Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Cảm nhận đoạn thơ về ngày giỗ tổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.08 KB, 4 trang )

Cảm nhận đoạn thơ sau: “Thời gian đằng đẵng … … … Cũng biết cúi
đầu nhớ ngày giỗ Tổ”
Đề bài: Cảm nhận đoạn thơ sau:
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con dẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ


Cảm
nhận đoạn thơ sau: “Thời gian đằng đẵng … Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”

Bài làm :
Đất Nước là một đề tài lới, xuyên suốt trong văn học Việt Nam. Nhắc đến Đất Nước, người ta
thường nghĩ đến những điều thiêng liêng vĩ đại. Tuy nhiên, cũng cùng một đề tài ấy, nhà thơ
Nguyễn Khoa Điềm lại tìm cho mình một lối đí riêng. Chia sẻ về ý tưởng sáng tác của mình
,nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm từng nói: Trích từ chương V của trường ca Mặt đường khát vọng,
Đất Nước có thể coi là đoạn tho hay nhất trình bày về sự cảm nhận và lí giải của tác giả về Đất
Nước, cũng đồng thời thể hiện tu tưởng cốt lõi của bản trường ca “ Đất Nước của nhân dân”. Sau
khi đưa ra định nghĩa về Đất Nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm tập trung khám phá Đất Nước
trong thời gian đằng đẵng và không gian mênh mông:


Thời gian đằng đẵng
…………………..
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ
Như vậy Đất Nước trường tồn cùng thời gian đằng đẵng. Nhắc đến lịch sử dân tộc, Nguyễn Khoa
Điềm không nhẵc đến các triều đại như Nguyễn Trãi đã từng làm :


Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nên độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
( Bình Ngô đại cáo)
Nhà thơ cũng không nhắc đến những anh hùng lưu danh như Chế Lan Viên viết :
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sông Bạch Đằng.
Nguyễn Khoa Điềm đã có cách cảm nhận cho riêng mình. Lịch sử dân tộc được nối dài vô tận,
từ thuở khai thiên, lập địa của cha Lạc Long Quân, mẹ Âu Cơ, tiếp nối, là quá trình dựng nước
của các vua Hùng. Cùng với thời gain đằng đãng là không gian mênh mông. Đất Nước là nơi
sinh sống, lập nghiệm của bao thế hệ người Việt. Không gian ấy bắt đầu là nơi chim về, rồng ở,
nơi mẹ Âu Cơ sinh ra đồng bào ta trong bọc trăm trứng, nơi vua Hùng dựng đất Tổ ngàn năm.
Dù là sống miền ngược, miền xuôi hay trên rừng hay dưới bể, trong Nam hay ngoài Bắc đề là
con cháu một nhà của tổ tiên Lạc Long Quân, Âu Cơ gắn bó ruột thịt bao đời.
Là người Việt, chúng ta không chỉ tự hào là con Rồng, cháu Tiên mà còn tự hào về truyền thống
lâu đời của dân tộc. Bao đời nay, người Việt luôn ý thức sâu sắc việc giữ gìn, kế tục, phát huy
những truyền thống văn hóa mà cha ông để lại :
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con dẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau

Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ


Những câu thơ tự nhiên mà vô cùng xao động lòng người đem đến những nhận thức về mối liên
hệ vô cùng chặt chẽ, giữa các thế hệ người Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử. Bao đời nay,
người Việt luôn ý thức sâu sắc việc giữ gìn, kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa mà
châ ông để lại. Một trong những truyền thống văn hóa của dân tộc là đạo lí uống nước nhớ
nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hình ảnh cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ thể hiện sự thành kính,
ngưỡng vọng thiêng liêng, chạm đúng vào cội nguồn tình cảm, tự hào và khơi dậy trong tâm hồn
người Việt truyền thống Hùng Vương nhớ đến ngày giỗ Tổ. Tự hào biết bao.
Vẫn với lời triết luận, suy tưởng cùng giọng thơ trầm lắng, xâu xa, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
đã cảm nhận Đất Nước trên bề rộng lớn của không gian và thời gian đằng đẵng. Qua đó, khơi
dậy trong trái tim chúng ta về cuội nguồn, truyền thống của đân tộc. Điều đó, càng làm cho
chúng ta thêm yêu Đất Nước mình – một Đất Nước với thời gian lịch sử đằng đẵng, không gian
mênh mông và bề dày truyền thống văn hóa.



×