xã hội cần được phát triển ổn định hơn.
Phổ Yên là một huyện nằm ở phía nam của tỉnh Thái Nguyên bên cạnh

những thuận lợi về vị trí địa lý, địa hình vẫn còn nhiều khó khăn về mặt thời
tiết, kinh tế xã hội. Mấy năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước đã cố gắng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhưng kinh tế vẫn còn chậm phát
triển. Đời sống nhân dân vẫn chưa đi vào sản xuất ổn định, mang tính bền
vững. Kinh tế xã hội của huyện sẽ phát triển ổn định và bền vững hơn, sản
xuất nông lâm nghiệp sẽ đạt hiệu quả cao hơn, môi trường đất đai sẽ an toàn
hơn, rủi ro sẽ ít xuất hiện hơn và quản lý kinh tế xã hội sẽ được thuận lợi hơn,
nếu như có một hệ thống giải pháp toàn diện và đồng bộ.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: "Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên".
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội của một số xã trên địa bàn huyện
Phổ Yên, từ đó đưa ra những giải pháp đẩy mạnh sự phát triển toàn diện theo
hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn.


2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phổ Yên,
tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá các nguồn lực của hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu.
- Thực trạng kết quả sản xuất, kinh doanh của các hộ tại địa bàn nghiên cứu.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của các hộ
gia đình.
- Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe.
- Công tác văn hóa xã hội.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên trong những năm tiếp theo.
1.3. Ý nghĩa của đề tài

- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.
- Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
- Là tài liệu tham khảo cho những độc giả quan tâm đến việc đánh giá
quá trình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trên địa bàn huyện Phổ Yên tỉnh thái Nguyên.


3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
1.1.1. Một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
1.1.1.1. Nông thôn và vai trò của nông thôn trong sự phát triển của mỗi quốc gia
* Nông thôn và những đặc trưng cơ bản của nông thôn
Cho đến nay có thể nói chưa có định nghĩa nào chuẩn xác được chấp
nhận rộng rãi về nông thôn.
Theo định nghĩa trong từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học xuất
bản năm 1994 thì nông thôn là khu vực dân cư tập chung chủ yếu làm nghề
nông. Theo định nghĩa trong từ điển Bách khoa Xô Viết của nhà xuất bản
Bách khoa Xô Viết năm 1986 thì thành thị là khu vực dân cư mà phần lớn làm
nghề ngoài nông nghiệp. Hai khái niệm trên đã chỉ rõ sự khác nhau cơ bản
của thành thị và nông thôn, song cũng có nhiều mặt khác nhau giữa hai khu
vực này như: Địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội, văn hóa khoa học, giao thông
liên lạc.
Về địa lý tự nhiên, nông thôn là một địa bàn rộng lớn trải dài thành các
vành đai bao quanh các thành thị.
Về kinh tế, nông thôn chủ yếu là các ngành sản xuất vật chất nông,
lâm, ngư nghiệp và các ngành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ ngoài nông
nghiệp. Cơ sở hạ tầng thấp kém hơn so với khu vực thành thị.
Về tính chất xã hội, cơ cấu dân cư nông thôn chủ yếu là nông dân và

gia đình dòng họ. Quan hệ dòng họ làng bản rất gắn bó và bền vững trong
cộng đồng ở nông thôn.
Về mặt văn hóa, nông thôn thường là nơi còn bảo tồn lưu giữ được
nhiều di sản văn hóa của mỗi quốc gia như các phong tục tập quán cổ truyền
về đời sống. Lễ hội, các ngành nghề cổ truyền, sản phẩm thủ công mỹ nghệ cổ
truyền, di tích lịch sử văn hóa. Văn hóa làng bản thể hiện rất rõ.
Về trình độ học vấn khoa học và công nghệ ở nông thôn thấp hơn khá
nhiều so với đô thị.


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full














×