Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Thực phẩm có thể giúp tăng cường miễn dịch? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.37 KB, 8 trang )

Thực phẩm có thể giúp tăng cường
miễn dịch?

Tình trạng ô nhiễm, nhịp sống căng thẳng đã
khiến hệ miễn dịch của con người trở nên yếu
hơn, tạo điều kiện cho bệnh tật dễ dàng bộc phát.
Vậy có cách nào đánh thức hệ miễn dịch mà
không cần dùng thuốc không? Câu trả lời là: Có!


HỆ MIỄN DỊCH SUY GIẢM, BỆNH TẬT SẼ TĂNG

Có hệ miễn dịch "khỏe mạnh" giúp cho chúng ta tránh
được nhiều bệnh tật.
Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã chứng
minh được rằng nguyên nhân chính dẫn đến tình
trạng hệ miễn dịch của con người hiện nay ngày càng
suy giảm chính là do môi trường quá ô nhiễm, nhịp
sống căng thẳng, chế độ ăn uống thiếu cân bằng.

Tại Việt Nam, theo số liệu bản tổng kết môi trường
toàn cầu do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc
(UNEP) mới công bố chúng ta có 2 thành phố nằm
trong danh sách 6 thành phố bị ô nhiễm không khí
nghiêm trọng nhất thế giới. Theo một nghiên cứu
khác do Trường Đại học Yale (Mỹ) thực hiện trong
năm 2006, Việt Nam đứng thứ hạng thấp nhất trong
số 8 nước Đông Nam Á về chỉ số môi trường ổn định.

Cùng với tình trạng ô nhiễm này, việc ăn quá nhiều
thức ăn nhanh (tăng lượng thịt, mỡ trong khi lại thiếu


hụt chất xơ, vitamin, khoáng chất…) cũng đã góp
phần làm cho sức đề kháng trở nên “ù lì”, phản ứng
quá chậm để chống đỡ các tấn công của vi khuẩn, vi
rút gây bệnh cho cơ thể.

Các chuyên gia y tế hàng đầu Hoa Kỳ đã tổng kết ra
7 nhóm đối tượng có sức đề kháng, khả năng miễn
dịch kém nhất. Điều có thể khiến nhiều người bất ngờ
là các nhóm đối tượng này không hề bị bẩm sinh thể
chất yếu mà chính là do chịu tác động của các nhân
tố từ môi trường và nếp sống như:
• Hay “cắt xén” thời gian ngủ,
• Ít vận động,
• Tiếp xúc với quá nhiều khói bụi ô nhiễm,
• Đặc biệt là ăn uống không hợp lý, chưa có những
thói quen lành mạnh, ăn những thức ăn có lợi, có khả
năng giúp tăng cường hỗ trợ sức đề kháng .


THỰC PHẨM CÓ THỂ TIẾP SỨC CHO HỆ MIỄN
DỊCH?

Probiotics là tên gọi chung cho nhóm vi khuẩn "tốt",
có tác dụng cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, bảo vệ
sức khỏe.
Câu trả lời là: Đúng thế! Loại thực phẩm luôn được
các chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh về tầm quan
trọng và khả năng giúp thành trì cơ thể trở nên vững
vàng trước sự tấn công của bệnh tật chính là thực
phẩm có chứa vi khuẩn “tốt” Probiotics. Hiểu một

cách đơn giản, Probiotics là tên gọi chung cho nhóm
vi khuẩn “tốt”, cần được bổ sung vào chế độ ăn nhằm
cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, cải thiện sức khỏe.

Vi khuẩn “tốt” Probiotics hay còn gọi là lợi khuẩn
Probiotics sống cộng sinh trong cơ thể, đặc biệt là ở
ruột kết, đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể.
Các nghiên cứu về tiêu hoá và miễn dịch cho thấy,
những vi khuẩn này giúp bảo vệ cơ thể; giữ vai trò
chính hoạt hoá, phát triển hệ miễn dịch của ruột và
của cơ thể nói chung, để chống lại các vi khuẩn gây
bệnh và dị ứng miễn dịch; kích thích sự phát triển của
niêm mạc ruột, hệ tế bào miễn dịch tại chỗ của ruột
và của toàn bộ cơ thể.

Probiotics cư trú trong ruột còn có chức năng dinh
dưỡng, tiêu hoá được carbohydrat, tinh bột, các
đường đơn ở đại tràng, tổng hợp các vitamin và các
acid béo, và có tác dụng điều hòa chức năng tiêu
hoá có lợi cho cơ thể như chống nôn trớ, đầy bụng và
táo bón.

Trong hơn một thế kỷ qua, nhiều công trình nghiên
cứu đã xác định và công nhận vai trò, tác dụng, cơ
chế của lợi khuẩn Probiotics đối với sức khỏe. Tổ
chức Y tế Thế giới đã kết luận: "Probiotics là các vi
sinh vật sống, khi đưa một lượng cần thiết vào cơ thể,
đem lại hiệu quả có lợi cho cơ thể" (2001).

Điều may mắn là chủng lợi khuẩn tốt cho sức khỏe

này đã được bổ sung vào nhiều loại thực phẩm hiện
nay như sữa chua đặc hay lỏng…, được sử dụng
rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Nhật,
ở Châu Âu và cả ở Việt Nam.

Nhâm nhi những món ăn bổ dưỡng này đều đặn
hàng ngày, nhiều người bất ngờ khi biết rằng đó là
một cách giản dị để có thể giúp cho cơ thể trở nên
vững vàng hơn trước cuộc tấn công của muôn vàn
bệnh tật.

×