Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Đề HSG KHXH128 lần 2 vĩnh tường 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.53 KB, 11 trang )

PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG
ĐỀ CHÍNH THỨC

KHẢO SÁT HSG KHTN-KHXH LỚP 8 LẦN 2
NĂM HỌC 2015-2016
ĐỀ KHẢO SÁT: KHOA HỌC XÃ HỘI

(Đề thi có 4 trang)

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
MÃ ĐỀ THI: 128

TRẮC NGHIỆM (3,0 đ) Thời gian làm bài 45 phút. Hết thời gian GT thu phiếu trả lời trắc nghiệm.

I. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 1 đến câu 3):
“Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã
đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy
mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.
(Trích “Trong lòng mẹ”, Ngữ văn 8, tập 1, tr16, Nxb Giáo dục)

1. Em hãy cho biết tác giả của đoạn trích trên là ai?
A. Ngô Tất Tố.
B. Thanh Tịnh.
C. Nguyên Hồng.
D. Nam Cao.
2. Những biện pháp nghệ thuật chủ yếu được dùng trong đoạn trích trên là gì?
A. So sánh, liệt kê, điệp từ.
C. So sánh, điệp từ, ẩn dụ.
B. So sánh, nhân hóa, ẩn dụ.
D. Nói quá, liệt kê, hoán dụ.
3. Nhân vật “tôi” trong đoạn trích là một chú bé bất hạnh. Em ra đời là kết quả của cuộc hôn


nhân miễn cưỡng không tình yêu và lớn lên trong một gia đình không hạnh phúc. Vậy theo
em, chú bé trong truyện không được hưởng những quyền cơ bản nào của trẻ em ngày nay?
A. Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
C. Quyền khiếu nại, tố cáo.
B. Quyền được chăm sóc và quyền được bảo D. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
vệ.
II. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 4 đến câu 5):
“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra
bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.
(Ngữ văn 6, tập 1, tr107, Nxb Giáo dục)

4. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào?
A. Lao xao.
C. Hai cây phong.
B. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
D. Lòng yêu nước.
5. Bài văn trên được ra đời trong bối cảnh nào?
A. Cách mạng tháng Mười Nga.
B. Chiến tranh vệ quốc của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức.
C. Chiến tranh thế giới thứ nhất
D. Chiến tranh chống đề quốc Mỹ.
III. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 6 đến câu 9):
“Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. Thuộc
phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.”
(Trích “Sống chết mặc bay” - Phạm Duy Tốn, Ngữ văn 7, tập 2, tr74, Nxb Giáo dục)

6. Tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn được viết theo thể loại nào?
A. Bút kí.
B. Tùy bút.
C. Tiểu Thuyết.

D. Truyện ngắn.
7. Sông Nhị Hà được nhắc tới trong đoạn trích là tên gọi khác của con sông nào của nước ta
ngày nay?
A. Sông Cầu.
B. Sông Mã.
C. Sông Cửu Long.
D. Sông Hồng.
8. Trong “Sống chết mặc bay” Phạm Duy Tốn đã vận dụng kết hợp các biện pháp nghệ thuật
nào?
A. Liệt kê và tăng cấp.
C. Tương phản và phóng đại.
B. Tương phản và tăng cấp.
D. So sánh và đối lập.
/>

9. Miêu tả cảnh tượng nhân dân đang vật lộn căng thẳng, vất vả đến cực độ trước nguy cơ đ ê
vỡ, tác giả nhằm dụng ý gì?
A. Nói lên thiên tai đang từng lúc giáng xuống đe dọa cuộc sống của con người.
B. Nói lên sự thắng thế của con người trước thiên nhiên.
C. Nói lên sự căng thẳng của bọn lính khi đi cứu đê.
D. Nói lên sự yếu kém của thế nước trước thế đê.
IV. Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 10 đến câu 12):
Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sang
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang
(Trích “Tức cảnh Pác Bó”-Thơ Hồ Chủ tịch, Ngữ văn 8, tập 2, tr28, Nxb Giáo dục)

10. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được sáng tác vào thời gian nào?
A. Tháng 1 năm 1942.

C. Tháng 2 năm 1942.
B. Tháng 2 năm 1941.
D. Tháng 1 năm 1941.
11. Nhận định nào nói đúng nhất về con người Bác trong bài thơ?
A. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi hoàn cảnh.
B. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn.
C. Quyết đoán, tự tin trước mọi tình thế của cách mạng.
D. Yêu nước, thương dân, sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho Tổ Quốc.
12. Dòng nào diễn tả đúng nhất nghĩa của từ “chông chênh”?
A. Không vững chãi, không ổn định vì không có chỗ dựa chắc chắn.
B. Ở thế không vững, lắc lư nghiêng ngả như chực ngã.
C. Cao và không có chỗ bấu víu, luôn đu đưa, nguy hiểm.
D. Ở trạng thái bất định, khi lên khi xuống, khi nghiêng qua khi ngả lại.
V. Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 13 đến câu 19):
“Nửa đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa, có nền kinh tế lạc
hậu và tập trung vào việc sản xuất lương thực”.
(Địa lí 8, tr54 - Nxb Giáo dục)

13. Hiện nay khu vực Đông Nam Á có bao nhiêu quốc gia?
A. 10
B. 11
C. 12
D. 13
14. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á là thuộc địa của nước nào?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Mỹ.
D. Nhật.
15. Hạ lưu sông Mê Công chảy qua quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á?
A. Việt Nam.

B. Lào.
C. Mi-an-ma.
D. Thái Lan.
16. Cây lương thực chủ yếu của các nước Đông Nam Á là cây gì?
A. Lúa mì.
B. Lúa nước.
C. Ngô.
D. Khoai.
17. Phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á trong giai đoạn này xuất hiện nét mới:
A. Giai cấp phong kiến lãnh đạo cách mạng. C. Giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng.
B. Giai cấp tư sản lãnh đạo cách mạng.
D. Giai cấp Tiểu tư sản lãnh đạo cách mạng.
18. Nước nào trong khu vực Đông Nam Á không bị thực dân phương Tây xâm lược?
A. Việt Nam.
B. In-đô-nê-xi-a.
C. Ma-lai-xi-a.
D. Thái Lan.
19. Tháng 5/1920, Đảng cộng sản ra đời ở nước nào trong khu vực Đông Nam Á?
A. In-đô-nê-xi-a.
B. Mã Lai.
C. Phi-líp-pin.
D. Việt Nam.
VI. Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 20 đến câu 25):

/>

“Riêng Nhật Bản, nhờ sớm thực hiện cuộc cải cách Minh Trị vào nửa cuối thế kỉ XIX mở
rộng quan hệ với các nước phương Tây, giải phóng đất nước thoát khỏi mọi ràng buộc lỗi thời
của chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng”.
(Địa lí 8, tr22 - Nxb Giáo dục)


20. Nhật Bản thuộc khu vực nào của Châu Á?
A. Tây Nam Á.
B. Nam Á.
C. Đông Á.
D. Trung Á.
21. Ngày nay, nền kinh tế Nhật Bản đứng thứ mấy thế giới?
A. Thứ hai.
B. Thứ ba.
C. Thứ tư.
D. Thứ năm.
22. Cuộc Duy Tân Minh Trị diễn ra vào năm nào?
A. 1868.
B. 1886.
C. 1888.
D. 1896.
23. Qua nội dung bài “Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác” (GDCD 8). Em học tập được
điều gì từ sự phát triển của Nhật Bản?
A. Kinh tế - Văn hóa của Nhật.
C. Tính tự cường của người Nhật.
B. Khoa học - Kỹ thuật của Nhật.
D. Tất cả các phương án trên.
24. Trước khi cuộc Duy tân Minh Trị diễn ra, Nhật Bản là quốc gia theo chế độ chính trị nào?
A. Chiếm hữu nô lệ.
C. Tư bản chủ nghĩa.
B. Phong kiến.
D. Xã hội chủ nghĩa.
25. Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, tình hình Nhật Bản như thế nào?
A. Nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển giàu mạnh.
B. Thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, có nền kinh tế nông nghiệp phát triển.

C. Thoát khỏi nguy cơ thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.
D. Trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến có nền công nghiệp phát triển mạnh.
VII. Trả lời các câu hỏi (từ câu 26 đến câu 30):
26. Danh ngôn: Con người hiếu với cha mẹ, cư xử hết lòng thờ phụng, phụng dưỡng cả ý vui,
khi đau ốm hết lòng săn sóc, lúc mất đi hết lòng thương tiếc, lúc lễ thì tuyệt đối nghiêm trang.
(Khổng Phu Tử)

Câu danh ngôn trên đề cập đến phẩm chất đạo đức nào?
A. Yêu thương con người.
C. Tôn trọng người khác.
B. Khoan dung.
D. Tự trọng.
27. Từ năm 1945 đến nay, Nhà nước ta ban hành 5 bản Hiến pháp. Đó là những năm nào?
A. 1946, 1969, 1980, 1992, 2014.
C. 1946, 1969, 1960, 1991, 2013.
B. 1956, 1969, 1960, 1992, 2013.
D. 1946, 1959, 1980, 1992, 2013.
28. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta tên là gì?
A. Quốc triều hình luật.
C. Bộ luật Hình thư.
B. Lê triều hình luật (Luật Hồng Đức).
D. Hoàng triều luật lệ.
29. Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam?
A. Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em.
C. Bộ giáo dục và Đào tạo.
B. Quốc hội.
D. Bộ Y tế.
30. Khi công dân phát hiện cơ quan, tổ chức, hoặc cá nhân gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà
nước thì họ có quyền nào trong các quyền sau?
A. Khiếu nại.

B. Tố cáo.
C. Kiến nghị.
D. Yêu cầu.
TỰ LUẬN (7,0 điểm) Thời gian làm bài 135 phút. HS làm ra mẫu giấy khảo sát hoặc giấy thi.

Câu 1. (1,0 điểm)
Đọc thông tin sau:
“Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ
21, đã và đang gây ra những biến đổi mạnh mẽ thông qua các hiện tượng thời tiết cực đoan,
dị thường. Điển hình của kiểu thời tiết dị thường là nhiệt độ tăng, bão mạnh, mưa lớn, lũ
/>

lụt, hạn hán và nước biển dâng cao,... Trong đó Việt Nam đã và đang phải đương đầu với
những biểu hiện ngày càng gia tăng của những hiện tượng thời tiết này”.
(Theo Báo mới)

Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ và hành động của em về thông tin trên.
Câu 2. (1,5 điểm)
Trong truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen ry, bệnh tật và nghèo túng khiến Giôn-xi
tuyệt vọng không muốn sống. Cô đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào
tường gạch đối diện với cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông
xuôi, lìa đời… Nhưng, “chiếc lá cuối cùng vẫn còn” làm cho Giôn-xi tự thấy mình “thật là
một con bé hư…muốn chết là một tội”. Cô lại hy vọng một ngày nào đó sẽ được vẽ vịnh Naplơ và như lời bác sĩ nói, cô đã thoát “khỏi nguy hiểm” của bệnh tật.
Qua những thay đổi của Giôn-xi, em hãy viết một bài văn nghị luận thể hiện suy nghĩ về
nghị lực sống của con người.
Câu 3. (2,0 điểm)
“Chiến tranh đã gây nhiều tai họa cho nhân loại: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người
bị thương. Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Số tiền các
nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới khoảng 85 tỉ đô la”.
(Lịch sử 8, Nxb Giáo dục)


a) Từ số liệu đó, em hãy cho biết đoạn trích trên nói đến cuộc chiến tranh nào?
b) Nêu nguyên nhân, tính chất của cuộc chiến tranh đó?
c) Phát biểu cảm nghĩ của mình khi đọc đoạn trích trên. (Trình bày bằng một đoạn văn
ngắn từ 5 đến 7 câu).
d) Từ hậu quả của chiến tranh, là học sinh em cần rút ra nhiệm vụ gì cho bản thân?
Câu 4. (1,5 điểm)
a) Trình bày đặc điểm hình dạng lãnh thổ Việt Nam.
b) Đặc điểm đó có ảnh hưởng gì tới các điều kiện tự nhiên, hoạt động giao thông vận tải,
công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc?
c) Em biết gì về tình hình Biển Đông hiện nay? Là chủ nhân tương lai của đất nước, em hãy
trình bày suy nghĩ của mình về trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo thân yêu của Tổ quốc?
Câu 5. (1,0 điểm)
Điều 105. Của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền của anh,
chị, em như sau: “Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có
quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không
có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con”.
a) Tìm một câu ca dao, tục ngữ nói về quan hệ giữa anh chị em. Việc thực hiện bổn phận
trong câu ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở nào? Nếu không thực hiện có bị cơ quan Nhà nước
phạt không?
b) Nếu vi phạm Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình có bị xử phạt không? Vì sao?
c) Vì sao phải “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”? Người biết rèn luyện để
sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
Thí sinh không được sử dụng tài liệu
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh:…………………………………………; Số báo danh:………...…….

/>

PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG


KHẢO SÁT HSG KHTN-KHXH LỚP 8 LẦN 2
NĂM HỌC 2015-2016
HƯỚNG DẪN CHẤM KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Mỗi câu đúng cho 0,1 điểm:

Mã 128

Mã 229

Mã 330

Mã 431

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án


1

C

1

B

1

D

1

A

2

A

2

D

2

B

2


C

3

B

3

A

3

C

3

D

4

D

4

C

4

B


4

A

5

B

5

D

5

A

5

C

6

D

6

A

6


C

6

B

7

D

7

C

7

B

7

A

8

B

8

D


8

A

8

C

9

A

9

B

9

C

9

D

10

B

10


C

10

D

10

A

11

B

11

D

11

A

11

C

12

A


12

B

12

C

12

D

13

B

13

A

13

D

13

C

14


D

14

C

14

B

14

A

15

A

15

B

15

C

15

D


16

B

16

C

16

D

16

A

17

C

17

D

17

A

17


B

18

D

18

A

18

B

18

C

19

A

19

B

19

C


19

D

20

C

20

D

20

A

20

B

21

B

21

C

21


D

21

A

22

A

22

B

22

C

22

D

23

D

23

A


23

B

23

C

24

B

24

C

24

D

24

A

25

C

25


D

25

A

25

B

26

A

26

B

26

C

26

D

27

D


27

A

27

B

27

C

/>

28

C

28

D

28

A

28

B


29

B

29

C

29

D

29

A

30

B

30

D

30

A

30


C

TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

Đọc thông tin sau:
“Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân
loại trong thế kỷ 21, đã và đang gây ra những biến đổi mạnh mẽ thông
qua các hiện tượng thời tiết cực đoan, dị thường. Điển hình của kiểu thời
tiết dị thường là nhiệt độ tăng, bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán và
nước biển dâng cao... Trong đó Việt Namđã và đang phải đương đầu với
những biểu hiện ngày càng gia tăng của những hiện tượng thời tiết này”.
(Theo Báo mới)
Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ và hành động của em về thông
tin trên.
- Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh biết cách viết một đoạn văn nghị luận; cách
hành văn trong sáng, sinh động, mạch lạc, chặt chẽ,… Không sai ngữ pháp,
chính tả,…
- Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau.
Song cần thể hiện đúng suy nghĩ của mình về hiện tượng biến đổi khí hậu và
hậu quả mà nó gây ra. Dưới đây là một vài gợi ý cơ bản:
- Giới thiệu vấn đề: Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu do sự tác động

trực hay gián tiếp của con người làm thay đổi thành phần khí quyển. Hiện
tượng biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân
loại trong thế kỉ 21…
- Nêu những biểu hiện của biến đổi khí hâu: Sự nóng lên của khí quyển và trái
đất; sự dâng cao mực nước biển do băng tan …
- Nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu:
+ Do tự nhiên: Bao gồm thay đổi cường độ sáng của Mặt trời, các hoạt động
núi lửa, thay đổi đại dương, thay đổi quỹ đạo quay của trái đất…
+ Do hoạt động của con người (Đây là nguyên nhân chính): Khai thác nguồn
tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi, sử dụng bất hợp lý; trong quá trình
hoạt động kinh tế và sinh hoạt, con người đã làm môi trường bị ô nhiễm nặng
nề gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính (nồng độ khí thải trong các hoạt động
công nghiệp, giao thông vận tải, tăng dân số…) làm trái đất nóng dần lên, từ
đó gây ra hang loạt những thay đổi bất lợi của môi trường tự nhiên.
- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến cuộc sống của con người:
+ Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người và động, thực vật…
+ Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội…
- Liên hệ đến Việt Nam: Hạn hán, báo lụt, nước biển dâng dẫn đến tình trạng
nước nhiễm mặn,…

1,0

/>
0,25

0,25

0,25



2

- Hành động của bản thân:
+ Sử dụng tiết kiệm, hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
+ Không vứt rác, xả rác bừa bãi.
+ Trồng cây xanh
+ Tuyên truyền với mọi người xung quanh về tác hại của biến đổi khí hậu…
Trong truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen ry, bệnh tật và nghèo túng
khiến Giôn-xi tuyệt vọng không muốn sống. Cô đếm từng chiếc lá còn lại
trên cây thường xuân bám vào tường gạch đối diện với cửa sổ, chờ khi
nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi, lìa đời… Nhưng,
“chiếc lá cuối cùng vẫn còn” làm cho Giôn-xi tự thấy mình “thật là một
con bé hư…muốn chết là một tội”. Cô lại hy vọng một ngày nào đó sẽ
được vẽ vịnh Na-plơ và như lời bác sĩ nói, cô đã thoát “khỏi nguy hiểm”
của bệnh tật.
Qua những thay đổi của Giôn-xi, em hãy viết một bài văn nghị luận thể
hiện suy nghĩ về nghị lực sống của con người.
- Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận, có bố
cục rõ ràng; cách hành văn trong sáng, mạch lạc, chặt chẽ,… Không sai ngữ
pháp, chính tả,…
- Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau.
Song cần thể hiện được các ý cơ bản:
Mở bài:
- Trong cuộc đời, chúng ta có trải qua, vượt lên, chiến thắng nỗi đắng cay, bất
hạnh hay những cám dỗ được hay không đều phải nhờ vào nghị lực.
- Nghị lực là sức mạnh nội lực trong tinh thần, ý chí mỗi con người. Nó là thứ
năng lượng đặc biệt quan trọng, cần thiết cho cuộc đời mỗi con người.
Thân bài:
* Giới thiệu khái quát về nhân vật Giôn-xi trong truyện ngắn “Chiếc lá
cuối cùng” của O.Hen-ri:

- Trong truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen-ri, nhà văn đã xây dựng nhân
vật Giôn-xi - một nữ họa sĩ trẻ nghèo khổ, bị mắc căn bệnh viêm phổi nặng.
Cô trở nên yếu đuối, mảnh mai, mong manh như một chiếc lá giữa mùa đông
bão tuyết và sinh ra ý định tiêu cực - muốn chết.
- Được mọi người hết lòng giúp đỡ, song cái chính là từ con người Giôn-xi,
cô nhận thấy muốn chết là “một tội” nên từ tình trạng tuyệt vọng, mất hết nghị
lực, trong cô lại bừng lên lòng yêu cuộc sống và khao khát sang tạo. Cô đã
chiến tháng bệnh tật.
=> Nghị lực là thứ vô cùng quan trọng, cần thiết trong cuộc đời mỗi con
người, là phẩm chất cao quý làm nên sự sống.

/>
0,25

1,5

0,25

0,25


3

* Bình luận:
- Người có nghị lực là người không chịu lùi bước, khuất phục trước bất kì một
khó khăn, thử thách hay cám dỗ nào. Luôn lạc quan, tin tưởng và suy nghĩ,
việc làm, hành động của mình.
- Đây là một tố chất cao đẹp giúp ta vượt lên mọi khổ đau, bất hạnh và vươn
tới những ước mơ, khát vọng, chiếm lĩnh đỉnh cao cuộc sống.
- Nghị lực sống có được không chỉ dựa vào nội lực cá nhân mà còn được tiếp

sức, động viên, khích lệ, sẻ chia, yêu thương đùm bọc của người thân, của
cộng đồng xã hội…
- Trong xã hội có biết bao tấm gương học tập nghèo khó, biết bao tấm gương
khuyết tật vươn lên để sống có ý nghĩa, có ích cho đời, biết bao doanh nhân
trẻ thành đạt dù đã trải qua nhiều thất bại… Đó là những người sống có ý chí,
nghị lực, lòng tự trọng, rất đáng ca ngợi ca.
- Phê phán những kẻ sống hèn nhát, bạc nhược, gặp khó khăn thì chùn bước,
buông xuôi hoặc rơi vào tuyệt vọng, tiêu cực, thối chí, nản lòng…
Kết bài: Khẳng định vai trò quan trọng của nghị lực sống.
Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý mang tính định hướng, giáo viên cần linh
động khi chấm bài của học sinh, khuyến khích những bài viết có sự sáng tạo,
có cảm xúc.
“Chiến tranh đã gây nhiều tai họa cho nhân loại: 10 triệu người chết, hơn
20 triệu người bị thương. Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống,
nhà máy bị phá hủy. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh
lên tới khoảng 85 tỉ đô la”. (Theo sách giáo khoa Lịch sử 8, Nxb Giáo dục)
a) Từ số liệu đó, em hãy cho biết đoạn trích trên nói đến cuộc chiến tranh
nào?
b) Nêu nguyên nhân, tính chất của cuộc chiến tranh đó?
c) Phát biểu cảm nghĩ của mình khi đọc đoạn trích trên. (Trình bày bằng
một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu)
d) Từ hậu quả của chiến tranh, là học sinh em cần rút ra nhiệm vụ gì cho
bản thân?
a) Số liệu đó nói đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

/>
0,75

0,25


2,0

0,25


4

b) Nêu nguyên nhân, tính chất của cuộc chiến tranh đó?
* Nguyên nhân:
- Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX đầu
thế kỉ XX đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.
Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa đã dẫn tới các cuộc chiến tranh đế quốc đầu
tiên: Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898): Mĩ chiếm lại Phi-líp-pin và Cu-ba
của Tây Ban Nha; Chiến tranh Anh - Bô-ơ (1899 - 1902). Anh thôn tính hai
quốc gia của người Bô-ơ; Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905).
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa trở nên gay gắt dẫn
đến sự hình thành hai khối quân sự kình địch nhau: Năm 1882 khối Liên minh
gồm Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a ra đời; khối Hiệp ước gồm Anh, Pháp, Nga
thành lập vào năm 1907. Cả hai khối này đều tích cực chạy đua vũ trang nhằm
chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới.
- Ngày 28/6/1914, Thái tử Áo - Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc - bi ám
sát. Chớp lấy cơ hội, 28/7/1914 Áo - Hung tuyên chiến với Xéc - bi, từ ngày 1
đến 3 tháng 8/1914, Đức tuyên chiến với Nga và Pháp. Ngày 4/8/1914 Anh
tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới bùng nổ.
* Tính chất: Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi
nghĩa đối với cả hai bên tham chiến.
c) Phát biểu cảm nghĩ của em khi đọc đoạn trích trên. (Trình bày bằng một
đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu).
* Hình thức: Đoạn văn.
* Nội dung: Tùy vào sự cảm nhận của học sinh nhưng cần đảm bảo những ý

cơ bản sau:
- Chiến tranh thật khủng khiếp và đáng sợ. Nó đã cướp đi biết bao khả năng
để con người được sống tốt đẹp hơn. Chiến tranh nổ ra khiến biết bao người
vô tội phải bỏ mạng hoặc xa lìa người thân, xa quê hương gia đình, phá hủy
biết bao cơ sở vật chất mà con người đã vất vả gây dựng. Những chi phí cho
chiến tranh là vô cùng tốn kém và phi lí. Những chi phí đó dùng vào việc cứu
trợ những nước gặp khó khăn thì cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao.
- Để đảm bảo cuộc sống hòa bình mỗi dân tộc, mỗi cá nhân cần phải kiên
quyết đấu tranh cho một thế giới hòa bình không có chiến tranh.
d) Từ hậu quả của chiến tranh, là học sinh em cần rút ra nhiệm vụ gì cho bản
thân?
- Học tập, rèn luyện trở thành con ngoan, trò giỏi...
- Tuyên truyền cho một thế giới hòa bình, phản đối chiến tranh...
a) Trình bày đặc điểm hình dạng lãnh thổ Việt Nam.
b) Đặc điểm đó có ảnh hưởng gì tới các điều kiện tự nhiên, hoạt động giao
thông vận tải, công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc?
c) Em biết gì về tình hình Biển Đông hiện nay? Là chủ nhân tương lai của
đất nước, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về trách nhiệm bảo vệ chủ
quyền biển đảo thân yêu của Tổ quốc?

/>
0,5

0,25

0,5

0,5

1,5



a. Đặc điểm hình dạng lãnh thổ.
- Phần đất liền:
+ Kéo dài theo chiều Bắc - Nam, hẹp theo chiều Tây - Đông.
+ Đường bờ biển uốn cong hình chữ S dài 3260 km,
- Phần biển:
+ Diện tích khoảng 1 triệu km2, mở rộng về phía Đông và Đông Nam.
+ Có nhiều đảo và quần đảo.
b. Ảnh hưởng:
- Ảnh hưởng đến tự nhiên:
+ Làm cho thiên nhiên nước ta phân hoá đa dạng từ Bắc vào Nam, từ Đông
sang Tây.
+ Biển ảnh hưởng sâu vào đất liền, tăng cường tính chất nóng ẩm.
- Ảnh hưởng đến giao thông:
+ Cho phép nước ta phát triển các loại hình giao thông đường bộ, đường biển,
hàng không,…
+ Lãnh thổ hẹp ngang, nằm sát biển, thiên tai phá hoại các công trình giao
thông làm chia cắt giao thông theo hướng Bắc - Nam.
- Ảnh hưởng tới việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc:
+ Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong
xu thế toàn cầu hoá.
+ Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, phòng chống thiên tai và chống giặc ngoại
xâm (xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời...).
c. Tình hình Biển Đông và suy nghĩ về trách nhiệm của học sinh
- Tình hình Biển Đông:
+ Tình hình Biển Đông đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
+ Trung Quốc đang có những hành động phi pháp xâm chiếm vùng biển và 2
quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. (Dẫn chứng: Làm sân bay, cải
tạo, bồi đắp các bãi đá ngầm, đưa khách tham quan,...).

- Trách nhiệm:
+ Khơi dậy truyền thống yêu nước, tinh thần tự tôn, tự cường dân tộc.
+ Quyết tâm học tập, rèn luyện thật tốt để có đủ tài và thể lực để bảo vệ từng
tấc đất, biên cương của tổ quốc.
+ Tìm hiểu kiến thức về biển đảo quê hương để thêm yêu mến, tự hào về quê
hương, đất nước.
+ Tuyên truyền tới mọi người xung quanh kiến thức về chủ quyền biển đảo
quê hương.

/>
0,5

0,5

0,5


5

Điều 105. Của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ và
quyền của anh, chị, em như sau: “Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương
yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong
trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom,
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con”.
a) Tìm một câu ca dao, tục ngữ nói về quan hệ giữa anh chị em. Việc thực
hiện bổn phận trong câu ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở nào? Nếu không
thực hiện có bị cơ quan Nhà nước phạt không?
b) Nếu vi phạm Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình có bị xử phạt
không? Vì sao?
c) Vì sao phải “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”? Người

biết rèn luyện để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có ý nghĩa như
thế nào trong cuộc sống?
a) Học sinh tìm được một câu ca dao, tụ ngữ nói về quan hệ anh chị em.
Ví dụ: “Em thuận, anh hòa là nhà có phúc”.
- Việc thực hiện các bổn phận trong câu ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở đạo
đức xã hội. Nếu không thực hiện sẽ không bị cơ quan Nhà nước xử phạt
nhưng sẽ bị đánh giá của dư luận xã hội lên án, cười chê.
b) Nếu vi phạm Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình sẽ bị xử phạt vì đây
là quy định của Pháp luật.
c) Chúng ta phải “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Vì:
- Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân; Nhà nước quản lí xã hội
bằng pháp luật, mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau được pháp
luật quy định.
- Người biết rèn luyện để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật sẽ là điều
kiện, yếu tố giúp mỗi cá nhân tiến bộ không ngừng, phát triển toàn diện, làm
nhiều việc có ích cho mọi người, xã hội, được yêu quý, kính trọng.

1,0

0,25

0,25

0,5

Lưu ý chung: Trên đây là những ý cơ bản học sinh cần đáp ứng, giám khảo cần
linh hoạt vận dụng đáp án, tránh chỉ đếm ý cho điểm.

/>



×