A.Lời mở đầu.
Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời và chính thức đi vào hoạt động từ
ngày 28/7/2000 là sự kiện quan trọng trong quá trình đổi mới nền kinh tế và
hội nhập quốc tế của Việt Nam.Thị trường chứng khoán là công cụ hiệu quả
huy động và phân bổ vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế. Thông qua hoạt động
chào bán chứng khoán các doanh nghiệp sẽ thu hút, tạo lập vốn để mở rộng
sản xuất kinh doanh. Trong những năm qua, hoạt động chào bán chứng khoán
đã trở thành giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp giải quyết nhu cầu về vốn
của mình. Tham gia chào bán chứng khoán còn tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp đổi mới hình thức quản lý, quản trị doanh nghiệp, nâng cao năng lực
cạnh tranh. Để bảo đảm hoạt động chào bán chứng khoán của các doanh
nghiệp diễn ra đúng pháp luật, thị trường chứng khoán vận hành an toàn,
nghiên cứu pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng là việc làm
cần thiết. Từ nhận thức đó, tôi chọn đề tài: “Pháp luật về hoạt động chào bán
chứng khoán của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay”.
B.Nội dung
I.Pháp luật chào bán chứng khoán ra công chúng.
1,Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng
Đối với chào bán cổ phiếu ra công chúng,chủ thể chào bán phải thỏa
mãn những điều kiên sau:
Khi chào bán cổ phiếu ra công chúng thì phải có mức vốn điều lệ đã
góp tại thời điểm đăng kí chào bán từ 10 tỉ đồng trở lên tính theo giá trị ghi
trên sổ sách kế toán.Đây là điều kiện thể hiện năng lực tài chính của doanh
nghiệp chào bán cổ phiếu ra công chúng.Khi cổ phiếu được chào bán ra xong
chúng sẽ có rất nhiều nhà đầu tư trở thành cổ đông của công ty.Quyền lợi của
nhiều người sẽ bị ảnh hưởng nếu tổ chức phát hành cổ phiếu vi phạm các quy
định của pháp luật khiến đợt chào bán bị đình chỉ hay hủy bỏ.Thiệt hại của
các nhà đầu tư lúc này đương nhiên sẽ do doanh nghiệp chào bán phải bồi
thường và khoản tiền theo quy định này sẽ là nguồn vốn dự để tổ chức phát
hành bồi thường thiệt hại cho các nhà đầu tư .Như vậy đây không chỉ là quy
định thể hiện năng lực tài chính của tổ chức phát hành mà còn là quy định bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
Muốn thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả ,muốn bảo vệ quyền lợi
chính đáng ,hợp pháp của các nhà đầu tư thì chứng khoán được lưu thông trên
thị trường phải là những loại chứng khoán có chất lượng cao .Và để có những
chứng khoán chất lượng đảm bảo đưa vào giao dịch thì chủ thể chào bán ra
các chứng khoán đó phải là những chủ thể có tiềm lực tài chính tốt. Do vậy
,pháp luật chào bán chứng khoán đặt ra yêu cầu về mức vốn pháp định đã góp
tối thiểu để kiểm tra năng lực tài chính của các doanh nghiệp chào bán chứng
khoán ra công chúng là có lý .Tuy nhiên trong thực tiễn,việc quy định mức
vốn điều lệ đã góp tối thiểu là 10 tỉ đồng lại là nguyên nhân nảy sinh những
vi phạm trong chào bán chứng khoán ra công chúng .Đối với các doanh
nghiệp có quy mô vốn nhỏ hơn 10 tỉ đồng, mặc dù đã thỏa mãn các điều kiện
khác về chào bán cổ phiếu ra công chúng cũng không thể tiến hành chào bán
chứng khoán ra công chúng để huy động vốn mở rộng sản xuất kinh doanh.
Khi đó những lợi ích mà chào bán chứng khoán đem lại sẽ khiến các doanh
nghiệp này vi phạm điều kiện về vốn điều lệ đã góp tối thiểu tính đến thời
điểm đăng kí chào bán để tiến hành chào bán chứng khoán ra công chúng.
Theo ủy ban chứng khoán nhà nước cho biết thì kể từ thời điểm luật chứng
khoán có hiệu lực (1/1/2007) đến ngày 30/9/2008 UBCK nhà nước đã phát
hiện đã thấy có khá nhiều doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện chào bán
chứng khoán ra công chúng theo quy định của luật chứng khoán. Ví dụ như
trường hợp công ty cổ phần sách thiết bị giáo dục Thái Bình Dương, công ty
cổ phần xi măng Thái Bình, công ty cổ phần xây dựng số 9 Thăng Long, công
ty cổ phần dược và thiết bị y tế Đà Nẵng,…Như vậy vô hình chung quy định
này đã làm gia tăng các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán khiến
thị trường chứng khoán thiếu minh bạch.
Đối với chào bán trái phiếu ra công chúng, chủ thể chào đón phải đáp ứng các
điều kiện sau:
Doanh nghiệp phải đáp ứng về mức vốn điều lệ thực góp tại thời điểm năm
đăng kí chào bán tối thiểu là 10 tỉ đồng Việt Nam tính theo giá trị ghi trên sổ
sách kế toán, giống như khi chủ thể muốn chào bán cổ phiếu ra công chúng. Ý
nghĩa của quy định này là để lựa chọn những doanh nghiệp có năng lực tài
chính vững mạnh từ đó đảm bảo chất lượng của hàng hóa cung vào thị trường
và đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư.
2.Thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng.
Khi phát hành chứng khoán ra công chúng doanh nghiệp chào bán chứng
khoán ra công chúng phải công bố cho người mua chứng khoán những thông
tin về bản thân doanh nghiệp như mô hình tổ chức, bộ máy phải hoạt động
kinh doanh, tình hình tài chính… Những thông tin về đợt chào bán chứng
khoán như điều kiện chào bán, các yếu tố rủi ro, phương án phát hành,
phương án sử dụng vốn nêu rõ những cam kết của doanh nghiệp và những
quyền lợi cơ bản của người mua chứng khoán. Để trên cơ sở đó nhà đầu tư có
tư có thể đưa ra quyết định đầu tư hay không? Tài liệu chứa đựng những
thông tin này chính là những có hiện hành thì bản cáo bạch là những tài liệu
hoặc dữ liệu điện tử công khai những thông tin chính xác, trung thực, khách
quan, liên quan đến việc chào bán và niêm yết chứng khoán của tổ chức phát
hành.
Bản cáo bạch là một tài liệu rất quan trọng.Đối với nhà đầu tư, bản cáo bạch
là phương tiện giúp họ đánh ra mức độ sinh lời và triển vọng của doanh
nghiệp trước khi đưa ra quyết định có đưa ra doanh nghiệp hay không?Một
quyết định thiếu thông tin có thể làm nhà đầu tư phải trả giá đắt.
Báo cáo tài chính là một phần không thể thiếu của bản cáo bạch. Tình hình tài
chính của doanh nghiệp phát hành sẽ được thể hiện cụ thể trong báo các tài
chính, bao gồm: bản cân đối kế toán, báo cáo về kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Theo
quy định của pháp luật thì nội dung của bản cáo bạch phải có báo cáo tài
chính của tổ chức phát hành trong hai năm gần nhất. Bản cáo bạch cũng vì thế
chưa đáp ứng được yêu cầu mà pháp luật đặt ra.Như vậy mặc dù quy định
phải có báo cáo tài chính trong hai năm gần nhất của tổ chức phát hành là để
theo dõi tình hình tài chính có ổn định hay không, từ đó góp phần hạn chế
những rủi ro có thể xảy ra khi chào bán chứng khoán ra công chúng.
Báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp chào bán chứng khoán ra công
chúng cần phải được kiểm toán để đảm bảo tính trung thực khách quan. Một
tổ chức kiểm toán độc lập để được chấp thuận thì phải đáp ứng những điều
kiện khắt khe về mức vốn, thời gian hoạt động số lượng kiểm toán viên bắt
buộc, số lượng khách hàng…do vậy chất lượng kiểm toán của những tổ chức
kiểm toán này cũng đảm bảo được tính chính xác cao. Tuy nhiên, chính do
phải đảm bảo những yêu cầu khắt khe mà pháp luật đặt ra nên số lượng các tổ
chức kiểm toán được chấp thuận rất hạn chế. Đây là lí do khiến hoạt động
chào bán chứng khoán ra công chúng của các doanh nghiệp gặp nhiều khó
khăn, chẳng hạn như độc quyền về kiểm toán của một số tổ chức được chấp
thuận mà chi phí kiểm toán bị đẩy lên cao. Trước đây việc lựa chọn tổ chức
kiểm toán được kiểm toán cho các tổ chức phát hành niêm yết hoặc tổ chức
kinh doanh chứng khoán được thực hiện theo quyết định số 76/ 2004/QĐ –
BTC ngày 22/9/2004.Nhưng do điều kiện để một tổ chức kiểm toán được
chấp thuận quá khắt khe, số lượng tổ chức kiểm toán được chấp thuận không
đáp ứng đủ nhu cầu, gây ảnh hưởng đến hoạt động chào bán chứng khoán ra
công chúng nên quyết định số 76/2004 QĐ BTC ngày 22/9/2004 đã được thay
thế bằng quyết định số 89/2007/QĐ – BTC ngày 24/10/2007 …Do quy định
về điều kiện lựa chọn công ty kiểm toán có phần nới lỏng hơn như yêu cầu về
số lượng kiểm toán viên bắt buộc, thời gian hoạt động của công ty kiểm toán
được hạ xuống mà kể từ khi quyết định số 89/2007/QĐ BTC ngày 24/10/2007
được ban hành, số lượng các công ty kiểm toán được chấp thuận đã tăng lên.
Nếu như năm 2007 chỉ có 11 công ty kiểm toán được chấp thuận thì đến năm
2010 con số này đã tăng lên 35 công ty. Nhưng với 105 công ty chứng khoán,
47 công ty quản lý quỹ, 623 công ty chứng khoán niêm yết tại thời điểm cuối
năm 2010 thì số lượng công ty kiểm toán được chấp thuận đã tăng lên, song
vẫn là rất nhỏ so với nhu cầu.
Những nội dung trong bản cáo bạch, trong báo cáo tài chính có ý nghĩa quyết
định trong việc doanh nghiệp có được cấp giấy phép chào bán chứng khoán ra
công chúng hay không. Do đó, vi phạm về nội dung của các tài liệu này xuất
hiện. Chào bán chứng khoán ra công chúng sẽ giúp doanh nghiệp thu được
một khoản vốn lớn để đầu tư, sản xuất, kinh doanh, nhưng nếu nội dung của
bản cáo bạch hay báo cáo tài chính chứa đựng những thông tin bất lợi cho
doanh nghiệp thì việc chào bán chứng khoán ra công chúng sẽ không được
tiến hành. Vì thế, doanh nghiệp thường tự tô vẽ cho hình ảnh của mình, đưa ra
những thông tin không đúng sự thật, thiếu chính xác, thiếu những thông tin
quan trọng, gây hiểu lầm.
Quan tâm đến vấn đề xác định tính trung thực, chính xác của bản cáo bạch,
điều 17 luật chứng khoán đã quy định: tổ chức phát hành phải chịu trách