Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần có bột lá sắn, được và không được cân đối năng lượng, protin đến năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ bố mẹ Lương Phượng (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.59 KB, 89 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VŨ THỊ THU THẢO

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN CÓ BỘT
LÁ SẮN, ĐƯỢC VÀ KHÔNG ĐƯỢC CÂN ĐỐI NĂNG LƯỢNG,
PROTEIN ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG
CỦA GÀ ĐẺ BỐ MẸ LƯƠNG PHƯỢNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VŨ THỊ THU THẢO

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN CÓ BỘT
LÁ SẮN, ĐƯỢC VÀ KHÔNG ĐƯỢC CÂN ĐỐI NĂNG LƯỢNG,
PROTEIN ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG
CỦA GÀ ĐẺ BỐ MẸ LƯƠNG PHƯỢNG
Chuyên ngành: CHĂN NUÔI
Mã số: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ HOAN


THÁI NGUYÊN - 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,
các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa công
bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Thái Nguyên, tháng 08 năm 2014
Tác giả luận văn

Vũ Thị Thu Thảo


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, cùng với sự cố gắng của bản thân, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các cơ quan, các cấp lãnh
đạo trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô giáo hướng dẫn
TS. Trần Thị Hoan người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn: các thầy cô giáo Phòng quản lý và đào tạo
sau đại học, Khoa chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Viện Khoa học sự sống, ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Trung
tâm nghiên cứu và phát triển Chăn nuôi miền núi, thuộc Viện Chăn nuôi
(đóng tại Thái Nguyên) cùng gia đình bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi,
giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 08 năm 2014
Tác giả luận văn

Vũ Thị Thu Thảo


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................... viii
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1
2. Mục đích của đề tài .................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 4
1.1. Các thông tin về cây sắn .......................................................................... 4
1.1.1. Phân loại, nguồn gốc của cây sắn; đặc điểm thực vật học của lá sắn..... 4
1.1.2. Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của lá sắn ............................... 9
1.1.3. Năng suất chất xanh............................................................................ 19
1.1.4. Sắc tố trong lá sắn .............................................................................. 21
1.1.5. Kết quả nghiên cứu sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà đẻ............. 28
1.2. Vấn đề năng lượng đối với gà sinh sản .................................................. 29
1.2.1. Nhu cầu năng lượng cho gà đẻ............................................................ 29
1.2.2. Ảnh hưởng của bổ sung dầu, mỡ vào khẩu phần cho gà đẻ................. 30

1.3. Vấn đề protein đối với gà sinh sản......................................................... 31
1.3.1. Vai trò của protein- axit amin đối với cơ thể gia cầm ......................... 31
1.3.2. Nhu cầu protein .................................................................................. 32
1.3.3. Cân đối thành phần các axit amin trong khẩu phần của gia cầm ......... 32


iv

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................ 35
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu............................................. 35
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 35
2.1.2. Địa điểm............................................................................................. 35
2.1.3. Thời gian ............................................................................................ 35
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 35
2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm .............................................................. 36
2.3.1. Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của cách thức phối hợp bột
lá sắn vào khẩu phần đến khả năng sản xuất trứng của gà đẻ bố mẹ
Lương Phượng ............................................................................................ 36
2.3.2. Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của cách thức phối hợp bột lá
sắn vào khẩu phần đến một số chỉ tiêu lý học, hóa học của trứng ................. 39
2.3.3. Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của cách thức phối hợp bột
lá sắn vào khẩu phần đến chất lượng trứng giống của gà đẻ bố mẹ
Lương Phượng ............................................................................................ 40
2.3.4. Nội dung 4: Ảnh hưởng của cách thức bổ sung BLS vào khẩu phần
đến một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của gà thí nghiệm ............................... 41
2.3.5. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ...................................................... 41
2.3.6. Xử lý số liệu ....................................................................................... 44
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 45
3.1. Kết quả nghiên cứu nội dung 1: Ảnh hưởng của cách phối trộn BLS
vào khẩu phần đến năng suất trứng của gà bố mẹ Lương Phượng ................ 45

3.1.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà bố mẹ Lương Phượng..................................... 45
3.1.2. Tăng khối lượng của gà mái thí nghiệm.............................................. 46
3.1.3. Tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm.................................................................. 47
3.1.4. Năng suất trứng, trứng giống của gà đẻ bố mẹ thí nghiệm .................. 50


v

3.2. Kết quả nghiên cứu nội dung 2: Ảnh hưởng của cách phối hợp BLS
vào khẩu phần đến một số chỉ tiêu lý học, hóa học của trứng gà bố mẹ
Lương Phượng ............................................................................................. 53
3.2.1. Một số chỉ tiêu lý học của trứng gà thí nghiệm ................................... 53
3.2.2. Thành phần hóa học của trứng gà thí nghiệm...................................... 56
3.3. Kết quả nghiên cứu nội dung 3: Ảnh hưởng của cách phối hợp BLS
vào khẩu phần đến chất lượng trứng............................................................. 57
3.3.1. Hàm lượng carotenoid và tỷ lệ có phôi của trứng gà thí nghiệm ......... 57
3.3.2. Hàm lượng carotenoid và tỷ lệ trứng ấp nở trong 15 ngày đầu
thí nghiệm ................................................................................................... 60
3.3.3. Tỷ lệ gà con loại I trong 15 ngày thí nghiệm....................................... 62
3.3.4. Tỷ lệ có phôi, ấp nở, gà con loại I từ ngày thí nghiệm thứ 16 ............. 64
3.4. Kết quả nghiên cứu nội dung 4: Ảnh hưởng của cách thức phối
hợp bột lá sắn vào khẩu phần đến một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
của gà thí nghiệm........................................................................................ 66
3.4.1. Tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng, trứng giống và gà con loại I trong
thí nghiệm .................................................................................................... 66
3.4.2. Chi phí thức ăn cho 10 trứng, trứng giống và gà con loại I ................. 68
3.4.3. Hiệu quả kinh tế của các lô thí nghiệm ............................................... 69
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 71
1. Kết luận.................................................................................................... 71
2. Đề nghị..................................................................................................... 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 73


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLS

:

Bột lá sắn

BQ

:

Bình quân

CS

:

Cộng sự

CT

:

Công thức


DM

:

Vật chất khô

DXKN

:

Dẫn xuất không chứa nitơ

ĐC

:

Đối chứng

ĐVT

:

Đơn vị tính

HCN

:

axit cyanhydric


P

:

Photpho

Pr

:

Protein

SL

:

Sản lượng

TB

:

Trung bình

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam


TH

:

Tiêu hóa

TK

:

Toàn kỳ

TL

:

Tỷ lệ

TS

:

Tổng số

VCK

:

Vật chất khô



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm................................................................. 36
Bảng 2.2: Công thức và giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm cho gà
đẻ bố mẹ các lô ĐC (KPCS), TN1 (phối hợp bột lá vào KP theo
cách thứ 1) ................................................................................... 38
Bảng 2.3: Công thức và giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm cho gà
đẻ bố mẹ các lô TN2 (phối hợp bột lá vào KP theo cách thứ 2) ... 39
Bảng 3.1: Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà mái thí nghiệm (%)................... 45
Bảng 3.2: Khối lượng gà mái lúc bắt đầu và kết thúc thí nghiệm (g/con)...... 46
Bảng 3.3: Tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm (%)..................................................... 47
Bảng 3.4: Năng suất trứng, trứng giống........................................................ 50
Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu lý học của trứng ................................................... 54
Bảng 3.6: Vật chất khô, protein và carotenoid của trứng .............................. 56
Bảng 3.7: Hàm lượng carotenoid (mg/kgVCK) và tỷ lệ trứng có phôi
(%) trong giai đoạn 15 ngày đầu thí nghiệm ................................ 58
Bảng 3.8: Hàm lượng carotenoid (mg/kgVCK) và tỷ lệ trứng ấp nở (%)
trong giai đoạn 15 ngày đầu thí nghiệm ....................................... 60
Bảng 3.9: Hàm lượng carotenoid (mg/kgVCK) và tỷ lệ gà con loại I (%)
trong giai đoạn 15 ngày đầu thí nghiệm ....................................... 62
Bảng 3.10: Tỷ lệ có phôi, ấp nở, gà con loại I kể từ sau 10 ngày thí nghiệm .... 64
Bảng 3.11: Tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng, trứng giống và gà con loại I ....... 66
Bảng 3.12: Chi phí thức ăn cho 10 trứng, trứng giống và gà con loại I ......... 68
Bảng 3.13: Hiệu quả kinh tế của các lô thí nghiệm....................................... 69


viii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Cây sắn và củ sắn............................................................................ 5
Hình 1.2. Mô phỏng cây sắn và củ sắn ........................................................... 5
Hình 1.3. Các dạng thùy lá sắn ....................................................................... 7
Hình 1.4. Các dạng lá cuống và thùy lá sắn .................................................... 8
Hình 1.5. Màu sắc ngọn và lá sắn ................................................................... 8
Hình 1.6. Sơ đồ chuyển hóa cyanogenesis và cyannide trong cơ thể
người và động vật ......................................................................... 14
Hình 1.7. Lá sắn sau khi ủ 3 - 5 ngày ........................................................... 17
Hình 3.1. Đồ thị tỷ lệ đẻ của gà ở các tuần thí nghiệm.................................. 49
Hình 3.2. Biểu đồ sản lượng trứng, năng suất trứng và trứng giống của
các lô thí nghiệm .......................................................................... 52


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước nông nghiệp nên trồng trọt và chăn nuôi là hai
ngành mà từ lâu đã không thể tách rời khỏi đời sống của người dân.Trong đó,
ngành chăn nuôi gia cầm đã và đang ngày càng phát triển, từ những bước đầu
tiên với nhiều khó khăn thì bây giờ chăn nuôi công nghiệp đã và đang là một
hướng đi đúng cho ngành chăn nuôi gia cầm. Chăn nuôi gà đẻ theo hướng
công nghiệp áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã mang lại những thành
công nhất định cho người chăn nuôi.
Hiện nay, ở rất nhiều nước trên thế giới bột lá thực vật là thành phần
không thể thiếu trong khẩu phần phối trộn thức ăn giành cho gia súc gia cầm
nhất là với gà đẻ. Đã có rất nhiều nghiên cứu cho ra cùng một kết luận rằng:

Khi sử dụng bột lá trong khẩu phần phối trộn thức ăn cho vật nuôi thì khả năng
sinh trưởng và sản xuất của vật nuôi cao hơn so với không sử dụng bột lá. Mặt
khác do nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng với các sản phẩm chăn nuôi hiện
nay thì người ta quan tâm đến chất lượng của sản phẩm nhiều hơn, nói không
với các sản phẩm có chứa chất kích thích, chất tồn dư trong sản phẩm. Từ
những yếu tố thúc đẩy trên làm cho người chăn nuôi hướng theo một cách chăn
nuôi mới đó là chăn nuôi chú trọng vào sản phẩm, đưa ra các sản phẩm “sạch”.
Để có một sản phẩm “sạch” thì người chăn nuôi phải dùng khẩu phần thức ăn
đặc biệt, sử dụng các nguồn thức ăn từ thực vật, để không còn lo ngại về việc
tồn dư các chất trong sản phẩm chăn nuôi.
Đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của bột lá sắn (BLS) và cân đối
năng lượng trong chăn nuôi gà đẻ. Tuy nhiên, trên thế giới và trong nước vẫn
có rất ít các nghiên cứu về so sánh ảnh hưởng của khẩu phần có cân đối năng
lượng và không cân đối năng lượng trên cùng một giống gà đẻ để biết được
khẩu phần nào đạt hiệu quả tốt hơn. Xác định được điều đó rất có ích cho sản


2

xuất, vì có thể chọn lọc các kết quả nghiên cứu để ứng dụng vào sản xuất sẽ
nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
Từ những vấn đề được nêu trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Ảnh hưởng
của khẩu phần có bột lá sắn, được và không được cân đối lại năng lượng,
protein đến năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ bố mẹ Lương Phượng”.
2. Mục đích của đề tài
- So sánh ảnh hưởng của khẩu phần bổ sung BLS được cân đối năng
lượng, protein và không được cân đối lại năng lượng, protein đến năng
suất trứng.
- So sánh ảnh hưởng của khẩu phần có BLS được cân đối lại năng
lượng, protein và không được cân đối lại năng lượng, protein đến một số chi

tiêu lý học và hóa học của trứng.
- So sánh ảnh hưởng của khẩu phần có BLS được cân đối năng lượng,
protein và không được cân đối năng lượng, protein đến chất lượng trứng giống.
- Đề tài góp phần thông tin hóa khoa học cho người chăn nuôi khi lựa
chọn thức ăn thích hợp cho gà, để sử dụng trong chăn nuôi gà đẻ Lương Phượng.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cho ngành khoa học thức
ăn và dinh dưỡng gia cầm những thông tin cơ bản về việc sử dụng BLS được
cân đối năng lượng, protein và không được cân đối năng lượng, protein trong
chăn nuôi gà đẻ bố mẹ.
- Những thông tin này, có thể được sử dụng để giảng dạy và làm tài liệu
tham khảo cho các đề tài khác cùng lĩnh vực.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Việc sử dụng bổ sung BLS được cân đối lại năng lượng, protein và
không được cân đối năng lượng, protein vào công thức thức ăn hỗn hợp của
gà đẻ bố mẹ sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà đẻ.


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full















×