Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

sáng kiến GIÁO dục kĩ NĂNG SỐNG CHO học SINH QUA CHỦ đề tập TÍNH ở ĐỘNG vật SINH học lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1005.79 KB, 54 trang )

PHẦN I. MỞ ĐẦU
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được nhiều quốc gia trên thế
giới đưa vào dạy cho học sinh trong các trường phổ thông dưới nhiều hình thức
khác nhau. Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ,
đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học,
giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo
dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống, đó là: Học để biết,
Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống. Mục
tiêu giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến
thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh. Phương pháp
giáo dục phổ thông cũng đã và đang được đổi mới theo hướng phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm của từng
lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học
tập cho học sinh. Nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được tích hợp trong một số
môn học và hoạt động giáo dục có tiềm năng trong trường phổ thông; Đặc biệt,
rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung
cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” trong các trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo.
Sinh học là môn học gắn liền với kiến thức thực tiễn đời sống, nên sinh học
là môn học có nhiều thuận lợi để lồng ghép nội dung giáo dục KNS. Để gây
hứng thú cho học sinh (HS), trong từng bài học, tiết dạy của mình người thầy
cần phải đưa ra nhiều tình huống thật gần gũi với cuộc sống, chuyển nội dung
bài học thành các tình huống có vấn đề, để các học sinh nhận xét, xử lý, lựa
chọn và sau mỗi tình huống đó các em thấy được vấn đề đúng ở đâu và sai ở
đâu. Từ đó, góp phần giáo dục KNS cho học sinh.
0



Với bản thân tôi vừa làm công tác giảng dạy, vừa làm công tác chủ nhiệm
thì tôi thấy một thực tế là: với lớp chọn các em chỉ quan tâm đến việc học để đi
thi Đại học nên học rất tốt nhưng những kĩ năng xã hội các em lại rất yếu. Cái
tôi cá nhân của các em rất cao (lúc nào mình cũng phải được quan tâm nhất, phải
được ngồi ở những vị trí tốt nhất trong lớp…), chưa biết chia sẻ, cảm thông với
các bạn… Trong khi các lớp tốp cuối thì các em lại không quan tâm mấy đến
việc học, chơi nhiều hơn… Khi tôi hỏi tại sao các em không chịu khó học tập để
thi vào một trường Cao đẳng hay đại học có mức điểm sàn hoặc đi học nghề thì
các em trả lời: học để làm gì hả cô, có ai quan tâm đến mình đâu hoặc em không
học vẫn có người lo cho em…
Với những quan điểm đã nêu trên và thực tế giảng dạy, theo dõi quá trình
học tập của học sinh, để nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần rèn luyện
KNS cho học sinh, tôi đã lựa chọn đề tài: “GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH QUA CHỦ ĐỀ TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT - SINH HỌC
LỚP 11” .
2. Ý nghĩa và tác dụng của đề tài.
- Kích thích và góp phần nâng cao việc học tập và khả năng tự học, tự giáo dục
của học sinh. Từ đó, học sinh có thể chủ động, sáng tạo trong việc chuẩn bị,
trình bày nội dung cũng như những hiểu biết của mình trong các giờ học lí
thuyết, các giờ thực hành và vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn.
- Việc giáo dục kĩ năng sống giúp cho học sinh rèn luyện hành vi có trách
nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng...; giúp các em có khả năng ứng
phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt
đẹp với mọi người xung quanh, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và
lành mạnh.
- Rèn cho học sinh 1 số kĩ năng sống cơ bản như: kĩ năng tự quản lí, kĩ năng tổ
chức, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng cảm
thông chia sẻ...
3. Phạm vi nghiên cứu:


1


- SKKN được nghiên cứu và dạy thực nghiệm tại Trường THPT Ân Thi – Hưng
Yên.
- Đối tượng nghiên cứu của SKKN là học sinh lớp 11A1 và 11A6.
- Lĩnh vực Sinh học 11 và giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường phổ thông. Cụ
thể là: Chủ đề: Tập tính ở động vật - sinh học lớp 11
B. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
1.1- Kỹ năng sống (KNS) là gì?
“ KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù
hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các
tình huống của cuộc sống”.(*)
1.2- Phân loại kỹ năng sống:
Có nhiều cách phân loại KNS, tùy theo quan niệm về KNS. Ví dụ:
- “ KNS được chia thành 2 loại: Kỹ năng cơ bản và kỹ năng nâng cao.
+ Kĩ năng cơ bản gồm: Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, múa, hát, đi, đứng,
chạy, nhảy v.v…
+ Kĩ năng nâng cao là sự kế thừa và phát triển các kĩ năng cơ bản dưới
một dạng thức mới hơn. Nó bao gồm: Các kĩ năng tư duy logic, sáng tạo, suy
nghĩ nhiều chiều, phân tích, tổng hợp, so sánh, nêu khái niệm, đặt câu hỏi v.v…
- Các KNS ở tiểu học và trung học cơ sở HS đã được học như:
Nhóm kĩ năng giao tiếp – hòa nhập cuộc sống:
+ Các em biết giới thiệu về bản thân, về gia đình, về trường lớp học và
bạn bè thầy cô giáo.
+ Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng.
+ Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi. Thực tế trong nhà trường, thông qua môn
Đạo đức, các hoạt động tập thể HS được dạy cách lễ phép nhưng khi đi vào thực

tế, nhiều em thiếu kỹ năng giao tiếp, không có thói quen chào hỏi, tự giới thiệu
mình với người khác, thậm chí có nhiều em còn không dám nói hoặc không biết
nói lời xin lỗi khi các em làm sai.

2


+ Biết phân biệt hành vi đúng sai, phòng tránh tai nạn. Đây là kĩ năng quan
trọng mà không phải em nào cũng xử lý được nếu chúng ta không rèn luyện
thường ngày.
Nhóm kĩ năng trong học tập, lao động – vui chơi giải trí:
+ Các kĩ năng nghe, đọc, nói, viết, kĩ năng quan sát, kĩ năng đưa ra ý kiến
chia sẻ trong nhóm.
+ Kĩ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung.
+ Kĩ năng kiểm soát tình cảm – Kĩ năng kìm chế thói hư tật xấu sở thích cá
nhân có hại cho bản thân và người khác.
+ Kĩ năng hoạt động nhóm trong học tập vui chơi và lao động.”
- Ở bậc trung học phổ thông các em cần được trau dồi các kĩ năng nâng cao bao
gồm: Các kĩ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, phân tích, tổng
hợp, so sánh, nêu khái niệm, đặt câu hỏi, kĩ năng làm việc nhóm.. v.v…”
- “Trong giáo dục chính quy ở nước ta những năm vừa qua, KNS thường được
phân loại theo các mối quan hệ, bao gồm các nhóm sau:
+ Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm các KNS
cụ thể như: tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự
hỗ trợ, tự trọng, tự tin…
+ Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với người khác, bao gồm các kĩ năng
cụ thể như: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối,
bày tỏ sự cảm thông, hợp tác,…
+ Nhóm các kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả, bao gồm các KNS
cụ thể như: tìm kiếm và xử lí thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, giải

quyết vấn đề,…
Trên đây chỉ là một số cách phân loại KNS. Tuy nhiên, cách phân loại chỉ
mang tính tương đối. Trên thực tế, các KNS thường không hoàn toàn tách rời
nhau mà có liên quan chặt chẽ đến nhau. Để làm việc có hiệu quả cần phối hợp
chặt chẽ các KNS với nhau” (*).
1.3. Một số biện pháp rèn luyện KNS cho học sinh.

3


- Thực tế các KNS này được đưa vào mục tiêu cụ thể từng môn học, bài học. Để
có hiệu quả cao, cần tổ chức tốt các biện pháp sau:
+ Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạo
của học sinh gắn với thực tiễn, có tài liệu bổ trợ phong phú, sử dụng thiết bị dạy
học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, luôn tạo cho các em tính
chủ động, tích cực, hứng thú trong học tập; phát huy tính sáng tạo, tạo được bầu
không khí cởi mở thân thiện của lớp của trường. Trong giờ học, giáo viên cần
tạo cơ hội cho các em được nói, được trình bày trước nhóm bạn, trước tập thể,
nhất là các em còn hay rụt rè, khả năng giao tiếp kém qua đó góp phần tích lũy
KNS cho các em.
+ Tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa, “diễn đàn” ở phạm vi lớp khối của
mình. Mỗi năm học sẽ có một số chủ đề rèn luyện KNS được triển khai. Trong
đó nhà trường cần phát huy vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh theo
các chủ điểm hàng tháng. Đưa trò chơi dân gian, hát dân ca và các loại hình sinh
hoạt văn hóa dân gian vào trường học, qua đó mà rèn luyện KNS cho HS.
+ Giáo viên chủ nhiệm phải làm tốt công tác chủ nhiệm mà nhà trường
phân công, thường xuyên thay đổi các hình thức sinh hoạt lớp, luân phiên nhau
cho các em làm lớp trưởng, tổ trưởng, không nên trong năm học chỉ để một em
làm lớp trưởng. Thầy cô giáo phải là tấm gương sáng về đạo đức, nhất là tấm
gương về các ứng xử văn hóa, chuẩn mực trong lời nói và việc làm. Giáo dục

KNS cho học sinh sẽ khó hơn khi chính thầy cô không phải là một tấm gương.
+ Nhà trường cần tổ chức tốt các buổi chào cờ đầu tuần. Theo đó mục tiêu
buổi chào cờ không chỉ là đánh giá xếp loại nền nếp, học tập, các hoạt động giáo
dục trong tuần qua, triển khai kế hoạch tuần tới của BGH nhà trường mà cần
thay đổi hình thức buổi lễ chào cờ một cách sáng tạo, rèn luyện các kỹ năng cho
học sinh. Chẳng hạn như để các em được thay mặt lớp trực đánh giá, nhận xét
thêm phần giao lưu với toàn trường qua các tiết mục văn nghệ, kể chuyện, câu
đố, trò chơi… do chính các em đứng ra tổ chức dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn
của GVCN.

4


+ Xây dựng trường, lớp xanh-sạch-đẹp-an toàn. Trong đó cần chú trọng tạo
môi trường tự nhiên gần gũi với cuộc sống như trồng vườn cây thuốc nam, các
câu khẩu hiệu ở các cây xanh, bồn hoa để thông qua đó mà giáo dục ý thức
BVMT ở các em. Ngoài ra, nhà trường cần phối hợp với gia đình, các tổ chức xã
hội trong và ngoài nhà trường để cùng góp phần giáo dục KNS cho các em.
+ Tổ chức các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, các cuộc thi bằng các hình
thức như Rung chuông vàng, Đối mặt, Đường lên đỉnh...
1.4. Nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường phổ thông.
Gồm các nguyên tắc sau:
- Tương tác: KNS không thể được hình thành chỉ qua việc nghe giảng và tự đọc
tài liệu mà phải thông qua các hoạt động tương tác với người khác. Việc nghe
giảng và tự đọc tài liệu chỉ giúp học sinh thay đổi nhận thức về 1 vấn đề nào đó.
Nhiều KNS được hình thành trong quá trình HS tương tác với bạn cùng học và
những người khác (kĩ năng thương lượng, kĩ năng giải quyết vấn đề…). Trong
quá trình tham gia các hoạt động có tính tương tác, HS có dịp thể hiện các ý
tưởng của mình, xem xét các ý tưởng của người khác, từ đó tự đánh giá và xem
xét lại những trải nghiệm sống của mình trước đây theo 1 cách nhìn nhận khác.

Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động có tính chất tương tác cao trong nhà trường,
trong các giờ dạy tạo cơ hội quan trọng để giáo dục KNS hiệu quả.
- Trải nghiệm: KNS chỉ được hình thành khi người học được trải nghiệm qua
các tình huống thực tế. HS chỉ có kĩ năng khi các em tự làm việc đó, chứ không
chỉ nói về việc đó. Kinh nghiệm có được khi HS được hình động trong các tình
huống đa dạng giúp các em dễ dàng sử dụng và điều chỉnh các kĩ năng phù hợp
với điều kiện thực tế.
GV cần thiết kế và tổ chức các hoạt động trong và ngoài giờ học sao cho
HS có cơ hội thể hiện ý tưởng cá nhân, tự trải nghiệm và biết phân tính kinh
nghiệm trong cuộc sống của chính mình và người khác.
- Tiến trình: Giáo dục KNS không thể hình thành trong “ngày một, ngày hai”
mà đòi hỏi phải có cả quá trình: nhận thức – hình thành thái độ - thay đổi hình

5


lvi. Đây là một quá trình mà mỗi yếu tố có thể là khởi đầu của 1 chu trình mới.
Do đó nhà giáo dục có thể tác động lên bất kì mắt xích nào trong chu trình trên.
- Thay đổi hành vi: Mục đích cao nhất của giáo dục KNS là giúp người học
thay đổi hành vi theo hướng tích cực, có kĩ năng hành động, thể hiện thái độ và
lựa chọn giá trị của cá nhân qua các hành động. Giáo dục KNS là thúc đẩy người
học thay đổi hay định hướng lại các giá trị, thái độ và hành động của chính
mình.
- Thời gian và môi trường giáo dục: Giáo dục KNS cần thực hiện ở mọi nơi,
mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Môi trường giáo dục cần
được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho HS áp dụng kiến thức và kĩ năng vào các tình
huống “thực” trong cuộc sống.
1.5. Giáo dục KNS trong môn sinh học ở trường Trung học phổ thông.
- “Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, nên các kiến thức sinh học được hình
thành chủ yếu bằng phương pháp quan sát và thí nghiệm, vì thế các kĩ năng học

tập Sinh học sẽ góp phần vào việc GDKNS, tập trung vào các kĩ năng chủ yếu
đối với giáo dục phổ thông Việt Nam như: Kĩ năng suy nghĩ sáng tạo, Kĩ năng tư
duy, bình luận phê phán, Kĩ năng giải quyết vấn đề, Kĩ năng vận dụng kiến thức,
Kĩ năng ra quyết định, Kĩ năng phòng tránh thiên tai và các nguy cơ tiềm ẩn
trong môi trường sống xung quanh các em”.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
- Qua việc giảng dạy ở trường THPT Ân Thi, tôi nhận thấy với các lớp đa số
các em có lực học trung bình thì có nhiều học sinh còn lúng túng khi trình bày
bài, nhiều học sinh chưa biết tự học, tự khai thác các kiến thức trong sách giáo
khoa. Với các lớp có đa số học sinh học lực khá giỏi, thì khả năng tự học, tự
khai thác kiến thức trong sách giáo khoa cũng như các nguồn tài liệu khác rất tốt
nhưng các em lại không mấy quan tâm đến các kiến thức thực tế, các kiến thức
xã hội…. vốn hiểu biết rất ít. Có nhiều học sinh không có các KNS cơ bản mà
các em đã được học ở bậc tiểu học và trung học cơ sở. Bên cạnh đó thì các
phương pháp giảng dạy truyền thống, với các câu hỏi đơn giản HS chỉ cần đọc
sách giáo khoa (SGK) là trả lời được… làm cho HS luôn thụ động trong quá
6


trình tiếp thu kiến thức mới từ đó các em lười suy nghĩ, lười vận động dẫn tới
thiếu các KNS cơ bản và nâng cao.
- Trong cuốn sách “Giáo dục kĩ năng sống trong môn sinh học ở trường
Trung học phổ thông” - NXB Giáo dục Việt Nam (tài liệu dành cho giáo viên),
cũng đã giới thiệu một số bài soạn minh họa lồng ghép KNS trong môn sinh học
lớp 10, 11, 12. Tuy nhiên các bài soạn này thể hiện chủ yếu là các hoạt động
nhóm của HS, chưa tổ chức các trò chơi cũng như các hoạt động diễn kịch, phân
vai cho HS.
- Trước đây, đối với bài 31 + 32 + 33 : “Tập tính ở động vật ”, tôi cũng đã
sử dụng phương pháp mới, lấy HS làm trung tâm để giảng dạy như: yêu cầu HS
tự nghiên cứu sách giáo khoa thông qua việc giao cho HS về nhà hoàn thành

phiếu học tập trước khi đến lớp, sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) để trợ
giảng , yêu cầu hoạt động nhóm, tôi cũng đã sử dụng phương pháp vấn đáp - tìm
tòi … Với phương pháp này HS cũng đã chủ động tiếp thu kiến thức trong SGK,
nhưng vẫn còn máy móc, việc giơ tay phát biểu mới chỉ tập trung ở một số học
sinh tích cực, HS lên bảng mới chỉ trình bày bảng mà chưa thuyết trình trước
lớp, chưa liên hệ được với thực tế… HS vẫn còn thiếu tự tin khi trình bày bài.
Do đó các kĩ năng giao tiếp giữa HS với GV, HS với HS, HS với SGK , các kĩ
năng suy nghĩ sáng tạo, kĩ năng ra quyết định và kĩ năng làm chủ bản thân…
chưa được rèn luyện nhuần nhuyễn, chưa tạo được điều kiện cho những HS rụt
rè, lười phát biểu có thể tự tin trình bày trước lớp.
- Học sinh lớp 11 A6, THPT Ân Thi, năm học 2015 - 2016, gồm đa số các
em lười học, có kết quả học tập không cao, nhưng lại rất năng động, thích thể
hiện bản thân, tính tự chủ cao, cái “tôi” lớn… các em không thích bị áp đặt
nhưng lại chưa ý thức được vai trò, vị trí của mình trong lớp, trường cũng như
trong gia đình. Do đó các em thực hiện nội quy của lớp, của trường không tốt,
và là những đứa con hư trong gia đình. Tuy nhiên, các em tham gia rất tích cực
trong các môn thể thao như bóng đá, bóng truyền, cầu lông và các hoạt động văn
nghệ như múa, hát, diễn kịch…Nhưng do thiếu các KNS cơ bản thuộc nhóm kĩ

7


năng giao tiếp – hòa nhập cuộc sống nên các em được xếp vào nhóm HS cá
biệt.
- Học sinh lớp 11 A1, THPT Ân Thi, năm học 2015 - 2016, gồm đa số các
em có ý thức tự giác tốt, có lực học khá và giỏi, khả năng tự học, tự nghiên cứu
tốt, khả năng tư duy tốt, các em chấp hành tốt nội quy của trường, lớp và là
những đứa con ngoan trong gia đình. Tuy nhiên, các em lại thiếu tự tin khi trình
bày trước lớp, lười vận động, ngại tham gia các hoạt động ngoại khóa như: văn
nghệ… các em giao tiếp chủ yếu với SGK và các sách tham khảo do đó thiếu

các kiến thức thực tế và KNS cơ bản.
3. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH.
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Các KNS có thể lồng ghép vào chủ đề : “Tập tính ở động vật” - sinh học
lớp 11, như: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng suy nghĩ sáng tạo,
kĩ năng ra quyết định và kĩ năng làm chủ bản thân, kĩ năng quản lí thời gian, kĩ
năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng cảm thông chia sẻ.
- Mục tiêu bài học: Bao gồm các kiến thức, kĩ năng và thái độ mà học
sinh cần đạt được qua bài học.
3.2. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
- Học sinh lớp 11A6, gồm 35 học sinh có lực học trung bình, ý thức tổ
chức chưa cao, trong đó có một số học sinh cá biệt hoàn cảnh gia đình phức tạp.
- Học sinh lớp 11A1, gồm 39 học sinh có học lực khá, ý thức tổ chức tốt,
hoàn cảnh gia đình ổn định.
3.3. Phương pháp nghiên cứu:
- Để có thể lồng ghép KNS vào bài tôi đã thực hiện các công việc sau:
+ Tìm hiểu kĩ mục tiêu bài học bao gồm các kiến thức, kĩ năng và thái
độ mà học sinh cần đạt được qua bài học.
+ Tìm hiểu kĩ về các KNS cần giáo dục cho học sinh qua trang web
google trên mạng internet và sách giáo dục KNS cho HS Trung học phổ thông.
+ Tìm hiểu về đối tượng học sinh cần giáo dục.
3.4. Thời gian tạo ra giải pháp
8


- Thời gian thực hiện: 3 tháng, bắt đầu từ 1/10/2015 đến 30/12/2015,
chủ yếu áp dụng trong hai lớp là: Lớp 11A1 và lớp 11A6 năm học 2015 - 2016.

PHẦN II. NỘI DUNG
A. MỤC TIÊU.

- Rèn các KNS cho học sinh, bao gồm các kĩ năng : Kĩ năng lắng nghe
tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng suy nghĩ sáng
tạo, kĩ năng ra quyết định và kĩ năng làm chủ bản thân, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ
trợ, kĩ năng cảm thông chia sẻ.
- Rèn luyện kỹ năng quản lí thời gian, kĩ năng làm việc nhóm, tăng tính
độc lập và rèn luyện khả năng tự học cho học sinh, để học sinh dễ dàng tiếp
nhận được kiến thức và giải quyết được những vấn đề gặp phải trong cuộc sống.
B. GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI .
1. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI.
Việc giáo dục đạo đức, hình thành các kỹ năng sống tối thiểu của các em
đã được lồng ghép trong các chương trình học tập, được tích hợp trong các bộ
môn. Tuy nhiên còn rất hạn chế, thiếu sự đa dạng phong phú về nội dung nên
hiệu quả đạt được chưa cao. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn ứng dụng các kĩ thuật,
phương pháp dạy học mới vào trong bài dạy của mình: như tổ chức giờ học
thành các hoạt động khám phá, thi tài thông qua các trò chơi, các hoạt động diễn
kịch tạo tình huống có vấn đề ...., dạy học dự án... trong các bài của chương
trình sinh học Trung học phổ thông.
Trong các giờ dạy tôi đã sử dụng phương pháp dạy học theo hướng phát
huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh gắn với thực tiễn, có tài liệu bổ trợ phong
phú, sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng CNTT trong dạy học, luôn tạo cho
các em tính chủ động, tích cực, hứng thú trong học tập; phát huy tính sáng tạo,
tạo được bầu không khí cởi mở thân thiện của lớp. Trong giờ học, tôi tạo cơ hội
cho các em được nói, được trình bày trước nhóm bạn, trước tập thể, nhất là các
em còn hay rụt rè, khả năng giao tiếp kém qua đó góp phần hình thành và rèn
luyện 1 số KNS cơ bản cho các em.
9




×