Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

SK xây dựng một số nội dung ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn sinh học ở trường PTDTNT THPT huyện điện biên đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.44 MB, 48 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN
TRƯỜNG PTDTNT THPT HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
BẢNG DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1

PPDH

Phương pháp dạy học

2

DH

Dạy học

3

GD

Giáo dục

4

SH


Sinh học

5

NKSH

Ngoại khóa Sinh học

6

HĐNKSH

Hoạt động ngoại khóa Sinh học

9

PTDTNT

10

THPT

Phổ thông
tộc nội trú
ĐỀdân
TÀI
Trung học phổ thông

XÂY DỰNG MỘT SỐ NỘI DUNG
NGOẠI KHÓA NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

HỌC TẬP MÔN SINH HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ
THÔNG DTNT THPT HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG

Người thực hiện: Bùi Thị Chung
Đơn vị công tác: Trường PTDTNT THPT huyện Điện Biên Đông

Điện Biên Đông, tháng 4 năm 2017
MỤC LỤC
1


Nội dung

Trang

Bảng danh mục chữ cái viết tắt..........................................................................1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................3
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.......................................................................4
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu…..........................................4
PHẦN 2. NỘI DUNG..........................................................................................6
Chương I. Cơ sở lý luận......................................................................................6
1. Cơ sở lý
thuyết...................................................................................................6
2. Cơ sở thực
tiễn...................................................................................................7
Chương II. Một số nội dung ngoại khóa sinh học............................................9
1. Thi tìm hiểu kiến thức.......................................................................................9
2. Trò chơi...........................................................................................................22
3. Tiểu phẩm........................................................................................................28

4. Giải nghĩa tục ngữ - ca
dao..............................................................................39
Chương III. Thực nghiệm.................................................................................43
PHẦN 3. KẾT QUẢ ÁP DỤNG CỦA ĐỀ TÀI...............................................47
PHẦN 4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM..............................................................48
PHẦN 5. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT.............................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................49

2


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là một trong những nhiệm vụ quan
trọng của cải cách giáo dục (GD) phổ thông, sự đổi mới toàn diện về mục tiêu,
chương trình, nội dung dạy học (DH) theo định hướng phát triển năng lực đỏi
hỏi việc đổi mới PPDH và sử dụng những PPDH hiện đại với quan điểm “thầy
thiết kế, trò thi công và quá trình dạy học là dạy cách học chứ không phải dạy
kiến thức”.
Để phát huy tính độc lập sáng tạo và đáp ứng nhu cầu mở rộng, tìm hiểu
kiến thức, cập nhật thông tin mới cho người học, bên cạnh việc đổi mới, nâng
cao hiệu quả trong dạy - học chính khóa thì đẩy mạnh ngoại khóa là một trong
những con đường thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực,
phát triển toàn diện năng lực của học sinh.
Ngoại khóa có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau ở từng
môn học, ở các cấp học.
Sinh học (SH) là môn khoa học thực nghiệm, tri thức SH ngày càng nhiều,
nội dung và thời gian học chính khóa không đáp ứng được nhu cầu của người
học, do đó ngoại khóa sinh học (NKSH) là hình thức dạy học ngoài giờ giúp bổ
sung, cập nhật kiến thức cho người học, có tác dụng hỗ trợ cho quá trình dạy học

SH nội khóa, góp phần quan trọng trong việc phát triển các năng lực của người học.
Hoạt động NKSH giúp bổ sung kiến thức cho người học thông qua các hoạt
động, đồng thời người học có thể tham gia vào các khâu của hoạt động ngoại
khóa Sinh học (HĐNKSH) từ xây dựng kế hoạch, nội dung đến triển khai và
thực hiện. Chủ động tham gia vào các khâu của hoạt động ngoại khóa như vậy
sẽ giúp học sinh phát huy được các năng lực, khả năng sáng tạo, khả năng bao
quát, tổ chức, lãnh đạo, làm việc nhóm..., đó là những yếu tố cần thiết giúp mỗi
học sinh có thể phát triển thành con người toàn diện.

3


Để HĐNKSH càng trở nên phong phú thì việc “xây dựng nội dung” đóng
vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến thành công của buổi ngoại khóa.
Nội dung có phong phú, hấp dẫn và phù hợp mới lôi cuốn người học tham gia
tích cực. Đặc biệt là do người học chủ động xây dựng.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Xây dựng một số nội
dung ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Sinh học ở trường
PTDTNT THPT huyện Điện Biên Đông”. Rất mong nhận được sự góp ý của
các đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện và được áp dụng rộng rãi hơn.
2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích
+ Xây dựng một số nội dung NKSH ( Tìm hiểu kiến thức, trò chơi, tiểu
phẩm, giải nghĩa tục ngữ - ca dao).
+ Tiến hành thử nghiệm một số nội dung.
2.2. Nhiệm vụ
Trên cơ sở mục đích đã nêu, đề tài tiến hành với các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài:
+Về lý luận: Nghiên cứu các nội dung NKSH.
+Về thực tiễn: Điều tra thực trạng việc sử dụng HĐNKSH ở một số trường THPT.

- Sưu tầm, sắp xếp các tài liệu có liên quan.
- Xây dựng một số nội dung NKSH.
- Thử nghiệm một số nội dung đã xây dựng tại trường PTDTNT THPT
huyện Điện Biên Đông.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng
Nội dung ngoại khóa môn Sinh học.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
HĐNKSH cho học sinh trường PTDTNT THPT huyện Điện Biên Đông.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Thu thập và phân loại tài liệu theo từng nội dung nghiên cứu.
4


- Nghiên cứu tài liệu và tổng hợp thông tin một cách toàn diện ở mức khái
quát sau đó sắp xếp theo một cấu trúc khoa học với kết cấu chặt chẽ, từ đó xây
dựng một lý thuyết mới hoàn chỉnh.
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra: Tìm hiểu về hoạt động ngoại khóa và hoạt động ngoại
khóa môn Sinh học ở trường Phổ thông DTNT THPT huyện Điện Biên Đông.
- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm một số nội dung
ngoại khóa đã xây dựng ở một số lớp 10, lớp 11, lớp 12 trường Phổ thông DTNT
THPT huyện Điện Biên Đông năm học 2016 - 2017.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Trao đổi ý kiến, lấy thông tin từ các
em học sinh sau các buổi ngoại khóa.

5



PHẦN 2. NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận
1. Cơ sở lý thuyết
Hứng thú trong học tập có được khi học sinh yêu thích môn học, ý thức
được tầm quan trọng của việc học. Muốn tạo sự hứng thú cho học sinh, giáo
viên cần đa dạng các phương pháp dạy học. Giáo viên dạy học sinh cách tự học,
rèn luyện các kĩ năng tư duy logic và sáng tạo, kĩ năng giải quyết vấn đề, ngoài
ra còn phải dạy học sinh cách diễn đạt bằng lời nói, kĩ năng viết, thuyết trình
trước đám đông. Để rèn kĩ năng thì phải dành thời gian để các em tự rèn luyện,
do đó phải nghĩ ra phương pháp tạo điều kiện cho các em chủ động tham gia vào
quá trình tìm kiếm, khám phá chiếm lĩnh kiến thức. Phải làm sao để các em áp
dụng nguyên tắc học thông qua hành ở mọi nơi, mọi lúc. Phải tạo cho học sinh
sự hứng thú trong học tập thông qua sinh hoạt ngoại khóa, tham quan thực tế
thiên nhiên, qua các bài giảng sinh động, luôn cho các em thấy được “ học mà
chơi, chơi mà học”. Hứng thú sẽ nảy sinh khi các em được cùng làm việc trong
một nhóm, tự mình tìm hiểu, nghiên cứu thiết kế một phần của bài học, tự mình
thuyết trình về những vấn đề đã nghiên cứu, các em sẽ ý thức được vai trò làm
chủ và sẽ tự tin hơn trong học tập.
Hoạt động ngoại khoá Sinh học theo quan niệm đổi mới phương pháp dạy
học là một hình thức tự học tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng
với thực tiễn đời sống, mở rộng, kéo dài trường suy tưởng - thẩm định về bài
học cho học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, kiểm
tra lại chất lượng dạy học trong giờ chính khoá. Hoạt động ngoại khoá Sinh học,
vì thế, vừa là hoạt động giáo dục, vừa là hoạt động trí tuệ.
Hoạt động ngoại khóa có thể tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau ở
nhiều môn học.
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm có liên quan đến nhiều bộ môn
khác và có ý nghĩa lớn trong thực tiễn. Những kiến thức mới về SH liên tục gia
tăng thêm, việc ứng dụng các thành tựu SH vào cuộc sống ngày càng nhiều,
khoa học SH đạng trên đà phát triển mạnh mẽ, đưa xã hội loài người càng tiến

6


xa hơn. Việc học tập bộ môn SH đòi hỏi quá trình học luôn gắn liền giữa “học”
với “hành”, “lý luận” gắn với “thực tiễn”. Tuy nhiên nội dung chương trình
SH nội khóa chưa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu kiến thức của người học.
Hotaj động NKSH là hình thức dạy học ngoài giờ, góp phần cung cấp, bổ sung,
nâng cao và cập nhật kiến thức SH, rèn luyện kỹ năng SH, phát huy tính độc lập,
sáng tạo, vận dụng kiến thức SH vào thực tiễn, giáo dục lòng yêu thiên nhiên,
tinh thần tập thể, rèn luyện óc thông minh, thói quen quan sát độ lập cho người học.
Để tổ chức HĐNK có hiệu quả, cần thực hiện tốt tất cả các khâu, đặc biệt
là “xây dựng nội dung”.
Nội dung NKSH phải kết hợp chặt chẽ với nội dung chương trình chính
khóa, vừa nhằm bổ sung, mở rộng kiến thức nội khóa, củng cố, vận dụng kiến
thức nội khóa trong thực tiễn, vừa có tác dụng kiểm tra đánh giá khả năng nắm
kiến thức, gây hứng thú học tập, phát huy năng lực - năng khiếu vốn có của
người tham gia. Nội dung xây dựng phải căn cứ vào hứng thú, sở thích, nguyện
vọng của người tham gia, đảm bảo tính trí tuệ, tính khoa học, tính khả thi, tính
vui nhộn, tính hấp dẫn và bổ ích.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. HĐNK ở trường phổ thông
Ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy học có tiềm năng to lớn trong
việc nâng cao hiệu quả dạy học, đặc biệt là trong tình hình đổi mới phương pháp
dạy học hiện nay. Tuy nhiên ở trường phổ thông do có nhiều lý do khác nhau
nên nhoại khóa chưa được phát huy tác dụng vốn có.
Hiện nay, ở bậc trung học ngoài thời gian học chính khóa, HĐNK được
đưa vào chương trình dạy học, được tổ chức thực hiện một cách khoa học có hệ
thống. Hiện nay trong tất cả các trường phổ thông tiết hoạt động ngoài giờ chính
khóa được tổ chức ít nhất là hai lần trong tháng theo quy định của Bộ giáo dục theo
những chủ đề nhất định thành môn học do giáo viên được phân công đảm nhiệm.

Ở trường PTDTNT THPT huyện Điện Biên Đông, ngoài thời gian trên
còn tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa cho học sinh trong thời gian ra chơi
giữa giờ, trong các tiết chào cờ, trong các buổi sinh hoạt cuối tuần...Nhằm giúp
7


các em học sinh mở rộng hiểu biết, hình thành tình cảm , niềm tin với những giá
trị tốt đẹp của con người Việt Nam trong giai đoạn mới.
Môn Sinh học do đặc điểm của bộ môn là gắn liền với thực tế thiên nhiên,
nên ngoài tiết học chính khóa, các buổi ngoại khóa được thực hiện trong lớp
học, hội trường lớn, trong sân trường còn có thể có những tiết ngoại khóa như
thăm quan thực tế, chăm sóc vườn cây, vườn rau, vệ sinh môi trường ...
2.2. Về nhu cầu tổ chức NKSH
Giáo viên nhận thấy NKSH là rất bổ ích, rất cần thiết đối với cuộc sống và
nghề nghiệp của mình đồng thời cũng hỗ trợ các em học sinh học tập tốt hơn,
hiểu biết nhiều hơn về cuộc sống, vì vậy mong muốn được tổ chức nhiều buổi
ngoại khóa cho các em học sinh. Thực tế số buổi NKSH được tổ chức trong nhà
trường còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của người học.
2.3. Về hình thức NKSH
NKSH có thể tiến hành với nhiều hình thức khác nhau như:
Trò chơi, tìm hiểu kiến thức, giải nghĩa tục ngữ - ca dao, thi đố - giải đố,
tiểu phẩm, hùng biện, giải ô chữ, trình bày một vấn đề khoa học, báo tường,
bình tranh, thi vẽ, hát, múa, bài phát thanh theo chủ đề...
2.4. Về nội dung NKSH
Nội dung NKSH được tổ chức khá phong phú, hấp dẫn, sát với nội dung
của chương trình chính khóa. Các nội dung đều do GV xây dựng, học sinh chỉ
thụ động tham gia thể hiện, do đó chưa phát huy hết năng lực, trình độ hiểu biết,
sự thông minh, sáng tạo của học sinh.
Để xây dựng nội dung đạt hiểu quả, lôi cuốn đối tượng tham gia, trước hết
cần đảm bảo yêu cầu về tính “phong phú, hấp dẫn”, “phù hợp với trình độ của

học sinh”, “bổ sung kiến thức cho học sinh”, ngoài ra cần chú ý các yêu cầu
khác như: “tính thực tiễn- thực nghiệm cao”, “sát với nội dung ngoại khóa ở
trường phổ thông”...
* Tiểu kết
Dựa trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho thấy:

8


- Có sự thống nhất giữa lý thuyết và thực tiễn về tầm quan trọng và nhu
cầu tăng thêm về thời lượng HĐNKSH.
- Trong HĐNKSH, nội dung có tác dụng quyết định đến thành công của
buổi ngoại khóa. Do đó khi xây dựng cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản về nội
dung ngoại NKSH.
Học sinh là đối tượng có điều kiện thuận lợi về thời gian, sức khỏe, năng
lực để tham gia có hiệu quả vào tất cả các khâu của HĐNK. Chủ động tham gia
HĐNK vừa là điều kiện để học sinh phát huy năng lực sở trường của mình, đồng
thời cũng là cơ hội để học sinh tích lũy kinh nghiệm sống, rèn luyện bản lĩnh
bản thân, hoàn thiện mình hơn trong cuộc sống để trở thành con người phát triển
toàn diện phục vụ cho đất nước.
Chương II: Một số nội dung ngoại khóa sinh học
1. Thi tìm hiểu kiến thức
1.1. Một só nét chung
Thi tìm hiểu kiến thức là hình thức phổ biến trong NKSH. Đây là hình
thức đòi hỏi người tham gia phải trả lời các câu hỏi và giải các bài tập liên quan
đến bộ môn SH, người tham gia phải vừa nắm chắc kiến thức SH, có kỹ năng
SH vừa phải có óc suy nghĩ sáng tạo.
Đây cũng được coi là một “trò chơi trí tuệ” giúp tăng cường sự hiểu biết
kiến thức, phát triển tư duy cho người tham gia.
Tùy thuộc vào thời gian và nội dung tổ chức của buổi NKSH mà xây

dựng câu hỏi và lồng ghép các nội dung cho phù hợp.
Đề thi có nhiều hình thức với nhiều mức độ khó dễ khác nhau :
- Dạng hỏi - đáp.
- Câu hỏi kết hợp tranh ảnh, hình vẽ...
- Câu hỏi nhiều dữ kiện.
- Câu đố
- Trắc nghiệm
Các câu hỏi - bài tập đưa cần đảm bảo có cả loại câu hỏi yêu cầu suy nghĩ, câu
hỏi yêu cầu trí nhớ, câu hỏi về kĩ năng câu hỏi về sự nhanh trí, sáng tạo, thông minh...
9


Trong mỗi phần chơi, sau mỗi câu hỏi sẽ có câu trả lời tứ phía người chơi
và từ ban tổ chức để có sự đối chiếu, kiểm tra kết quả là đúng hay sai, đồng thời
nắm thêm các kiến thức cần thiết.
Phần thi tìm hiểu kiến thức có thể tổ chức dưới dạng các cuộc thi như:
Đường lên đỉnh Olympia, Hành trình đến với thành công, Chuông vàng sinh
học......Tùy theo đối tượng học sinh là lớp 10, lớp 11 hay lớp 12 mà lựa chọn các
nội dung, các câu hỏi cho phù hợp.
1.2. Nội dung
1.2.1. Đề thi dạng hỏi đáp
(1).Vì sao dạ dày không tự tiêu hoá chính mình?
Nguyên là dạ dày còn có thể tiết ra một chất nhầy ở dạng keo đặc quánh,
có độ dính kết rất lớn. Nó tạo nên trên mặt trong của dạ dày một lớp niêm mạc
rất kiên cố, có thể bảo vệ bề mặt dạ dày không bị những thức ăn cứng gây tổn
thương. Do có tính kiềm yếu nên chất nhầy có thể ngăn cản axit và men
anbumin xâm thực niêm mạc. Ngoài ra, các tế bào trên vách dạ dày luôn luôn
được đổi mới. Lớp cũ bong ra thì lớp mới sẽ lập tức thay thế. Theo tính toán,
mỗi phút có khoảng 500.000 tế bào vách dạ dày rơi rụng đi, cứ ba ngày thì các tế
bào vách dạ dày được thay thế một lần. Vì vậy, dù vách trong của dạ dày có bị tổ

thương, nó cũng sẽ được kịp thời khôi phục.
(2).Vì sao người ta hắt xì hơi?
Ở lớp niêm mạc mũi có rất nhiều tế bào nhạy cảm, khi bị kích thích, các tế
bào này lập tức truyền tín hiệu thông báo cho bộ não, bộ não phân tích, rồi điều
khiển luồng không khí từ phổi thổi mạnh ra ngoài, đó chính là hắt xì hơi. Khi hắt
xì hơi, chúng ta vô tình góp phần lan truyền vi khuẩn, do vậy để tránh làm ảnh
hưởng đến người khác, cần dùng khăn che lấy mũi, miệng khi hắt xì hơi.
(3). Loài cây nào cao nhất thế giới?
Loài cây cao nhất thế giới là cây
Sequoia sempervirens trong họ Bách xanh -

10

Hình 1


Cupressaceae. Cây này đường kính thân đạt tới 8m (26ft) và cao hơn người anh em
của nó nhiều, chiều cao tới 115,5m (397,1ft).
(4).Vì sao lưỡi biết phân biệt các vị?
Lưỡi cảm nhận được vị giác là do có các chồi vị giác. Chồi vị giác nằm
trên lưỡi, nhiều nhất là ở phần đầu lưỡi và hai bên cạnh lưỡi. Mỗi người trung
bình có khoảng trên 10 ngàn chồi vị giác, dó các tế bào vị giác tạo nên. Khi thức
ăn đi vào khoang miệng, được chúng ta nhai, mùi vị của thức ăn sẽ quện vào
trong nước bọt, gây kích thích tế bào vị giác, tạo nên các xung động thần kinh,
các xung động thần kinh này lại được truyền vào trung khu vị giác trên vỏ não,
từ đó hình thành nên cảm nhận vị giác.
(5). Loài hoa nào lớn nhất thế giới?
Loài hoa lớn nhất thế giới: thuộc về
hoa Địa nhãn, có tên khoa học là Rafflesia
arnoldii, có đường kính lên tới 1,5m, có chu

vi khoảng 3-4m và nặng tới 10-12 kg.
Chúng sống trong các khu rừng nhiệt đới ở
Sumatra và Borneo thuộc khu vực Đông
Nam Á. Gọi là Địa nhãn vì hầu hết các loài

Hình 2

Rafflesia đều ký sinh trên rễ của các loài thuộc họ Nho (Vitaceae), không có rễ
và lá, hoa của chúng mọc chồi lên sát đất và nở ra, trông giống những con mắt
(do phần các hoa bên trong cụm hoa tụ lại trong khi phần bên ngoài leo ra, giống
như đồng tử và nhãn cầu) trên đất, do đó có tên là Địa nhãn.
(6). Loài cá nào lớn nhất thế giới?
Cá voi xanh là loài động vật có vú
sống ở biển thuộc phân bộ của cá voi tấm
sừng. Với chiều dài khoảng 25 - 27 m (con
cá voi xanh dài nhất được biết đến hiện
nay dài 33,5m) và trọng lượng khoảng 210
tấn hoặc có thể hơn. Lưỡi của cá voi xanh
nặng khoảng 2,7 tấn, tương đương kích
11

Hình 3


thước trung bình của một con voi châu Á và trái tim của nó nặng khoảng 600 kg,
lớn
nhất trong các loài động vật được biết đến. Không những quả tim có kích cỡ
tương tự như một chiếc xe mini cooper mà trọng lượng cũng vậy.
(7). Tại sao trẻ sơ sinh mới chào đời lại khóc?
Khi mới chào đời, buồng phổi của bé thay đổi trạng thái từ thể rắn

(cuộn tròn thành một khối ở tư thế nằm của bé trong bụng mẹ) thành ra
thể hơi (bắt đầu chứa khí). Việc khóc của bé thật ra là các luồng khí
ra/vào phổi liên tục với tốc độ nhanh, giúp phổi mau chóng thích ứng
với hoạt động hô hấp. Không khí đi qua thanh quản của bé (lúc đó còn
ở trạng thái gập lại như trong bụng mẹ) và tạo ra tiếng khóc. Thực chất,
đó chính là bé đang thở. Y học gọi tình trạng này là "khóc giả". Nếu bạn
để ý kỹ thì sẽ thấy bé khóc rất to, nhưng không có tí nước mắt nào. Bé nào
không khóc khi sinh thì có thể đã bị ngạt, một triệu chứng đáng lo ngại.
(8). Vì sao nói Môi trường trái đất là nơi lưu trữ và cung cấp thông
tin cho con người?
Môi trường trái đất được coi là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con
người bởi vì chính môi trường trái đất là nơi:
- Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vật
chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người.
- Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất báo động
sớm các nguy hiểm đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như các phản
ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xẩy ra các tai biến thiên nhiên và hiện
tượng thiên nhiên đặc biệt như bão, động đất, v.v.
- Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các loài
động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp và cảnh quan có
giá trị thẩm mỹ, tôn giáo và văn hóa khác.
(9). Hiệu ứng nhà kính là gì?
Nhiệt độ bề mặt trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng mặt
trời đến bề mặt trái đất và năng lượng bức xạ của trái đất vào khoảng không gian
12


giữa các hành tinh. Năng lượng mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng
xuyên qua cửa sổ khí quyển. Trong khi đó, bức xạ của trái đất với nhiệt độ bề
mặt trung bình +16oC là sóng dài có năng lượng thấp, dễ dàng bị khí quyển giữ

lại. Các tác nhân gây ra sự hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển là khí CO 2,
bụi, hơi nước, khí mêtan, khí CFC v.v..."Kết quả của sự của sự trao đổi không
cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự
gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế
tương tự như nhà kính trồng cây và được gọi là Hiệu ứng nhà kính".
(10). Ô nhiễm không khí là gì?
Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan
trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự
toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi).
(11). Tầng Ozon là gì?
Khí Ozon gồm 3 nguyên tử oxy (O3). Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu
với ranh giới trên dao động trong khoảng độ cao 50 km. Ở độ cao khoảng 25 km
trong tầng bình lưu tồn tại một lớp không khí giàu khí Ozon (O 3) thường được
gọi là tầng Ozon. Hàm lượng khí Ozon trong không khí rất thấp, chiếm một
phần triệu, chỉ ở độ cao 25 - 30 km, khí Ozon mới đậm đặc hơn (chiếm tỉ lệ
1/100.000 trong khí quyển). Người ta gọi tầng khí quyển ở độ cao này là tầng Ozon.
Nếu tầng Ozon bị thủng, một lượng lớn tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng xuống
Trái đất. Con người sống trên Trái đất sẽ mắc bệnh ung thư da, thực vật không
chịu nổi nhiều tia tử ngoại chiếu vào sẽ bị mất dần khả năng miễn dịch, các sinh
vật dưới biển bị tổn thương và chết dần. Bởi vậy các nước trên thế giới đều rất
lo sợ trước hiện tượng thủng tầng Ozon.
(12). Nước uống thế nào là sạch ?
Nước uống sạch là nước không có màu, mùi vị khác thường gây khó chịu
cho người uống, không có các chất tan và không tan độc hại cho con người,
không có các vi khuẩn gây bệnh và không gây tác động xấu cho sức khoẻ người
sử dụng trước mắt cũng như lâu dài.
1.2.2. Đề thi dạng câu đố
13



(13). Cổ cao cao, cẳng cao cao
Chân đen cánh trắng ra vào đồng xanh
Cảnh quê thêm đẹp bức tranh
Sao đành chịu tiếng ma lanh nhử mồi?
ĐA: Con cò
(14). Mình vàng mặc áo mã tiên
Ngày năm bảy mối tối ngủ riêng một mình
ĐA: Con gà trống
(15). Con gì không chân mà leo núi?
ĐA: Con rắn
(16). Chỉ bằng hạt quýt dưới đít ngậm châu
ĐA: Con đom đóm
(17). Con gì đi dọc lại thành đi ngang?
ĐA: Con cua
(18). Cái gì mà đi thì nằm, đứng cũng nằm, nhưng nằm lại đứng?
ĐA: Bàn chân
(19). Con đường dài nhất là đường nào?
ĐA: Đường đời
(20). Con gì đập thì sống, không đập thì chết?
ĐA: Con tim
(21). Bỏ ngoài nướng trong, ăn ngoài bỏ trong là gì?
ĐA: Bắp ngô
(22). Giữa lưng trời có vũng nước trong
Cá lòng tong lội không tới, con ong chẳng vào?
ĐA: Trái dừa
(23). Da cóc mà bọ bột lọc
Bột lọc mà bọc hòn than
ĐA: Quả nhãn
(24). Con gì không gáy ò ó o mà người ta vẫn gọi là gà?


14


ĐA: Gà con và gà mái
(25). 2 người: 1 lớn, 1 bé đi lên đỉnh một quả núi. Người bé là con của người
lớn, nhưng người lớn lại không phải cha của người bé, hỏi người lớn là ai?
ĐA: Mẹ
1.2.3. Đề thi dạng câu hỏi ba dữ kiện
Trong khi sử dụng đề thi này người trả lời được ở dữ kiện thứ nhất sẽ được
nhiều điểm nhất và ở dữ kiện thứ ba sẽ được ít điểm nhất. Các dữ kiện được đưa ra lần
lượt từ khó đến dễ, để người chơi từ các dữ kiện đó đưa ra câu trả lời.s
Một số ví dụ về câu hỏi ba dữ kiện:
(28). Ông là ai?
1. Ông sinh ngày 22 tháng 7 năm 1822 trong một gia đình nông dân nghèo
tại vùng Mooravia thuộc cộng hòa Séc.
2. Ông là một học sinh xuất sắc, một linh mục bất đắc dĩ, một nhà khoa
học đi trước thời đại.
3. Ông được coi là cha đẻ của Di truyền học.
ĐA: Menđen
(29). Đây là con gì?
1. Thuộc lớp côn trùng, bộ 2 cánh và chúng rất thích mùi lên men của các
hũ dưa, cà đặc biệt là những trái cây chín như chuối, cam, chanh...
2. Được dùng làm sinh vật mô hình cho các nhà di truyền học.
3. Sinh sản nhanh, vòng đời ngắn, có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8.
ĐA: Ruồi giấm
(30). Đây là cây gì?
1. Nó được dùng làm thuốc hút, thuốc nhai, thuốc hít, thuốc uống. Vở
thân cây dùng làm sợi bện thừng, hạt dùng làm thuốc, thức ăn và ép lấy dầu, hoa
và lá dùng làm thuốc an thần.
2. Trong hoa cái có nhiều hoạt chất có hoạt tính sinh học mạnh và gây nghiện.

3. Có tác dụng kich thích và gây ảo giác, được mệnh danh là “cha thuốc phiện”.
ĐA: Cây cần sa, cần sa là cha thuốc phiện
(31). Đây là chất gì?
15


1. Năm 1890 ở Mỹ có 195 người chết vì ngộ độc chất này.
2. Có tác dụng kích thích thần kinh trung ương và gây nghiện.
3. Là hoạt chất chính của cây côca với tỷ lệ 0,3 – 1%.
ĐA: Côcain
(32). Tên thí nghiệm này là?
1. Thí nghiệm được tiến hành trên cây thuốc lá.
2. Thí nghiệm được Ivanôpxki tiến hành năm 1892.
3. Nhờ thí nghiệm này mà người ta tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh đốm
thuốc lá ở thực vật.
ĐA: Thí nghiệm về virut
(33). Tên của virut này là gì?
1. Bệnh do virut này gây ra được lây truyền qua muỗi vằn đốt là chủ yếu,
ngoài ra còn lây truyền qua đường tình dục, mang thai, đường máu, qua chất dịch.
2. Virut được phát hiện ra vào năm 1947 từ khỉ Macaca mulatta của
Uganda và vào năm 1968 được phát hiện trên con người ở Nigeria.
3. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố virut này là nguyên nhân của
hai hội chứng rối loạn thần kinh. Đó là gây teo não ở trẻ sơ sinh và hội chứng
làm tê liệt hệ thần kinh ở người lớn.
ĐA : Virut Zika
1.2.4. Đề thi dạng trắc nghiệm
- Trắc nghiệm đúng - sai : trước mỗi câu dẫn xác định (thường không phải
là câu hỏi), người chơi trả lời câu đó là đúng (Đ) hay sai ( S).
(35). Cơ quan chuyên trách hô hấp ở thực vật là lá cây.
ĐA : Sai .Thực vật không có cơ quan chuyên trách hô hấp.

(36). Ngâm tế bào hồng cầu người vào dung dịch nhược trương, tế bào trương lên và
vỡ.
ĐA : Đúng
(37). Cấu trúc thành tế bào chỉ có ở tế bào thực vật và tế bào vi khuẩn.
ĐA : Sai S. Có ở thực vật, vi khuẩn, nấm
(38). Khả năng cảm ứng kích thích chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh.
16


ĐA : Sai. Có ở sinh vật có hệ thần kinh và không có hệ thần kinh
(39). Phôtpholipit là loại lipit cấu tạo nên màng sinh chất.
ĐA : Đúng
(40). Chim Đà Điểu bay chậm nhất trong các loài chim.
ĐA : Sai S. Đà Điểu không biết bay
- Trắc nghiệm nhiều lựa chọn : mỗi câu hỏi có 4 phương án trả lời, trong
đó chỉ có một phương án đúng :
(41). Có thể xác định tuổi cây thân gỗ dựa vào cấu trúc nào sau đây?
A. vòng năm.

B. tầng sinh mạch.

C. tầng sinh vỏ.

D. các tia gỗ.

(42). Ở thực vật, hoocmôn có vai trò thúc quả chóng chín là
A. axit abxixic.

B. xitôkinin.


C. êtilen.

D. auxin.

(43). Những sinh vật nào sau đây phát triển qua biến thái hoàn toàn?
A. Ong, bọ xít.

B. Cá chép, khỉ.

C. Bọ ngựa, cào cào.

D. Ve sầu, muỗi.

(44). Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào không xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào vi khuẩn

B. Tế bào động vật

C. Tế bào thực vật

D. Tế bào nấm

(45). Hoá chất nào sau đây có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật?
A. Prôtêin

B. Pôlisaccarit

C. Mônôsaccarit

D. Phênol


(46). Sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng xảy ra vào
kỳ nào của giảm phân?
A. đầu I.

B. giữa I.

C. sau I.

D. đầu II.

(47). Bò sát khổng lồ chiếm ưu thế ở kỉ nào của đại Trung sinh?
A. Kỉ Phấn trắng

B. Kỉ Jura

C. Tam điệp

D. Đêvôn

(48). Loài người ngày nay khó biến thành các loài khác do nguyên nhân nào sau đây?
A. con người không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
B. con người hiện đại đã phát triển toàn diện.
C. giữa các quần thể người hiện nay gần như không có cơ chế cách li.
D. người hiện đại đã ở bậc thang tiến hoá cao nhất.
(49). Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?
17


A. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây.

B. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo.
C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.
D. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng.
(50). Vi khuẩn Rhizobium sống trong nốt sần của rễ cây họ Đậu thuộc mối quan
hệ nào trong quần xã?
A. Cộng sinh.

B. Cạnh tranh.

C. Hội sinh.

D. Hợp tác.

- Trắc nghiệm ghép đôi:
(51). Xác định tên động vật thuộc các kiểu sinh trưởng và phát triển tương ứng?
Kiểu sinh trưởng và phát triển
1. Biến thái hoàn toàn

Tên động vật
A. Châu chấu

Trả lời
1.

2.Biến thái không hoàn toàn

B. Sư tử

2.


3. Không biến thái

C. Ếch

3.

D. Ca voi
E. Bọ ngựa
ĐA: 1.C, G

G. Muỗi
2. A, E

3. B, D

(52). Ghép một ý ở cột A với một ý ở cột B để được đáp án đúng về các mối quan
hệ trong quần xã?

Quan hệ (A)
1. Cộng sinh

Đặc điểm (B)
A. Một loài sống bình thường nhưng vô tình gây

2. Hợp tác

hại cho các loài khác (chất tiết độc)
B. Các loài cạnh tranh nhau về nguồn sống, ko

3. Hội sinh


gian sống→ các loài đều bị ảnh hưởng bất lợi
C. Một loài sống nhờ trên cơ thể loài khác, lấy

4. Cạnh tranh

các chất nuôi cơ thể từ loài đó
D. Hai loài cùng có lợi khi sống chung, nhất thiết

5. Kí sinh
6. ức chế - cảm

phải có→ tách riêng cả 2 đều có hại
E. Một loài sử dụng loài khác làm thức ăn
F. Hai loài cùng có lợi khi sống chung, nhưng ko

nhiễm
7. Sinh vật này

nhất thiết phải có
G. Khi sống chung 1 loài có lợi, loài kia ko có

ăn sinh vật khác

lợi cũng ko có hại
18

Đáp án
1.......
2.......

3.......
4.......
5.......
6.......
7.......


ĐA: 1. D

2. F

3. G

4. B

5.C

6. A

7. E

(53). Hãy ghép một ý ở cột (B) với một ý ở cột (A) sao cho phù hợp và điền vào cột (C)
Hoocmon(A)
1. Auxin
2. Giberelin
3. Xitokinin
4. Etilen
5. Axit Abxixic

Tác dụng sinh lí (B)

A. Kích thích sinh trưởng chiều cao cây
B.Thúc quả chóng chín
C. Kích thích ra rễ ở cành giâm
D. Kích thích trạng thái ngủ của hạt
E. Kích thích sự phân hóa chồi ở mô callus
ĐA: 1. C

2. A

3. E

4. B

Kết quả (C)
1.....................
2.....................
3......................
4......................
5......................

5.D

1.2.5. Đề thi dạng câu hỏi kết hợp sơ đồ, tranh ảnh, hình vẽ
(54). Cấu trúc tế bào thực vật khác tế bào động vật như thế nào?

Trung thể

Nhân

Lizôxôm


Lưới nội chất
Bộ
máy
gôngi

Không bào
Tế bào chất
Ty thể

Lizôxôm

Bộ
máy
gôngi

Thành Xenlulôzơ
Màng sinh
chất

Lục lạp
TẾ BÀO
THỰC VẬT

Hình 1. Cấu trúc tế bào nhân thực

ĐA: + Tế bào thực vật có: thành xenlulôzơ, không bào và lục lạp.
+ Tế bào động vật có: Trung thể, lizôxôm

(55). Hoàn thành hình vẽ sau bằng các chú thích cho các số từ 1 đến 3

19

TẾ BÀO
ĐỘNG VẬT


Hình 2. Sinh trưởng sơ cấp của thân
Đáp án:
1
Lá mầm

2
Mô phân sinh đỉnh cành

3
Mô phân sinh chồi nách

(56). Hoàn thành hình vẽ sau bằng các chú thích cho các số từ 1 đến 3
1

2
3

Hình 3. Cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể
Đáp án:
1
ADN

2
Nuclêôxôm


(57). Cho sơ đồ sau:

20

3
Sợi nhiễm sắc


Thí nghiệm nào (A, B hay C) phát hiện hô hấp thải khí CO2?
ĐA: Thí nghiệm A
(58). Đây là sơ đồ mô tả quá trình nào?
H2O
C,D
Pha sáng
E,F

B
Pha tối
C6H12O6

A

ĐA: Quang hợp
1.3. Hướng dẫn sử dụng
Ví dụ 1: “Đường lên đỉnh Olympia” : Bao gồm có bốn phần thi
“ Khởi động – Vượt chướng ngại vật – Tăng tốc – Về đích”
(1) Khởi động.
Phần thi này có thể sử dụng các câu hỏi trả lời nhanh ( đề thi phần hỏi –
đáp, câu đố, trắc nghiệm đúng – sai , nhiều lựa chọn), trong thời gian nhất định

người chơi phải trả lời một lượng câu hỏi nhất định, mỗi câu trả lời đúng được
số điểm theo quy định chung.
(2) Vượt chướng ngại vật.
Phần thi này có thể sử dụng các câu dạng hỏi – đáp phức tạp ( tức câu trả
lời cần có sự giải thích), câu hỏi ba dữ kiện, trắc nghiệm đúng – sai, câu hỏi
ghép đôi, câu hỏi hình ảnh.
(3) Tăng tốc.
Phần thi này có thể sử dụng các câu dạng câu hỏi ba dữ kiện, trắc nghiệm
nhiều lựa chọn, trắc nghiệm đúng – sai, câu hỏi ghép đôi.
(4) Về đích.
21


Phần thi này thường sử dụng các câu hỏi khó đòi hỏi tính suy luận cao
hơn. Có thể sử dụng dạng hỏi đáp phức tạp, câu hỏi ba dữ kiện, câu hỏi kết hợp
sơ đồ, tranh ảnh...
Ví dụ 2: Thi tìm hiểu kiến thức với ba phần thi:
“ Hỏi đáp – trắc nghiệm – câu hỏi ba dữ kiện”
(1). Hỏi – đáp:
- Trong phần thi này người chơi hay đội chơi sẽ lựa chọn mảng kiến thức
được thể hiện như bảng sau:
Thực vật
Tiến hóa
Động vật
Sinh thái
Người
Di truyền
Sinh lí
Vi sinh vật
- Tùy theo lựa chọn của đội chơi mà ban tổ chức đưa đúng câu hỏi theo

mảng kiến thức.
- Các câu hỏi có độ khó tương đương nhau tùy thuộc mảng kiến thức.
Phần này chỉ sử dụng các câu hỏi dạng hỏi đáp.
- Mỗi đội chơi sẽ có lượt lựa chọn tương đương với mảng kiến thức khác
nhau ( Số lượt lựa chọn tùy theo đội thi cho phù hợp)
(2) Trắc nghiệm
- Trong phần thi này các đội sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi trăc nghiệm
theo thứ tự: nhiều lựa chọn - đúng sai - câu ghép đôi.
(3) Câu hỏi ba dữ kiện
- Mỗi đội chơi lựa chọn câu hỏi ba dữ kiện theo bảng sau:
Ông là ai?
Thí nghiệm?
Chất gì?
Virut nào?
Con gì?
Cây gì?
Dựa vào lựa chọn của đội chơi mà đư ra câu hỏi đúng thể loại. Mỗi dữ
kiện có số điểm theo quy định của ban tổ chức
2. Trò chơi
Trong HĐNKSH, trò chơi Sinh học có tác dụng mở rộng, nâng cao hiểu
biết Sinh học và các kỹ năng hoạt động của người tham gia. Tổ chức tốt trò chơi
vừa phát huy sự nhanh trí, sáng tạo, vừa rèn luyện tính tự lập và tinh thần tập

22


thể, giúp nâng cao hứng thú học tập, niềm tin và tình cảm của người học, học sinh đối
với môn học, đồng thời giúp tăng tính vui nhộn, hấp dẫn của buổi NKSH.
Đề tài xây dựng một số trò chơi sinh học để phục vụ cho các học sinh lớp 10,
lớp 11, lớp 12. Thông qua trò chơi có thể nắm trắc kiến thức về sinh học như: trò chơi

“Liên kết gen” giúp các em học sinh lớp 12 hiểu biết được cách sắp xếp của các gen
trên nhiễm sắc thể từ đó có thể biết được cách làm các bài toán liên quan, trò chơi
“Bào quan làm việc” giúp các em học sinh lớp 10 hiểu rõ cấu trúc và chức năng của
từng bào quan trong tế bào...
Tuy nhiên có thể áp dụng linh hoạt các trò chơi cho từng khối lớp bằng cách
thay thế luật chơi như thay trò “Liên kết gen” bằng trò các nucleôtit liên kết để hình
thành nên axit min, hình thành lên các gen, các loại ARN có số lượng nucleôtit khác
nhau hoặc bằng trò khác...
2.1. Liên kết gen
- Địa điểm: Trong hội trường, lớp học.
- Số lượng người chơi: chơi tập thể ( 30 - 40 người).
- Mục đích trò chơi: phản xạ nhanh với tín hiệu, rèn luyện cơ bắp, tinh
thần đoàn kết, không khí vui nhộn.
- Cách chơi: Mỗi người chơi là một “gen” , nam là gen trội, nữ là gen
lặn, một chân là một nhiễm sắ thể. Người chơi xếp thành vòng tròn chạy ( hoặc
đi nhanh). Khi người chơi đang chạy vòng tròn theo tiếng vỗ tay của quản trò
( một tiếng chậy xuôi, hai tiếng chạy ngược lại). Nếu nghe hiệu lệnh về liên kết
gen bao nhiêu, trên bao nhiêu nhiễm sắc thể thì người chơi phải thực hiện theo.
Ví dụ: Quản trò hô “hai gen liên kết” hoặc “ba gen liên kết”... thì hai hoặc
ba người chụm lại vơi nhau, nếu hô “hai gen trên một nhiễm sắc thể” thì hai
người chỉ đứng một chân, nếu hô “hai gen trội, một gen lặn liên kết” thì nhóm đó phải
có hai nam, một nữ.
- Luật chơi:
+ Ban đầu quản trò quy ước: mỗi người chơi là một “gen” , nam là gen
trội, nữ là gen lặn, một chân là một nhiễm sắ thể.

23


+ Quản trò hô hiệu lệnh như thế nào, người chơi thực hiện theo, nếu ai không

liên kết đúng thì bị phạt, nhóm liên kết không thực hiện đúng cũng sẽ bị phạt.
+ Hình phạt: Nhảy lò cò xung quang vòng tròn, hay hát, múa tùy quản trò đưa.
Chú ý: Có thể chuyển thành trò chơi các nuclêôtit liên kết, chỉ thay đổi
tên, hình thức tương tự trên.
2.2. Tìm đồng loại
- Địa điểm: Trong hội trường, ngoài sân.
- Số lượng người chơi: chơi tập thể ( 15 - 20 người hoặc nhiều hơn).
- Mục đích trò chơi: rèn luyện khả năng định hướng theo âm thanh.
- Cách chơi:
+ Chia số người chơi thành ba hoặc bốn nhóm
+ Quy ước mỗi nhóm đóng vai một con vật: chó, mèo, gà, dê...
+ Tất cả đều bị bịt mắt và đứng lẫn vào nhau ( trừ quản trò).
Khi quản trò hô bắt đầu thì tất cả người chơi phải kêu tiếng con vật mà
nhóm được đóng vai ( ví dụ: meo meo, gâu gâu, be be, ò ó o...).
Trong vòng 3 - 5 phút ( tùy teo thời gian quy định ban đầu) các con vật
phải dự vào tiếng kêu của đồng loại tìm đến nhau, cầm tay nhau tạo thành vòng tròn.
- Luật chơi:
+ Các con vật chỉ đi trong phạm vi chơi.
+ Các con vật kêu to để đánh lạc hướng các con khác.
+ Sau thời gian quy định nhóm nào tìm đủ đồng loại của mình sẽ thắng,
nhóm nào chưa đủ động loại sẽ bị phạt.
Chú ý: Nếu đông người chơi có thể chọn ra số lượng người chơi nhất
định, những người còn lại đứng thành vòng tròn rộng để làm ranh giới khu vực
chơi, vừa đứng vừa vỗ tay đánh lạc hướng, cũng có thể hướng dẫn người chơi
tìm đến nhau bằng cách nói thêm vào để thêm phần hứng thú.
2.3. Tìm đúng con mồi
- Địa điểm: Trong hội trường, ngoài sân.
- Số lượng người chơi: chơi tập thể .

24



- Mục đích trò chơi: rèn luyện khả năng định vị, phán đoán chính xác nhờ
thính giác, khả năng di chuyển nhanh, khả năng chạy trốn và tìm kiếm .
- Cách chơi:
Người chơi đứng thành vòng tròn, chọn ra 3 - 5 cặp vật dữ - con mồi, vật
dữ nào đi với con mồi ấy. Sau đó bịt mắt cả vật dữ và con mồi lại rồi cho đứng
thành từng cặp quay lưng vào nhau, khi quản trò hô thì con mồi phải nhanh
chóng chạy thật xa vật dữ.
Người xung quanh vỗ tay để đánh lạc hướng vật dữ. Con mồi khi chạy
phải liên tục phát ra tín hiệu đã được quy định.
Ví dụ: Cặp cáo - gà, gà liên tục kêu “ cục ta, cục tác”.
Cặp chim sẻ - sâu, sâu liên tục thổi còi làm tín hiệu.
- Luật chơi: Vật dữ căn cứ vào tín hiệu tiến lại bắt con mồi, vật dữ phải
bắt đúng con mồi của mình thì mới được bỏ khăn bịt mắt ra, nếu bắt nhầm mồi
thì phải bỏ ngay ra và đi tìm con mồi của mình. Con mồi khi bắt phải phát ra tín
hiệu của mình để vật dữ xác định là bắt đúng hay bắt sai. Con mồi bị bắt lại trở
thành vật dữ trong lượt chơi sau, có thể thay nhóm người đã chơi bằng nhóm
người khác.
2.4. Bào quan làm việc
- Địa điểm: Trong hội trường, ngoài sân.
- Số lượng người chơi: chơi tập thể ( 5 - 10 người).
- Mục đích trò chơi: rèn luyện khả năng định vị, phán đoán chính xác nhờ
thính giác, khả năng di chuyển nhanh.
- Cách chơi: Vẽ một vòng tròn trên sân và chia thành các múi, mỗi núi là
một bào quan, ở giữa có một vòng tròn nhỏ hơn ghi chữ “Stop”. Mỗi người đặt
một chân vào một “bào quan” tư thế chạy ra xa vòng tròn. Số lượng bào quan
tùy thuộc số người chơi. Một bào quan sẽ gọi tên hoặc chức năng của một bào
quan bất kì và các bào quan sẽ nhanh chóng chạy xa vòng tròn, bào quan được
gọi sẽ chạy vào vòng tròn “Stop”.

- Luật chơi:

25


×