Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA CÁC NHÓM GIỐNG BÒ SỮA TẠI HAI TRẠI BÒ THUỘC XÃ TÂN THẠNH TÂY HUYỆN CỦ CHI – TP. HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.43 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************

LÊ HUỲNH TRÚC NHƯ

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA CÁC NHÓM GIỐNG
BÒ SỮA TẠI HAI TRẠI BÒ THUỘC XÃ TÂN THẠNH TÂY
HUYỆN CỦ CHI – TP. HCM

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Công Nghệ
Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi

Giáo viên hướng dẫn
THS NGUYỄN KIM CƯƠNG
THẦY ĐOÀN TRẦN VĨNH KHÁNH

Tháng 08/2012

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Lê Huỳnh Trúc Như
Tên khóa luận “Khảo sát khả năng sản xuất của các nhóm giống bò sữa tại
hai trại bò thuộc Xã Tân Thạnh Tây, Huyện Củ Chi – TP. HCM”.
Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày …..………...

Giáo viên hướng dẫn



ThS. Nguyễn Kim Cương

ii


LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Văn Phòng Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Quý Thầy Cô Trường Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đã tận tình truyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong suốt khóa học.
Hai hộ Chăn Nuôi Bò Sữa tại Huyện Củ Chi đã cho phép chúng tôi thực hiện đề
tài này.
Toàn thể anh chị em công nhân và các chú Bác Sĩ Thú Y phụ trách trại đã giúp
đỡ, tạo điều kiện để chúng tôi hoàn thành đề tài này.
Thành kính ghi ơn cha mẹ
Kính dâng lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ đã dạy dỗ, nuôi nấng chúng con nên
người.
Xin chân thành tri ân
Thầy Nguyễn Kim Cương và thầy Đoàn Trần Vĩnh Khánh đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin cảm ơn
Xin cảm ơn tất cả các bạn bè trong và ngoài lớp đã quan tâm, chia sẽ, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận này.

Lê Huỳnh Trúc Như

iii



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát khả năng sản xuất của các nhóm giống bò sữa tại
hai trại bò thuộc Xã Tân Thạnh Tây, Huyện Củ Chi – TP. HCM” được chúng tôi thực
hiện tại Ấp I, Xã Tân Thạnh Tây, Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh thời gian từ tháng
2 năm 2012 đến tháng 6 năm 2012.
Khảo sát trên 91 con bò đang sản xuất về một số chỉ tiêu, kết quả thu được:
Khả năng sinh sản: Tuổi phối giống lần đầu và hệ số phối thấp nhất ở nhóm F2
(16,66 tháng - 2,66 lần) nhưng thời gian phối giống lại sau khi sinh và khoảng cách
hai lứa đẻ sớm nhất lại ở nhóm F1 (105,00 ngày - 450,00 ngày).
Khả năng sản xuất sữa: Sản lượng sữa trại 1 cao nhất ở nhóm F2 (3.973,17
kg/con/chu kỳ) nhưng sản lượng sữa trại 2 cao nhất lại ở nhóm F1 (4.450,49
kg/con/chu kỳ).
Tiêu tốn thức ăn: Tiêu tốn vật chất khô tổng thể ở trại 1 và 2 đều thấp nhất ở
nhóm F2 (992,10 - 1.469,50 g/kg sữa), nhưng tiêu tốn năng lượng tổng thể trại 1 thấp
nhất ở nhóm F2 (2.900,90 Kcal/kg sữa) và trại 2 lại ở nhóm F1 (2.727,50 Kcal/kg sữa).
Và tiêu tốn đạm tổng thể ở trại 2 cao hơn trại 1 nhưng tương đối bằng nhau giữa các
nhóm giống trong cùng một trại.
Sơ bộ giá thành sản xuất 1kg sữa:
Chi phí sản xuất 1kg sữa trại 1 là 6.641 đồng/kg sữa.
Chi phí sản xuất 1kg sữa trại 2 là 6.173 đồng/kg sữa.

iv


MỤC LỤC
TRANG
Tựa trang ......................................................................................................................... i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ...................................................................... ii

Lời cảm ơn .................................................................................................................... iii
Tóm tắt .......................................................................................................................... iv
Mục lục ..........................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... ix
Danh sách các bảng ........................................................................................................x
Chương 1 MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích ................................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu ..................................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN .............................................................................................. 3
2.1 Tổng quan về tình hình chăn nuôi bò sữa hiện nay trên thế giới ............................. 3
2.2 Tổng quan về tình hình chăn nuôi bò sữa hiện nay ở Việt Nam .............................. 4
2.3 Tổng quan về trại ...................................................................................................... 5
2.3.1 Vị trí địa lý ............................................................................................................. 5
2.3.2 Điều kiện khí hậu ................................................................................................... 6
2.3.3 Chuồng trại ............................................................................................................ 6
2.3.4 Nhân công, lao động và kỹ thuật viên tại trại ........................................................ 6
2.3.5 Thức ăn tại trại ....................................................................................................... 7
2.3.5.1 Thức ăn hỗn hợp ................................................................................................. 7
2.3.5.2 Thức ăn thô và một số phụ phẩm ....................................................................... 8
2.4 Tổng quan về một số giống bò cho sữa thường nuôi tại Việt Nam .......................... 9
2.4.1 Bò Holstein Friesian (HF) ..................................................................................... 9
2.4.2 Bò Jersey ................................................................................................................ 9

v


2.4.3 Bò Red Sindhi ........................................................................................................ 9
2.4.4 Bò Brown Swiss .................................................................................................. 10
2.4.5 Bò Sahiwal ........................................................................................................... 10

2.4.6 Nhóm bò lai Holstein Friesian F1, F2, F3 ............................................................ 10
2.5 Tổng quan về một số giống cỏ................................................................................ 11
2.5.1 Cỏ voi................................................................................................................... 11
2.5.2 Cỏ sả .................................................................................................................... 11
2.5.3 Cỏ ruzi ................................................................................................................. 11
2.5.4 Cỏ lông tây ........................................................................................................... 11
2.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sữa ........................................................... 12
2.6.1 Yếu tố di truyền ................................................................................................... 12
2.6.2 Dinh dưỡng .......................................................................................................... 12
2.6.3 Nhu cầu nước uống .............................................................................................. 13
2.6.4 Môi trường ........................................................................................................... 13
2.6.5 Kỹ thuật chăm sóc quản lý, vệ sinh chuồng trại .................................................. 13
2.6.6 Công tác thú y ...................................................................................................... 13
2.6.7 Tuổi phối giống lần đầu, tuổi mang thai lần đầu ................................................. 14
2.6.8 Thể trạng gia súc.................................................................................................. 14
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP .......................................................... 15
3.1 Thời gian và địa điểm ............................................................................................. 15
3.2 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 15
3.3 Nội dung ................................................................................................................. 15
3.4 Phương pháp tiến hành ........................................................................................... 15
3.5 Các chỉ tiêu khảo sát ............................................................................................... 15
3.5.1 Trọng lượng gia súc ở thời gian khảo sát ............................................................ 16
3.5.2 Khả năng sinh sản ................................................................................................ 16
3.5.2.1 Tuổi phối giống lần đầu (tháng) ....................................................................... 16
3.5.2.2 Tuổi đẻ lứa đầu (tháng)..................................................................................... 16
3.5.2.3 Hệ số phối (lần) ................................................................................................ 16

vi



3.5.2.4 Thời gian phối lại sau khi sinh (ngày) .............................................................. 16
3.5.2.5 Khoảng cách hai lứa đẻ (ngày) ......................................................................... 16
3.5.2.6 Tỷ lệ bê sống, chết sau khi sinh (%) ................................................................. 16
3.5.2.7 Tỷ lệ bê đực, cái (%)......................................................................................... 16
3.5.3 Khả năng sản xuất sữa ......................................................................................... 16
3.5.3.1 Sản lượng sữa theo tháng.................................................................................. 16
3.5.3.2 Sản lượng sữa toàn kỳ ...................................................................................... 16
3.5.4 Tiêu tốn thức ăn ................................................................................................... 17
3.5.4.1 Tiêu tốn vật chất thô tổng thể (g/kg sữa) .......................................................... 17
3.5.4.2 Tiêu tốn năng lượng tổng thể (Kcal/kg sữa) ..................................................... 17
3.5.4.3 Tiêu tốn đạm tổng thể (g/kg sữa)...................................................................... 17
3.6 Sơ bộ giá thành sản xuất 1kg sữa trong chăn nuôi hiện tại .................................... 18
3.7 Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................... 18
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 19
4.1 Tổng đàn và cơ cấu giống ....................................................................................... 19
4.2 Trọng lượng gia súc ở thời gian khảo sát ............................................................... 19
4.3 Khả năng sinh sản ................................................................................................... 21
4.3.1 Tuổi phối giống lần đầu ....................................................................................... 21
4.3.2 Tuổi đẻ lứa đầu .................................................................................................... 22
4.3.3 Hệ số phối ............................................................................................................ 24
4.3.4 Thời gian phối lại sau khi sinh (ngày) ................................................................. 25
4.3.5 Khoảng cách hai lứa đẻ........................................................................................ 27
4.3.6 Tỷ lệ bê đực, cái và tỷ lệ bê chết sau khi sinh ..................................................... 28
4.4 Khả năng sản xuất sữa ............................................................................................ 29
4.4.1 Sản lượng sữa theo tháng..................................................................................... 29
4.4.2 Sản lượng sữa toàn kỳ ....................................................................................... 329
4.5 Tiêu tốn thức ăn ...................................................................................................... 34
4.5.1 Tiêu tốn vật chất khô tổng thể (g/ kg sữa) ........................................................... 36
4.5.2 Tiêu tốn năng lượng tổng thể (Kcal/ kg sữa) ....................................................... 40


vii


4.5.3 Tiêu tốn đạm tổng thể (g/ kg sữa) ........................................................................ 43
4.6 Sơ bộ trên giá trành sản xuất 1 kg sữa trong chăn nuôi hiện tại ............................. 46
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 49
5.1 Kết luận ................................................................................................................... 49
5.2 Đề nghị.................................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 51
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 53

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nguyên văn

Nghĩa tiếng việt

CK

Chu kỳ

CF

Crude Fiber

Xơ thô


CP

Crude Protein

Protein thô

CV

Coefficient of variation

Hệ số biến dị

DM

Dry Matter

Vật chất khô

FAO

Food and Agriculture Organization

HF

Holstein Friesian

KS

Khảo sát


ME

Metabolizable Energy

Năng lượng trao đổi

SD

Standard Deviation

Độ lệch tiêu chuẩn

SLSTK

Sản lượng sữa toàn kỳ

TTDTT

Tiêu tốn đạm tổng thể

TTNLTT

Tiêu tốn năng lượng tổng thể

TTVCKTT

Tiêu tốn vật chất khô tổng thể

X


Trung bình

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Sản lượng sữa một số loài trên thế giới năm 2009 ......................................... 3
Bảng 2.2 Mười nước đứng đầu về sản xuất sữa năm 2009 ........................................... 3
Bảng 2.3 Số lượng bò sữa, sản lượng sữa của Việt Nam 2001 - 2009 .......................... 5
Bảng 2.4 Thành phần hóa học, dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp C40 trên 1kg ........... 7
Bảng 2.5 Thành phần hóa học, dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp DC4050 trên 1kg .... 7
Bảng 2.6 Thành phần hóa học, dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp DC4050 P trên 1kg . 8
Bảng 2.7 Thành phần sữa của 3 giống bò.................................................................... 12
Bảng 3.1 Diễn biến năng suất sữa trong chu kỳ của bò HF ........................................ 17
Bảng 4.1 Cơ cấu giống đàn bò khảo sát ...................................................................... 19
Bảng 4.2 Trọng lượng đàn bò khảo sát........................................................................ 20
Bảng 4.3 Trọng lượng của bò do một số tác giả khảo sát gần đây (kg) ...................... 20
Bảng 4.4 Tuổi phối giống lần đầu trên đàn bò khảo sát .............................................. 21
Bảng 4.5 Tuổi phối giống lần đầu của bò do một số tác giả khảo sát gần đây ........... 22
Bảng 4.6 Tuổi đẻ lứa đầu trên đàn bò khảo sát ........................................................... 23
Bảng 4.7 Tuổi đẻ lứa đầu của bò do một số tác giả khảo sát gần đây ......................... 23
Bảng 4.8 Hệ số phối trên đàn bò khảo sát ................................................................... 24
Bảng 4.9 Hệ số phối của bò do một số tác giả khảo sát gần đây ................................. 25
Bảng 4.10 Thời gian phối lại sau khi sinh trên đàn bò khảo sát .................................. 26
Bảng 4.11 Thời gian phối lại sau khi sinh của bò do một số tác giả khảo sát gần đây26
Bảng 4.12 Khoảng cách hai lứa đẻ trên đàn bò khảo sát ............................................. 27
Bảng 4.13 Khoảng cách hai lứa đẻ của bò do một số tác giả khảo sát gần đây .......... 28
Bảng 4.14 Tỷ lệ bê đực cái và tỷ lệ bê chết sau khi sinh trên đàn bò khảo sát ........... 29
Bảng 4.15 Sản lượng sữa trung bình trên ngày trại 1 .................................................. 30

Bảng 4.16 Sản lượng sữa trung bình trên ngày trại 2 .................................................. 31
Bảng 4.17 Sản lượng sữa toàn kỳ trại 1....................................................................... 32
Bảng 4.18 Sản lượng sữa toàn kỳ trại 2 ..................................................................... 313

x


Bảng 4.19 Sản lượng sữa toàn chu kỳ của bò do một số tác giả khảo sát gần đây
(kg/con/chu kỳ) ............................................................................................................ 34
Bảng 4.20 Thành phần dinh dưỡng của các thực liệu trên 1 kg .................................. 35
Bảng 4.21 Khẩu phần thức ăn tại trại 1 ....................................................................... 35
Bảng 4.22 Khẩu phần thức ăn tại trại 2 ....................................................................... 36
Bảng 4.24 Tiêu tốn vật chất khô tổng thể trại 2 .......................................................... 38
Bảng 4.25 Tiêu tốn vật chất khô tổng thể của bò do một số tác giả khảo sát gần đây
(g/kg sữa) ..................................................................................................................... 39
Bảng 4.26 Tiêu tốn năng lượng tổng thể trại 1 (Kcal/kg sữa) ..................................... 40
Bảng 4.27 Tiêu tốn năng lượng tổng thể trại 2 (Kcal/kg sữa) ..................................... 41
Bảng 4.28 Tiêu tốn năng lượng tổng thể của bò do một số tác giả khảo sát gần đây (
Kcal/kg sữa ) ................................................................................................................ 42
Bảng 4.29 Tiêu tốn đạm tổng thể trại 1 ....................................................................... 43
Bảng 4.30 Tiêu tốn đạm tổng thể trại 2 ....................................................................... 44
Bảng 4.31 Tiêu tốn đạm thô tổng thể của bò do một số tác giả khảo sát gần đây (g/ kg
sữa)............................................................................................................................... 45
Bảng 4.32 Chi phí của trại 1 (đồng/ngày/đàn)............................................................. 46
Bảng 4.33 Chi phí của trại 2 (đồng/ngày/đàn)............................................................. 47

xi


Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi gia súc ngày càng phát triển nhanh và mạnh ở nhiều nước
trên thế giới. Chăn nuôi gia súc nói chung và chăn nuôi bò sữa nói riêng là nghề
sản xuất mới và chiếm vị trí khá quan trọng trong ngành chăn nuôi nước ta. Chăn
nuôi gia súc bao gồm hai lĩnh vực sản xuất chính là sản xuất thịt và sữa.
Với sự phát triển của xã hội, nhu cầu con người cũng phát triển không chỉ đòi
hỏi ăn ngon, mà người tiêu dùng còn lựa chọn những sản phẩm tốt cho sức khỏe và
cân đối các dưỡng chất. Sữa bò tươi là một trong những sản phẩm cung cấp đầy đủ
các chất dinh dưỡng như: đạm, béo, vitamin, khoáng, … rất cần thiết cho sự phát
triển và phục hồi sức khỏe cho mọi người.
Tiềm năng phát triển của thị trường sữa Việt Nam là rất lớn. Năm 2010, mức
tiêu thụ sữa trung bình của Việt Nam là 13 đến 14 lít sữa/năm/người, trong khi con
số tương tự ở Thái Lan là 23 lít, Trung Quốc 25 lít. Tuy nhiên, hiện tại tổng sản
lượng sữa tươi sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 20 – 25% lượng
sữa tiêu dùng, còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Để đáp ứng thêm một phần nhu cầu sữa cung cấp trong nước, chúng ta cần
chú trọng tìm hiểu đến các vấn đề chọn giống, chuồng trại, thức ăn, chăm sóc, vệ
sinh – thú y và khả năng sản xuất của từng giống để chọn lọc và cải thiện đàn bò
chăn nuôi sao cho đạt hiệu quả tối đa.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của khoa Chăn nuôi – Thú y
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, bộ môn Chăn Nuôi Chuyên Khoa và
dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Kim Cương và thầy Đoàn Trần Vĩnh Khánh
tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Khảo sát khả năng sản xuất của các nhóm

1


giống bò sữa tại hai trại bò thuộc Xã Tân Thạnh Tây, Huyện Củ Chi – TP.
HCM“.

1.2 Mục đích
Khảo sát khả năng sinh sản, sản xuất, tiêu tốn thức ăn tại 2 trại chăn nuôi bò
sữa được khảo sát.
1.3 Yêu cầu
Theo dõi, ghi nhận khả năng sinh sản, khả năng sản xuất, thể trọng của nhóm
bò tại các trại khảo sát.
Tính sơ bộ giá thành sản xuất 1 kg sữa trong chăn nuôi hiện tại ở các trại khảo
sát.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về tình hình chăn nuôi bò sữa hiện nay trên thế giới
Lương thực, thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề sống còn của
nhân loại. Ngày nay nông nghiệp có vai trò quan trọng cung cấp lương thực và các
loại thực phẩm nuôi sống cả nhân loại trên trái đất. Ngành chăn nuôi không chỉ có
vai trò cung cấp thịt, trứng, sữa là các thực phẩm cơ bản cho dân số của cả hành
tinh mà còn góp phần đa dạng nguồn gen và đa dạng sinh học trên trái đất.
Theo số liệu thống kê của tổ chức Nông Lương thế giới – FAO năm 2009 số
lượng đầu gia súc và gia cầm chính của thế giới như sau: tổng đàn trâu 182,2 triệu
con và trâu phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á, tổng đàn bò l.164,8 triệu con, dê
591,7 triệu con, cừu 847,7 triệu con, lợn 887,5 triệu con, gà 14.191,1 triệu con và
tổng đàn vịt là 1.008,3 triệu con…. Tốc độ tăng về số lượng vật nuôi hàng năm trên
thế giới trong thời gian vừa qua chỉ đạt trên dưới 1% năm.
Tổng sản lượng sữa của thế giới năm 2009 là 696,5 triệu tấn trong đó sữa bò
chiếm 83%, sữa trâu chiếm 13%, còn lại 4% là sữa dê, cừu, lạc đà.
Bình quân tiêu dùng sữa trên đầu người/năm của thế giới là 103,9 kg/người,
trong đó các nước đang phát triển đạt 66,9 kg/người/năm và các nước phát triển là

249,6 kg/người/năm. Sản phẩm chăn nuôi của thế giới có tốc độ tăng trưởng chậm
0,5 - 0,8% năm.
Bảng 2.1 Sản lượng sữa một số loài trên thế giới năm 2009
Gia súc



Trâu



Cừu

Lạc Đà

Triệu tấn

580,00

90,30

15,00

8,00

1,60

Nguồn: FAO, 2009

Bảng 2.2 Mười nước đứng đầu về sản xuất sữa năm 2009


3


Quốc gia

Sản lượng (triệu tấn)

Tỉ lệ (%)

Ấn Độ

106,10

52,33

Hoa Kỳ

84,10

20,75

Trung Quốc

39,80

5,71

Pakistan


32,20

4,62

Liên Bang Nga

32,10

4,61

Đức

28,20

4,05

Brazin

27,08

3,89

Pháp

25,20

3,62

New Zealand


15,80

2,27

Anh

14,00

2,01

Tổng

696,50

100,00

Nguồn: Viện Khoa Học Lương Thực Việt Nam, 2009

2.2 Tổng quan về tình hình chăn nuôi bò sữa hiện nay ở Việt Nam
Hầu hết giống bò sữa được nuôi tại Việt nam hiện nay là bò lai Holstein
Friesian (HF), thông qua các dự án giống các nguồn gen bò sữa cao sản được nhập
nội góp phần nâng cao năng suất và chất lượng giống. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi
bò sữa là ngành mới ở Việt Nam, một số người chăn nuôi còn ít kinh nghiệm nên
còn nhiều khó khăn, năng suất thấp và chất lượng sữa chưa cao.
Theo Bảng 2.3 ta nhận thấy số lượng tổng đàn bò sữa liên tục tăng trong 10
năm vừa qua, tuy nhiên 2005 - 2009 tốc độ tăng đàn thấp thậm chí năm 2007 số
lượng bò sữa giảm do khủng hoảng về giá, giá sữa bột thế giới thấp nên tác động
đến giá thu mua sữa tươi của các công ty sữa.
Trong nhiều tháng giá sữa tươi của nông dân bán chỉ bằng hoặc dưới giá thành
buộc người chăn nuôi phải giảm đàn, thanh lọc loại thải đàn. Trong quá trình giảm

đàn những bò sữa năng suất thấp, ngoại hình xấu, sinh sản kém bị loại đã góp phần
chọn lọc và nâng cao chất lượng giống cho đàn bò sữa Việt Nam.

4


Do đó năm 2007 mặc dù số lượng bò sữa giảm hơn 12% so với 2006 nhưng
tổng sản lượng sữa tươi sản xuất ra vẫn tăng trên 8,5%. Từ năm 2008 - 2009 tốc độ
tăng đàn thấp do khủng hoảng về melamine từ Trung Quốc đã ảnh hưởng đến sản
xuất chế biến và tiêu dùng sữa ở Việt nam.
Bảng 2.3 Số lượng bò sữa, sản lượng sữa của Việt Nam 2001 - 2009
STT

Năm

Số lượng bò Tăng/giảm so với

SL sữa Tăng/giảm so với

(1000 con)

năm trước(%)

(1000 tấn)

năm trước(%)

1

2001


41,24

17,89

64,70

25,73

2

2002

55,84

35,43

78,45

21,25

3

2003

79,22

41,84

126,69


61,49

4

2004

95,79

20,92

151,31

19,43

5

2005

104,12

8,70

197,67

30,65

6

2006


113,21

8,73

215,95

9,24

7

2007

98,65

-12,86

234,43

8,56

8

2008

107,98

9,45

262,16


11,82

9

2009

115,51

6,98

278,19

6,11

Nguồn: Đỗ Kim Tuyên – Cục Chăn Nuôi, 2009

2.3 Tổng quan về trại
2.3.1 Vị trí địa lý
Huyện Củ Chi có tọa độ địa lý từ 10o53’00” đến 10o10’00” vĩ độ Bắc và từ
106o22’00” đến 106o40’00” kinh độ Đông, nằm ở phía Tây Bắc TP.Hồ Chí Minh,
gồm 20 xã và 01 thị trấn với 43.450,2 ha diện tích tự nhiên, bằng 20,74% diện tích
toàn Thành Phố.
Phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh.
Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương.
Phía Nam giáp huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh.
Phía Tây giáp tỉnh Long An.

5



Thị trấn Củ Chi là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện, cách
trung tâm Thành phố 35Km về phía Tây Bắc theo đường xuyên Á.
2.3.2 Điều kiện khí hậu
Huyện Củ Chi nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất
cận xích đạo. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với đặc trưng chủ yếu là:
Nhiệt độ tương đối ổn định, trung bình năm khoảng 26,6oC.
Lượng mưa trung bình năm từ 1.300 – 1.770 mm .
Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5%, cao nhất vào tháng 7, 8
và 9 là 80 – 90%, thấp nhất vào tháng 12 và 1 là 70%.
2.3.3 Chuồng trại
Chuồng trại ở mỗi trại đều được chia làm 2 phần rõ rệt, phần nuôi bê và phần
nuôi bò đang sản xuất sữa. Chúng được nuôi ở từng dãy chuồng riêng và được nối
với nhau bằng đường đi bê tông.
Ở các hộ chăn nuôi gia đình vừa và nhỏ, mỗi hộ chỉ có 1 đến 2 máy vắt sữa.
Bò đang cho sữa sẽ được cột cố định tại chuồng nuôi và người chăn nuôi sẽ di
chuyển máy đến từng con để vắt. Tùy theo số lượng bò đang cho sữa ở từng trại mà
việc vắt sữa có thể kéo dài 30 - 60 phút đồng hồ, ngày vắt sữa hai lần.
Thông thường ở mỗi trại dãy chuồng nuôi bê được xây dựng kế bên các dãy
chuồng bò vắt sữa để thuận tiện cho việc chăm sóc quản lý trên quy mô vừa và nhỏ.
Các dãy chuồng được xây dựng kiên cố với mái tôn, ngói và nền tráng bằng xi
măng. Nền chuồng có độ dốc thuận lợi cho việc vệ sinh, tránh động nước gây trơn
trợt cho bò. Việc vệ sinh, dọn phân được tiến hành ba lần trong ngày. Máng ăn
được xây dựng dọc theo dãy chuồng với kiểu chuồng hai dãy đối đầu phần máng ăn
nằm ở giữa.
2.3.4 Nhân công, lao động và kỹ thuật viên tại trại
Nhân công chủ yếu là người trong gia đình ở trại nhỏ, các trại vừa sẽ có 2 - 3
nhân công chăm sóc bò (cho ăn cỏ và thức ăn hỗn hợp) và 2 nhân công vắt sữa.


6


Ở các trại vừa và nhỏ hiện nay vẫn chưa có kỹ thuật viên tại trại. Người dân
chăn nuôi với kinh nghiệm lâu năm và khi bò bệnh hay gặp sự cố họ sẽ nhờ bác sĩ
thú y đến chữa trị.
2.3.5 Thức ăn tại trại
2.3.5.1 Thức ăn hỗn hợp
Ở mỗi trại sử dụng mỗi loại thức ăn hỗn hợp khác nhau.
Một số loại thức ăn hỗn hợp được sử dụng tại các trại:
Thức ăn hỗn hợp của công ty Cổ Phần Việt - Pháp Proconco, số hiệu C40.
Thức ăn hỗn hợp của công ty TNHH Woosung Vina, số hiệu DC4050 và
DC4050 P.
Bảng 2.4 Thành phần hóa học, dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp C40 trên 1kg
Protein thô (CP) (min %)

15

Xơ thô (CF) (max %)

12

Ẩm độ (max %)

13

Ca (min - max %)

0,8 - 1,6


P (min %)

0,5

NaCl (min - max %)

0,8 - 1,8

Năng lượng trao đổi (ME) (min Kcal/kg)

2400

Không kháng sinh
Bảng 2.5 Thành phần hóa học, dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp DC4050 trên 1kg
Protein thô (CP) (min %)

16,5

Xơ thô (CF) (max %)

12

Ẩm độ (max %)

13

Ca (min - max %)

0,8 - 1,8


P (min %)

0,6

NaCl (min - max %)

0,6 - 1,6

Năng lượng trao đổi (ME) (min Kcal/kg)
Không kháng sinh

7

2600


Bảng 2.6 Thành phần hóa học, dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp DC4050 P trên 1kg
Protein thô (CP) (min %)

18,5

Xơ thô (CF) (max %)

12

Ẩm độ (max %)

13

Ca (min - max %)


0,8 - 1,8

P (min %)

0,6

NaCl (min - max %)

0,6 - 1,6

Năng lượng trao đổi (ME) (min Kcal/kg)

2800

Không kháng sinh
2.3.5.2 Thức ăn thô và một số phụ phẩm
Hiện nay thức ăn thô xanh (cỏ) được sử dụng chủ yếu tại các trại là cỏ tự
nhiên, cỏ voi, cỏ lông tây và rơm. Ngoài ra, tại các trại còn sử dụng một số phụ
phẩm như bã xác mì và bã hèm bia để bổ sung vào khẩu phần ăn hằng ngày nhằm
kích thích tiêu hóa và cũng là thức ăn độn của bò.
Cỏ tự nhiên là hỗn hợp các loại cỏ hòa thảo, phần lớn là cỏ lá tre, cỏ mật…Cỏ
tự nhiên mọc trên các mương, bờ ao, ruộng, hay mọc xen kẻ với các loại hoa màu.
Thành phần dinh dưỡng và chất lượng cỏ tự nhiên biến động rất lớn và tùy thuộc
vào mùa vụ trong năm, nơi cỏ mọc, giai đoạn phát triển của cỏ khi thu cắt (Thức ăn
bò sữa, Nguyễn Xuân Trạch).
Rơm là nguồn thức ăn thô quan trọng cho gia súc nhai lại ở nhiều nơi trong
nước. Tuy nhiên rơm có giá trị dinh dưỡng thấp, độ tiêu hóa thấp và kém hấp dẫn
do chất xơ trong rơm khó tiêu hóa và rơm chứa ít bột đường dễ hòa tan, ít protein
và ít khoáng chất.

Bã xác mì là phụ phẩm của ngành công nghiệp sản xuất tinh bột khoai mì.
Cung cấp cho gia súc phần lớn tinh bột và chất xơ nhưng nghèo protein. Xác mì ướt
có vị chua nên bò thích ăn, lượng cho ăn tương đương 10 - 15 kg/con/ngày. Xác mì
sấy khô có thể trộn chung với thức ăn hỗn hợp.

8


Bã hèm bia là phụ phẩm của các nhà máy chế biến bia, nguyên liệu chủ yếu là
lúa mạch. Đây là thức ăn chứa nhiều nước (75 - 80%), mùi vị thơm ngon, kích
thích thèm ăn và kích thích tiết sữa. Giúp tiêu hóa các chất dinh dưỡng cao, đặc biệt
là chất xơ. Lượng cho ăn thích hợp 15 kg/con/ngày.
2.4 Tổng quan về một số giống bò cho sữa thường nuôi tại Việt Nam
2.4.1 Bò Holstein Friesian (HF)
Bò có nguồn gốc từ vùng Holland của Hà Lan nên thường được gọi là bò Hà
Lan. Đây là giống bò có màu lông đen vá trắng hoặc trắng vá đen, tỷ lệ đen trắng
trung bình là 50% - 50%, bò Hà Lan thuần có 6 điểm trắng: giữa trán, chóp đuôi và
bốn chân, có tầm vóc lớn (khối lượng con cái từ 500 - 800 kg), năng suất sữa trung
bình 6000 - 8800 kg/chu kỳ, tỷ lệ chất béo 3,5 - 4%. Đây là giống bò có sản lượng
sữa cao nhất và được nuôi với tỷ lệ cao nhất trong các giống bò sữa hiện nay nhờ
thích nghi rất tốt ở nhiều vùng khí hậu khác nhau trên thế giới. Mặc dù có nguồn
gốc ôn đới nhưng đã được nuôi lai tạo thành những dòng có thể nuôi được ở các
nước nhiệt đới. Thông thường các nước đều phát triển giống bò Holstein Friesian
tại nước mình và đặt tên riêng như: Holstein Pháp, Holstein Mỹ, Holstein
Canada…..
2.4.2 Bò Jersey
Bò có nguồn gốc từ quần đảo Channel thuộc nước Anh. Có sắc lông màu nâu
nhạt đến đen. Đây là giống bò có tầm vóc tương đối nhỏ con, khung xương nhỏ
(khối lượng con cái 350 – 450 kg) nhưng ngoại hình rất đẹp và cho hiệu suất sữa
khá cao. Năng suất bò Jersey đạt khoảng 4500 - 5000 kg/chu kỳ, tỷ lệ chất béo 5 5,4%. Tuy có nguồn gốc ở xứ ôn đới nhưng có khả năng chịu được khí hậu của

nhiệt đới. Giống này trưởng thành sinh dục rất sớm bò cái từ 12 - 14 tháng có thể
cho phối lần đầu.
2.4.3 Bò Red Sindhi
Bò Sind thuần (Red Sindhi) có nguồn gốc Malir, ngoại vi Karachi của
Pakistan. Bò Sind thường có màu lông từ đỏ đến nâu cánh gián và sẫm lại ở các đầu
mút cơ thể. Bò có u, yếm phát triển, sừng cong hướng lên trên. Bò có khối lượng

9


trung bình, bò cái trưởng thành có trọng lượng từ 250 - 350 kg. Tuổi đẻ lần đầu vào
khoảng 30 - 40 tháng. Sản lượng sữa trung bình 2000 – 2300 kg/chu kỳ, tỷ lệ béo
trong sữa 4 - 5%. Có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nóng và sức đề
kháng bệnh cao.
2.4.4 Bò Brown Swiss
Đây là giống bò có nguồn gốc từ Thụy Sĩ, sắc lông màu nâu có đốm đen, mũi
màu đen. Khối lượng trưởng thành của con đực là 750 – 1000 kg, con cái là 650 750 kg. Sản lượng sữa trung bình là 5000 kg/chu kỳ, tỷ lệ chất béo là 4%.
2.4.5 Bò Sahiwal
Đây là giống bò có nguồn gốc từ Ấn Độ, sắc lông màu đỏ sậm. Trọng lượng
con cái trung bình là 300kg. Sản lượng sữa 2500 kg một chu kỳ, chất béo trên 5%.
2.4.6 Nhóm bò lai Holstein Friesian F1, F2, F3
Bò lai Holstein Friesian F1 (1/2 HF): Ở Việt Nam, để tạo bò lai Holstein
Friesian F1 người ta sẽ gieo tinh bò Holstein Friesian cho bò cái nền lai Sind. Bò lai
Holstein Friesian F1 có màu lông đen tuyền (đôi khi đen xám, đen nâu). Bò cái
trưởng thành có trọng lượng khoảng 300 - 400 kg, năng suất sữa trung bình khoảng
8 - 9 kg/ngày (2700 kg/chu kỳ).
Bò lai Holstein Friesian F2 (3/4 HF): bò cái Holstein Friesian F1 tiếp tục được
gieo tinh bò Holstein Friesian để tạo ra bò Holstein Friesian F2. Bò Holstein
Friesian F2 thường có màu lông lang trắng đen (màu trắng ít hơn đen). Bò cái
trưởng thành có trọng lượng 380 - 480 kg, sản lượng sữa chu kỳ 3000 - 3600

kg/chu kỳ, đôi khi có thể đạt đến 4500 - 5000 kg/chu kỳ.
Bò lai Holstein Friesian F3 (7/8 HF): bò cái Holstein Friesian F2 tiếp tục được
gieo tinh bò Holstein Friesian để tạo ra bò Holstein Friesian F3. Bò Holstein
Friesian F3 thường có màu lông lang trắng đen (màu trắng nhiều hơn đen). Bò cái
trưởng thành có trọng lượng 400 - 500 kg, sản lượng sữa chu kỳ 3900 - 4200
kg/chu kỳ, đôi khi có thể đạt đến 4500 kg/chu kỳ.

10


2.5 Tổng quan về một số giống cỏ
2.5.1 Cỏ voi
Cỏ voi (Pennisetum Purpureum) là loại cỏ hòa thảo, thân cứng có lóng như
mía. Sinh trưởng nhanh, năng suất cao, chất lượng tốt. Cỏ voi hiện nay được trồng
để cắt cho bò ăn ở nhiều trại chăn nuôi.
Cỏ rất dễ trồng ưa đất nhiều màu tươi xốp chịu được hạn nhưng không chịu
được ngập úng vì thế ở những vùng ngập cần phải lên liếp.
Sau khi trồng 60 - 90 ngày là cắt lứa đầu, nếu phân đầy đủ từ 35 - 40 ngày sau
cắt lại một lần. Một năm có thể cắt từ 8 - 9 lần. Năng suất khoảng 400 - 500
tấn/năm.
2.5.2 Cỏ sả
Cỏ sả (Panicum Maximum) là loại cỏ hòa thảo, thân bụi. Có 2 loại cỏ sả: cỏ sả
lá lớn có năng suất xanh cao, có thể trồng để thu cắt, năng suất trung bình 150 - 250
tấn/ha; cỏ sả lá nhỏ dùng để trồng trên những bãi cỏ chăn thả vì đặc tính tái sinh
cao, năng suất trung bình 80 - 100 tấn/ha.
Cỏ sả chịu được khí hậu khô hạn vì có bộ rể phát triển khá sâu. Cỏ sả cũng
chịu được bóng râm nên có thể trồng xen với cây lâm nghiệp hoặc cây ăn trái, hoặc
trồng ven bờ đê xung quanh ao cá.
2.5.3 Cỏ ruzi
Đây là loại cỏ đa niên, thân bò, mềm và nhiều lá, có thể trồng làm đồng cỏ

chăn thả hoặc cắt cho bò ăn. Cỏ ruzi chịu được khí hậu khô hạn, chịu được bóng
râm và mọc thành thảm dày nên chống xói mòn rất tốt.
Cỏ ruzi có chu kỳ kinh tế khá dài (6 năm), thu hoạch 5 - 7 lứa cắt/năm, năng
suất xanh biến thiên từ 150 - 300 tấn/ha/năm tùy theo điều kiện đất đai, chế độ
chăm sóc và bón phân.
2.5.4 Cỏ lông tây
Cỏ mọc tương đối mạnh thích hợp nơi ẩm ướt và nhiều ánh sáng. Thân cỏ bò
lan trên mặt đất, đâm rể và mọc nhiều nhánh.

11


Cỏ rất dễ trồng, có thể trồng bằng nhánh hay bằng hột. Thường trồng bằng
nhánh. Lúc cỏ vừa đơm bông thì thu hoạch. Năng suất trung bình 70 - 100
tấn/ha/năm.
2.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sữa
2.6.1 Yếu tố di truyền
Các giống bò khác nhau thường có sản lượng sữa khác nhau, hiện nay các
giống bò chuyên sữa có sản lượng cao hơn các nhóm bò chuyên thịt và kiêm dụng.
Tuy nhiên, sự khác biệt nhiều khi nhỏ hơn sự khác biệt giữa những cá thể trong
cùng một giống. Điều này chứng tỏ hệ số di truyền của sản lượng sữa thấp chứ
không cao như hệ số di truyền của chất lượng sữa.
Bảng 2.7 Thành phần sữa của 3 giống bò
Giống

Béo

Casein

Đường sữa


(%)

(%)

(%)

Brown Swiss

3,80

2,63

4,80

Holstein Friesian

3,56

2,49

4,61

Jersey

5,00

3,02

4,7


Chăn nuôi thú nhai lại, Châu Châu Hoàng, 2011
2.6.2 Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng lên sự tiết
sữa của gia súc, vì như chúng ta đã biết thành phần dinh dưỡng trong thức ăn là
nguyên liệu để tạo nên sữa. Nếu nguyên liệu không đủ thì cơ thể bò sẽ lấy dưỡng
chất có sẵn trong cơ thể để duy trì mức sản lượng sữa. Mà dưỡng chất trong cơ thể
bò là có hạn vì thế nếu ta không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong thời
gian dài thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của gia súc, kéo theo đó là ảnh hưởng đến
sản lượng sữa trong chu kỳ hiện tại và ở lứa đẻ tiếp theo.

12


2.6.3 Nhu cầu nước uống
Nước trong cơ thể có tác động quan trọng đến quá trình trao đổi chất và sản
xuất sữa. Nhu cầu nước trong cơ thể gia súc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
nhiệt độ, độ ẩm của môi trường nuôi, bản chất thức ăn, tình trạng sinh lý của cơ thể
gia súc. Mối quan hệ giữa vật chất khô thu nhận và nhu cầu về nước: bò trưởng
thành không tiết sữa cần 3 – 8,5 kg nước đối với mỗi kg vật chất khô, nhu cầu này
tăng lên 50% ở bò đang mang thai ở giai đoạn 3 tháng cuối. Bò đang tiết sữa cần 3
– 4 kg nước cho mỗi kg sữa sản xuất. Nước cung cấp cho bò phải sạch và đủ số
lượng cần thiết.
2.6.4 Môi trường
Môi trường cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sản lượng sữa.
Môi trường gồm nhiều yếu tố như: nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ,… Các yếu tố của
môi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến gia súc, thông qua năng suất,
phẩm chất của thức ăn xanh và hỗn hợp.
2.6.5 Kỹ thuật chăm sóc quản lý, vệ sinh chuồng trại
Để dễ quản lý và chăm sóc, người ta thường chia đàn bò ra thành nhiều nhóm

nhỏ gồm: bê con, bò tơ, bò cho sữa, bò cạn sữa,…
Vệ sinh và sát trùng chuồng trại, thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi theo
định kỳ cũng là vấn đề quan trọng để có được một đàn bò khỏe mạnh và năng suất
cao.
Ngoài ra việc bảo quản thức ăn hỗn hợp và phụ phẩm phải tốt, nếu không tốt
sẽ dẫn tới các loại nấm mốc xuất hiện và lây nhiễm mầm bệnh cho gia súc và công
nhân.
2.6.6 Công tác thú y
Theo dõi, kiểm tra đàn bò thường xuyên và kỹ càng, không được làm qua loa
để phát hiện mầm bệnh sớm và điều trị kịp thời tránh lây lan gây hậu quả nghiêm
trọng.
Chăm sóc kỹ đàn bò sau sinh, vì đây là đàn bò có ảnh hưởng trực tiếp đến sản
lượng sữa và khả năng tăng đàn.

13


2.6.7 Tuổi phối giống lần đầu, tuổi mang thai lần đầu
Tuổi phối giống lần đầu tốt nhất vào khoảng 16 – 18 tháng tuổi , đồng thời
phải bỏ qua lần lên giống đầu tiên và trọng lượng của gia súc phải đạt 65% – 70%
trọng lượng trưởng thành. Tuy nhiên nếu tuổi phối giống lần đầu quá cao thì ảnh
hưởng lớn đến năng suất của bò sau này.
2.6.8 Thể trạng gia súc
Thể trạng ở từng cá thể ảnh hưởng đến sản lượng sữa trong chu kỳ. Nếu bò
không được cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng lâu dài sẽ có thể trạng suy yếu. Vì thế
tại mọi thời điểm chúng ta nên cân bằng dưỡng chất trong cơ thể bò để bò luôn có
được thể trạng tốt, dẫn đến sản lượng sữa toàn kỳ cũng tăng theo.

14



×