Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

Tuyển tập những bài văn hay nhất lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.43 KB, 97 trang )

Chứng minh: Lợi ích của việc đọc sách – bài văn hay lớp 7.
Trong cuộc sống, ta học được rất nhiều qua vô tuyến, đài báo, sách vở…
Những thứ ấy đều rất quan trọng, nhưng sách là đồ vật cần thiết mà vô
cùng có ích với ta. Sách là chìa khóa vàng mở cửa lâu đài chứa đựng
vô vàn điều kì diệu.

Sách là nơi chôn dấu biết bao tri thức của thế hệ loài người trong suốt
hàng trăm thế kỉ qua. Đến với sách ta học hỏi được biết bao điều về
mọi lĩnh vực, kinh tế, chính trị, xã hội, y học, văn hóa, sử học, thiên
văn học… Điều kì diệu là ta chỉ cần ngồi một chỗ cũng có thể khám phá
nhiều điều về thế giới rộng lớn ngoài kia. Sách địa lý đưa ta đến với
hàng trăm vùng đất mới, tới nhiều đất nước với nền kinh tế và văn hóa
vô cùng khác nhau, vậy là sách đã xóa bỏ khoảng cách về không gian.
Không chỉ vậy : những cuốn sách còn phá bỏ khoảng cách to lớn về thời
gian. Những cuốn sách lịch sử đã đưa ta về thế giới của hàng ngàn
năm trước, vẽ lên trước mắt ta quá khứ của dân tộc và thế giới, cho
ta hiểu thêm về những trang lịch sử đau thương mà rất đỗi hào hùng của
cha ông. Từ đó mà ta hình dung được sự tiến hóa của con người một


cách rõ ràng. Đến với sách sinh học, ta được chu du vào thế giới
động, thực vật phong phú muôn màu muôn vẻ, hiểu kỹ càng về cấu
tạo cơ thể của chính chúng ta. Đối với sách khoa học, kĩ thuật trau dồi
cho ta vô vàn những kinh nghiệm, kĩ năng phức tạp mà vô cùng hữu
ích. Đến với những cuốn sách văn học, ta biết thêm nhiều điều về
những tác giả, tác phẩm nổi tiếng của Việt Nam cũng như của thế
giới, tăng khả năng sử dụng tiếng việt và tiếng nước ngoài.
Không chỉ cho ta tri thức sách còn truyền lại cho ta bao kinh nghiệm
trong học tập, trong cách đối nhân xử thế với mọi người xung
quanh. Những cuốn sách về tục ngữ, ca dao chính là túi khôn của
nhân dân ta, đúc rút bao kinh nghiệm của cha ông trong dân gian từ


việc nhìn trời, nhìn các con vật mà dự báo thời tiết đến những kinh
nghiệm trồng trọt quý báu. Từ cách ăn mặc, nói năng, hành xử cho
văn hóa, việc học tập thì phải học mọi nơi mọi lúc ở tất cả mọi người
đến cách đối xử với những người xung quanh. Đọc sách ta có thể áp
dụng những lời khuyên hay những kinh nghiệm quý báu ấy trong cuộc
sống thì sẽ dễ dàng tránh được nhiều phiền toái, trở thành người có văn
hóa và sẽ sớm gặt gái được thành công.
Sách còn bồi đắp cho con người những tình cảm tốt đẹp để ta hoàn
thiện nhân cách. Đọc sách, ta bắt gặp những con người, những cảnh
ngộ vô cùng đáng thương: như cô Tấm dịu dàng, nết na phải chịu nhiều
oan ức, vất vả, nàng Lọ Lem xinh đẹp phải chịu hành hạ tàn nhẫn của bà


mẹ kế và co em gái chảnh chọe trong chuyện cổ tích. Như lão Hạc vì
chịu sức ép của thế lực phong kiến mà bán con chó mình yêu quý đi rồi
kết thúc cuộc đời mình một cách đau đớn, hay chị Dậu bị bóc lột nặng
nề dưới bàn tay nặng nề dưới bàn tay của bọn quan lại hèn nhát mà phải
bán con gái đi để chuộc chồng, thật đáng thương làm sao!
Đến với sách ta càng thêm yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước
và yêu những người thân trong gia đình, Qua những bài ca dao lục
bát tinh tế, những tình cảm ấy càng ngày càng được trau dồi nhiều hơn,
điển hình là tác phẩm ” cảnh khuya” hay ” Rằm tháng riêng” của Hồ Chí
Minh. Ngôn từ và nhịp điệu của bài thơ đã thêu dệt lên một bức tranh
xao xuyến lòng người và vô cùng ấm áp bởi tình cảm của con người.
Những văn bản như ” Mẹ tôi” hay ” Cuộc chia tay của những con búp
bê” đã cho ta hiểu thêm về những tình cảm thiêng liêng trong gia
đình khiến ta phải nhìn lại bản thân và yêu quý những người thân
yêu hơn.
Vậy, sách là nơi để ta thanh lọc tâm hồn, tìm lại bản thân sau bao
ngày lạc lối và gặp được nguồn sáng dẫn dắt trên đường đời. Ngoài

ra, qua những câu chuyện cổ tích, những câu ca dao châm biếm hay các
tác phẩm hiện đại mang tính phê phán còn khiến ta biết ghét thói ích kỷ,
tầm thường độc ác mà hướng tới những cái tốt đẹp hơn. Sách đã bồi
đắp tâm hồn ta thêm phong phú, thanh lọc tình cảm của ta, thật hiếm
có loại công cụ hay phương tiện nào có ích như vậy.


Không những thế, sách con giúp ta thư giãn sau những giờ học tập và
làm việc căng thẳng. Những câu chuyện cười là thang thuốc bổ ích để
ta lấy lại vui vẻ, lạc quan, yêu đời. Hay những cuốn sách tô màu giúp ta
thư giãn đầu óc, thỏa sức sáng tạo, thả hồn vào những hình thù sinh
động và muôn ngàn sắc màu rực rỡ. Sau giờ học hay lao động, chỉ cần
dành vài phút cho những cuốn sách, ta sẽ như được tiếp thêm năng
lượng, sẵn sàng cho một cuộc sống năng động và ngày mới.
Như vậy, sách có vô vàn lợi ích đối với cuộc sống con người. Không
có tri thức, không có những tình cảm quý báu nếu không có sách, sách
chính là người bạn tốt của chúng ta. Vì thế , thay vì vùi đầu vào những
trò chơi điện tử vô bổ, hãy dành thời gian đến với sách – kho tàng tri
thức vô tận của nhân loại. Mỗi chúng ta phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn,
phát huy tác dụng của kho tàng ấy.


Bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về người mẹ thân yêu.
Tôi đã từng nghĩ mình là đứa trẻ rất hạnh phúc bởi tôi được lớn lên trong
vòng tay yêu thương của mẹ và sự che chở rộng lớn của bố. Bố mẹ luôn
hy sinh để dành cho tôi những gì tốt đẹp nhất. Tôi thực sự khắc ghi tình
nghĩa của bố mẹ trong lòng, Mẹ là người đã sinh ra tôi và nuôi dưỡng
tôi thành người. Em luôn biết ơn và kính yêu mẹ rất nhiều!
Sẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả được hết sự bao la của tình mẫu tử
“Tình mẹ bao la như biển Thái Bình”. Tình cảm của mẹ dành cho tôi từ

khi mang thai cho đến khi sinh tôi ra trên cuộc đời và nuôi dạy tôi nên
người. Tôi nghe bà ngoại kể lại, ngày còn bé tôi rất là bướng bỉnh và
nghịch ngợm nên mẹ rất vất vả. Bố thì đi làm xa nhà, có những đêm tôi
quấy mẹ vì trông tôi mà thức cả đêm bế tôi, nét mặt mẹ tái nhợt hẳn đi vì
mệt. Bà ngoại phải nấu cháo gà cho mẹ ăn để lấy sức. Những lúc tôi bị
ốm mẹ lo lắng đưa tôi đi khám hết viện này đến viện khác để mong tìm
được bác sĩ khám bệnh tốt nhất và chữa khỏi bênh cho cho tôi. Từ khi
có tôi, mẹ dường như không có thời gian cho riêng mình nữa, không còn
những buổi găp b ạn bè mà lúc nào cũng là thời gian của hai mẹ con. Đi
đâu mẹ cũng đưa tôi đi cùng, Các bác hàng xóm ai cũng khen tôi ngoan
và mập mạp nên mẹ vui lắm. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ thường hát ru
tôi hoặc kể chuyện cổ tích cho tôi nghe, hình ảnh cô Tấm, Lọ Lem, cô bé
quàng khăn đỏ giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi! Cảm ơn những
câu chuyện mẹ kể đã đưa tôi vào giấc ngủ ngon. qua những nhân vật mẹ


kể đã cho tôi thêm nhận thức về giá trị của cuộc sống và đã nuôi dưỡng
tâm hồn tô nên người. Bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về người
mẹ thân yêu.
Khi tôi lớn lên mẹ vất vả hơn, vì mẹ sẽ phải dạy cho tôi rất nhiều thứ để
tôi trưởng thành hơn và hoàn thiện mình. Mẹ dạy tôi đọc thật rõ ràng
mạch lạc, viết sao cho thật ngay ngắn thẳng hàng vì người ta nói “nét
chữ nết người”. Mẹ dạy tôi sắp xếp sách vở ngăn nắp, quần áo gọn gàng
để khi cần sẽ tìm thấy ngay. Mẹ dạy con gái mẹ phải đi đứng và nói
chuyện với người lớn tuổi như thế nào cho lễ phép, đúng lễ nghĩa. Mỗi
khi mẹ vào bếp nấu ăn, mẹ thường bảo tôi vào cùng để mẹ dạy con nấu
các món ăn. Mẹ bảo “là người phụ nữ thì phải biết nấu những món ăn
ngon cho gia đình”.
Mỗi khi tôi yếu lòng hoặc gặp những khó khăn trong cuộc sống, tôi
thường tìm đến mẹ để chia sẻ để tâm sự. Những lúc đó, mẹ lắng nghe

tôi nói và khẽ gật đầu. Ánh mắt, nụ cười và những cái gật đầu khe khẽ
của mẹ đã làm tôi cảm thấy được an ủi và sẻ chia. Lời khuyên của mẹ đã
cho tôi thêm sức mạnh và tự tin để làm mọi việc tốt hơn. Mẹ không
những là người mẹ đáng kính mà còn là người bạn thân thiết của tôi
trong cuộc đời. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ quan trọng và tuyệt vời
nhất.


Mẹ à! Con thực sự rất biết ơn những công lao của mẹ dành cho con.
Những gì con có được ngày hôm nay đều là do công sức của bố mẹ nuôi
dạy. Tình nghĩa của mẹ dành cho con con biết sẽ không thể nào báo đáp,
nhờ có mẹ mà con gái của mẹ đã thực sự trưởng thành và đang là một
người công dân tốt của gia đình, trường lớp và của xã hội. Con sẽ luôn
cố gắng học tập thật tốt để mẹ cảm thấ yên tâm. Và con sẽ luôn cố gắng
để hoàn thiện mình để trở thành người phụ nữ tuyệt vời như mẹ! Con
cảm ơn những điều tốt đẹp nhất mẹ đã dành cho con, trên chặng đường
con đang đi con rất cần có mẹ ở bên cạnh.


Hãy giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây – Văn lớp 7

Trọng ân nghĩa, sống thủy chung, biết ơn những người đi trước là một
trong những truyền thống quý báu của người Việt Nam. Đạo lý tốt đẹp
ấy được khẳng định và chứng minh trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.
Câu tục ngữ ” ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã phản ánh chân thực
truyền thống biết ơn của nhân dân ta.
Trước hết chúng ra phải hiểu thế nào là” Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Khi
thưởng thức những trái ngon, quả ngọt ta phải nhớ tới công ơn người
trồng, chăm sóc, vun xới cây đó. Nhưng ta vẫn phải hiểu ý nghĩa sâu xa
ẩn trong câu tục ngữ trên. ” Ăn quả” tức là sự hưởng thụ thành quả, ”

nhớ” là sự biết ơn, ” kẻ trồng cây” tức là người lao động tạo ra thành
quả đó. Trong cuộc sống chúng ta không khó bắt gặp những biểu hiện
của lòng biết ơn. Đơn giản vào những ngày rằm, mùng một, ngày giỗ
chúng ta đều thắp nén hương, nhớ về cha ông, về tổ tiên – những người
đã sinh ra chúng ta, cho ta cuộc sống ngày hôm nay. Hay lớn hơn là xây
dựng những nghĩa trang liệt sĩ, những nhà tưởng niệm, xây dựng những


quỹ giúp đỡ các bà mẹ Việt Nam anh hùng… từ việc nhỏ như việc nghĩ
tới, rồi trân trọng hay đến những hành động lớn nhỏ đều thể hiện ít nhiều
truyền thống biết ơn của dân tộc ta. Đi ngược với truyền thống tốt đẹp ấy
là những biểu hiện vô ơn, bạc nghĩa, ăn cháo đái bát. Những biểu hiện
ấy không chỉ đi ngược với các chuẩn mực xã hội mà còn tàn phá nhân
cách mỗi con người, phá hoại văn minh và nhân dân ta cố gắng xây
dựng.
Vậy tại sao chúng ta phải “nhớ kẻ trồng cây”? Thứ nhất, mọi thành quả
dù là vật chất hay tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải
ngẫu nhiên mà có. Đó là thứ thành quả tạo dựng lên bởi mồ hôi, nước
mắt thậm chí cả máu của những người lao động. Nền hòa bình được
hưởng ngày hôm nay là kết quả sau bao ngày chiến đấu gian khổ của
những người chiến sĩ, của quân và dân ta. Đã có hàng ngàn, hàng vạn
anh hùng đã hi sinh, đã ngã xuống vì độc lập dân tộc. Lá cờ tổ quốc tung
bay dưới cột cờ Ba Đình đã thêu dệt lên bằng máu của biết bao người
chiến sĩ. Chúng ta được tồn tại trên thế gian này, được lớn khôn, trưởng
thành, giúp ích cho đời là nhờ những giọt mồ hôi, công sức của ông bà,
cha mẹ, của thầy cô giáo. Bản thân chúng ta được hưởng những thành
quả tốt đẹp ấy thì phải biết ơn những người cho ta thành quả đó. Thêm
nữa, biết ơn là truyền thống quý báu của dân tộc ta từ lâu đời.
Truyền thống ấy đã ăn sâu vào máu thịt, đã bám rễ và phát triển mạnh
mẽ trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam. Phẩm chất biết ơn đã trở

thành một thứ vô cùng quen thuộc, gần gũi, thuộc về bản năng của con


người Việt Nam. Ví dụ như ông bà cho ta quả ngon ngọt, ta phải nói lời
cảm ơn. Ai có công giúp đỡ cưu mang thì ta phải trả ơn họ bằng cả tấm
chân tình… Ngoài ra biết ơn còn mang lại nhiều lợi ích cho chúng ta đức
tính cao đẹp ấy giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách, khiến con người ta
biết sống ân nghĩa, thủy chung, biết ơn và giúp con người xích lại gần
nhau hơn, là sợi dây vô hình giúp các mối quan hệ ngày một bền chặt,
khăng khít hơn. Như vậy, biết ơn chính là lối sống của con người có
đạo đức, có văn hóa và đó mới chính là con người Việt Nam đúng
nghĩa.
Vậy chúng ta cần làm gì để thể hiện lòng biết ơn? đầu tiên, ta phải nhận
thức rõ ràng rằng: biết ơn là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta đã
từ rất lâu đời. Nó là viên ngọc quý trong kho tàng châu báu những đức
tính cao đẹp của dân tộc, vì thế mà mỗi cá nhân cần giữ gìn và phát huy
truyền thống biết ơn của cha ông. Cụ thể bằng những hành động tuy nhỏ
nhưng nặng tấm chân tình. Trong gia đình để gửi lời cảm ơn đến ông bà,
cha mẹ thì phải ngoan ngoãn, vâng lời, chăm chỉ học hành, cố gắng giúp
đỡ những công việc vừa sức như quét nhà, nấu cơm, giặt quần áo, trông
em… Trong trường học để báo đáp công ơn thầy cô đã dạy dỗ bao ngày,
ta phải chăm ngoan, tích cực học tập, tu dưỡng. Ngoài ra, là thế hệ trẻ,
nắm trong tay tương lai của đất nước, ta phải cần cù rèn luyện, trở thành
một công dân tốt sao cho xứng với công ơn dựng nước và giữ nước của
cha ông ta xưa. Hơn nữa, không chỉ là người hưởng thụ thành quả mà


phải nối tiếp con đường của thế hệ trước: trở thành người tạo dựng lên
thành quả cho người khác hưởng thụ.
Như vậy, biết ơn là một nghĩa vụ thiêng liêng mà mỗi chúng ta mang

trọng trách phải giữ gìn và phát huy. Thế hệ học sinh chúng ta cần rèn
luyện cho mình phẩm chất cao quý này ngày từ khi còn ngồi trên ghế
nhà trường.


Cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ
Xuân Quỳnh.
Trong những khổ thơ tiếp theo, câu thơ ” tiếng gà trưa” được nhắc lại
ba lần đã mở ra những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi ấu thơ, người lính
nhớ về những năm tháng xa xưa, nhớ về ổ trứng với những cô gà mái:
“Này

con



mái



Khắp

mình

hoa

đốm

trắng


Này

con



mái

vàng

Lông óng như màu nắng”

Bức tranh gà được vẽ lên thật sống động với những màu sắc ấm áp,
rực rỡ như trắng, vàng, hồng. Em tưởng như mình trôi ngược dòng
thời gian, thấy hai bà cháu đang hạnh phúc đếm từng chú gà chạy
lon ton trên sân. Tiếng gà trưa cuốn dòng cảm xúc của người chiến sĩ
về với người bà thân yêu. Vang vọng trong tâm hồn người lính trẻ là


tiếng mắng yêu ăm ắp tình thương của bà khi mình xem trộm gà đẻ
trứng. Bà luôn quan tâm, chăm lo cho cháu. Đến cả lời mắng bà cũng chỉ
là tiếng yêu thương, là sự lo lắng của bà. Nhưng hơn tất cả, đã in đậm
trong lòng người cháu là hình ảnh tay bà khum khum soi trứng. Bà
nâng niu, dành dụm từng quả trứng hồng như thứ báu vật cô cùng quan
trọng. Những ngày đông giá rét, bà “lo đàn gà toi, mong trời đừng sương
muối”. Tất cả sự dành dụm, chắt chiu của bà là để cho cháu niêm
vui ngày Tết.
Thật tự hào và đáng khâm phục làm sao, người phụ nữ Việt Nam từ
xưa đến nay nói chung và nổi bật ở đây là hình ảnh người bà chịu
thương, chịu khó,ham công tiếc việc để lo cho hạnh phúc gia đình. Sự

mừng vui vỡ òa, sung sướng của người cháu khi được món quà Tết từ
tay bà thể hiện rõ nét ở khổ thơ thứ sáu:
“Ôi

cái

Ống

rộng

Cái

áo

quần

chéo

go

dài

quét

đất

chúc

bâu


cánh

Đi qua nghe sột soạt”
Người xưa đã có câu ” Già được bát canh, trẻ được manh áo mới”. Có gì
tuyệt vời hơn khi cháu được bộ quần áo mới để chơi Tết? niềm vui
còn trọn vẹn hơn khi tấm áo ấy là tất cả tình thương, đó là thành quả
sau bao ngày vất vả, là sự hi sinh thầm lặng của bà.


Chỉ với âm thanh tiếng gà trưa nhưng người chiến sĩ đã nhớ về bao kỉ
niệm, về lời nói, cử chỉ của bà. Điều đó chứng tỏ tình cảm dành cho
bà luôn thường trực trong tâm hồn đứa cháu. Cháu vô cùng yêu quý,
kính trọng và biết ơn bà. Qua những khổ thơ chứa đầy tình yêu thương,
ta thầm cảm phục và ước ao có một tình bà cháu sâu nặng, thắm thiết
như thế. Đối với người chiến sĩ, tình cảm bà cháu chính là quãng thời
gian đẹp nhất của tuổi ấu thơ.


Chứng minh Bác Hồ rất giản dị trong đời sống.

Hồ Chí Minh – Người là vị cha già đáng yêu của dân tộc, là ngôi sao
sáng đẫn bước nhân dân Việt Nam tới bến bờ chiến thắng, là kết tinh
của những vật tinh túy nhất từ sông nước tới văn hóa Việt Nam, tâm hồn
của người Thanh cao, trong sáng, nhân phẩm của Người là chuẩn mực
của xã hội. Một trong những đức tính cao quý nhất của Bác chính là
sự giản dị. Trong đời sống hàng ngày, đức tính ấy thê hiện rất rõ nét.
Điều đầu tiên mà ai cũng có thể nhìn thấy, đó chính là sự giản dị trong
bữa cơm thường ngày, bữa cơm giản dị và thanh đạm như chính con
người Bác vậy, chỉ có vài ba món giản đơn như dưa, cà, mắm, muối.
Nửa cuộc đời bôn ba khắp bốn phương trời, Bác có mấy khi được

thưởng thức những món ăn tuy đơn giản nhưng mang đậm bản sắc quê
hương ấy? Có lẽ phải là người hiểu, yêu và phải hiểu, yêu một cách
sâu sắc truyền thống của quê hương nên Bác mới ưa thích những
thứ ấy. Vì thế mà nhà thơ Chế Lan Viên mới có câu thơ:


Bác thường bỏ miếng thịt gà.
Mà ăn trọn quả cà xế nghệ.
Hàng ngày, khi có thời gian rảnh rỗi Bác lại tự trồng rau, nuôi gà để
cải thiện bữa ăn, đó là một thói quen hết sức tự nhiên của Bác kể cả
trước, trong và sau Cách Mạng. Hơn nữa, bữa cơm có thức gì ngon hay
lạ, Bác luôn mời các cô chú phục vụ ăn cùng. Khi ăn xong thì cái bát
bao giờ cũng sạch và thức ăn thừa thì được sắp xếp tươm tất. Đó
chính là một cách để Bác cảm ơn những người phục vụ.
Nơi ở và cụ thể là cái nhà cũng là một góc độ phản ánh đức tính giản dị
của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những năm vừa từ nước ngoài trở về, Bác
sống trong hang đá ở Việt Bắc, lấy tảng đá làm bàn ghế, coi tiếng
suối chảy và cảnh núi non hùng vĩ làm thú vui. Vậy mà Bác vẫn cho
rằng” Cuộc đời Cách Mạng thật là sang”. Trong kháng chiến, Bác vẫn
hay sống ở căn nhà sàn hay nhà ba gian thoáng mát, rộng rãi. Ngay cả
khi hòa bình được lập lại, nơi ở của Bác vẫn chỉ là cái nhà sàn đơn
sơ nhưng ” lộng gió thời đại” như Phạm Văn Đồng đã viết. Giữ cương vị
là Chủ Tịch Nước, Bác có quyền được hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt
nhưng đồ đạc trong nhà vẫn là những vật dụng thiết yếu cho sinh hoạt và
làm việc của Bác như giường, tủ, bàn, ghế, giá sách…Ngoài ra, chỉ có
thêm một lọ hoa nhỏ đặt trên bàn để trang trí. Trong lịch sử Việt Nam


cũng như trên thế giới, có mấy vị vua, vị chủ tịch nước hay Tổng
thống có nơi ở giản dị như Bác của chúng ta.

Ngay trong cách ăn mặc, Bác cũng toát lên vẻ giản dị quý báu, Nhân
dân Việt Nam đã quá quen với hình ảnh vị Chủ tịch nước cùng bộ quần
áo kaki trắng, đôi dép cao su đã mòn và chiếc gậy ba- toong. Cách ăn
mặc của bác tuy đơn giản nhưng vẫn vô cùng lịch sự và thanh tao. Bác
mặc trang phục như vậy vì đời sống nhân dân ta lúc đó đói nghèo, còn
khổ. Hàng trăm bị quan chức cấp cao kể cả trong và ngoài nước đều
sững sờ và hết sức nể phục trước hình ảnh vị chủ tịch nước, người cha
già của dân tộc ăn mặc rất gần gũi, bình thường như mọi người dân.
Trong buổi lễ Tuyên ngôn độc lập, hay trong chuyến đi thăm một địa
phương, Bác đã nói nhỏ vào tai một vị lãnh đạo ăn mặc sang trọng,
chỉnh tề với comple, giày da bóng loáng rằng cần ăn mặc sao cho giản
dị, phù hợp với đời sống của nhân dân bấy giờ. Như vậy, không chỉ
mang trong mình đức tính giản dị quý báu mà Bác còn lan truyền
đức tính cao đẹp ấy cho mọi người.
Kể cả trong phong cách làm việc, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm
chất giản dị đặc trưng. Đồ dùng luôn được Bác sắp xếp gọn gàng, ngay
ngắn và vô cùng ngăn nắp để khi cần đến thì có thể tìm thấy một cách dễ
dàng. Hơn nữa, việc gì Bác tự làm, tự phục vụ được thì không cần người
khác giúp. Vì thế mà số lượng người giúp việc Bác có thể đếm trên đầu
ngon tay.


Tóm lại, đức tính giản dị của Bác Hồ rất đáng trân trọng và học tập.
Nó được thể hiên một cách rõ ràng trong đời sống hàng ngày. Mọi người
cần có ý thức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chứ
không chỉ riêng việc rèn luyện đức tính giản dị. Điều đó sẽ là kim chỉ
nam dẫn tới sự thành công, giúp ta hoàn thiện nhân cách và góp phần
xây dựng cuộc sống ” thực sự văn minh”
Từ khóa tìm kiếm:



Trong xã hội, con người cần hoàn thiện nhân cách của mình với những
đức tính tốt đẹp. Đức tính trung thực là một trong những đức tính đáng
quý mà mọi người cần phải có, nhất là thế hệ trẻ để trở thành người công
dân tốt.

Thế nào là đức tính trung thực? Trung thực là thật thà, ngay thẳng,
không gian dối. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự
thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà. Với các bạn học
sinh, biểu hiện rõ trong các cuộc thi là không gian lận quay cố, chép bài,
xem bài của bạn…Trong xã hội, người trung thực là người ngay
thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam của người khác. Trong
kinh doanh, người ngay thẳng không sản xuất hàng kém chất lượng,
không kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp làm tổn hại đến người
tiêu dùng. Trái với trung thực là sự gian dối, không thật thà..
Tính trung thực là đức tính rất cần đối với chúng ta, người có tính
trung thực sẽ dần hoàn thiện nhân cách, biết tự đánh giá bản thân một


cách đúng đắn để biết cố gắng vươn lên nên dễ thành công trong cuộc
sống, có vốn tri thức để làm giàu chân chính. Và nếu không may mắc sai
lầm, họ sẽ dễ dàng sửa chữa để hoàn thiện bản thân mình hơn, người
trung thực sẽ được mọi người yêu mến và tôn trọng, góp phần làm
cho xã hội trong sạch, văn minh, tốt đẹp, khiến cả đất nước ngày càng đi
lên và phát triển đến tầm cao.
Ngược lại nếu không trung thực thì sẽ trở thành thiếu trung thực và
sai trái, sẽ gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ cho bản thân mà còn
cho xã hội. Biểu hiện rõ nhất trong giới học sinh hiện nay là gian lận
trong thi cử, học tập, ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập đến ý nghĩa của
việc dạy và học khiến dư luận xôn xao. Trong kinh doanh việc thiếu

trung thực trong việc báo cáo chất lượng sản phẩm ảnh hưởng xấu tới
sức khỏe người tiêu dùng, thậm chí đe dọa đến tính mạng của họ như:
các loại sữa chứa chất độc hại, các loại hoa quả nhiễm hóa chất quá tiêu
chuẩn cho phép. Điều đó cần phải phê phán và lên án.
Chúng ta cần làm gì để rèn luyện tính trung thực? Sự rèn luyện là
một quá trình lâu dài, biểu hiện từ việc nhỏ nhất mà hàng ngày ta đang
làm đến những việc lớn lao sau này, khi nói chuyện với bất cứ ai cũng
không được lươn lẹo, dối trá.Trong công việc, cách ứng xử với mọi
người cần ngay thẳng, thật thà nếu sai thì biết thừa nhận lỗi lầm và sửa
lỗi. Trong học tập phải trung thực không quay cóp bài, gian dối
điểm. Bên cạnh việc hoàn thiện mình, chúng ta cần lên án những hành


vi thiếu trung thực của người khác, tính cực đẩy lùi những tiêu cực do
thiếu trung thực gây ra, biết noi theo những tấm gương đạo đức cao cả.
Trung thực là đức tính rất cần thiết cho mỗi chúng ta, chúng ta phải
luôn rèn luyện mỗi ngày tính trung thực để hoàn thiện mình hơn, để trở
thành những người công dân có ích cho xã hội.
Từ khóa tìm kiếm:


Chứng minh người mẹ có vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc đời
mỗi con người.
Trong cuộc đời mỗi con người, ngày buồn khổ nhất chính là ngày mà ta
mất đi người mẹ yêu thương của mình, bởi mẹ là thiên thần mà
thượng đế bạn tặng cho mỗi chúng ta, là người bạn, người thầy, là chỗ
dựa tinh thần vững chắc. Trong cuộc sống của mỗi con người, mẹ có vai
trò hết sức quan trọng.

Điều đầu tiên cũng là quan trọng nhất, mẹ chính là người sinh thành ra

ta, không có mẹ dĩ nhiên không có ta xuất hiện trên đời. Suốt chín tháng
mười ngày mang nặng mẹ đã phải kiêng hem, giữ gìn rất cẩn thận để bảo
đảm sự an toàn cho con. Những thứ mà bản thân mẹ không thích nhưng
vẫn cố gắng ăn để có đầy đủ sức khỏe. Mẹ phải đi đứng nhẹ nhàng cẩn
thận xuyên đi bệnh viện để kiểm tra xem con có khỏe mạnh hay đau ốm
gì không. Đó là những ngày tháng mẹ vô cùng vất vả, lo lắng cũng như
tràn đầy hi vọng, niềm vui mong con sớm chào đời.


Không chỉ vậy, suốt thời gian thơ ấu không ai có thể thay thế vai trò của
mẹ với con. Khi còn nằm trên nôi, mẹ vẫn thường ôm ấp vỗ về, ầu ơ
ru ta bằng những ca khúc ngọt ngào. Lời ru tha thiết chứa chan tình
yêu thương ấy đã đưa con vào giấc ngủ an lành, cho con cảm nhận được
tình yêu bao la của mẹ. Hơn nữa, mẹ nuôi dưỡng ta bằng dòng sữa
thơm mát, ngọt ngào, dòng sữa mẹ như thứ nước thần nuôi sống con
suốt những ngày thơ bé, tưởng như đã được chắt lọc và pha chế một
cách thần kỳ.
Thật thiệt thòi cho những em bé không được một lần thưởng thức thứ
nước thơm mát ấy. Các nhà khoa học đã chứng minh và khuyên các mẹ
rằng: Sữa mẹ là thức ăn và chất dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe và sự
phát triển của trẻ nhỏ, bởi không chỉ mang theo lương dinh dưỡng cao
mà còn có sức đề kháng, giúp em bé khỏe mạnh và chống chịu được
nhiều loại bệnh.
Mẹ còn khiến tâm hồn ta thêm phong phú bởi tình yêu thương và
lòng nhân ái, dù là khi trong bụng mẹ hay đã đi mẫu giáo, những câu
chuyện cổ tích trước khi đi ngủ của mẹ là thứ mà ta yêu quý và mong
chờ nhất. Từ chuyện cô Tấm bước ra từ quả thị đến chuyện Thạch Sanh
thật thà dũng cảm rồi đến chuyện nàng công chúa có mái tóc dài bị nhốt
trên lâu đài cao tít của mụ phù thủy..Tất cả những chuyện đó đều nhằm
giáo dục uốn nắn nhân cách của chúng ta ngay từ khi còn nhỏ. Hơn thế

nữa, mẹ còn tất tả ngược xuôi, làm đủ mọi việc không biết mệt mỏi để


nuôi ta, bát cơm ta ăn, manh áo ta mặc, sách vở ta học tập… đều thẫm
đẫm những giọt mồ hôi của mẹ và công sức của mẹ. Mẹ có thể hi sinh
mọi thứ, tuổi xuân nhan sắc, bản thân mình chỉ vì ta.
Mẹ quan tâm, chăm sóc chu đáo như vậy mà ta đã nhiều lần làm mẹ
buồn, thật đáng trách làm sao? khi ta đau ốm, mẹ thức trắng bao đêm
để lo cho ta từng li từng tí, chỉ cần ta lên cơn sốt cao hay ho dai dẳng,
lòng mẹ đã như thắt lại, đau đớn vô cùng. Đã bao đêm mẹ thức sửa chăn
gối, thay khăn, đặt tay lên trán ta mà lòng bồn chồn, lo lắng. Mẹ đã bao
lần gạt đi nước mắt đau buồn mà cầu mong cho ta chóng khỏe đươc bình
an. Rất nhiều lần sau khi ốm dậy, ta bắt gặp gương mặt xanh xao, hốc
hác và hằn rõ những vết nhăn trên chán của mẹ. Mẹ dành hết tình yêu
thương , sự chăm sóc cho ta.
Mẹ kiên trì, nhẫn nại dạy ta từ những điều nhỏ nhất, từ lúc chập
chững bước đi những bước đầu tiên, lúc bi bô gọi được tiếng bà,
tiếng mẹ đến khi ta bắt đầu học bảng chữ cái, làm những phép tính đơn
giản đều có bàn tay mẹ dẫn dắt, chỉ bảo tận tình. Mẹ còn dạy ta phải
biết chào hỏi người lớn, biết mơi mọi người ăn cơm, hay lấy tăm cho
ông bà sau bữa ăn. Bắt đầu những công việc nhỏ nhặt như vậy , ta mới
dần làm được lớn hơn như trông em, quét nhà, nhặt rau, nấu
cơm… Những lúc như vậy mẹ vừa là người thầy, người bạn của ta.
Ngoài ra, mẹ còn nhen nhúm cho ta những ước mơ, hoài bão trong


tương lai. Như vậy không một ai khác ngoài mẹ có thể theo dõi, gắn bó,
chăm sóc ta suốt thời thơ ấu.
Khi ta đã trưởng thành, khôn lớn vai trò của mẹ cũng không hề bị mai
một. Mẹ luôn dõi theo từng bước ta đi, từng chuyển biến trong cuộc

đời ta và sự nghiệp của ta. Trong khi ta đang mải mê chạy đua với cuộc
sống, dường như bản thân đã vô tâm quên rằng sau lưng mình luôn có
mẹ già luôn âm thầm cầu nguyện, mong ước ta được thành công trên
đường đời, khi ta quá mệt mỏi với sự bươn trải của cuộc sống, mẹ luôn
sẵn sàng mở rộng vòng tay che chở cho ta, mẹ có thể hiện diện bất cứ
lúc nào khi ta cần người an ủi hay vấp ngã, động viên khi bất hạnh. Cho
dù ta tưởng mình đã trưởng thành, thậm chí đã có chỗ đứng vững chắc
trong xã hội nhưng trong mắt mẹ ta mãi là đứa con bé nhỏ, vì thế nhà
thơ Chế Lan Viên đã viết:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời, lòng mẹ vẫn theo con
Tóm lại, mẹ giữ vai trò to lớn trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Ta
luôn luôn phải yêu quý, kính trọng và biết ơn mẹ. Mẹ chính là ngọn đèn,
là ngôi sao soi sáng cho con trong bóng đêm tối tăm
Chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với công lao và sự hi sinh của mẹ
đã bỏ ra, phải báo hiếu mẹ khi còn cơ hôi chứ đừng để:


×