Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đề HSG KHTN142 lần 2 vĩnh tường 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.61 KB, 8 trang )

PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG
ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi có 04 trang)

KHẢO SÁT HSG KHTN-KHXH LỚP 8 LẦN 2
NĂM HỌC 2015-2016
ĐỀ KHẢO SÁT: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
MÃ ĐỀ THI: 142

TRẮC NGHIỆM (3,0đ) Thời gian làm bài 45 phút. Hết thời gian GT thu phiếu trả lời trắc nghiệm.

Câu 1: Việt đang đạp xe với tốc độ đều (xe đang chuyển động đều). Biết rằng lực cản của bánh xe
với mặt đường là 150 N; lực cản của các chi tiết như xích, líp, ổ trục là 120 N. Việt phải tác dụng
một lực là bao nhiêu lên bàn đạp để giữ nguyên tốc độ của xe?
A. 240N.
B. 270N.
C. 120N.
D. 150N.
Câu 2: Dãy hợp chất nào sau đây gồm các chất đều thuộc loại muối?
A. Na2O, CuSO4, KOH.
B. CaCO3, MgO, Al2(SO4)3.
C. CaCO3, CaCl2, FeSO4.
D. H2SO4, CuSO4, Ca(OH)2.
Câu 3: Khi hoạt động mạnh, nhịp hô hấp và nhịp tim tăng vì:
A. Hàm lượng O2 và CO2 tăng lên.
B. Hàm lượng O2 và CO2 giảm đi.
C. Hàm lượng O2 và CO2 không thay đổi.
D. Hàm lượng O2 giảm và CO2 tăng.


Câu 4: Một vật chuyển động đều được diễn tả quãng đường đi theo thời gian
như đồ thị. Trong các giá trị tốc độ sau, giá trị nào đúng tốc độ của chuyển
động?
A. 40 km/h.
B. 20 km/h.
C. 60 km/h.
D. 10 km/h.
Câu 5: Cho các oxit sau: Na2O, CaO, BaO, NO, CO2, Al2O3, P2O5, SiO2. Số lượng oxit tác dụng
được với nước tạo thành sản phẩm làm đổi màu quỳ tím thành đỏ là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 6: Tại sao ngồi dưới bóng cây bao giờ cũng thấy mát mẻ?
A. Quá trình quang hợp của lá cây giải phóng khí Oxi và hấp thị khí Cacbonic ngăn chặn hiệu
ứng nhà kính nên dưới bóng cây mát hơn.
B. Lá cây không cho các tia nắng đi qua. Vì vậy không khí dưới bóng cây không bị nung nóng
bởi ánh nắng.
C. Lá cây quang hợp tạo Oxi và chất hữu cơ nên làm giảm nhiệt của ánh nắng mặt trời.
D. Quá trình quang hợp là một phản ứng hóa học thu nhiệt nên làm không khí mát hơn.
Câu 7: Minh rất thích ngắm sao. Tuy nhiên anh không thể nhìn rõ những ngôi sao vào ban đêm
được vì anh sống ở thành phố Hà Nội. Năm vừa qua, Minh về thăm quê ngoại ở một vùng quê
Vĩnh Phúc và anh đã ngắm được rất nhiều ngôi sao. Tại sao ở miền quê lại ngắm được nhiều sao
hơn ở thành phố lớn?
A. Ánh sáng của ánh đèn thành phố làm cho nhiều ngôi sao khó nhìn thấy.
B. Mặt trăng ở thành phố sáng hơn nên làm ngăn cản ánh sáng từ các ngôi sao.
C. Không khí ở miền quê có nhiều bụi phản xạ ánh sáng hơn không khí ở thành phố lớn.
D. Không khí ở thành phố thì ấm hơn do nhiệt tỏa ra từ xe hơi, máy móc và nhà cửa.
Câu 8: Nhiệt phân 7,35 gam Kali clorat sau phản ứng thu được bao nhiêu lít khí (ở đktc), biết hiệu
suất phản ứng là 80%?

A. 2,016
B. 1,344
C. 1,6128
D. Đáp án khác
Câu 9: Thời gian co bóp nhịp nhàng của tim người theo một chu kỳ bình thường là 0,8 giây. Thời
gian tương ứng với mỗi pha của chu kỳ tim là:
A. Tâm nhĩ co 0,4 giây. Tâm thất co 0,1 giây. Thời gian dãn chung 0,3 giây.
B. Tâm nhĩ co 0,1 giây. Tâm thất co 0,3 giây. Thời gian dãn chung 0,4 giây.
C. Tâm nhĩ co 0,1 giây. Tâm thất co 0,4 giây. Thời gian dãn chung 0,3 giây.
D. Tâm nhĩ co 0,3 giây. Tâm thất co 0,1 giây. Thời gian dãn chung 0,4 giây.
Câu 10: Một người chuyển động với vận tốc v so với một gương phẳng treo sát tường theo phương
vuông góc với mặt gương thì vận tốc của ảnh của người đó so với người là bao nhiêu?
A. 0,5v.
B. 1,5v.
C. 2v.
D. v.
/>

Câu 11: Trong phòng thí nghiệm người ta lắp dụng cụ điều chế và thu
một số khí như hìnhBvẽ bên. Hãy cho biết dụng cụ này có thể điều chế
và thu những khí nào trong các khí sau?
A. CO2, SO2, Cl2
B. NO2, SO2, CH4
C. N2, NH3, H2
D. H2S, N2O, C2H2
Câu 12: Hậu quả của thức ăn còn bám lại ở răng vào buổi tối?
A. Làm cho nước bọt tiết nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn.
B. Tạo ra môi trường axit phá hủy lớp men răng, ngà răng, gây viêm tủy răng, làm hôi miệng.
C. Tạo môi trường kiềm phá hủy men răng.
D. Làm nước bọt tiết ít hơn nên khó tiêu hóa thức ăn.

Câu 13: Trồng nhiều cây xanh ngăn cách giữa khu công nghiệp và khu dân cư nhằm giảm ô nhiễm
tiếng ồn vì:
A. Cây xanh tác động vào nguồn âm
B. Cây xanh ngăn chặn không cho âm truyền tới khu dân cư
C. Cây xanh làm cho âm truyền theo hướng khác
D. Cả B và C
Câu 14: Thành phần phân tử bazơ gồm có
A. Một nguyên tử kim loại và một nhóm (-OH)
B. Một nguyên tử phi kim và một hay nhiều nhóm (-OH)
C. Một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm (-OH)
D. Cả B và C đều đúng
Câu 15: Áp suất của không khí trong phế bào là 710 mmHg. Tỷ lệ % của O 2 trong phế bào là 15%.
Sự chênh lệch áp suất của O2 giữa phế bào và máu là bao nhiêu mmHg? Điều đó có ý nghĩa gì?
(Nếu áp suất của O2 trong máu là 37 mmHg).
A. 71 mmHg, làm cho O2 từ phế bào khuếch tán vào máu.
B. 69,5 mmHg, làm cho O2 từ phế bào khuếch tán vào máu.
C. 106,5 mmHg, làm cho O2 từ máu khuyếch tán vào phế bào.
D. 5,55 mmHg, làm cho O2 từ máu khuyếch tán vào phế bào.
Câu 16: Về mùa hạ, khi mở tủ lạnh ra thường thấy sương mù trắng. Đó là do:
A. Bên trong tủ lạnh có sẵn nước ngưng tụ
B. Một phần nước trong các đồ thực phẩm khi gặp khí nóng bên ngoài thì ngưng tụ thành sương.
C. Hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ, hình thành những tinh thể băng nhỏ.
D. Hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ, hình thành những giọt nước nhỏ.
Câu 17: Ta không dùng phương pháp thu khí bằng cách đẩy nước đối với khí nào trong các khí
sau: H2, O2, SO2, NO, CO, N2, NH3?
A. H2, O2
B. NO, CO
C. SO2, NH3
D. H2, O2, N2
Câu 18: Cho sơ đồ sau:

(1)

→ HbCO2
Hb + CO2 ¬


(2)

Mũi tên (1) là gì?
A. Hb kết hợp với CO2 tạo thành HbCO2, xảy ra tại phổi.
B. Hb kết hợp với CO2 tạo thành HbCO2, xảy ra tại mô.
C. HbCO2 được phân li tạo thành CO2 bài xuất ra khỏi cơ thể, xảy ra tại phổi.
D. HbCO2 được phân li tạo thành CO2 bài xuất ra khỏi cơ thể, xảy ra tại mô.
Câu 19: Cách nói nào dưới đây là chính xác:
A. Lực ép là trọng lực
B. 1m/s nhỏ hơn 1km/h
C. Có thể dùng lực kế để đo khối lượng riêng của vật
D. Vật chuyển động càng nhanh thì tốc độ của vật càng lớn
/>

Câu 20: Cho 10 gam hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng dư thu được 2,24 lít
khí H2 (đktc). Khối lượng của Fe và Cu lần lượt là
A. 6,92 gam và 3,08 gam
B. 5,6 gam và 4,4 gam
C. 3,08 gam và 6,92 gam
D. 3,6 gam và 6,4 gam
Câu 21: Một bạn học sinh có biểu hiện mệt mỏi, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, hoa mắt chóng mặt, nhịp
tim nhanh, hay cáu gắt. Theo phán đoán của em biểu hiện của bạn có liên quan đến nguyên tố nào sau đây?
A. Mg.
B. Ca.

C. Fe.
D. I.
Câu 22: Chất xám trong bộ phận thần kinh trung ương được cấu tạo bởi:
A. Thân nơron
B. Thân nơron và các sợi nhánh
C. Sợi nhánh nơron
D. Sợi nhánh nơron
Câu 23: Một quả cầu bằng thép nổi trong một chậu thủy ngân. Đổ nước vào chậu cho ngập hết quả
cầu. Phần thể tích của quả cầu chìm trong thủy ngân:
A. Vẫn không đổi
B. Tăng lên
C. Giảm đi
D. Tăng lên hay giảm đi phụ thuộc vào độ cao cột nước đổ vào.
Câu 24: Electron của nguyên tử Hidro chuyển động bên trong một hình cầu có bán kính là 3.10 8
cm. Hạt nhân của nguyên tử Hidro được coi như một quả cầu có bán kính là 5.10 -13cm. Nếu phóng
đại hạt nhân lên thành một quả bóng có đường kính là 6 cm thì bán kính của nguyên tử Hidro sẽ là
A. 3,6 km
B. 1,8 km
C. 3,6.10-5 km
D. 1,8.10-5 km
Câu 25: Một vật đặt ở gần gương cho ảnh ảo, lớn hơn vật. Gương đó là:
A. Gương phẳng
B. Gương cầu lồi
C. Gương cầu lõm
D. Cả A, B và C
Câu 26: Loại chất hữu cơ nào có trong thức ăn sau khi tiêu hóa tạo ra sản phẩm là axit amin.
A. Protein
B. Lipit
C. Gluxit
D. Vita min

Câu 27: Nguyên tử nguyên tố X kết hợp với nguyên tử nguyên tố O tạo ra phân tử oxit. Trong phân tử
oxit này nguyên tử oxi chiếm 25,81% về khối lượng. Cho biết X là nguyên tử nguyên tố nào sau đây?
A. Ba
B. Ca
C. Na
D. K
Câu 28: Một người đi xe đạp, trong một nửa quãng đường đầu với vận tốc 12km/h và nửa quãng
đường còn lại với vận tốc 20km/h. Vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường là:
A. 15km/h
B. 16km/h
C. 32km/h
D. 8km/h
Câu 29: Oxit nào dưới đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit?
A. CO2 (cacbon dioxit)
B. CO (cacbon oxit)
C. SO2 (lưu huỳnh dioxit)
D. SnO2 (thiếc dioxit)
Câu 30: Tế bào lim phô T phá hủy tế bào bị nhiễm vi khuẩn bằng cách nào?
A. Kìm hãm sự trao đổi chất của tế bào đã nhiễm vi khuẩn.
B. Bao vây và thực bào các tế bào nhiễm khuẩn đó.
C. Nhận diện và tiếp xúc với tế bào nhiễm khuẩn, tiết ra kháng thể phá hủy các tế bào đó.
D. Nhận diện và tiếp xúc với tế bào nhiễm khuẩn, tiết ra Protein đặc hiệu làm tan màng, phá hủy
các tế bào nhiễm khuẩn đó.
TỰ LUẬN (7,0 đ) Thời gian làm bài 135 phút. HS làm ra mẫu giấy khảo sát hoặc giấy thi.
Câu 1 (1,75 đ): Hội bơi chải trên sông Cánh được tổ chức vào ngày 15/7 âm lịch tại thị trấn Hương Canh,
huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Lễ hội diễn ra sôi động với hoạt động tế lễ thần sông và cuộc thi bơi
chải. Vốn là vùng sản xuất nông nghiệp, cuộc sống của người dân nơi đây gắn liền với con sông và tín
ngưỡng của họ cũng gắn với vị thần sông. Tín ngưỡng thờ thần sông đã xuất hiện các hình thái lễ hội trên
sông nước, bởi lễ hội vốn được hình thành từ tín ngưỡng và sự tôn thờ. Lễ hội bơi chải trên sông Cánh là
một lễ hội như thế. Ngoài phần tế lễ thần sông, thi bơi chải là nét đặc sắc nhất của lễ hội sông nước.

1. Chặng đua trên sông xuất phát từ bến A đến bến B rồi quay trở lại bến A. Một thuyền đua xuất
phát từ A bơi xuôi dòng, do sơ ý tại điểm xuất phát thuyền đua đó đánh rơi một phao bơi. Thuyền
đua bơi đến B với AB = 1,5km thì quay lại, sau 10 phút tính từ lúc xuất phát thì gặp phao bơi tại C
với AC = 200m. Coi nước chảy đều, vận tốc bơi của thuyền so với nước luôn không đổi. Tính vận
tốc của nước chảy và vận tốc bơi của thuyền so với bờ khi xuôi dòng và ngược dòng?
2. Sau khi kết thúc chặng đua, các vận động viên bơi chải cảm thấy cơ thể nóng lên.
/>

a. Khi đó cơ thể vận động viên có cơ chế tự điều hòa thân nhiệt như thế nào?
b. Để làm mát cơ thể một số vận động viên đã sử dụng nước uống có gaz. Khi mở nắp chai nước
họ quan sát thấy có bọt khí xuất hiện. Hãy giải thích hiện tượng trên.
Câu 2 (1,5 đ): Trong phòng học bộ môn Hóa học có một cốc thủy tinh hình trụ nặng 100g, bán
kính đáy 5cm được đặt trên mặt bàn nằm ngang, đựng 500ml dung dịch CuSO4.
a) Tính áp suất do dung dịch tác dụng lên đáy cốc và áp suất do cốc dung dịch tác dụng lên mặt bàn.
Biết khối lượng riêng của dung dịch CuSO4 là 1,12g/ml và bỏ qua độ dày của thành cốc. Lấy π = 3,14
b) Nếu cho 11 gam hỗn hợp Al, Fe tác dụng với 500ml dung dịch CuSO 4 ở trên thấy có 64 gam
CuSO4 phản ứng theo sơ đồ sau:
Al + CuSO4 → Al2(SO4)3 + Cu
Fe + CuSO4 → FeSO4+ Cu
Lập phương trình hóa học. Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
Câu 3: (1,25 đ): Hòa lòng trắng của một quả trứng gà với 500ml nước,khuấy đều và đun nóng ở
90oC, lòng trắng trứng đông tụ và nổi lên, sau đó lọc và thu được vẩn lòng trắng, đổ vào 4 ống
nghiệm, mỗi ống 2ml.
- Cho thêm vào ống nghiệm 1,3: mỗi ống 1 ml dung dịch enzim pepsin.
- Cho thêm vào ống nghiệm 4: 1ml dung dịch enzim pepsin đã đun sôi.
- Cho thêm vào các ống nghiệm 2,3 và 4: mỗi ống 3 giọt HCl loãng.
- Đặt cả 4 ống nghiệm trên vào cốc nước ấm 35 – 37oC, để trong 15 – 20 phút.
1. Ống nghiệm nào có vẩn lòng trắng trứng bị biến đổi làm cho dung dịch trở lên trong? Giải thích.
2. Mục đích của thí nghiệm trên là gì?
3. Qua thí nghiệm trên em rút ra được kết luận gì?

4. Tại sao vẩn lòng trắng trứng lại nổi trên nước?
Câu 4: (1,5 đ): Axit clohidric (HCl) có vai trò rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ
thể. Trong dung dịch dạ dày của người có axit clohidric với nồng độ khoảng từ 0,0001 đến 0,001 M
(có độ pH tương ứng là 4 và 3). Ngoài việc hòa tan các muối khó tan, axit clohidric còn là chất xúc
tác cho các phản ứng thủy phân các chất gluxit (chất đường, bột) và chất protein (chất đạm) thành
các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được. Lượng axit clohidric trong dịch vị dạ dày
người nhỏ hơn hoặc lớn hơn mức bình thường đều gây bệnh cho người.
a) Khi trong dịch vị dạ dày có nồng độ axit clohidric nhỏ hơn 0,0001 M (pH > 4,5), người ta
mắc bệnh khó tiêu. Nếu một người nào đó bị triệu trứng thiếu axit clohidric trong dạ dày thì sự tiêu
hóa ở ruột non diễn ra như thế nào?
b) Khi nồng độ Axit clohidric lớn hơn 0,001 M (pH < 3,5), người ta mắc bệnh ợ chua. Trong y
học, dược phẩm Nabica (NaHCO 3) dùng để trung hòa bớt lượng HCl dư trong dạ dày. Tính khối
lượng của dung dịch HCl 0,035M (nồng độ axit trong dạ dày) được trung hòa và thể tích khí CO 2
(đktc) sinh ra khi uống 0,336 g NaHCO3.
Câu 5: (1,0 đ): "Trời đã về chiều. Sau một ngày lao động mệt nhọc, người đánh cá nghèo khó Ap-đun
nằm nghỉ trên bờ sông. Đột nhiên anh ta nhìn thấy trôi theo sóng là một vật ngập hoàn toàn trong nước
và phải hết sức chăm chú mới nhìn thấy nó trên mặt nước. Ap-đun nhảy xuống sông, vớt lấy vật và
mang lên bờ. Anh nhận ra đó là một chiếc bình cổ bằng đất, miệng bình được nút kín và gắn xi. Apđun mở nút ra và hết sức kinh ngạc: Từ bình dốc ra 147 đồng tiền bạc giống nhau. Ap-đun cất tiền đi,
còn bình đậy kín lại rồi thả xuống sông. Chiếc bình nổi và một phần ba bình nhô lên khỏi mặt nước".
Một trong những chuyện cổ phương Đông đã kể như vậy. Coi bình có thể tích 2 lít.
1. Hãy tìm khối lượng của một đồng tiền bạc?
2. Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen?
Thí sinh được sử dụng máy tính bỏ túi có các chức năng thông thường, Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Họ và tên thí sinh:.................................................................Số báo danh:.................................

/>

PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG


KHẢO SÁT HSG KHTN-KHXH LỚP 8 LẦN 2
NĂM HỌC 2015-2016
HƯỚNG DẪN CHẤM KHOA HỌC TỰ NHIÊN

TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Mỗi câu đúng cho 0,1 điểm:
Mã 142

Mã 243

Mã 344

Mã 445

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1


B

1

C

1

D

1

A

2

C

2

D

2

A

2

B


3

D

3

A

3

B

3

C

4

B

4

C

4

A

4


D

5

A

5

B

5

D

5

C

6

B

6

A

6

C


6

D

7

A

7

D

7

B

7

C

8

C

8

B

8


A

8

D

9

B

9

D

9

C

9

A

10

C

10

B


10

A

10

D

11

A

11

D

11

B

11

C

12

B

12


C

12

D

12

A

13

D

13

A

13

C

13

B

14

C


14

D

14

B

14

A

15

B

15

C

15

A

15

D

16


D

16

A

16

C

16

B

17

C

17

D

17

B

17

A


18

B

18

C

18

A

18

D

19

D

19

A

19

B

19


C

20

B

20

C

20

D

20

A

21

C

21

D

21

A


21

B

22

B

22

C

22

D

22

A

23

C

23

D

23


A

23

B

24

B

24

A

24

C

24

D

25

C

25

B


25

D

25

A

26

A

26

D

26

C

26

B

27

C

27


A

27

B

27

D

28

A

28

B

28

D

28

C

29

C


29

D

29

A

29

B

30

A

30

B

30

C

30
D
TỰ LUẬN: (7 điểm)

/>


Câu

/>
Nội dung

Điểm


1. Thời gian bơi của vận động viên bằng thời gian trôi của phao, vận tốc
dòng nước chính là vận tốc của phao.
vn = vb =

AC 0, 2
=
= 1, 2
1
km/h.
t
6

0,15

Gọi vận tốc của vận động viên so với nước là v 0 (v0>0), vận tốc so với bờ
khi xuôi dòng và ngược dòng là v1 và v2, ta có v1= v0 + vn ; v2 = v0 – vn.
AB
AB
1,5
=
=

Thời gian bơi xuôi dòng t1 =
(1)
v1
v 0 + v n v0 + 1, 2
Thời gian bơi ngược dòng
BC
BC
AB − AC 1,5 − 0, 2
1,3
t2 =
=
=
=
=
(2)
v 2 v0 − v n
v0 − v n
v0 − 1, 2 v0 − 1, 2
Câu 1 Theo bài ra ta có t = t1 + t2 =

1,5
1, 3
1
+
= .
v 0 + 1, 2 v 0 − 1, 2 6

(3)

Từ (3) ta có v02 − 16,8.v 0 = 0 ⇔ v0 = 16,8km/h.

Vậy, Khi xuôi dòng v1 = 18,0(km/h) ; Khi ngược dòng v2 = 15,6km/h.
2. Cơ thể tăng quá trình tỏa nhiệt ra môi trường ngoài.
- Hô hấp mạnh → Tăng thoát nhiệt qua hô hấp.
- Da và cơ chân lông dãn → Tăng diện tích bề mặt tỏa nhiệt.
- Mao mạch ở da dãn → Tỏa nhiệt nhanh qua da
- Tăng bài tiết mồ hôi → Mồ hôi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ
thể ra môi trường ngoài.
Trong quá trình sản xuất nước giải khát có gaz, người ta nén khí CO 2 vào
chai dưới áp suất cao đến khi khí CO2 bão hòa trong nước.
- Khi mở nắp chai ra, do áp suất trong chai lớn hơn áp suất ngoài không
khí nên khí CO2 được giải phóng ra ngoài tạo ra các bọt khí.
a, Diện tích đáy cốc là: S = π R 2 = 3,14.52 = 78,5cm2 = 0,00785m2
Khối lượng cốc thủy tinh là: m1 = 100g = 0,1kg
Khối lượng dung dịch CuSO4 là: m2 = D.V = 1,12. 500 = 560g = 0,56kg
Áp suất do dung dịch tác dụng lên đáy cốc là:
P1 =

10m2 10.0,56
=
≈ 713, 4 pa
S
0, 00785

01
0,1
0,1
0,1
0,1
0,1
0.1

0.1
0.1
0.1
0.1
0,25
0,25
0,25

0,25

Áp suất do cốc dung dịch tác dụng lên mặt bàn là:
P1 =

10( m1 + m2 ) 10(0,1 + 0,56)
=
≈ 840,8 pa
S
0, 00785

b, Đặt x, y là số mol của Al, Fe có trong 11 gam hỗn hợp ( x, y > 0)
Câu 2 Theo bài ra ta có: 27x +56y = 11 (1)
Số mol của CuSO4 là: 64/160 = 0,4
PTHH:
2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 2Cu
x
1,5x
Fe + CuSO4 → FeSO4+ Cu
y
y
Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu:

Theo PTHH ta có: 1,5x + y = 0,4 (2)
Từ (1), (2) giải ra ta được: x = 0,2 và y = 0,1
mAl = 5,4 gam; mFe = 5,6 gam
Câu 3 1.
/>
0,25
0,25
0,25

0,25


- Ống nghiệm 3
- Giải thích: Enzim pepsin tác dụng phân cắt prôtêin chuỗi dài của lòng
trắng trứng thành các prôtêin chuỗi ngắn gồm từ 3 – 10 axit amin.
2. Mục đích thí nghiệm: Tìm hiểu vai trò của enzim pepsin của dịch vị đối
với sự tiêu hóa prôtêin (lòng trắng trứng)
3. Enzim pepsin chỉ hoạt động có hiệu quả trong môi trường có axit HCl
loãng, ở điều kiện nhiệt độ bình thường của cơ thể.
4. Vì: Khối lượng riêng của vẩn lòng trắng trứng nhỏ hơn khối lượng riêng
của nước.
a, - Môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức ăn sẽ qua môn vị xuống ruột non
liên tục và nhanh hơn, thức ăn sẽ không đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu
hóa.
- Nếu thiếu HCL trong dạ dày thì pépsinôgen sẽ không hoạt hóa để trở
thành enzim pépsin -> nên protein trong dung dịch sẽ không được biến đổi
về mặt hóa học -> sự tiêu hóa ở ruột non cũng gặp khó khăn và kém hiệu
Câu 4 quả
b, Số mol của NaHCO3 là: 0,336/84 = 0,004 (mol)
PTHH: NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

Theo PTHH ta có:
Số mol của HCl = Số mol của CO2 = Số mol của NaHCO3 = 0,004 (mol)
Khối lượng của HCl đã dung là: mHCl = 0,004 . 36,5 = 0,146 (gam)
Thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc là: V = 0,004 . 22,4 = 0,0896 (lít)
Bình chứa các đồng tiền bạc ngập hoàn toàn trong nước mà không bị chìm
xuống đáy sông, khi đó, khối lượng riêng của bình chứa các đồng tiền bạc
bằng khối lượng riêng của nước.
Tổng khối lượng của vỏ bình và các đồng tiền bạc trong bình
m = D.V = 1.2 = 2kg.
Sau khi lấy các đồng tiền ra, bình chìm

0,25
0,25
0,25
0,25
0,5

0,25
0,25
0,25

0,25

2
thể tích của bình
3

Khối lượng của vỏ bình
Câu 5


0,25
0,25

0,25

P F D.g.V1
2
2
4
mv = = =
= D.V1 = D. .V = 1. .2 = kg
g g
g
3
3
3

Tổng khối lượng của các đồng tiền bạc mb = m – mv = 2 -

4 2
= kg
3 3

Khối lượng của một đồng tiền bạc
2
m
2
m1 = b = 3 =
= 4,54.10−3 kg = 4,54gam
n 147 441


Do bạc tác dụng với khí H 2S có trong không khí tạo ra bạc sunfua có màu
đen.
4Ag + O2 + 2H2S → 2Ag2S + 2H2O
Giám khảo lưu ý:

0,25

0,25

- Trên đây chỉ là gợi ý cho 1 cách giải và thang điểm tương ứng cho từng phần, nếu HS có
cách giải khác đúng thì có thể cho điểm tối đa theo thang điểm như trên.
- Nếu HS làm ra kết quả đúng nhưng sai về bản chất thì không cho điểm.
- Nếu HS làm phần trước sai kết quả, phần sau sử dụng kết quả của phần trước với cách làm
đúng nhưng vì lấy kết quả của phần trước nêu ra đáp số sai thì vẫn cho 2/3 số điểm của phần đó.

/>


×