Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Áp dụng pháp luật khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân ở tỉnh nghệ an hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.17 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN NGỌC THUẦN

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT KHI THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ
TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN Ở TỈNH NGHỆ AN HIỆN NAY

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc và Pháp luật
Mã số: 60 38 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ HỒI

HÀ NỘI - 2013


Lêi cam ®oan

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu nêu trong luận vn l trung thc.

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Thuần



MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT KHI THỰC

1

HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU
TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

1.1.

Quyền công tố, thực hành quyền công tố trong

7

giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân
1.2. Áp dụng pháp luật khi thực hành quyền cơng tố trong giai đoạn

16

điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT KHI THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ
TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN
KIỂM SÁT NHÂN DÂN Ở TỈNH NGHỆ AN HIỆN NAY
2.1. Thực trạng áp dụng pháp luật khi thực hành


33

quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của
Viện kiểm sát nhân dân ở tỉnh Nghệ An thời gian qua
2.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật khi thực hành

56

quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của
Viện kiểm sát nhân dân ở tỉnh Nghệ An hiện nay
KẾT LUẬN

72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

73


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

ADPL

-

Áp dụng pháp luật

BLTTHS


-

Bộ luật tố tụng hình sự

CQĐT

-

Cơ quan điều tra

QCT

-

Quyền công tố

THQCT

-

Thực hành quyền công tố

VKS

-

Viện kiểm sát

VKSND


-

Viện kiểm sát nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU TRONG LUẬN VĂN

Trang
Bảng 2.1: Số vụ án Viện kiểm sát yêu cầu khởi tố

34

Bảng 2.2: Số người bị Viện kiểm sát yêu cầu khởi tố bị can

35

Bảng 2.3: Tỷ lệ kết thúc điều tra và xử lý của Viện kiểm sát

38

Bảng 2.4. Số người bị bắt tạm giữ nhưng sau đó phải trả tự do

40

Bảng 2.5. Số người bị tạm giam sau đó Tịa án trả tự do

41

vì xử phạt tù ngắn hơn hoặc bằng thời hạn tạm giam
Bảng 2.6. Số vụ án trả hồ sơ điều tra bổ sung và hủy án để điều tra,

truy tố lại

42


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay thì vai trị
của pháp luật ngày càng được nâng cao. Rất nhiều văn bản pháp luật được Nhà nước
ban hành, sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật, giữ
vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội và phục vụ đắc lực cho cơng
cuộc đổi mới tồn diện đất nước. Tuy nhiên ban hành nhiều luật cũng chưa đủ mà
pháp luật muốn đi vào cuộc sống thì cần phải qua một khâu trung gian đó là thực
hiện pháp luật. Thực tiễn ở nước ta hiện nay cho thấy q trình tổ chức thực hiện
chủ trương chính sách nói chung cũng như thực hiện pháp luật nói riêng cịn bộc lộ
nhiều yếu kém. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam
nêu rõ một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong
phát triển kinh tế, xã hội thời gian qua là “tổ chức thực hiện còn nhiều yếu kém” [10,
tr.65]. Trong thực hiện pháp luật thì áp dụng pháp luật (ADPL) là một trong những
hình thức quan trọng nhất và được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên,
quản lý nhà nước là một hoạt động bao trùm mọi mặt của đời sống xã hội vốn rất
phức tạp, đa dạng. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là trên cơ sở lý luận chung về ADPL cần
làm rõ về mặt lý luận ADPL trong phạm vi các lĩnh vực chuyên sâu nhất định, để từ
đó làm sâu sắc hơn khái niệm ADPL nói chung và làm cơ sở cho các hoạt động thực
tiễn trong các lĩnh vực chuyên sâu này.
Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) là một hệ thống cơ quan trong bộ máy nhà
nước, có chức năng thực hành quyền công tố (THQCT) và kiểm sát các hoạt động tư
pháp. Thực tiễn cải cách tư pháp hiện nay đang đặt ra cho ngành tư pháp nói chung

và VKSND nói riêng những nhiệm vụ rất nặng nề, địi hỏi ngành kiểm sát nhân dân
phải có những chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức và hoạt động. Một trong những
nhiệm vụ trọng tâm đặt ra cho VKSND trong quá trình cải cách tư pháp hiện nay là
“Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt
động điều tra” [9, tr. 251]. Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình
khơng thể phủ nhận một thực tế là VKSND đã thu được những thành tựu to lớn,
“góp phần xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ nghiêm minh, bảo


2

vệ công lý, từng bước hiện đại”[11]. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cơng tác kiểm sát cũng
cịn nhiều hạn chế cần phải được khắc phục như “chưa thực hiện đầy đủ quyền hạn,
trách nhiệm theo luật định; việc khởi tố hình sự, bắt, giam, giữ trong hoạt động điều
tra, truy tố vẫn còn xảy ra oan, sai”[11]. Thực trạng trên cũng xảy ra ở các VKSND
của tỉnh Nghệ An. Thực trạng đó địi hỏi phải được nghiên cứu, tìm ra nguyên nhân
và giải pháp khắc phục, đáp ứng kịp với yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay.
Đó cũng là lý do để tôi chọn đề tài “Áp dụng pháp luật khi thực hành quyền
công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân ở tỉnh
Nghệ An hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp chương trình cao học luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu vấn đề liên quan đến ADPL trong hoạt động THQCT đối với vụ
án hình sự đã được một số nhà khoa học và cán bộ làm công tác thực tiễn tiến hành,
công bố trong nhiều cơng trình khoa học ở nhiều góc độ khác nhau. Đáng chú ý là
các cơng trình sau:
+ Tổng thuật đề tài khoa học cấp bộ: Những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt
động công tố ở Việt Nam từ 1945 đến nay, do Viện khoa học kiểm sát - Viện kiểm sát
nhân dân tối cao thực hiện năm 1999; Kỷ yếu đề tài cấp bộ - Những giải pháp nâng cao
chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, của Viện kiểm sát
nhân dân tối cao năm 2003; Sổ tay kiểm sát viên hình sự, của Viện kiểm sát nhân dân

tối cao, tập I năm 2006; Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp
trong giai đoạn điều tra, của TS.Lê Hữu Thể chủ biên, Nxb Tư pháp, năm 2005; Luận
án tiến sĩ: Quyền công tố ở Việt Nam, của nghiên cứu sinh Lê Thị Tuyết Hoa thực hiện
năm 2002;
- Một số luận văn thạc sĩ đề cập đến ADPL trong THQCT của VKSND như :
Luận văn thạc sỹ: Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều
tra của Viện kiểm sát nhân dân ở Việt Nam, của Trịnh Duy Tám, năm 2005; Luận văn
thạc sĩ: Áp dụng pháp luật trong điều tra, truy tố các vụ án ma túy theo yêu cầu cải
cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, của Bùi Mạnh Cường, năm 2007; Luận văn thạc sỹ:
Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các tội phạm ma
túy của Viện kiểm sát nhân dân các cấp tỉnh Nghệ An, của Trần Xuân Trường, năm


3

2008; Luận văn thạc sỹ: Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố vụ án, khởi
tố bị can của Viện kiểm sát nhân dân ở Việt Nam, của Đinh Cơng Thành, năm 2011.
- Một số cơng trình nghiên cứu, bài viết khác có liên quan đến lý luận và thực
tiễn THQCT của VKSND như: Vũ Văn Mộc: Một số ý kiến về tăng cường trách nhiệm
của Viện kiểm sát trong hoạt động điều tra, thực hiện cơ chế gắn cơng tố với hoạt động
điều tra, (Tạp chí kiểm sát, số 16), Hà Nội, 2009; Mai Thế Bày: Cần sửa đổi, bổ sung
Bộ luật tố tụng hình sự về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong việc phê chuẩn
các lệnh, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế tố tụng
khác trong giai đoạn điều tra, (Tạp chí kiểm sát, số 16), Hà Nội, 2009; Viện kiểm sát
nhân dân tỉnh Nghệ An - Báo cáo chuyên đề: Tăng cường trách nhiệm công tố trong
hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp, năm 2012; Nguyễn Tiến Sơn: Một số
vướng mắc, bất cập và giải pháp nâng cao chất lượng công tác tiếp nhận, kiểm sát việc
giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố hiện nay, (Tạp chí kiểm sát,
số 12), Hà Nội, 2009; Nguyễn Hồng Vinh: Hoàn thiện pháp luật hiện hành để “tăng
cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều

tra” đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, (Tạp chí kiểm sát, số 01), Hà Nội, 2013; Trần
Thanh Thuỷ và đ.t.g (2012): Gắn công tố với hoạt động điều tra nhìn từ thực tiễn cơng
tác kiểm sát, (Tạp chí kiểm sát, số 23), Hà Nội, 2013; Nguyễn Duy Giảng: Một số vấn
đề đặt ra từ thực tiễn thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt
động tư pháp theo yêu cầu cải cách tư pháp, (Tạp chí kiểm sát, số 14-16), Hà Nội,
2008….
Các cơng trình nghiên cứu, bài viết trên đã tiếp cận vấn đề ở những cấp độ,
phạm vi khác nhau về quyền công tố (QCT) và việc ADPL trong THQCT của VKSND.
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng có một cơng trình nghiên cứu về ADPL khi THQCT ở
giai đoạn điều tra. Tuy nhiên, cơng trình này chỉ nghiên cứu ở một loại tội phạm riêng
biệt, đó là tội phạm ma t. Hơn nữa, cơng trình này đã thực hiện từ năm 2008. Từ đó
đến nay, thực tiễn cơng tác kiểm sát đã có nhiều chuyển biến theo tiến trình cải cách tư
pháp. Kế thừa các kết quả nghiên cứu nêu trên, luận văn sẽ nghiên cứu những vấn đề lý
luận và thực tiễn ADPL khi THQCT ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự của VKSND ở
tỉnh Nghệ An.


4

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Trong khuôn khổ chuyên ngành lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, luận
văn tập trung nghiên cứu, phân tích một số vấn đề quan trọng về lý luận và thực tiễn của
hoạt động ADPL khi THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của VKSND ở tỉnh
Nghệ An.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Giới hạn về không gian và thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở
lý luận về ADPL khi THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự và đi sâu nghiên
cứu thực tiễn ADPL khi THQCT ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự của VKSND hai
cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2008-2012.

+ Giới hạn về giai đoạn tố tụng: Luận văn chỉ nghiên cứu những vấn đề lý luận
và thực tiễn về ADPL khi THQCT trong giai đoạn điều tra. Luận văn không nghiên cứu
về ADPL khi THQCT trong giai đoạn xét xử.
4. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích
Luận văn nghiên cứu để tìm ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hơn
nữa chất lượng ADPL khi THQCT trong giai đoạn điều tra của VKSND hai cấp ở tỉnh
Nghệ An, góp phần xây dựng VKSND ở tỉnh Nghệ An vững mạnh, đáp ứng yêu cầu
cải cách tư pháp.
- Nhiệm vụ
Ðể thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau:
+ Nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận về ADPL và ADPL khi THQCT trong
giai đoạn điều tra vụ án hình sự của VKSND. Trong đó tập trung làm rõ khái niệm, đặc
điểm, quy trình và các yếu tố đảm bảo việc ADPL khi THQCT trong giai đoạn điều tra
vụ án hình sự của VKSND;
+ Nghiên cứu, phân tích thực trạng ADPL khi THQCT trong giai đoạn điều tra
vụ án hình sự của VKSND hai cấp ở tỉnh Nghệ An.
+ Đề xuất những giải pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượng ADPL khi
THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của VKSND hai cấp ở tỉnh Nghệ An.


5

5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
- Cơ sở lý luận:
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận triết học duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp
luật; đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân ở nước ta hiện nay; quan điểm đổi
mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung, VKSND nói riêng trong

thời kỳ mới.
- Các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học cụ thể: Luận văn được nghiên
cứu trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, tổng hợp,
quy nạp, diễn giải để làm sáng tỏ các khái niệm, các quy định của pháp luật liên
quan đến ADPL khi THQCT trong giai đoạn điều tra của VKSND; phương pháp
thống kê, chứng minh thông qua khảo sát tại các VKSND ở tỉnh Nghệ An để có số
liệu cụ thể.
6. Đóng góp về khoa học của luận văn
Góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận các khái niệm THQCT, ADPL khi
THQCT của VKSND;
Đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động ADPL của VKSND ở tỉnh Nghệ An
khi THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự giai đoạn 2008-2012;
Làm rõ các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động ADPL khi THQCT trong
giai đoạn điều tra vụ án hình sự và đề xuất các giải pháp, kiến nghị để nâng cao chất
lượng hoạt động này của VKSND ở tỉnh Nghệ An.
Ở mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tư
liệu tham khảo phục vụ cho cán bộ, kiểm sát viên trong cơ quan VKSND. Bên cạnh đó,
luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên luật,
cán bộ nghiên cứu giảng dạy và nghiên cứu một số chuyên đề khác có liên quan đến
hoạt động THQCT nói chung và THQCT ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của
VKSND nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn


6

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm 2 chương, 4 tiết.
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về áp dụng pháp luật khi thực hành quyền công
tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân

Chƣơng 2. Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lƣợng áp dụng pháp
luật khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện
kiểm sát nhân dân ở tỉnh Nghệ An hiện nay


7

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
KHI THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ
ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
1.1. Quyền công tố, thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án
hình sự của Viện kiểm sát nhân dân
1.1.1. Quyền công tố
1.1.1.1. Khái niệm quyền công tố
Công tố, theo từ điển tiếng Việt có nghĩa là “điều tra, truy tố, buộc tội kẻ
phạm pháp trước Toà án”[36].
Ở Việt Nam, QCT và THQCT được nhắc đến nhiều khi đề cập đến chức năng
của VKSND. Hiến pháp năm 1980 là văn bản pháp lý đầu tiên của Nhà nước ta đưa
ra thuật ngữ thực hành quyền công tố (Điều 138) và được nhắc lại ở Điều 1, Điều 3
Luật tổ chức VKSND năm 1981. Tuy nhiên, pháp luật thực định lại chưa có định
nghĩa về QCT. Từ đó đến nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, bài viết đề cập
đến khái niệm này với nhiều quan điểm khác nhau. Có thể khái qt một số quan
điểm chính như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, tất cả các hoạt động kiểm sát việc tuân theo
pháp luật đều là THQCT được thực hiện trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Từ đó họ
đưa ra khái niệm về QCT là quyền nhân danh Nhà nước thực hiện các chức năng do
luật tố tụng hình sự quy định để kiểm sát tính hợp pháp của việc điều tra tội phạm,
để truy tố và để buộc tội người phạm tội trước Tòa án nhằm đạt được mục đích xét
xử đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, góp phần bảo đảm các quyền tự do của

con người, cũng như các lợi ích của xã hội và của Nhà nước[2, tr.1-12]. Những
người theo quan điểm này coi QCT chỉ là một quyền năng, một hình thức để thực
hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự.
Quan điểm thứ hai cho rằng, QCT là quyền của VKS khi xuất hiện các hành
vi vi phạm pháp luật và nhu cầu bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội và cơng dân.
QCT khơng chỉ xuất hiện trong lĩnh vực hình sự mà còn xuất hiện trong các lĩnh vực


8

dân sự, kinh tế, hành chính, lao động. Quyền cơng tố ở Việt Nam là quyền của Nhà
nước giao cho Viện kiểm sát đưa vụ án ra Tòa xét xử để bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi
ích chung và bảo vệ lợi ích của cơng dân được thực hiện trong tố tụng hình sự, tố
tụng dân sự và trong các lĩnh vực tư pháp khác [16, tr.33]. Việc tiếp cận QCT dưới
góc độ như trên là quá rộng, đã xố nhịa ranh giới đặc thù giữa tố tụng hình sự và
các lĩnh vực tố tụng khác.
Quan điểm thứ ba cho rằng “quyền công tố là quyền của Nhà nước giao cho
Viện kiểm sát truy tố kẻ phạm tội ra Toà án, thực hiện sự buộc tội tại phiên toà (thực
hiện quyền công tố)”[29, tr.24]. Quan điểm này cho rằng QCT là quyền Nhà nước
giao cho VKS và chỉ có trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, những người theo quan
điểm này lại coi QCT chỉ có trong hoạt động truy tố và buộc tội tại phiên tịa. Theo
chúng tơi, nếu hiểu như vậy thì đã quá thu hẹp khái niệm, nội dung, phạm vi QCT.
Trên thực tế, truy tố và buộc tội của VKS tại phiên toà chỉ là một trong số những
hoạt động THQCT. Quan điểm này không lý giải được các hoạt động khác của VKS
ở giai đoạn điều tra để đảm bảo cho hoạt động truy tố và buộc tội tại phiên tòa thuộc
về chức năng nào của VKS, trong khi rõ ràng không phải là chức năng kiểm sát việc
tuân theo pháp luật.
Quan điểm thứ tư cho rằng “quyền công tố là quyền Nhà nước giao cho các
cơ quan tiến hành tố tụng trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng các
chế tài hình sự đối với người phạm tội.”[38, tr.380]. Theo quan điểm này, QCT là

quyền tư pháp mà Nhà nước dùng nó để đấu tranh chống tội phạm. Theo đó, không
chỉ VKS mà các cơ quan tố tụng khác như cơ quan điều tra (CQĐT), Toà án, Thi
hành án đều thực hiện QCT và QCT được thực hiện trong mọi giai đoạn tố tụng hình
sự.
Quan điểm thứ năm cho rằng “quyền công tố là quyền của Nhà nước, được
Nhà nước giao cho một cơ quan (ở Việt Nam là cơ quan Viện kiểm sát) thực hiện
việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Để làm được điều này, cơ
quan cơng tố có trách nhiệm bảo đảm việc thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để xác
định tội phạm và người phạm tội. Trên cơ sở đó, truy tố bị can ra trước Tồ án và
bảo vệ sự buộc tội trước phiên toà.”[30, tr. 40]. Theo quan điểm này, QCT là quyền


9

buộc tội nhân danh Nhà nước đối với người phạm tội. Do vậy, QCT chỉ có trong
lĩnh vực tố tụng hình sự mà khơng có trong các lĩnh vực tố tụng khác.
Như vậy, có thể thấy, mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng có thể rút
ra một số đặc điểm chung về QCT như sau:
Thứ nhất, QCT là quyền lực nhà nước. QCT xuất hiện cùng với sự xuất hiện
của Nhà nước và pháp luật.
Thứ hai, QCT luôn gắn liền với quyền tài phán của Tòa án, là quyền đưa vụ
việc ra xét xử tại Toà án và bảo vệ quan điểm giải quyết vụ việc đó tại Tồ án.
Về một số quan điểm cho rằng QCT khơng chỉ có trong lĩnh vực tố tụng hình
sự mà cịn có cả ở các lĩnh vực khác như tố tụng dân sự, hành chính, lao động, tơi
cho rằng cần phải xuất phát từ bản chất của QCT và nguyên tắc đặc trưng phân chia
giữa các lĩnh vực tố tụng mới có cơ sở để làm rõ. Trước hết, phải thấy rằng, bản chất
QCT là quyền lực công - quyền lực nhà nước. Để quyền lực đó phát sinh trong thực
tế thì Nhà nước phải thơng qua pháp luật, giao quyền đó cho các cơ quan nhà nước,
tổ chức, cá nhân thực hiện. Và tất nhiên, khi đã được Nhà nước giao quyền thì cũng
có nghĩa là chủ thể được giao quyền phải có nghĩa vụ tổ chức thực hiện nếu phát

sinh điều kiện sử dụng quyền lực nhà nước mà khơng có sự lựa chọn nào khác.
Chính vì thế mà khơng thể có QCT trong các lĩnh vực tố tụng khác, vì nó mâu thuẫn
với ngun tắc tơn trọng sự định đoạt của các đương sự. Nguyên tắc này trong trong
tố tụng dân sự, hành chính, lao động cho phép vụ việc có được đưa ra xét xử hay
khơng, chấm dứt tại thời điểm nào, giải quyết như thế nào (tất nhiên khơng trái pháp
luật) hồn tồn phụ thuộc vào ý chí của các đương sự. Vì vậy, QCT chỉ xuất hiện
trong tố tụng hình sự, nơi mà cơ quan được giao quyền ln có nhiệm vụ “đảm bảo
mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội,
không làm oan người vô tội” [26, tr.17]
Về thời điểm bắt đầu và chấm dứt QCT, thiết nghĩ, để đưa được người phạm
tội ra xét xử trước Tịa án và bảo vệ sự buộc tội đó thì cơ quan được giao thực hiện
QCT phải có những quyền năng pháp lý nhằm đảm bảo cho việc truy tố và bảo vệ
quan điểm của mình. Để đảm bảo cho việc truy tố đúng thì cơ quan thực hiện QCT


10

phải có quyền đối với việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, áp dụng các biện pháp cần
thiết khác để phát hiện tội phạm, người phạm tội và thu thập chứng cứ. Để bảo vệ
quan điểm giải quyết vụ án tại Tịa án, thì sau khi kết thúc phiên tịa, cơ quan thực
hiện QCT phải có quyền đưa vụ án lên Tòa án cấp cao hơn để giải quyết nếu thấy
việc giải quyết vụ án khơng có căn cứ pháp luật. Vì vậy, tuy trung tâm của hoạt
động THQCT là truy tố và buộc tội tại Tòa án nhưng QCT phải được bắt đầu từ khi
có tội phạm xảy ra và kết thúc khi bản án, quyết định giải quyết vụ án có hiệu lực
pháp luật, khơng bị kháng nghị. Khi bản án đã có hiệu lực pháp luật, khơng bị kháng
nghị thì QCT đương nhiên chấm dứt, vì lúc này việc buộc tội đã hồn thành.
Từ những phân tích trên có thể kết luận: Quyền cơng tố ở Việt Nam là quyền
do Nhà nước giao cho Viện kiểm sát thực hiện theo quy định của pháp luật để phát
hiện tội phạm, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội và bảo vệ việc

buộc tội tại phiên toà.
1.1.1.2. Đối tượng, nội dung và phạm vi của quyền công tố
* Đối tượng của quyền công tố:
Đối tượng của QCT là cái mà QCT tác động vào nhằm đạt được mục tiêu cụ
thể nào đó. QCT là quyền phát hiện tội phạm, truy cứu người phạm tội ra trước Tịa
án và bảo vệ sự buộc tội đó. Với ý nghĩa đó thì đối tượng của QCT là tội phạm và
người phạm tội.
* Nội dung của quyền công tố:
Có nhiều quan điểm khác nhau về nội dung của QCT, nhưng xuất phát từ
quan điểm coi bản chất của QCT là sự buộc tội nhân danh Nhà nước, đối tượng của
QCT là tội phạm và người phạm tội, có thể hiểu“nội dung của quyền cơng tố chính
là sự buộc tội đối với người đã thực hiện tội phạm” [30, tr. 44].
* Phạm vi quyền công tố:
Phạm vi QCT là khoảng giới hạn trong đó QCT tồn tại và phát huy hiệu lực
của mình. Phạm vi của QCT được xem xét dưới góc độ khơng gian và thời gian.
Hiện nay cũng còn nhiều ý kiến khác nhau về phạm vi của QCT cả về không gian
lẫn thời gian:


11

- Về phạm vi không gian: Đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng QCT chỉ có
trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Tuy nhiên, bên cạnh đó cịn có quan điểm cho rằng
QCT khơng những có trong lĩnh vực tố tụng hình sự mà cịn có trong các lĩnh vực tố
tụng khác như dân sự, hành chính, kinh tế, lao động. Xuất phát từ việc coi QCT là
quyền nhân danh nhà nước thực hiện việc buộc tội đối với người phạm tội, có thể
hiểu QCT chỉ có trong lĩnh vực tố tụng hình sự.
- Về phạm vi thời gian, là thời điểm bắt đầu và kết thúc của QCT. Hiện nay
còn nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này.
Quan điểm thứ nhất cho rằng “phạm vi quyền công tố được giới hạn từ khi

kết thúc việc điều tra tội phạm, vụ án hình sự được chuyển sang Viện kiểm sát để
truy tố người phạm tội ra Toà án và kết thúc ở phiên toà sơ thẩm” [29, tr.14]. Quan
điểm này đã thu hẹp phạm vi, nội dung QCT. Quan điểm này không lý giải được các
hoạt động tố tụng của VKS diễn ra trong giai đoạn điều tra như việc VKS khởi tố vụ
án, khởi tố bị can… có thuộc QCT hay khơng? nếu khơng thuộc QCT thì nó là
quyền gì, thực hiện chức năng gì? Hoặc khơng lý giải được sự có mặt và những hoạt
động của Kiểm sát viên ở phiên toà phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm.
Quan điểm thứ hai cho rằng “phạm vi quyền công tố bắt đầu từ khi tội phạm
xảy ra và kết thúc khi người phạm tội chấp hành xong bản án.”[29, tr.15]. Quan
điểm này đã quá kéo dài thời điểm kết thúc của QCT. Việc chấp hành bản án đã là
một giai đoạn khác - giai đoạn buộc một người có tội phải chịu trách nhiệm của
mình đối với Nhà nước. Vì vậy, lúc này khơng đặt ra chuyện buộc tội nữa. Do đó,
trong giai đoạn chấp hành bản án không thể phát sinh QCT - quyền phát hiện tội
phạm, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội và bảo vệ việc buộc tội
trước phiên toà.
Quan điểm thứ ba cho rằng “phạm vi quyền công tố bắt đầu từ khi tội phạm
được thực hiện và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật, không bị kháng nghị”
[30, tr.51]. Quan điểm này cho rằng, khi tội phạm xảy ra, cơ quan công tố phải có
quyền tiến hành ngay các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật nhằm phát
hiện tội phạm và người phạm tội, thu thập các căn cứ để kết tội họ.


12

Trong các quan điểm trên, tơi đồng tình với quan điểm thứ ba. Bởi vì QCT là
quyền của Nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, đưa
người đó ra xét xử trước Tồ án thì quyền này phải phát sinh từ khi tội phạm xảy ra.
Và khi bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật, không bị kháng nghị, tức là quyền xét
xử chấm dứt thì QCT cũng bị triệt tiêu. Như vậy, phạm vi quyền công tố bắt đầu từ
khi tội phạm xảy ra và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật, không bị kháng

nghị.
1.1.2. Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
1.1.2.1. Khái niệm thực hành quyền công tố
Như phần trước đã đề cập, QCT là quyền nhân danh Nhà nước buộc tội người
phạm tội và bảo vệ sự buộc tội đó trước Tồ án. Để thực hiện quyền đó, Nhà nước
thơng qua pháp luật quy định các quyền năng pháp lý và giao nó cho cơ quan có
thẩm quyền được áp dụng để truy tố người có hành vi bị coi là phạm tội, buộc tội
người đó khi người đó bị đưa ra xét xử tại Toà án và bảo vệ việc buộc tội đó. Cơ
quan được Nhà nước giao quyền đó được gọi là cơ quan THQCT. Việc quy định cơ
quan THQCT ở mỗi nước có sự khác nhau. Ở nước ta, căn cứ vào các quy định của
pháp luật từ năm 1960 đến nay thì Nhà nước giao quyền đó cho VKSND. Vì vậy,
hiện nay VKSND là cơ quan duy nhất có chức năng THQCT ở Việt Nam.
Từ những nội dung trình bày ở trên, có thể hiểu thực hành quyền công tố là
việc Viện kiểm sát sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền
công tố để thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong
giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử.
Từ đó có thể định nghĩa thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ
án hình sự là việc Viện kiểm sát sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội
dung quyền công tố để thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người
phạm tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
1.1.2.2. Phạm vi thực hành quyền cơng tố
Phạm vi THQCT có mối liên hệ nhất định với phạm vi của QCT. Xét về
nguyên tắc thì chúng đồng nhất với nhau, nhưng trên thực tế thì giữa chúng cịn có
một khoảng cách nhất định. Như đã trình bày, phạm vi QCT bắt đầu từ khi tội phạm


13

được thực hiện và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật, không bị kháng nghị
(trừ trường hợp có căn cứ do pháp luật quy định làm QCT bị triệt tiêu trước khi bản

án có hiệu lực pháp luật như khi vụ án được đình chỉ). Do vậy, cứ có tội phạm xảy
ra là địi hỏi QCT phải được phát động. Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào tội
phạm xảy ra thì việc phát động QCT cũng được tiến hành, mà trên thực tế vẫn còn
những tội phạm xảy ra nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên không bị phát hiện và xử
lý (tội phạm ẩn). Có nghĩa là THQCT chưa được bắt đầu nhưng QCT thì vẫn ln
hiện hữu đối với người đã thực hiện tội phạm mà chưa bị phát hiện, khởi tố, điều tra.
Điều này cũng có nghĩa là phạm vi QCT rộng hơn so với phạm vi THQCT. Việc
khởi tố vụ án hình sự là một biện pháp THQCT. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là trong
một số trường hợp đặc biệt, hoạt động THQCT được thực hiện trước khi có quyết
định khởi tố vụ án. Ví dụ như: hoạt động phê chuẩn quyết định bắt người trong
trường hợp khẩn cấp; phê chuẩn gia hạn tạm giữ, yêu cầu điều tra trong cơng tác
khám nghịêm hiện trường...vv. Từ đó, có thể thấy, phạm vi thực hành quyền công tố
về cơ bản là bắt đầu từ khi khởi tố vụ án hình sự và kết thúc khi bản án có hiệu lực
pháp luật, khơng bị kháng nghị hoặc khi vụ án được đình chỉ theo quy định của pháp
luật.
Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự thì phạm vi THQCT về cơ bản là bắt
đầu từ khi khởi tố vụ án hình sự và kết thúc khi Viện kiểm sát quyết định truy tố bị
can ra trước Tòa án để xét xử hoặc khi vụ án được đình chỉ theo quy định của pháp
luật.
1.1.2.3. Nội dung thực hành quyền công tố
Nội dung THQCT là việc VKS sử dụng tổng hợp các quyền năng để phát
hiện tội phạm và truy tố người phạm tội nhằm bảo đảm việc truy tố đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật. Theo đó, nội dung THQCT bao gồm:
-Thứ nhất là, hoạt động phát động QCT, đó là khởi tố vụ án và khởi tố bị can.
Khởi tố vụ án, khởi tố bị can là những họat động mở đầu quá trình điều tra xử lý
trách nhiệm hình sự đối với tội phạm và người phạm tội.
Khởi tố vụ án là việc Nhà nước chính thức cơng khai trước tồn xã hội có tội
phạm xảy ra và bắt đầu triển khai các hoạt động thực hành quyền truy cứu trách



14

nhiệm hình sự đối với người đã thực hiện tội phạm đó. Theo quy định tại Điều 104
BLTTHS năm 2003, các cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án bao gồm CQĐT,
VKS, Toà án (Hội đồng xét xử) và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra như Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, các cơ quan
khác trong Công an nhân dân và Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra. Mặc dù trên thực tế, việc khởi tố vụ án chủ yếu do CQĐT
các cấp tiến hành, số vụ án VKS trực tiếp khởi tố không đáng kể. Tuy vậy, VKS vẫn
là cơ quan duy nhất được quyền khởi tố vụ án hình sự một cách độc lập, khơng chịu
sự ràng buộc về mặt cơ chế tố tụng của bất kỳ cơ quan nhà nước nào. Còn quyết
định khởi tố vụ án của CQĐT và các cơ quan khác được giao một số nhiệm vụ tiến
hành điều tra đều phải được gửi cho VKS và VKS có quyền huỷ bỏ các quyết định
đó nếu thấy khơng có căn cứ pháp luật. Quyết định khởi tố vụ án của Hội đồng xét
xử cũng phải được gửi cho VKS để quyết định việc điều tra và nếu thấy quyết định
khởi tố đó là khơng có căn cứ thì VKS có quyền kháng nghị lên Tồ án cấp trên xem
xét huỷ bỏ. VKS cũng có quyền yêu cầu CQĐT thay đổi quyết định khởi tố vụ án.
Mặt khác, trong trường hợp phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm mà CQĐT khơng
ra quyết định khởi tố vụ án thì VKS có quyền u cầu khởi tố; nếu CQĐT ra quyết
định không khởi tố vụ án thì VKS có quyền hủy bỏ quyết định khơng khởi tố vụ án
đó và ra quyết định khởi tố vụ án. Điều đó có nghĩa là, xét đến cùng, việc khởi tố
hay không khởi tố vụ án là do VKS quyết định.
Khởi tố bị can là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chính thức tun bố
về mặt pháp lý một người nào đó có dấu hiệu phạm tội và đang bị truy cứu trách
nhiệm hình sự. Ở nước ta, theo quy định của BLTTHS năm 2003, việc khởi tố bị can
chủ yếu là do CQĐT tiến hành. Ngoài ra, một số cơ quan khác được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra và VKS cũng khởi tố bị can trong những trường
hợp nhất định. Tuy nhiên, quyết định khởi tố bị can của CQĐT phải được gửi ngay
cho VKS và trong thời hạn 3 ngày phải được VKS phê chuẩn[26, tr. 104]. Do đó,
thực chất VKS là cơ quan quyết định việc khởi tố hay không khởi tố bị can.

- Thứ hai là, hoạt động THQCT tiếp tục được thực hiện bởi VKS trong giai
đoạn điều tra vụ án hình sự bằng các biện pháp cụ thể sau:


15

+ Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra; khi xét thấy cần
thiết, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra;
+ Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và
các biện pháp ngăn chặn khác;
+ Phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của CQĐT;
+ Hủy bỏ các quyết định khơng có căn cứ và trái pháp luật của CQĐT;
+ Quyết định việc truy tố bị can;
+ Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Thứ ba là, trong giai đoạn xét xử, hoạt động THQCT của VKS tiếp tục được
thực hiện, thể hiện qua việc đọc cáo trạng, quyết định của VKS liên quan đến việc
giải quyết vụ án tại phiên toà; thực hiện việc luận tội đối với bị cáo tại phiên toà sơ
thẩm; hỏi những người tham gia tố tụng, tranh lụân, quyết định rút quyết định truy tố
hoặc định tội nhẹ hơn; kháng nghị bản án, quyết định của Toà án sơ thẩm...; phát
biểu quan điểm của VKS về việc giải quyết vụ án và tham gia tranh luận tại phiên
toà phúc thẩm; phát biểu quan điểm của VKS tại phiên toà giám đốc thẩm, tái
thẩm...vv.
Việc phân chia các giai đọan trong tố tụng hình sự hiện nay cịn có nhiều
cách khác nhau dựa theo những tiêu chí khác nhau. Ở đây có thể phân chia q trình
giải quyết vụ án hình sự thành hai giai đoạn lớn là giai đoạn điều tra và giai đoạn xét
xử. Việc phân chia này cũng phù hợp với sự phân chia về hoạt động THQCT trong
BLTTHS năm 2003 (Điều 112). Giai đoạn điều tra vụ án được bắt đầu từ khi có
quyết định khởi tố vụ án và kết thúc khi VKS giao hồ sơ cho Tồ án để xét xử hoặc
vụ án được đình chỉ theo quy định của pháp luật. Giai đoạn xét xử được tính từ khi
Tồ án thụ lý hồ sơ vụ án cho đến khi ban hành bản án có hiệu lực pháp luật. Điểm

khác biệt giữa hai giai đoạn này là: ở giai đoạn điều tra, các cơ quan tiến hành tố
tụng chủ yếu tiến hành các hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ để buộc tội (bao
gồm cả gỡ tội) và phục vụ cho việc giải quyết vụ án; còn ở giai đọan xét xử, cơ quan
tiến hành tố tụng chủ yếu xem xét, đánh giá chứng cứ để giải quyết vụ án. Tuy giai
đoạn điều tra được bắt đầu từ khi khởi tố vụ án nhưng có một số hoạt động điều tra
lại có thể được tiến hành trước đó như khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử


16

thi, trưng cầu giám định... Sở dĩ nói về cơ bản hoạt động THQCT trong giai đoạn
điều tra bắt đầu từ khi khởi tố vụ án là vì trong một số trường hợp đặc bịêt, hoạt
động thực hành QCT được thực hiện trước khi có quyết định khởi tố vụ án, như :
hoạt động phê chuẩn quyết định bắt người trong trường hợp khẩn cấp; phê chuẩn gia
hạn tạm giữ; yêu cầu điều tra trong công tác khám nghiệm hiện trường.... Nội dung
THQCT ở giai đoạn này bao gồm hoạt động phát động công tố và các hoạt động tiếp
tục duy trì QCT như đã trình bày ở trên.
1.2. Áp dụng pháp luật khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ
án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân
1.2.1. Thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật là khái niệm pháp lý dùng để chỉ một trong bốn hình thức
thực hiện pháp luật, đó là tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật
và ADPL. Giữa các hình thức thực hiện pháp luật này ln có sự đan xen, bao chứa
và gắn bó chặt chẽ với nhau, khơng biệt lập với nhau. Các chủ thể thông thường phải
cùng đồng thời thực hiện các quy định pháp luật dưới nhiều hình thức khác nhau
[14, tr.17-18]. Vì vậy, để nghiên cứu ADPL thì trước hết phải tìm hiểu về thực hiện
pháp luật.
Pháp luật là sản phẩm của lịch sử, tồn tại cùng với Nhà nước và là một công
cụ quản lý xã hội không thể thiếu đối với bất kỳ kiểu nhà nước nào. Tuy nhiên, bản
thân pháp luật lại không trực tiếp tác động và điều chỉnh các quan hệ xã hội mà phải

thơng qua một “khâu” trung gian đó là thực hiện pháp luật. Thực hiện pháp luật là
một giai đoạn quan trọng và không thể thiếu trong cơ chế điều chỉnh pháp luật.
“Muốn cơ chế điều chỉnh pháp luật vận hành tốt, pháp luật được phát huy vai trị, giá
trị của mình trong đời sống xã hội thì quan trọng là phải thực hiện pháp luật một
cách đầy đủ, chính xác, triệt để và hiệu quả” [14, tr. 10-11].
Nhà nước ban hành pháp luật là nhằm để dự liệu các tình huống phát sinh
trong thực tế cuộc sống và đưa ra xử sự để buộc những cá nhân, tổ chức khi gặp phải
tình huống như đã dự liệu thì phải tn theo. Những chủ thể có năng lực hành vi
pháp luật khi gặp phải tình huống đó đều phải xử sự đúng quy định của pháp luật
nếu không muốn phải chịu trách nhiệm pháp lý. Những hành vi của các chủ thể trên


17

đều có ý chí, lý trí và tuy có sự khác nhau về mục đích nhưng đều có điểm chung là
phù hợp với quy định của pháp luật. Quá trình đưa pháp luật đi vào cuộc sống đó
chính là thực hiện pháp luật. Như vậy có thể nói ngắn gọn, thực hiện pháp luật là
hành vi phù hợp với quy định của pháp luật do các cá nhân, tổ chức có năng lực
hành vi pháp luật thực hiện.
Vì pháp luật có nhiều loại quy phạm khác nhau nên cũng có nhiều hình thức
thực hiện pháp luật khác nhau. Trong các giáo trình lý luận về Nhà nước và pháp
luật đều chia thực hiện pháp luật thành bốn hình thức, đó là tuân thủ (tuân theo)
pháp luật, chấp hành (thi hành) pháp luật, sử dụng pháp luật và ADPL.
Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó chủ thể pháp luật
kiềm chế, không thực hiện những hành vi mà pháp luật nghiêm cấm. Ví dụ: Điều tra
viên không bức cung khi tiến hành hỏi cung bị can là đã tuân thủ pháp luật. Tuân thủ
pháp luật luôn được thể hiện dưới dạng không hành động và là hình thức thực hiện
các quy phạm pháp luật cấm đốn.
Chấp hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể
thực hiệc các nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực, tức là thực hiện

những hành vi mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện. Ví dụ: Trước khi hỏi cung bị
can, Kiểm sát viên giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị can là đã chấp hành pháp luật
theo quy định tại Điều 131 BLTTHS năm 2003. Ngược lại với tuân thủ pháp luật thì
chấp hành pháp luật ln ln được thể hiện dưới dạng hành động và là hình thức
thực hiện các quy phạm pháp luật bắt buộc.
Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể pháp
luật thực hiện quyền, tự do pháp lý của mình, nghĩa là chủ thể thực hiện những hành
vi mà pháp luật cho phép. Ví dụ: một người bị khởi tố bị can có thể nhờ người khác
bào chữa cho mình là đã sử dụng pháp luật theo quy định tại Điều 49 BLTTHS năm
2003. Đây là hình thức thực hiện có thể bằng hành động hoặc khơng hành động và là
hình thức thực hiện các quy phạm cho phép.
Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó Nhà nước thơng
qua các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể khác
thực hiện các quy định của pháp luật. Nếu khơng ADPL thì sẽ có rất nhiều quy


18

phạm pháp luật không được thực hiện trên thực tế. ADPL được sử dụng trong những
trường hợp: Thứ nhất, khi quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt; Thứ hai, khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa
vụ pháp lý giữa các chủ thể mà họ không tự giải quyết được với nhau và yêu cầu có
sự can thiệp của một chủ thể có thẩm quyền; Thứ ba, khi cần áp dụng biện pháp
cưỡng chế nhà nước đối với các chủ thể vi phạm pháp luật; Thứ tư, khi cần áp dụng
sự cưỡng chế của Nhà nước đối với các chủ thể không vi phạm pháp luật mà chỉ vì
lợi ích chung của xã hội; Thứ năm, khi cần áp dụng các hình thức khen thưởng đối
với các chủ thể có thành tích theo quy định của pháp luật; Thứ sáu, khi cần kiểm tra,
giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể trong một số quan
hệ pháp luật nhất định theo quy định của pháp luật; Thứ bảy, khi cần phải xác nhận
sự tồn tại của một sự kiện thực tế cụ thể nào đó theo quy định của pháp luật [17,

tr.36-41]. Ngồi ra, cũng có quan điểm cho rằng có năm trường hợp cần phải ADPL
[14, tr.19-21]. Tuy nhiên, các quan điểm này chỉ khác nhau ở cách phân loại, còn
bản chất thì đều thống nhất về các trường hợp cần ADPL.
Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật ln mang tính quyền
lực nhà nước. Thể hiện trước hết ở chủ thể có quyền ADPL. Nếu như với các hình
thức thực hiện pháp luật khác thì bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng thực hiện được
thì ADPL chỉ do những cơ quan, cá nhân, tổ chức được pháp luật cho phép mới có
quyền thực hiện và cũng chỉ được áp dụng trong một phạm vi nhất định. Kết quả của
việc ADPL là những mệnh lệnh, quyết định buộc mọi tổ chức, cá nhân đều phải
chấp hành, nếu không muốn bị cưỡng chế bằng sức mạnh nhà nước.
Áp dụng pháp luật là hoạt động phải tuân theo những hình thức và thủ tục
chặt chẽ do pháp luật quy định. Do tính chất quyền lực nhà nước nên để tránh sự lạm
dụng, tùy tiện, pháp luật quy định những điều kiện, trình tự, thủ tục chặt chẽ buộc
các chủ thể khi tiến hành ADPL phải nghiêm chỉnh chấp hành. Chính vì vậy mà
trong q trình ADPL thì chủ thể có thẩm quyền cũng phải đồng thời tuân thủ pháp
luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật.
Ngoài đặc điểm mang tính tổ chức, quyền lực nhà nước thì ADPL cịn là một
hoạt động điều chỉnh mang tính cá biệt, cụ thể đối với những quan hệ xã hội nhất


19

định. Thông qua hoạt động ADPL, các quy tắc xử sự chung sẽ trở thành những cách
xử sự cụ thể đối với những cá nhân, tổ chức cụ thể, ở trong tình huống cụ thể.
Từ sự phân tích trên có thể hiểu áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ
chức, quyền lực nhà nước do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền tiến
hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm cá biệt hóa các quy phạm
pháp luật hiện hành vào những trường hợp cụ thể, đối với các tổ chức, cá nhân cụ
thể [17, tr. 30].
1.2.2. Khái niệm áp dụng pháp luật khi thực hành quyền công tố trong giai

đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân
Theo quy định của pháp luật, thì ở nước ta hiện nay, VKSND là cơ quan duy
nhất có chức năng THQCT. Hay nói cách khác, VKSND là cơ quan duy nhất có
quyền ADPL khi THQCT. Trong giai đoạn điều tra, VKSND căn cứ vào quy định
của Bộ luật hình sự, BLTTHS để cá biệt hóa các quy phạm này đối với những cá
nhân cụ thể, trong những tình huống cụ thể, nhằm phát hiện tội phạm và truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện tội phạm. Quyết định ADPL của
VKSND khi THQCT trong giai đoạn này tác động trực tiếp đến người thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội. Về nguyên tắc, trong giai đoạn này thì người bị tình
nghi thực hiện tội phạm chưa bị coi là có tội, bởi vì “khơng ai bị coi là có tội và phải
chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật”[26,
tr.12]. Tuy nhiên, trên thực tế, những người bị khởi tố bị can, bị áp dụng các biện
pháp ngăn chặn thì phải chịu những ảnh hưởng bất lợi về danh dự, nhân phẩm, tự do
thân thể… Vì vậy, đã có cả một BLTTHS quy định rất chặt chẽ trình tự, thủ tục để
VKS thực hiện ADPL khi THQCT. Mục đích của ADPL trong giai đoạn này là
nhằm đảm bảo “mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp
thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội; không
để người nào bị khởi tố, bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền cơng dân,
bị xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm một cách
trái pháp luật; việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can phải có căn cứ và đúng
pháp luật”[24, Điều 12]. Để ADPL được chính xác thì địi hỏi phải có tính tổ chức và
phối hợp cao giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, trong đó


20

đặc biệt là giữa CQĐT và VKS; giữa Điều tra viên và Kiểm sát viên; giữa Kiểm sát
viên và Viện trưởng, Phó Viện trưởng; giữa Điều tra viên và Thủ trưởng, Phó Thủ
trưởng CQĐT. Phạm vi áp dụng chỉ diễn ra trong lĩnh vực tố tụng hình sự, nhằm cá
biệt hóa các quy định của Bộ luật hình sự, BLTTHS vào những trường hợp cụ thể,

đối với những cá nhân cụ thể.
Từ đó có thể định nghĩa áp dụng pháp luật khi thực hành quyền công tố trong
giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân là hoạt động có tính tổ
chức, thể hiện quyền lực nhà nước, do Viện kiểm sát nhân dân tiến hành trong giai
đoạn điều tra vụ án hình sự và theo trình tự, thủ tục chặt chẽ đã được pháp luật quy
định nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật hình sự và tố tụng hình sự vào những
trường hợp cụ thể, đối với những chủ thể cụ thể.
1.2.3. Đặc điểm áp dụng pháp luật khi thực hành quyền cơng tố trong giai đoạn
điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân
Áp dụng pháp luật khi THQCT trong giai đoạn điều tra cũng có đầy đủ các
đặc điểm của ADPL nói chung, đó là tính tổ chức, quyền lực nhà nước và tính cá
biệt, cụ thể đối với những quan hệ xã hội nhất định. Ngoài ra, nó cịn có những đặc
điểm riêng thể hiện bản chất của hoạt động THQCT trong giai đoạn này và được
biểu hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, VKS là chủ thể duy nhất có quyền ADPL khi THQCT trong giai
đoạn điều tra vụ án hình sự.
Đây là nội dung biểu hiện tính quyền lực Nhà nước. Thẩm quyền này của
VKS được quy định bởi Hiến pháp, Luật tổ chức VKSND, BLTTHS.
Điều 137, Hiến pháp năm 1992(sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định “Viện
kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư
pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền
công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định.”
Hơn nữa, trong VKS khơng phải ai cũng có quyền ADPL mà chỉ những cá
nhân nhất định - những người đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn do pháp luật quy định
và được bổ nhiệm các chức danh pháp lý nhất định. Hiện nay, trong VKS chỉ có


×