Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Ý thức pháp luật của doanh nhân việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.7 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYẾN Đ ỒN G X UÂN PHƢ ƠNG

Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA DOANH NHÂN
VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Lý luận lịch sử nhà nƣớc và pháp luật
Mã số: 60.38.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Hồi

Hà Nội – 2013


M ỤC LỤC
MỞ ĐẦU… … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … ........

1

CHƢƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ Ý THỨC PHÁP
LUẬT CỦA DO ANH NHÂN VIỆT NAM… … … … … … … … … … … ..

5

1.1 Khái niệm doanh nhân và khái niệm, đặc đ iểm ý thức pháp luật


của doanh nhân Việt Nam ......................................................................

5

1.1.1 Khái niệm doanh nhân Việt Nam … … … … … … … … … … … …

5

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm ý thức pháp luật c ủa doanh nhân Việt
Nam … … … … ...........................................................................................

9

1.1.2.1. Khái niệm ý thức pháp luật của doanh nhân … … …… … …… … … .

9

1.1.2.2. Đặc điểm ý thức pháp luật của doanh nhân …… … …… … …… …

9

1.1.2.3. Tác động của ý thức pháp luật đối với doanh nhân …… … …........

14

1.1.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến ý thức pháp luật của doanh nhân
Việt Nam … …… .......................................................................................

16


CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý
THỨC PHÁP LUẬT CỦA DOANH NH ÂN VIỆT NAM HIỆN NAY

31

2.1. Thực trạng ý thức pháp luật của doanh n hân Việt Nam hiện
nay… … … … … ........................................................................................

31

2.1.1. Những điểm tích cực trong ý thức pháp luật của doanh nhân Việt
Nam hiện nay ............................................................................................

31

2.1.2. Những điểm hạn chế trong ý thức pháp luật của doanh nhân Việt
Nam hiện nay ...........................................................................................

38

2.2. Giải pháp nâng cao ý thức pháp luật của doanh nhân Việt Nam
hiện nay … ................................................................................................

47

2.2.1. Giải pháp từ phía doanh nhân … … … … … … … … … … … … …

47

2.2.1.1. Nâng cao nhận thức về pháp luật của các doanh nhân … ............


47

2.2.1.2.Nâng cao nhận thức của doanh nhân về vai trò của mình trong
việc góp ý và xây dựng chính sách pháp luật liên quan tới cộng đồng
doanh nghiệp …… … …… … ......................................................................

50

2.2.2. Giải pháp từ phía nhà nƣớc … … … … … … … … … … … .............

51

2.2.2.1. Minh bạch trong các chính sách … … …… … …… … …… … …… …

51

2.2.2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật …… … …… … …… … …… … …… …

51

2.2.2.3. Tạo điều kiện cho doanh nhân trong công tác tham vấn hoạch
định chính sách và xây dựng pháp luật kinh doanh … …… … … …… ......

54

2.2.2.4. Tổ chức thực hiện tốt chương trình 585 …… … …… … …… … …

54



2.2.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thực hi ện xử lý
nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật của doanh nhân ...… ...................

59

2.2.2.6. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc quan tâm,
giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho doanh nhân … …… … …… … …

60

2.2.2.7. Biện pháp kinh tế là giảm thuế và tăng mức xử phạt vi phạm
pháp luật

61

KẾT LUẬN .............................................................................................

62

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KH ẢO ...............................................

63


1

LỜI M Ở ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Để đạt được điều đó
không chỉ cần có một hệ thống pháp luật hoàn thiện mà còn cần có ý thức pháp
luật cao của mỗi người. Pháp luật chỉ thực sự phát huy tác dụng khi nó được thực
hiện nghiêm chỉnh thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội
và cá nhân mỗi người. Do đó, để pháp luật đi vào cuộc sống thì ngoài việc hoàn
thiện hệ thống pháp luật thì bất kỳ nhà nước nào cũng phải chú trọng nâng cao ý
thức pháp luật của mọi thành viên trong xã hội, biến việc tuân thủ nghiêm chỉnh
pháp luật thành niềm tin nội tâm ở mỗi người. Trong xã hội Việt Nam hiện nay, ý
thức pháp luật thống trị là ý thức pháp luật của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động. Cùng với sự phát triển của xã hội Việt Nam, ý thức pháp luật của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động sẽ trở thành một hệ thống tư tưởng và quan
điểm pháp luật thống nhất của toàn xã hội.
Những năm gần đây, ý thức pháp luật ở Việt Nam nói chung và ý thức
pháp luật của các doanh nhân Việt Nam nói riêng ngày càng được nâng cao hơn
trước song vẫn còn thấp biểu hiện trong thực tế là nhiều doanh nhân chưa hiểu rõ
pháp luật, thậm chí vi p hạm pháp luật trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Vì
vậy, việc tìm hiểu thực trạng ý thức pháp luật của doanh nhân để từ đó tìm ra các
giải pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật của họ là điều cần thiết, phục vụ đắc
lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đó là lý do mà Tôi lựa chọn
đề tài “Ý thức pháp luật của doanh nhân Việt Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay đang là vấn đề được các nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu dưới các góc độ và mức độ khác nhau.
Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau:


2

- “Ý thức pháp luật” của PGS.TS. Nguyễn M inh Đoan - Nhà xuất bản
chính trị quốc gia. “Bên cạnh những lý luận cơ bản về ý thức pháp luật chung; tác

giả còn đi sâu nghiên cứu về tư tưởng pháp luật; tâm lý pháp luậ t; vai trò của ý
thức pháp luật với đời sống xã hội; Thực trạng ý thức pháp luật ở Việt Nam hiện
nay; Kiến nghị các giải pháp nâng cao ý thức pháp luật ở Việt Nam hiện nay; Chỉ
ra Phổ biến, giáo dục pháp luật là một biện pháp quan trọng để nâng cao ý thức
pháp luật và lối sống theo pháp luật”.
- Luận văn thạc sĩ luật học “Vấn đề nâng cao ý thức pháp luật ở
Campuchia hiện nay” tác giả Pring Sok. “Tác giả đề cập đến một số vấn đề lý
luận về ý thức pháp luật và những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao ý thức pháp
luật; nêu thực trạng ý thức pháp luật và thực hiện những biện pháp pháp lý chủ
yếu nhằm nâng cao ý thức pháp luật ở Campuchia hiện nay; đưa ra quan điểm và
đề xuất giải pháp thực hiện những biện pháp pháp lý chủ yếu nhằm nâng cao ý
thức pháp luật ở Campuchia hiện nay”.
- Luận văn thạc sĩ luật học “Nâng cao ý thức pháp luật của bộ đội phòng
không – không quân ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” tác giả Lê Phương
Đông. “Trong luận văn tác giả đề cập đến cơ sở lý luận về việc nâng cao ý thức
pháp luật của bộ đội phòng không không quân; Nêu thực trạng ý thức pháp luật
của bộ đội phòng không không quân; Đề ra phương hướng, giải pháp nâng cao ý
thức pháp luật của bộ đội phòng không không quân”.
- Luận văn thạc sĩ luật học “Ý thức pháp luật của thanh niên trên địa bàn
thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” tác giả Phạm Thị Hân. “Tác giả đề
cập đến một số vấn đề lý luận về ý thức pháp luật của thanh niên, thực trạng ý
thức pháp luật của thanh niên và kiến nghị những giải pháp nâng cao ý thức pháp
luật của thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã phân tích một số vấn
đề lý luận và thực tiễn về ý thức pháp luật ở nước ta. Tuy nhiên, chưa có công
trình nào đề cập một cách hệ thống và khái quát về cơ sở lý luận và thự c trạng ý
thức pháp luật của doanh nhân Việt Nam hiện nay như công trình này.


3


3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Ý thức pháp luật của doanh nhân Việt Nam hiện nay là một vấn đề rộng
lớn và phức tạp. Trong phạm vi một luận văn thạc sỹ, tôi chỉ tập trung nghiên cứu
một số vấn đề lý luận và thực trạng ý thức pháp luật của doanh nhân Việt Nam
thời gian qua để từ đó đề xuất một số biện pháp pháp lý chủ yếu nhằm nâng cao ý
thức pháp luật của các doanh nhân Việt Nam hiện nay.
4. Cở sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài là những quan điểm của chủ nghĩa Mác
- Lênin và tư tưởng Hồ Chí M inh về nhà nước và pháp luật; các quan điểm chỉ
đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đường lối, chính sách của Nhà nước về xây
dựng Nhà nước pháp quyền thể hiện trong Hiến pháp cũng như các văn bản quy
phạm pháp luật khác.
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của tr iết học M ác Lênin, luận văn được nghiên cứu trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu
cụ thể: phân tích, tổng hợp, phương pháp hệ thốn g, kết hợp lý luận và thực tiễn,
… để giải quyết vấn đề đặt ra.
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
M ục đích nghiên cứu của Luận văn là nhằm tìm ra các giải pháp để nâng
cao ý thức pháp luật của doanh nhân Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm :
-

Phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về ý thức pháp luật của doanh nhân.

-

Phân tích thực trạng ý thức pháp luật của doanh nhân Việt Nam hiện nay,
chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong ý thức pháp luật của cộng đồng này.

-


Đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao ý thức pháp luật của
doanh nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

6. Kết cấu


4

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương:
Chương I:

Những vấn đề lý luận cơ bản về ý thức pháp luật của doanh nhân.

Chương II: Thực trạng và một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao ý thức pháp
luật của doanh nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.


5

CHƢƠN G I
MỘT SỐ VẤN Đ Ề LÝ LUẬN VỀ Ý THỨ C PHÁP LUẬT CỦA
DOANH NHÂN VIỆT NA M
1.1. Khái niệm doanh nhân và khái niệm , đặc điểm ý thức pháp luật của
doanh nhân Việt Nam
1.1.1. Khái niệm doanh nhân Việt Nam
Trước tiên, chúng ta xem xét khái niệm “doanh nhân” theo cách giải thích
của các từ điển.
Từ điển Từ và ngữ Hán - Việt xuất bản tại nhà xuất bản Văn học, Hà Nội

(2003) của GS. Nguyễn Lân chú giải từ “doanh” theo theo ba nghĩa (1) doanh là
lo toan làm ăn; (2) là đầy đủ và (3) là biển lớn. Hiểu theo nghĩa (1), thì doanh
nhân có nghĩa rất rộng, gồm tất cả những người làm việc trong lĩnh vực kinh tế,
trước hết là nhóm những người làm công việc quản lý kinh tế, bao gồm những
người làm công việc quản lý nhà nước về kinh tế và những người hoạt động trong
các doanh nghiệp, cả doanh nghiệp công ích không có mục tiêu vị lợi lẫn doanh
nghiệp kinh doanh vị lợi. Quan niệm như trên là quá r ộng, không phân biệt được
doanh nhân với những dạng người khác cùng trong lĩnh vực hoạt động kinh tế.
GS. Trần Ngoc Thêm trong bài Báo cáo “Văn hóa doanh nhân và văn hóa
doanh nhân Việt Nam” tại Hội thảo Văn hóa doanh nhân Việt Nam tổ chức ở TP
Hồ Chí M inh (2006) đã chú giải kinh doanh theo nghĩa đen là “quản lý kinh tế”
còn doanh nhân là “người quản lý (việc làm ăn)”, “là người làm kinh doanh”.
Cuốn Bài giảng Văn hóa kinh doanh do Đại học kinh tế quốc dân xuất bản năm
2006 do Dương Thị Liễu (chủ biên) đã chọn cách giải thích từ Hán - Việt
“doanh” là lãi, “nhân” là người; “doanh nhân” là người làm kinh doanh để kiếm lời.
Vậy doanh nhân là khái niệm rộng chỉ nhiều loại đối tượng người theo lĩnh
vực hoạt động (sản xuất, dịch vụ, thương mại, … ) và quy mô khá c nhau (cá thể,
hộ gia đình, doanh nghiệp, … ). Hiện nay, trên thế giới cũng như nước ta, nói đến
doanh nhân là người ta nghĩ ngay tới nhóm đối tượng tiêu biểu nhất của nó là


6

những người sáng lập và lãnh đạo các doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn, công ty
lớn. Hiểu như vậy đúng nhưng chưa đủ.
Ngoài ra, khái niệm doanh nhân còn được định nghĩa dựa trên đặc điểm
nghề nghiệp và tính cách của họ, chẳng hạn:
- Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam
định nghĩa: “Doanh nhân là nhà đầu tư , là nhà quản lý, là người chèo lái con
thuyền doanh nghiệp mà điểm khác biệt của doanh nhân với những người khác là

ở chỗ họ là người dám chấp nhận mạo hiểm, rủi ro khi dấn thân vào con đường
kinh doanh”. (Cuốn Bài giảng văn hóa kinh doanh, NXB Đại học ki nh tế quốc
dân, Hà Nội, do Dương Thị Liễu (Chủ biên) (2006)).
- Nhà nghiên cứu Vũ Quốc Tuấn, trong bài “Doanh nhân – một góc nhìn”
trên báo Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần, ngày 13/10/2007, viết “Nói một cách
chặt chẽ, doanh nhân là những người chủ doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh
doanh nghiệp của mình, những người được cử hoặc được thuê để quản lý doanh
nghiệp, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh; trách nhiệm và lợi ích của họ gắn liền
với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, mà yêu cầu đầu tiên của họ là phải có
đủ điều kiện để sáng tạo, không ngừng phát triển doanh nghiệp”.
- Sách Bài giảng Văn hóa kinh doanh của Đại học kinh tế quốc dân viết:
“Doanh nhân là người làm kinh doanh, là chủ thể lãnh đạo, chịu trách nhiệm
trước xã hội và pháp luật. Doanh nhân có thể là chủ một doanh nghiệp, là người
sở hữu và điều hành, Chủ tịch công ty, Giám đốc công ty hoặc cả hai”.
Các cách định nghĩa như trên cho chúng ta thấy một quan điểm toàn diện
hơn về doanh nhân nhưng thường bị dài vì phải liệt kê một số đặc điểm và đối
tượng khác nhau. M ặt khác, ba định nghĩa trên đều bỏ qua một nhóm đối tượng
gồm hàng triệu người hiện đang theo đuổi nghề nghiệp kinh doanh cá thể (doanh
nhân cá nhân) và những hộ kinh doanh không lập doanh nghiệp; mà chính sự
đóng góp của họ với tư cách là các c hủ thể kinh doanh đông đảo nhất đã tạo nên
nét đặc sắc của văn hóa doanh nhân và văn hóa kinh doanh Việt Nam.


7

Dựa vào những định nghĩa trên đây và căn cứ vào thực tiễn xã hội nước ta
hiện nay có thể suy ra có ba tiêu chí cơ bản để xác định họ có phải là do anh nhân
bao gồm:
Thứ nhất, hoạt động, hành vi của họ có một mục tiêu chính là kiếm lợi
nhuận, làm giàu, là bán sản phẩm, dịch vụ ra thị trường;

Thứ hai, họ có điều kiện hành nghề và đặc điểm tâm lý phù hợp (về thời
gian, vốn, tư liệu sản xuất, quan điểm , kiến thức và kỹ năng… hay nói cách khác,
là đạt chuẩn nhất định về nhân cách doanh nhân) với hoạt động kinh doanh và
đó là công việc chính của họ;
Thứ ba, nguồn thu nhập chính của họ từ hoạt động này [1].
Tóm lại qua các quan điểm trên có thể hiểu một cách ngắn gọn, doanh
nhân là những người có điều kiện hành nghề phù hợp với hoạt động kinh
doanh thường xuyên, có mục tiêu kinh doanh là tìm kiếm lợi nhuận và đó là
công việc tạo ra nguồn thu nhập chính cho họ.
Cần phân biệt khái niệm doanh nhân và khái niệm thương nhân. Theo các
phân tích ở trên thì có thể thấy khái niệm doanh nhân rộng hơn khái niệm thương
nhân.
Theo Điều 6 Luật thương mại năm 2005, “Thương nhân bao gồm tổ chức
kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc
lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.
Theo định nghĩa Thương nhân ở trên thì thương nhân chính là các doanh
nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại (mua bán, lưu thông, phân phối, … ).
Xét về mặt lịch sử thì thương nhân thường là bộ phận xuất hiện s ớm nhất trong
giới doanh nhân. Ngoài thương nhân, những người làm sản xuất, và các loại hình
dịch vụ khác (đầu tư, tư vấn, du lịch… ) có mục đích kinh doanh đều là doanh
nhân.
Vậy ở nước ta hiện nay, doanh nhân là một cộng đồng xã hội chứ không
phải là giai cấp hay tầng lớp xã hội.


8

V.I Lê nin đã đưa ra một định nghĩa chuẩn về giai cấp là những tập đoàn
người khác nhau về (1) địa vị của họ trong một hệ thống xã hội nhất định, (2)
khác nhau về quan hệ của họ đối với tư liệu sản xuất, (3) khác nhau về vai trò của

họ trong những tổ chức lao động xã hội, và (4) khác nhau về cách thức hưởng thụ
và phần của cải xã hội mà họ được hưởng. Từ quan điểm này, chúng ta có thể
phân tích tính chất xã hội của doanh nhân nước ta hiện nay.
Trước tiên, doanh nhân Việt Nam là mộ t cộng đồng gồm nhiều triệu cá
nhân được hình thành chủ yếu trong thời kỳ đổi mới, gồm nhiều nhóm, nhiều bộ
phận thuộc về các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội nước ta. Doanh nhân
hiện nay có lịch sử thành phần xuất thân, trưởng thành và bản thân h ọ đang hoạt
động trong nhiều giai tầng xã hội khác nhau: nông dân, công nhân, sinh viên, trí
thức, cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang, người kinh doanh cá thể, tiểu
thương, tiểu chủ, chủ doanh nghiệp vừa và lớn…
Thứ hai là về địa vị, vai trò của doanh nhân trong xã hội và trong hệ thống
sản xuất: doanh nhân là một bộ phận nhân dân hay một lực lượng xã hội, có vai
trò là những chiến sỹ tiên phong trong mặt trận kinh tế, là lực lượng quan trọng,
nòng cốt để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh”.
Thứ ba, về quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất: doanh nhân không chỉ gồm bộ
phận các ông bà chủ có quyền sở hữu các tư liệu sản xuất của doanh nghiệp thành phần cốt lõi và tiêu biểu nhất của khái niệm doanh nhân, được gọi là các
nhà kinh doanh hay nhà doanh nghiệp – mà còn bao gồm cả những cán bộ, công
nhân viên tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó, những người
này có thể không có quyền hoặc có một phần quyền sở hữu doanh nghiệp tủy
thuộc vào tỷ lệ cổ phần của doanh nghiệp mà họ nắm giữ với tư cách là cổ đông
của công ty.
Thứ tư, về quy mô thu nhập và cách thức sử dụng của cải thu được, thì
doanh nhân có một điểm chung là thường dành phần lớn tài sản họ có được nhờ
kinh doanh để tái đầu tư nhằm không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh.


9

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm ý thức pháp luật của doanh nhân Việt Nam
1.1.2.1.


Khái niệm ý thức pháp luật của doanh nhân

Ý thức pháp luật là một hình thái quan trọng của ý thức xã hội, nó ra đời,
tồn tại và phát triển từ nhu cầu khách quan của đời sống xã hội. Từ nhu cầu
khách quan đó của đời sống xã hội con người phản ánh tồn tại xã hội và hình
thành ở họ những tư tưởng, quan điểm, quan niệm về sự cần thiết phải điều chỉnh
các quan hệ xã hội bằng pháp luật. Vì vậy, ý thức pháp luật xã hội tại mỗi giai
đoạn nhất định không chỉ bao gồm cá c tư tưởng, quan điểm, quan niệm pháp luật
thịnh hành, phổ biến trong xã hội mà còn bao gồm các tư tưởng, quan điểm, quan
niệm pháp luật của các thời đại trước còn lưu giữ lại và những tư tưởng, quan
điểm, quan niệm pháp luật manh nha là mầm mống cho hệ ý thức pháp luật trong
tương lai. Trong ý thức pháp luật thường tồn tại cả những quan tư tưởng, quan
điểm, quan niệm pháp luật đúng đắn, phù hợp với điều kiện của xã hội hiện tại,
có ảnh hưởng tích cực đến lợi ích và sự phát triển xã hội, như ng cũng có thể có cả
những tư tưởng, quan điểm, quan niệm pháp luật sai lầm, không phù hợp làm ảnh
hưởng không tốt đến sự phát triển xã hội.
Ý thức pháp luật xã hội xuất phát từ ý thức pháp luật của cá nhân , nhưng
do ảnh hưởng của nhiều yếu tố mà các cá nhân có ý thức phá p luật không giống
nhau. Để ý thức pháp luật của cá nhân trở thành ý thức pháp luật của cả xã hội nó
phải được bổ sung, nâng lên thành những tư tưởng, quan điểm pháp luật mang
tính phổ biến, thịnh hành trong xã hội dưới dạng các học thuyết, tổng kết lý luậ n
pháp luật…
Ý thức pháp luật của doanh nhân là tổng thể những quan điểm, quan niệm,
tư tưởng của doanh nhân về pháp luật, là thái độ, tình cảm, sự đánh giá của
doanh nhân đối với pháp luật cũng như đối với hành vi pháp luật của các chủ thể
trong xã hội.
1.1.2.2. Đặc điểm ý thức pháp luật của doanh nhân
Ý thức pháp luật của doanh nhân vừa có các đặc điểm của ý thức pháp luật nói
chung và vừa có những đặc điểm riêng nhất định. Đó là các đặc điểm sau:



10

-

Ý thức pháp luật của doanh nhân luôn chịu sự quyết định của nền kinh tế.
Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong quá

trình hội nhập và toàn cầu hóa với một nền kinh tế phát triển không ngừng đồng
nghĩa với ngày càng ra đời các quan hệ kinh tế, các quan hệ xã hội mới đòi hỏi
cần có pháp luật điều chỉnh. Nền kinh tế quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển
của pháp luật, nó quyết định nội dung của pháp luật. Pháp luật được xây dựng
trên nền tảng kinh tế và phải có sự đảm bảo của kinh tế thì mới có tính khả thi.
Do vậy, mọi sự biến động trong nền kinh tế sớm hay muộn cũng sẽ dẫn đến
những sự thay đổi tương ứng trong pháp luật.
Nền kinh tế biến động tác động đến sự vận động và phát triển pháp luật và
pháp luật lại tác động đến ý thức pháp luật của doanh nhân.
Sự tồn tại của pháp luật bằn g nhiều cách sẽ tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp lên nhận thức của các doanh nhân, do đó nó trở thành nhân tố, phương tiện
thúc đẩy sự phát triển của ý thức pháp luật của doanh nhân trên thực tế. Điều này
cho thấy, pháp luật là “nguồn” để tạo nên nội dung của hệ tư tưởng pháp luật
cũng như định hướng tâm lý pháp luật đối với các doanh nhân. Khi có một hệ
thống pháp luật hoàn chỉnh, khách quan sẽ là điều kiện thiết yếu cho việc nâng
cao ý thức pháp luật của doanh nhân trên thực tế.
Khi nền kinh tế phát triển phù hợp với sự phát triển các doanh nghiệp của
các doanh nhân thì các doanh nhân sẽ nâng cao ý thức pháp luật của mình, họ
tuân các quy định pháp luật của nhà nước để tìm kiếm lợi nhuận và hạn chế tối đa
rủi ro có thể xảy ra.
Ngược lại, trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái như hiện nay các doanh nhân

làm ăn khó khăn, gặp nhiều thách thức và nền kinh tế trở thành một trở ngại lớn
nhất cho các doanh nhân trên con đường tìm kiếm lợi nhuận, và nếu việc tuân thủ
các quy định pháp luật làm giảm đáng kể hoặc t riệt tiêu lợi nhuận của họ thì họ sẽ
tìm mọi cách lách luật, thậm chí sẵn sàng vi phạm pháp luật.
Như vậy, ý thức pháp luật của doanh nhân luôn chịu sự quyết định của nền
kinh tế thông qua công cụ là pháp luật.


11

-

Ý thức pháp luật của doanh nhân có tính độc lập tương đối so với nền kinh tế.
Ý thức pháp luật của doanh nhân thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội.

Trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước hiện nay, nền kinh tế
của Việt Nam phát triển nhanh và nóng. Chính vì vậy, mà ý thức pháp l uật của
doanh nhân thường đi sau sự phát triển của nền kinh tế, luôn phản ánh cái đã diễn
ra và đang tồn tại trong đời sống xã hội.
Ý thức pháp luật cũng luôn có tính kế thừa. Ngoài phản ánh cái đã diễn ra
và đang tồn tại trong đời sống kinh tế - xã hội, ý thức pháp luật của doanh nhân
cũng luôn kế thừa những yếu tố nhất định của ý thức pháp luật của các thời đại và
giai đoạn trước đó. Trong ý thức pháp luật của doanh nhân luôn giữ lại những tư
tưởng, quan điểm pháp luật của các thế hệ và thời đại trước bao gồm các tư
tưởng, quan điểm vẫn còn phù hợp và cả các tư tưởng, quan điểm đã lỗi thời
không còn phù hợp.
Ý thức pháp luật có sự tác động trở lại tồn tại xã hội. Những quan điểm,
quan niệm, tư tưởng tiến bộ của doanh nhân về pháp luật, phản ánh đúng quy lu ật
phát triển khách quan của đời sống kinh tế - xã hội sẽ có tác dụng thúc đẩy sự
phát triển của nền kinh tế. Ngược lại, những tư tưởng, quan niệm lạc hậu, phản

ánh sai lệch hiện thực khác quan sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế đất
nước.
-

Hiểu biết pháp luật của doanh nhân Việt Nam chưa đầy đủ và toàn diện.
Do đặc thù của nghề nghiệp, công việc và với tư cách là doanh nhân, công

dân Việt Nam, các doanh nhân chủ yếu tìm hiểu các quy định liên quan trực tiếp
tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình b ên cạnh việc tìm hiểu và thực hiện
quyền và nghĩa vụ công dân.
Tuy nhiên, ngay cả những quy định pháp luật ảnh hưởng, liên quan trực
tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình cũng không nhiều doanh nhân
tự tin là mình nắm đầy đủ và chính xác, đặc bi ệt là trong bối cảnh Việt Nam hiện
nay, với một hệ thống pháp luận còn chưa hoàn thiện và hay thay đổi. Trong quá


12

trình sản xuất, kinh doanh, do sự hiểu biết pháp luật chưa đầy đủ và toàn diện có
thể dẫn đến việc các doanh nhân “vô tình” làm trái pháp luật, cái giá phải trả cho
sự “vô tình” đó sẽ là thời gian, công sức, tiền của và có thể cả uy tín của doanh
nhân. Ngược lại, sự hiểu biết sâu sắc về môi trường pháp lý là một nền tảng vững
chắc trong việc phát triển chiến lược kinh doanh phù hợp, giúp doanh n ghiệp khai
thác tối đa những cơ hội kinh doanh và quản lý hiệu quả những rủi ro.
- Ý thức pháp luật của doanh nhân Việt Nam thể hiện ở trình độ, kiến thức
pháp lý và thái độ, tình cảm đối với pháp luật của doanh nhân thông qua các
hành vi pháp luật của họ.
Hoạt động của doanh nhân là hoạt động có ý thức và có mục đích. Doanh
nhân thông qua việc nhận thức đời sống xã hội để có được những tri thức pháp lý
cần thiết cho hoạt động của mình, nó giúp cho họ có những hành vi đúng đắn phù

hợp với các quy định pháp luật khi họ tham gia vào các quan hệ xã hội với tư
cách là chủ thể. Như vậy ý thức pháp luật là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt vì
nó giúp các doanh gia dễ dàng nhận thức một cách chính xác các quy định pháp
luật hiện hành, đồng thời, giúp các doanh nhân có khả năng nhận thức được
những công việc cần phải làm trong hiện tại cũng như trong tương lai.
Các doanh nhân có ý thức pháp luật cao thể hiện thông qua các hành vi
pháp lý hợp pháp của họ trong quá trình sản xuất, kinh doanh, qua đó thấy được
thái độ, tình cảm của họ đối với pháp luật là ủng hộ và tôn trọng.
Các doanh nhân có ý thức pháp luật đúng đắn sẽ đảm bảo được quyền và
lợi ích trong kinh doanh. Việc hiểu biết các quy định luật pháp liên quan đến hoạt
động của mình sẽ làm gia tăng những cơ hội thà nh công mới. Luật pháp là yếu tố
đảm bảo cho sự vận hành thông suốt và ổn định của hoạt động doanh nghiệp.
Nắm vững và thích ứng với thay đổi của pháp luật giúp doanh nghiệp hoạch định
chiến lược đầu tư đúng đắn, phát triển chiến lược kinh doanh phù hợp, t ối ưu hóa
các nguồn lực, tận dụng các cơ hội kinh doanh và quản lý hiệu quả những rủi ro.
M ôi trường pháp lý tốt là nhân tố tác động đến sự thành công của các lĩnh vực
hoạt động kinh doanh.


13

Ngược lại, các doanh nhân có ý thức pháp luật thấp do sự hiểu biết pháp
luật hay trình độ kiến thức pháp lý thấp hoặc do thái độ của doanh nhân đó đối
với pháp luật hiện hành là coi thường và chống đối nên dẫn đến hành vi của họ là
trái pháp luật hoặc vi phạm pháp luật. Điều đó thể hiện qua c ác sai phạm của các
doanh nghiệp liên quan đến các quy định pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, thuế
và pháp luật có liên quan, chẳng hạn không đăng ký mã số thuế, không thực hiện
kê khai thuế, không hoạt động tại trụ sở đăng ký, không báo cáo về hoạt động đầu
tư kinh doanh theo quy định… Những vi phạm trên đã kéo theo nhiều hệ lụy kinh
tế - xã hội ở cả cấp vĩ mô và vi mô.

Đặc điểm này dường như đúng đối với các doanh nhân nhỏ, họ không có
bộ phận pháp chế chuyên tư vấn cho doanh nghiệp trong mọi hoạt động của
mình. Khi đó họ sẽ tự tìm hiểu pháp luật từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó ý thức
pháp luật của họ cũng sẽ được nâng cao.
Bên cạnh đó, đối với các doanh nhân lớn bao giờ họ cũng có bộ phận tư
vấn pháp luật chuyên cung cấp thông tin pháp luật, làm rõ cho doanh nhân hiểu
thêm những quy định của pháp luật và đặc biệt là địn h hướng hành vi của doanh
nhân trong những điều kiện, hoàn cảnh pháp luật đã dự liệu trước . Đối với trường
hợp này thì doanh nhân đó hoàn toàn không có trình độ và kiến thức pháp lý, nếu
xếp họ vào bộ phận những người không có ý thức pháp luật thì cũng không đúng.
-

Ý thức pháp luật luôn gắn liền với m ục tiêu kinh doanh của doanh nhân là
tìm kiếm lợi nhuận.
M ột doanh nhân khi tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh

nào thì cũng đều hướng tới một mục tiêu duy nhất đó là tìm kiếm lợi nhuận. Vì
vậy mà ý thức pháp luật của doanh nhân cũng luôn gắn liền với mục tiêu này.
Trường hợp các doanh nhân có ý thức pháp luật nhưng khi tuân thủ theo
các quy định của pháp luật sẽ làm hạn chế đáng kể và hoặc triệu tiêu lợi nh uận
của họ thì họ sẽ tìm cách lách luật để đạt được mục đích. Còn các doanh nhân có
ý thức pháp luật thấp họ sẽ sẵn sàng vi phạm pháp luật để đạt được mục tiêu này.


14

Cũng chính vì mục tiêu này mà một số doanh nhân lớn, có quyền thế, có
tiềm lực tài chính mạnh sẵn sàng dùng mọi biện pháp để can thiệp, tác động đến
chính sách, pháp luật nhằm mang lại lợi ích nhóm làm mất đi giá trị chung của
pháp luật.

Trong quá trình hội nhập, toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, thì các
doanh nhân đòi hỏi phải nắm được các quy định pháp lý nhằm hạn chế những rủi
ro và thiệt hại như bị lừa do thiếu thông tin, thua thiệt khi hợp tác với nước ngoài,
hay rủi ro liên quan đến thi hành phán quyết của trọng tài hoặc tòa án nước
ngoài..., hoặc nặng nề nhất là dẫn đến phá sản.
1.1.2.3. Tác động của ý thức pháp luật đối với doanh nhân
-

Ý thức pháp luật giúp doanh nhân có nhận thức hiểu biết đúng đắn các quy
định pháp luật liên qua n trực tiếp đến hoạt động của ho
Ý thức pháp luật có ảnh hưởng quyết định đến hành vi pháp lý của mỗi chủ

thể vì không có hành vi pháp lý nào của doanh nhân lại không cần đến tư duy
nhận thức. Nếu doanh nhân được trang bị những tri thức pháp lý cần thiết cho
cuộc sống cũng như cho hoạt động kinh doanh của mình, thì có thể giúp cho họ
có những hành vi đúng đắn và phù hợp với quy định của pháp luật khi tham gia
vào các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh. Ý thức pháp luật còn giúp cho
doanh nhân có khả năng nhận thức, đánh giá về đời sống pháp luật với các vấn đề
như việc xác định tham gia các quan hệ xã hội nào thì cần p hải tuân theo pháp
luật; những ưu điểm và hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành; tính hợp pháp
hay không hợp pháp trong các hành vi của doanh nhân, của người khác, …
-

Ý thức pháp luật với việc điều chỉnh hành vi của doanh nhân
Ý thức pháp luật biểu hiện sự hiểu biết pháp luật và thái độ pháp lý của

mỗi doanh nhân. Ý thức pháp luật của doanh nhân thể hiện thế giới quan pháp lý,
thái độ, niềm tin pháp lý của doanh nhân, do đó, các yếu tố thuộc đặc điểm nhân
thân doanh nhân cũng sẽ chi phối lớn đối với cả ha i mặt nhận thức và tâm lý. Ý
thức pháp luật của doanh nhân được hình thành và phát triển do sự tác động của



15

các yếu tố như hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nói chung
và những điều kiện tư chất bẩm sinh riêng của từng doanh nhân như: môi trường
kinh doanh, học vấn, sức khỏe, tố chất thông minh, …
Doanh nhân có ý thức pháp luật cao, đúng đắn, tiến bộ sẽ là người có uy
tín nghề nghiệp cao, điều này là yếu tố tối cần thiết đối với người làm công việc
kinh doanh, có sức cổ vũ, cuốn hút ng ười khác trong lao động, sáng tạo… Khi đó
ý thức pháp luật trở thành vốn quý của mỗi doanh nhân.
Với các doanh nhân, ý thức pháp luật trở thành chất xúc tác mạnh tạo nên
sự gắn bó, đoàn kết, để từ đó phát huy sức mạnh và năng lực sáng tạo tối đa của
các doanh nhân. Đối với Việt Nam, ý thức pháp luật của doanh nhân trở thành
vốn quý, là động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển, thúc đẩy
tiến bộ xã hội, là cơ sở cho việc hình thành, duy trì và phát triển nền pháp chế xã
hội chủ nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng nền kinh tế thị trường,
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay.
Vai trò của doanh nhân đối với đất nước được ghi nhận bởi chính những
người lãnh đạo cấp cao của Nhà nước như Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ.
Chẳng hạn, tại “Cuộc gặp mặt giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và 100
doanh nhân tiêu biểu tại Phủ Chủ tịch Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam
13/10/2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã lắng nghe và chia sẻ tâm tư
nguyện vọng của các doanh nhân, biểu dương và chúc mừng các hiệp hội, các
doanh nghiệp, doanh nhân, nhất là các doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu đã
vượt lên khó khăn, thách thức to lớn để tiếp tục duy trì, mở rộng hoạt động sản
xuất kinh doanh có hiệu quả”.[24]
Hoặc, tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước: TP Hà Nội, TP Hồ Chí
M inh, Bình Dương, TP Đà Nẵng, Quảng Nam, … cũng có các hoạt động nhằm
vinh danh “Doanh nhân tiêu biểu năm 2012”. Theo đó tại Hà Nội có 100 doanh

nhân được UBND T P tặng Bằng khen, 100 cá nhân được tặng Bằng “Sáng kiến,
sáng tạo Thủ đô” cùng nhiều đơn vị nhận được cờ thi đua của Chính phủ và
UBND TP với nhiều mục tiêu năng suất, chất lượng, hiệu quả…


16

Những doanh nhân có hiểu biết pháp luật nhưng có thái độ coi thường,
chống đối pháp luật hoặc doanh nhân có ý thức pháp luật thấp , thiếu đạo đức khi
kinh doanh thì sẽ có nguy cơ dẫn đến vi phạm quy tắc đối nhân xử thế, vi phạm
kỷ luật đoàn thể, vi phạm pháp luật: kinh doanh hàng cấm, lợi dụng các sơ hở của
pháp luật để làm ăn phi pháp. Ví dụ, “theo thống kê của Sở kế hoạch đầu tư TP
Hà Nội tại Cổng thông tin điện tử của Sở ngày 19/12/2012 căn cứ các thông báo
của Cục thuế thành phố Hà Nội và các chi cục thuế các quận, huyện, thị xã thuộc
TP Hà Nội về việc doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh. Thì có tới 946 doanh
nghiệp trên khắp các quận huyện thuộc TP Hà Nội vi phạm điểm d, khoản 2,
Điều 165 của Luật Doanh nghiệp về việc không hoạt động tại trụ sở đăng ký
trong thời hạn 06 tháng liên tục, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh hoặc chứng nhận thay đổi trụ sở chính” [3].
M ột số doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ cấm
được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ -CP của
Chính phủ ngày 12/6/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch
vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh d oanh và kinh doanh có điều kiện. Ví dụ: Theo tin từ Cục Quản lý thị trường (QLTT) – Bộ công thương, chỉ riêng trong
tháng 9/2012, lực lượng QLTT đã tiến hành kiểm tra 13.329 vụ, xử lý 6.387 vụ vi
phạm trong hoạt động kinh doanh, buôn bán sản xuất hàng hó a, trong tổng số vụ
vi phạm được tiến hành xử lý, có 1.314 vụ buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng
nhập lậu; 645 vụ sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng .[17]. – Ngày 2/10/2009,
lực lượng cảnh sát môi trường, công an tỉnh Quảng Ninh đã đột nhập và bắt quả
tang một trại gấu thuộc Công ty TNHH Việt Thái đang nuôi nhốt 82 con gấu,
trong đó có 24 cá thể gấu bất hợp pháp. Việc này không những vi phạm pháp luật

Việt Nam về kinh doanh hàng cấm mà còn vi phạm quy định của Công ước về
buôn bán các loài động vật, thự c vật hoang dã nguy cấp. [32]
1.1.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến ý thức pháp luật của doanh nhân Việt
Nam
a. Chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước


17

Có thể khẳng định, từ sau công cuộc đổi mới đất nước năm 1986 đến nay,
thái độ của Đảng, Nhà nước và x ã hội đối với doanh nhân đã thay đổi rõ rệt theo
chiều hướng tích cực hơn nhiều so với trước. Nếu như trước đây, một số doanh
nhân thường bị gọi một cách miệt thị là “con phe”, “con buôn” … thì sau công
cuộc đổi mới, vị trí, vai trò của doanh nhân đối với xã hội đánh giá đúng và ngày
càng được đề cao. Doanh nhân đã được đánh giá là lực lượng chủ yếu làm giàu
cho đất nước, do đó, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính
sách, các quy định của pháp luật nhằm khuyến khích, động viên doanh nhân p hát
triển sản xuất, kinh doanh; tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nhân phát
triển hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách hiệu quả, bảo vệ thu nhập hợp
pháp của doanh nhân. Điều này, được thể hiện rõ trong nhiều văn kiện của Đảng
và Nhà nước.
Đảng đã đưa ra phương hướng tạo môi trường để phát triển có hiệu quả các
doanh nghiệp theo cơ chế thị trường. Đó là xây dựng một môi trường chính trị,
kinh tế, xã hội, văn hóa tổng thể để cho tầng lớp doanh nhân phát triển. Đường
lối đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở cửa hội nhập quốc tế, gia
nhập WTO và dân chủ hóa đời sống xã hội chính là tiền đề quan trọng để tạo ra
môi trường tổng thể đó; Chủ trương khuyến khích sự tham gia của các doanh
nhân vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước, đây là chủ
trương rất phù hợp với tính tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường. Ví dụ:
Đảng ta đã khẳng định: “Khuyến khích tư nhân mua cổ phần của các doanh

nghiệp nhà nước, tham gia đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh quan
trọng của nền kinh tế. Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân lớn bán cổ phần
cho người lao động” [26, tr.137]; chủ trương “bảo vệ tài sản hợp pháp của các
doanh nhân và doanh nghiệp. Cần loại bỏ các quy định pháp luật không phù hợp
về việc khám xét nơi ở và làm việc, tịch thu hoặc giữ tải sản của công dân và
doanh nghiệp. Các cơ quan có thẩm quyền phải đền bù thích đáng cho doanh
nhân và những doanh nghiệp về những thiệt hại và cả danh dự và vật chất do
những quyết định trái pháp luật gây ra ” [26, tr.237]; Các quan điểm về văn hóa,
xã hội gẵn liền với quan điểm về kinh tế nhằm thay đổi nhận thức và tâm lý xã


18

hội để tôn vinh doanh nhân cũng là một chủ trương hết sức quan trọng hiện nay.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã định hướng: “ Bồi
dưỡng, đào tạo và tôn vinh các doanh nhân có tài, có đức và thành đạt ” [26, tr
84]. Đồng thời “bỏ mọi rào cản, tạo tâm lý xã hội và môi trường kinh doanh cho
các loại hình doanh nghiệp của tư nhân phát triển, không hạn chế quy mô, mọi
ngành nghề, lĩnh vực, kể cả lĩnh vực sản xuất kinh doanh quan trọng của nền
kinh tế mà páp luật không cấm ” [26, tr.87].
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI năm 2011 Đảng chủ trương “Tạo
điều kiện xây dựng, phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có trình độ quản lý,
kinh doanh giỏi, có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội cao. Phát huy
tiềm năng và vai trò tích cực của đội ngũ doanh nhân trong phát triển sản xuất
kinh doanh; mở rộng đầu tư trong nước và nước ngoài; tạo việc làm, thu nhập
cho người lao động, hàng ho á, dịch vụ cho đất nước và xuất khẩu; đóng góp cho
ngân sách nhà nước; nâng cao chất lượng sản phẩm; tạo dựng và giữ gìn thương
hiệu hàng hoá Việt Nam; đóng góp ngày càng nhiều cho sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc”; “Phát triển doanh nhân về số lượng v à năng lực quản lý, đề
cao đạo đức và trách nhiệm xã hội. Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật để tăng

cường sự gắn bó giữa người sử dụng lao động và người lao động ” [27].
Gần đây nhất, Đảng ta đã có riêng một nghị quyết về phát huy vai trò
doanh nhân đó là “Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/12/2011 của Bộ chính trị về
xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ”. Nội dung Nghị quyết
này bao gồm một số vấn đề sau:
Thứ nhất, về quan điểm chỉ đạo Nghị quyết cho rằng, đội ngũ doanh nhân
là lực lượng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có năng lực, trình độ và phẩm
chất, uy tín cao, sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh
tranh, phát triển nhanh, bền vững và bảo đảm độc lập, tự chủ của nền kinh tế…
Nghị quyết đặt mục tiêu phấn đấu năm 2020 có một số doanh nhân, doanh nghiệp
có thương hiệu đạt tầm cỡ khu vực Đông - Nam Á.


19

Thứ hai, về phương hướng nhiệm vụ, đáng chú ý là những nội dung như:
Nâng cao nhận thức về vai trò doanh nhân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập; tạo môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng và thuận lợi
cho doanh nhân; hỗ trợ đội ngũ doanh nhâ n mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp, khuyến khích phát tri ển doanh nhân khu vực nông
thôn; quan tâm, tạo chuyển biến trong đào tạo và bồi dưỡng doanh nhân…
Các chủ trương trên của Đảng đã được N hà nước thể chế hóa thành pháp
luật nhằm tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho phát triển nền kinh tế thị
trường, phát triển sản xuất, kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
doanh nghiệp.
Hiến pháp năm 1992 có hiệu lực đã tạo hành lang pháp lí quan trọng nhất
để kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển. Điều 57 Hiến pháp năm 1992 quy định
“Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”; Điều 21

Hiến pháp 1992 cũng một lần nữa xác nhận hình thức và phạm vi hoạt động của
kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thông qua quy định “kinh tế cá thể, kinh tế tư
bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức, sản xuất kinh doanh, được thành lập
doanh nghiệp không bị hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành nghề có
lợi cho quốc kế dân sinh”.
Sau Hiến pháp năm 1992 hàng loạt các đạo luật khác trong lĩnh vực kinh tế
đã nối tiếp nhau ra đời, tạo thêm động lực để thúc đẩy sự tăng trưởng của kinh tế
tư nhân. Có thể kể đến những văn bản pháp luật quan trọng hàng đầu tác động
đến kinh tế tư nhân như: Luật doanh nghiệp năm 1999 (sau này là Luật doanh
nghiệp năm 2005), Luật đầu tư năm 2005, Luật Chứng khoán năm 2006 (sửa đổi,
bổ sung năm 2010), Luật kinh doanh bất động sản năm 2006, Luật luật sư năm
2006,... Cơ sở pháp lí khá toàn diện đó đã thực sự là nguồn động viên lớn nhất
cho doanh nghiệp và doanh nhân phát triển trong nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN Việt Nam.
Hệ thống pháp luật Việt Nam trong thời gian gần đây đã đáp ứng ngày
càng tốt hơn các yêu cầu của đời sống xã hội. Tuy nhiên, pháp luật của chúng ta


20

còn thiếu, chưa đồng bộ, còn nhiều quy định chồng chéo. Với khối lượng đồ sộ
như vậy, lại liên tục thay đổi do đang trong quá trình hoàn thiện, hệ thống pháp
luật đã gây rất nhiều khó khăn cho không chỉ doanh nhân mà cả các "luật sư"
trong việc tìm kiếm và xác định hiệu lực của các q uy định, văn bản. Đi liền với
những quy định chồng chéo, mâu thuẫn là sự thường xuyên thay đổi, tính ổn định
không cao của hệ thống văn bản dưới luật đã làm giảm hiệu lực của văn bản luật,
dẫn tới khó khăn trong việc thực hiện và tác động xấu đến sự ổn địn h chính trị xã
hội, nhất là quan hệ kinh tế. Đồng thời, rất nhiều văn bản pháp luật có tính quy
phạm thấp, thiếu những quy tắc xử sự cụ thể mà doanh nhân phải thực hiện. Còn
tồn tại những luật "khung", luật "ống" trong khi đó nhiều lĩnh vực như đất đai,

thủy sản, lao động… đòi hỏi phải được điều chỉnh cụ thể và chi tiết.
Ngoài ra, việc ký kết nhiều điều ước quốc tế, nhất là trong lĩnh vực thương
mại đã làm cho pháp luật của chúng ta có sự sai biệt nhất định mà chắc chắn
trong thời gian ngắn chúng ta chưa th ể sửa đổi, bổ sung kịp thời được. Các quy
định trong các văn bản pháp luật của chúng ta thường còn mang tính tình thế, đại
thể là “nếu những quy định trong văn bản có sự khác biệt với điều ước quốc tế
mà Việt Nam tham gia thì sẽ thực hiện theo điều ước quố c tế” khiến cho việc áp
dụng pháp luật gặp không ít khó khăn.
Thời gian gần đây ngày 28/12/2012, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký
ban hành Chỉ thị số 22 -CT/TW của Bộ Chính trị và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn
Sinh Hùng đã ký ban hành Nghị quyết số: 38/2012/QH 13 về việc tổ chức lấy ý
kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 . Trong lĩnh vực kinh tế,
Dự thảo đã thể chế hoá các quan điểm của Đảng, làm rõ hơn tính chất, mô hình
kinh tế, vai trò quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu và quyền tự do kinh doanh... Ví dụ: Dự thảo Hiến
pháp năm 1992 sửa đổi quy định tại: Điều 34 “ 1. Mọi người có quyền tự do kinh
doanh; 2. Nhà nước bảo hộ quyền tự do kinh doanh ”; Điều 54 quy định “Nền
kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều
hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế ”; Điều 56 “Tổ chức, cá nhân được tự


21

do kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của
pháp luật” [6].
Hiện nay, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vẫn được các tầng lớp
nhân dân sôi nổi đóng góp ý kiến và được cập nhật thường xuyên, công khai trên
các phương tiện thông tin đại chúng. Dự thảo Hiến pháp năm 1992 sửa đổi sau
khi được ban hành sẽ là nền tảng cho một hệ thống pháp luật V iệt Nam toàn diện,
hoàn thiện hơn phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

Khi hệ thống pháp luật hoàn thiện sẽ có vai trò rất lớn trong việc củng cố
nâng cao ý thức pháp luật của doanh nhân. Doanh nhân sẽ có thái độ, tình cảm
đúng đắn đối với pháp luật, niềm tin vào pháp luật và khi tham gia vào các quan
hệ xã hội nhất định, họ biết được mình được làm gì, không được làm gì, phải làm
gì và làm như thế nào khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh nào đó; đồng thời giúp họ
hiểu được mình sẽ được hưởng nhữn g lợi ích gì hay có thể được khen thưởng
theo hình thức nào khi thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật và mình sẽ phải gánh
chịu những thiệt hại gì khi vi phạm pháp luật. Qua đó, pháp luật tác động đến
nhận thức của doanh nhân, giáo dục họ ý thức tự giác tôn trọ ng và thực hiện pháp
luật để có thể được hưởng lợi ích từ việc đó và kiềm chế mình, tránh vi phạm
pháp luật để không bị trừng phạt.
Chính nhờ các chủ trương, chính sách đúng đắn, hệ thống pháp luật của
Nhà nước ngày càng hoàn thiện, đã làm hình thành và củ ng cố niềm tin của
doanh nhân đối với chính sách của nhà nước, các quy định của pháp luật, giúp họ
xây dựng thái độ pháp lý đúng đắn khi sản xuất - kinh doanh, tạo động cơ để thúc
đẩy các hành vi hợp pháp của họ và ý thức pháp luật của họ ngày càng được nâ ng
cao.
Ngược lại, khi hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, đi ngược lại nhu cầu,
lợi ích của doanh nhân, không hợp lý, trái với các giá trị tinh thần khác của xã hội
sẽ tạo nên một thái độ hoài nghi, mặc cảm, suy giảm lòng tin của doanh nhân đối
với pháp luật. Điều này dẫn đến doanh nhân sẽ có thái độ chống đối pháp luật,


22

khinh nhờn, coi thường pháp luật, ảnh hưởng không tốt đến ý thức pháp luật của
doanh nhân.
b. Hoàn cảnh kinh tế - xã hội của đất nước - M ôi trường kinh doanh.
Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”. Để hoàn

thành mục tiêu kép là “dân giàu, nước mạnh” - mục tiêu kinh tế và vật chất;
“công bằng, dân chủ, văn minh” - mục tiêu con người, xã hội và văn hóa, thì phải
xây dựng nền kinh tế thị trường. Nhiệm vụ xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trọng
tâm của cả dân tộc.
Nền kinh tế nước ta đi lên từ một nền kinh tế kém phát triển, lạc hậu, bị
chiến tranh tàn phá nặng nề và hiện nay đang có nguy cơ tụt hậu. Nếu k inh tế
không phát triển thì sẽ không thể tồn tại trong cuộc đua sinh tồn giữa các quốc
gia, dân tộc trong thời đại ngày nay. Phát huy kết quả, kinh nghiệm mở cửa và
hội nhập quốc tế, chúng ta tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại trên tất
cả các mặt, các lĩnh vực hợp tác song phương và đa phương, mở rộng quan hệ
thương mại, thu hút vốn đầu tư, xuất khẩu lao động, tiếp nhận kiều hối và tăng
cường hoạt động kinh tế, đối ngoại khác. Việc chính thức gia nhập Tổ chức
thương mại thế giới WTO nói riêng và các kết quả đạt được trong hoạt động kinh
tế đối ngoại hơn mười năm trở lại đây nói chung đã đưa nền kinh tế nước ta hội
nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam
trên trường quốc tế, đồng thời tạo môi trường thuận lợi đẩy mạnh hợp tác kinh tế
và thu hút nguồn lực bên ngoài phát triển kinh tế đất nước.
Thời đại ngày nay là thời đại hợp tác và cạnh tranh kinh tế giữa các quốc
gia, dân tộc. Vị thế của một dân tộc không chỉ là những vinh quang trong quá khứ
mà được thể hiện ở tỷ lệ GDP của nó trong nền kinh tế thế giới. Do vậy, vị thế
của doanh nhân trong xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước là tiền đề cho
vị thế của quốc gia trong hội nhập quốc tế. Trước đây, mỗi khi các nguyên thủ
quốc gia của chúng ta đi thăm các n ước trên thế giới thường kéo theo các nhà
chính trị, ngoại giao còn từ khi chúng ta mở cửa đổi mới “muốn làm bạn với các


×