Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần có bột lá keo giậu, được và không được cân đối năng lượng, protein đến năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ bố mẹ Lương Phượng (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.57 KB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN MẠNH TÙNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN CÓ
BỘT LÁ KEO GIẬU, ĐƯỢC VÀ KHÔNG ĐƯỢC CÂN ĐỐI
NĂNG LƯỢNG, PROTEIN ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
TRỨNG CỦA GÀ ĐẺ BỐ MẸ LƯƠNG PHƯỢNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN MẠNH TÙNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN CÓ
BỘT LÁ KEO GIẬU, ĐƯỢC VÀ KHÔNG ĐƯỢC CÂN ĐỐI
NĂNG LƯỢNG, PROTEIN ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
TRỨNG CỦA GÀ ĐẺ BỐ MẸ LƯƠNG PHƯỢNG
Chuyên ngành: CHĂN NUÔI
Mã số: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. TỪ TRUNG KIÊN


THÁI NGUYÊN - 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Đề tài luận văn của tôi là một phần đề tài của nghiên cứu sinh của Từ
Quang Trung, chúng tôi hợp tác cùng nhau thực hiện. Các kết quả công bố
trong luận văn này đã được sự đồng ý của nghiên cứu sinh và chưa được bất
kỳ tác giả nào công bố trước đó.
Thái Nguyên, tháng 08 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Mạnh Tùng


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, cùng với sự cố gắng của bản thân, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các cơ quan, các cấp lãnh
đạo trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo hướng
dẫn TS. Từ Trung Kiên người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn: các thầy cô giáo |Phòng QLĐT sau đại học,
Khoa chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Viện Khoa
học sự sống, ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Trung tâm nghiên cứu và
phát triển Chăn nuôi miền núi, thuộc Viện Chăn nuôi (đóng tại Thái Nguyên)
cùng gia đình bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá

trình hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 08 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Mạnh Tùng


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................... viii
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1
2. Mục đích của đề tài .................................................................................... 2
3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 3
4. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 4
1.1. Các thông tin về keo giậu ........................................................................ 4
1.1.1. Tên gọi ................................................................................................. 4
1.1.2. Nguồn gốc lịch sử................................................................................. 4
1.1.3. Đặc tính sinh học của keo giậu ............................................................. 5
1.1.4. Năng suất chất xanh.............................................................................. 7
1.1.5. Thành phần hóa học và các sắc tố trong bột lá keo giậu........................ 9

1.1.6. Các phương pháp chế biến bột lá keo giậu.......................................... 16
1.2. Kết quả nghiên cứu sử dụng BLKG trong chăn nuôi gà đẻ .................... 18
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới...................................................... 18
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................ 20
1.3. Vấn đề năng lượng đối với gà sinh sản .................................................. 22
1.3.1. Nhu cầu năng lượng cho gà đẻ............................................................ 22
1.3.2. Ảnh hưởng của bổ sung dầu, mỡ vào khẩu phần cho gà đẻ................. 24


iv

1.4. Vấn đề protein đối với gà sinh sản......................................................... 25
1.4.1. Vai trò, nhu cầu của protein- axit amin đối với cơ thể gia cầm ........... 25
1.4.2. Nhu cầu protein .................................................................................. 26
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................ 28
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu............................................. 28
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 28
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu........................................................................... 28
2.1.3. Thời gian nghiên cứu.......................................................................... 28
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 28
2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm .............................................................. 29
2.3.1. Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của cách thức phối hợp bột lá
keo giậu vào khẩu phần đến khả năng sản xuất trứng của gà đẻ bố mẹ
Lương Phượng ............................................................................................. 29
2.3.2. Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của cách thức phối hợp bột lá
keo giậu vào khẩu phần đến một số chỉ tiêu lý học, hóa học của trứng ......... 32
2.3.3. Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của cách thức phối hợp bột lá
keo giậu vào khẩu phần đến chất lượng trứng giống của gà đẻ bố mẹ
Lương Phượng ............................................................................................. 32
2.3.4. Nội dung 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của cách thức phối hợp bột

lá keo giậu vào khẩu phần đến một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của gà
thí nghiệm.................................................................................................... 33
2.3.5. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ...................................................... 34
2.3.6. Xử lý số liệu ....................................................................................... 37
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 38
3.1. Kết quả nghiên cứu nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của cách
phối hợp bột lá keo giậu vào khẩu phần đến năng suất trứng của gà đẻ
bố mẹ Lương Phượng................................................................................... 38


v

3.2 Kết quả nghiên cứu nội dung 2: Ảnh hưởng của cách phối hợp bột lá
keo giậu vào khẩu phần đến một số chi tiêu lý học và hóa học của trứng
gà bố mẹ Lương Phượng ............................................................................. 46
3.2.1. Một số chỉ tiêu lý học của trứng gà thí nghiệm ................................... 46
3.2.2. Thành phần hóa học của trứng gà thí nghiệm...................................... 49
3.3. Kết quả nghiên cứu nội dung 3: Ảnh hưởng của cách phối hợp
BLKG vào khẩu phần đến chất lượng trứng ................................................. 51
3.3.1. Hàm lượng carotenoid và tỷ lệ trứng có phôi của trứng gà thí nghiệm.... 51
3.3.2. Tỷ lệ có phôi, ấp nở, gà con loại I từ ngày thí nghiệm thứ 16 trở đi .... 57
3.4. Ảnh hưởng của cách phối hợp BLKG vào khẩu phần đến một số chỉ
tiêu kinh tế kỹ thuật của gà thí nghiệm ......................................................... 59
3.4.1. Tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng, trứng giống và gà con loại I trong
thí nghiệm .................................................................................................... 59
3.4.2. Chi phí thức ăn cho 10 trứng, trứng giống và gà con loại I ................. 60
3.4.3. Hiệu quả kinh tế của các lô thí nghiệm .............................................. 62
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 64
1. Kết luận.................................................................................................... 64
2. Đề nghị..................................................................................................... 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 66
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA........................................................... 73


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLKG

:

Bột lá keo giậu

CPTĂ

:

Chi phí thức ăn

Cs

:

Cộng sự

DXKN

:

Dẫn xuất không chứa nito


ĐC

:

Đối chứng

g

:

gam

IFPRI

:

Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực thế giới

Kg

:

kilogam

KPCS

:

Khẩu phần cơ sở


ME

:

Năng lượng trao đổi

P

:

Photpho

Pr

:

Protein

SL

:

Sản lượng

TB

:

Trung bình


TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TH

:

Tiêu hóa

TK

:

Toàn kỳ

TL

:

Tỷ lệ

TN1

:

Thí nghiệm 1


TN2

:

Thí nghiệm 2

TS

:

Tổng số

TTTĂ

:

Tiêu tốn thức ăn

VCK

:

Vật chất khô


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh hàm lượng axit amin của khô dầu đậu tương, bột cá,

cỏ Medi với lá và hạt keo giậu.................................................... 11
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm................................................................. 29
Bảng 2.2. Công thức và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần lô ĐC,
TN1,TN2 ................................................................................... 31
Bảng 3.1: Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà mái thí nghiệm (%)................... 38
Bảng 3.2: Khối lượng gà mái lúc bắt đầu và kết thúc thí nghiệm (g/con)...... 39
Bảng 3.3: Tỷ lệ đẻ của gà TN (%) ................................................................ 41
Bảng 3.4: Năng suất trứng, trứng giống........................................................ 44
Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu lý học của trứng ................................................... 47
Bảng 3.6: Vật chất khô, protein và caroteoid của trứng ................................ 50
Bảng 3.7: Hàm lượng carotenoid (mg/kgVCK) và tỷ lệ trứng có phôi
(%) trong giai đoạn 15 ngày đầu thí nghiệm ............................... 52
Bảng 3.8: Hàm lượng caroteoid (mg/kgVCK) và tỷ lệ trứng ấp nở (%)
trong giai đoạn 15 ngày đầu thí nghiệm ...................................... 54
Bảng 3.9: Hàm lượng caroteoid (mg/kgVCK) và tỷ lệ gà con loại
I/trứng ấp (%) trong giai đoạn 15 ngày đầu thí nghiệm............... 56
Bảng 3.10: Tỷ lệ có phôi, ấp nở, gà con loại I kể từ ngày thí nghiệm 16
trở đi........................................................................................... 57
Bảng 3.11: Tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng, trứng giống và gà con loại I ....... 59
Bảng 3.12: Chi phí thức ăn cho 10 trứng, trứng giống và gà con loại I ......... 61
Bảng 3.13: Hiệu quả kinh tế của các lô thí nghiệm....................................... 62


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Đồ thị tỷ lệ đẻ của gà ở các tuần thí nghiệm................................... 42
Hình 3.2: Biểu đồ năng suất trứng và trứng giống của các lô thí nghiệm........ 46



1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, lãnh thổ trải
dài trên nhiều vĩ độ khác nhau cho phép sản xuất nông nghiệp có thể diễn ra
quanh năm với sự phong phú về chủng loại cây trồng, vật nuôi. Nhờ vậy, việc
giải quyết lương thực, thực phẩm cho con người và thức ăn cho chăn nuôi dựa
trên nguồn nguyên liệu tại chỗ khá thuận tiện.
Hiện nay, nền kinh tế của Việt Nam cơ bản vẫn là nền kinh tế dựa trên
sản xuất nông nghiệp. Theo số liệu thống kê năm 2003, nước ta có tới 74,2%
dân số sống ở khu vực nông nghiệp và nông thôn với trên 60% lao động trực
tiếp sản xuất nông nghiệp; năng suất lao động trong nông nghiệp, việc áp
dụng các thành tựu khoa học - công nghệ, trình độ cơ khí hóa, hóa học hóa và
tự động hóa trong nông nghiệp nhìn chung còn ở mức thấp so với các nước
trong khu vực và trên thế giới. Trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, giá trị
sản phẩm của chăn nuôi mới đạt mức 22,4%; số đầu gia súc trong cả nước đạt
trên 33 triệu con, số đầu gia cầm là 254,3 triệu con, tính bình quân trên dân
số là 3,14 gia cầm/người/năm. Một bộ phận khá đông dân số nằm trong tình
trạng thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là dinh dưỡng protein. Có nhiều nguyên nhân
dẫn đến tình trạng trên, trong đó năng suất chăn nuôi thấp và giá thành sản
phẩm chăn nuôi còn quá cao so với thu nhập của đa số người dân là một trong
các nguyên nhân cơ bản.
Xuất phát từ thực tế trên, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã
có nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp phát triển chăn nuôi, như: chọn
lọc, cải tạo giống, xây dựng vùng sản xuất thức ăn, áp dụng các công nghệ
mới vào chế biến thức ăn, xây dựng chiến lược phòng, chống dịch bệnh, nâng
cao sức khỏe của vật nuôi, thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển
chăn nuôi trên cơ sở sử dụng nguyên liệu tại chỗ... Việc khai thác các nguồn



2

thức ăn tại chỗ với giá thành thấp, kết hợp giữa sản xuất thức ăn với cải tạo và
chống xói mòn cho đất là một giải pháp được Nhà nước khuyến khích và các
nhà khoa học quan tâm.
Đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của bột lá keo giậu (BLKG),
trong khẩu phần đến năng suất và chất lượng trứng. Tuy nhiên, chưa có
nghiên cứu nào so sánh ảnh hưởng của khẩu phần có cân đối năng lượng và
không cân đối năng lượng trên cùng một giống gà đẻ để biết được khẩu phần
nào đạt hiểu quả tốt hơn. Xác định được điều đó rất có ích cho sản xuất, vì
chọn lọc các kết quả nghiên cứu để ứng dụng vào sản xuất sẽ nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
Để đáp ứng yêu cầu của sản xuất, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên
cứu: “Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần có bột lá keo giậu, được và
không được cân đối năng lượng, protein đến năng suất và chất lượng trứng
của gà đẻ bố mẹ Lương Phượng”.
2. Mục đích của đề tài
- So sánh ảnh hưởng của khẩu phần bổ sung BLKG được cân đối
năng lượng, protein và không được cân đối lại năng lượng, protein đến
năng suất trứng.
- So sánh ảnh hưởng của khẩu phần có BLKG được cân đối lại năng
lượng, protein và không được cân đối lại năng lượng, protein đến một số chỉ
tiêu lý học và hóa học của trứng.
- So sánh ảnh hưởng của khẩu phần có BLKG được cân đối năng
lượng, protein và không được cân đối năng lượng, protein đến chất lượng
trứng giống.
- Đề tài góp phần thông tin hóa khoa học cho người chăn nuôi khi
lựa chọn thức ăn thích hợp cho gà, để sử dụng trong chăn nuôi gà đẻ
Lương Phượng.



Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full














×