Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Khảo sát khả năng sản xuất của gà Sasso ông bà trống dòng A và mái dòng B nuôi tại trại giống gia cầm Thịnh Đán, Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.08 KB, 90 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM







NGUYỄN THỊ HOA PHƯỢNG








KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
CỦA GÀ SASSO ÔNG BÀ TRỐNG DÒNG A
VÀ MÁI DÒNG B NUÔI TẠI TRẠI GIỐNG GIA CẦM
THỊNH ĐÁN - THÁI NGUYÊN




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP







Thái Nguyên, năm 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






NGUYỄN THỊ HOA PHƯỢNG







KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
CỦA GÀ SASSO ÔNG BÀ TRỐNG DÒNG A
VÀ MÁI DÒNG B NUÔI TẠI TRẠI GIỐNG GIA CẦM
THỊNH ĐÁN - THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Chăn nuôi

Mã số: 60.62.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Liên





Thái Nguyên, năm 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu và
kết quả trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa hề được sử dụng bảo
vệ ở một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các
thông tin tài liệu trình bày trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.



TÁC GIẢ






Nguyễn Thị Hoa Phượng




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii

LỜI CẢM ƠN


Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo - TS Nguyễn
Thị Liên, người hướng dẫn khoa học, đã tận tình chỉ bảo, động viên, giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Chăn
nuôi Thú y và các cán bộ, công nhân viên của Trại giống gia cầm Thịnh Đán
(thuộc Trung tâm giống vật nuôi tỉnh Thái Nguyên) những người đã chỉ bảo,
cung cấp những kiến thức quý báu cho tôi, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
triển khai chuyên đề nghiên cứu khoa học vừa qua.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên và đồng nghiệp ở Sở Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên đã tạo
điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình học cao học. Tôi xin cảm ơn các bạn
học cùng lớp Cao học - chuyên ngành Chăn nuôi K18 đã chia sẻ, động viên
tôi vượt qua những thời điểm khó khăn nhất trong quá trình học tập cũng như
trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình,
bạn bè, những người luôn cổ vũ, quan tâm và giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi
trong suốt thời gian học tập cũng như làm luận văn.
Trong suốt quá trình làm luận văn, mặc dù bản thân đã hết sức nỗ lực

song do thời gian và kiến thức có hạn nên luận văn chắc chắn không tránh
khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được những sự góp ý quý
báu của quý thầy cô, của bạn bè và các đồng nghiệp để luận văn được hoàn
thiện hơn.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2012
TÁC GIẢ


Nguyễn Thị Hoa Phượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình viii
MỞ ĐẦU 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3

1.1.1. Bản chất di truyền các tính trạng sản xuất của gia cầm 3

1.1.2. Sức sống và khả năng kháng bệnh 5


1.1.3. Đặc điểm về sinh trưởng và một số yếu tố ảnh hưởng tới sinh
trưởng của gia cầm 6

1.1.4. Khả năng sinh sản của gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng 16

1.1.5. Đặc điểm sinh học của trứng gia cầm 23

1.1.6. Khả năng thụ tinh 26

1.1.7. Tỷ lệ ấp nở và các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ ấp nở 26

1.2. Nguồn gốc, đặc điểm, tính năng sản xuất của giống gà Sasso 28

1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 29

1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 29

1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 32

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 35

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 35

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 35

2.1.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 35

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv

2.2. Nội dung nghiên cứu 35

2.3. Phương pháp nghiên cứu 35

2.3.1. Giai đoạn hậu bị từ sơ sinh đến kết thúc 19 tuần tuổi 35

2.3.2. Giai đoạn sinh sản từ 20 tuần tuổi đến kết thúc 45 tuần tuổi 36

2.4. Phương pháp theo dõi 39
2.4.1. Đặc điểm ngoại hình 39

2.4.2. Khả năng sinh trưởng 39

2.4.3. Tỷ lệ nuôi sống 39

2.4.4. Thu nhận thức ăn 40

2.4.5. Tiêu tốn thức ăn 40

2.4.6. Kích thước các chiều đo 40

2.4.7. Tuổi thành thục sinh dục, cách xác định tuổi đẻ 40

2.4.8. Năng suất trứng bình quân trong kỳ (quả/mái bình quân) 41

2.4.9. Tỷ lệ đẻ 41

2.4.10. Tỷ lệ trứng giống 41


2.4.11. Khối lượng trứng và chất lượng trứng 41

2.4.12. Một số chỉ tiêu về cho phôi và ấp nở 42

2.4.13. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng, 10 quả trứng giống (kg) 43

2.4.14. Chi phí thức ăn 43

2.5. Phương pháp xử lý số liệu 43

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 44

3.1. Giai đoạn gà hậu bị từ sơ sinh đến kết thúc 19 tuần tuổi 44

3.1.1. Đặc điểm ngoại hình 44

3.1.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà ông bà Sasso giai đoạn từ sơ sinh đến kết
thúc 19 tuần tuổi 45

3.1.3. Khối lượng cơ thể của gà ông bà Sasso giai đoạn từ sơ sinh đến
kết thúc 19 tuần tuổi 47

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v

3.1.4. Lượng thức ăn thu nhận giai đoạn từ 1 tuần tuổi đến kết thúc 19
tuần tuổi 50

3.1.5. Tỷ lệ chọn lọc gà hậu bị đạt tiêu chuẩn làm giống 52


3.1.6. Sơ bộ tính toán chi phí cho gà hậu bị 53

3.2. Giai đoạn sinh sản từ 20 tuần tuổi đến kết thúc 45 tuần tuổi 54
3.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà ông bà Sasso giai đoạn từ 20 tuần tuổi
đến kết thúc 45 tuần tuổi 54

3.2.2. Khối lượng cơ thể của gà ông bà Sasso giai đoạn từ 20 tuần tuổi
đến kết thúc 45 tuần tuổi 56

3.2.3. Một số kích thước các chiều đo cơ thể 57

3.2.4. Kết quả đánh giá về khả năng sinh sản của gà Sasso 58

3.2.5. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng của gà Sasso 64

3.2.6. Tỷ lệ trứng có phôi và kết quả ấp nở 66

3.2.7. Tiêu tốn thức ăn cho đơn vị sản phẩm trong giai đoạn sinh sản 68

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CS Cộng sự
D/R Dài/rộng
ĐVT Đơn vị tính
Hu Haugh
NST Năng suất trứng
TĂ Thức ăn
TC Tiêu chuẩn
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TTTĂ Tiêu tốn thức ăn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm giai đoạn gà hậu bị 36

Bảng 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm giai đoạn gà sinh sản 37

Bảng 2.3: Chế độ dinh dưỡng áp dụng đối với gà sinh sản ông bà Sasso 38

Bảng 2.4: Lịch sử dụng vaccine phòng bệnh cho đàn gà 39

Bảng 3.1: Đặc điểm ngoại hình của đàn gà ông bà 44

Bảng 3.2: Tỷ lệ nuôi sống của gà ông bà Sasso giai đoạn từ sơ sinh đến kết

thúc 19 tuần tuổi 46

Bảng 3.3: Khối lượng cơ thể của gà ông bà Sasso giai đoạn từ sơ sinh đến
kết thúc 19 tuần tuổi (g/con) 48

Bảng 3.4: Thu nhận thức ăn của gà ông bà Sasso giai đoạn từ 1 tuần tuổi
đến kết thúc 19 tuần tuổi 51

Bảng 3.5: Kết quả chọn lọc gà hậu bị đạt tiêu chuẩn làm giống 52

Bảng 3.6: Sơ bộ tính toán chi phí cho gà hậu bị 53

Bảng 3.7: Tỷ lệ nuôi sống của gà ông bà Sasso giai đoạn từ 20 tuần tuổi
đến kết thúc 45 tuần tuổi 55

Bảng 3.8: Khối lượng cơ thể của gà ông bà Sasso giai đoạn 56

từ 20 tuần tuổi đến kết thúc 45 tuần tuổi 56

Bảng 3.9: Một số kích thước các chiều đo cơ thể lúc 38 tuần tuổi (cm) 57

Bảng 3.10: Tuổi đẻ, khối lượng gà mái, khối lượng trứng của gà Sasso ở
các giai đoạn (n = 35) 58
Bảng 3.11: Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tỷ lệ trứng giống 60

Bảng 3.12: Khối lượng trứng và khối lượng gà con 63

Bảng 3.13: Một số chỉ tiêu chất lượng trứng của gà Sasso (n= 30) 64

Bảng 3.14: Tỷ lệ trứng có phôi và kết quả ấp nở 67


Bảng 3.15: Tiêu tốn thức ăn cho đơn vị sản phẩm trong giai đoạn từ 20
đến 45 tuần tuổi 68

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Đồ thị 3.1: Khối lượng cơ thể của gà ông bà Sasso giai đoạn từ sơ sinh
đến kết thúc 19 tuần tuổi 49

Đồ thị 3.2: Tỷ lệ đẻ của gà ông bà Sasso qua các tuần đẻ 62

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong vài thập kỷ qua, ngành chăn nuôi nước ta có những bước phát
triển mạnh mẽ và rộng khắp trong phạm vi cả nước từ thành phố, tỉnh, huyện
đến các hộ nông dân. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mức sống của
người dân được nâng cao nên nhu cầu về các sản phẩm thực phẩm như thịt,
trứng, sữa … có chất lượng ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của người tiêu dùng về sản phẩm thịt gà như: Thịt chắc, thơm ngon,
không có thuốc kháng sinh và mặt phải phát huy tốt tiềm năng về chăn nuôi
trong điều kiện chăn thả, bán chăn thả với quy mô vừa và nhỏ thì chúng ta
phải đặc biệt chú trọng tới công tác giống.

Để đáp ứng nhu cầu về giống gà lông màu thả vườn, trong những năm
vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhập nhiều tổ hợp gà nổi
tiếng trên thế giới để nhân thuần hoặc lai với các giống gà khác, nhằm cung
cấp gà thương phẩm thịt cho thị trường, như gà Tam Hoàng, Lương Phượng,
Kabir, Sasso. Trong đó có gà Sasso nhập từ Pháp năm 2002 có nhiều đặc tính
quý như: có khả năng thích nghi cao với điều kiện nóng ẩm, sức kháng bệnh
tốt, chất lượng thịt thơm ngon, thích hợp với các phương thức nuôi nhốt, bán
nuôi nhốt và thả vườn rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi và thị hiếu của
người tiêu dùng Việt Nam.
Thái Nguyên là tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển, trong đó có chăn nuôi
gia cầm nên nhu cầu về con giống để phục vụ nuôi thương phẩm là rất lớn.
Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất giống tại địa phương không đáp ứng đủ nhu cầu
thực tế. Người chăn nuôi thường phải nhập gà giống ở các địa phương khác
trong nước. Trong điều kiện tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi phức tạp như
hiện nay, việc nhập con giống ở địa phương khác đôi khi tạo điều điện cho
dịch bệnh phát triển, khó kiểm soát. Để chủ động nguồn giống gà bố mẹ đáp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2

ứng nhu cầu tại địa phương, chủ động trong công tác sản xuất giống và công
tác thú y, đặc biệt trước tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát khả năng sản xuất của gà Sasso ông
bà trống dòng A và mái dòng B nuôi tại Trại giống gia cầm Thịnh Đán -
Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu đề tài
Đánh giá khả năng sản xuất của gà Sasso ông bà trống dòng A và mái
dòng B nuôi tại trại giống gia cầm Thịnh Đán - Thái Nguyên, làm cơ sở xây
dựng các tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật cho giống gà này.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học

- Đóng góp số liệu khoa học về khả năng sản xuất của gà Sasso ông bà
tại tỉnh Thái Nguyên, làm cơ sở xây dựng các tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ
thuật cho giống gà này.
- Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ công tác
nghiên cứu, giảng dạy và sản xuất.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy có thể triển khai việc sản xuất gà
giống bố mẹ từ gà ông bà, cung cấp con giống giảm việc lây lan mầm bệnh
khi nhập con giống ở các địa phương khác trong nước góp phần thúc đẩy chăn
nuôi gà thịt tại các địa phương và hoàn thiện quy trình kỹ thuật chăn nuôi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Bản chất di truyền các tính trạng sản xuất của gia cầm
Khi nghiên cứu các tính trạng sản xuất của gia cầm, các nhà khoa học
không những nghiên cứu về đặc điểm di truyền mà còn nghiên cứu đến các
yếu tố ngoại cảnh tác động lên tính trạng đó.
Bản chất di truyền các tính trạng sản xuất:
Theo quan điểm di truyền học thì hầu hết các tính trạng về năng suất của
gia cầm như: Sinh trưởng, sinh sản, cho lông, cho trứng, cho thịt … phần lớn
đều là những tính trạng số lượng (Quantitative Character) và do các gen nằm
trên cùng nhiễm sắc thể (NST) quy định. Phần lớn sự thay đổi trong quá trình
tiến hóa của sinh vật cũng là sự thay đổi của các tính trạng số lượng.
Tính trạng số lượng là những tính trạng mà ở đó sự sai khác nhau về
mức độ giữa các cá thể rõ nét hơn là sự sai khác về chủng loại. Sự sai

khác nhau này chính là nguồn vật liệu cho chọn lọc tự nhiên cũng như
chọn lọc nhân tạo. Các tính trạng số lượng được quy định bởi nhiều gen,
các gen điều khiển tính trạng số lượng phải có môi trường phù hợp mới
được biểu hiện hoàn toàn.
Theo Nguyễn Văn Thiện, (1995) [30] thì giá trị đo lường của tính trạng
số lượng trên một cá thể được gọi là giá trị kiểu hình (Phenotypic value) của
cá thể đó. Các giá trị liên quan tới kiểu gen (Genotypic value) và giá trị có
liên hệ với môi trường là sự sai lệch môi trường (Environmental deviation).
Như vậy kiểu gen quy định một giá trị nào đó của kiểu hình và môi trường
gây ra một sự sai lệch với giá trị kiểu gen theo hướng này hoặc hướng khác.
Quan hệ đó được biểu thị như sau:
P = G + E
Trong đó:
P: Là giá trị kiểu hình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4

G: Là giá trị kiểu gen
E: Là sai lệch môi trường
Nói cách khác: Trong những điều hiện môi trường nhất định thì các kiểu
gen khác nhau sẽ cho những khả năng sản xuất khác nhau. Trái lại, cùng một
kiểu gen nhưng trong những điều kiện môi trường khác nhau sẽ cho năng lực
sản xuất khác nhau. Nghĩa là các điều kiện môi trường, chăm sóc nuôi dưỡng
có thể phát huy hoặc hạn chế các đặc tính di truyền của vật nuôi. Thông qua
việc nắm các yếu tố di truyền, môi trường ngoại cảnh tối thích, bằng các biện
pháp khoa học kỹ thuật hợp lý, con người sẽ không chỉ bồi dưỡng duy trì
được các đặc tính của một phẩm chất giống mà còn tạo ra các giống mới theo
hướng sản xuất khác nhau.
Tốc độ sinh trưởng quyết định sức sản xuất thịt của một giống gà, nó có
hệ số di truyền tương đối cao thể hiện ở đặc điểm trao đổi chất, kiểu hình của

dòng, giống. Dòng, giống nào có tốc độ sinh trưởng lớn sẽ cho khả năng sản
xuất thịt cao, vỗ béo và giết thịt sớm hơn. Tốc độ sinh trưởng được thể hiện ở
khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo (dài lườn, rộng ngực, dài đùi ).
Để nâng cao năng lực sản xuất thịt của một giống gà nào đó, người ta thường
cho lai giữa mái của giống đó với trống của một giống khác có tốc độ sinh
trưởng lớn hơn.
Năng lực tăng đàn của một giống gà được quyết định bởi khả năng sinh
sản bao gồm: khả năng đẻ trứng, tỉ lệ trứng cho phôi, tỉ lệ ấp nở, tỉ lệ nuôi
sống của gà Ngoài ra còn phụ thuộc vào khả năng ấp trứng của gà mái,
nguồn thức ăn (với gà nuôi thả)
Sức sống và khả năng kháng bệnh: trong cơ thể gia cầm có hệ thống
miễn dịch hoàn hảo gồm tủy xương, tuyến ức, hạch lâm ba, lách khi kháng
nguyên vào cơ thể, cơ thể sẽ thông qua hệ thống đáp ứng miễn dịch sinh ra
những cơ chế tiêu diệt kháng nguyên, khi cơ thể gia cầm khỏe mạnh thì khả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5

năng đáp ứng miễn dịch cao, khả năng kháng bệnh tốt đây chính là yếu tố
quan trọng giúp cho người chăn nuôi đạt hiệu quả cao.
1.1.2. Sức sống và khả năng kháng bệnh

Sức sống của gia cầm là một tính trạng số lượng, nó đặc trưng cho từng
giống, từng dòng, từng cá thể. Trong cùng một giống, sức sống của mỗi dòng
cũng có sự khác nhau, các cá thể khác nhau trong cùng một dòng cũng có sự
khác nhau nhưng nằm trong giới hạn nhất định của phẩm giống.
Sức sống của vật nuôi được xác định thông qua khả năng chống đỡ bệnh,
khả năng thích nghi với điều kiện môi trường. Trong chăn nuôi người ta
thường lấy tỷ lệ nuôi sống để đánh giá sức sống của vật nuôi trong giai đoạn
thí nghiệm từ sơ sinh đến khi giết mổ hoặc loại thải.
Gavano J.F (1990) [59] khi nghiên cứu về sức sống của gia cầm cho biết:

sức sống được thể hiện ở thể chất và được xác định trước hết bởi khả năng có
tính di truyền ở cơ thể động vật chống lại những ảnh hưởng bất lợi của môi
trường cũng như ảnh hưởng khác của dịch bệnh.
Robertson và cs (1949) [73] xác định hệ số di truyền về tỷ lệ nuôi sống
và sức kháng bệnh thấp phụ thuộc vào dòng, giống, giới tính và phụ thuộc
nhiều nhất vào yếu tố nuôi dưỡng.
Theo Ngô Giản Luyện (1994) [22] mối liên quan giữa chỉ tiêu sinh lý,
sinh hóa máu đối với sức sống và sản lượng trứng được Kotris và cộng sự tại
Viện thú y Matxcơva (1988) khi nghiên cứu xác định số lượng bạch cầu trong
máu gà Hybro: cho thấy những gà mái có số lượng bạch cầu cao giai đoạn 60 -
110 ngày thì tương ứng với sức sống và sản lượng trứng cao.
Tỷ lệ nuôi sống của gia cầm non trong điều kiện bình thường đạt khoảng
90%, nhưng cũng có những dòng gà tỷ lệ nuôi sống có thể lên tới 98 - 99%.
Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Quang Tiến và cs (2005) [35] cho biết tỷ lệ
nuôi sống từ 0 - 140 ngày tuổi của các dòng gà chuyên thịt HE - Ross 208 đạt
từ 95 - 98%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6

Ngoài các yếu tố giống, thức ăn, kỹ thuật, chăm sóc, thì sức sống và khả
năng sinh trưởng phát triển của gia cầm chịu tác động trực tiếp của các yếu tố
ngoại cảnh như nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng và chiếu sáng. Những yếu tố
này tác động gây ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng của cơ thể, dễ gây hiện
tượng stress làm giảm sức sống gia cầm. Gia cầm rất mẫn cảm với dịch bệnh,
khi mắc bệnh thường lây lan nhanh và dẫn đến tỷ lệ chết cao, dễ kế phát các
bệnh khác, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm.
1.1.3. Đặc điểm về sinh trưởng và một số yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng
của gia cầm
1.1.3.1. Đặc điểm về sinh trưởng của gia cầm
Sinh trưởng là quá trình tích lũy chất hữu cơ do quá trình đồng hóa và dị

hóa cơ thể, là sự tăng về chiều cao, dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận
và toàn bộ cơ thể của con vật. Đồng thời sinh trưởng chính là sự tích lũy dần
các chất dinh dưỡng chủ yếu là protein, nên tốc độ tích lũy và sự tổng hợp các
chất dinh dưỡng, cũng chính là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sinh
trưởng của cơ thể (Trần Đình Miên và cs, 1992) [24].
Về mặt sinh học: Sinh trưởng là quá trình tổng hợp protein nên thường
lấy tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh trưởng.
Theo Johason (1972) [14] thì cường độ phát triển qua giai đoạn bào thai
và giai đoạn sau khi sinh có ảnh hưởng đến chỉ tiêu phát triển của con vật.
Nhìn từ khía cạnh giải phẫu, sinh lý thì sự sinh trưởng của các mô cơ diễn ra
theo sơ đồ sau:
Hệ thống tiêu hóa nội tiết - hệ thống xương - hệ thống cơ bắp - mỡ
Thực tế chăn nuôi gia súc, gia cầm lấy thịt cho thấy trong giai đoạn đầu
của sự sinh trưởng thì thức ăn dinh dưỡng được dùng tối đa cho sự phát triển
của xương, mô cơ, một phần rất ít lưu giữ cho cấu tạo của mỡ. Đến giai đoạn
cuối của sự sinh trưởng, nguồn dinh dưỡng vẫn được sử dụng nhiều để nuôi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7

hệ thống cơ xương, nhưng hai hệ thống này tốc độ phát triển đã giảm, càng
ngày con vật càng tích lũy dinh dưỡng để cấu tạo mỡ.
Mozan (1927) định nghĩa: Sinh trưởng là sự tổng hợp quá trình tăng lên
của các bộ phận trên cơ thể như thịt, xương, da (dẫn theo tài liệu của
Chamber, J.R. 1990) [53]. Tuy nhiên có khi tăng khối lượng chưa phải là sinh
trưởng, sự tăng trưởng thực chất là các tế bào của mô cơ tăng thêm khối
lượng, số lượng và các chiều của cơ thể. Tóm lại sinh trưởng phải trải qua 3
quá trình đó là:
- Phân chia để tăng khối lượng tế bào.
- Tăng thể tích tế bào.
- Tăng thể tích giữa các tế bào.

Trong quá trình này thì sự phát triển của tế bào là chính, các đặc tính của
các bộ phận trong cơ thể hình thành lên quá trình sinh trưởng là sự tiếp tục
thừa hưởng các đặc tính di truyền của đời trước, nhưng hoạt động mạnh hay yếu,
hoàn thiện hay không hoàn thiện còn phụ thuộc vào sự tác động của môi trường.
Trong các tổ chức cấu tạo của cơ thể gia cầm thì khối lượng cơ chiếm
nhiều nhất từ: 42 - 45% khối lượng cơ thể. Khối lượng cơ thể của con trống
lớn hơn con mái (không phụ thuộc vào lứa tuổi và từng loại gia cầm). Giai
đoạn 70 ngày tuổi khối lượng tất cả các cơ của gà trống đạt 530 g, của gà mái
đạt 467 g (Ngô Giản Luyện, 1994 [22]).
* Các giai đoạn sinh trưởng của gà:
Đối với gà, quá trình tích lũy các chất thông qua quá trình trao đổi chất,
là sự tăng lên về khối lượng, kích thước tế bào và dịch thể trong mô bào ở giai
đoạn phát triển đầu của phôi trên cơ sở tính di truyền. Sau khi nở thì sinh
trưởng là do sự lớn lên dần của các mô, là sự tăng lên về kích thước của tế
bào và được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn gà con và giai đoạn trưởng thành.
- Giai đoạn gà con:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8

Giai đoạn này gà sinh trưởng rất nhanh do lượng tế bào tăng nhanh, một
số bộ phận của cơ quan nội tạng còn chưa phát triển hoàn chỉnh như các men
tiêu hóa trong hệ tiêu hóa, do vậy thức ăn giai đoạn này cần chú ý đến thức ăn
dễ tiêu, vì thức ăn giai đoạn này ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng của
gà. Quá trình thay lông cũng diễn ra trong cùng một giai đoạn này, nó làm
thay đổi quá trình trao đổi chất, tiêu hóa và hấp thu, do đó cần chú ý đến hàm
lượng của các chất dinh dưỡng và axit amin thiết yếu trong khẩu phần ăn.
- Giai đoạn trưởng thành:
Giai đoạn này các cơ quan trong cơ thể gà gần như đã phát triển hoàn
thiện, số lượng tế bào tăng chậm chủ yếu là quá trình phát dục. Quá trình tích
lũy các chất dinh dưỡng trong giai đoạn này một phần để duy trì cơ thể, một

phần để tích lũy mỡ, tốc độ sinh trưởng chậm hơn giai đoạn gà con.
- Khối lượng cơ thể:
Ở từng giai đoạn phát triển, chỉ tiêu này xác định sự sinh trưởng của cơ
thể tại một thời điểm, nhưng lại không khẳng định sự sai khác về tỷ lệ sinh
trưởng giữa các thành phần của cơ thể trong cùng một thời gian ở các độ tuổi.
Đơn vị tính bằng g/con hoặc kg/con.
- Sinh trưởng tuyệt đối:
Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước của cơ thể
trong một đơn vị thời gian giữa hai lần khảo sát (TCVN 2 - 39 - 77, 1997)
[40]. Sinh trưởng tuyệt đối được tính bằng g/con/ngày. Giá trị sinh trưởng
tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại.
- Sinh trưởng tương đối:
Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng (thể
tích, kích thước) của cơ thể khi kết thúc quá trình khảo sát so với thời điểm
đầu khảo sát (TCVN 2 - 40 - 77, 1997) [41]. Gà con non có sinh trưởng tương
đối cao sau đó giảm dần theo tuổi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9

Sau giai đoạn sinh trưởng là giai đoạn già cỗi, ở thời kỳ này khối lượng
không tăng mà có chiều hướng giảm. Nếu vẫn có hiện tượng tăng khối lượng
thì đây là do quá trình tích lũy mỡ. Thời kỳ này sớm hay muộn phụ thuộc vào
giống, tuổi và điều kiện sống của con vật. Thời kỳ già cỗi được tính từ khi
con vật ngừng sinh trưởng, khả năng sinh sản và mọi khả năng khác đều giảm
(Lê Huy Liễu và cs, 2004) [18].
- Đường cong sinh trưởng:
Đường cong sinh trưởng biểu thị sinh trưởng của gia súc gia cầm nói chung.
Theo tài liệu của Chambers J.R (1990) [53], đường cong sinh trưởng của
gà có 4 đặc điểm chính gồm 4 pha:
+ Pha sinh trưởng tích lũy tăng tốc nhanh sau khi nở.

+ Điểm uốn của đường cong tại thời điểm có sinh trưởng cao nhất.
+ Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn.
+ Pha sinh trưởng tiệm cận với giá trị khi gà trưởng thành.
Đồ thị sinh trưởng tích lũy biểu thị một cách đơn giản nhất về đường
cong sinh trưởng.
Đường cong sinh trưởng không những được sử dụng để chỉ rõ về khối
lượng mà còn làm rõ về mặt chất lượng, sự sai khác nhau giữa các dòng,
giống, giới tính.
Trần Long (1994) [19] khi nghiên cứu về đường cong sinh trưởng của các
dòng V1, V3, V5 trong giống gà Hybro (HV85) cho thấy các dòng đều phát
triển theo đúng quy luật sinh học. Đường cong sinh trưởng của 3 dòng có sự
khác nhau và trong mỗi dòng giữa gà trống và gà mái cũng có sự khác nhau:
Sinh trưởng cao ở 7 - 8 tuần tuổi với gà trống và 6 - 7 tuần tuổi đối với gà mái.
1.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gia cầm
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà như: dòng, giống,
tính biệt, dinh dưỡng và các điều kiện chăn nuôi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10

- Ảnh hưởng của dòng giống:
Theo Chambers J.R, (1990) [53] có nhiều gen ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển của cơ thể, có gen ảnh hưởng đến sự phát triển chung, có
gen ảnh hưởng đến sự phát triển nhiều chiều, có gen thì ảnh hưởng theo nhóm
tính trạng và có gen ảnh hưởng tới một vài tính trạng riêng lẻ.
Goedfrey E.F và cs (1952) [60] cùng một số tác giả khác cho rằng các
tính trạng số lượng được quy định bởi ít nhất 15 cặp gen.
Theo Jaap R.G và cs (1969) [61]; Champman A.B (1995) [55] đều cho
rằng kiểu di truyền về khối lượng cơ thể, phải do nhiều gen quy định và ít
nhất phải do một gen liên kết với giới tính.
Cook và cs (1956) [56] đã xác định được hệ số di truyền tại 6 tuần tuổi

về khối lượng là 0,5; hệ số di truyền khối lượng cơ thể theo Godam và
Godgry (1956) là 0,43; ở 10 tuần tuổi theo Cook tính được là 0,5 và ở 6 tuần
tuổi là 0,4.
Phùng Đức Tiến (1996) [36] cho biết hệ số di truyền của tốc độ sinh
trưởng từ 0,4 - 0,5. Các tài liệu của Chambers J.R (1984) [54]; Siegel và cs
(1962) [77] đã tổng kết một cách hoàn chỉnh về hệ số di truyền và tốc độ sinh
trưởng. Kết quả tính toán qua phân tích phương sai của con đực từ 0,4 - 0,6.
Kushner K.F (1969) [17] hệ số di truyền khối lượng cơ thể sống của gà 1
tháng tuổi là 0,32; 2 tháng tuổi là 0,46; 3 tháng tuổi là 0,44; 6 tháng tuổi là
0,55 và gà trưởng thành là 0,43. Nguyễn Ân và cs (1998) [1] gà 3 tháng tuổi
là 0,26 - 0,5.
Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) [12] cho biết sự khác nhau giữa các
giống gia cầm rất lớn, giống kiêm dụng nặng hơn hướng trứng khoảng 500 -
700 g (từ 15 - 30%).
Kết quả nghiên cứu 3 giống AA, Avian và BE88 nuôi tại Thái Nguyên
của Nguyễn Thị Thúy Mỵ (1997) [26] cho thấy khối lượng cơ thể của ba giống
khác nhau ở 49 ngày tuổi lần lượt là : 2501,09 g; 2423,28 g và 2305,14 g.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11

- Ảnh hưởng của tính biệt:
Sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể còn ảnh hưởng
bởi tính biệt, gà trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà mái. Những sai
khác này được biểu hiện về mặt cường độ sinh trưởng, được quy định không
phải do hormone sinh dục mà do các gen liên kết với giới tính.
Jull M.A (1923) [62] cho biết gà trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn
gà mái từ 24 - 32%. Các tác giả cho rằng sự sai khác này do gen liên kết giới
tính, những gen này ở gà trống hoạt động mạnh hơn gà mái. North M.O và cs
(1990) [68], đã rút ra kết luận: lúc mới nở gà trống nặng hơn gà mái là 1%,
tuổi càng tăng thì sự khác nhau càng lớn, ở 2 tuần tuổi hơn 5%, 3 tuần tuổi

hơn 11%, 5 tuần tuổi hơn 17%, 6 tuần tuổi hơn 20%, 7 tuần tuổi hơn 23%, 8
tuần tuổi hơn 27%.
- Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng:
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến từng mô khác nhau, gây nên sự biến
đổi trong quá trình phát triển của mô này đối với mô khác, dinh dưỡng còn
ảnh hưởng đến biến động di truyền về sinh trưởng.
Theo Bùi Đức Lũng và cs (1993) [20] để phát huy khả năng sinh trưởng
cần cung cấp thức ăn với đầy đủ các chất dinh dưỡng và được cân bằng
protein, các axit amin với năng lượng, ngoài ra những năm gần đây trong thức
ăn hỗn hợp chúng ta đã bổ sung một số các chế phẩm hóa học không mang ý
nghĩa về dinh dưỡng, nhưng nó có tác dụng kích thích về sinh trưởng và làm
tăng chất lượng thịt.
Lê Hồng Mận và cs (1993) [23] xác định được nhu cầu dinh dưỡng về
protein nuôi gà Broiler cho năng suất cao, thì ngoài năng lượng/protein
(ME/CP) trong khẩu phần thức ăn cũng là vấn đề rất quan trọng cần được
quan tâm.
Dinh dưỡng của gia cầm gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần đều có
tầm quan trọng và ý nghĩa riêng của nó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12

Ở gà Broiler, một phần năng lượng để duy trì, một phần để tăng khối
lượng, cá thể có tốc độ tăng trưởng nhanh thì sẽ cần ít năng lượng để duy trì
hơn, tiêu tốn thức ăn ít hơn. Tăng khối lượng nhanh do cơ thể đồng hóa tốt,
trao đổi chất được tăng cường làm cho việc sử dụng thức ăn có hiệu quả tốt
hơn. Theo Chambers J.R và cs (1984) [54] thì mối tương quan giữa khối
lượng của gà Broiler với lượng thức ăn tiêu tốn từ 0,5 - 0,9. Gà có tốc độ tăng
khối lượng cao thì yêu cầu thức ăn có tỷ lệ protein cao hơn (Praudman J.A và
cs 1970 [70]); (Pym R.A.E và cs (1978) [71]). Dinh dưỡng không chỉ cần
thiết cho quá trình sinh trưởng mà còn cần thiết để thể hiện khả năng di truyền

của sinh trưởng.
- Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc
Bên cạnh các yếu tố nêu trên thì sinh trưởng của gà còn chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố môi trường như chăm sóc nuôi dưỡng, nhiệt độ, ẩm độ, độ
thông thoáng
+ Ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi
Theo Nguyễn Đức Hưng (2006) [13] nhiệt độ chuồng nuôi gà sau 28
ngày thích hợp là 18 - 20
o
C. Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu năng
lượng trao đổi (ME) và protein thô (CP) của gà broiler, do vậy tiêu thụ thức
ăn của gà chịu sự chi phối của nhiệt độ môi trường. Trong điều kiện nhiệt độ
khác nhau thì mức tiêu tốn thức ăn của gà cũng khác nhau.
Wash Burn và cs (1992) [78] cho biết: nhiệt độ cao làm gà sinh trưởng
chậm, tăng tỷ lệ chết, gây thiệt hại kinh tế lớn ở các khu vực chăn nuôi gà
broiler công nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới. Với nhiệt độ môi trường 35
o
C, ẩm
độ tương đối 66% đã làm giảm khả năng tăng khối lượng từ 30 - 35% ở gà
trống và 20 - 30% ở gà mái so với điều kiện khí hậu thích hợp. Thông thường
nhiệt độ cao thì khả năng thu nhận thức ăn của gia cầm giảm.
Các tác giả North M.O và cs (1990) [68], Nir I. (1992) [67], Knustt H và
cs (1996) [65], Rose (1997) [74], Bùi Đức Lũng (2003) [21] đều kết luận khả
năng sinh trưởng của gà chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13

Do đó, trong điều kiện khí hậu nước ta, tùy theo mùa vụ, căn cứ vào
nhiệt độ của từng giai đoạn mà điều chỉnh mức ME và tỷ lệ ME/CP cho phù
hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong chăn nuôi gia cầm nói chung và

chăn nuôi gà thịt nói riêng.
+ Ảnh hưởng của ẩm độ và độ thông thoáng
Ẩm độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của gia cầm.
Khi ẩm độ tăng làm cho chất độn chuồng dễ ẩm ướt, thức ăn dễ bị ẩm mốc
làm ảnh hưởng xấu tới gà, đặc biệt là khí NH
3
(do vi khuẩn phân hủy axit uric
trong phân và chất độn chuồng) làm tổn thương hệ hô hấp của gà, tăng khả
năng nhiễm bệnh cầu trùng, Newcastle, CRD dẫn tới làm giảm khả năng
sinh trưởng của gà.
Độ thông thoáng trong chuồng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp
cho gà đủ O
2
thải CO
2
và các chất độc khác. Thông thoáng làm giảm ẩm độ,
điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi từ đó hạn chế bệnh tật.
Tốc độ gió và nhiệt độ không khí có ảnh hưởng tới tăng khối lượng của
gà. Gà con nhạy cảm hơn gà trưởng thành. Đối với gia cầm lớn cần tốc độ lưu
thông không khí cao hơn gà nhỏ.
+ Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng
Nguyễn Duy Hoan và cs (1998) [11], Tuler R. (1999) [82], Johannes
Petersen (1999) [80], Ross (2002) [75] cho biết với gà broiler giết thịt sớm 38
- 42 ngày tuổi, thời gian chiếu sáng như sau: 3 ngày đầu chiếu sáng 24/24 giờ,
cường độ chiếu sáng 20 lux/m
2
; ngày thứ tư đến kết thúc thời gian chiếu sáng
còn 23/24 giờ, cường độ chiếu sáng 5 lux/m
2
. Nhưng khi nuôi gà thịt dài ngày

có khối lượng cao thì áp dụng chế độ giảm thời gian chiếu sáng ở giai đoạn
giữa. Cụ thể: ngày thứ nhất chiếu sáng 24/24 giờ; ngày thứ hai chiếu sáng
20/24 giờ; ngày thứ 3 - 15: 12/24 giờ; ngày thứ 16 - 18: 14/24 giờ; ngày thứ
19 - 22: 16/24 giờ; ngày thứ 23 - 24: 18/24 giờ và ngày thứ 25 đến kết thúc
chiếu sáng 24/24 giờ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14

Khi cường độ chiếu sáng cao, gà hoạt động nhiều do đó làm giảm sinh
trưởng tích lũy. Với chuồng nuôi thông thoáng tự nhiên, mùa hè cần phải che
ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào chuồng nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng,
ánh sáng được phân bố đều trong chuồng và sử dụng bóng đèn có cùng công
suất để tránh gà tụ tập vào nơi có ánh sáng mạnh hơn.
1.1.3.3. Khả năng chuyển hóa thức ăn
Trong chăn nuôi, ngoài việc tạo ra các giống mới có năng suất cao thì
các nhà chăn nuôi cần phải chú ý tới nguồn thức ăn cân bằng đầy đủ các chất
dinh dưỡng, phù hợp với đặc tính sinh vật học của gia cầm và mục đích sản
xuất của từng giống, dòng, với từng giai đoạn mà vẫn đảm bảo được các chỉ
tiêu về kinh tế, vì chi phí cho thức ăn thường chiếm tới 65 - 70% giá thành
sản phẩm. Để đánh giá về vấn đề này với chăn nuôi gia cầm cho thịt người ta
đưa ra chỉ tiêu: “Tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng”. Tiêu tốn thức
ăn trên kg tăng khối lượng càng thấp thì hiệu quả chuyển hóa thức ăn và hiệu
quả kinh tế càng cao và ngược lại.
Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng nó phản ánh khả năng chuyển
hóa thức ăn để sinh trưởng, hay nói cách khác tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối
lượng càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Để đạt được một
khối lượng cơ thể nào đó, với cơ thể sinh trưởng chậm sẽ mất thời gian dài
hơn, năng lượng dành cho duy trì cao hơn dẫn đến thức ăn tiêu tốn nhiều hơn
so với cơ thể có tốc độ tăng khối lượng nhanh. Khi sinh trưởng nhanh thì quá
trình trao đổi chất của cơ thể tốt hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn do đó

tiêu tốn thức ăn giảm.
Bằng thực nghiệm đã chứng minh cùng một loại thức ăn thì tiêu tốn thức
ăn cho tăng khối lượng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: giống, tuổi, tính
biệt, mùa vụ, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng cũng như tình trạng sức khỏe của
đàn gia cầm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15

Chambers J.R và cs (1984) [54] đã xác định hệ số tương quan di truyền
giữa tăng khối lượng của cơ thể với tiêu tốn thức ăn, hệ số tương quan này
thường rất cao (0,5 - 0,9) còn tương quan di truyền giữa sinh trưởng và
chuyển hóa thức ăn là âm và thấp từ âm (0,2) đến âm (0,8). Willson S.P.
(1969) [79] xác định hệ số tương quan giữa khả năng tăng khối lượng cơ thể
và hiệu quả chuyển hóa thức ăn từ 1 - 4 tuần tuổi là r = + 5. Hiệu quả sử dụng
thức ăn liên quan chặt chẽ đến sinh trưởng.
1.1.3.4. Khả năng cho thịt
Khả năng cho thịt là đặc điểm kinh tế quan trọng trong ngành chăn nuôi,
nó được thể hiện bằng năng suất và chất lượng thịt ở tuổi giết mổ.
- Năng suất thịt:
Năng suất thịt biểu hiện bằng tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ các bộ phận, thường
được tính là tỷ lệ thịt xẻ, thịt đùi, thịt ngực và tỷ lệ mỡ bụng.
Theo Ricard F.H và cs (1967) [72] ta thấy mối tương quan giữa khối
lượng sống và khối lượng thịt xẻ là rất cao, thường là 0,9; còn giữa khối
lượng sống và khối lượng mỡ bụng thấp hơn thường từ: 0,2 - 0,5.
Các giống, các dòng khác nhau thì năng suất thịt cũng khác nhau.
Chambers J.R (1990) [53] cho biết giữa các dòng luôn có sự khác nhau di
truyền về năng suất thịt xẻ, hay năng suất thịt đùi, thịt ngực … (phần thịt ăn
được không có xương). Ngoài ra năng suất thịt còn phụ thuộc vào tính biệt và
chế độ dinh dưỡng.
- Chất lượng thịt:

Thịt gia cầm có tính ngon miệng và mùi vị hấp dẫn, điều này liên quan
đến đặc điểm sinh thái của tổ chức cơ và tính chất lý học của nó như độ mềm,
độ ướt Những sợi cơ của thịt gà rất mỏng và các tổ chức liên kết giữa
chúng nhỏ hơn thịt một số loài gia súc khác.
Theo Chambers J.R (1990) [53] thì tốc độ sinh trưởng có tương quan âm
với tỷ lệ mỡ (- 0,32) và khoáng tổng số (- 0,14). Chất lượng thịt phụ thuộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×