Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn thị xã bỉm sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.19 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ THỊ THU HÀ

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BỈM SƠN
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60 38 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN:
TS. HOÀNG QUỐC HỒNG

HÀ NỘI – 2013


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn TS. Hoàng Quốc Hồng, Giảng viên bộ môn
Luật Hành chính – Trường Đại học Luật hà Nội, các thầy cô giáo, bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình – những người đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn
này.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Thị Thu Hà




DANH MỤC VIẾT TẮT
VPHC

: Vi phạm hành chính

GTĐB

: Giao thông đƣờng bộ


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VPHC VÀ XỬ PHẠT VPHC
TRONG LĨNH VỰC GTĐB .................................................................................. 7
1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ: ................................ 7
1.1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ: ............ 7
1. 2. Các yếu tố cấu thành VPHC trong lĩnh vực GTĐB: ....................................10
2. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB: .......................................14
2.1. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB: ...................14
2.2. Nguyên tắc xử phạt: ......................................................................................16
2.3. Đối tƣợng bị xử phạt: ....................................................................................20
2.4. Vai trò của hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB:.......................21
CHƢƠNG II: PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VPHC TRONG LĨNH VỰC GTĐB
VÀ HOẠT ĐỘNG XỬ PHẠT VI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BỈM SƠN
..............................................................................................................................24
1. Pháp luật hiện hành về xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB: ........................24
1.1.Chủ thể có thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB: .....................24
1.2. Hành vi VPHC: .............................................................................................33

1.3. Hình thức xử phạt:.........................................................................................34
1.4. Thủ tục xử phạt: ............................................................................................41
2. Hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn Thị xã Bỉm Sơn:
..............................................................................................................................45
2.1. VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn Thị xã Bỉm Sơn: .........................45
2.2. Hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn Thị xã Bỉm
Sơn: ......................................................................................................................49
CHƢƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ VI PHẠM PHÁP
LUẬT GTĐB VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XỬ PHẠT VPHC
TRONG LĨNH VỰC GTĐB TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BỈM SƠN ...................53


1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB: 53
1.1. Sửa đổi, bổ sung một số quy định về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh :
..............................................................................................................................53
1.2. Sửa đổi hình thức xử phạt VPHC..................................................................53
1.3. Sửa đổi về thẩm quyền xử phạt VPHC, thẩm quyền áp dụng các biện pháp
khắc phục hậu quả phù hợp: .................................................................................55
1.4. Bổ sung và sửa đổi các quy định về thủ tục xử phạt:....................................55
2. Kiến nghị về hoạt động xử phạt VPHC và nâng cao hiệu quả xử phạt VPHC
trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn: .............................................56
2.1. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nƣớc về trật tự, an toàn giao
thông trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn: ......................................................................56
2.2. Phát huy và nâng cao năng lực, trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền
xử phạt trong lĩnh vực VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn:
..............................................................................................................................57
2.3.Tăng cƣờng tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm minh, triệt để, kịp thời m i
hành vi vi phạm pháp luật GTĐB trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn: ..........................57
2.4. Đổi mới và duy trì thƣờng xuyên công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật giao thông đƣờng bộ trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn: ..............................58

2.5. Tăng cƣờng công tác kiểm định chất lƣợng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trƣờng đối với xe cơ giới, quản lý phƣơng tiện xe cơ giới và công tác đào tạo, sát
hạch thi cấp giấy phép lái xe trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn:..................................59
KẾT LUẬN ..........................................................................................................61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...………...…………………...............62


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong cuộc sống để tồn tại, phát triển con ngƣời luôn luôn phải vận động
và quá trình vận động ấy gắn liền với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã
hội. Hoạt động tham gia giao thông là một loại hoạt động quan tr ng mà con
ngƣời phải tham gia để hƣớng tới những mục đích kinh tế, văn hóa, xã hội.
Trong các hoạt động tham gia giao thông, hoạt động tham gia GTĐB là một
trong những hoạt động con ngƣời tham gia phổ biến nhất. Là một bộ phận
quan tr ng trong kết cấu hạ tầng, việc phát triển tốt GTĐB sẽ tạo tiền đề cho
phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, đổi mới và phát triển
đất nƣớc.
GTĐB đƣợc xây dựng hiện đại không chỉ là trách nhiệm của các cấp chính
quyền , mà còn là mong mỏi của m i tầng lớp nhân dân. Hệ thống GTĐB
hoàn thiện sẽ tạo thuận lợi trong giao thƣơng hàng hóa, giao lƣu giữa các
vùng miền, các dân tộc, chi phí cho vận tải đƣợc giảm xuống, giảm thời gian
hành trình cho phƣơng tiện, tiết kiệm chi phí xã hội đồng thời là hoạt động
mục tiêu trong hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nƣớc.
Cùng với sự phát triển chung của đất nƣớc về GTĐB, thì hệ thống GTĐB
ở tỉnh Thanh Hóa nói chung và địa bàn Thị xã Bỉm Sơn nói riêng đã có những
bƣớc phát triển mạnh.
Thực tế GTĐB luôn là nguồn “nguy hiểm cao độ” hay phát sinh những rủi

ro bất ngờ cho xã hội nhƣ ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trƣờng, tai nạn
GTĐB do vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này gây ra. Trong những năm qua,
không chỉ riêng Thị xã Bỉm Sơn, mà hiện tƣợng vi phạm pháp luật GTĐB
ngày một gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp, tai nạn giao thông luôn có
nguy cơ xảy ra, số vụ xử phạt VPHC luôn có xu hƣớng gia tăng, gây khó


2

khăn cho hoạt động quản lý Nhà nƣớc và ảnh hƣởng đến trật tự an toàn xã
hội.
Nhƣng vấn đề vi phạm GTĐB cũng có thể giảm và phòng ngừa thông qua
các hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, hành động của nhân dân và
toàn xã hội. Đó là việc xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực này. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB là một
hoạt động phƣc tạp, xuất phát từ sự đa dạng của các đối tƣợng và các phƣơng
tiện tham gia GTĐB, việc thực hiện nhiệm vụ của lực lƣợng chức năng.
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nƣớc, giữ gìn trật tự an toàn
GTĐB, ngăn ngừa vi phạm, giảm nhẹ thiệt hại do vi phạm GTĐB gây ra đồng
thời tăng cƣờng hiệu quả xƣt lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB, do
vậy tôi đã ch n đề tài “ Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB
trên địa bàn Thị xã Bỉm Sơn”
2. Tình hình nghiêm cứu đề tài:
Trƣớc tình hình phát triển nhƣ hiện nay, GTĐB luôn là đề tài đƣợc các
nhà luật, nhà quản lý, các nhà khoa h c quan tâm nghiên cứu. Ở Việt Nam
trong những năm gần đây có một số đề tài nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực
GTĐB nhƣ:
- Nguyễn Quang Huy – Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm trật tự
an toàn giao thông( qua thực tế tỉnh Thái Nguyên). Luận văn thạc sỹ Luật
h c, Đại h c Quốc gia Hà Nội năm 2007

- Đào Văn Minh, Quản lý Nhà nƣớc bằng pháp luật về trật tự an toàn
GTĐB của chính quyền cơ sở ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay. Luận văn thạc sỹ
bảo vệ tại H c viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh năm 2008


3

- Nguyễn Văn Minh – Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Luận văn thạc sỹ, Đại h c Quốc gia Hà Nội năm
2012
- Trần Văn Luyện, Trần Sơn, Nguyễn Văn Chính, Trật tự an toàn giao thông
đƣờng bộ, thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2003
Ngoài ra, rất nhiều vấn đề của VPHC và xử lý VPHC cũng đang đƣợc sự
quan tâm nghiên cứu của các tác giả. Điển hình:
Luận văn thạc sỹ luật h c “Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính” của tác
giả Nguyễn Thị Thủy ( năm 2001) đi sâu phân tích thực trạng pháp luật về
thẩm quyền của các chủ thể đƣợc xử lý VPHC.
Luận văn thạc sỹ luật h c “ Hoàn thiện pháp luật về xử lí hành chính với
những ngƣời chƣa thành niên” của tác giả Nguyễn Ng c Bích (năm 2003)…
Ngoài luận văn ra còn một số các bài viết trên Tạp chí luật h c nhƣ: “ Bàn
về xử lý VPHC” của PTS. Trần Minh Hƣơng, số 4/1999; “Thủ tục xử phạt
VPHC” của THs. Bùi Thị Đào, tháng 9/2003; …
Trong các công trình nghiên cứu trên đây, trên cở sở phân tích lý luận và
thực tiễn liên quan, các tác giả đã giới thiệu, phân tích đánh giá về pháp luật
và thực tiễn hoạt động xử lý vi phạm hành chính nói chung và về xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB nói riêng. Tuy nhiên chƣa có đề tài
nào nghiên cứu về vấn đề xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên một địa
bàn cụ thể. Do vậy, luận văn “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
GTĐB trên địa bàn Thị xã Bỉm Sơn” Trên cơ sở nghiên cứu tham khảo các
công trình khoa h c của các tác giả, nghiên cứu các văn bản pháp luật. Đặc

biệt tiếp cận thực tế tình hình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng
bộ tại địa phƣơng để phân tích lý giải nguyên nhân vi phạm pháp luật GTĐB,
từ đó đƣa ra những kiến nghị nhằm giảm thiểu tình trạng vi phạm pháp luật về


4

trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ, nâng cao hiệu quả quản lý trật tự án toàn
giao thông trên địa bàn thị xã, đồng thời đóng góp ý kiến xây dựng hoàn thiện
pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn:
- Mục đích:
Đề tài có mục đích nghiên cứu những vấn đề lý luận về xử phạt VPHC
trong lĩnh vực GTĐB; đánh giá thực trạng tình hình xử phạt VPHC trong lĩnh
vực GTĐB trên địa bàn Thị xã Bỉm Sơn, trên cơ sở đó tìm ra những vƣớng
mắc bất cập, vƣớng mắc ngay trong các quy định và thực tiễn áp dụng, đƣa ra
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực
GTĐB ở Bỉm Sơn
- Nhiệm vụ:
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực GTĐB
Nghiên cứu thực trạng các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính
Nghiên cứu thực trạng xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Bỉm Sơn
Đề ra các giải pháp khắc phục thực trạng VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở
Bỉm Sơn
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận chung về Nhà nƣớc và pháp luật, đối tƣợng nghiên cứu

ở đề tài này là hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn
Thị xã Bỉm Sơn.


5

- Phạm vi nghiên cứu
Do khuôn khổ có hạn h c viên chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích số liệu
các vụ vi phạm GTĐB do vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB từ năm
2006 đến năm 2012 trên địa bàn Thị xã Bỉm Sơn
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Bám sát chủ trƣơng chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về giao
thông, phát triển hệ thống giao thông, an toàn giao thông và hành lang an
toàn đƣờng bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc; các chủ
trƣơng Thị xã Bỉm Sơn về GTĐB, phát triển đồng bộ GTĐB, có sự tính
toán khoa h c giữa sự phát triển GTĐB và sự phát triển kinh tế - xã hội. Có
sự so sánh giữa lý luận và thực tiễn về vi phạm GTĐB, hành lang an toàn
đƣờng bộ trên địa bàn Thị xã Bỉm Sơn
Để giải quyết những vấn đề do đề tài đặt ra, ngƣời viết luận văn sử dụng
các phƣơng pháp thống kê, phân tích, so sánh để nêu bật tình hình, từ đó đề
xuất các giải pháp hạn chế vi phạm pháp luật GTĐB và nâng cao hiệu quả
công tác xử lý vi phạm hành chính về GTĐB trên địa bàn Thị xã Bỉm Sơn.
6. Đóng góp của luận văn
Từ vấn đề mà luận văn nghiên cứu bƣớc đầu chỉ đạt đƣợc một số điểm mới
sau:
- Xây dựng một số khái niệm liên quan đến GTĐB, vi phạm hành chính
trong lĩnh vực GTĐB và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB.
- Phân tích thực trạng vi phạm pháp luật GTĐB trên địa bàn Thị xã Bỉm
Sơn.
- Trên cơ sở thống kê một cách có hệ thống tình hình vi phạm an toàn

GTĐB và việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn
Thị xã Bỉm Sơn từ năm 2006 đến năm 2012. Luận văn sẽ nêu các giải pháp


6

cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính, hạn chế
tình trạng vi phạm pháp luật GTĐB tại Thị xã Bỉm Sơn góp phần nâng cao
hiệu quả công tác quản lý trong lĩnh vực GTĐB hiện nay và trong thời gian
tới.
7. Cơ cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo nội dung
chính của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng I: Một số vấn đề lý luận về VPHC và xử phạt VPHC trong lĩnh vực
GTĐB
Chƣơng II: Pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB và hoạt động
xử phạt vi phạm trên địa bàn Thị xã Bỉm Sơn
Chƣơng III: Một số kiến nghị nhằm hạn chế vi phạm luật GTĐB và nâng cao
hiệu quả hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn Thị xã
Bỉm Sơn


7

CHƢƠNG I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VPHC VÀ XỬ PHẠT VPHC
TRONG LĨNH VỰC GTĐB
1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ:
1.1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ:
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ là một dạng hành vi

vi phạm pháp luật hành chính, vì vậy nó cũng có những đặc điểm chung nhƣ
các hành vi vi phạm pháp luật hành chính khác, đó là hành vi vi phạm quy tắc
quản lý nhà nƣớc do cá nhân, tổ chức thực hiện, gây hậu quả xấu cho xã hội
và mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm hình sự, theo quy định của pháp luật
hành chính hành vi đó phải bị xử phạt. Quan niệm này đƣợc thể hiện trong
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi bổ sung năm 2008) cụ
thể đƣợc định nghĩa một cách gián tiếp tại Điều 1 khoản 2 “Xử phạt vi phạm
hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi
chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định
của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy
định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”. Tuy nhiên hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ khác với những
hành vi vi phạm hành chính khác ở một số điểm. Hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực GTĐB là hành vi trái với các quy định của pháp luật về trật tự
an toàn giao thông đƣờng bộ, xâm hại trực tiếp đến sự an toàn của ngƣời,
phƣơng tiện tham gia giao thông. Hành vi vi phạm hành chính về GTĐB xảy
ra ở m i lúc, m i nơi do nhiều đối tƣợng thực hiện đó là cá nhân, tổ chức
trong đó cá nhân vi phạm là chủ yếu. Số lƣợng các hành vi vi phạm, trong
lĩnh vực này là rất lớn, nhiều trƣờng hợp vi phạm gây ra hậu quả nghiêm
tr ng cho xã hội. Chính vì vậy, việc phát hiện kịp thời xử lý nghiêm minh để
giảm thiểu tác hại của hành vi vi phạm trong lĩnh vực trật tự an toàn giao
thông đƣờng bộ là một hoạt động cần phải chú tr ng đặc biệt. Để thực hiện


8

đƣợc mục tiêu này phải nghiên cứu làm rõ thêm hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực GTĐB, làm cơ sở cho việc xây dựng các văn bản pháp luật quy
định về hành vi vi phạm hành chính, các hình thức xử phạt phù hợp đối với
hành vi vi phạm này mới đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội

Trên cơ sở sự phân tích và dựa vào các văn bản pháp luật thực định qui
định về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB có thể chia VPHC
trong lĩnh vực GTĐB đƣợc chia thành 6 nhóm hành vi vi phạm sau:
+ Nhóm thứ nhất – các hành vi vi phạm về quy tắc GTĐB: Đó là các hành
vi nhƣ không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đƣờng;
chuyển hƣớng không nhƣờng quyền, nhƣờng đƣơng cho các chủ thể theo quy
định của nghị định; dừng đỗ xe trái quy định; không giữ khoảng cách an toàn
giữa các xe; Chuyển là đƣờng không đúng nơi quy định, điều khiển xe chạy
quá nhanh hoặc quá chậm; quay đầu xe ở nơi không đƣợc phép, lùi xe ở
đƣờng một chiều, không tuân thủ hƣớng dẫn của ngƣời điều khiển giao thông;
đi vào khu vực cấm, đƣờng ngƣợc chiều, một chiều; Không chấp hành hiệu
lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đƣờng; Bấm còi, rú ga liên tục trong
đô thị, khu đông dân cƣ; không đội mũ bảo hiểm; Gây tai nạn giao thông
không dừng lại, không giữ nguyên hiện trƣờng, bỏ trốn không đến trình báo
với cơ quan có thẩm quyền; Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng
chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều
khiển xe; thay ngƣời điều khiển khi xe đang chạy; Điều khiển xe lạng lách
hoặc đánh võng trên đƣờng bộ trong, ngoài đô thị; Không nhƣờng đƣờng hoặc
gây cản trở xe ƣu tiên; Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đƣờng
bộ; Tập trung đông ngƣời trái phép; nằm, ngồi trên đƣờng gây cản trở giao
thông; Sử dụng đƣờng bộ trái quy định để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể
thao, diễu hành, lễ hội; Dựng cổng chào hoặc các vật che chắn khác trong
phạm vi đất dành cho đƣờng bộ gây ảnh hƣởng đến trật tự, an toàn giao thông
đƣờng bộ….


9

+ Nhóm thứ hai – Các hành vi vi phạm về kết cấu hạ tầng GTĐB: Xử phạt
đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định nhƣ: Sử dụng,

khai thác tạm thời trên đất hành lang an toàn đƣờng bộ vào mục đích canh tác
nông nghiệp làm ảnh hƣởng đến an toàn công trình và an toàn giao thông;
Trồng cây trong phạm vi đất dành cho đƣờng bộ ở đoạn đƣờng ngoài đô thị
làm che khuất tầm nhìn của ngƣời điều khiển phƣơng tiện giao thông; Xây
dựng nhà ở riêng lẻ trái phép trong phạm vi đất dành cho đƣờng bộ ở đoạn
đƣờng ngoài đô thị; Dựng lều quán, công trình tạm thời khác trái quy định;
Để vật liệu, đất đá, phƣơng tiện thi công ngoài phạm vi thi công gây cản trở
giao thông; Tự ý đốt lửa trên cầu, dƣới gầm cầu; neo đậu tàu, thuyền trong
phạm vi hành lang an toàn cầu…
+ Nhóm thứ ba – các hành vi vi phạm về điều khiển các phương tiện tham
gia GTĐB không đảm bảo an toàn kỹ thuật gồm: Xử phạt ngƣời điều khiển vi
phạm các quy định điều kiện của phƣơng tiện khi tham gia giao thông nhƣ:
điều khiển xe không có kính chắn gió hoặc có nhƣng vỡ, không có tác dụng;
xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu,
cần gạt nƣớc, gƣơng chiếu hậu, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ
của xe; xe không có còi; không có bộ phận giảm thanh; xe quá niên hạn sử
dụng tham gia giao thông; xe gắn biển số không đúng với giấy đăng ký xe
hoặc biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp….
+ Nhóm thứ tư – các hành vi vi phạm khi điều khiển phương tiện tham gia
GTĐ không có đăng ký phương tiện, bằng lái, sức khỏe: Xử phạt ngƣời tham
gia giao thông vi phạm quy định điều khiển xe không mang theo giấy đăng ký
lái xe, giấy phép lái xe; Ngƣời điều khiển xe máy chuyên dùng không đúng
độ tuổi hoặc tuổi không phù hợp với ngành nghề theo quy định.
+ Nhóm thứ năm: các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ: Các
quy định của pháp luật về vận tải đƣờng bộ gồm các quy định về hoạt động
vận tải đƣờng bộ và hoạt động hỗ trợ vận tải đƣờng bộ. Hoạt động kinh doanh
vận tải đƣờng bộ phải tuân theo các quy định chung và quy định về thời gian


10


làm việc của ngƣời lái xe ô tô; điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, vận
tải hành khách bằng ô tô, nghĩa vụ của ngƣời kinh doanh vận tải hàn khách
bằng xe ô tô, trách nhiệm của ngƣời lái xe và nhân viên phục vụ trên xe ô tô
vận tải hành khách, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô, nghĩa vụ của ngƣời kinh
doanh vận tải hàng hóa, ngƣời thuê vận tải hàng hóa, ngƣời nhận hàng, vận
chuyển hàng siêu trƣờng, siêu tr ng, vận chuyển động vật sống, vận chuyển
hàng nguy hiểm, hoạt động vận tải đƣờng bộ trong đô thị, vận chuyển hành
khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh.
+ Nhóm thứ sáu – Các hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến
GTĐB: Những vi phạm này trái với các quy định của pháp luật có liên quan
đến GTĐB hoặc xâm phạm các điều cấm của pháp luật GTĐB. Đó là các
hành vi nhƣ sản xuất, lắp ráp trái phép phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng
bộ, sản xuất, bán biển số phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ trái phép,
chủ phƣơng tiện vi phạm quy định liên quan đến GTĐB, cổ vũ đua xe trái
phép, cản trở việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của ngƣời thi hành công vụ,
điều khiển phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ gắn biển số nƣớc ngoài,
điều khiển phƣơng tiện đăng kí hoạt động trong khu kinh tế thƣơng mại đặc
biết, vi phạm quy định về đào tạo, sát hạch xe, vi phạm quy định về hoạt động
kiểm định an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trƣờng xe cơ giới.
1.2. Các yếu tố cấu thành VPHC trong lĩnh vực GTĐB:
Cũng giống nhƣ các loại vi phạm pháp luật khác, VPHC trong lĩnh vực
GTĐB đƣợc cấu thành bởi bốn yếu tố:
1.2.1. Chủ thể của VPHC trong lĩnh vực GTĐB:
Chủ thể của VPHC trong lĩnh vực GTĐB bao gồm m i cá nhân và tổ
chức Việt Nam, hoặc cá nhân, tổ chức nƣớc ngoài có năng lực trách nhiệm
hành chính. Những chủ thể này có VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên phạm vi
lãnh thổ Việt Nam, mà vi phạm của h không phải là tội phạm. Tuy nhiên, so
với các lĩnh vực khác thì chủ thể VPHC trong lĩnh vực GTĐB thƣờng chủ yếu
là cá nhân.



11

Tuy nhiên cũng có một số trƣờng hợp tổ chức VPHC trong lĩnh vực
GTĐB. Ví dụ: Cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đƣờng bộ để tiến hành
hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội mà không đƣợc cơ quan quản lý
đƣờng bộ có thẩm quyền thống nhất bằng văn bản về phƣơng án bảo đảm giao
thông trƣớc khi xin phép tổ chức các hoạt động trên.
1.2.2. Mặt chủ quan của VPHC trong lĩnh vực GTĐB:
Thể hiện ở yếu tố lỗi của ngƣời vi phạm. Lỗi là dấu hiệu pháp lí bắt buộc
của VPHC, có hai hình thức lỗi là lỗi cố ý và vô ý.
Lỗi cố ý thể hiện ở chỗ ngƣời có hành vi VPHC nhận thức đƣợc tính chất
nguy hại cho xã hội của hành vi nhƣng vẫn thực hiện hoặc để mặc cho hậu
quả của hành vi đó xảy ra.
Lỗi vô ý trong vi phạm hành chính thể hiện ở chỗ ngƣời thực hiện hành vi
vi phạm không biết và không nhận thức đƣợc hành vi của mình là trái pháp
luật, mặc dù cần phải biết và nhận thức đƣợc điều đó, hoặc trƣờng hợp một
ngƣời thực hiện hành vi trái pháp luật do vô ý hoặc thiếu thận tr ng mà
không thực hiện những nghĩa vụ pháp lý bắt buộc dù h có khả năng và điều
kiện xử sự theo đúng nghĩa vụ đó.
Động cơ, mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan
của m i VPHC nhƣng trong lĩnh vực GTĐB có một số hành vi vi phạm có
động cơ, mục đích rõ ràng nhƣ lấn chiếm vỉa hè, lòng đƣờng làm nơi kinh
doanh, xây đặt bệ bục trái phép trên đƣờng nhằm cản trở giao thông, gian dối
để đƣợc cấp lại biển số đăng ký xe….đều gây ảnh hƣởng xấu đến hoạt động
bình thƣờng của GTĐB.
1.2.3. Mặt khách quan của VPHC trong lĩnh vực GTĐB:
M i vi phạm hành chính đều có hình thức biểu hiện là hành vi, C.Mac đã
chỉ rõ: “ngoài hành vi của mình thì con người không tồn tại đối với pháp

luật”. Nhƣ vậy mặt khách quan của vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB
cũng có hình thức biểu hiện là hành vi. Đó có thể là hành động bị pháp luật


12

trong lĩnh vực này cấm, hoặc không thực hiện hay thực hiện không đúng hành
động mà luật buộc phải thực hiện.
Hành vi vi phạm hành chính về GTĐB có thể biểu hiện dƣới hình thức
hành động, ví dụ: vƣợt đèn đỏ, đi xe máy vào đƣờng cấm... hoặc dƣới hình
thức không hành động nhƣ: đi xe mô tô không có bằng lái…. Chỉ cần có hành
động hoặc không hành động nêu trên cũng có thể truy cứu trách nhiệm hành
chính, bất luận là hậu quả của hành vi đã xảy ra hay chƣa. Ngoài ra dấu hiệu
hành vi còn rất đa dạng, đó có thể là hành vi vi phạm các quy định về quy tắc
GTĐB, hành vi vi phạm kết cấu hạ tầng GTĐB, về phƣơng tiện tham gia
GTĐB….Các dấu hiệu về thời gian, địa điểm, công cụ, phƣơng tiện thực hiện
hành vi cũng rất đã dạng, phong phú, bởi vì loại vi phạm này diễn ra moi lúc,
m i nơi cùng với rất nhiều loại phƣơng tiện nhƣ xe ô tô, mô tô, xe thô sơ, xe
bánh xích….
Mặt khách quan của vi phạm hành chính còn đƣợc thể hiện ở dấu hiệu hậu
quả thiệt hại mà hành vi vi phạm GTĐB gây ra cho xã hội; mối nhân qua giữa
hành vi và hậu quả của hành vi đó.
Hậu quả của hành vi trái pháp luật có thể là những thiệt hại thực tế định
lƣợng đƣợc nhƣ sức khỏe con ngƣời, mức độ thiệt hại công trình đƣờng bộ, về
phƣơng tiện giao thông…hoặc có thể là những thiệt hại không định lƣợng
đƣợc nhƣ sự xâm hại của vi phạm đến quan hệ xã hội đƣợc pháp luật hành
chính bảo vệ và làm biến đổi chúng theo hƣớng tiêu cực với mục đích quản lí
Nhà nƣớc.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả là một mối quan hệ biện
chứng, hành vi vi phạm có trƣớc, hậu quả có sau, hành vi vi phạm là nguyên

nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả xảy ra. Tuy nhiên, cũng có những trƣờng hợp
thì hậu quả thiệt hại cho xã hội, mối quan hệ nhân quả là dấu hiệu bắt buộc.
Nhƣ đối với trƣờng hợp ngƣời điều khiển, ngồi trên xe ô tô hoặc một số xe


13

khác tƣơng tự ô tô có hành vi dừng xe, đỗ trái quy định gây hậu quả ùn tắc
giao thông thì bị xử phạt 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng ( Nghị định
34/2010/NĐ-CP). Trong ví dụ này, dấu hiệu ùn tắc giao thông là dấu hiệu bắt
buộc để cấu thành nên hành vi hành chính.
Thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm. Thông thƣờng thời gian
thực hiện hành vi vi phạm không phải là dấu hiệu băt buộc, nhƣng đối với
một số vi phạm thì thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm là dấu hiệu
bắt buộc để cấu thành vi phạm hành chính. Ví dụ hành vi bấm còi hoặc gây ồn
ào, tiếng động lớn làm ảnh hƣởng đến sự yên tĩnh trong đô thị và khu đông
dân cƣ trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trƣớc đến 5 giờ ngày hôm sau bị
xử phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng ( nghị định 71/2012/NĐ-CP).
Công cụ phƣơng tiện thực hiện hành vi vi phạm trong vi phạm GTĐB hầu
nhƣ là một trong những dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của VPHC
trong lĩnh vực GTĐB. Ở đây ngƣời vi phạm sử dụng phƣơng tiện là ô tô, mô
tô, xe gắn máy, các loại phƣơng tiện vi phạm tƣơng tự.
1.2.4. Khách thể của VPHC trong lĩnh vực GTĐB:
Bất kỳ hành vi trái pháp luật nào cũng đều xâm hại tới quan hệ xã hội
đƣợc pháp luật bảo vệ, làm tổn hại, rối loạn đe d a sự phát triển bình thƣờng
của các quan hệ đó. Do vậy, khách thể của VPHC trong lĩnh vực GTĐB, về
nội dung là quan hệ các quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động GTĐB đƣợc
pháp luật hành chính bảo vệ, về hình thức pháp lý là các quy định của pháp
luật về quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực GTĐB.
Nhƣ vậy, VPHC trong lĩnh vực GTĐB là loại vi phạm xảy ra phổ biến

hàng ngày, hàng giờ trong phạm vi cả nƣớc, là nguyên nhân chính của tình
trạng ùn tắc mà mất an toàn GTĐB. Nghiêm tr ng hơn, nó là mối nguy hại
hàng đầu gây nên nhiều vụ tai nạn giao thông, đe d a đến sức khỏe và tài sản


14

của nhân dân. Do đó, đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính về GTĐB
đƣợc coi là công tác tr ng tâm của nhiều ngành, nhiều cấp và nhận đƣợc quan
tâm của toàn xã hội.
2. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB:
2.1. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB:
Trong quản lý Nhà nƣớc về GTĐB, xử phạt VPHC là một loại hoạt động
cƣỡng chế mang tính quyền lực Nhà nƣớc do các cơ quan, cán bộ Nhà nƣớc
có thẩm quyền tiến hành áp dụng các chế tài hành chính nhằm mục đích trừng
phạt đối với các cá nhân, tổ chức VPHC trong lĩnh vực GTĐB theo trình tự,
thủ tục do luật quy định. Nhìn tổng thể nội hàm khái niệm xử phạt VPHC
trong lĩnh vực GTĐB gồm vấn đề về thẩm quyền và thủ tục xử phạt mang
những đặc điểm riêng theo yêu cầu của quản lý Nhà nƣớc và đấu tranh phòng
chống VPHC trong lĩnh vực này. Cụ thể:
2.1.1. Thẩm quyền xử phạt:
Chủ thể có thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB là những
ngƣời có chức vụ chức danh, áp dụng những quy định của pháp luật về hình
thức xử phạt, mức phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả VPHC trong lĩnh
vực này nhƣ Chủ tịch ủy ban nhân dân, cảnh sát giao thông, thanh tra giao
thông…Nhƣ vậy, chỉ có những chủ thể này mới có thẩm quyền xử phạt hành
chính trong lĩnh vực GTĐB. Thẩm quyền xử phạt giữa các chủ thể nói trên
đƣợc phân định theo phạm vi lãnh thổ và loại vụ việc VPHC, đồng thời xác
định cụ thể thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt, mức phạt của từng cơ
quan, chức danh. Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, trƣởng công an

các cấp có thẩm quyền xử phạt VPHC về GTĐB xảy ra trong phạm vi quản lý
của địa phƣơng mình. Đối với các vi phạm hành chính của ngƣời và phƣơng
tiện tham gia giao thông đƣờng bộ thì cảnh sát giao thông có thẩm quyền. Đối


15

với các trƣờng hợp khác, thẩm quyền xử phạt thuộc về các lực lƣợng và chức
danh theo quy định của pháp luật nhƣ cảnh sát trật tự, cảnh sát phản ứng
nhanh, cảnh sát cơ động, cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, trƣởng
công an cấp xã, thanh tra đƣờng bộ.
2.1.2. Về thủ tục xử phạt:
Thủ tục xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng phải tuân theo quy định
chung gồm: thủ tục ra quyết định xử phạt tại chỗ, thủ tục lập biên bản, đƣợc
quy định tại pháp lênh xử lý vi phạm hành chính. Ngoài ra, trong lĩnh vực
này, thủ tục xử phạt VPHC còn có những yếu tố mang tính đặc thù nhƣ: các
mẫu biên bản và quyết định để sử dụng trong việc xử phạt, hoặc các quy định
liên quan đến sự có mặt tại nơi xảy ra vi phạm của chủ phƣơng tiện, thủ tục
đối với VPHC đƣợc phát hiện VPHC từ việc sử dụng các phƣơng tiện, thiết bị
kỹ thuật nghiệp vụ…Chẳng hạn nhƣ: trƣờng hợp chủ phƣơng tiện có mặt tại
nơi xảy ra vi phạm, thì ngƣời có thẩm quyền lập biên bản và ra quyết định xử
phạt hành chính đối vối h . Trong trƣờng hợp chủ phƣơng tiện không có mặt
tại nơi xảy ra vi phạm, thì ngƣời có thẩm quyền căn cứ vào hành vi vi phạm
để lập biên bản đối với chủ phƣơng tiện và ngƣời điều khiển phƣơng tiện phải
ký vào biên bản với tƣ cách là ngƣời chứng kiến và chấp hành quyết định xử
phạt thay cho chủ phƣơng tiện.
2.1.3. Hình thức xử phạt:
Trong hình thức xử phạt VPHC về GTĐB có các hình thức phạt chính; xử
phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả mang tính cụ thể, chỉ áp
dụng đối với VPHC trong lĩnh vực này. Chẳng hạn, các hình thức phạt chính

nhƣ : cảnh cáo đối với ngƣời dẫn dắt xúc vật trên đƣờng gây mất trật tự giao
thông, phạt tiền với hành vi vƣợt đèn đỏ, trở quá tr ng tải, đi vào đƣờng một
chiều…; các hình thức phạt bổ sung nhƣ tịch thu còi, cờ, đèn sử dụng trái quy
định; tƣớc quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn, không thời hạn; tƣớc


16

quyền sử dụng chứng chỉ bồi dƣỡng kiến thức pháp luật về GTĐB; đình chỉ
hoạt động kinh doanh vận tải cho tới khi khắc phục xong vi phạm….Các biện
pháp khắc phục hậu quả nhƣ: buộc phải dỡ phần hàng hóa vƣợt quá giới hạn
hoặc phải xếp lại hàng hóa theo đúng quy định; buộc phải tháo dỡ các công
trình trái phép; buộc phải khôi phục lại nhãn hiệu, màu sơn ghi trong giấy
đăng ký xe hoặc thực hiện đúng quy định và biển số…
VPHC trong lĩnh vực GTĐB phức tạp gây thiệt hại về ngƣời và tài sản để
lại hậu quả xấu cho xã hội về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành
chính trong các lĩnh vực GTĐB góp phần bảo đảm trật tự an toàn GTĐB và
xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc cũng nhƣ ý thức tuân thủ pháp
luật của ngƣời dân có một ý nghĩa đặc biệt quan tr ng.
2.2. Nguyên tắc xử phạt:
2.2.1. Việc xử lý các vi phạm hành chính phải do ngƣời có thẩm quyền
tiến hành theo đúng các quy định của pháp luật.
Đây là một nguyên tắc cơ bản trong xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB,
theo đó thì chỉ có những chủ thể có thẩm quyền mới đƣợc xử phạt vi phạm.
Do vậy, những ngƣời có thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB là
những ngƣời đƣợc pháp luật trao quyền, thay mặt nhà nƣớc xử phạt các chủ
thể có hành vi vi phạm, do vậy khi tiến hành xử phạt thì các chủ thể có thẩm
quyền không đƣợc tùy tiện mà nhất thiết phải tuân thủ triệt để các quy định
của pháp luật.
2.2.2. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt khi có hành vi khi có hành vi vi

phạm hành chính do pháp luật quy định:
Đó là một hành vi đƣợc g i là trái pháp luật, khi nó đƣợc quy định trong
văn bản luật. Một hành vi vi phạm pháp luật hành chính thì phải có cơ sở


17

pháp lý là có văn bản luật quy định đó là hành vi vi phạm pháp luật hành
chính, tức là nó phải có đầy đủ dấu hiệu cấu thành vi phạm.
Vi phạm trong lĩnh vực GTĐB là một vi phạm hành chính nhƣng nó đƣợc
xác định là vi phạm trong GTĐB vì căn cứ vào các văn bản pháp luật quy
định hành vi nào là hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB mới xác định đƣợc
đâu là hành vi vi phạm trong lĩnh vực này. Nếu không có quy định nhƣ vậy,
thì có thể là hành vi VPHC trong lĩnh vực khác và không thể áp dụng hình
thức chế tài của GTĐB để xử phạt những hành vi này.
2.2.3. Mọi VPHC phải đƣợc phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay:
Việc xử lý phải đƣợc tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; m i hậu
quả do vi phạm hành chính gây ra phải đƣợc khắc phục theo đúng pháp luật.
Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải tích cực chủ động
trong việc thanh tra, kiểm tra và thực thi công vụ để kịp thời phát hiện các vi
phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB và một khi đã phát hiện thì phải tiến
hành xử lý một cách nhanh chóng, công minh và triệt để. Hậu quả do hành vi
vi phạm gây ra phải đƣợc khắc phục vì lợi ích của cộng đồng nhằm đảm bảo
lập lại trật tự pháp luật, góp phần thiết lập kỉ cƣơng, ổn định xã hội, phát triển
kinh tế.
2.2.4. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần:
Một ngƣời thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về
từng hành vi vi phạm. Nhiều ngƣời cùng thực hiện một hành vi thì mỗi ngƣời
vi phạm đều bị xử phạt.
Nếu một hành vi vi phạm đã bị một ngƣời có thẩm quyền lập biên bản xử

phạt hoặc ra quyết định xử phạt thì không đƣợc lập biên bản hoặc ra quyết
định xử phạt lần thứ hai đối với cùng một hành vi đó nữa. Đối với trƣờng hợp
một ngƣời thực hiện nhiều hành vi vi phạm, thì ngƣời đó sẽ bị xử phạt về từng


18

hành vi, sau đó tổng hợp lại thành hình phạt chung. Trƣờng hợp nhiều ngƣời
cùng thực hiện một vi phạm hành chính thì mỗi ngƣời đều bị xử phạt. Vì vi
phạm hành chính đó tổng hợp của tất cả các hành vi vi phạm của mỗi ngƣời.
2.2.5. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức
độ vi phạm, nhân thân ngƣời vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng
nặng trách nhiệm để quyết định hình thức, biện pháp xử phạt thích hợp:
Nguyên tắc này đòi hỏi ngƣời có thẩm quyển xử phạt trƣớc khi ra quyết
định xử phạt cần phải phân tích, làm rõ mức độ cũng nhƣ tính chất, các tình
tiết tăng nặng hay giảm nhẹ đối với từng hành vi vi phạm hành chính cụ thể.
Đây là một nguyên tắc rất quan tr ng, trực tiếp liên quan đến việc xem xét,
quyết định áp dụng hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả của
ngƣời có thẩm quyền xử phạt đối với vụ việc vi giao thông cụ thể hoặc quyết
định áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác đối với đối tƣợng vi phạm.
Tính chất, mức độ vi phạm không làm thay đổi bản chất của hành vi vi
phạm nhƣng có ảnh hƣởng lớn đến tính xâm hại của hành vi đối với trật tự
quản lý nhà nƣớc. Bên cạnh đó, nhân thân của ngƣời vi phạm cũng là yếu tố
cần xem xét để quyết định hình thức, mức xử phạt cho hợp lý, bảo đảm tính
răn đe, phòng ngừa, giáo dục chung.
Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cũng là những căn cứ có ý nghĩa đáng kể
trong việc xem xét, quyết định hình thức, mức xử phạt, biện pháp khác phục
hậu quả đối với cá nhân vi phạm. Khi xem xét, quyết định việc xử phạt, ngƣời
có thẩm quyền phải xem xét toàn diện vụ việc một cách khách quan, cân nhắc
xem vụ việc vi phạm có tình tiết giảm nhẹ nào áp dụng đối với ngƣời vi phạm

hoặc liệu có tình tiết tăng nặng nào cần tính đến để áp dụng hình thức, mức
xử phạt thích hợp.


19

2.2.6. Không xử phạt vi phạm hành chính trong trƣờng hợp thuộc tình
thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành
chính trong khi đang mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác
làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng kiểm điều khiển hành vi của
mình:
Theo nhƣ nguyên tắc này, trƣờng hợp nếu có hành vi xảy ra thuộc một
trong các trƣờng hợp trên thì ngƣời thực hiện hành vi không có lỗi, vì vậy
theo quy định của pháp luật thì h không bị xử lý hành chính và không áp
dụng các biện pháp xử phạt hành chính đối với h .
Tình thế cấp thiết là tình thế của một ngƣời vì muốn tránh một nguy cơ
đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nƣớc, của tổ chức, quyền, lợi ích chính
đáng của mình hay của ngƣời khác mà không còn cách nào khác là phải gây
một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Chẳng hạn, ngƣời lái xe ô tô
buộc phải đánh tay lái để xe lao lên vỉa hè và đâm vào gốc cây bên đƣờng để
tránh không đâm vào ngƣời bất ngờ chạy vụt qua đƣờng. Xe ô tô - tài sản của
Nhà nƣớc có bị hỏng nhƣng đã cứu đƣợc một sinh mạng. Hành vi điều khiển
xe lao xe lên vỉa hè đâm vào gốc cây đƣợc thực hiện trong tình thế cấp thiết,
do đó không phải là vi phạm hành chính.
Phòng vệ chính đáng là hành vi của một ngƣời vì bảo vệ lợi ích của Nhà
nƣớc, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hay của ngƣời
khác mà chống trả lại một cách cần thiết, ngƣời đang có hành vi xâm phạm
các lợi ích nói trên.
Hành vi của một ngƣời gây thiệt hại cho xã hội nhƣng do sự kiện bất ngờ,
tức là trong trƣờng hợp không thể thấy trƣớc hoặc không buộc phải thấy trƣớc

hậu quả của hành vi đó, thì không phải là vi phạm hành chính. Chẳng hạn,
ngƣời lái xe ô tô trên đƣờng không vi phạm quy định về an toàn giao thông
đƣờng bộ (có bằng lái xe, trong tình trạng tỉnh táo, không say rƣợu hoặc say


20

do dùng một chất kích thích mạnh khác, chạy đúng tốc độ cho phép, đúng
phần đƣờng…), bất ngờ có ngƣời bên đƣờng chạy ra đâm vào xe, bị xe hất
ngã, bị thƣơng - tai nạn bất ngờ, không do ngƣời lái xe gây ra. Hành vi làm
ngƣời khác bị thƣơng do sự kiện bất ngờ không phải là vi phạm hành chính.
Vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác
làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi trong trƣờng
hợp này h mất ý thức dẫn đến không kiểm soát đƣợc hành vi của mình thì
đƣợc xác định hoàn toàn không có lỗi và không bị xử phạt
2.3. Đối tƣợng bị xử phạt:
Đối tƣợng bị xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB là cá nhân, tổ chức có
hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên lãnh thổ Việt Nam.
Đối tƣợng bị xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB là cá nhân: theo quy
định của pháp luật, cá nhân bị xử phạt VPHC là ngƣời không mắc các bệnh
tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng
điều khiển hành vi và đủ độ tuổi do pháp luật quy định, cụ thể:
+ Ngƣời từ đủ 14 đến dƣới 16 tuổi chỉ bị xử phạt VPHC về VPHC do cố ý,
tức là khi xác định ngƣời trong độ tuổi này có VPHC trong lĩnh vực GTĐB
hay không phải xác định yếu tố lỗi trong mặt chủ quan của h .
+ Ngƣời từ đủ 16 tuổi trở lên là chủ thể của VPHC trong lĩnh vực GTĐB
trong m i trƣờng hợp, dù là lỗi cố ý hay vô ý
Đối tƣợng là tổ chức: Hiện nay, khái niệm tổ chức đƣợc hiểu thông qua
Bộ luật dân sự 2005. Trên thực tế Bộ luật dân sự chỉ đề cập đến cá nhân và
pháp nhân, tổ hợp tác và hộ gia đình. Trong đó pháp nhân đƣợc coi là một tổ

chức. Các loại pháp nhân bao gồm: Cơ quan Nhà nƣớc, đơn vị vũ trang nhân
dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội; tô chức kinh tế; tổ chức chính


×