BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYỄN HẢI YẾN
PHÒNG NGỪA TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 60 38 01 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ THỊ SƠN
HÀ NỘI - 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
nêu trong Luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của Luận văn chưa
từng được ai công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác.
Tác giả
Nguyễn Hải Yến
Lời cảm ơn
Qua thời gian học tập, nghiên cứu lý luận và tìm hiểu công tác thực tiễn,
được sự hướng dẫn, giảng dạy của Quý thầy cô, sự quan tâm giúp đỡ của cơ
quan cùng với sự đóng góp của bạn bè, đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành Luận
văn Thạc sỹ Luật học. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu cùng quý thầy cô Trường Đại học Luật Hà Nội, các giáo
sư, phó giáo sư, tiến sỹ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức, kinh
nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường
Cảm ơn Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, Tòa án nhân dân
thành phố Hà Nội đã giúp đỡ rất nhiều để tôi hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến PSG. TS. Lê Thị Sơn đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập.
Tác giả luận văn
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu .............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 3
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 3
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ......................................... 3
6. Đóng góp mới của luận văn ....................................................................... 4
7. Cơ cấu của luận văn .................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2008 - 2012 ........................................... 5
1. Thực trạng của tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai
đoạn 2008 -2012............................................................................................ 5
2. Diễn biến của tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn
2008 -2012. ................................................................................................. 13
3. Cơ cấu và tính chất của tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội
giai đoạn 2008 -2012. .................................................................................. 20
3.1. Cơ cấu của tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn
2008 -2012. ................................................................................................. 20
3.2. Tính chất của tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai
đoạn 2008 -2012. ......................................................................................... 36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................ 37
CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ......................................................................... 38
2.1. Nhóm nguyên nhân về kinh tế, xã hội................................................... 38
2.2. Nhóm nguyên nhân liên quan đến giáo dục và tuyên truyền, phổ biến
pháp luật...................................................................................................... 42
2.3. Nhóm nguyên nhân liên quan đến công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh
vực trật tự, an toàn xã hội ............................................................................ 46
2.4. Nguyên nhân liên quan đến hoạt động của các cơ quan tiến hành
tố tụng ........................................................................................................ 48
2.5. Nhóm nguyên nhân từ phía người phạm tội .......................................... 49
2.6. Nhóm nguyên nhân về phía nạn nhân của tội phạm .............................. 50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................ 51
CHƯƠNG 3: DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN VÀ CÁC
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA TỘI CƯỚP GIẬT
TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................................... 53
3.1. Dự báo tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội
trong thời gian tới ........................................................................................ 53
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội cướp giật tài sản trên địa
bàn thành phố Hà Nội ................................................................................... 55
3.2.1. Nhóm các giải pháp về kinh tế, xã hội.................................................. 55
3.2.2. Nhóm các giải pháp về giáo dục và tuyên truyền, phổ biến Pháp luật .. 58
3.2.3. Nhóm các giải pháp về nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý trật tự,
an toàn xã hội. .............................................................................................. 61
3.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành
tố tụng......................................................................................................... 63
3.2.5. Nhóm giải pháp phòng ngừa từ phía người phạm tội ............................ 64
3.2.6. Giải pháp phòng ngừa từ phía nạn nhân ............................................... 66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................. 66
KẾT LUẬN .................................................................................................... 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS:
Bộ luật hình sự
HSST:
Hình sự sơ thẩm
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông
Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02'
kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà
Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa
Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km.
Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện
tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu
bên hữu ngạn.
So với các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam, Hà Nội là một thành phố
có tiềm năng để phát triển du lịch. Trong nội đô, cùng với các công trình kiến
trúc, Hà Nội còn sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam.
Thành phố cũng có nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hóa Việt Nam với du
khách nước ngoài thông qua các nhà hát sân khấu dân gian, các làng nghề
truyền thống...
Bên cạnh các thuận lợi, Hà Nội cũng gặp phải nhiều khó khăn, thách thức
không nhỏ. Cùng với những khó khăn chung của cả nước như kinh tế phát triển
chưa bền vững, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, phân
hóa giàu nghèo tăng lên, tội phạm, tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đức, lối sống
chưa được ngăn chặn đẩy lùi, Hà Nội còn gặp những khó khăn thách thức riêng
như số lượng người từ nhiều nơi đổ về kiếm việc làm đông, tập trung chủ yếu ở
khu vực thành thị nhưng việc giải quyết việc làm cho người lao động vẫn chưa
được bảo đảm. Xuất phát từ những khó khăn, hạn chế về kinh tế - xã hội cùng
với các nguyên nhân khác như giáo dục, tuyên truyền pháp luật nên Hà Nội còn
gặp phải nhiều khó khăn trong lĩnh vực giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội.
Trong thời gian vừa qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều cố gắng
trong lĩnh vực phòng ngừa tội phạm và đã có những thành tựu đáng khích lệ, tuy
2
nhiên tình hình vi phạm, tội phạm có chiều hướng gia tăng, ngày một tinh vi, xảo
quyệt và mang tính tổ chức hơn . Cùng với tội phạm nói chung, tội cướp giật tài
sản cũng có diễn biến phức tạp trong thời gian gần đây. Trong vòng 05 năm trở
lại đây, số vụ cướp giật tài sản có chiều hướng gia tăng. Hoạt động của bọn tội
phạm ngày càng đa dạng, thực hiện một cách trắng trợn gây tâm lý hoang mang,
lo lắng trong cộng đồng dân cư, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự, an
toàn xã hội của Hà Nội.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về tình
hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội để từ đó tìm ra nguyên
nhân của tội phạm này, đề ra các giải pháp có cơ sở khoa học nhằm nâng cao
hiệu quả phòng ngừa tội phạm này là một yêu cầu bức thiết. Chính vì lý do đó
nên tác giả đã chọn đề tài: “ Phòng ngừa tội cướp giật tài sản trên địa bàn
thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, có một số công trình nghiên cứu từ góc độ tội
phạm học một nhóm tội phạm trong đó có tội cướp giật tài sản:
Luận văn thạc sĩ luật học: Đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm sở
hữu có tính chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá của Lê Thị Khanh – Đại
học luật Hà Nội năm 2006
Luận văn thạc sĩ luật học: Phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu có tính
chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn La của Điêu Thị Kim Liên – Đại học luật
Hà Nội năm 2011
Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện,
hệ thống tội cướp giật tài sản dưới góc độ tội phạm học cũng như đưa ra được
biện pháp phòng ngừa tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội. Vì
vậy, việc nghiên cứu tình hình tội cướp giật tài sản, nguyên nhân của tội phạm
và tìm ra các giải pháp phòng ngừa tội phạm này trên địa bàn thành phố Hà Nội
là mang tính cấp bách, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành
phố Hà Nội giai đoạn 2008 - 2012, nguyên nhân của tội cướp giật tài sản trên
địa bàn thành phố Hà Nội, biện pháp phòng ngừa tội cướp giật tài sản trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu dưới góc độ Tội phạm học tội
cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2008 đến năm 2012.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài là nhằm đưa ra được các
biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành
phố Hà Nội
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nói trên, cần thực hiện những nhiệm vụ cơ bản
sau:
- Đánh giá tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội
trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2012
- Làm sáng tỏ nguyên nhân của tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành
phố Hà Nội trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2012;
- Dự báo tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội
trong thời gian tới
- Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội cướp giật tài
sản trên địa bàn thành phố Hà Nội
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Việc nghiên cứu đề tài được thực hiện trên cơ sở
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử
Phương pháp nghiên cứu: Trong luận văn, tác giả sử dụng tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu cụ thể, tiêu biểu là: Phương pháp tiếp cận định lượng,
4
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu,
phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh.
6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn đánh giá được tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành
phố Hà Nội trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2012, giải thích được một số
nguyên nhân cơ bản làm phát sinh tội phạm này và đề xuất được các biện pháp
nâng cao hiệu quả phòng ngừa phù hợp với đặc điểm riêng biệt và yêu cầu
phòng ngừa tội phạm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
bao gồm ba chương:
Chương 1: Tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội
giai đoạn 2008 – 2012.
Chương 2: Nguyên nhân của tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố
Hà Nội giai đoạn 2008 – 2012.
Chương 3: Dự báo tình hình tội cướp giật tài sản và các biện pháp nâng
cao hiệu quả phòng ngừa tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội.
5
CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2008 - 2012
“Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của các tội phạm
(hoặc nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm) đã xảy ra trong một đơn vị
không gian và thời gian nhất định”.[7, Tr 203] . Để làm rõ tình hình tội cướp
giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội, ta cần làm rõ các nội dung sau: thực
trạng, diễn biến, cơ cấu và tính chất của tội phạm này.
Trong quá trình nghiên cứu tình hình tội cướp giật tài sản, tác giả sử
dụng số liệu thống kê chính thức của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà
Nội. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng số liệu thống kê từ 151 bản án hình sự sơ
thẩm xét xử về tội cướp giật tài sản của Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn
thành phố Hà Nội mà được lựa chọn ngẫu nhiên từ tất cả các bản án về tội
phạm này trong phạm vi nghiên cứu.
1. Thực trạng của tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà
Nội giai đoạn 2008 -2012
* Về tội phạm rõ
Căn cứ theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà
Nội thì số vụ và số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm về tội cướp giật tài sản
trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian 5 năm như sau:
Bảng 1: Số vụ và số người phạm tội cướp giật tài sản trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 -2012
Năm
Số vụ
Số người phạm tội
2008
166
267
2009
208
312
2010
216
335
2011
195
318
2012
196
299
Tổng
981
1531
196
306
TB/năm
( Nguồn:Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội )
6
Trên cơ sở số liệu thống kê của Bảng 1, ta có biểu đồ về số vụ và số
người phạm tội bị xét xử về tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội
giai đoạn 2008 -2012 như sau:
Biểu đồ 1: Số vụ và số người phạm tội cướp giật tài sản trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 -2012
350
335
318
312
299
300
267
250
216
208
200
195
196
166
150
100
50
0
2008
2009
Số vụ
2010
2011
2012
Số người phạm tội
(Nguồn:Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội )
Qua bảng thống kê và biểu đồ ta nhận thấy, trong thời gian giai đoạn
2008 -2012, trên địa bàn thành phố Hà Nội, Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử
981 vụ và 1531 người phạm tội cướp giật tài sản. Như vậy, căn cứ vào số vụ
cướp giật tài sản bị xét xử trong thời gian 05 năm qua trên địa bàn thành phố
Hà Nội để tính trung bình năm, thì mỗi năm có 196 vụ cướp giật tài sản xảy ra
với 306 người phạm tội.
Tội cướp giật tài sản là một tội phạm thuộc chương các tội xâm phạm sở
hữu (thuộc chương XIV- BLHS). Do đó, nếu so sánh số vụ cướp giật tài sản bị
xét xử với tổng số vụ bị xét xử về các tội xâm phạm sở hữu giai đoạn 2008 2012 trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ cho thấy được mối tương quan giữa
7
“bức tranh” về tội cướp giật tài sản trong tổng thể chung của “ bức tranh” về
các tội xâm phạm sở hữu.
Dưới đây là bảng số liệu về số vụ cướp giật tài sản so với tổng số vụ bị
xét xử về các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn
2008 - 2012
Bảng 2: Số vụ, số người phạm tội cướp giật tài sản so với số vụ, số
người phạm các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Hà Nội
trong giai đoạn 2008 -2012
Tội cướp giật tài sản
Năm
Các tội xâm phạm sở hữu
Tỷ lệ %
Số vụ
(1)
Số người
(2)
Số vụ
(3)
Số người
(4)
(1)/(3)
(2)/(4)
2008
166
267
2509
3472
6.6%
7.6%
2009
208
312
2608
3842
7.9%
8.1%
2010
216
335
2110
3234
10.2%
10.3%
2011
195
318
2248
3627
8.6%
8.7%
2012
196
299
2763
4370
7.1%
6.8 %
Tổng
981
1531
12238
18545
8%
8.2%
( Nguồn:Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội )
Biểu đồ 2: So sánh số vụ phạm tội cướp giật tài sản với số vụ phạm các
tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 -2012
3000
2763
2608
2509
2500
2248
2110
2000
1500
1000
500
166
208
216
195
196
0
2008
2009
Số vụ cướp giật tài sản
2010
2011
2012
Số vụ xâm phạm sở hữu
( Nguồn:Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội )
8
Biểu đồ 3: So sánh số người phạm tội cướp giật tài sản với số người
phạm các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn
2008 -2012
4500
4000
3500
3000
2500
2000
1500
1000
500
0
4370
3842
3472
3627
3234
267
312
335
318
299
2008
2009
2010
2011
2012
Số người phạm tội cướp giật tài sản
Số người phạm các tội xâm phạm sở hữu
( Nguồn:Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội )
Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy trong vòng 5 năm trên địa bàn thành
phố Hà Nội xảy ra 12238 vụ/ 18545 người phạm tội thuộc nhóm tội xâm phạm
sở hữu, trong đó có 981vụ/1531 người phạm tội cướp giật tài sản, chiếm tỷ lệ 8
%/8.2%. Như vậy, trong vòng 05 năm số tội phạm và số người phạm tội này
chiếm tỷ lệ đáng kể trong số các tội thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu.
Để có thể thấy rõ hơn thực trạng của tội cướp giật tài sản, có thể so sánh
mức độ của tội phạm này với các tội phạm phổ biến nhất trong nhóm tội xâm
phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 -2012.
9
Bảng 3: Số vụ các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Hà
Nội giai đoạn 2008 - 2012
TỘI DANH
Trộm cắp tài sản
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tội xâm phạm sở hữu khác
Số vụ
7233
1458
1430
Tỷ lệ % số vụ
59 %
12 %
11.7%
Cướp tài sản
1136
9.3%
Cướp giật tài sản
981
8%
12238
100%
Tổng số
( Nguồn: Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội )
Biểu đồ 4: Số vụ các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành phố
Hà Nội giai đoạn 2008 - 2012.
Tổng số
100
Trộm cắp tài sản
59
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
12
Tội xâm phạm sở hữu khác
11.7
Cướp tài sản
9.3
Cướp giật tài sản
8
0
20
40
60
80
100
120
( Nguồn:Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội)
Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy trong thời gian 05 năm giai đoạn
2008 - 2012, tội phạm phổ biến nhất trong nhóm tội xâm phạm sở hữu trên toàn
thành phố Hà Nội là tội trộm cắp tài sản (59%). Mức độ phổ biến của tội cướp
giật tài sản là 8%. Như vậy, trong vòng 05 năm tội phạm này chiếm tỷ lệ đáng
kể so với các tội trong nhóm tội xâm phạm sở hữu
Việc mô tả và đánh giá về thực trạng của tội cướp giật tài sản trên địa
bàn thành phố Hà Nội còn có thể được thực hiện thông qua việc xác định và so
10
sánh chỉ số tội phạm trên địa bàn thành phố Hà Nội với chỉ số tội phạm trên
toàn quốc.
Chỉ số tội phạm được xác định để tìm hiểu mức độ phổ biến của tội
phạm trong dân cư. Khi đánh giá thực trạng của tội cướp giật tài sản trên địa
bàn thành phố Hà Nội không thể bỏ qua chỉ số tội phạm [ 10, Tr 207].
Dưới đây là bảng chỉ số tội phạm ở Hà Nội và toàn quốc giai đoạn 2008 2012
Bảng 4: Chỉ số tội phạm và số người phạm tội cướp giật tài sản trên
địa bàn thành phố Hà Nội (tính trên 100.000 dân)
Hệ số vụ
Năm
Số vụ
Số người
Số dân cư
phạm tội /
phạm tội
(triệu người)
100.000
dân
Hệ số người
phạm tội /
100.000 dân
2008
166
267
6.116.200
2.71
4.36
2009
208
312
6.472.200
3.21
4.82
2010
216
335
6.561.900
3.29
5.10
2011
195
318
6.699.600
2.91
4.74
2012
196
299
7.100.100
2.76
4.21
TB
196
306
6.589.900
2.97
4.64
( Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội)
11
Bảng 5: Chỉ số tội phạm và số người phạm tội cướp giật tài sản trên
cả nước (tính trên 100.000 dân)
Năm
Số vụ
Số người
Số dân cư
phạm tội
(triệu người)
Hệ số vụ
Hệ số người
phạm tội /
phạm tội /
100.000 dân
100.000 dân
2008
2562
4464
85.118.700
3
5.2
2009
3019
5090
86.025.000
3.5
5.9
2010
2651
4348
86.927.000
3.04
5
2011
2671
4348
87.840.000
3.04
4.95
2012
2716
4507
89.000.000
3.05
5.06
TB
2.723
4.551
86.982.100
3.1
5.23
( Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội)
Biểu đồ 5: Chỉ số tội phạm của tội cướp giật tài sản trên địa bàn
thành phố Hà Nội và toàn quốc giai đoạn 2008 -2012
3.1
3.1
3.05
3
2.97
2.95
2.9
Hà Nội
Toàn quốc
(Nguồn: Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội)
12
Biểu đồ 6: Chỉ số người phạm tội cướp giật tài sản trên địa bàn
thành phố Hà Nội và toàn quốc giai đoạn 2008 -2012
5.23
5.4
5.2
5
4.8
4.64
4.6
4.4
4.2
Hà Nội
Toàn quốc
(Nguồn: Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội)
Từ bảng số liệu và biểu đồ ta nhận thấy, chỉ số tội phạm và chỉ số người
phạm tội cướp giật tài sản ở thành phố Hà Nội chiếm tỷ lệ tương đối cao so với
chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội cướp giật tài sản trên toàn quốc. Cụ
thể: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội cướp giật tài sản ở Hà Nội là
2.97/ 4.64; Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội cướp giật tài sản trên toàn
quốc là 3.1/5.23.Điều này thể hiện mức độ phổ biến của tội cướp giật tài sản
trong dân cư ở Hà Nội tương đối so với toàn quốc.
* Về tội phạm ẩn
Nghiên cứu về thực trạng của tội phạm không chỉ dựa vào việc nghiên
cứu về những vụ phạm tội đã được xét xử mà còn phải nghiên cứu phần ẩn của
tội phạm. Tội phạm ẩn là số lượng tội phạm và người phạm tội đã thực hiện
trên thực tế nhưng không được tường thuật với cơ quan có thẩm quyền hoặc
chưa bị phát hiện (một cách chính thức) và do vậy chưa bị đưa ra xét xử, chưa
có trong thống kê hình sự chính thức [10, Tr 203]. Thực tế cho thấy, mỗi loại
tội phạm có một tỷ lệ ẩn khác nhau. Để đánh giá được tội phạm ẩn của tội cướp
giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội là một công việc hết sức khó khăn.
Tác giả đã cố gắng phân tích để làm sáng tỏ (ở mức độ tương đối) về tội phạm
13
ẩn của tội cướp giật tài sản trong thời gian giai đoạn 2008 -2012 trên địa bàn
thành phố Hà Nội. Khi tác giả nghiên cứu 151 bản án hình sự sơ thẩm về tội
cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 -2012 thì có 21
vụ chiếm 13,9% người phạm tội phạm tội nhiều lần nhưng các lần phạm tội
trước đó không bị phát hiện, chỉ đến khi người phạm tội thực hiện lần phạm tội
cuối cùng và bị bắt thì mới điều tra được các lần phạm tội trước đó của họ.
Từ việc nghiên cứu, tác giả nhận định tội phạm ẩn của tội cướp giật tài
sản ở Hà Nội trong thời gian qua thực tế có tồn tại (ẩn về số vụ và số người
phạm tội). Tuy nhiên, chúng ta phải nhận thức rằng con số này chỉ phản ánh
phần nào tội phạm ẩn của tội phạm. Vấn đề đặt ra cần phải hạn chế tỷ lệ tội
phạm ẩn để có được cái nhìn tổng quát đầy đủ về thực trạng của tội cướp giật
tài sản để từ đó đề ra được biện pháp phòng ngừa tội phạm đạt hiệu quả.
2. Diễn biến của tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội
giai đoạn 2008 -2012.
Nghiên cứu diễn biến của tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà
Nội giai đoạn 2008 -2012 giúp chúng ta nhận diện được rõ nét hơn “ bức tranh”
về tội cướp giật tài sản và nó còn giúp cho việc xác định xu hướng vận động
của tội này trong thời gian tiếp theo, từ đó giúp cho việc xây dựng các biện
pháp phòng ngừa của cơ quan chức năng sát với thực tiễn.
Để xác định diễn biến của tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà
Nội giai đoạn giai đoạn 2008 -2012, tác giả lấy số liệu về số vụ và số người
phạm tội cướp giật tài sản của năm 2008 là gốc và coi là 100% để tính mức độ
tăng, giảm của tội phạm cho những năm tiếp theo. Ta có bảng số liệu sau:
14
Bảng 6: Mức độ tăng, giảm hàng năm của tội cướp giật tài sản trên
địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 -2012
Năm
Số vụ bị xét xử
Số người bị xét xử
2008
156
100%
267
100%
2009
208
133,3% ( tăng 33,3%)
312
116,8 ( tăng 16,8%)
2010
216
138,4% ( tăng 38,4%)
335
125,4% ( tăng 25,4%)
2011
175
112% ( tăng 12%)
318
119 % ( tăng 19 % )
2012
196
125,6% (tăng 25,6%)
299
112 % (tăng 12%)
(Nguồn:Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội)
Từ bảng số liệu trên, ta có biểu đồ về xu hướng vận động của tội cướp
giật tài sản như sau:
Biểu đồ 7: Diễn biến của số vụ phạm tội cướp giật tài sản trên địa
bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 -2012
160
140
120
100
80
60
40
20
0
133.3
138.4
125.6
112
100
2008
2009
2010
2011
2012
Số vụ cướp giật tài sản
(Nguồn: Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội )
15
Biểu đồ 8: Diễn biến của số người phạm tội cướp giật tài sản trên địa
bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 -2012
140
120
116.8
100
125.4
119
112
100
80
60
40
20
0
2008
2009
2010
2011
2012
Số người phạm tội cướp giật tài sản
( Nguồn:Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội )
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ, ta có thể nhận thấy như sau giai đoạn
2008 -2012:
Về số vụ cướp giật vận động theo chiều hướng tăng. Cụ thể, so với số vụ
của năm 2008 thì năm 2009 tăng 33,3%, năm 2010 tăng 38,4%, năm 2011 tăng
12 %, năm 2012 tăng 25,6%. Như vậy, tăng mạnh nhất là năm 2010 tăng đến
38,4%.
Về số người phạm tội cướp giật tài sản nhìn chung cũng vận động theo
chiều hướng tăng. Lấy năm 2008 với 267 người phạm tội làm con số so sánh
chiếm tỷ lệ 100% thì năm 2009 là 312 người phạm tội tăng 16,8%, năm 2010
số người phạm tội tăng mạnh với 335 người phạm tội tăng 25,4%, năm 2011 số
người phạm tội là 318 người tăng khá cao là 19%, năm 2012 số người phạm tội
tăng là 299 người tăng 12%. Năm 2010, cùng với số vụ cướp giật tài sản tăng
mạnh (tăng 38,4%. ) thì số người phạm tội cướp giật cũng tăng, đến 25,4%.
Như vậy, có thể thấy trong khoảng thời gian giai đoạn 2008 -2012 thì tội
cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội có xu hướng tăng tuy mức độ
tăng từng năm là khác nhau.
16
Tội cướp giật tài sản thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu, để làm rõ hơn
diễn biến của tội cướp giật tài sản chúng ta so sánh với diễn biến của nhóm tội
xâm phạm sở hữu được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 7: So sánh mức độ tăng, giảm hàng năm về số vụ phạm tội
cướp giật tài sản và các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Hà
Nội từ năm 2008 đến năm 2012
Năm
Số vụ phạm tội cướp giật
Số vụ các tội xâm phạm
tài sản
sở hữu
2008
156
100%
2509
100%
2009
208
133,3% ( tăng 33,3%)
2608
104% (tăng 4%)
2010
216
138,4% ( tăng 38,4%)
2110
84% (giảm 16%)
2011
175
112% ( tăng 12%)
2248
89,6% (giảm 10,4%)
2012
196
125,6% (tăng 25,6%)
2763
110% (tăng 10%)
( Nguồn: Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội)
Biểu đồ 9: So sánh diễn biến số vụ phạm tội cướp giật tài sản với số
vụ phạm các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Hà Nội giai
đoạn 2008 -2012
160
140
120
100
80
60
40
20
0
138.4
133.3
100
104
84
2008
2009
125.6
110
112
2010
Số vụ cướp giật tài sản
89.6
2011
2012
Số vụ xâm phạm sở hữu
( Nguồn: Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội )
17
Bảng 8: So sánh mức độ tăng, giảm hàng năm về số người phạm tội
cướp giật tài sản và số người phạm các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn
thành phố Hà Nội từ năm 2008 đến năm 2012
Năm
Số người
Số người
phạm tội cướp giật tài sản
phạm các tội xâm phạm sở hữu
2008
267 100%
3472
100%
2009
312 116,8 ( tăng 16,8%)
3824
110% (tăng 10%)
2010
335 125,4% ( tăng 25,4%)
3234
93% (giảm 7%)
2011
318 119 % ( tăng 19 % )
3627
104,5% (tăng 4,5%)
2012
299 112 % (tăng 12%)
4370
125,8% (tăng 25,8%)
Biểu đồ 10. So sánh diễn biến số người phạm tội cướp giật tài sản với
số người phạm các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Hà Nội
giai đoạn 2008 -2012
140
116.8
120
100
100
125.4
119
125.8
112
110
104.5
93
80
60
40
20
0
2008
2009
Số người phạm tội cướp giật tài sản
2010
2011
2012
Số người phạm tội xâm phạm sở hữu
( Nguồn: Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội)
Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy, so với năm 2008 thì số vụ phạm tội
cướp giật tài sản có xu hướng tăng, trong khi số vụ các tội xâm phạm sở hữu
lúc tăng lúc giảm, năm 2009 và năm 2012 là tăng còn năm 2010 và năm 2011
18
giảm. Số người phạm tội cướp giật tài sản và số người phạm các tội trong nhóm
tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 -2012 đều
có xu hướng tăng. Nhưng điển hình là năm 2010 số người phạm tội trong nhóm
tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn Hà Nội giảm 7% nhưng số người phạm tội
cướp giật tài sản lại tăng mạnh, tăng 25,4%.
Để có được cái nhìn toàn diện về tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành
phố Hà Nội giai đoạn 2008 -2012, tác giả đã xem xét nó trong mối tương quan
với diễn biến của tội phạm nói chung xảy ra trong cùng khoảng thời gian trên
địa bàn thành phố Hà Nội. Dưới đây là bảng số liệu về diễn biến của tội phạm
nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 -2012
Bảng 9: So sánh mức độ tăng, giảm hàng năm về số vụ phạm tội
cướp giật tài sản và số vụ phạm tội nói chung trên địa bàn thành phố Hà
Nội giai đoạn 2008 -2012
Năm
Số vụ phạm tội cướp giật
Số vụ phạm tội nói chung
tài sản
2008
156
100%
6520
100%
2009
208
133,3% ( tăng 33,3%)
6614
101,4% ( tăng 1,4% )
2010
216
138,4% ( tăng 38,4%)
6249
95,8% ( giảm 4,2%)
2011
175
112% ( tăng 12%)
7196
110% ( tăng 10% )
2012
196
125,6% (tăng 25,6%)
8785
134,7% (tăng 34,7%)
( Nguồn: Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội)
Biểu đồ 11: So sánh diễn biến số vụ phạm tội cướp giật tài sản và số
vụ phạm tội nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 -2012
150
133.3
138.4
112
100
100
101.4
50
0
2008
2009
95.8
2010
Số vụ cướp giật tài sản
110
2011
125.6
134.7
2012
Số vụ phạm tội nói chung
(Nguồn: Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội )
19
Bảng 10: So sánh mức độ tăng, giảm hàng năm về số người phạm tội
cướp giật tài sản và số người phạm tội nói chung trên địa bàn thành phố
Hà Nội giai đoạn 2008 -2012
Năm
Số người phạm tội cướp giật
Số người phạm tội nói chung
tài sản
2008
267
100%
10608
100%
2009
312 116,8 ( tăng 16,8%)
10978 103,4% ( tăng 3,4%)
2010
335 125,4% ( tăng 25,4%)
10859 102,4% ( tăng 2,4% )
2011
318 119 % ( tăng 19 % )
13198 124,4% ( tăng 24,4% )
2012
299 112 % (tăng 12%)
16211 152,8% (tăng 52,8%)
Biểu đồ 12: So sánh diễn biến số người phạm tội cướp giật tài sản và
số người phạm tội nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2008
-2012
180
160
140
120
100
80
60
40
20
0
125.4
116.8
100 100
2008
102.4
103.4
2009
2010
Số người phạm tội cướp giật tài sản
124.4
152.8
112
119
2011
2012
Số người phạm tội nói chung
( Nguồn: Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội )