Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

HỆ THỐNG PHỤ ÂM TRONG TIẾNG MẠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.39 KB, 52 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

ĐỀ TÀI NIÊN LUẬN
HỆ THỐNG PHỤ ÂM TRONG TIẾNG MẠ

GVHD: CN. Trần Thị Thúy An
Sinh viên thực hiện: Phan Nhật Trƣờng
MSSV: 1156010226

Thành phố Hồ Chí Minh, 6 - 2014


MỤC LỤC
A. DẪN NHẬP ..........................................................................................................1
1. Tên đề tài ..........................................................................................................1
2. Lí do chọn đề tài ...............................................................................................1
3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu ......................................................................2
4. Lịch sử vấn đề...................................................................................................2
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................4
6.1 Phƣơng pháp nghiên cứu chung: ...................................................................4
6.2 Phƣơng pháp cụ thể: ......................................................................................4
6.3 Tiến hành thực tế: ..........................................................................................5
6.4 Xử lí tƣ liệu: ...................................................................................................5
7. Bố cục bài viết ..................................................................................................6
B. NỘI DUNG ...........................................................................................................8
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC MẠ VÀ TIẾNG MẠ ...........................8
1. Vài nét về dân tộc Mạ .......................................................................................8
2. Dân tộc Mạ ở địa bàn xã Đăk Nia ..................................................................13
3. Sơ lƣợc về tiếng Mạ và hệ thống phụ âm trong tiếng Mạ ..............................15


3.1

Sơ lƣợc về tiếng Mạ .................................................................................15

3.2

Hệ thống phụ âm trong tiếng Mạ .............................................................16

CHƢƠNG 2: HỆ THỐNG PHỤ ÂM TRONG TIẾNG MẠ ...................................17
1. Hệ thống phụ âm đầu trong tiếng Mạ .............................................................18
2. Hệ thống phụ âm cuối trong tiếng Mạ............................................................27
3. Tổ hợp phụ âm đầu trong tiếng Mạ ..................................................................33
3.1 Tổ hợp phụ âm đôi .......................................................................................34
3.2

Tổ hợp phụ âm ba .....................................................................................38


CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT CHUNG VỀ HỆ THỐNG PHỤ ÂM TRONG TIẾNG
MẠ ...........................................................................................................................39
1. Thanh điệu tác động đến phụ âm cuối ............................................................39
2. Nhận xét chung về hệ thống phụ âm, ngữ âm trong tiếng Mạ .......................44
2.1

Nhận xét về đặc điểm cấu tạo âm tiết trong tiếng Mạ .............................44

2.2

Một vài nhận xét khác về hệ thống phụ âm và ngữ âm trong tiếng Mạ ..45


KẾT LUẬN ..............................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................48


A. DẪN NHẬP
1. Tên đề tài
Hệ thống phụ âm trong tiếng Mạ
2. Lí do chọn đề tài
Bất kì một ngôn ngữ nào đều đƣợc cấu thành bởi những yếu tố về
đặc điểm ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Tiếng Mạ (đƣợc khảo sát trên địa
bàn xã Đăk Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông) thì cũng không phải là
một ngoại lệ, nó chứa đầy đủ các yếu tố để cấu thành một ngôn ngữ và đƣợc
sử dụng cho đồng bào nơi đây.
Đề tài nhằm trình bày một cách khái quát nhất về ngôn ngữ Mạ qua
đặc điểm ngữ âm và xuyên suốt bài viết là hệ thống phụ âm trong tiếng Mạmột phần quan trọng, cùng góp phần tạo nên tiếng nói của dân tộc Mạ.
Ngoài ra, thì hệ thống phụ âm cũng góp phần không nhỏ trong việc hình
thành và sử dụng ngôn ngữ Mạ một cách đặc trƣng, riêng biệt so với một số
ngôn ngữ của các dân tộc ít ngƣời khác (cùng nhóm hay khác nhóm) hay so
với tiếng phổ thông.
Hệ thống phụ âm trong tiếng Mạ là một đề tài khá thú vị và thiết
thực. Bởi vì, trong ngôn ngữ Mạ có hệ thống phụ âm phong phú, đặc biệt là
tổ hợp phụ âm đầu-điều này không xuất hiện trong tiếng Việt, phụ âm đầu và
phụ âm cuối cũng có những nét khác biệt nhất định so với ngôn ngữ phổ
thông .
Trong quá trình khảo sát thực tế, do điều kiện và thời gian có hạn
(chúng tôi đƣợc khảo sát tiếng Mạ chủ yếu ở xã Đăk Nia, Thị xã Gia Nghĩa,
Tỉnh Đăk Nông, từ ngày 12/02/2014 đến ngày 26/02/2014), vì vậy mà bài
viết này chỉ miêu tả và ghi nhận lại hệ thống phụ âm trên vùng đã khảo sát
(vì có hiện tƣợng phát âm khác nhau giữa các vùng trong cùng ngôn ngữ
1



Mạ, có thể coi tiếng Mạ ở nơi đây là một thổ ngữ hay một phƣơng ngữ). Đề
tài đƣợc hình thành với những tƣ liệu thu thập đƣợc, chủ yếu là bảng từ khảo
sát, cũng nhƣ sự hƣớng dẫn của thầy cô phụ trách.
3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu
Về mặt lí thuyết, góp phần bổ sung vào các tài liệu tiếng Mạ để
nghiên cứu về ngôn ngữ Mạ sau này. Bài viết là cái nhìn khái quát về hệ
thống phụ âm của tiếng Mạ trên một địa bàn nhỏ (xã Đăk Nia, thị xã Gia
Nghĩa, tỉnh Đăk Nông), là cơ sở để so sánh, đối chiếu với các vùng khác để
tìm ra sự tƣơng đồng và khác biệt so với các vùng khác, cũng nhƣ để tìm ra
những điểm khác biệt so với tiếng phổ thông.
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu phụ âm cũng nhƣ hệ thống ngữ ngữ âm
tiếng Mạ, có ý nghĩa quan trọng đối với ngƣời dân nơi đây. Trƣớc hết nó
giúp cho việc dạy và học cho tốt hơn, cả về tiếng dân tộc mình lẫn tiếng phổ
thông. Về tiếng dân tộc mình, nhằm giúp con em đồng bào biết rõ hơn về
tiếng nói của dân tộc mình, làm vực dậy tinh thần tự hào dân tộc qua những
nét đẹp truyền thống về văn hóa, ngôn ngữ của đồng bào mình. Về tiếng phổ
thông, giúp cho sự phát âm rõ ràng, viết đúng chính tả tiếng Việt, giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt, để hòa vào tiếng nói chung của đất nƣớc, rút ngắn
khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và ngôn ngữ giữa
đồng bào Mạ nói riêng và đồng bào dân tộc ít ngƣời nói chung với ngƣời
Kinh. Ngôn ngữ Mạ, văn hóa Mạ cũng góp phần làm giàu và tô đậm bản sắc
văn hóa truyền thống và hiện đại hóa của dân tộc Việt ta trong quá trình hội
nhập và giao lƣu quốc tế.
4. Lịch sử vấn đề
Trƣớc đây tiếng Mạ chƣa hề đƣợc nghiên cứu độc lập và sâu sắc nhƣ mộ số
ngôn ngữ khác chẳng hạn nhƣ tiếng Thái, tiếng M‟Nông… Hầu hết các cuộc
khảo sát điền dã đều với tính chất khảo sát chung ngôn ngữ. Trƣớc giờ các
2



nghiên cứu ngôn ngữ M‟Nông đƣợc coi là phát triển nhất. Nghiên cứu về
ngƣời Mạ và ngôn ngữ Mạ gần chỉ đƣợc khảo sát nhƣng không nhiều. Về
dân tộc học nghiên cứu về ngƣời Mạ đƣợc tiến hành do một ngƣời Pháp là
Boulbert. J với cuốn “Xứ ngƣời Mạ: lãnh thổ thần linh” bản in do Nhà xuất
bản Trung tâm học liệu ấn hành năm 1954, gần đây thì có các cuốn nghiên
cứu về tiếng Mạ cũng còn rất ít.
Trong khoảng thời gian từ năm 1980 – 1981 đoàn ngôn ngữ học Việt – Xô
có mở một đợt khảo sát điền dã ngôn ngữ, tiếng Mạ đƣợc nằm trong chƣơng
trình khảo sát chung đó. Ngoài ra, Viện ngôn ngữ học Việt Nam cũng tiến
hành khảo sát và xây dựng phƣơng án chữ viết chính thức cho tiếng K‟Ho và
các ngôn ngữ có quan hệ mật thiết với tiếng K‟Ho dùng chung. Cuốn từ điển
K‟Ho và ngữ pháp tiếng K‟Ho ra đời trong hoàn cảnh đó.
Nhƣ vậy, việc khảo sát tiếng Mạ chỉ là một việc tiến hành song song với
việc khảo sát ngôn ngữ các nhóm ngƣời nói tiếng K‟Ho.
Tuy nhiên vẫn có một số bài tiểu luận, khóa luận viết về ngôn ngữ
Mạ. Có thể kể đến bài khóa luận về “Hệ thống ngữ âm tiếng Mạ” (1990) của
Tô Thị Nhƣ Ái. Bài viết này đã trình bài một cách chi tiết hệ thống ngữ âm
tiếng Mạ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Bài khóa luận tốt nghiệp của Trần
Tuấn Anh “Các nhóm thổ ngữ tiếng Mạ” (1990) cũng đã khái quát về thổ
ngữ tiếng Mạ với những so sánh đối chiếu, tìm ra những vấn đề thú vị riêng.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của bài tiểu luận là mô tả hệ thống phụ âm cơ
bản của tiếng Mạ trên địa bàn xã Đăk Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông.
Chúng tôi khảo sát ngƣời Mạ ở các bon N‟Jiêng, Ting Wel Đơm và
nhiều nhất là bon Bu Sop, nơi chúng tôi ở cùng với nhà dân nơi đây. Trong
quá trình khảo sát thì đặc biệt chú ý đến hệ thống phụ âm qua cách phát âm
của những cộng tác viên.
3



Phạm vi nghiên cứu của bài tiểu luận chỉ gói gọn trong phần đặc điểm về
phụ âm tiếng Mạ.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1 Phƣơng pháp nghiên cứu chung:
Để có đƣợc tƣ liệu cho bài viết này, chúng tôi đã có cơ hội đƣợc trực tiếp đi
tới địa phƣơng có ngƣời Mạ để đƣợc khảo sát một cách chính xác nhất
những thông tin cần thiết cho quá trình nghiên cứu.
 Phƣơng pháp phỏng vấn:
 Trực tiếp hỏi ngƣời dân xem họ có phát hiện ra đặc điểm ngữ âm nào
đặc biệt trong tiếng nói của họ hay không (chúng tôi gọi là phỏng vấn
chính thức).
 Bằng cách hỏi thăm nói chuyện tự nhiên rồi bí mật ghi âm và ghi chép
lại (chúng tôi gọi đó là phỏng vấn không chính thức).
6.2 Phƣơng pháp cụ thể:
 Bản đồ, máy ghi âm, … (tìm hiểu trƣớc khi đi thực tế thông qua bản
đồ địa lí, dùng máy ghi âm để ghi lại cách phát âm của công tác viên
để có thể nghe lại và đối chiếu sau khi đi thực tế, sử dụng làm tài liệu
cho bài viết).
 Khảo sát địa bàn: là điều quan trọng cần phải làm trƣớc khi đi và
trong lúc đi thực thực tế. Đặc biệt là tìm hiểu về văn hóa, ngôn ngữ là
điều vô cùng quan trọng, khi ta đã nắm bắt đƣợc những thông tin cơ
bản thì sẽ tạo điều kiện làm việc dễ dàng hơn, trách đƣợc những điều
kiêng kị và những sự cố đáng tiếc.
 Phạm vi lãnh thổ, vị trí địa lí
 Tình hình dân cƣ
 Vài nét về văn hóa xã hội, ngôn ngữ
 Chọn cộng tác viên theo trình độ học vấn:
4



 Già làng
 Những ngƣời có hiểu biết trong làng
 Những ngƣời biết chữ viết tiếng Kinh
 Giáo viên, tầng lớp trí thức dạy học trong xã
Chúng tôi chọn theo trình độ học vấn đề có cái nhìn tổng thể về ngữ âm một
cách chính xác. Chúng tôi chọn những ngƣời có hiểu biết về ngữ âm là các
ngƣời giáo viên, già làng vì họ nhận biết đƣợc thế nào là ngữ âm để họ có
thể giúp chúng tôi tìm ra đặc điểm ngữ âm của dân tộc Mạ.
Trong quá trình chọn tƣ liệu viên, chúng tôi đã cố gắng tìm những ngƣời vừa
có ít công việc vừa am hiểu về ngôn ngữ của dân tộc mình. Và đảm bảo một
điều là họ là ngƣời bản địa, không pha lẫn với các ngôn ngữ khác. Vì có hiện
tƣợng tiếp xúc ngôn ngữ M‟Nông – Mạ nên tiếng nói sẽ khác nhau. Họ cũng
là ngƣời có lƣu giữ nhiều đặc điểm ngữ âm của ngƣời Mạ nhất để chúng tôi
thu thập tƣ liệu một cách chính xác nhất.
6.3 Tiến hành thực tế:
Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua hình thức rất
quen thuộc đó là hỏi thăm trò chuyện. Bằng cách này chúng tôi hƣớng câu
chuyện vào những vấn đề xoay quanh về ngữ âm và tiếng nói của ngƣời dân
nơi đây để tạo một tâm lý thoải mái và gần gũi.
Trên cơ sở này chúng tôi có thể ghi chép lại những đặc điểm về ngữ âm khác
biệt mà họ đang nói so với tiếng Việt.
Trong khi nói chúng tôi đã đƣa ra một số ví dụ và hƣớng họ vào câu hỏi của
mình để họ có thể trả lời một cách dễ hiểu và thoải mái.
6.4 Xử lí tƣ liệu:
 Nghe băng ghi âm
 Thống kê tƣ liệu ghi chép đƣợc

5



 Thống kê lại các tƣ liệu ở xã Đăk Nia liên quan đến tiếng nói của
ngƣời Mạ nơi đây
 So sánh từng đặc điểm ngữ âm với tiếng Việt.
 Thống kê và ghi nhận lại hệ thống phụ âm trong tiếng Mạ.
7. Bố cục bài viết
Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, nội dung bài viết gồm 3 chƣơng
chính:
Chƣơng 1 là khái quát về dân tộc Mạ và tiếng Mạ. Chúng tôi cho
rằng, khi chúng ta muốn tìm hiểu về đặc điểm ngữ âm (ở đây là hệ thống
phụ âm) hay bất cứ bình diện nào về ngôn ngữ trong tiếng dân tộc thì ta cần
phải nắm rõ khái quát về dân tộc đó và tiếng đó. Ở đây chúng tôi đã tìm hiểu
khái quát về dân tộc Mạ nói chung và dân tộc Mạ tại địa bàn xã Đăk Nia nơi
chúng tôi khảo sát nói riêng. Để ngƣời đọc có cái nhìn sâu hơn và rõ hơn về
con ngƣời và vùng đất nơi đây. Đồng bào Mạ là một dân tộc thiểu số có một
nhiều nét văn hóa và tiếng nói rất đặc biệt. Dân tộc Mạ sinh sống trên nhiều
nơi cũng sẽ hình thành nên nhiều phong tục và tập quán sẽ khác nhau. Điều
đó sẽ hình thành nên bộ máy phát âm cũng khác nhau. Tuy nhiên sự khác
biệt đó không nhiều. Cùng với đó, trong chƣơng một chúng tôi cũng có một
phần nhỏ nêu khái quát sơ lƣợc về tiếng Mạ chung. Đó là sự hình thành
tiếng Mạ từ bao giờ, tiếng Mạ thuộc ngữ hệ nào, tiếng Mạ gần giống với
tiếng của dân tộc nào, tất cả sẽ đƣợc chúng tôi trình bày trong phần Sơ lƣợc
tiếng Mạ của chƣơng 1. Trong chƣơng này cũng chú ý đặc biệt đến hệ thống
phụ âm-vấn đề chính của bài viết cần tìm hiểu. Vì thế, trong chƣơng 1 này sẽ
có 3 phần nhỏ: 1 là vài nét về dân tộc Mạ; 2 là dân tộc Mạ ở địa bàn Đăk
Nia; 3 là sơ lƣợc về tiếng Mạ và hệ thống phụ âm trong tiếng Mạ.

6



Chƣơng 2 là hệ thống phụ âm trong tiếng Mạ-phần nội dung chính
của bài viết, gồm 3 phần nhỏ: 1 là hệ thống phụ âm đầu trong tiếng Mạ; 2 là
hệ thống phụ âm cuối trong tiếng Mạ; 3 là tổ hợp phụ âm trong tiếng Mạ.
Chƣơng 3 là nhận xét chung về hệ thống phụ âm tiếng Mạ. Chƣơng này
đƣa ra những nhận xét mang tính chất tổng kết và có so sánh với tiếng Việt
nhằm làm nổi bật lên đặc điểm riêng của hệ thống phụ âm của ngôn ngữ n

7


B.NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC MẠ VÀ TIẾNG MẠ
1. Vài nét về dân tộc Mạ
Ngƣời Mạ là một dân tộc thiểu số ở miền Nam Tây Nguyên, dù trải qua
nhiều biến đổi của lịch sử, song họ vẫn lƣu giữ đƣợc một kho tàng văn họcnghệ thuật dân gian phong phú và sống động.
 Tên tự gọi: Mạ
 Tên gọi khác: Châu Mạ, Chô Mạ, Chê Mạ
 Nhóm địa phƣơng:Mạ Ngăn, Mạ Xốp, Mạ Tô, Mạ Krung.
 Dân số:
Dân số ngƣời Mạ ở Việt Nam có 41.405 ngƣời, cƣ trú tại 34 trên tổng số 63
tỉnh, thành phố (Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009).
 Ngôn ngữ:
Tiếng nói của ngƣời Mạ thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me, ngữ hệ Nam
Á.
 Địa bàn cƣ trú:
Ngƣời Mạ cƣ trú tập trung tại các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Đồng Nai,
Bình Phƣớc.
 Kinh tế:
Phƣơng thức sinh hoạt kinh tế chủ yếu của ngƣời Mạ là phát rừng làm rẫy.

Ngƣời Mạ làm nƣơng rẫy trồng lúa và cây khác nhƣ ngô, bầu, bí, thuốc lá,
bông... Công cụ sản xuất thô sơ, có các loại xà-gạt, xà-bách, dao, rìu, gậy
chọc lổ. Trong tỉnh Lâm Đồng (huyện Cát Tiên), ngƣời Mạ có làm ruộng
nƣớc bằng kỹ thuật lùa cả đàn trâu xuống ruộng để trâu giẫm đất đến khi sục
bùn thì gieo lúa giống (xạ lúa).

8


Việc chăn nuôi của ngƣời Mạ kém phát triển, họ chủ yếu nuôi trâu, bò, gà,
vịt, ngan... theo cách thả trâu, bò vào rừng sống thành đàn, chỉ khi cần giết
thịt hoặc giẫm ruộng mới tìm bắt về.
Phụ nữ Mạ nổi tiếng về nghề dệt vải truyền thống với những hoa văn tinh tế
hình hoa lá, chim thú với nhiều màu sắc. Nghề rèn sắt nổi tiếng ở nhiều làng.
Họ tự luyện quặng lấy sắt để rèn các công cụ sản xuất và vũ khí nhƣ xà gạt
lƣỡi cong, lao... Ở vùng ven Đồng Nai, ngƣời Mạ làm thuyền độc mộc để đi
lại, vận chuyển và đánh cá trên sông.
 Tổ chức cộng đồng:
Ngƣời Mạ sống thành từng bon (làng), mỗi bon có từ 5 đến 10 nhà sàn dài
(nhà dài là nơi ở của các thế hệ có chung huyết thống). Đứng đầu bon là
quăng bon(già trƣởng làng).
Bộ tộc Mạ đã xác lập đƣợc chế độ phụ hệ vững chắc trong hôn nhân gia
đình. Đây là điều khác nhau giữa ngƣời Mạ, với ngƣời K‟Ho, Chil, Lạt và
M‟Nông. Lãnh thổ ngƣời Mạ đã từng ổn định trong lịch sử, khiến cho một
số tài liệu xƣa gọi nó là tiểu vƣơng quốc Mạ hoặc xứ Mạ.
Kho tàng văn học dân gian Mạ gồm nhiều truyện cổ, truyền thuyết,
huyền thoại độc đáo. Nhạc cụ có bộ chiêng, đồng, trống, khèn bầu, khèn
sừng trâu, đàn lồ ô, sáo trúc 3 lổ gắn vào trái bầu khô.
 Nhà cửa:
Nhà ngƣời Mạ không chỉ có những đặc trƣng đáng chú ý mà còn có thể "đại

diện" cho nhà của ngƣời K‟Ho, Chil trên cao nguyên Lâm Đồng. Mạ là cƣ
dân lâu đời trên mảnh đất này. Hiện nay nhà ngƣời Mạ đã có rất nhiều thay
đổi. Nhà sàn chỉ còn ở những vùng cao, vùng thấp nhà đất đã chiếm ƣu thế.
Nhà ở cổ truyền của ngƣời Mạ là nhà sàn dài tới 20–30 m (nay đã hiếm).
Nay vẫn là nhà sàn nhƣng là nhà ngắn của các gia đình nhỏ.

9


Bộ khung nhà với ba vì hai hoặc bốn cột. Kết cấu đơn giản thƣờng là ngoãm
tự nhiên và buộc lạt. Mái hồi khum tròn nhƣng không có "sừng" trang trí.
Hai mái chính cũng hơi khum nên mặt cắt của nóc có hình "parabôn". Mái
nhà rất thấp nên phần mái bên trên cửa, ngƣời ta phải làm vồng lên để ra vào
khỏi đụng đầu.
Tổ chức mặt bằng sinh hoạt cũng có những đặc điểm đáng chú ý: khu vực
giữa nhà là nơi sinh hoạt chung của mọi gia đình (tiếp khách, cúng bái...),
nơi này có bàn thờ thần bếp và có một cái cột để buộc ché rƣợu cần khi tiếp
khách. Còn dƣới chân vách hậu là một dãy dài những ú, ché đựng rƣợu cần...
Các hộ gia đình ở về hai bên của khu trung tâm.
Phần diện tích và không gian trong nhà dành cho các gia đình cũng có những
đặc điểm rất dễ nhận: giữa nhà là một kho thóc, mặt sàn kho các mặt sàn nhà
khoảng trên 1 mét.
Dƣới gầm kho thóc đặt bếp. Trên bếp có dựa treo. Giáp vách hậu là sạp dành
cho mọi thành viên trong gia đình. Giáp vách tiền là một sạp nhỏ và thấp
(khoảng 70–80 cm) trên để bát, đĩa, vỏ bầu khô và các thứ lặt vặt khác.
Nhà ngƣời K‟Ho hoặc Chil về hình thức thì nhà của họ cũng giống nhà
ngƣời Mạ. Cái khác ở cách bố trí trong nhà là giáp vách tiền, cái sạp ở nhà
ngƣời Mạ thì ngƣời K‟Ho còn kết hợp làm chuồng gà.
 Lễ hội:
Những lễ nghi cúng các vị thần nông nghiệp của ngƣời Mạ đƣợc tiến hành

theo chu kỳ canh tác rẫy hàng năm. Nhƣng quan trọng nhất vẫn là lễ cúng
vào thời kỳ bắt đầu gieo hạt gọi là lễ cúng hồn lúa, và lễ cúng cơm mới,
cúng vào lúc kết thúc mùa thu hoạch.
 Văn hóa:
Dù trải qua nhiều biến đổi của lịch sử, song ngƣời Mạ vẫn lƣu giữ đƣợc một
kho tàng văn học- nghệ thuật dân gian phong phú và sống động. Ngƣời Mạ
10


có nhiều truyền thuyết và truyện cổ tích gắn liền với đất đai, núi sông và
những mối quan hệ giữa các dân tộc trong vùng nhƣ truyện về nạn hồng
thủy. Tâm hồn của ngƣời Mạ đƣợc thể hiện rõ nét hơn, sống động hơn ở
những bài dân ca trữ tình mà họ gọi là Tam Pớt, một thể loại tình ca hát theo
lối giao duyên giữa các trai thanh, gái tú. Nhạc cụ truyền thống là bộ chiêng
6 chiếc, trống bịt da trâu, khèn bầu, khèn sừng trâu, đàn lồ ô, sáo trúc 3 lổ
gắn vào trái bầu khô.
 Trang phục dân tộc Mạ
Phụ nữ Mạ từ lâu đã nổi tiếng về nghệ dệt vải truyền thống với những hoa
văn tinh tế hình hoa lá, chim thú với nhiều màu sắc khác nhau. Y phục
truyền thống của ngƣời Mạ mang những sắc thái chung về loại hình của các
dân tộc Tây Nguyên.
Trang phục cổ truyền của phụ nữ Mạ là họ mặc váy quần, dài quá bắp chân,
áo chui đầu vừa sát thân, dài tới thắt lƣng và kín tà. Trong khi đó, Nam đóng
khố, áo hở tà, vạt sau dài hơn vạt trƣớc, về mùa đông thì nhiều ngƣời ở trần.
Khố của nam giới có loại dài: loại ngắn, có loại đơn giản chỉ một màu chàm
sẫm và hai đƣờng hoa văn đơn sơ dọc theo rìa mép. Có loại ở hai đầu khố
còn đính thêm những chuỗi hạt cƣờm và đề những dải tua dài. Nam nữ đều
có áo chui đầu, áo nam thƣờng rộng hơn một chút, hở tà, vạt sau dài hơn vạt
trƣơc và dài che kín mông. Có loại còn thêu tua dài nổi ở vạt sau. Áo có
nhiều loại: Áo dài tay, ngắn tay và cộc tay. Mùa lạnh, những ngƣời già

thƣờng khoác thêm một tấm mền.
Nữ mặc áo sát thân, dài tới thắt lƣng, không xẻ tà, vạt trƣớc và vạt sau bằng
nhau, cổ áo tròn thấp. Nửa thân áo trƣớc và sau lƣng đƣợc trang trí hoa văn
màu đỏ và xanh trong bố cục dải băng ngang thân với các mô típ hoa văn
hình học là chủ yếu. Chiều dọc hai bên mép áo trang trí bằng các sọc nhiều

11


màu sắc. Có trƣờng hợp nửa trên váy dệt trang trí hoa văn kín trên nền trắng
với hoa văn hình học màu đỏ, xanh.
Nghệ thuật phối màu của ngƣời Mạ đạt tới mức tinh tế và điêu luyện. Sử
dụng màu sắc đáng đƣợc chú ý, bởi ngƣời Mạ dùng màu đen làm màu chủ
đạo. Bố cục hoa văn và các mảng màu vƣợt ra khỏi đăng đối đơn điệu, cứng
nhắc, tạo cho ngƣời ngắm một cảm giác dễ chịu. Sự phối màu thể hiện đƣợc
sự tinh tế của họ, màu sắc của các sợi vải đƣợc nhuộm từ các loại cây khác
nhau.
Quan niệm về màu sắc rất độc đáo, màu đen tƣợng trƣng cho đất đai mà cả
cuộc đời từ lúc sinh ra cho đến lúc chết con ngƣời đều gắn bó; màu đỏ tƣợng
trƣng cho khát vọng, ý chí vƣơn lên của một con ngƣời, tình yêu - màu xanh
là màu của đất trời, cây lá - màu vàng là màu của ánh sáng, là sự kết hợp hài
hoà giữa con ngƣời và thiên nhiên. Qua việc phối màu của họ trên trang
phục cũng nhƣ các sản phẩm thủ công, chúng ta có thể hiểu ngƣời Mạ đang
mong muốn điều gì, đồng thời chúng ta cũng có thể hiểu thêm về nét văn
hóa ăn, ở, mặc của họ.
Ngƣời Mạ còn có tục "cà răng, căng tai", đeo nhiều vòng trang sức nhƣ đôi
vòng hoặc bông tai cỡ lớn bằng đồng, kền, ngà voi hoặc bằng gỗ hay những
khoanh rứa (kar) vàng. Đàn bà thƣờng mang ở cổ những chuỗi hạt cƣờm có
nhiều màu sắc bên cạnh những chiếc vòng đồng. Nam nữ đều thích mang
nhiều vòng đồng ở cổ tay có những ngấn khắc chìm, đó là ký hiệu ghi nhận

của các lễ hiến sinh tế thần linh mong cầu may cho chính mình.
Hiện nay thì tục này không còn nữa, song trong cộng đồng vẫn còn nhiều
ngƣời già có những vành tai rất rộng bởi vì đã từng đeo những vòng to bằng
gỗ hay ngà voi ở lỗ tai.
Y phục của ngƣời Mạ hiện nay đã có nhiều thay đổi, trong lúc lao động, đàn
ông thƣờng mặc quần đùi (quần xà lỏn), chỉ có một số ngƣời già còn mặc
12


khố. Nữ giới tuy vẫn còn mặc váy quấn nhƣng nhiều cô gái đã ƣa mặc váy
tân thời (váy ống), khi đi xa, nam giới có nhiều ngƣời mặc quần âu và áo sơ
mi, phụ nữ thƣờng mặc áo dệt kim hoặc áo may sẵn của các cửa hàng tạp
hóa.
2. Dân tộc Mạ ở địa bàn xã Đăk Nia
 Địa bàn cƣ trú:
Dân tộc Mạ tại địa bàn xã Đăk Nia đƣợc phân bố nhiều nhất ở các bon Bu
Sop, bon Ting Wel Đơm, bon N‟jieng. Ở tại các bon này, ngƣời dân chủ yếu
nói bằng tiếng Mạ, tuy nhiên trong thời gian gần đây có sự giao thoa giữa
tiếng Mạ và tiếng M‟Nong. Tiếng Kinh đƣợc phổ cậu hầu nhƣ là 90% trong
các bon của ngƣời Mạ đang sinh sống.
 Kinh tế:
Kinh tế ngƣời Mạ ở địa bàn xã Đăk Nia theo chúng tôi khảo sát là làm rẫy
và canh tác. Ngƣời Mạ ở đây đa số trồng sắn cao sản ở rẫy, sau đó đem về
nhà phơi khô, đƣa vào máy cắt sắn để cắt nhỏ ra rồi phơi từ 4 đến 6 ngày để
sắn khô rồi đem đi thu hoạch. Một lần thu hoạch nhƣ vậy là từ 500 đến
800kg sắn. Kinh tế tiềm lực chủ yếu là trồng cà phê. Đƣợc biết, ở vùng đất
này trồng cà phê thu đƣợc lợi nhuận hằng năm rất lớn. Tuy nhiên vì trình độ
dân trí còn thấp nên một số hộ dân cƣ ngƣời Mạ không biết tận dụng khả
năng làm rẫy để trồng cà phê.
Chăn nuôi của ngƣời Mạ ở địa bàn chủ yếu là nuôi lợn rừng để mổ lấy thịt

và bán. Tuy nhiên ngƣời Mạ ở đây nuôi không nhiều.
Cũng nhƣ dân tộc Mạ trên khắp cả nƣớc, dân tộc Mạ ở địa bàn Đăk Nia rất
giỏi về nghề dệt vải với những hoa văn và các chi tiết rất đặc sắc. Ngƣời nữ
Mạ rất giỏi trong việc dệt vải, mỗi tấm vải dệt để mặc lên ngƣời có thể dệt
thủ công từ 2 đến 3 tháng mới xong. Mỗi tấm vải nhƣ vậy đều bỏ ra sự tỉ mỉ

13


và công sức rất nhiều. Có những ngƣời còn nhận dệt để kiếm thêm thu nhập
kinh tế.
 Tổ chức cộng đồng:
Ngƣời Mạ sống thành từng bon. Mỗi bon có một nhà Văn hóa cộng đồng
đƣợc phục vụ trong những chƣơng trình chung của cả bon. Đứng đầu bon là
già làng. Già làng là ngƣời có sự hiểu biết nhiều về văn hóa cũng nhƣ là
phong tục của ngƣời Mạ. Già làng là một ngƣời đƣợc các ngƣời dân trong
bon kính trọng.
Khác với ngƣời M‟Nông, ngƣời Mạ theo chế độ phụ hệ vững chắc. Ngƣời
Mạ ở xã Đăk Nia có kho tàng văn học, nghệ thuật phong phú. Họ có các bài
hát đối đáp, các câu ca dao mang đậm bản sắc văn hóa ngƣời Mạ đƣợc lƣu
truyền đến đời nay.
 Nhà cửa:
Hiện nay nhà cửa ngƣời Mạ đã đƣợc văn minh hóa. Điện có ở mọi nhà, một
số hộ nhà dân còn sử dụng nƣớc máy thay cho nƣớc giếng khoan. Nhà sàn ở
khu vực xã Đăk Nia rất hiếm. Chỉ có nhà văn hóa cộng đồng ở mỗi bon là
còn lƣu giữ lại đặc điểm nhà sàn ở vùng.
 Lễ hội:
Ngƣời Mạ ở Đăk Nia có một lễ hội lớn nhất trong năm vào ngày mùng 6 tết.
Các thôn bon thi nấu ăn, thi sức khỏe với nhau. Đây là lễ hội đƣợc ngƣời Mạ
rất háo hức chờ đón. Vào ngày đó họ sẽ cùng nhau thi nấu cơm lam xem bon

nào nấu nhanh và ngon hơn. Bên cạnh đó còn có các phần thi sức khỏe để
các trai làng thi thố với nhau.
 Trang phục
Ngƣời Mạ tại địa bàn chỉ mặc trang phục dân tộc vào lễ cƣới hỏi. Hiện nay
trang phục của họ vẫn giống với ngƣời Kinh. Tuy nhiên, họ vẫn còn lƣu giữ
lại nét văn hóa đặc trƣng của mình là mặc váy thổ cẩm đƣợc may thủ công
14


với áo sơ mi. Trƣớc kia, họ chỉ mặc váy thổ cẩm. Váy này đƣợc mặc trong
các dịp nhƣ cƣới hỏi hay những lễ quan trọng. Váy đƣợc đánh giá theo kiểu
họa tiết, có thể một chiếc váy nhƣ vậy có giá từ 1 triệu 200 nghìn đến 1 triệu
500 nghìn đồng một cái.
Trang phục chính khi đi lễ ở nhà thờ là quần tây đen và áo sơ mi màu xanh.
Ngƣời Mạ ở xã Đăk Nia đa số theo đạo Thiên chúa và rất sùng đạo, nên họ
có hẳn đồng phục đi lễ chứ không nhƣ ngƣời Kinh mình.
 Văn hóa
Ngƣời Mạ ở đây có kho tàng văn học, ca hát rất lớn. Những ngƣời lớn tuổi
có thể thuộc và hát đối cả ngày. Tuy nhiên, họ chỉ biết hát và ít có ngƣời có
thể dịch những bản hát đối đó bằng tiếng Kinh.
 Tôn giáo
Hầu nhƣ ngƣời Mạ ở xã đều theo đạo Thiên Chúa Giáo. Họ tin tƣởng và phó
thác tất cả niềm tin vào Chúa. Chúa trong tiếng Mạ đƣợc gọi là Yang. Một
bộ phận nhỏ theo đạo Tin lành.
3. Sơ lƣợc về tiếng Mạ và hệ thống phụ âm trong tiếng Mạ
3.1 Sơ lƣợc về tiếng Mạ
Hiện nay, tiếng Mạ chƣa có chữ viết. Ngƣời Mạ thƣờng dùng chữ do
Pháp đặt ra cho các dân tộc cùng nhóm Môn Khơ me bằng hệ thống ngữ
âm chữ quốc ngữ, ngƣời ta còn gọi chữ viết này là chữ K‟Ho.
Tiếng Mạ là ngôn ngữ có mối quan hệ chặt chẽ với tiếng K‟Ho. Trƣớc

đây, trong tạp chí số 1 năm 1977, Nguyễn Văn Lợi đã xếp tiếng Mạ nằm
trong nhóm các phƣơng ngữ K‟Ho bao gồm các phƣơng ngữ: Lát, Chil,
Srê, Cơ Đòn. Tuy nhiên đặt tiếng Mạ trong nhiều mối quan hệ khác nhau
nhƣ: ý thức dân tộc, phong tục, tập quán … chúng ta xem tiếng Mạ nhƣ
là một ngôn ngữ độc lập, có mối quan hệ chặt chẽ với tiếng K‟Ho.

15


Tiếng Mạ nhƣ mọi ngôn ngữ khác thuộc nhóm ngôn ngữ Môn Khơ me.
Tiếng Mạ thuộc tiểu nhóm Bana Nam.
Tiếng Mạ là một ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập.. Có thành phần cấu
tạo tƣơng đối giống tiếng Việt (âm tiết đƣợc cấu tạo từ 5 yếu tố: âm đầu,
âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu).
Ngƣời Mạ tuy gồm nhiều nhóm, ở nhiều địa phƣơng khác nhau nhƣng
nhìn chung, vốn từ vựng có thể đƣợc coi là không khác nhau nhiều. Sự
khu biệt giữa tiếng vùng này với tiếng vùng khác chủ yếu là trên bình
diện ngữ âm, rõ nhất là ở vấn đề thanh điệu.
3.2 Hệ thống phụ âm trong tiếng Mạ
Hệ thống phụ âm trong tiếng Mạ khá phong phú bao gồm phụ âm
đầu, phụ âm cuối và tổ hợp phụ âm đầu tiền âm tiết. Hệ thống này có
nhiều điểm tƣơng đồng và khác biệt so với tiếng Việt, đặc biệt là sự xuất
hiện của tổ hợp phụ âm đầu tiền âm tiết.
Phụ âm đầu có vị trí đứng đầu âm tiết và có chức năng mở đầu âm
tiết. Trong ngôn ngữ Mạ thì hệ thống phụ âm đầu phong phú, đa dạng
với số lƣợng là 25. Các phụ âm có phƣơng thức và vị trí cấu âm khác
nhau, tạo đƣợc sự khu biệt cho từng phụ âm.
Phụ âm cuối có vị trí đứng cuối âm tiết, có vai trò kết thúc một âm tiết
(vai trò này cũng có thể do một bán nguyên âm đảm nhận). Trong ngôn
ngữ Mạ thì phụ âm cuối cũng có phần đa dạng hơn tiếng Việt, vì ta thấy

xuất hiện thêm một phụ âm tắc, vô thanh “q” , một phụ âm rung “r”
cùng các phụ âm xát “h”, “s”, “l”.
Ngoài phụ âm có khả năng đứng đầu âm tiết thì trong tiếng Mạ còn có
các tổ hợp phụ âm đảm nhận chức năng này. Tổ hợp phụ âm có tính liên
kết chặt chẽ, không thể chen thêm vào giữa để tạo thành tiền âm tiết
đƣợc. Qua khảo sát ngôn ngữ Mạ ở xã Đăk Nia chúng tôi chia tổ hợp
16


phụ âm thành hai loại: tổ hợp phụ âm đôi và tổ hợp phụ âm ba. Trong
đó, số lƣợng tổ hợp phụ âm đôi chiếm đa số.

CHƢƠNG 2: HỆ THỐNG PHỤ ÂM TRONG TIẾNG MẠ
Trong phần trình bày sẽ có hai dấu phụ tƣơng ƣớng với hai trong ba thanh điệu
(theo quan điểm riêng của chúng tôi trong quá trình khảo sát thực tế):

17


Dầu (`): đọc giống nhƣ thanh nặng trong tiếng Việt, nhƣng hơi kéo dài một ít.
Dấu („): đọc giống nhƣ thanh sắc trong tiếng Việt. Các từ còn lại không có dấu đọc
giống thanh ngang trong tiếng Việt.
Các phụ âm trong bài viết đƣợc ghi theo chữ viết.
1. Hệ thống phụ âm đầu trong tiếng Mạ
Mở đầu âm tiết trong tiếng Mạ là có thể là một phụ âm hoặc một tổ
hợp phụ âm. Trong phần này, chúng tôi xin trình bày về hệ thống phụ âm
đầu trong tiếng Mạ. Trong tiếng Mạ, hệ thống âm đầu có số lƣợng khá
phong phú và không có trƣờng hợp này vắng phụ âm đầu trong âm tiết. Phụ
âm đầu của âm tiết chính đƣợc chia thành các loại sau:
 Phụ âm tắc, bật hơi: ph, th, ch, kh

 Phụ âm tắc, không bật hơi: b, d, j, g
 Phụ âm tắc, vô thanh: p, t, c, k
 Phụ âm tắc thanh hầu: ʔ
 Phụ âm vang: m, n, nh, ng
 Phụ âm tiền âm tiết: B, đ
 Phụ âm xát: w, s, y, h
 Phụ âm xát, đầu lƣỡi: l, r
* Các phụ âm trong bài viết đƣợc ghi theo chữ viết.
1.1 Phụ âm ph
 Miêu tả: ph là phụ âm tắc, môi môibật hơi, vô thanh.
- phe: gạo
- pha: quần
- phao: sung
18


-kơ n‟hai pham: tháng 8
1.2 Phụ âm th
 Miêu tả: th là phụ âm tắc, đầu lƣỡi bẹt, vô thanh, bật hơi.
- thu: con dúi
- thào: chậu
1.3 Phụ âm ch
 Miêu tả: là phụ âm tắc, mặt lƣỡi, bật hơi, vô thanh.
- chi: cây
- chal: gió
-chais: cát
- chơ‟t: chết
- chơ hơ`p: vui
1.4 Phụ âm kh
 Miêu tả: là phụ âm tắc, gốc lƣỡi, bật hơi, vô thanh.

- kha‟i: nó
-bol kha‟i: họ
- khoah: đậu
-khơl nga‟i: buổi trƣa
-khuôl:sủa
-bô` khiêng: trán
-kho‟: giày
1.5 Phụ âm b
 Miêu tả: là phụ âm tắc, môi môi, hữu thanh.
- bar: hai
-ba`p: cha
-bi‟ch: nằm
- bê`ch: bóp
19


- boh: muối
-bon lan: hàng xóm/buôn làng
-bô`:đầu
-bu‟l: thằn lằn
-bu‟ng: nhện
-bơis: rắn
-biêp: rau
1.6 Phụ âm d
 Miêu tả: là phụ âm tắc, đầu lƣỡi, hữu thanh, không bật hơi.
- dôq: con khỉ
- da`: nƣớc
- do: đây
-du‟m: chín
-dul: một

-du‟n: hủi
-dơng: lớn
-dăng: thắng
-deh: đẻ
-oh dê`t: cậu bé
1.7 Phụ âm j
 Miêu tả: j là phụ âm tắc, mặt lƣỡi, hữu thanh.
- jơ‟t: mƣời
- jê: đau
- jơ‟ ding jơ‟: tất cả
- jâng: chân
-jal: lƣới
-jut: chùi
20


-jun: nai
-jƣt: tấy
-je‟p: dép
-hiu jo`ng: nhà dài
-jo‟: lâu
1.8 Phụ âm g
 Miêu tả: g là phụ âm tắc, gốc lƣỡi, hữu thanh.
- ga‟r: hạt
-gar phao: đạn
- gê: năm kia
- gi‟t: biết
-gơ`n dri‟m: buổi sáng
-gơ boh: yêu
-chao ge‟h: ngƣời giàu

-ges: có
-gu‟n: bùa
-gu‟ch: nƣớng
1.9 Phụ âm p
 Miêu tả: p là phụ âm tắc, môi-môi, vô thanh, không bật hơi.
- pe: số 3
-pơ ni: vai
-pơ kao: hoa
-pơm sa: thức ăn
- por: cháo
-po`t: đồi
-pur: mềm
-pih: giặt
21


-pô: bú
-pƣm: bƣớm
-puôs: thịt
-rơ pa`i: thỏ
-panh: bắn
-pê`s: con dao
-piêng: cơm
1.10

Phụ âm t

 Miêu tả: t là phụ âm tắc, đầu lƣỡi, vô thanh, không bật hơi.
- tê: tay
- tu: con bƣớm

-tu‟: mây
- toh: vú
-tiêh: đất
-tiêng: đuôi
-tis: sai
-tơm chi: thân cây
-ta`nh: đan
-ta‟p: trứng
-tăk ne: diêm quẹt
-tôr: tai
-têp: râu
1.11

Phụ âm c

 Miêu tả: c là phụ âm tắc, vô thanh, mặt lƣỡi, không bật hơi.
- ca‟u: ngƣời
- ca‟u knăng bon: già làng
- cah: vỡ
22


×