Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Hiện tượng quá mẫn trong miễn dịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.15 KB, 10 trang )

QUÁ MẪN
1. Phản ứng quá mẫn sẽ không xảy ra đối với:
A. Kháng nguyên xâm nhập qua da
B. Kháng nguyên xâm nhập bằng đường hô hấp
C. Kháng nguyên thuộc loại hapten
D. Kháng nguyên xâm nhập qua đường máu
E. Suy giảm miễn dịch
2. Điều kiện đầu tiên để phản ứng quá mẫn typ I (kiểu phản vệ) xảy ra:
A. Liều kháng nguyên đủ mạnh
B. Kháng nguyên xâm nhập bằng đường máu
C. Đã có tiếp xúc kháng nguyên ít nhất một lần
D. Kháng nguyên protein
E. IgE tăng cao
3. Đặc điểm của phản ứng quá mẫn typ I:
A. Kháng nguyên có ít nhất là hóa trị 2
B. IgE đặc hiệu tăng cao
C. Vai trò của các tế bào có hạt ái kiềm
D. Hoạt tính của các hóa chất trung gian
E. Tất cả các câu trên đều đúng
4. Ngoài tác dụng gây giãn mạch tăng tính thấm, leucotrien B4 còn gây:
A. Đông máu.
B. Hoá hướng động dương đối với bạch cầu
C. Hoạt hóa bổ thể
D. Opsonin hóa
E. Vón tụ tiểu cầu
5. Có thể điều trị quá mẫn týp I kiểu phản vệ bằng cách:
A. Ức chế quá trình vỡ hạt dưỡng bào và bạch cầu ái kiềm
B. Dùng thuốc kháng histamin
C. Ức chế quá trình tổng hợp mới các hoá chất trung gian.
D. Điều trị rối loạn huyết động học
E. Tất cả các câu trên đều đúng


6. Tế bào tham gia khởi động phản ứng quá mẫn týp I kiểu phản vệ là:
A. Đại thực bào
B. Tế bào có hạt trung tính
C. Bạch cầu ái kiềm
D. Tế bào có hạt ái kiềm
E. Dưỡng bào
7. Đặc điểm của kháng nguyên penxilin:
1


QUÁ MẪN
A. Là một hapten.
B. Kết hợp với protein trong cơ thể.
C. Có trong tự nhiên
D. Chỉ có hoạt tính miễn dịch sau khi đã xâm nhập vào cơ thể
E. Tất cả câu trên đều đúng
8. Kháng thể tham gia vào quá mẫn typ II (hoạt hóa bổ thể ):
A. IgG, IgE
B. IgM
C. IgG, IgM
D. IgE
E. IgE, IgG
9. Đặc điểm của kháng nguyên trong phản ứng quá mẫn typ II (hoạt hóa bổ
thể):
A. Kháng nguyên ở dạng hòa tan
B. Kháng nguyên có tính sinh miễn dịch mạnh
C. Kháng nguyên tự nhiên
D. Kháng nguyên có trên bề mặt tế bào
E. Hapten
10. Cơ chế bệnh sinh của quá mẫn typ III (QM do phức hợp miễn dịch) chủ

yếu là do:
A. Hoạt hóa bổ thể gây tổn thương tổ chức
B. Gây độc tế bào do sự hiện diện của kháng thể
C. Kích thích tế bào đích
D. Kích thích tổ chức tăng sinh phản ứng
E. Gây phản vệ tại chổ
11. Bệnh nào sau đây có tổn thương do cơ chế quá mẫn typ III (QM do phức
hợp miễn dịch) gây ra:
A. Hội chứng thận hư nhiễm mỡ
B. Bệnh nhược cơ nặng
C. Bệnh Basedow
D. Bệnh huyết thanh
E. Bệnh phong hủi
12. Theo cách phân loại của Gell và Coombs, đáp ứng quá mẫn qua trung
gian tế bào thuộc:
A. Typ I
B. Typ II
C. Typ III
2


QUÁ MẪN
D. Typ IV
E. Typ V
13. Tổn thương trong quá mẫn muộn typ IV chủ yếu do:
A. Tế bào Tc, TDTH
B. Lymphokin
C. Hoạt hóa bổ thể
D. (A) và (B) đúng
E. (A) và (C) đúng

14. Cơ chế đáp ứng miễn dịch quá mẫn kiểu u hạt xảy ra khi:
A. Các kháng nguyên khó bị loại trừ trong đại thực bào
B. Xuất hiện tế bào khổng lồ có nhiều nhân tai ổ viêm
C. Bệnh chuyển dạng ác tính
D. (A) và (B) đúng
E. (B) và (C) đúng
15. Bệnh lý viêm cầu thận cấp do lắng đọng phức hợp miễn dịch thuộc loại
quá mẫn:
A. Typ I
B. Typ II
C. Typ III
D. Typ IV
E. Typ V
16. Bệnh Basedow được xếp vào quá mẫn:
A. Typ I
B. Typ II
C. Typ III
D. Typ IV
E. Typ quá mẫn kích thích
17. Hiện tượng Arthus là biểu hiện của:
A. Phản ứng quá mẫn muộn
B. Dị ứng ở da
C. Quá mẫn phản vệ tại chổ
D. Sự hình thành phức hợp miễn dịch tại nơi kháng nguyên xâm nhập
E. Test bì ở bệnh phong
18. Biểu hiện lâm sàng nào sau đây là do cơ chế của quá mẫn typ III gây ra:
A. Viêm mạch trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống
B. Bất đồng nhóm máu Rh
C. Bất đồng nhóm máu ABO
3



QUÁ MẪN
D. Tan máu do sử dụng thuốc
E. Tất cả các câu trên đều đúng
19. Histamin là:
A. Chất có tác dụng gây giãn mạch tăng tính thấm thành mạch
B. Chất có tác dụng gây đau
C. Chất có nhiều thụ thể chức năng sinh học khác nhau
D. Chất có sẵn trong bào tương của các bạch cầu hạt ái kiềm
E. Tất cả các câu trên đều đúng
20. Các hoá chất trung gian thứ phát (hóa chất tân tạo) trong quá mẫn typ I
là:
A. Leucotrien
B. Histamin
C. TNF - beta
D. Serotonin
E. Tất cả những câu trên đều đúng

12. Phản ứng Arthus là phản ứng :
A. Quá mẫn phản vệ
B. Quá mẫn qua trung gian tế bào
C. Do thiếu kháng nguyên
D. Quá mẫn do lắng đọng KN-KT
E. Kiểu phản ứng Mantoux

QUÁ MẪN (NEW)
Câu 1. Hiện tượng Arthus là biểu hiện của phản ứng quá mẫn:
A. Typ I: Quá mẫn kiểu phản vệ.
B. Typ II: Quá mẫn độc tế bào.

C. Typ III: Quá mẫn do phức hợp miễn dịch.
D. Typ IV: Quá mẫn trung gian tế bào.
E. Tất cả các typ trên.
Câu 2. Phản ứng quá mẫn gây ra bệnh huyết thanh thuộc:
A. Typ I: Quá mẫn kiểu phản vệ.
B. Typ II: Quá mẫn độc tế bào.
C. Typ III: Quá mẫn do phức hợp miễn dịch.
D. Typ IV: Quá mẫn trung gian tế bào.
4


QUÁ MẪN
E. Tất cả các typ trên.
Câu 3. Phản ứng quá mẫn xảy ra trong phản ứng tuberculin thuộc:
A. Typ I: Quá mẫn kiểu phản vệ.
B. Typ II: Quá mẫn độc tế bào.
C. Typ III: Quá mẫn do phức hợp miễn dịch.
D. Typ IV: Quá mẫn trung gian tế bào.
E. Tất cả các typ trên.
Câu 4. Phản ứng quá mẫn gây ra bệnh viêm da tiếp xúc thuộc:
A. Typ I: Quá mẫn kiểu phản vệ.
B. Typ II: Quá mẫn độc tế bào.
C. Typ III: Quá mẫn do phức hợp miễn dịch.
D. Typ IV: Quá mẫn trung gian tế bào.
E. Tất cả các typ trên.
Câu 5. Phù mặt diễn ra nhanh sau khi bị ong đốt thuôc quá mẫn:
A. Typ I: Quá mẫn kiểu phản vệ.
B. Typ II: Quá mẫn độc tế bào.
C. Typ III: Quá mẫn do phức hợp miễn dịch.
D. Typ IV: Quá mẫn trung gian tế bào.

E. Tất cả các typ trên.
Câu 6. Phản ứng quá mẫn gây ra bệnh thiếu máu tan huyết ở trẻ sơ sinh
thuộc:
A. Typ I: Quá mẫn kiểu phản vệ.
B. Typ II: Quá mẫn độc tế bào.
C. Typ III: Quá mẫn do phức hợp miễn dịch.
D. Typ IV: Quá mẫn trung gian tế bào.
E. Tất cả các typ trên.
Câu 7. Trong hen phế quản dị ứng, chất gây co cơ trơn phế quản mạnh
nhất là:
A. Histamin.
B. Serotonin.
C. Leucotrien B4.
D. Leucotrien C4, D4, E4.
E. Prostaglandin.
Câu 8. Nhóm thuốc nào sau đây thường gây dị ứng nhất:
A. Thuốc kháng viêm.
B. Thuốc kháng sinh.
C. Thuốc giảm sốt.
5


QUÁ MẪN
D. Thuốc giảm đau.
E. Thuốc gây ngủ.
Câu 9. Đường dùng thuốc dễ gây sốc phản vệ nhất là:
A. Đường uống.
B. Đường tiêm.
C. Đường bôi ngoài da.
D. Đường nhỏ mắt.

E. Đường khí dung.
Câu 10. Penicillin có thể gây dị ứng thuốc theo phản ứng quá mẫn:
A. Typ I: Quá mẫn kiểu phản vệ.
B. Typ II: Quá mẫn độc tế bào.
C. Typ III: Quá mẫn do phức hợp miễn dịch.
D. Typ IV: Quá mẫn trung gian tế bào.
E. Tất cả các typ trên.
Câu 11. Lớp kháng thể quan trọng nhất gây ra phản ứng quá mẫn kiểu
phản vệ là:
A. IgG.
B. IgA.
C. IgM.
D. IgD.
E. IgE.
Câu 12. Lớp kháng thể gây ra quá mẫn typ II là:
A. IgG.
B. IgM.
C. IgG và IgM.
D. IgA.
E. IgA tiết (sIgA).
Câu 13. Lớp kháng thể quan trọng nhất gây ra phản ứng quá mẫn typ III
là:
A. IgG.
B. IgA.
C. IgM.
D. IgD.
E. IgE.
Câu 14. Tế bào quan trọng nhất tiết các hoá chất trung gian gây ra phản
ứng quá mẫn typ I là:
A. Đại thực bào.

6


QUÁ MẪN
B. Bạch cầu hạt trung tính.
C. Dưỡng bào.
D. Lymphô B.
E. Lymphô T.
Câu 15. Tế bào quan trọng nhất tiết các enzym gây ra phản ứng quá
mẫn typ III là:
A. Đại thực bào.
B. Bạch cầu hạt trung tính.
C. Dưỡng bào.
D. Lymphô B.
E. Lymphô T.
Câu 16. Tế bào quan trọng nhất gây ra phản ứng quá mẫn typ IV là:
A. Đại thực bào.
B. Bạch cầu hạt trung tính.
C. Dưỡng bào.
D. Lymphô B.
E. Lymphô T.
Câu 17. Thuốc chọn lựa đầu tiên trong xử trí sốc phản vệ là:
A. Corticoid.
B. Kháng histamin.
C. Adrenalin.
D. Thuốc giãn phế quản.
E. Thuốc trợ tim.
QUÁ MẪN (8 CÂU) 2009 - 2010
1. Phân loại quá mẫn
1a. Phát biểu nào sau đây không phù hợp với týp quá mẫn:

A. Týp I là quá mẫn kiểu phản vệ hoặc quá mẫn nhanh
B. Týp II là quá mẫn kiểu độc tế bào hoặc quá mẫn do bổ thể
C. Týp III là quá mẫn do phức hợp miễn dịch
D. Týp IV là quá mẫn trung gian tế bào hoặc quá mẫn muộn
E. Týp IV có thể truyền quá mẫn thụ động bằng kháng thể
1b. Phát biểu nào sau đây không phù hợp với týp quá mẫn:
A. Týp I là quá mẫn kiểu phản vệ hoặc quá mẫn nhanh
B. Týp II là quá mẫn kiểu độc tế bào hoặc quá mẫn do bổ thể
C. Týp III là quá mẫn do phức hợp miễn dịch
D. Týp IV là quá mẫn trung gian tế bào hoặc quá mẫn muộn
7


QUÁ MẪN
E. Týp I,II,III chỉ có thể truyền quá mẫn thụ động bằng tế bào lymphô
2. Kháng thể gây quá mẫn
2a. Kháng thể gây quá mẫn kiểu phản vệ chủ yếu thuộc lớp:
A. IgG
B. IgA
C. IgM
D. IgD
E. IgE
2b. Kháng thể gây quá mẫn kiểu độc tế bào thuộc lớp:
A. IgG và IgA
B. IgA và IgM
C. IgM và IgE
D. IgE và IgG
E. IgG và IgM
3. Biểu hiện lâm sàng của quá mẫn týp I và týp IV
3a. Biểu hiện nào sau đây thuộc quá mẫn trung gian tế bào:

A. Mề đay dị ứng
B. Hen phế quản dị ứng
C. Đau bụng và ỉa lỏng do dị ứng thức ăn
D. Viêm da tiếp xúc dị ứng
E. Viêm da thể tạng
3b. Phát biểu nào sau đây không phù hợp với triệu chứng trong sốc
phản vệ:
A. Biểu hiện phản vệ cục bộ
B. Biểu hiện nặng nhất của quá mẫn týp I
C. Do tác dung của các hoá chất trung gian gây co cơ trơn, tăng tiết
dịch, dãn mạch, tăng tính thấm thành mao mạch.
D. Triệu chứng khó thở, hạ huyết áp xảy ra rất nhanh trong vài phút
E. Thuốc xử trí đầu tiên và quan trọng nhất là adrenalin
4. Cơ chế gây quá mẫn typ I
4a. Thành phần nào sau đây gây quá mẫn typ I bằng tác dụng trực tiếp,
không qua cơ chế kết chéo các FcεR trên bề mặt dưỡng bào và bạch
cầu hạt ái kiềm:
A. Dị nguyên
B. Hapten
C. Anti-IgE
D. Anti-FcεR
8


QUÁ MẪN
E. Thuốc cản quang
4b. Hiện tuợng nào sau đây không xảy ra khi có liên kết chéo các FcεR
trên bề mặt dưỡng bào và bạch cầu hạt ái kiềm:
A. AMP vòng giảm tạm thời rồi tăng nhanh
B. Tăng điều động Ca++ nội bào và tăng luồng Ca++ từ môi trường bên

ngoài vào bên trong tế bào
C. Khử hạt gây phóng thích histamine, heparin
D. Hoạt hoá lipooxygenase dẫn đến tổng hợp và phóng thích leukotrien
B4, leucotrien C4, D4, E4 (SRS-A.)
E. Hoạt hoá cyclooxygenase dẫn đến tổng hợp và phóng thích
prostaglandin D2
5. Nguyên nhân gây quá mẫn
5a. Nhóm thuốc nào sau đây thường gây dị ứng nhất trên lâm sàng:
A. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAD)
B. Thuốc kháng sinh
C. Thuốc hạ nhiệt
D. Thuốc giảm đau
E. Thuốc gây ngủ
5b. Penixilin là loại kháng có thể gây:
A. Quá mẫn týp I
B. Quá mẫn typ II
C. Quá mẫn týp III
D. Quá mẫn typ IV
E. Các týp quá mẫn I, II, III, IV
6. Tế bào tham gia gây quá mẫn
6a. Tế bào quan trọng nhất tham gia gây quá mẫn typ I là
A. Dưỡng bào và bạch cầu hạt ái kiềm
B. Bạch cầu hạt trung tính
C. Đại thực bào
D. Lymphô T
E. Lymphô B
6b. Tế bào tập trung nhiều nhất trong phản ứng Arthus là:
A. Dưỡng bào và bạch cầu hạt ái kiềm
B. Bạch cầu hạt trung tính
C. Đại thực bào

D. Lymphô T
E. Lymphô B
9


QUÁ MẪN
7. Biểu hiện của quá mẫn týp II và týp III
7a. Biểu hiện của quá mẫn týp II là:
A. Bệnh huyết thanh
B. Viêm khớp dạng thấp
C. Luput ban đỏ hệ thống
D. Phản ứng truyền nhầm nhóm máu hệ ABO
E. Viêm mạch hoại tử do phức hợp miễn dịch
7b. Biểu hiện của quá mẫn týp III là:
A. Phản ứng truyền nhầm nhóm máu hệ ABO
B. Thiếu máu tan huyết do bất đồng hệ Rh giữa mẹ và con
C. Thiếu máu tan huyết tự miễn do tự kháng thể kháng hồng cầu
D. Viêm cầu thận do phức hợp miễn dịch
E. Phản ứng thải ghép tối cấp do kháng thể kháng HLA
8. Test chẩn đoán
8a. Test chẩn đoán dị ứng nào sau đây định lượng được IgE đặc hiệu
trong huyết thanh bệnh nhân:
A. Test lẩy da (Prick test)
B. Test áp da (Pacht test)
C. Test trong da (Intradermo-reaction: IDR)
D. Test hấp phụ miễn dịch phóng xạ (Radioimmunosorbent Test:
RIST)
E. Test hấp phụ dị nguyên phóng xạ (Radioallergosorbent Test:
RAST)
8b. Test chẩn đoán dị ứng nào sau đây định lượng được IgE toàn phần

trong huyết thanh bệnh nhân:
A. Test lẩy da (Prick test)
B. Test áp da (Pacht test)
C. Test trong da (Intradermo-reaction: IDR)
D. Test hấp phụ miễn dịch phóng xạ (Radioimmunosorbent Test:
RIST)
E. Test hấp phụ dị nguyên phóng xạ (Radioallergosorbent Test:
RAST)

10



×