Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

KHẢO SÁT CÁC TRƯỜNG HỢP BẤT THƯỜNG XẢY RA Ở VÙNG ĐẦU TRÊN CHÓ TẠI TRẠM THÚ Y QUẬN BÌNH THẠNH TP.HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (849.64 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT CÁC TRƯỜNG HỢP BẤT THƯỜNG XẢY RA
Ở VÙNG ĐẦU TRÊN CHÓ TẠI TRẠM THÚ Y
QUẬN BÌNH THẠNH TP.HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện : Lê Minh Thành
Lớp: DH07DY
Ngành: Dược thú y
Niên khóa: 2007 – 2012

Tháng 8/ 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

LÊ MINH THÀNH

KHẢO SÁT CÁC TRƯỜNG HỢP BẤT THƯỜNG XẢY RA
Ở VÙNG ĐẦU TRÊN CHÓ TẠI TRẠM THÚ Y
QUẬN BÌNH THẠNH TP.HỒ CHÍ MINH

Khóa luận đệ trình đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ thú y



Giáo viên hướng dẫn
ThS. PHAN QUANG BÁ

Tháng 8/ 2012

i


Lời cảm tạ
Lời đầu tiên xin chân thành bày tỏ lòng thành kính và biết ơn sâu sắc đến bậc
sinh thành (Cha-Mẹ) đã sinh ra nuôi dưỡng, dạy dổ và cho con tình thương yêu vô
hạn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong cuộc đời, đó là tài sản vô giá để cho con
được rèn luyện đạo đức, học tập và trao dồi tri thức khoa học.
 Xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm Tp.HCM.
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y và toàn thể quý thầy cô đã dạy bảo và
giúp đỡ em trong suốt thời gian học tại trường.
 Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc:
ThS. Phan Quang Bá bộ môn cơ thể ngoại khoa.
BSTY. La Hồng Đạo và toàn thể anh chị nhân viên tại Trạm thú y quận Bình
Thạnh Tp.HCM.
Đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cảm ơn tất cả các thành viên lớp DH07DY đã chia sẽ, giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong
suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Sinh viên thực hiện
Lê Minh Thành

ii



XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực hiện: Lê Minh Thành
Tên đề tài:“ Khảo sát các trường hợp bất thường xảy ra ở vùng đầu trên
chó tại Trạm thú y quận Bình Thạnh Tp.HCM ”. luận văn đã hoàn thành theo
đúng kế hoạch và yêu cầu của giáo viên hướng dẫn.
Giáo viên hướng dẫn
ThS Phan Quang Bá

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “ Khảo sát các bất thường xảy ra ờ vùng đầu trên chó tại trạm thú y
quận Bình Thạnh TPHCM ”. Thời gian thực hiện kể từ 06/02/2012 đến
06/06/2012. Chúng tôi khảo sát trên 1422 con chó đến khám và điều trị có 403 con
bệnh trên vùng đầu, chiếm tỷ lệ 28,34%. Sau đó phân loại từng dạng bệnh theo:
nguồn gốc, tuổi, giới tính và ghi nhận được kết quả tỷ lệ bệnh và hiệu quả điều trị
như sau:
Bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trên vùng đầu là bệnh về da có 151 con chiếm 10,62%,
tiếp theo là bệnh ở mắt có 112 con chiếm 7,88%, bệnh tai có 87 con chiếm 6,11%,
bệnh mũi có 3 con chiếm 2,32%, chiếm tỷ lệ thấp nhất là bệnh ở răng miệng có 20
con chiếm 1,41%. Tuy nhiên trong quá trình khảo sát chúng tôi vẫn khảo sát bệnh ở
vùng hầu nhưng tại trạm không có ca nào.
 Tỷ lệ nhóm bệnh ở vùng đầu theo nguồn gốc, giới tính, tuổi đều có sự khác
biệt thực nghiệm nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê ( P>0,05).
 Theo khảo sát bệnh ở vùng đầu theo lứa tuổi tăng rõ rệt ở hai giai đoạn 2 – 6
tháng và >6-24 tháng , có xu hường giảm bệnh ở giai đoạn > 24 tháng.
Các bệnh thường găp ở da vùng đầu: viêm da do ve (26,49%), demodex

(22,52%), nấm da (12,58%), tổn thương cơ học (17,22%). Hiệu quả điều trị cao
nhất là bệnh tổn thương cơ học ở da (93,31%).
 Nhóm bệnh tai chủ yếu thường gặp: viêm tai ngoài (55,17%), tụ máu vành
tai (22,99%), chấn thương cơ học (21,84%). Trong dó bệnh tai do chấn
thương cơ học có hiệu quả điều trị cao nhất (94,74%).
 Nhóm bệnh trên mắt thường gặp: viêm kết mạc mắt (33,04%), viêm loét giác
mạc (25,00%), đục mắt (16,07%), sa tuyến lệ (13,39%). Hiệu quả điều trị
bệnh ở mắt đạt tuyệt đối là sa tuyến lệ 100%.
 Nhóm bệnh về răng miệng: viêm miệng nghi nấm có 2 con (10,00%), nha
chu 8 con (40,00%), viêm tuỷ răng 3 con (15,00%), lủng men răng 4 con

iv


(20,00%). Trong đó trường hợp nha chu chiếm tỷ lệ bệnh cao nhất và đạt
hiệu quả điều trị cao nhất ở bệnh về răng miệng (62,50%).
 Nhóm bệnh mũi đa số gặp trường hợp chảy máu mũi có 18 con (54,55%),
bệnh khác 15 con (45,45%). Hiệu quả điều trị đạt cao nhất là 83,33% ở bệnh
chảy máu mũi.

v


Danh sách các bảng

vi


Danh sách các hình


1


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay việc nuôi dưỡng và chăm sóc thú cưng trong nhà rất phổ biến ngoài tính
thẩm mỹ thì thú cưng còn có thể là người bạn để tâm sự và chia sẽ với chủ chăn nuôi.
Nhưng do một số gia đình công việc quá bận rộn nên ít người quan tâm đến sức khỏe
và thay đổi bất thường của chúng có những dấu hiệu phải để ý và quan sát kỹ mới
phát hiện ra bệnh kịp thời nhất là các bệnh về da, tai, mắt và răng miệng trên chó
không thể bỏ qua.
Trong thực tế nhóm bệnh chấn thương vùng đầu chiếm tỉ lệ thấp và ít nguy hiểm
hơn so với bệnh phổ biến ở đường hô hấp, tiêu hóa, nhưng nhóm bệnh này gây khó
chịu cho thú và làm thay đổi tính cách của chúng đồng thời làm mất tính thẩm mỹ
ngoại hình. Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cho nhóm bệnh thường có kết quả
cao. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài:
"KHẢO SÁT CÁC TRƯỜNG HỢP BẤT THƯỜNG Ở VÙNG ĐẦU TRÊN
CHÓ TẠI TRẠM THÚ Y QUẬN BÌNH THẠNH TP.HỒ CHÍ MINH"
1.2. Mục đích
Tìm hiểu bệnh da, tai, mắt, mũi và răng miệng trên chó.
1.3. Yêu cầu
 Xác định tỷ lệ xuất hiện của từng nhóm bệnh da, tai, mắt, mũi và răng
miệng trên chó.
 Xác định tỷ lệ của từng nhóm bệnh theo giới tính, nguồn gốc và độ tuổi
 Xác định tỷ lệ của từng nhóm loại bệnh trong nhóm bệnh tai, da, mắt, mũi
và răng miệng.
 Ghi nhận hiệu quả điều trị của từng nhóm bệnh.

2



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về tai (trích dẫn Vũ Minh Nguyệt, 2007)
2.1.1. Sơ lược về cấu tạo và chức năng của tai chó

Hình 2.1 Cấu tạo tai chó
Nguồn />Cấu tạo tai chó bao gồm 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong.
 Tai ngoài
Tai ngoài bao gồm loa tai, kênh tai dọc và kênh tai ngang có vai trò thu nhận
hướng sóng âm vào màng nhĩ. Loa tai được nâng đỡ bởi sụn nhĩ với nhiều hình dạng
và độ cứng khác nhau tùy theo giống tạo nên hình dáng tai chó. Kênh tai tạo bởi da có
lông, tuyến bã nhờn và tuyến ráy tai có tác dụng giữ bụi, cùng với sự tích tụ của các
mảnh vảy sừng, chất tiết của tuyến ráy tai và tuyến bã nhờn tạo nên ráy tai bình
thường của chó. Kênh tai ngang có đầu tận cùng tại màng nhĩ, chỉ có thể thấy được
một phần của kênh tai ngang khi kiểm tra tai bằng cách soi tai. Vì kênh tai ngoài
chính là do lớp da tạo nên, tai sẽ có những biểu hiện liên quan trong các phản ứng dị

3


ứng. Ngoài ra những bệnh của da cũng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến kênh tai ngoài
của chó.
 Tai giữa
Tai giữa là một xoang hình trống lót bởi niêm mạc mỏng. Một cấu trúc hệ thống
đòn bẩy gồm ba xương nhỏ: xương búa, xương đe và xương bàn đạp. Giữa tai ngoài
và tai giữa là một lớp màng liên kết dày gọi là màng nhĩ, có tác dụng chuyển giữa
rung động của không khí cho vào xương tai. Thần kinh mặt và chuỗi giao cảm đi
ngang qua tai giữa, có thể hư hại nếu tai giữa bị viêm dẫn đến tình trạng liệt mặt.

 Tai trong
Tai trong là hốc xương có hình dáng phức tạp gồm những ống bán khuyên, bộ
máy tiền đình và ốc tai, có chức năng tiếp nhận âm thanh, chiều hướng và trạng thái
thăng bằng của cơ thể.
2.1.2. Các bệnh thường gặp trên tai chó
2.1.2.1 Viêm tai ngoài
2.1.2.1.1 Căn bệnh học
Viêm tai ngoài là một tình trạng bệnh lý đa nguyên nhân, có thể chia làm 3 nhóm
nguyên nhân: nguyên nhân mở đường, nguyên nhân khởi phát và nguyên nhân duy
trì; trong đó nguyên nhân mở đường không trực tiếp gây viêm tai nhưng làm chó có
nguy cơ mắc bệnh cao; nguyên nhân khởi phát trực tiếp gây bệnh viêm tai; nguyên
nhân duy trì làm bệnh viêm tai kéo dài, khó điều trị và tái phát nhanh nếu bị bỏ qua.
Nguyên nhân mở đường
Hình dạng ngoài của tai: những giống chó tai rũ, dài hay lông quá nhiều ở trong
bề mặt của tai đều làm cản trở sự lưu thông của không khí trong tai từ đó gia tăng ẩm
độ tại chổ, tạo điều kiện phát triển cho vi khuẩn và nấm. Tương tự kênh tai ngang dài
và hẹp dốc xuống phía dưới làm chất tiết dễ bị ứ đọng gây viêm tai.
Vật trở ngại: làm ảnh hưởng sự lưu thông của không khí trong tai và dẫn đến
nhiễm trùng. Các khối u có thể thấy trong tai chó là u tuyến bã nhờn lành tính, ác
tính; u sụn lành tính, ác tính và khối u tế bào Mast.

4


Môi trường trong tai: khí hậu quá nóng và ẩm hay thói quen của thú thích tắm
thường xuyên đều tăng độ ẩm của tai, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm gây nhiễm
trùng.
Những liệu pháp điều trị không đúng: khi cắt lông không cẩn thận, súc rữa tai quá
mạnh làm tổn thương tai chó và tạo điều kiện cho quá trình nhiễm. Sử dụng kháng
sinh và chất sát trùng tùy tiện cũng là yếu tố mở đường cho bệnh viêm tai.

Nguyên nhân khởi phát
Ký sinh trùng: ghẻ Otedectes cynotis có kích thước nhỏ, ký sinh ở kênh tai ngoài.
Chúng hút chất bạch huyết ký chủ để sống, kích thước chủ đau đớn gây ngứa ngái
dữ dội làm cho con vật lắc đầu thường xuyên, cào hay chà tai tạo vết xước. Tai bị
nhiễm ghẻ có sáp dày màu nâu đến đen.
Bệnh da dị ứng: vì tai ngoài là phần mở rộng của da do đó chúng thường xuyên
liên quan trong các bệnh da bị dị ứng. Dị ứng do thức ăn, dị ứng do bọ chét, dụ ứng
do tiếp xúc dị nguyên là nguyên nhân phổ biến viêm tai ngoài.
Ngoại vật: những vật chất hay những sợi cỏ nhỏ bám vào quần áo chúng ta hoặc
trên bộ lông của thú có thể rớt vào tai gây viêm.
Tăng tiết bả nhờn: khi tuyến bả nhờn bị tăng tiết quá mức làm tích tụ nhiều chất
bẩn đóng lỗ tai chó gây viêm.
Các bệnh trên da: viêm da có mủ, bệnh nấm da có thể lan đến tai và gây viêm tai
kế phát.
Nguyên nhân duy trì
Tai bình thường có thể bảo vệ tốt, ngăn cản sự nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.
Tai không được làm sạch tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển gây viêm
tai ngoài ở chó,tạo chất tiết tạo mùi hôi thối, thú đau đớn, thay đổi tập tính, dễ bị kích
thích sợ hãi hay hung dữ.
Những vi khuẩn: Staphylococcus, Streptococcus và Pseudomonas spp thường
được phát hiện với số lượng lớn trong trường hợp viêm tai ngoài, chúng làm da tai
ngoài dày lên, ửng đỏ, tạo vảy đôi khi có máu và chất bã màu nâu vàng có mùi hôi.

5


Nấm Malassezia canis có hiện diện trong tai bình thường nhưng số lượng tăng
đáng kể trong tai bị viêm, làm tăng sinh tuyến ráy tạo chất bã màu nâu có mùi hôi.
2.1.2.1.2. Chẩn đoán
Dựa vào bệnh sử của thú.

Dựa vào biểu hiện bên ngoài của thú như: ngứa tai, đỏ loa tai, đau tai, chảy dịch
mủ, mùi và màu khác thường với ráy tai.
Dùng kính soi tai để kiểm tra kênh tai dọc và kênh tai ngang có thể thấy tai đỏ
sưng, dịch mủ, ráy vàng hoặc nâu đọng trong kênh tai, ngoại vật.
Kiểm tra tế bào học:dùng bông gòn để lấy dịch tiết của tai, nhuộm màu để kiểm
tra sự hiện diện sự có mặt của ký sinh trùng, vi khuẩn, nấm gây bệnh cho thú dưới
kính hiển vi.
Chụp X – quang khi nghi ngờ viêm tai giữa.
Nuôi cấy vi khuẩn và thử kháng sinh đồ ít được sử dụng, nhưng nên áp dụng trong
những trường hợp viêm mãn tái đi tái lại và liệu pháp điều trị không hiệu quả
Làm test xét nghiệm khi nghi ngờ sự thay đổi hormone, dị ứng.
2.1.2.1.3. Điều trị bệnh
Làm sạch tai: loại bỏ ngoại vật và đối tượng gây viêm. Loại bỏ chất thừa trong tai
ráy tay, chất cặn bả, dịch chất. Rửa sạch tai với nước muối sinh lý hoặc nước rữa tai.
Điều trị cục bộ với dược phẩm dạng dầu hay dạng kem được nhỏ vào trong kênh
tai như: thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc chống nấm, thuốc chống ký sinh trùng
được sử dụng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Điều trị toàn thân khi bị viêm tai ngoài có nguy cơ lan sang viêm tai giữa.
Khi viêm tai ngoài ở thể mãn tính nặng chỉ điều trị thông thường một mình với
thuốc thì dường như không đem lại hiệu quả, liệu pháp duy nhất là phẩu thuật.
2.1.2.2 Viêm tai giữa và tai trong
Tai giữa và tai trong được ngăn bởi màng nhĩ với tai ngoài, không thể nhìn thấy
được tai giữa hoặc tai trong trừ khi màng nhĩ bị rách. Sự nhiễm trùng hoặc có vấn đề
tai giữa, tai trong cần phát hiện sớm và điều trị để ngăn ngừa sự tổn hại lâu dài: gây
điếc, làm mất thăng bằng, hoặc các vấn đề thần kinh.

6


 Nguyên nhân

Viêm tai giữa, tai trong hầu hết là sự kéo dài của viêm tai ngoài.
Sự hiện diện của Staphylococcus, Streptococcus và Pseudomonas spp và nấm
Malassezia canis, candida thường là tác nhân lây nhiễm từ kênh tai ngoài.
Một số trường hợp sự nhiễm khuẩn có thể đi ngược từ xoang miệng xuyên qua
ống nghe vào tai trong.
 Triệu chứng
Viêm tai giữa và tai trong thường giống nhau:
Đau đớn ở tai.
Lắc đầu hoặc nghiêng qua một bên.
Có nhiều vết xước, cào ở đầu và tai.
Chất tiết vấy máu.
Nhiễm trùng tai giữa tiến triển thì chó có thể bị liệt mặt, từ đó gây viêm dây thần
kinh gần tai giữa, nuốt khó, sụp mi mắt, cơ mặt ủ rũ.
Khi nhiễm trùng tiến triển tới tai trong, thú có triệu chứng mất căng bằng, đầu
nghiêng xuống qua một bên và đi vòng vòng.
 Điều trị
Phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào tình trạng của bệnh.
Nhiễm trùng nhẹ: cho uống hoặc chích kháng sinh kết hợp với kháng viêm, kháng
nấm cục bộ.
Nhiễm trùng mãn tính, nặng: phẩu thuật và điều trị.
Trong trường hợp: do bướu, ngoại vật, dị ứng hoặc nhân tố gây nguy hiểm đóng
góp tạo nguyên nhân gây nhiễm trùng, phải nhận biết đúng và điều trị cục bộ sẽ mang
lại hiệu quả cao.
2.1.2.3. Tụ máu và vành tai
Bướu máu thường xuất hiện ở vành tai, đặc biệt là những chó có tai cụp. Nguyên
nhân có thể do chó gãi mạnh vào tai khi thấy ngứa hay lắc đầu mạnh làm vỡ một số
mạch máu bên trong gây chảy máu và tụ lại ở vành tai. Bướu máu vành tai có thể xảy
ra một phần hay toàn bộ tai, có thể xảy ra ở mặt trong cũng như mặt ngoài của tai.

7



Điều trị: trường hợp nhẹ dùng syringe hút máu ra, sau đó dùng băng keo dán ép
hai mặt tai vào nhau thật chặc trong vòng 7 ngày, cho chó đeo vòng cổ Elizabeth.
Trường hợp bướu lớn lấy dao mổ rạch một đường nhỏ cho máu chảy ra ngoài, dùng
tay nặn bóp nhẹ cho máu chảy ra hết, sau đó dùng chỉ được gắn ống dẫn, tiến hành
may những đường may ép để 2 lớp da sát lại với nhau va chăm sóc hậu phẫu, sau 7
ngày cắt chỉ.

8


2.2 Tổng quan về da ( theo Lâm Thị Thu Hương, 2005)

Hình 2.2 Cấu tạo của da
Nguồn dog-name=da.aspx
2.2.1 Sơ lược cấu tạo và chức năng của da chó
Da là một bộ phận rộng nhất của cơ thể, là một lớp màng sinh học, dai và co giãn
tốt. Da có cấu tạo tuyệt vời, nó có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi gió, mưa, tia cực tím,
thay đổi nhiệt độ, chống thấm nước, chống sự xâm nhiễm vi trùng gây bệnh, điều hòa
thân nhiệt, bài tiết các chất độc trong cơ thể và tạo sinh tố D giúp cho sự tăng trưởng
của xương.
Da gồm có ba lớp: thượng bì, bì và hạ bì, ngoài ra còn có những tuyến phụ thuộc
da và sản phẩm của da.
2.2.1.1 Thượng bì
Có 4 lớp từ trên xuống dưới:
Lớp sừng: là những biểu mô lát kép hóa sừng mạnh, xếp lớp như mái ngói lợp nhà
và khi tế bào này tróc ra khỏi cơ thể thì liên tục được thay mới bởi 1 lớp mâm cơ bản
bên trong hạ bì. Lớp sừng tiếp xúc với môi trường bên ngoài, bảo vệ cơ thể, bề dày
lớp này thường thay đổi tùy nơi,dày ở những chổ không có lông và có sự cọ sát mạnh.

Lớp hạt: gồm những tế bào có nhân và chứa nhiều hạt.

9


Lớp tế bào gai: lớp dày nhất, gồm những tế bào xếp thành nhiều tầng và có những
cầu nối liên kết với nhau.
Lớp tế bào đáy: có nhiệm vụ quan trọng nhất vì chúng sinh ra các tế bào của lớp
trên. Giữa những tế bào đáy có xen kẽ với tế bào chứa hắc tố có nhiệm vụ tổng hợp
hắc tố melanin cho da, lông của giống chó và chống tia cực tím.Tiếp đó các tế bào
này dịch chuyển lên lớp da phía ngoài và tróc theo cùng các tế bào sừng.
2.2.1.2 Bì
Gồm những sợi keo và những sợi đàn hồi, các protein làm cho da mềm dẻo và linh
hoạt, đan với nhau thành một mạng lưới. Giữa những mạng lưới có những tế bào sợi,
những sợi chân lông, các tuyến mồ hôi làm giảm nhiệt độ của da và loại bỏ độc tố,
tuyến bả nhờn sản sinh ra chất nhờn giúp bôi trơn da và lông, mạch máu có chức năng
điều hòa thân nhiệt, mạch bạch huyết và sợi thần kinh giúp phát hiện những tiếp xúc
bên ngoài.
2.2.1.3 Hạ bì
Gồm phần lớn là lớp mỡ,một ít sợi keo, sợi đàn hồi, mỡ thực hiện chức năng ngăn
cách giúp cơ thể tránh những thay đổi của nhiệt độ và khi cần, cơ thể sử dụng những
mô béo này như là một nguồn gốc cung cấp năng lượng.Mạch máu, sợi thần kinh
xuyên qua hạ bì để đến bì.
2.2.1.4 Hệ thống phụ thuộc da
Tuyến bã nhờn: là tuyến chế tiết ra chất làm mềm da và lông gọi là chất bã, tuyến
này thường nằm giữa chân lông va cơ dựng lông, trên mặt da chỗ nào cũng có trừ một
số nơi. Tuyến này được tạo thành một khối đặc tế bào, khối này được chia thành
nhiều thùy,nhưng có chung một ống bài xuất, ống này đổ vào nang lông hoặc đổ
thẳng ra ngoài mặt da. Chất bã da chứa nhiều acid béo tự do, một ít cholesterin và các
ester của nó.

Tuyến mồ hôi: là những tuyến ống nằm trong sâu lớp bì, ở chó tuyến cuộn lại
thành bó và chất tiết của tuyến này tạo mùi đặc trưng cho từng cá thể.
Tuyến sữa: là loại tuyến mồ hôi biến đổi để thích hợp với chức phận tạo sữa,
tuyến này chỉ phát triển mạnh ở thú cái.

10


2.2.1.5. Sản phẩm của da
Lông là dạng biến dạng của lớp thượng bì, ăn sâu vào hạ bì, lông có hình trụ dài,
cắm sâu vào trong da, lông gồm 2 phần thân lông và chân lông. Ở chó lông được thay
2 năm 1 lần.
Móng được phát triển từ da, mô liên kết và xương ở vùng đốt cuối cùng của chi.
2.2.2 Các bệnh thường gặp trên da chó (trích dẫn Nguyễn Thị Kiều Nga, 2008)
 Sơ lược về bệnh da chó
Bệnh da chó không gây tử vong cao nhưng rất phức tạp và gây khó chịu làm ảnh
hưởng đến hoạt động bình thường của chó và môi trường xung quanh.
Nguyên nhân chính do thức ăn và ký sinh trùng ngoài da: ve, ghẻ, bọ chét, rối loạn
hormon, suy giảm miễn dịch, do di truyền.
Triệu chứng: rụng lông, đỏ tấy, nếu nhiễm trùng kế phát thì chảy nước dịch trong
hoặc mủ vàng, da dày, loét sần sùi. Bệnh kéo dài, da dày lên, ngứa gãi, bốc mồ hôi ,
thần kinh không ổn định.
Vì vậy để con thú có bộ lông bóng mượt cần bắt đầu với chế độ dinh dưỡng đầy
đủ.
Kiểm tra lông, da thú thường xuyên để phát hiện những dấu hiệu bất thường. Giữ
môi trường sạch sẽ. Cách ly chó nhiễm ký sinh trùng, nấm với chó khỏe.
2.2.2.1. Viêm da do Demodex
 Cách sinh bệnh
Demodex ký sinh ở tuyến nhờn, bao lông của chó gây rụng lông sau đó gây viêm
sung huyết. Nếu viêm tái phát có mụn mủ hoặc ổ mủ, ký chủ có thể nhiễm độc máu,

suy kiệt và chết.
Demodex có thể lây trực tiếp hoặc gián tiếp. Chó còn non lông yếu, ngắn nen dễ
cảm nhiễm nhất là chó sốt cao do virus. Thực ra Demodex có thể gặp trên tất cả chó
trên mọi lứa tuổi, nhưng chỉ gây ra lở loét cho một số chó khi sức khỏe giảm, sốt do
virus, da bị xây sát dẫn đến cảm nhiễm.
 Triệu chứng và bệnh tích

11


Bệnh thường bắt đầu ở mặt và hốc mắt, sau đó là 2 chân trước tạo vùng loang lỗ
nhỏ không có lông. Bệnh nặng dẫn đến da mẫn đỏ, sưng dày, sần sùi, có vảy, rỉ máu
để lâu có mụn mủ hoặc ổ mủ tạo thành ổ lớn có nhiều dịch viêm lẫn máu tạo mùi hôi.
Demodex thường không gây ngứa nhưng có sự phụ nhiễm vi khuẩn sẽ gây ngứa
cho thú. Có 2 dạng: cục bộ và toàn thân.
Dạng cục bộ: thường phân bố thành từng vùng nhỏ ở mắt nhất là quanh hốc mắt,
chân trước và thường ở dạng nhẹ không phát triển thành dạng viêm mủ kế phát.
Dạng toàn thân: da đỏ, sưng dày với nhiều dịch rỉ máu, nếu viêm nhiễm kế phát có
mủ.

 Điều trị
Thời gian điều trị khoảng 4 – 8 tuần.
Dùng amitraz 0,025% trong nước, mỗi tuần tắm một lần cho đến dứt bệnh, sau đó
2 tuần tắm 1 lần cho đến khi xét nghiệm không còn ký sinh trùng nữa.
Dùng ivermectin chích dưới da.
Nếu viêm nhiễm kế phát dùng kháng sinh oxytetracyclin, lincomycin, kháng sinh
khi cần.
2.2.2.2 Viêm da do Sarcoptes
 Cách sinh bệnh
Sarcoptes xâm nhập lớp biểu bì, đào rãnh, lấy hạch lâm ba và dịch tế bào làm chất

dinh dưỡng. Con cái đào rãnh trong biểu bì đẻ trứng và luôn hướng về phía trước, vì
gai lưng nhọn luôn hướng về phía sau nên không lùi được. Chúng kích thích gây ngứa
liên tục, chỗ gãi bị nhiễm trùng, rụng lông và da nhăn nheo, bốc mùi hôi thối và trúng
độc dẫn đến chết. Sacoptes lây truyền qua tiếp xúc hoặc gián tiếp.
 Triệu chứng và bệnh tích
Sarcoptes thường gây bệnh bắt đầu gây bệnh ở đầu, quanh mắt, bụng và gốc đuôi.
Có ba triệu chứng.

12


Ngứa: Sarcoptes tiết ra độc tố, nước bọt và các chất bài tiết làm con vật ngứa
dữ dội, hay cào gãi, cắn vào chổ ngứa.
Rụng lông: do viêm bao lông, do cọ sát làm rụng lông, rụng từng đám nhỏ sau
đó lan rộng xung quanh.
Da đóng vảy: chổ ngứa xuất hiện mụn nước, do cọ sát, gãi mụn vỡ chảy dịch
rồi khô lại tạo vẩy dính chặt vào lông da, để lâu da đóng vảy dày nhăn nheo có
mùi hôi thối. Tổn thương nặng nếu không điều trị dể nhiễm trùng huyết có thể
chết.
 Điều trị
Dùng amitraz, lidan để tắm.
Dùng ivermectin chích dưới da rất hiệu quả.
Nếu viêm nhiễm kế phát dùng kháng sinh cloramphenicol, lincomycin kết hợp
kháng viêm có thể.
2.2.2.3 Viêm da do nấm
 Cách sinh bệnh
Ở chó có hai giống nấm thực sự gây bệnh trên da: Trichophyton,
Microsporium. Nấm da rất ưa keratin nên thường giới hạn ở lớp sừng và vùng lân
cận như: lông, móng. Nấm sinh sản bào tử đốt nên bệnh tích lây lan do hình thành
khuẩn lạc mới. Bệnh có biểu hiện gãy lông thành từng đám, da có vảy và lâu ngày

rụng lông toàn thân, da nhờn, xếp li. Bệnh nấm rất dai dẳng, có thể kéo dài nhiều
năm nếu không điều trị.
 Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân thường do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, điều kiện chăm sóc
không vệ sinh, suy giảm miễn dịch trong thời kì nhiễm bệnh, do lây nhiễm từ thú
bệnh sang thú khỏe mạnh, do sử dụng kháng sinh lâu dài, chó lông dài điều kiện
phát triển thuận lợi cho sự phát triển của nấm.
 Triệu chứng và bệnh tích
Bệnh thường xuất hiện ở cổ, u vai, bề mặt của lưng và chân; có bệnh tích điển
hình gãy lông thành từng mảng tròn và da có vảy, ban đỏ.

13


Khi bị nấm Trichophyton mentagrophytes thường có bệnh tích đầu,
mõm, tai.
Trichophyton rubrum gây bệnh hắc lào cho chó, nấm nằm bên trong lông gây
rụng lông.
Microsporium làm lông bị gãy thường ở thân, chân và trên da có vảy.
Nấm không gây ngứa nhưng khi bệnh kế phát nhiễm trùng gây viêm da có mũ
và gây ngứa.
 Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng và bệnh tích bên ngoài, khi kiểm tra lông thì lông dể
bị gãy.
Chẩn đoán phòng thí nghiệm: sát trùng vùng da cần lấy mẫu, dùng dao cạo
vùng da bị nhiễm cho vào đĩa petri, cấy bệnh phẩm lên môi trường Sabaraud,
nếu cần thì thêm kháng sinh diệt khuẩn, để nhiệt độ phòng, nấm da mọc sau 6
đến 15 ngày và quan sát hình dạng nấm sau 15 ngày.
 Điều trị
Dùng griseofulin, ketoconazole ở dạng uống, dùng lâu có hại cho cơ thể.

Dùng thuốc bôi ngoài da khi bệnh nhẹ: povidone iodine, thương phẩm nizoral.
Dùng kháng sinh kết hợp kháng viêm khi bị phụ nhiễm có mủ.
2.2.2.4 Dị ứng
Dị ứng là phản ứng quá mức của cơ thể đối với các tác nhân mà nó xem là có
hại cho cơ thể.
Khi dị ứng vào cơ thể phản ứng với kháng thể làm tế bào phóng thích ra
histamin và các hóa chất độc khác để chống lại các dị ứng nguyên, gây ra biểu hiện
tình trạng dị ứng của cơ thể. Nếu histamin được phóng thích ở da gây nổi mề đay, sẩn
ngứa, dấu hiệu thấy rõ nhất là ở góc tai của thú, trường hợp nặng có thể chết.
Nguyên nhân gây dị ứng ở da do tiếp xúc, dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc, dị ứng
côn trùng đốt. Dị ứng xảy ra ở bất kì lứa tuổi nào của chó.

14


Việc xác định dị ứng nguyên thường rất khó. Do đó ta phải biết trước con vật
đã tiếp xúc với cái gì và chú ý đến nơi ở, đồ ăn, nước uống, thói quen… của
chúng.
Liệu pháp điều trị thường theo triệu chứng: sử dụng dexamethason, thuốc kháng
histamin, vitamin C… Có thể dùng các loại thuốc an thần như: acepromazine,
prozine… Tránh tiếp xúc với những dị ứng nguyên gây bệnh để phòng ngừa.
2.2.2.5 Tổn thương da do cơ học
Có rất nhiều nguyên nhân: do cắn lộn nhau khi dành thức ăn, dành con cái, va
chạm vào vật nhọn sắc gây rách da, mất da hoặc do người đánh… Chó mới sinh ra
cũng có thể bị chó mẹ cắn gây tổn thương da.
Vì vậy theo trường hợp và mức độ của vết thương để có liệu pháp điều trị phù
hợp như: can thiệp ngoại khoa, dược phẩm hay dùng povidone iodine, dầu mù u bôi
ngoài da.
2.2.2.6 Các bệnh khác
Bao gồm viêm da không rõ nguyên nhân: có thể là do thú quá già làm thay

đổi nội tiết tố, viêm nang lông, thiếu dinh dưỡng, hóa chất. Trong những trường
hợp này bệnh thường ở thể mãn tính nên sử dụng thuốc bôi ngoài da, dầu tắm
chó, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, vitamin ADE có thể cải thiện được bệnh, tùy
trường hợp có thể dùng kháng sinh, kháng viêm khi cần…

15


2.3 Tổng quan về mắt (trích dẫn Nguyễn Thị Kiều Nga, 2008)
2.3.1 Sơ lược cấu tạo và chức năng của mắt

Hình 2.3 Câú tạo của mắt
Nguồn />Mắt tuy có kích thước nhỏ nhưng lại là cơ quan rất phức tạp, mắt giúp
thú thu nhận cảm giác ánh sáng, nhận biết sự vật sự vật chung quanh nhiều hơn
bất cứ giác quan nào khác. Bổ dọc mắt ta thấy ba màng nhưng chỉ có màng trong
cùng chứa tế bào nhận truyền ánh sáng, còn 2 lớp kia chỉ làm nhiệm vụ dinh
dưỡng và cơ học.
2.3.1.1 Áo ngoài của mắt
Phần sau của nhãn cầu là củng mạc hay màng cứng, màu trắng đục, dai,
dày, chịu sức ép quá nặng mà không bị nứt, có nhiệm vụ bảo vệ hình thù của
mắt.

16


Phần trước giác mạc có cấu trúc trong suốt, chứa nhiều đầu dây thần
kinh cảm giác, tất cả ánh sáng phải xuyên qua giác mạc đầu tiên khi nó vào
trong mắt. Giác mạc gồm năm lớp: ở phía ngoài là một lớp năm tế bào gọi là
biểu mô. Dưới là lớp Bowman. Kế tiếp là lớp mô đệm cứng được tạo nên từ
chất keo, lớp mô đệm này là một bộ phận dày nhất, có những kháng nguyên

chống nhiễm trùng và có khả năng kiểm soát viêm trong giác mạc. Nội mô giữ
cho các giác mạc trong suốt và duy trì sự cân bằng lưu lượng nước từ mắt đến
giác mạc, một khi hình thành các tế bào của lớp này không thể tái sinh vì thế
tổn hại hoặc bệnh tật đối với mô này có thể gây thiệt hại thị lực vĩnh viễn. Lớp
cuối cùng được gọi là màng Descemet rất dai và đàn hồi.
2.3.1.2 Áo giữa của mắt
Gồm 3 phần: màng mạch chiếm phần lớn diện tích, phần ở trước nhãn cầu dày
tạo nên thể mi, một phần trùm lên phía trước thủy tinh thể tạo thành mống mắt.
Màng mạch là lớp thứ hai của mắt được liên kết với màng cứng có thể di
chuyển được, bao gồm những mạch máu, những sợi đàn hồi và tế bào sắc tố. Lớp
này có vai trò là nguồn cung cấp máu nuôi dưỡng mắt và điều tiết áp suất trong
mắt.
Thể mi là một bộ phận cơ trơn mà nó cố định ôm lấy thủy tinh thể, có nhiều
đám rối thần kinh giao cảm và phó giao cảm, thể mi có thể co lạ và giãn ra để điều
chỉnh kích cỡ của thủy tinh thể ở trung tâm mắt,thể mi còn sản xuất thủy dịch và
thoát thủy dịch.
Mống mắt nằm dưới giác mạc, có dạng chóp cụt dẹt. Mông mắt là một phần
tạo màu của mắt, màu của mống mắt được cho bởi màu của mô liên kết và tế bào
sắc tố, quá nhiều sắc tố làm mắt màu xanh và nhiều hơn nữa làm mắt màu nâu.
Mống mắt có hai cơ: cơ giản đồng tử làm mống mắt nhỏ hơn và đồng tử được mở
rộng hơn từ đó ánh sáng vào mắt nhiều hơn; cơ co đồng tử làm mống mắt lớn hơn
và đồng tử nhỏ hơn, ánh sáng vào mắt ít hơn. Đồng tử có thể thay đổi kích thước từ
2mm đến 8 mm để điều tiết số lượng ánh sáng lọt vào mắt.
2.3.1.3 Áo trong của mắt

17


Võng mạc là lớp trong cùng của mắt. Từ trong ra ngoài, vách võng mạc gồm:
Tế bào võng mạc là loại biểu mô sắc tố, nó có vai trò tiếp nhận kích thích và

dinh dưỡng đối với tế bào cảm nhận.
Tế bào cảm nhận ánh sáng gồm hai loại tế bào hình que và tế bào hình nón. Tế
bào
hình que chứa Rhodopsin giúp thú nhìn thấy được trong bóng tối, tế bào nón
chứa Iodopsin giúp thú nhìn sự vật trong điều kiện ánh sáng ban ngày.
Tế bào lưỡng cực thứ nhất: kích thích ánh sáng từ tế bào que và nón sẽ truyền
đến sợi gai của tế bào này và đến các tế bào hạch.
Tế bào hạch: sẽ tiếp tục truyền kích thích ánh sáng đi vào bên trong qua lớp
sợi thần kinh rồi tập trung vào dây thần kinh thị giác.
Sau lớp hạch là lớp sợi thần kinh được tạo bởi nhánh trục của những tế bào
hạch để tạo ra thần kinh thị giác.
Ngoài những tế bào thần kinh trên, võng mạc còn có mô thần kinh đệm, chứa
những tế bào thần kinh đệm xếp thành cột hướng từ trong ra ngoài.
Tuy nhiên không phải tất cả các vùng của võng mạc đều có cấu tạo giống nhau
vì hình ảnh thường tập trung ở đáy nhãn cầu. Ở vùng này cảm giác thị giác rõ hơn
và được gọi là điểm vàng, tập trung nhiều tế bào nhận ánh sáng. Một vùng khác của
võng mạc là điểm mù, không chứa tế bào nhận ánh sáng mà chỉ là nơi tập trung các
sợi trục của tế bào hạch để tạo thành dây thần kinh thị giác.
Ngoài ba lớp này nhãn cầu còn có một số bộ phận phụ thuộc tham gia vai trò
bảo vệ mắt như: tuyến lệ tiết ra nước mắt để bao phủ biểu mô, không có nước mắt,
giác mạc sẽ không được che chở để chống lại vi sinh vật và vi trùng hay bụi, không
có nước mắt biểu mô sẽ mất sự trong suốt và trở nên mờ đục; lệ đạo; kết mạc tạo
bề mặt trơn nhẵn cho phép mọi sự chuyển động không ma sát của nhãn cầu; mí
mắt; tuyến bã Meibomius; thủy dịch; dịch thủy tinh làm cho mắt vững chắc và dai.
2.3.2 Các bệnh thường gặp
2.3.2.1 Bệnh chảy nước mắt

18



×