Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Pháp luật bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.65 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LUYỆN THỊ THÙY NHUNG

PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Duyên Thủy

HÀ NỘI - 2013


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô
trường Đại học Luật Hà Nội, khoa Sau đại học đã giúp đỡ em trong thời gian học
tập tại trường, để em hoàn thành khóa học.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Vũ Thị Duyên Thủy người đã tận
tình hướng dẫn em trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.
Do còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế và thời
gian nghiên cứu đề tài cũng chưa nhiều nên luận văn của em không tránh khỏi
những thiếu sót, khuyết điểm vì vậy em rất kính mong nhận được sự nhận xét,
đóng góp ý kiến của các thầy, cô để luận văn của em được hoàn thiện và chất


lượng hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2013
Học viên

Luyện Thị Thùy Nhung


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

KCN

: Khu công nghiệp

ĐTM

: Báo cáo đánh giá tác động môi trường

CTRTT

: Chất thải rắn thông thường

CTNH

: Chất thải nguy hại


MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................1
CHƯƠNG 1.KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU
CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG
NGHIỆP............................................................................................................... 6
1.1. KHÁI QUÁT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP............ 6
1.1.1. Khu công nghiệp .................................................................................... 6
1.1.2. Bảo vệ môi trường khu công nghiệp ....................................................... 6
1.1.3. Thực trạng bảo vệ môi trường khu công nghiệp ..................................... 6
1.2. PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP..................13
1.2.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ môi trường khu công nghiệp ..................... 13
1.2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật bảo vệ môi trường khu công nghiệp..... 15
1.2.3. Vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường khu công nghiệp .......... 17
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU
CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY...................................................23
2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI
ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP..................23
2.1.1. Các quy định về bảo vệ môi trường trong việc lập quy hoạch xây dựng
khu công nghiệp ............................................................................................. 23
2.1.2. Các quy định về bảo vệ môi trường trong thiết kế hạ tầng kỹ thuật khu
công nghiệp. ................................................................................................... 27
2.2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI
ĐOẠN TRIỂN KHAI THI CÔNG XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP...........31
2.3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI
ĐOẠN HOẠT ĐỘNG KHU CÔNG NGHIỆP.....................................................33
2.3.1. Điều kiện để được tiếp nhận hoạt động trong khu công nghiệp. .......... 34
2.3.2. Quy định về quản lý chất thải tại khu công nghiệp ............................... 35


2.3.3. Quy định về quan trắc môi trường và ứng phó sự cố môi trường trong
hoạt động tại khu công nghiệp ....................................................................... 44

2.4. Trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường khu công nghiệp ... 47
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM......55
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
KHU CÔNG NGHIỆP........................................................................................55
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường khu công nghiệp phải đảm bảo
phát triển bền vững. ....................................................................................... 55
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường khu công nghiệp phải đảm bảo
sự đồng bộ của hệ thống pháp luật môi trường .............................................. 56
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường khu công nghiệp phải đáp ứng
yêu cầu hội nhập kinh tế, quốc tế và hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường57
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM................................................58
3.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong giai đoạn
chuẩn bị đầu tư xây dựng và triển khai thi công xây dựng khu công nghiệp. .. 58
3.2.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong giai đoạn
hoạt động của khu công nghiệp. ..................................................................... 59
3.2.3. Hoàn thiện quy định về trách nhiệm quản lý của Nhà nước về bảo vệ môi
trường khu công nghiệp. ................................................................................ 63
3.2.4. Ban hành quy định về xây dựng khu công nghiệp sinh thái ................... 65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................ 69
KẾT LUẬN .........................................................................................................70


1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trải qua hơn hai mươi năm xây dựng và phát triển, các khu công nghiệp
đã có đóng góp quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo động

lực cho phát triển công nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế,
tạo việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân… Tuy
nhiên, bên cạnh những mặt tích cực mà khu công nghiệp đem lại, việc gia tăng ồ
ạt các KCN trong thời gian qua cùng với việc quy hoạch và vận hành các KCN
mà không quan tâm sâu sắc đến bảo vệ môi trường đã gây ra nhiều tác động xấu
đến môi trường sinh thái cũng như môi trường sống của khu vực dân cư quanh
đó.
Tại Việt Nam, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp hiện
nay đang là một thực trạng đáng báo động. Theo báo cáo hiện trạng môi trường
KCN ở Việt Nam năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng chất thải
phát sinh từ các KCN đang có chiều hướng gia tăng theo tốc độ phát triển của
KCN. Dự báo đến năm 2015: tổng lượng nước thải từ các KCN

gần

2.000.000m3/ngày, lượng các chất gây ô nhiễm không khí từ các KCN là
5.000.000 kg/ngày [31].
Thêm vào đó, thực trạng vi phạm pháp luật môi trường tại các KCN ngày
càng diễn biễn phức tạp và khó kiểm soát. Trong khi hiện nay hầu hết các công
nghệ, phương pháp xử lý chất thải tại các KCN ở nước ta đang áp dụng chưa thật
an toàn và đạt hiệu quả cao; hoạt động giám sát, cưỡng chế của các cơ quan chức
năng còn nhiều yếu kém.
Để bảo vệ môi trường KCN, Việt Nam đã thi hành nhiều chính sách, chương
trình thể hiện bằng các văn bản, nghị định, thông tư của Chính phủ và các bộ
ngành có liên quan. Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998, tiếp đến là
Nghị quyết số 41/2004/NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về
tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước đã đưa ra những định hướng rất quan trọng trong đó nhấn
mạnh các đô thị, các khu công nghiệp phải thực hiện tốt phương án xử lý chất



2

thải, ưu tiên xử lý chất thải độc hại. Nghị quyết Đại Hội IX một lần nữa khẳng
định: “ Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ và cải thiện
môi trường theo hướng phát triển bền vững”.
Cụ thể hóa các định hướng nêu trên, hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường
nói chung và pháp luật bảo vệ môi trường KCN nói riêng đã từng bước được xây
dựng và hoàn thiện đáp ứng yêu cầu đó. Tuy vậy, cơ sở pháp lý cho các hoạt
động bảo vệ môi trường tại các KCN ở nước ta còn nhiều thiếu sót, bất cập, chưa
đáp ứng các đòi hỏi mà thực tiễn đang và sẽ đặt ra trong tiến trình phát triển bền
vững của đất nước.
Việc nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện hệ thống các quy định pháp
luật về bảo vệ môi trường KCN cũng như thực trạng bảo vệ môi trường KCN
bằng pháp luật, từ đó đề ra những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và nâng cao
hiệu quả áp dụng các quy định đó và thực tế là yêu cầu cấp thiết đối với bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững. Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Pháp luật bảo
vệ môi trường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay” làm luận văn Thạc
sỹ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Bảo vệ môi trường là một lĩnh vực khá rộng mà đã có không ít các tác giả
nghiên cứu đến. Tuy vậy, số lượng tác giả nghiên cứu vấn đề bảo vệ môi trường
trong KCN lại không nhiều. Cụ thể hơn nữa là vấn đề pháp luật bảo vệ môi
trường tại KCN cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu khoa học
nào nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống mà đó chỉ là một số bài viết đơn lẻ đăng
trên các tạp chí chuyên ngành. Những bài viết này mới chỉ dừng lại ở việc đánh
giá hay gợi mở một vài khía cạnh của pháp luật bảo vệ môi trường KCN. Có thể
kể đến một số bài viết về vấn đề này như: Bài viết của tác giả Vũ Thị Duyên
Thủy đăng trên tạp chí Luật học số 9/2011“Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi
trường trong hoạt động của các khu công nghiệp ở Việt Nam”; bài “ Môi trường

khu công nghiệp, khu chế xuất các tỉnh Phía Bắc thực trạng và bài học kinh
nghiệm” của tác giả Phương Nhung đăng trên tạp chí quản lý Nhà nước số 174
(tháng 7/2010). Về công tác quản lý môi trường KCN , tác giả Ngô Sỹ Trung có


3

bài viết “ Quản lý môi trường các khu công nghiệp hiện nay” được đăng trên
Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 6/2010; tác giả Hoàng Thị Cường với bài viết :
“Tăng cường quản lý môi trường đối với các khu công nghiệp” đăng trên Tạp chí
Quản lý Nhà nước số 157(tháng 2/2009,tác giả Lê Hồng Yến có bải viết “Quản
lý Nhà nước về môi trường trong các khu công nghiệp” đăng trên Tạp chí Quản
lý nhà nước số 7/2006. Ngoài ra, có thể kể đến một số bài viết đăng trên diễn đàn
Đầu tư như: “ Quản lý Nhà nước về môi trường KCN – Thực trạng và nhiệm vụ
cần triển khai trong thời gian tới” của tác giả Vũ Quốc Huy; hay để nói rõ hơn
thực trạng của khía cạnh này tác giả Trần Đắc Hiếu có nghiên cứu “ Một số bất
cập trong công tác quản lý môi trường tại các KCN hiện nay”; Lê Thành Quân –
Phó vụ trưởng Vụ quản lý các khu kinh tế, Bô Kế hoạch và Đầu tư với bài viết“
Thực trạng và giải pháp bảo vệ môi trường KCN – Đôi điều cần bàn”
Như vậy, có thể khẳng định cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu
nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật bảo vệ
môi trường tại các KCN ở Việt Nam và những giải pháp hoàn thiện pháp luật
trong lĩnh vực này. Do vậy, đây là công trình đầu tiên nghiên cứu pháp luật bảo
vệ môi trường khu công nghiệp ở nước ta với cấp độ luận văn Thạc sỹ.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn
về pháp luật bảo vệ môi trường KCN ở Việt Nam hiện nay, qua đó đề ra những
phương hướng, giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật môi trường nói chung
trong đó có các quy định về bảo vệ môi trường KCN nói riêng nhằm đáp ứng tốt
các yêu cầu thực tế đang đặt ra trong tiến trình phát triển bền vững, hội nhập kinh

tế quốc tế của đất nước
4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn đặt ra những nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể sau:
- Nghiên cứu tổng quan những vấn đề lý luận về KCN, bảo vệ môi trường
KCN và pháp luật bảo vệ môi trường KCN


4

- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá toàn diện pháp luật bảo vệ môi trường
KCN để tìm ra những tồn tại, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực thi, công
tác quản lý, cơ chế đảm bảo thực thi pháp luật
- Đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật môi trường KCN, hoàn thiện bộ máy
quản lý bảo vệ môi trường trong KCN nhằm nâng cao hiệu quả việc thi hành
pháp luật bảo vệ môi trường nói chung và pháp luật bảo vệ môi trường KCN nói
riêng
5. Phạm vi nghiên cứu
Bảo vệ môi trường KCN là vấn đề rộng, phức tạp, do vậy Luận văn không
thể đề cập hết các khía cạnh của vấn đề này mà chỉ tập trung nghiên cứu những
vấn đề lý luận về bảo vệ môi trường KCN và pháp luật bảo vệ môi trường KCN,
thực trạng việc áp dụng pháp luật trên thực tế làm cơ sở cho việc xác định các
yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường trong phạm vi các
KCN ở Việt Nam hiện nay.
6. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luật văn đã sử dụng các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển
kinh tế bền vững, chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Các
phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là: phân tích, thống kê, so sánh,
tổng hợp, quy nạp, chứng minh, khảo sát tực tiễn … để triển khai thực hiện trong
đề tài. Trong đó, phương pháp phân tích, thống kê, và khảo sát thực tiễn là những

phương pháp sử dụng chủ yếu trong luận văn. Cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích được sử dụng ở tất cả các chương, mục của luận
văn để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài
- Phương pháp thống kê được sử dụng để tập hợp, xử lý các tài liệu, số liệu
phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu ở chương 2, so sánh các quy
định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường KCN qua nhiều giai đoạn
khác nhau


5

- Phương pháp chứng minh được sử dụng để chứng minh các luận điểm,
các nhận định về thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật bảo vệ môi trường
KCN ở Việt Nam tại chương 2
- Phương pháp tổng hợp, quy nạp được sử dụng chủ yếu trong việc đưa ra
những kết luận của từng chương và kết luận chung của luận văn.
7. Một số đóng góp của luận văn
- Phân tích rõ nét thực trạng pháp luật bảo vệ môi trường đang diễn ra tại
các KCN ở nước ta hiện nay, phát hiện những thiếu sót, bất cập trong quy định
của pháp luật, trong công tác quản lý bảo vệ môi trường KCN.
- Đề xuất những giải pháp có tính khoa học cho việc hoàn thiện hệ thống
văn bản pháp luật bảo vệ môi trường KCN; phương án kiện toàn bộ máy quản lý
môi trường KCN và có tính áp dụng thực tế cao.
8. Kết cấu luận văn
Ngoài Lời nói đầu, phần kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
gồm có 3 chương:
Chương 1: Khái quát về bảo vệ môi trường khu công nghiệp và pháp luật
bảo vệ môi trường khu công nghiệp.
Chương 2: Thực trạng pháp luật bảo vệ môi trường khu công nghiệp ở

Việt Nam
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi
trường khu công nghiệp ở Việt Nam.


6

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
KHU CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
KHU CÔNG NGHIỆP
1.1. KHÁI QUÁT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP
1.1.1. Khu công nghiệp
Khái niệm “khu công nghiệp” xuất hiện trong các nước công nghiệp hoá
từ cuối thế kỷ 19, như một công cụ để xúc tiến, lập kế hoạch và quản lý sự phát
triển công nghiệp. Từ những năm 70, số lượng các KCN tăng lên nhanh chóng ở
khắp nơi trên thế giới, đặc biệt trong các nước công nghiệp hoá, với tốc độ cao.
Ở Việt Nam, KCN đầu tiên được hình thành khởi nguồn từ tháng 9/1991
với việc thành lập khu chế xuất Tân Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy vậy
khái niệm KCN trên các văn bản pháp luật chỉ được đưa ra đầy đủ lần đầu tiên
cùng với việc ban hành Quy chế KCN, khu công nghệ cao kèm theo Nghị định số
36/1997/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1997. Mới đây nhất, khái niệm này được
sửa đổi trong Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính
phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Nghị định này
quy định: “ khu công nghiệp được hiểu là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp
và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định,
được thành lập theo điều kiện, trình tự thủ tục quy định”
Như vậy, khái niệm KCN nêu trên đã thể hiện một cách đầy đủ những đặc
trưng cũng như những yêu cầu chủ yếu đối với KCN. Đây là cơ sở pháp lý quan
trọng để chúng ta phân biệt KCN với các mô hình sản xuất, kinh doanh tập trung

khác. Với tiêu chí là sản xuất với số lượng và quy mô lớn phục vụ cho thị trường,
phương thức sản xuất trong KCN khác hẳn so với phương thức sản xuất thủ công,
sản xuất tự cung tự tiêu của một số vùng, một số ngành trước đây của nước ta
[34, tr. 12].
Khái niệm KCN cũng chỉ rõ: KCN phải có ranh giới địa lý xác định, được
thành lập theo điều kiện, trình tự thủ tục quy định. Quy định này cho phép các
doanh nghiệp trong KCN có điều kiện phát triển thuận lợi nhất, có điều kiện tốt


7

nhất trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường, có quy chế pháp
lý riêng, phân định rõ giữa những doanh nghiệp bên trong với bên ngoài KCN.
Bên cạnh đó, việc đảm bảo phát triển KCN theo kế hoạch và định hướng của Nhà
nước, các KCN phải được thành lập theo trình tự, thủ tục quy định nhằm đảm bảo
tính thống nhất, tránh tình trạng thành lập các KCN một cách ồ ạt tràn lan, khó
kiểm soát.
Tính đến nay, cả nước ta có 289 KCN được thành lập với tổng diện tích
đất tự nhiên khoảng 80.718 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê
đạt gần 52.000 ha, chiếm khoảng 65% tổng diện tích; 179 KCN đã đi vào hoạt
động với tổng diện tích trên 51.000 ha; tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 65%; 110 KCN
còn lại đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản
[47].
Lũy kế đến cuối 2012, các KCN trong cả nước đã thu hút được 4.519 dự
án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 60.300 triệu USD, tổng vốn đầu tư đã thực
hiện đạt 32.400 triệu USD, bằng 54% tổng vốn đầu tư đăng ký. Hiện nay đã có
hơn 3.200 dự án đang sản xuất kinh doanh, 450 dự án đang trong quá trình đầu tư
xây dựng cơ bản. Bên cạnh đó, các KCN đã thu hút được thu hút được 5.063 dự
án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký gần 530.040 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư
thực hiện đạt 242.630 tỷ đồng, bằng 46% vốn đăng ký [46].

Những số liệu trên cho thấy, tại Việt Nam trong những năm gần đây số
lượng cũng như diện tích KCN đều tăng lên một cách nhanh chóng, vượt mức kế
hoạch đã đề ra (theo quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 có
246 KCN, diện tích 65.000-70.000 ha) [16] . Tuy nhiên, tốc độ gia tăng đó tỷ lệ
thuận với lượng các chất thải phát sinh từ KCN. Do vậy, trong thời gian tới cần
có sự kiểm soát chặt chẽ việc thành lập các KCN, đảm bảo việc thành lập và hoạt
động các KCN thực sự có hiệu quả cả về mặt kinh tế, xã hội và vấn đề bảo vệ
môi trường.
1.1.2. Bảo vệ môi trường khu công nghiệp
Theo khoản 3 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2005 thì bảo vệ môi trường
được hiểu là “hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa


8

hạn chế tác động xấu đối với môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô
nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường, khai thác sử dụng hợp lý tiết
kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học”
Từ định nghĩa hoạt động bảo vệ môi trường nêu trên, có thể hiểu bảo vệ
môi trường khu công nghiệp như sau: Bảo vệ môi trường KCN là những hoạt
động giữ cho môi trường KCN trong lành, sạch đẹp ; phòng ngừa hạn chế những
tác động xấu đối với môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm,
suy thoái môi trường do hoạt động của KCN, phục hồi và cải thiện môi trường.
Theo đó, bảo vệ môi trường KCN thực chất là những hoạt động của các cơ
quan Nhà nước, các tổ chức và cá nhân tiến hành nhằm mục đích cơ bản sau:
Một là, giữ cho môi trường KCN được trong lành, sạch đẹp. Để làm được
điều đó, các cơ sở công nghiệp cần đảm bảo sự trong lành của môi trường ngay
chính tại KCN, đảm bảo cảnh quan môi trường trong quá trình tiến hành mọi hoạt
động tại khu vực này.
Hai là, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường, ứng phó

với sự cố môi trường. Để bảo vệ môi trường KCN nhất là trong xu thế phát triển
mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, những sức ép môi trường
nói chung và môi trường KCN nói riêng thì vấn đề hết sức quan trọng là phải
phòng ngừa những tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hóa đối với sức
khỏe người lao động trong các KCN, của người dân tại các khu vực xung quanh,
bảo vệ môi trường sống tốt cho tất cả cộng đồng
Ba là, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường.
Quá trình tiến hành các hoạt động xản xuất công nghiệp đã thải ra một lượng lớn
các chất thải gây ô nhiễm nặng nề môi trường đất, nước, không khí. Vì vậy việc
khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường,
hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường từ các hoạt động của các KCN là
yêu cầu cấp thiết hiện nay của công tác bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ
môi trường KCN nói riêng.
1.1.3. Thực trạng bảo vệ môi trường khu công nghiệp


9

Khu công nghiệp là một công cụ hiệu quả cho sự phát triển công nghiệp giảm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng và khuyến khích các hoạt động kinh tế của
khu vực - các KCN đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng. Song chúng cũng gây ra
các vấn đề về môi trường, sức khỏe và an toàn. Hiện nay, hầu hết các KCN được
quy hoạch và vận hành đều quan tâm chưa nhiều đến môi trường. Do vậy, chúng
đang dần phá huỷ nghiêm trọng môi trường tại nhiều khu vực. Các vấn đề chính
về môi trường có liên quan đến KCN là phá hủy môi trường sống, làm mất đa
dạng sinh học, gây ô nhiễm không khí, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn và phóng
xạ, chất độc hóa học, ô nhiễm đất, tai nạn công nghiệp, tràn dầu và hóa chất, thay
đổi khí hậu toàn cầu…
Tại Việt Nam, có thể đề cập một số vấn đề cơ bản sau về thực trạng bảo vệ
môi trường tại các KCN:
* Thực trạng quản lý nước thải

Nước thải của KCN gồm hai loại chính: nước thải sinh hoạt từ các khu văn
phòng và nước thải sản xuất từ các nhà máy sản xuất trong KCN. Đặc tính của
nước thải sinh hoạt thường ổn định so với nước thải sản xuất. Nước thải sinh hoạt
ô nhiễm chủ yếu bởi các thông số BOD5, COD,SS, Tổng N, Tổng P, dầu mỡ,
chất béo. Trong khi đó các thông số ô nhiễm nước thải công nghiệp chỉ xác định
được ở từng loại ngành nghề và công nghệ sản xuất cụ thể. Thành phần nước
thải của các KCN ngoài các chất giống như nước thải sinh hoạt còn có thêm các
chất kim loại nặng rất độc hại [30].
Tại Hội thảo Công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về môi trường
trong hoạt động xử lý nước thải tập trung tại các KCN do Cục Cảnh sát phòng
chống tội phạm về môi trường (C49) mới được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí
Minh đã đưa ra thống kê tổng lượng nước thải tại các KCN đang hoạt động ước
tính lên tới hơn 1 triệu m3/ngày đêm (chiếm 35% lượng nước thải trên toàn
quốc), trong đó hơn 75% không được xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường. Nước
thải KCN phần lớn chứa nhiều thành phần nguy hại nên nếu không được xử lý thì
sẽ gây thiệt hại rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản tại các khu
vực lân cận, nghiêm trọng hơn là đe dọa sức khỏe của người dân.


10

Thời gian qua, nhiều KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng
thực chất không hoạt động vì không có kinh phí hoặc cơ sở sản xuất trong KCN
không đấu nối để nước thải chạy vào hệ thống thu gom tập trung do một số khúc
mắc về giá trị xử lý nước thải, giá thuê đất, kinh phí thuê dịch vụ hạ tầng…
Nhiều hệ thống xử lý nước thải chỉ nhằm mục đích đối phó với các cơ quan chức
năng, chỉ vận hành hệ thống khi có sự kiểm tra của các cơ quan chức năng, sau
đó thì xả trộm khi có điều kiện thuận lợi. Bên cạnh đó, một số KCN đã đầu tư hệ
thống xử lý nước thải tập trung nhưng đã xuống cấp, hiệu quả xử lý không cao
hoặc không vận hành, thoát nước thải vượt tiêu chuẩn…..

Một thực trạng đáng báo động hiện nay là hầu hết các sông, hồ, kênh, rạch
nằm gần các KCN đều bị ô nhiễm ở mức độ nghiêm trọng, có nơi là đặc biệt
nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh và đời sống sinh
hoạt của người dân quanh vùng bởi sự gia tăng nước thải từ các KCN là rất lớn.
Ví dụ: Sông Bần và sông Bắc Hải Hưng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước
thải từ KCN Phố Nối A (Hưng Yên). Theo đánh giá nguồn nước hai còn sông
này và hệ thống kênh mương, sông hồ trong khu vực không đạt tiêu chuẩn B1
(QCVN 08:2008), không thể dùng tưới tiêu cho nông nghiệp, hàng chục kênh
mương đã biến thành dòng nước chết, bốc mùi hôi tanh khó chịu. Nước chảy đến
đâu, cá tôm chết nổi đến đó. Do hệ thống thủy lợi trong khu vực bị ô nhiễm nên
hàng chục ha đất canh tác phải bỏ hoang [30].
Gần đây nhất hồi tháng 3/2012 tại kênh điều hoà nước thải KCN Khánh
Phú, tỉnh Ninh Bình đoạn từ cống Kem đến cồng Bà Đại, các cơ quan chức năng
đã lấy mẫu nước kiểm nghiệm và kết quả cho thấy hàm lượng amôni cao gấp 60
đến 80 lần cho phép. Tháng 9/2012 cũng tại đây ba con bò do vô tình uống nước
thải tại kênh điều hoà chỉ sau chừng gần 10 phút đã lăn ra chết khiến cơ quan
chức năng phải mang mẫu nước thải đi xét nghiệm và kết quả là lượng amôni cao
hơn 1.030 lần so với quy chuẩn kỹ thuật môi trường Việt Nam cho phép [48].
Từ những ví dụ thực tế trên cho thấy, tình trạng ô nhiễm nguồn nước từ
các KCN cũng như tình trạng vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường từ các KCN
hiện đang là một thực trạng đáng báo động. Các cơ quan chức năng cần có thái


11

độ và cách nhìn nhận đúng đắn hơn nữa trong vấn đề này từ đó những biện pháp
quyết liệt hơn để giải quyết tình trạng trên trong thời gian tới.
* Thực trạng quản lý khí thải
Chất lượng môi trường không khí tại các KCN cũ tập trung các nhà máy
có công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa đầu tư hệ thống xử lý khí thải, đã và

đang bị suy giảm. Một số loại hình sản xuất trong các KCN (như chế biến thủy
sản, sản xuất hóa chất, xi măng…) đang gây ô nhiễm tại chính các cơ sở sản xuất
và tác động không nhỏ đến sức khỏe của người lao động bên trong và dân cư gần
đó. Ô nhiễm không khí tại các KCN chủ yếu bởi bụi, ô nhiễm CO, SO2 và tiếng
ồn. Trong đó, ô nhiễm bụi được coi là dạng ô nhiễm phổ biến nhất ở các KCN.
Tình trạng ô nhiễm bụi ở các KCN diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là vào mùa khô
và đối với các KCN đang trong quá trình xây dựng, hay những KCN có nhà máy
sản xuất xi măng, gạch ngói, khai thác đá...
Hệ thống lọc khí, bụi và hạn chế tiếng ồn từ các cở sở sản xuất, kinh doanh
trong KCN đặc biệt là các cơ sở sản xuất trong nước còn sở sài và mang tính hình
thức. Khí thải do nhiều cơ sở sản xuất thải ra chứa nhiều chất độc hại đều được
thải trực tiếp vào môi trường. Tại một số KCN, do công nghệ sản xuất lạc hậu
hoặc do doanh nghiệp không lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, hiện tượng ô nhiễm
CO, SO2 và NO2 vẫn diễn ra. Điển hình là các KCN ở vùng KTTĐ phí Bắc, kết
quả quan trắc cho thấy nồng độ SO2, CO, NO2 trong các KCN và các khu đô thị
lân cận đều rất cao. Nồng độ ven các trục giao thông chính gần các KCN đều đã
vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2-6 lần [ 35, tr. 62].
Ví dụ: Ngày 2/5/2013, Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường (Sở
TN-MT Đồng Nai) cho biết, kết quả quan trắc tại nhiều khu công nghiệp và một
số địa điểm trên địa bàn tỉnh cho thấy chất lượng môi trường không khí bị ô
nhiễm. Quan trắc tự động tại 34 vị trí của 16 KCN đã cho kết quả các thông số
môi trường không khí không đạt quy chuẩn, vượt từ 1 đến hơn 9 lần so với quy
định, gây tác động xấu đến sức khỏe con người. Cụ thể tại KCN Nhơn Trạch
thông số bụi tổng hợp vượt 2,56 lần; KCN Long Thành chỉ số bụi tổng hợp vượt
1,15 lần; KCN Xuân Lộc vượt 1,23 lần; KCN Hố Nai vượt 1,16 lần; KCN Tam


12

Phước vượt 1,19 lần; KCN Amata vượt 1,35 lần; KCN Biên Hòa 1 vượt 1,37 lần;

KCN Biên Hòa 2 vượt 1,34 lần [49].
* Thực trạng quản lý chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh từ các KCN, bao gồm chất thải sinh hoạt và chất
thải công nghiệp. Trong đó, chất thải công nghiệp được chia thành chất thải
thông thường và chất thải nguy hại. Lượng chất thải rắn phát sinh từ các KCN
phụ thuộc vào diện tích cho thuê, diện tích sử dụng; tính chất và loại hình công
nghiệp của KCN. Tính chất và mức độ phát thải trên đơn vị diện tích KCN hiện
tại chưa ổn định do tỷ lệ lấp đầy còn thấp, quy mô và tính chất của các loại hình
doanh nghiệp vẫn đang có biến động lớn.
Thành phần chất thải rắn của các KCN không chỉ thay đổi theo loại hình
sản xuất mà còn thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của KCN. Trong giai
đoạn xây dựng KCN, chất thải rắn chủ yếu là phế thải xây dựng. Thành phần
chính là đất, đa, gạch, xi măng, sắt, thép hư hỏng, bao bì và phế thải xây dựng,
mặc dù phát sinh không nhiều, vẫn được thu gom lẫn chất thải công nghiệp. Còn
trong giai đoạn hoạt động KCN, chất thải rắn bao gồm rất nhiều loại tổng hợp từ
các nhà máy hoạt động trong KCN.
Về chất thải nguy hại, hàng ngày các KCN thải ra một lượng bằng khoảng
20% tổng số lượng chất thải rắn, tùy thuộc vào quy mô, công suất, loại hình sản
xuất của các doanh nghiệp trong KCN. Theo quy định, tất cả các KCN phải có
khu vực phân loại và trung chuyển chất thải rắn nhưng ít KCN nào triển khai
hạng mục này do không đủ diện tích đất trống để xây hoặc không muốn mất chi
phí cũng như nhân lực cho việc phân loại, lưu trữ những chất thải này.
Theo Vụ Quản lý các Khu kinh tế thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mỗi ngày
các KCN Việt Nam hiện nay thải ra khoảng 8.000 tấn chất thải rắn, tương đương
khoảng gần 3 triệu tấn chất thải mỗi năm. Tuy nhiên, lượng chất thải rắn đang
tăng lên cùng với việc gia tăng tỷ lệ lấp đầy các KCN. Tính trung bình cả nước,
năm 2005-2006, 1ha diện tích đất cho thuê phát sinh chất thải rắn khoảng 134
tấn/năm. Đến năm 2008-2009, con số đó đã tăng lên 204 tấn/năm, mức tăng
khoảng 50% tức trung bình 10% mỗi năm. Sự gia tăng phát thải trên đơn vị diện



13

tích phản ánh sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất công nghiệp, xuất hiện các ngành
có mức phát thải cao [31].
Hiện tại 3 vùng KTTĐ chiếm khoảng 80% lượng chất thải rắn công
nghiệp. Trong đó, lớn nhất là vùng KTTĐ phía Nam. Năm 2009 khu vực này đã
có tổng mức phát thải 3.435 tấn CTR/ngày đêm [30].
Theo kết quả tính dự báo, tổng phát thải CTR từ các KCN năm 2015
sẽ vào khoảng 6-7,5 triệu tấn/năm, và đạt 9,0-13,5 triệu tấn năm vào năm 2020
[31]. Theo đánh giá của các chuyên gia, thành phần chất thải rắn KCN có thể
thay đổi theo hướng gia tăng CTNH. Đây là kết quả của quá trình gia tăng mức
độ công nghiệp hóa và sử dụng hóa chất ngày càng cao.
Bên cạnh đó, CTNH tại các KCN chưa được quản lý chặt chẽ. Nhiều cơ
sở chưa tiến hành phân loại, không có kho lưu giữ tạm thời theo quy định, chỉ
một phần được các đơn vị có chức năng xử lý, rất nhiều CTNH được chôn lẫn
với rác thải sinh hoạt.
1.2. PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP
1.2.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ môi trường khu công nghiệp
Từ khái niệm về bảo vệ môi trường KCN ở phần trên, có thể định nghĩa
pháp luật bảo vệ môi trường KCN như sau: “Pháp luật bảo vệ môi trường KCN
là một bộ phận của pháp luật môi trường, bao gồm các quy phạm pháp luật do
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh những mối quan hệ
giữa các chủ thể trong hoạt động bảo vệ môi trường KCN nhằm phòng ngừa, hạn
chế những tác động xấu tới môi trường do hoạt động của cácKCN”. Cụ thể là:
Thứ nhất, pháp luật bảo vệ môi trường KCN là một bộ phận của pháp luật
môi trường.
Hệ thống pháp luật môi trường trên thế giới nói chung và pháp luật môi
trường Việt Nam nói riêng đều điều chỉnh hai vấn đề chính. Vấn đề thứ nhất là
bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên (thường gọi là mảng

xanh). Điều chỉnh vấn đề này nhà nước ban hành các quy định pháp luật quy định
về trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình khai thác, sử dụng, bảo tồn và phát
triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học như: bảo vệ và


14

phát triển rừng, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ nguồn
thủy sinh…Các quy định pháp luật về vấn đề này tập trung điều chỉnh những mối
quan hệ phát sinh theo hướng đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các
tổ chức, cá nhân khi khai thác, sự dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho các
hoạt động phát triển, đồng thời gắn chặt trách nhiệm của họ với việc bảo tồn và
sử dụng hợp lý chúng, đảm bảo lợi ích lâu dài về môi trường của cộng đồng.
Vấn đề thứ hai được pháp luật môi trường điều chỉnh là kiểm soát, ngăn
ngừa ô nhiễm môi trường (thường gọi là mảng nâu). Về lĩnh vự này, pháp luật
môi trường được xây dựng và thực hiện theo hướng ràng buộc trách nhiệm của
các cơ quan Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan để giảm thiểu các
chất gây ô nhiễm môi trường, phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất những tác
động xấu cho môi trường do ảnh hưởng của các loại chất thải. Các quy định pháp
luật về lĩnh vực này điều chỉnh các nội dung như: đánh giá tác động môi trường;
quản lý chất thải; bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng, sản xuất kinh
doanh, dịch vụ…[44, tr. 45]. Các quy định pháp luật bảo vệ môi trường KCN
thuộc nhóm quy định vấn đề thứ hai này. Nói cách khác, các quy định pháp luật
về bảo vệ môi trường KCN là một bộ phận của pháp luật môi trường.
Thứ hai, pháp luật bảo vệ môi trường KCN điều chỉnh những mối quan hệ
xã hội phát sinh trong hoạt động bảo vệ môi trường KCN.
Các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động bảo vệ môi trường có thể
được phân loại theo các nhóm sau:
- Nhóm một phát sinh trong quá trình tiến hành các hoạt động quản lý
Nhà nước về bảo vệ môi trường KCN. Có thể kể đến một số quan hệ như: quan

hệ phát sinh từ hoạt động quy hoạch xây dựng KCN, quan hệ phát sinh từ hoạt
động thanh tra việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường KCN, các quan hệ
phát sinh từ hoạt động xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường KCN…
- Nhóm hai bao gồm các quan hệ phát sinh trong quá trình các chủ thể
thực hiện nghĩa vụ của mình trong quá trình hoạt động của mình có liên quan đến
môi trường KCN. Ví dụ: các quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ
quản lý chất thải của chủ cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trong KCN…


15

Thứ ba, mục đích của pháp luật bảo vệ môi trường KCN nhằm phòng
ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; khắc phục ô nhiễm và cải thiện
môi trường do hoạt động tại các KCN.
Thông qua sự định hướng cách xử sự cho các cơ quan quản lý Nhà nước
và các tổ chức, cá nhân khi tác động đến môi trường KCN đồng thời ràng buộc
trách nhiệm các chủ thể này bằng những chế tài cụ thể, pháp luật bảo vệ môi
trường KCN không những có tác dụng phòng ngừa mà còn phần nào hạn chế
những tác động tiêu cực đến môi trường KCN.
1.2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật bảo vệ môi trường khu công nghiệp
Tại các KCN, yêu cầu về bảo vệ môi trường thường đặt ra khắt khe hơn,
đòi hỏi tính tổ chức cao hơn so với các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ lẻ. Bởi lẽ,
tại các KCN, quy mô tác động tới môi trường thường rất lớn do có nhiều tác động
cùng lúc và cùng tập trung vào một khu vực nên nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi
trường do tác động quá sức chịu tải của môi trường là rất cao. Để ngăn ngừa tình
trạng này, pháp luật môi trường bao gồm các quy định điều chỉnh về bảo vệ môi
trường KCN trong từng giai đoạn, từ khi chuẩn bị đầu tư xây dựng cho đến khi
vận hành và trong suốt quá trình hoạt động của KCN. Cụ thể như sau:
i/ Quy định về bảo vệ môi trường trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, xây
dựng khu công nghiệp

Để giải quyết các vấn đề bảo vệ môi trường trong giai đoạn này, các quy
định của pháp luật tập trung chủ yếu vào hai mảng chính. Đó là quy định những
yêu cầu trong việc lập quy hoạch xây dựng KCN và thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ
thuật KCN.
Quy hoạch được xem là công cụ có tính chiến lược trong phát triển, được
coi là một phương pháp để tính tới tương lai theo một hướng, mục tiêu đã vạch
ra. Có thể hiểu quy hoạch xây dựng KCN là xác lập các mục tiêu môi trường
KCN mong muốn, đề xuất và lựa chọn phương án, giải pháp để bảo vệ và cải
thiện môi trường KCN theo mục tiêu đó. Do vậy, việc quy định những yêu cầu
bảo vệ môi trường trong việc lập quy hoạch xây dựng KCN có ý nghĩa rất quan
trọng


16

Hệ thống công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN là hệ thống xương sống
của KCN. Việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN là đầu tư cho
phát triển và luôn phải đi trước. Do vậy, việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN
ngoài việc đảm bảo tính hiệu quả về kinh tế, còn phải đảm bảo thỏa mãn các mục
tiêu về bảo vệ môi trường vì thế ngay trong thiết kế hạ tầng kỹ thuật KCN, những
quy định pháp luật luôn phải lồng ghép yếu tố bảo vệ môi trường KCN. Cụ thể,
trong việc thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật phải đảm bảo thuận tiện trong xây
dựng, sửa chữa, vận hành tiết kiệm sử dụng đất, phải được thiết kế đồng thời
đồng bộ; đảm bảo ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm môi trường, sự cố từ các loại chất
thải phát sinh trong khu vực cũng như việc quản lý chúng một cách có hiệu quả.
ii/ Quy định về bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai thi công xây
dựng khu công nghiệp
Trong giai đoạn này bắt đầu có những tác động trực tiếp đến môi trường
KCN, tập trung chủ yếu ở hai chủ thể đó là tổ chức, cá nhân giải phóng mặt bằng
và chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN. Những quy

định trong giai đoạn này chủ yếu đề cập đến những trách nhiệm của các chủ thể
trên trong việc thực hiện quản lý chất thải; nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng và
kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN trong việc thực hiện quyết định phê
duyệt báo cáo ĐTM.
iii/ Quy định về bảo vệ môi trường trong giai đoạn hoạt động của khu
công nghiệp
Đây là giai đoạn có tác động nhiều nhất đến môi trường KCN, đòi hỏi phải
có những quy định chi tiết, rõ ràng giữa từng chủ thể trong việc thực hiện nghĩa
vụ của mình. Các quy định pháp trong giai đoạn này tập trung chủ yếu về trách
nhiệm, nghĩa vụ của chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN. Trong
quá trình hoạt động, các chủ cở sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN có
phát sinh chất thải thì phải thực hiện nghĩa vụ quản lý chất thải. Tùy từng ngành
nghề sản suất, kinh doanh phát sinh loại chất thải nào thì phải thực hiện nghĩa vụ
quản lý chất thải đó (khí thải, nước thải, chất thải rắn thông thường, chất thải
nguy hại…). Bên cạnh đó, các chủ thể này còn phải thực hiện nghĩa vụ quan trắc


17

môi trường. Nghĩa vụ này có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là cơ sở để các cơ quan
Nhà nước nắm bắt được những thông tin về tình hình quản lý nước thải tại các
KCN, đồng thời giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ thể trên và khi
phát hiện ra sai phạm sẽ có biện pháp xử lý kịp thời. Một nghĩa vụ quan trọng
khác không thể đề cập đó là ứng phó với sự cố môi trường. Việc quy định nghĩa
vụ này là hết sức cần thiết. Trong quá trình hoạt động, các chủ cơ sở sản xuất,
kinh doanh không thể biết trước được tình huống bất trắc nào có thể xảy ra. Do
vậy, phải luôn có những phương án phòng bị trước, để có thể kịp thời đối phó lại
các tình huống bất ngờ xảy ra hoặc có thể hạn chế mức thấp nhất những tác động
tiêu cực của nó đến môi trường KCN.
iv/ Quy định về trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường khu

công nghiệp:
Trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường được giao cho nhiều
chủ thể như: Bộ Tài nguyên Môi trường (Tổng cục Môi trường), Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh (Sở Tài nguyên và Môi trường), Ủy ban nhân dân cấp huyện và một
số Bộ, ngành khác. Tùy từng tính chất và quy mộ dự án mà sự tham gia của các
chủ thể trên là khác nhau. Ngoài ra, bên trong KCN còn có trách nhiệm của Ban
quản lý KCN, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN và các cở
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN. Tuy vây, các quy định về vấn đề
này tập trung chủ yếu là các quy định về trách nhiệm của Ban quản lý KCN và
Sở Tài nguyên và Môi trường vì đây là hai chủ thể có liên quan mật thiết đến
quản lý và bảo vệ môi trường KCN.
1.2.3. Vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường khu công nghiệp
Trong đời sống xã hội pháp luật giữ vai trò rất quan trọng. Xét trên bình
diện chung, pháp luật là phương tiện để thể chế hóa đường lối, chính sách của
Đảng; bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện có hiệu quả trên quy
mô toàn xã hội; là phương tiện để Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội; là
phương tiện để nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Trong bảo vệ
môi trường nói chung và bảo vệ môi trường KCN nói riêng, vai trò của pháp luật
không thể phủ nhận. Điều này được thể hiện cụ thể như sau:


18

i, Pháp luật bảo vệ môi trường KCN là công cụ hữu hiệu để thực hiện
phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, góp phần đảm
bảo quyền được sống trong môi trường trong lành của con người
Quyền được đảm bảo về chất lượng môi trường sống là một trong những
quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong pháp luật quốc tế và pháp luật
quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, thực trạng ô nhiễm môi trường ngày một gia
tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt nam đang là một thách thức

không nhỏ cho việc đảm bảo quyền cơ bản này của con người.
Trong xã hội hiện đại trước sức ép của sự phát triển kinh tế, khi nguy cơ ô
nhiễm môi trường do ảnh hưởng của các loại chất thải ngày càng gia tăng, đặc
biệt là chất thải từ các khu công nghiệp việc đảm bảo chất lượng môi trường sống
cho con người lại càng trở nên quan trọng nhưng khó khăn hơn bao giờ hết. Pháp
luật môi trường, trong đó có pháp luật bảo vệ môi trường KCN với tư cách là
công cụ quản lý giữ vai trò quan trọng trong quá trình này. Điều đó được thể hiện
ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, pháp luật bảo vệ môi trường KCN là công cụ phòng ngừa ô
nhiễm môi trường KCN. Vai trò này được thể hiện thông qua những yêu cầu đối
về bảo vệ môi trường KCN như: tất cả các KCN đều phải có hệ thống xử lý nước
thải KCN, có trạm thu gom, xử lý chất thải rắn, lắp đặt hệ thống quan trắc môi
trường….Ngoài ra, để không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường bên ngoài KCN
còn có quy định: Đối với các KCN có thể phát sinh nhiều nguồn khí thải và tiếng
ồn thì phải được bố trí ở cuối hướng gió chủ đạo và được cách ly với khu đô thị
cũng như các khu chức năng yên tĩnh khác bằng các dải cây xanh có chiều rộng
theo quy định.
Thứ hai, pháp luật bảo vệ môi trường KCN quy định những quy tắc xử sự
mà các chủ thể phải thực hiện khi tiến hành những hoạt động có liên quan đến
môi trường KCN với các chế tài cần thiết đảm bảo cho việc thực hiện. Khi tiến
hành các hoạt động khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên hay các
hoạt động có sản sinh chất thải, các chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
KCN, các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong KCN phải thực hiện theo


19

định hướng xử sự trong các quy phạm pháp luật để phòng ngừa ô nhiễm, sự cố
môi trường cũng như các biện pháp khắc phục, ứng phó với những tình trạng xấu
đó, đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người. Chẳng hạn như các cơ sở sản xuất,

kinh doanh trong KCN có hoạt động làm phát sinh chất thải nguy hại hoặc bên
tiếp nhận quản lý chất thải nguy hại có nghĩa vụ đăng ký với cơ quan chuyên
môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh để được cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải nguy
hại…
Bên cạnh đó, pháp luật bảo vệ môi trường KCN còn quy định các chế tài
hình sự, dân sự, hành chính buộc các chủ thể phải thực hiện đầy đủ các đòi hỏi
của pháp luật trong phòng ngừa ô nhiễm môi trường tại các KCN. Bằng các chế
tài này, pháp luật đã tác động tới các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm, không
chỉ để trừng phạt mà còn ngăn chặn các hành vi không thực hiện phòng ngừa,
khắc phục ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường khi tiến hành các hoạt động tác
động đến môi trường KCN.
Thứ ba, pháp luật bảo vệ môi trường KCN quy định cụ thể về thiết chế
thực thi quản lý môi trường KCN bằng pháp luật, phân định rõ chức năng nhiệm
vụ của các cơ quan quan lý Nhà nước trong bảo vệ môi trường KCN. Thông qua
việc quy định về chức năng quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước, pháp luật đã
đảm bảo việc phòng ngừa ô nhiễm môi trường từ các hoạt động của các chủ thể
được thực hiện một cách có định hướng, có tổ chức và triệt để.
ii) Pháp luật bảo vệ môi trường khu công nghiệp góp phần thúc đẩy
nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất kinh doanh,
bảo vệ sức khỏe người lao động.
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ chất thải KCN, kỹ thuật công nghệ
là yếu tố quan trọng. Thông qua việc ứng dụng các quy trình công nghệ tiên tiến,
quy trình công nghệ sạch, quy trình công nghệ ít chất thải con người có thể loại
bỏ được chất gây ô nhiễm, nguyên nhân cơ bản nhất gây ô nhiễm môi trường.
Vai trò này của pháp luật bảo vệ môi trường KCN thể hiện rõ nét qua việc:
Thứ nhất, pháp luật khuyến khích các chủ nguồn thải nghiên cứu, ứng
dụng kỹ thuật tiên tiến để giảm thiểu chất thải. Chẳng hạn như quy định buộc mọi


20


chủ thể có sản sinh chất thải nguy hại phải áp dụng các biện pháp để giảm thiểu
chúng một cách tối đa. Để thực hiện được điều này, các chủ nguồn thải phải tiến
hành nghiên cứu và ứng dụng các quy trình công nghệ sản xuất cũng như quy
trình xử lý chất thải phù hợp.
Thứ hai, pháp luật tạo những điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trong việc
nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến, sản xuất sạch để giảm thiểu
chất thải và thân thiện với môi trường hơn. Điều này được cụ thể hóa thông qua
các chính sách ưu đãi về thuế, về đất đai, về vốn…
iii) Pháp luật bảo vệ môi trường KCN gắn kết các lợi ích kinh tế của các
doanh nghiệp trong KCN với lợi ích của xã hội, lợi ích của môi trường.
Lợi ích kinh tế luôn là mối quan tâm hàng đầu của các chủ cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ. Trong thực tế, khi tiến hành các hoạt động sản xuất, các
doanh nghiệp thường chỉ hướng tới đảm bảo lợi ích của mình mà bỏ qua các lợi
ích chung của toàn xã hội. Mặt khác, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, các
doanh nghiệp khi phải thực hiện một nhĩa vụ nào đó, thường không thấy được lợi
ích của mình trong đấy. Khi phải thực hiện nghĩa vụ đối với môi trường, họ chỉ
nhìn thấy lợi ích kinh tế của mình bị ảnh hưởng và chỉ nghĩ rằng mình phải bỏ
tiền để phục vụ cho lợi ích xã hội chính vì thế mà các chủ thể khi tham gia quan
hệ pháp luật môi trường thường không tự giác thực hiện hành vi của mình đối với
môi trường theo định hướng mà các quy phạm pháp luật đã quy định. Chẳng hạn,
khi phải thực hiện nghĩa vụ đánh giá tác động môi trường (ĐTM), các chủ dự án
thường không thấy trước được lợi ích của mình trong đó. Thông qua việc thực
hiện ĐTM, các chủ dự án có thể giảm được một khoản tiền bồi thường thiệt hại
rất lớn mà sau này hộ có thể phải trả vì đã không tính trước đến các tác động xấu
đối với môi trường do hoạt động của mình mang lại. Cũng vì không ý thức được
nên các chủ thể luôn tìm cách lẩn tránh các nghĩa vụ pháp lý đối với môi trường.
Rõ ràng, trong trường hợp này các lợi ích xã hội, và lợi ích môi trường đã bị xâm
phạm và vì thế cần sựu can thiệp thích hợp của Nhà nước để điều hòa các xung
đột về lợi ích. Pháp luật bảo vệ môi trường KCN là công cụ quan trọng để thực

hiện sự can thiệp đó.


×