Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đại cương miễn dịch (bổ sung)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.8 KB, 8 trang )

MIỄN DỊCH HỌC CƠ BẢN ĐẠI CƯƠNG
1. Da và niêm mạc cần thiết cho sự bảo vệ không đặc hiệu của cơ thể
nhờ:
A. pH
B. Vi khuẩn cộng sinh
C. Hàng rào bảo vệ cơ học
D. Tạo chuyển động
E. Tất cả các câu trên đều đúng
2. Lysozym (muranidase) có trong các dịch tiết của cơ thể có khả năng
ly giải mucopeptid của:
A. Vi khuẩn Gram (+)
A. Ký sinh trùng
B. Virus
C. Vi khuẩn Gram (-)
D. Tất cả câu trên đều đúng
3. Protein viêm được tiết ra bởi
A. Đại thực bào
B. Các tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
C. Gan
D. IL-1, IL-6, TNF
E. Tất cả các câu trên đều đúng
4. Trong phản ứng viêm, protein viêm tạo ra tăng sớm nhất là:
A. Haptoglobin
B. CRP
C. IL-1
D. TNF - alpha
E. Fibrinogen
5. Interferon -  do các tế bào sau đây tiết ra
A. Tế bào nhiễm virus
B. Tương bào
C. Tế bào T hoạt hóa


D. Tế bào B hoạt hóa
E. Tế bào ung thư
6. Tác dụng của Interferon
A. Cản trở sự xâm nhập và phát triển của virus
B. Ngăn cản sự phát triển của tế bào biểu mô
C. Có tính đặc hiệu kháng nguyên
D. (A) và (B) đúng
1


MIỄN DỊCH HỌC CƠ BẢN ĐẠI CƯƠNG
E. (A) , (B) và (C) đúng
7. Bổ thể tham gia hiệu quả vào đáp ứng miễn dịch
A. Bằng chuổi phản ứng hoạt hóa các protein huyết thanh
B. Tính đặc hiệu
C. Tạo phức hợp tấn công màng ly giải tế bào
D. Các thành phần bổ thể được ký hiệu từ C1, C2, C3.v.v.C9
E. Tất cả các câu trên đều đúng
8. Hoạt hóa bổ thể theo con đường cổ điển được khởi động chủ yếu
bởi:
A. Vi khuẩn Gr(-)
B. Glycoprotein vỏ (gp 120)
C. Ty lạp thể
D. C1
E. Phức hợp miễn dịch
9. Đặc điểm hoạt hóa bổ thể theo con đường tắt
A. Bắt đầu từ C3 và không cần kháng thể
A. Polysaccharit của vách vi khuẩn
B. HIV
C. Các IgA ngưng tập

D. Các yếu tố Properdin (P) và I ức chế
E. Không có sự tham gia của C1, C4, C2
10. Các mảnh C3a và C5a có hoạt tính
A. Giãn mạch, tăng tính thấm
B. Hóa hướng động thu hút bạch cầu
C. Opsonin hóa
D. (A) và (B) đúng
E. (A) , (B) và (C) đúng
11. Hiện tượng opsonin hóa tạo thuận cho sự thực bào do:
A. Các thụ thể đối với mảnh C3b
B. Các thụ thể đối với C3b và Fc
C. Các thụ thể đối với mảnh Fab
D. Các thụ thể kháng nguyên
E. Các thụ thể đối với mảnh Fc
12. Tiểu cầu ngoài vai trò đông máu còn tham gia vào đáp ứng miễn
dịch
A. Thụ thể Fc của IgE
B. Các thụ thể đối với yếu tố VIII và Gp1b , Gp11b, Gp111a
2


MIỄN DỊCH HỌC CƠ BẢN ĐẠI CƯƠNG
C. Sản xuất leucotrien
D. Các thụ thể đối với Fc của IgM
E. Tất cả các câu trên đều đúng
13. Các tế bào sau đây thuộc về hệ thống đơn nhân / đại thực bào
ngoại trừ
A. Tế bào sao nhỏ (microganglia cells)
B. Tế bào Kupffer
C. Tế bào Steinberg

D. Tế bào xòe ngón tay (interdigitating cells)
E. Tế bào Langerhans
14. Quá trình diệt khuẩn xảy ra trong các tế bào thực bào
A. Xảy ra trong bào tương
B. Sản phẩm độc của oxy
C. Các enzym của tiểu thể
D. Các protein kiềm
E. Tất cả các câu trên đều đúng
15. Tế bào trình diện kháng nguyên là các đại thực bào của tổ chức
A. Giàu phức hợp MHC bậc II
B. Gồm các tế bào Langerhan, tế bào tua, tế bào lymphoT.v.v.
C. Biệt hóa chức năng riêng
D. Xử lý trình diện kháng nguyên cho tương bào
E. Tất cả các câu trên đều sai
16. Bạch cầu ái kiềm và tế bào mast hoạt hoá khi có các kích thích
của:
A. Phức hợp miễn dịch
B. Hoạt hóa các thụ thể Fc của IgE
C. Liên kết chéo kháng nguyên trên bề mặt tế bào
D. (B) và (C) đúng
E. (A), (B), và (C) đúng
17. Đặc điểm tế bào NK
A. Tế bào NK không cần được mẫn cảm trước đó với kháng
nguyên
B. Có các marker bề mặt của tế bào T và tế bào B
C. Diệt tế bào ung thư, tế bào nhiễm virus
D. Cần thiết có sự trình diện kháng nguyên của MHC bậc I
E. Tất cả các câu trên đều đúng
18. Kháng thể là yếu tố dịch thể do tương bào sản xuất
3



MIỄN DỊCH HỌC CƠ BẢN ĐẠI CƯƠNG
A. Lưu hành tự do trong máu
B. Có trên bề mặt tế bào T
C. Di chuyển trên điện trường thuộc vùng  globulin
D. Có trí nhớ miễn dịch
E. Tất cả các câu trên đều đúng
19. Sự phân lớp các globulin miễn dịch dựa vào
A. Trọng lượng phân tử
B. Chuổi nặng
C. Chuổi nhẹ
D. Sự di chuyển trong điện trường
E. Cấu trúc hóa học
20. Chức năng miễn dịch (gắn kháng nguyên) của kháng thể xảy ra ở:
A. Fc
B. Chuổi nặng
C. F(ab)
D. F(ab)2
E. Chuổi nhẹ
21. Kháng thể nhận biết được nhiều quyết định kháng nguyên khác
nhau nhờ thay đổi cấu trúc không gian ở:
A. F(ab)
B. Chuổi nặng
C. Chuổi nhẹ
D. Chuổi nặng và chuổi nhẹ (vùng siêu biến)
E. Chuổi hằng định
22. Trong các lớp Ig thì Ig có trọng lượng phân tử lớn nhất là
A. IgA
B. IgM

C. IgD
D. IgE
E. IgG
23. Ig có khả năng kết hợp với nhiều quyết định kháng nguyên là:
A. IgG
B. IgA
C. IgM
D. IgD
E. IgE
24. Quá trình nhận diện kháng nguyên bản thân xảy ra ở:
4


MIỄN DỊCH HỌC CƠ BẢN ĐẠI CƯƠNG
A. Tuyến ức
B. Cơ quan lympho trung ương
C. Máu
D. Cơ quan lympho ngoại biên
E. Lách , hạch
25. Cơ chế bệnh sinh của bệnh nhược cơ nặng
A. Kháng thể kháng actin
B. Rối loạn chuyển hóa glucid
C. Loạn dưỡng cơ
D. Kháng thể kháng acetylcholin
E. Kháng thể kháng thụ thể acetylcholin
26. Đáp ứng tạo kháng thể có thể xảy ra mà không cần có sự hổ trợ
của tế bào T:
A. Kháng nguyên phụ thuộc tuyến ức
B. Kháng nguyên carbohydrate
C. Kháng nguyên polysaccharit và protein A của liên cầu khuẩn

D. Kháng nguyên hòa tan
E. Tất cả các câu trên đều sai
27. Đáp ứng miễn dịch dịch thể phụ thuộc tuyến ức cần thiết
A. Sự hổ trợ của tế bào T
B. Tế bào trình diện kháng nguyên
C. IFN -gamma, TNF-alpha
D. Sự hổ trợ của tế bào Th2
E. Tất cả các câu trên đều sai
28. Tế bào T hổ trợ (Th) cho tế bào B biệt hóa thành tương bào bằng
cách
A. Thông qua các cytokin
B. Nhận diện kháng nguyên
C. Nhận diện phức hợp MHC bậc II
D. Nhận diện cả kháng nguyên lẫn MHC bậc II
E. Tất cả các câu trên đều đúng
29. Quyết định phương thức đáp ứng miễn dịch dịch thể hay tế bào phụ
thuộc vào:
A. Quá trình trình diện kháng nguyên
B. Đường xâm nhập kháng nguyên
C. Sự hoạt động của tế bào T hay tế bào B
D. Bản chất kháng nguyên
5


MIỄN DỊCH HỌC CƠ BẢN ĐẠI CƯƠNG
E. Tất cả các câu trên đều đúng
30. Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào xảy ra đối với ;
A. Viêm cầu thận cấp
B. Tế bào LE
C. Mycobacterium, Listeria monocytogenes.

D. Viêm khớp dạng thấp
E. Luput ban đỏ
31. Tế bào TCD4+ (Th1) nhận diện kháng nguyên nhờ:
A. Phức hợp MHC bậc II trình diện
B. Phức hợp MHC bậc I trình diện
C. Các phân tử dính giữa tế bào T và đại thực bào
D. (A) và (C) đúng
E. (B) và (C) đúng
32. Sau khi nhận diện kháng nguyên tế bào Th1 sản xuất:
A. IL-4, IL-5, IL6, IL10
B. IFN - gamma, TNF-alpha
C. Các gốc oxy tự do
D. Các hydroxylase, myeloperoxydase, lysozym
E. Cathepsin G, lactoferin..
33. Đáp ứng miễn dịch đối với virus chủ yếu do:
A. Tế bào TCD8+
B. Tế bào NK
C. Kháng thể
D. IFN - gamma, TNF-alpha
E. Tế bào CD4+
34. Các virus xâm nhập được tế bào nhờ
A. Độc lực
B. Hổ trợ của cytokin
C. Các thụ thể đặc hiệu
D. Hệ thống enzym
E. Kích thước quá bé
35 Virus được sản xuất các peptí KN nội bào trong bào tương của tế
bào vật chủ:
A. Nhờ phức hợp MHC bậc II vận chuyển đến màng tế bào
B. Được xử lý bởi các enzym trong bào tương

C. Oxy hóa bởi các gốc oxy tự do
D. Phức hợp MHC bậc I vận chuyển đến màng
6


MIỄN DỊCH HỌC CƠ BẢN ĐẠI CƯƠNG
E. Vận chuyển theo các không bào
36. Apoptose là gì ?
A. U mỡ do cơ chế tự miễn
B. Không bào vận chuyển trong bào tương
C. Hiện tượng nhân cô đặc và thoái hóa, sau đó tế bào ly giải.
D. Hiện tượng polyme hóa màng tế bào
E. Màng tế bào bị thủng do perforin
37. Đáp ứng miễn dịch chống vi khuẩn phong chỉ có hiệu quả với:
A. Tế bào lympho Th2 và TNF-alpha, IFN-gamma, IL-2
B. Tế bào lympho B với Ig
C. Đáp ứng miễn dịch dịch thể
D. Tế bào lympho Th1 và IL-4, IL-5, IL-6, IL-10
E. Đáp ứng miễn dịch tế bào
38. Đáp ứng miễn dịch chống các độc tố ho gà, uốn ván, bạch hầu chủ
yếu do:
A. Vai trò của các Ig
B. Tế bào lympho B hoạt hóa
C. Tế bào lympho T hoạt hóa
D. Vai trò của tương bào
E. Tất cả các câu trên đều đúng
39. Tại sao trong tiêm chủng thường tiêm nhắc lại
A. Bảo đảm cho đủ liều kháng nguyên
B. Hệ thống miễn dịch nhận dạng kháng nguyên tốt hơn
C. Vai trò của các tế bào có ký ức miễn dịch

D. Không thể sử dụng kháng nguyên liều cao ở trẻ em
E. Tất cả các câu trên đều đúng
40. Hiện tượng hóa hướng động tế bào do:
A. Sản phẩm hủy hoại của tổ chức
B. Vai trò của các cytokin
C. Sản phẩm của vi khuẩn
D. Vai trò của tế bào nội mạc
E. Tất cả các câu trên đều đúng
1E
11B
21D
31

2A
12A
22B
32B

3C
13C
23C
33A

4B
14E
24A
34C

5C
15A

25E
35D

6A
16D
26C
36D
7

7C
17A
27D
37E

8E
18A
28A
38B

9A
19B
29D
39C

10D
20C
30C
40E



MIỄN DỊCH HỌC CƠ BẢN ĐẠI CƯƠNG

8



×