Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

KPKH sự kỳ diệu của nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.5 KB, 5 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN ĐAN PHƯỢNG
TRƯỜNG MẦM NON TÂN HỘI

GIÁO ÁN

KHÁM PHÁ KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: SỰ KỲ DIỆU CỦA NƯỚC
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ THỦY
NGÔ THỊ HÒA
LỨA TUỔI: 5 – 6 TUỔI
LỚP:

A2

Năm học: 2016 – 2017


KHÁM PHÁ KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: SỰ KỲ DIỆU CỦA NƯỚC
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ THỦY
LỨA TUỔI: 5 – 6 TUỔI
I.

MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Biết nước nước có đặc điểm: không màu, không mùi, không vị, trong suốt. - Trẻ
biết nước có ở nhiều dạng khác nhau như: Thể rắn, thể lỏng, thể khí.
- Biết một số tác dụng của nước đối với con người, cỏ cây, con vật khi nước ở các
trạng thái (rắn, lỏng, khí) khác nhau.
- Biết nước được làm dung môi hòa tan một số chất.
2. Kỹ năng:


- Trẻ thực hiện được các hoạt động thử nghiệm theo yêu cầu và biết nhận xét, rút
ra kết luận
- Rèn kỹ năng hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm .
- Phát triển tri giác có chủ định, trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ và óc phán đoán chính
xác
- Trẻ chơi trò chơi đúng theo yêu cầu.
3. Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động.
- Trẻ biết yêu quý và sử dụng nước tiết kiệm.
II. CHUẨN BỊ:
* Đồ dùng của cô:
- Giáo án điện tử, loa đài, màn tính, máy chiếu.
- Hộp quà kỳ diệu,
- Nhạc bài hát: Hạt mưa xinh
- 2 Bảng đen
- Đá sạch, khay đựng, nước, cốc
- Giá đỡ, đèn cồn, ống nghiệm…
- Đèn sân khấu,
* Đồ dùng của trẻ:
- Lô tô các trạng thái của nước.
- Lô tô các hình ảnh ứng dụng của nước khi ở các trạng thái khác nhau,
- Giấy bìa mầu đen, bông tăm
- Nước muối pha với nồng độ đậm đặc.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:


Hoạt động của cô
1. Ổn định tổ chức, giới thiệu bài.
- Cho trẻ lại gần cô và vận động theo giai điệu của bản
nhạc hạt mưa xinh

- Cô cho trẻ vận động theo nhạc.
- Cô nhận xét.
- Cô tặng cho trẻ 1 món quà ( chiếc hộp kỳ diệu)
2. Phương pháp và hình thức tổ chức.
a. Tìm hiểu sự kỳ diệu của nước
* Nước ở thể rắn:
- Cô cho trẻ sờ vào bên trong chiếc hộp và đoán xem
mình vừa sờ vào gì?
+ Con đoán vật bên trong là gì? Tại sao con laị đoán thế?
- Cô cho trẻ xem bên trong là gì.( Cô lấy những viên đá từ
trong hộp ra cho trẻ quan sát.)
+ Các con có muốn chơi với những viên đá này không?
- Cô mời trẻ về ngồi 4 nhóm trải nghiệm.
+Những viên đá được làm ra từ gì?
+ Làm cách nào để tạo ra các viên đá này ?
 Nước khi ở trong môi trường có nhiệt độ thấp sẽ
tồn tại ở thể rắn.
- Cô cho trẻ cầm những viên đá lên, hỏi trẻ có cầm được
không? có cảm nhận gì khi cầm những viên đá này?
=> Khi nước ở thể rắn chúng ta có thể cần nắm được và
nó rất cứng và lạnh.
- Hỏi trẻ đá được dùng làm gì?
=> Đá được dùng để giải khát, hạ nhiệt khi bị sốt, dùng
làm đẹp da, làm tan quầng thâm ở mắt, dùng để bảo quản
thực phẩm, ngoài ra đá còn được dùng để chườm vào các
vết thương để tránh sưng và bầm tím.
* Nước ở thể lỏng:
- Sau khi trò chuyện 1 số viên đá đã tan ra thành nước. Cô
hỏi trẻ điều gì đã sảy ra với các viên đá? Nó có có còn
hình dạng ban đầu nữa hay không?

=> Nước ở thể rắn khi để ở môi trường bình thường sẽ tan
chảy và chuyển sang thể lỏng.
- Cho trẻ nắm nước trong khay đá đã tan chảy, hỏi trẻ có
cầm được không? tại sao không cầm nắm được?
=> nước tồn tại ở thể lỏng không thể cầm nắm được.
- Cho trẻ chơi trò chơi: “Bàn tay kì diệu”
+ Cô cho trẻ in hình bàn tay lên bảng đen.
Các con thấy hình bàn tay của chúng mình được in trên
bảng đen chưa nào ? Cô còn biết 1 số tính chất của nước
ở dạng thể lỏng đấy các con có muốn tìn hiểu cùng cô

Hoạt động của trẻ

- Trẻ vận động cùng cô

- Trẻ lên sờ thử
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ về nhóm trải
nghiệm.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ trả lời.
-


- Trẻ lên in hình
bàn tay lên bảng

- Trẻ trả lời.


không nào ?
- Cô cho trẻ ngồi đội hình 3 hàng ngang dưới nền nhà.
- Cô đưa ra 3 chiếc cốc và 1 chai nước, cô rót nước vào
cốc. Hỏi trẻ:
+ Các con hãy quan sát chiếc cốc này xem chúng có màu
gì?
- Cô đặt 1 quả bóng đằng sau các chiếc cốc hỏi trẻ xem có
nhìn thấy không?
=> nước không có màu, trong suốt nên chúng ta mới nhìn
thấy các vật ở đằng sau nó.
- Cô mời 1 trẻ lên ngửi thử nước trong cốc xem có mùi gì
không?
- Cô cho trẻ lên uống thử nước xem có vị gì không?
( Không thấy gì)
=> Đây là nước tinh khiết, nước tinh khiết không có màu,
không mùi, không vị.
- Cô đưa ra 1 lọ muối và 1 lọ đường hỏi trẻ điều gì sẽ xảy
ra khi cô cho muối và đường vào trong các cốc nước tinh
khiết này?
- Cô cho muối vào 1 cốc nước, cho đường vào 1 cốc
nước, cho trẻ lên khuấy nước ở 2 cốc nước vừa cho muối
và cho đường,
- Cho 2 trẻ quan sát xem có còn thấy đường và muối nữa
không? Cho trẻ uống thử xem có vị gì? ( Muối và đương

đều tan được trong nước)
=> Nước làm dung môi hòa tan 1 số chất.
- Cô hỏi trẻ, bạn nào cho cô biết nước ở thể lỏng được sử
dụng làm gì?
- Cô khẳng định lại.
* Nước ở thể khí:
+ Cô cho trẻ quan sát lại các hình bàn tay trên bảng. Hỏi
trẻ điều gì đã xảy ra với các hình bàn tay trên bảng? tại
sao lại như vậy? Cô Hòa ơi! Cô có biết điều gì đã xảy ra
với các hình bàn tay không?
(cô Hòa có ý kiến hình bàn tay bị biến mất là do nước đã
bị bay hơi. )
- Để biết rõ hơn về sự bay hơi của nước cô mời các con
hay cùng xem 1 thí nghiệm nhỏ nhé.
- Cô làm thí nghiệm nước bốc hơi cho trẻ quan sát:
Cho nước vào ống nghiệm có vạch dấu sẵn. Cô cho đun
ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.
- Cô hỏi trẻ xem có hiện tượng gì xảy ra?
( Nước sôi lên và bốc hơi)
- -> Hiện tượng nước bốc hơi. Giới thiệu những hơi bay

- Trẻ trả lời.

- Trẻ ngửi thử
- Trẻ uống thử

- Trẻ trả lời.
- Trẻ lên khuấy.
-


Trẻ quan sát.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ quan sát


lên đó chính là thể khí của nước.
=> nước ở thể lỏng khi bị tác động bởi 1 số yếu tố bên
ngoài như nhiệt độ( sức nóng của mặt trời, lửa), gió thì sẽ
bốc hơi chuyển sang thể khác đó là thể khí.
- Nước ở thể khí được sử dụng làm gì?
( dùng để sông hơi, là quần áo, làm mát…)
- Các con ơi! Vừa rồi cô và các con đã được cùng nhau
tìm hiểu về các trạng thái của nước rồi.
- Bây giờ bạn nào giỏi cho cô biết nước tồn tại ở các thể
gì?
- Cô khẳng định lại các trạng thái của nước trên màn hình.
Giáo dục trẻ: Các con ạ! Nước vô cùng quan trọng đối với
đời sống của con người cũng như động, thực vật. Không
có nước con người và động thực vật không thể sống được
đâu. Chính vì vậy các con phải biết giữ gìn và bảo vệ
nguồn nước, phải sử dụng nước tiết kiệm.
b. Ôn luyện củng cố:
* Trò chơi 1: “ Ai giỏi nhất”
- Cách chơi: Cô sẽ chia lớp mình thành 2 đội. Mỗi đội sẽ
có 1 bảng dạ có gắn các trạng thái của nước và một rổ lô
tô hình ảnh ứng dụng của nước khi ở các trạng thái khác
nhau.
- Luật chơi: lần lượt từng bạn trong đội sẽ bật qua suối

nhỏ, chạy lên chọn 1 lô tô hình ảnh ứng dụng của nước
gắn vào đúng các trạng thái của nước ở trên bảng. Thời
gian chơi cho các con là 1 bản nhạc khi bản nhạc kết thúc
đội nào có số lô tô gắn đúng và nhiều hơn thì đội đó sẽ
dành chiến thắng.
* Trò chơi2 “ Vẽ tranh từ nước”
Cô dùng nước muối có nồng độ đậm đặc cho trẻ dùng tăm
bông vẽ lên. Xem điều kỳ diệu xảy ra.
3. Kết thúc
Nhận xét và giáo dục trẻ.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ trả lời.

-

- Trẻ chơi trò chơi

- Trẻ chơi trò chơi

Tân Hội, ngày 24 tháng 12 năm 2016
Giáo viên thực hiện

Nguyễn Thị Thủy



×