Tải bản đầy đủ (.pptx) (16 trang)

trầm hương từ cây dó bầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

Bài Thuyết trình: LSNG Cho Tinh Dầu
Loài Trầm Hương

-GVHD- Trần Ngọc Hải-Nhóm 3-


NỘI DUNG

I.
II.

Giới thiệu chung về loài trầm hương
Cơ chế hình thành trầm hương


I. Giới thiệu chung về loài trầm hương
1.

Thông tin về loài

- Trầm hay trầm hương, trầm dó, dó bầu, dó núi (danh pháp khoa học: Aquilaria crassna) là một loài thực vật thuộc họ
Trầm. Loài này phân bố ở Đông Nam Á và đảo New Guinea.
- Tình trang bảo tồn: EN A1 c,d, B1+ 2b,c,e


2. Đặc điểm hình thái

-Cây gỗ to, thường xanh, cao đến 15 - 20 m, có khi tới 30 m, đường kính 40 - 50 cm hay hơn. Vỏ màu nâu xám, nứt dọc, dễ
bóc. Cành có lông, có màu nâu sẫm với các lỗ khí trên phần già. Chồi ngọn có lông màu vàng nhạt. Tán lá thưa. Lá hình


trứng thuôn, bầu dục hay hình giáo dài, cỡ 8 - 9 cm x 3,5 - 5,5 cm, mặt trên màu xanh bóng, mặt dưới màu nhạt hơn và có
lông mịn, chóp lá có mũi nhọn, gốc lá nhọn hoặc tù, mép nguyên, gần dai; gân bên 15 - 18 đôi mảnh, không đều, tận cùng
thành mép dày và hơi cuộn lại; gân cấp 3 rất mảnh, rõ; cuống lá dài 4 - 5 mm, có lông nhẹ. Hoa nhỏ, mọc thành cụm hình
tán ở nách lá gần đầu cành non, màu vàng nhạt; cuống hoa dài 0,6 - 1 cm, có lông mỏng. Đài hình chuông, nông, 5 thùy, có
lông.


- Phần phụ cánh hoa dạng trứng, dài 1 mm, có lông rậm, và đính ở họng đế hoa. Cánh hoa 10. Nhị 10, xếp trên hai vòng; ô phấn
thuôn, dài 1 mm, nhẵn; chỉ nhị dài 1 mm, nhẵn. Bầu hình trứng, có lông, cao 2,5 - 4,5 mm, 2 ô, mỗi ô 1 noãn treo; vòi nhụy
ngắn 0,7 - 1 mm, có lông; núm hình đầu, màu đen nhạt, gốc bầu có tuyến mật. Quả nang hình trứng ngược, dài 4 cm, rộng 3 cm,
khi khô nứt làm hai mảnh, cứng, có lông mềm màu vàng xám, mang đài tồn tại. Cuống quả dài 1 cm. Hạt 1.


-Ngoài ra gỗ trầm khá cứng và nặng, thường có màu nâu hay sọc (chỉ) nâu đen, trầm hương có vị đắng, trọng lượng nhẹ,, gỗ
trầm có vân đậm nhạt và dợn sóng. Khi đốt trầm cho mùi hương nhẹ, khói trầm kết xoáy, tan nhanh trong không khí .


3, Sinh học sinh thái và phân bố



Sinh học, sinh thái:

-Ra hoa tháng 2 - 4, quả chín tháng 5 - 7. Khả năng tái sinh tốt nơi sáng, nhưng cây mạ ít gặp dưới tán rừng rậm,
thường chỉ gặp nơi có ánh sáng trong rừng hoặc ven rừng. Cây thường mọc rải rác trong rừng kín thường xanh, ở độ
cao 300 - 1000 m. trên sườn dốc và thoát nước. Ưa đất feralit điển hình hay feralit núi phát triển trên đá kết, đá
phiến, hoặc đá granit, tầng đất trung bình hoặc mỏng, hơi ẩm, độ pH biến động từ 4 - 6.




Phân bố:

-Trong nước: Hà Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế,
Quảng Nam, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Bình Thuận và tận Kiên Giang (đảo Phú Quốc), tập trung nhiều từ Hà Tĩnh
đến Bình Thuận.
-Thế giới: Thái Lan, Lào, Campuchia.


4. Giá trị của trầm

-

Vỏ cây có sợi thường dùng buộc, làm nguyên liệu giấy, làm dây. Gỗ nhẹ, có mùi thơm, không bền vì mối mọt, ít được
dùng làm đồ gia dụng, nhưng đặc biệt khi cây gỗ bị nhiễm nấm Cryptosphaerica mangifera sẽ tạo thành Trầm, có mùi
thơm đặc biệt. "Trầm" hay còn gọi là "Trầm hương", "Kỳ Nam" là một sản vật quý, dùng làm hương liệu hay chưng cất
tinh dầu. "Trầm hương" còn được dùng làm thuốc an thần, chữa trị một số bệnh như ngộ gió, đau bụng, ỉa chảy, đau dạ
dày, nôn mửa, hen suyễn, lao, trị rắn cắn.

-

Ngoài ra lá trầm còn dùng để pha trà. Trà từ lá Trầm Hương là một loại trà có thể thay thế các loại đồ uống có tính
nóng, gây nghiện bởi nó không có bất cứ chất gây nghiện nào, giàu hyrat hóa tự nhiên, không có đường. Loại trà này
cung cấp cho người sử dụng một sức khỏe, năng lượng bất ngờ.



II. Cơ chế hình thành trầm hương và cách khai thác
1. Sự hình thành trầm hương trong tự nhiên.




Sự tạo trầm trong tự nhiên của cây dó bầu là sự biến đổi của các phần tử gỗ do tác động bệnh lý bởi vết nứt gãy, sự
xâm nhập của các loài nấm…xảy ra một cách tự nhiên năm này sang năm khác. Khi bị nhiễm bệnh ở một vùng nào đó
cây sẽ tích tụ nhựa đến đây để tự băng bó vết thương, xem như một khả năng tự đề kháng để chống lại bệnh nên tạo ra
trầm kỳ.



Trong tự nhiên không phải bất kỳ thân cây dó nào cũng có trầm – kỳ, chỉ có những cây bị bệnh mới chứa trầm ở phần
lõi thân. Ở phần này nếu quan sát kỹ qua kính lúp ta thấy các tế bào gỗ thoái hóa, biến dạng mất mộc tố, chứa một chất
nhựa thơm (tinh dầu) biến thành những khối hình thể không đều, lồi lõm có rãnh dọc, trong trong màu sậm đó là kỳ
nam. Chung quanh kỳ nam gỗ cũng biến chất ít nhiều đó là tóc. Khi đốt cháy tóc tỏa ra mùi thơm (dùng làm nhang đốt)


- Trầm kỳ thường tìm thấy ở những cây dó bị bệnh sau thời gian từ 10 – 20 năm hoặc lâu hơn. Cây bị bệnh lá có màu vàng và
nhỏ dần, thân cây có nhiều u bướu, xuất hiện những điểm nâu đỏ. Gỗ cây trở thành một chất bóng như đá sỏi có những nếp
nhăn giống như cánh chim ưng, đó là những cây có trầm và kỳ.


2. Kỹ thuật cấy tạo trầm.


Cơ sở lý luận của việc cấy tạo trầm :

-Trầm là tên gọi bao gồm tinh dầu và gỗ của cây dó bầu. Sự tạo trầm là quá trình tích lũy tinh dầu ở một số khu vực của mô gỗ bên
trong thân cây dưới tác động của yếu tố tự nhiên, theo cơ chế đặc biệt của cây. Quá trình này xảy ra trong một thời gian dài đến hàng
chục năm. Nói cách khác, hiện tượng tụ trầm là kết quả của tiến trình bệnh lý diễn ra trong mô gỗ của cây dó bầu.
- Gỗ cây dó bầu có cấu trúc những tế bào Libe tập trung bên trong mạch gỗ và sẽ phản ứng với các tác nhân kích thích bên ngoài để tạo
thành hợp chất Sesquiteipones tạo thành mùi đặc trưng cho gỗ trầm. Để cấy tạo trầm, trước hết phải tạo được vết thương đặc biệt trên
tế bào Libe bên trong mạch gỗ. Việc làm này có thể dùng nhiều biện pháp như vật lý, hóa học, sinh học…Với những tác động vết

thương bằng tác nhân thông thường không mang lại hiệu quả như mong muốn mà phải có chất xúc tác và tác nhân sinh học kèm theo.




Các phương pháp cấy tạo trầm :

-Những cây đủ điều kiện  để tạo trầm thường có thời gian sinh trưởng 5 năm tuổi trở lên, đường kính thân 15-18cm, cây sinh trưởng bình thường. Các
phương pháp tạo trầm đang áp dụng hiện nay là:
Phương pháp vật lý (Gây vết thương cơ giới) :
- Là phương pháp tác động cơ giới vào thân cây dó – Phương pháp này chỉ là điều kiện cần cho quá trình hình thành trầm của cây – qua vết thương các loài
vi sinh vật sẽ dễ xâm nhập vào trong thân cây để ký sinh. Phương pháp này rất đơn giản, dễ thực hiện nhưng xác suất thành công thấp.




Phương pháp hóa học (Xúc tác hóa chất):

- Một số hóa chất khi tiêm vào thân cây qua vết thương có tác dụng kích thích tạo trầm. Phương pháp này rất hiệu quả, có thể tạo được
nhiều trầm trong khoảng thời gian rất ngắn. Tuy nhiên phương pháp này có một số nhược điểm là trong sản phẩm nếu còn lại các thành
phần hóa chất độc hại như Cl, SO4, NO2 và, PO3…sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và không được người tiêu dùng ưa chuộng.




Phương pháp sinh học (Men vi sinh):

Như chúng ta đã biết, khi cây dó bị bệnh, tức là do nấm hoặc vi khuẩn ký sinh trong thân cây, cây có phản ứng đề kháng bằng
cách tiết ra nhựa để cô lập vết thương, trên cơ sở đó trầm được hình thành. Phương pháp cấy tạo trầm bằng men vi sinh, thực
chất chỉ là phương pháp gây bệnh cho cây bằng một loại nấm hoặc vi khuẩn nào đó đã được xác định. Hiện nay việc nghiên

cứu phương pháp này đã có những kết quả rất khả quan với các ưu điểm như tỷ lệ thành công cao và không để lại dư lượng
độc hại trong sản phẩm.



Cách lấy tinh dầu của trầm:




×