Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn tinh thô đến một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nghé giai đoạn 6 12 tháng tuổi (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.22 KB, 77 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN HẢI

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG
CỦA THỨC ĂN TINH THÔ ĐẾN MỘT SỐ
CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA NGHÉ
GIAI ĐOẠN 6 - 12 THÁNG TUỔI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN HẢI

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG
CỦA THỨC ĂN TINH THÔ ĐẾN MỘT SỐ
CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA NGHÉ
GIAI ĐOẠN 6 - 12 THÁNG TUỔI
Chuyên ngành: CHĂN NUÔI
Mã số: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. TRẦN VĂN THĂNG


2. TS. MAI ANH KHOA

THÁI NGUYÊN - 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ để
tác giả hoàn thành luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong
luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Văn Hải


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn TS. Trần Văn
Thăng và TS. Mai Anh Khoa đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể các thầy cô giáo Phòng quản lý đào tạo Sau
đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chương trình học tập và hoàn
thành luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong nhà trường đã giảng dạy,
khuyến khích tôi trong toàn khóa học và nghiên cứu.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển
Chăn nuôi Miền núi và các anh chị cán bộ công nhân viên Trại nghiên cứu trâu
thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Miền núi đã tạo điều kiện tốt
nhất để tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái
Nguyên, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn
thành đề tài nghiên cứu.
Công trình được hoàn thành còn có sự động viên, khuyến khích của gia đình,
bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó.

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Văn Hải


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT...........................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..............................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..............................................................2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................3

1.1. Tình hình chăn nuôi trâu trên thế giới và Việt Nam ....................................3
1.1.1. Tình hình chăn nuôi trâu trên thế giới ............................................................3
1.1.2. Tình hình chăn nuôi trâu trong nước ..............................................................4
1.1.3. Tình hình chăn nuôi trâu của tỉnh Thái Nguyên.............................................4
1.1.4. Phương thức chăn nuôi trâu...........................................................................8
1.1.5. Tình hình thị trường và nhu cầu tiêu thụ thịt trâu ..........................................8
1.1.6. Công tác giống trâu .......................................................................................9
1.2. Đặc điểm sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của trâu.............11
1.2.1. Đặc điểm sinh trưởng của trâu.....................................................................11
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của trâu ...........................................17
1.3. Khả năng sản xuất thịt và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất thịt
của trâu ........................................................................................................21
1.3.1. Khả năng sản xuất thịt .................................................................................21
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sản xuất thịt của trâu ............................ 22
1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ....................................................27
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................ 27
1.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................................ 29


iv

Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........30
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................30
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu....................................................................................30
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................30
2.2. Vật liệu nghiên cứu......................................................................................... 30
2.2.1. Gia súc thí nghiệm ....................................................................................... 30
2.2.2. Thức ăn thí nghiệm ......................................................................................30
2.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................30
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................30

2.5. Phương pháp xử lý số liệu ..............................................................................35
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 36
3.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ tinh thô trong khẩu phần đến khả năng sinh trưởng
của nghé giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi............................................................ 36
3.1.1. Sinh trưởng của nghé giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi .........................................36
3.1.2. Kích thước một số chiều đo và chỉ số cấu tạo thể hình của nghé giai đoạn
6 - 12 tháng tuổi.......................................................................................... 43
3.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ tinh thô trong khẩu phần đến khả năng sử dụng thức
ăn của nghé giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi. ......................................................49
3.2.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ thức ăn tinh thô trong khẩu phần đến lượng thức ăn
và giá trị dinh dưỡng nghé thu nhận hàng ngày ...........................................49
3.2.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ thức ăn tinh thô trong khẩu phần đến tỷ lệ tiêu hóa
một số chất dinh dưỡng trong khẩu phần.....................................................52
3.2.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ thức ăn tinh thô trong khẩu phần đến khả năng tăng
khối lượng nghé .......................................................................................... 53
3.2.4. Ảnh hưởng của tỉ lệ thức ăn tinh thô trong khẩu phần đến hiệu quả sử
dụng thức ăn của nghé ................................................................................55
3.2.5. Ảnh hưởng của tỉ lệ thức ăn tinh thô đến hiệu quả kinh tế của từng
khẩu phần ...................................................................................................56


v

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................ 58
1. Kết luận.............................................................................................................58
2. Tồn tại ...............................................................................................................58
3. Đề nghị..............................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................60
PHỤ LỤC.............................................................................................................66



vi

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Cs

Cộng sự

TN

Thí nghiệm

ĐC

Lô đối chứng

TN1

Lô thí nghiệm 1

TN2

Lô thí nghiệm 2

TN3

Lô thí nghiệm 3

VN


Vòng ngực

DTC

Dài thân chéo

CV

Cao vây

CK

Cao khum

VO

Vòng ống

CSDT

Chỉ số dài thân

CSTM

Chỉ số tròn mình

CSKL

Chỉ số khối lượng


CSTX

Chỉ số to xương

VCK

Vật chất khô

CHC

Chất hữu cơ

SEM

Standard Error of Mean - Sai số của số trung bình

NLTĐ

Năng lượng trao đổi

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Số lượng đàn trâu trên thế giới ................................................................3

Bảng 1.2: Số lượng đàn trâu của Việt Nam trong những năm gần đây .....................4
Bảng 1.3: Số lượng và sản lượng trâu của tỉnh Thái Nguyên trong những năm
gần đây ...................................................................................................6
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ..........................................................................31
Bảng 2.2: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn dùng
trong thí nghiệm ...................................................................................32
Bảng 3.1: Sinh trưởng tích luỹ của nghé nuôi thí nghiệm ......................................36
Bảng 3.2: Sinh trưởng tuyệt đối của nghé nuôi thí nghiệm ....................................39
Bảng 3.3: Sinh trưởng tương đối của nghé nuôi thí nghiệm ...................................42
Bảng 3.4: Kích thước một số chiều đo của nghé qua các giai đoạn tuổi .................44
Bảng 3.5: Tăng khối lượng và kích thước một số chiều đo của nghé trong 6
tháng thí nghiệm ...................................................................................46
Bảng 3.6: Một số chỉ số cấu tạo thể hình của nghé qua các tháng tuổi ...................48
Bảng 3.7: Khả năng thu nhận thức ăn của nghé thí nghiệm/ngày ........................... 50
Bảng 3.8: Tỷ lệ tiêu hóa một số chất dinh dưỡng trong khẩu phần......................... 52
Bảng 3.9: Tăng khối lượng của nghé trong thời gian thí nghiệm............................ 54
Bảng 3.10: Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của nghé thí nghiệm..................55
Bảng 3.11: Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng ............................................57


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Biểu đồ sinh trưởng tích luỹ của nghé nuôi thí nghiệm .......................... 38
Hình 3.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của nghé nuôi thí nghiệm......................... 41
Hình 3.3: Biểu đồ sinh trưởng tương đối của nghé nuôi thí nghiệm ......................43


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trâu cung cấp hai loại thực phẩm có giá trị cao đối với con người là thịt và
sữa. Thịt trâu được xếp vào loại thịt đỏ có giá trị dinh dưỡng cao. Thịt trâu béo cung
cấp 2.558 Kcal/kg, loại trung bình là 2.080 Kcal/kg. Sữa trâu được xếp vào loại
thực phẩm cao cấp vì nó hoàn chỉnh về dinh dưỡng và rất dễ tiêu hoá. Năm 2012
toàn thế giới sản xuất 3.597.340 tấn thịt trâu và 97.417.135 tấn sữa (FAOSTAT,
2014) [8]. Trâu là gia súc nhai lại có khả năng biến thức ăn thô xanh rẻ tiền như cây
cỏ, rơm rạ, cây ngô, cây lạc, dây khoai lang… thành hàng trăm thành phần khác
nhau của thịt và sữa. Mức sống càng được cải thiện thì nhu cầu của con người về
thịt và sữa trâu càng tăng lên.
Ngoài việc cung cấp thực phẩm cho con người, sức kéo và phân bón cho
nông nghiệp, ngành chăn nuôi trâu còn sản xuất ra một số phụ phẩm mà con người
có thể khai thác sử dụng. Sừng trâu nếu được gia công chế biến cẩn thận có thể trở
thành nhiều mặt hàng mỹ nghệ khác nhau. Da trâu là nguồn nguyên liệu chủ yếu
cho các nhà máy thuộc da. Da trâu có thể dùng làm áo da, găng tay, bao súng, dây
lưng, giày, dép, cặp. Ở nhiều vùng nông thôn người ta còn dùng da trâu làm thực
phẩm. Nhờ độ dày, sức bền và khả năng uốn mềm của nó mà lông trâu thích hợp
cho việc sản xuất bàn chải mỹ nghệ và lau chùi một số máy móc quang học.
Ở một trình độ cao hơn, nếu biết đầu tư và tổ chức hợp lý trên cơ sở khoa
học thì chăn nuôi trâu sẽ giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo ra nhiều
công ăn việc làm, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất đai, tạo điều kiện làm
giàu bền vững cho nhiều hộ nông dân. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chăn
nuôi trâu càng thâm canh, quy mô chăn nuôi càng lớn và càng “hiện đại hoá” thì
mới càng có lợi về mặt kinh tế. Ý nghĩa kinh tế có được khi biết sử dụng trâu để
khai thác một cách bền vững nhất những nguồn lợi sẵn có. Bên cạnh ý nghĩa kinh tế
- xã hội như trên, trâu đã từng gắn bó với đời sống văn hoá và tâm linh của người
dân nông thôn Việt Nam cũng như nhiều nước khác.



2

Phương thức chăn nuôi trâu của dân ta là quảng canh, thức ăn cho trâu chủ
yếu là cỏ tự nhiên và các phụ phẩm nông nghiệp, các loại thức ăn trên có hàm lượng
xơ cao. Trâu được nuôi dưỡng chủ yếu là chăn thả tự do, thức ăn bổ sung ít được
chú ý đến, đặc biệt đối với nghé ở giai đoạn sau cai sữa (6 đến 12 tháng tuổi) nguồn
dinh dưỡng từ sữa mẹ đã bị cắt giảm nghé phải tự kiếm ăn, do vậy thường không
đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng, dẫn đến nghé còi cọc, chậm lớn, khả năng sản
xuất thấp. Ở giai đoạn này bộ máy tiêu hóa của nghé chưa phát triển đầy đủ, đặc
biệt dạ cỏ còn bé, bổ sung thêm thức ăn tinh cho nghé là một vấn đề cần thiết để cân
đối tỷ lệ protein/năng lượng, tạo điều kiện cho hoạt động của hệ vi sinh vật dạ cỏ,
giúp cho quá trình lên men và phân giải các chất trong dạ cỏ được tốt hơn.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của
thức ăn tinh thô đến một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nghé giai đoạn 6 - 12
tháng tuổi”.
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định được ảnh hưởng của tỷ lệ tinh thô trong khẩu phần đến tăng khối
lượng và khả năng sử dụng thức ăn của nghé giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài đã góp phần tư liệu hoá các chỉ tiêu về sinh trưởng phát dục của nghé
giai đoạn 6 đến 12 tháng tuổi.
Đưa ra được tỷ lệ thức ăn tinh thô thích hợp trong khẩu phần nuôi nghé giai
đoạn từ 6-12 tháng tuổi.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Các kết quả của đề tài luận văn có giá trị như tài liệu khoa học để tham khảo
cho giảng viên và sinh viên thuộc các ngành học liên quan và cho các nhà nghiên
cứu trong lĩnh vực chăn nuôi.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn

nuôi trâu áp dụng khẩu phần ăn có tỷ lệ tinh thô thích hợp trong chăn nuôi nghé sau
cai sữa nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng của nghé giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi.


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full














×