Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Trắc nghiệm miễn dịch năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.62 KB, 3 trang )

CÂU HỎI MIỄN DỊCH Y3-2012
1. Quá trình xử lý các protein trong bào tương (kháng nguyên nội sinh) được
thực hiện bằng cách:
A. vận chuyển vào bên trong lưới nội nguyên sinh
B. phân cắt bởi các proteasome
C. thay thế các chuỗi bất biến
D. thay thế chuỗi β2 microglobulin
E. Gắn vào MHC lớp II
2. Lớp kháng thể có khả năng cố định bổ thể:
A. IgA
B. IgA và IgG
C. IgM và IgG
D. IgM
E. IgG và IgE
3. Thụ thể của tế bào T(TCR) sẽ nhận diện:
A. chuỗi β2 microglobulin của MHC
B. kháng nguyên chưa được xử lý
C. các đoạn peptid tự do mạch thẳng
D. các kháng nguyên lipid và glycolipid liên kết với MHC
E. phức hợp peptid kháng nguyên và MHC
4.Các peptid kháng nguyên được tạo ra bởi quá trình xử lý protein trong bào
tương sẽ được:
A. đưa vào lưới nội nguyên sinh bằng quá trình khuếch tán
B. trình diện lên bề mặt tế bào cùng với MHC lớp II cho tế bào TCD4
C. trình diện lên bề mặt tế bào cùng với MHC lớp II cho tế bào TCD8
D. trình diện lên bề mặt tế bào cùng với MHC lớp I cho tế bào TCD8
E. đưa lên bề mặt tế bào với một receptor chuyên biệt
5. Các peptid kháng nguyên được xử lý trong túi thực bào (phagosome) sẽ
được:
A. trình diện lên bề mặt tế bào cùng với MHC lớp II cho tế bào TCD4
B. trình diện lên bề mặt tế bào cùng với MHC lớp I cho tế bào TCD4


C. trình diện lên bề mặt tế bào cùng với MHC lớp I cho tế bào TCD8
D. kết hợp với MHC lớp II trong lưới nội nguyên sinh
E. kết hợp với MHC lớp I trong lưới nội nguyên sinh
6. CD8 là dấu ấn của:
A. tế bào B
B. đại thực bào hoạt hóa
C.tế bào T hỗ trợ
D. tế bào T độc
E. tế bào NK
7. CD4 là dấu ấn của:
A. tế bào B
B. đại thực bào hoạt hóa
C.tế bào T hỗ trợ


D. tế bào T độc
E. tế bào NK
8. Những tế bào trình diện phức hợp MHC lớp I-peptid trở thành đích của:
A. Tế bào NK
B. Tế bào B
C. Tế bào TCD8
D. Tế bào TCD4
E. Đại thực bào
9. Mảnh Fc của kháng thể có các chức năng sau,ngoại trừ:
A. Gây hiện tượng opsonin hóa
B. Giúp kháng thể qua được nhau thai
C. Kết hợp với kháng nguyên tương ứng
D. Gắn trên bề mặt tế bào Mast, bạch cầu ái kiềm
E. Giúp cho việc cố định bổ thể
10. Mảnh Fab của kháng thể có khả năng

A. Gây hiện tượng opsonin hóa
B. Giúp cho việc cố định bổ thể
C. Giúp kháng thể gắn được trên tế bào Mast
D. Giúp kháng thể qua được nhau thai
E. Là vị trí kết hợp với kháng nguyên
11. Tác dụng của papain trên phân tử kháng thể là:
A. Cắt kháng thể thành 4 mảnh polypeptid
B. Cắt kháng thể thành 2 mảnh Fab và mảnh Fc
C. Tách thành 1cặp chuỗi nặng và 1 cặp chuỗi nhẹ
D. Tách thành 1 mảnh F(ab)/2 và 1 mảnh Fc
E. Cắt cả chuỗi nặng và chuỗi nhẹ ở vùng bản lề
12. Tác dụng của pepsin trên phân tử kháng thể là:
A. Cắt kháng thể thành 4 mảnh polypeptid


B. Cắt kháng thể thành 2 mảnh Fab và mảnh Fc
C.Tách thành 1cặp chuỗi nặng và 1 cặp chuỗi nhẹ
D. Tách thành 1 mảnh F(ab)/2 và 1 mảnh Fc
E. Cắt cả chuỗi nặng và chuỗi nhẹ ở vùng bản lề
13.Tính chất không đáp ứng với kháng nguyên bản thân được gọi là:
A. Miễn dịch thu được
B. Ký ức miễn dịch
C. Miễn dịch không đặc hiệu
D. Rối loạn miễn dịch
E. Dung thứ miễn dịch
14. Đơn vị cơ bản cấu tạo nên các chuỗi của phân tử kháng thể được gọi là:
A. Lĩnh vực (domain).
B. Idiotyp.
C. Chuỗi nặng.
D. Chuỗi nhẹ.

E. Tất cả các câu trên đều không đúng.
15. Tế bào đích bị ly giải trong hoạt hóa bổ thể xảy ra là do:
A.Tác dụng của các cytokin
B. Vai trò hoạt hóa của lympho T
C. Liên quan với sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể
D.Hình thành phức hợp BbC3bBb chọc thủng màng tế bào
E. Tác dụng thẩm thấu của Natri và nước



×