Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM BIOTIC LÊN TĂNG TRỌNG VÀ SỨC KHỎE CỦA ĐÀN HEO TỪ CAI SỮA ĐẾN 60 NGÀY TUỔI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI PHÚ SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (805.65 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

LÊ THỊ HẰNG

HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM BIOTIC LÊN TĂNG TRỌNG
VÀ SỨC KHỎE CỦA ĐÀN HEO TỪ CAI SỮA ĐẾN 60
NGÀY TUỔI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CHĂN NUÔI PHÚ SƠN
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS LÂM THỊ THU HƯƠNG

Tháng 08/2012

i
 


PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Lê Thị Hằng
Tên luận văn: “ Hiệu quả của chế phẩm BIOTIC lên tăng trọng và sức khỏe của
đàn heo từ cai sữa đến 60 ngày tuổi tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi Phú Sơn”.
Đã hoàn thành sửa chữa luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn
và các ý kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn
Nuôi – Thú Y ngày ………………...
Giáo viên hướng dẫn


PGS.TS LÂM THỊ THU HƯƠNG

ii
 


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng cha mẹ
Con cảm ơn Ba mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng và suốt đời hi sinh để con có
được ngày hôm nay.
Bên cạnh ba mẹ còn các anh chị luôn bên tôi động viên và tạo mọi điều kiện
cho tôi đi học để tôi có ngày hôm nay. Con xin ghi ơn mọi người!
Thành kính ghi ơn
PGS.TS Lâm Thị Thu Hương đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y – Bộ Môn Dinh Dưỡng Động Vật.
Cùng toàn thể quý thầy, quý cô đã tận tình giúp đỡ, chỉ dạy và truyền đạt
những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập.
Chân thành biết ơn
Ban giám đốc Công Ty Cổ phần Chăn nuôi Phú Sơn.
Công ty liên doanh Bio – Pharmachemie đã hỗ trợ tôi về phần vật chất trong
thí nghiệm.
Cùng toàn thể cô chú, anh chị công nhân viên Công Ty Cổ phần Chăn nuôi
Phú Sơn đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời
gian thực tập tốt nghiệp.
Cám ơn
Tất cả các bạn trong lớp Thú y 33 và ngoài lớp đã động viên giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.


iii
 


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Thí nghiệm “Hiệu quả của chế phẩm BIOTIC lên tăng trọng và sức khỏe của
đàn heo từ cai sữa đến 60 ngày tuổi tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi Phú Sơn” được
tiến hành trên 180 heo cai sữa tại trại heo Phú Sơn từ ngày 01/02/2012 đến ngày
03/06/2012. Heo thí nghiệm chia thành 3 lô, mỗi lô có 20 con được đánh số tai từng
con, tương đối đồng đều về giống, giới tính, tuổi, trọng lượng và tình trạng sức
khỏe. Được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố.
Lô đối chứng sử dụng thức ăn cơ bản. Lô thí nghiệm 1 sử dụng khẩu phần
cơ bản có bổ sung BIOTIC lượng 3 g/kg thức ăn. Lô thí nghiệm 2 sử dụng khẩu
phần cơ bản có bổ sung BIOTIC lượng 4,5 g/kg thức ăn. Thu được kết quả như sau:
Tăng trọng bình quân (kg/con) cao nhất là lô TN2 (11,69  2,36), thấp nhất
là lô ĐC (10,60  2,99) và lô TN1 có tăng trọng bình quân là (10,73  2,41).
Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) cao nhất là lô TN2 (354,09  71,56), thấp
nhất là lô ĐC (324,82  80,68) và lô TN1 có tăng trọng tuyệt đối là (325,25 
73,08).
Hệ số chuyển biến thức ăn (kg TA/kg TT) cao nhất là ở lô ĐC (1,71 
0,035), thấp nhất là lô TN2 (1,63  0,10) và ở lô TN1 là (1,68  0,12).
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy cao nhất là lô ĐC (3,29 %), thấp nhất là lô TN2
(1,77 %) và lô TN1 là (2,02 %).
Tỷ lê nhạy cảm với E.coli của lô ĐC là cao nhất 80 %, lô TN1 và TN2 có tỷ
lệ nhạy cảm như nhau là 60 %. Vi khuẩn E.coli đề kháng mạnh với nhiều kháng
sinh thường sử dụng.
Tỷ lệ ngày con có biểu hiện bệnh hô hấp cao nhất ở lô ĐC (1,90 %), thấp
nhất là ở lô TN1 (0,96 %) và lô TN2 là (1,52 %).
Tỷ lệ chết và loại thải cao nhất ở lô ĐC (11,67 %), thấp nhất là ở lô TN2

(1,67 %) và lô TN1 là (5 %).
Chi phí cho 1 kg tăng trọng cao nhất ở lô ĐC (22.811 đồng/kg), thấp nhất là
lô TN2 (21.261 đồng/kg) và lô TN1 là (22.131 đồng/kg).

iv
 


MỤC LỤC
TRANG
TRANG TỰA.............................................................................................................. i 
PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.......................................... ii 
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................ iii 
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ........................................................................................ iv 
MỤC LỤC ...................................................................................................................v 
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... viii 
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................... ix 
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ .................................................................x 
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................1 
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1 
1.2 Mục đích và yêu cầu .............................................................................................2 
1.2.1 Mục đích.............................................................................................................2 
1.2.2 Yêu cầu...............................................................................................................2 
Chương 2 TỔNG QUAN .........................................................................................3 
2.1 Sơ lược về Công Ty Cổ phần Chăn nuôi Phú Sơn................................................3 
2.1.1 Vị trí địa lý .........................................................................................................3 
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển.........................................................................3 
2.1.3 Qui mô sản xuất và kinh doanh ..........................................................................4 
2.1.3.1 Cơ sở vật chất ..................................................................................................4 
2.1.3.2 Các sản phẩm chủ yếu .....................................................................................4 

2.1.3.3 Cơ cấu đàn heo ................................................................................................5 
2.1.4 Vệ sinh phòng bệnh............................................................................................5 
2.1.5 Quy trình tiêm phòng .........................................................................................6 
2.2 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của heo con sau cai sữa ...............................................7 
2.2.1 Sinh lý heo cai sữa .............................................................................................7 
2.2.2 Biến đổi về kích thước bộ máy tiêu hóa ............................................................8 

v
 


2.2.3 Biến đổi về pH ...................................................................................................9 
2.3 Hệ vi sinh vật đường ruột ......................................................................................9 
2.3.1 Phân loại .............................................................................................................9 
2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột ......................................10 
2.3.3 Vai trò của vi sinh vật có lợi đường ruột .........................................................11 
2.4 Sơ lược về bệnh tiêu chảy trên heo con ..............................................................13 
2.4.1 Khái niệm về bệnh tiêu chảy ............................................................................13 
2.4.2 Các nguyên nhân gây tiêu chảy........................................................................13 
2.4.2.1 Nguyên nhân gián tiếp (yếu tố nguy cơ) .......................................................13 
2.4.2.2 Nguyên nhân trực tiếp ...................................................................................14 
2.4.3 Các biện pháp phòng trị tiêu chảy ....................................................................15 
2.5 Probiotic ..............................................................................................................16 
2.5.1 Khái niệm .........................................................................................................16 
2.5.2 Cơ chế tác động và hiệu quả của probiotic ......................................................17 
2.6 Giới thiệu về sản phẩm BIOTIC .........................................................................19 
2.6.1 Thành phần chính .............................................................................................20 
2.6.2 Công dụng ........................................................................................................20 
2.6.3 Vai trò của các thành phần có trong chế phẩm BIOTIC ..................................20 
2.7 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu sử dụng probiotic trong và ngoài nước

...................................................................................................................................24 
2.7.1 Những nghiên cứu trong nước .........................................................................24 
2.7.2 Những nghiên cứu ngoài nước .........................................................................25 
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................27 
3.1 Thời gian và địa điểm..........................................................................................27 
3.2 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................27 
3.3 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................27 
3.4 Vật liệu thí nghiệm ..............................................................................................28 
3.5 Bố trí thí nghiệm .................................................................................................28 
3.6 Điều kiện thí nghiệm ...........................................................................................29 

vi
 


3.6.1 Chuồng trại .......................................................................................................29 
3.6.2 Chăm sóc nuôi dưỡng ......................................................................................29 
3.6.3 Thức ăn thí nghiệm ..........................................................................................29 
3.7 Cách lấy mẫu xét nghiệm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ..................................31 
3.8 Công thức tính các chỉ tiêu ...............................................................................31 
3.9 Xử lý số liệu ........................................................................................................32 
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................33 
4.1 Kết quả theo dõi chỉ tiêu tăng trọng ....................................................................33 
4.1.1 Trọng lượng bình quân của heo đầu và cuối thí nghệm ...................................33 
4.1.2 Tăng trọng bình quân, tăng trọng tuyệt đối của heo thí nghiệm ......................35 
4.1.3 Hệ số chuyển biến thức ăn của các lô thí nghiệm ............................................38 
4.2 Kết quả đánh giá tình hình sức khỏe trên đàn heo ..............................................40 
4.2.1 Kết quả khảo sát nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi qua các đợt thí nghiệm.......40 
4.2.2 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của 3 đợt thí nghiệm ................................................41 
4.2.3 Kết quả xét nghiệm vi khuẩn trong phân và kháng sinh đồ .............................43 

4.2.4 Tỷ lệ ngày con hô hấp của 3 đợt thí nghiệm ....................................................46 
4.2.5 Tỷ lệ heo con mắc bệnh viêm da và viêm khớp ở những lô thí nghiệm ..........47 
4.2.6 Tỷ lệ chết và loại thải .......................................................................................48 
4.3 Hiệu quả kinh tế ..................................................................................................49 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................51
5.1 Kết luận ...............................................................................................................51 
5.2 Đề nghị ................................................................................................................52 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................53 
PHỤ LỤC .................................................................................................................57 

vii
 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CFU

Colony Formated Unit

DCP

Dicalcium phosphat

ĐC

Đối chứng

E.coli

Echerichia coli


FMD

Food and Mouth Disease (Bệnh lở mồm long móng)

PED

Porcine Epidemic Diarrhoea (Dịch tiêu chảy trên heo)

PRRS

Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome (Hội chứng
rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo)

SD

Sai số



Thức ăn

TGE

Transmissible Gastro – Enteritis (Viêm dạ dày ruột – truyền
nhiễm)

TN

Thí nghiệm


TTBQ

Tăng trọng bình quân

TTTĐ

Tăng trọng tuyệt đối

X

Giá trị trung bình

viii
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn của công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn ..................................5 
Bảng 2.2 Quy trình tiêm phòng cho đàn heo thương phẩm trại heo Phú Sơn ............6 
Bảng 2.3 Bộ máy tiêu hóa heo con từ sơ sinh đến 70 ngày tuổi.................................8 
Bảng 2.4 Độ pH khác nhau trên toàn ống tiêu hóa của heo con sau cai sữa ..............9 
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm .......................................................................................28 
Bảng 3.2 Thành phần nguyên liệu thức ăn 6A .........................................................30 
Bảng 3.3 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn 6A ...................................................30 
Bảng 4.1 Trọng lượng bình quân của heo đầu và cuối thí nghệm ...........................33 
Bảng 4.2 Tăng trọng bình quân của heo thí nghiệm.................................................35 
Bảng 4.3 Tăng trọng tuyệt đối của heo thí nghiệm ..................................................36 
Bảng 4.4 Hệ số chuyển biến thức ăn của các lô thí nghiệm .....................................38 
Bảng 4.5 Kết quả khảo sát nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi qua các đợt thí nghiệm 40 

Bảng 4.6 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của 3 đợt thí nghiệm .........................................41 
Bảng 4.7 Kết quả phân lập vi khuẩn trên những mẫu phân heo tiêu chảy ...............43 
Bảng 4.8 Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn E.coli từ mẫu phân tiêu chảy ..........44 
Bảng 4.9 Tỷ lệ ngày con có triệu chứng bệnh hô hấp của 3 đợt thí nghiệm ............46 
Bảng 4.10 Tỷ lệ heo con mắc bệnh viêm da và viêm khớp ......................................47 
Bảng 4.11 Tỷ lệ chết và loại thải ..............................................................................48 
Bảng 4.12 So sánh hiệu quả kinh tế giữa các lô thí nghiệm .....................................49 

ix
 


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 3.1 Chuồng nuôi heo cai sữa ...........................................................................29 
Hình 4.1 Heo bị tiêu chảy .........................................................................................41 
Hình 4.2 Heo có biểu hiện hô hấp ............................................................................46 
Hình 4.3 Heo bị viêm khớp ......................................................................................48 

x
 


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Chăn nuôi là nghề sản xuất truyền thống của nhân dân ta, nhằm cung cấp
một nguồn thực phẩm hằng ngày có giá trị dinh dưỡng cao cho mọi người. Để đáp
ứng yêu cầu xã hội là sản phẩm tạo ra ngày càng nhiều về số lượng, chất lượng
cũng không ngừng cải thiện, nhưng giá cả phải cạnh tranh. Vì thế các nhà chăn nuôi
luôn chú trọng việc đổi mới công nghệ, kỹ thuật lai tạo và chăn nuôi, để tạo ra nhiều

sản phẩm có uy tín trên thị trường, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.
Trong chăn nuôi heo, giai đoạn heo cai sữa là giai đoạn rất có ý nghĩa. Trong
vòng 20 ngày đầu sau khi heo con cai sữa, từ chỗ heo con đang phụ thuộc vào heo
mẹ và thức ăn bổ sung, khi cai sữa heo con phải sống độc lập và tự lấy dinh dưỡng
để nuôi cơ thể. Heo con sống độc lập nên thường xảy ra hiện tượng nhớ mẹ, nhớ
đàn và có thể cắn xé lẫn nhau để tranh giành thứ bậc trong đàn. Sức đề kháng của
heo con còn kém, nhạy cảm với các yếu tố của môi trường xung quanh làm cho heo
con dễ nhiễm bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa. Vì vậy, vấn đề được
quan tâm hàng đầu của heo con sau cai sữa là làm sao cải thiện được sự sinh trưởng,
phát triển và giảm thiểu tỷ lệ tiêu chảy. Muốn vậy, khẩu phần thức ăn cho heo con
sau cai sữa phải đảm bảo chất lượng cao, heo con ăn nhiều và ổn định đường ruột.
Dinh dưỡng trong giai đoạn heo cai sữa có ý nghĩa quyết định, cần chú ý đến
khẩu phần thức ăn sao cho phù hợp với đặc điểm tiêu hóa và hấp thu của heo con.
Chính vì vậy, trong thực tiễn nhiều công ty đã nghiên cứu về thành phần dưỡng chất
thức ăn, đặc biệt là các chế phẩm sinh học như BIOTIC, Biolas, Enzymelaza… bổ
sung vào khẩu phần nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn của heo. Trong đó,
chế phẩm BIOTIC được sản xuất với công dụng ổn định hệ vi khuẩn có lợi đường
ruột, ngăn ngừa sự phát triển vi khuẩn có hại, giúp phòng ngừa viêm ruột, tiêu chảy,

1
 


phù đầu, giúp tiêu hóa thức ăn, tăng trọng nhanh, tăng năng suất trứng, ức chế vi
khuẩn lên men thối, làm giảm mùi hôi và nồng độ ammonia trong chuồng trại. Việc
sử dụng trên heo như thế nào để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cần được kiểm
chứng để giúp cho các nhà chăn nuôi có định hướng sử dụng.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Chăn
Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm, cùng với sự hướng dẫn của PGS.TS Lâm
Thị Thu Hương và sự hỗ trợ của công ty liên doanh Bio – Pharmachemie chúng tôi

thực hiện đề tài “Hiệu quả của chế phẩm BIOTIC lên tăng trọng và sức khỏe
của đàn heo từ cai sữa đến 60 ngày tuổi tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi Phú
Sơn”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đánh giá hiệu quả của chế phẩm BIOTIC lên tăng trọng và sức khỏe đàn heo
cai sữa nhằm tăng năng suất chăn nuôi.
1.2.2 Yêu cầu
Chọn heo và bố trí thí nghiệm bổ sung chế phẩm BIOTIC
Theo dõi các chỉ tiêu tăng trọng của đàn heo
Ghi nhận các trường hợp bệnh trên đàn heo
Tính toán hiệu quả kinh tế trên kg tăng trọng.

2
 


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Sơ lược về Công Ty Cổ phần Chăn nuôi Phú Sơn
2.1.1 Vị trí địa lý
Trại chăn nuôi heo Phú Sơn thuộc ấp Phú Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Trảng
Bom, tỉnh Đồng Nai. Trại được xây dựng với diện tích khoảng 11 ha, cách ngã 3 Trị
An khoảng 3 km, cách đường quốc lộ 1A khoảng 2 km về phía bắc. Trại ở cách xa
khu đông dân cư, có địa thế cao ráo với độ dốc tự nhiên nên rất dễ dàng cho việc
thoát nước.
Nguồn nước sử dụng cho trại đa số là giếng khoan và giếng đào. Do cấu tạo
thổ nhưỡng đặc biệt nên nguồn nước khá phong phú, mạch nước ngầm rất tốt, nước
trong mát, ít phèn, không hôi thối, lưu lượng rất lớn và đạt vệ sinh nên sử dụng cho
hoạt động chăn nuôi của xí nghiệp.

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Trại chăn nuôi heo Phú Sơn thuộc công ty Cổ phần Chăn nuôi Phú Sơn được
thành lập vào tháng 3/1976 theo Quyết định số 41/UBT của UBND Tỉnh Đồng Nai
trên cơ sở tiếp thu Trại heo tư nhân có tên KYCANOCO. Khi mới thành lập, Công
ty có tên là Quốc doanh Chăn nuôi heo Phú Sơn – đơn vị hạch toán độc lập thuộc
Công Ty Nông nghiệp Đồng Nai.
Năm 1984, Quốc doanh Chăn nuôi heo Phú Sơn sát nhập vào Công ty Chăn
nuôi Đồng Nai theo quyết định của UBND tỉnh Đồng Nai.
Tháng 7/1994, Quốc doanh chăn nuôi heo Phú Sơn được tách khỏi Công ty
Chăn nuôi Đồng Nai thành đơn vị hạch toán độc lập và đổi tên thành Xí nghiệp
Chăn nuôi heo Phú Sơn.
Tháng 12/1994, Công ty tiếp nhận Xí nghiệp chăn nuôi heo Long Thành.

3
 


Tháng 01/1997, Công ty tiếp nhận Xí nghiệp chăn nuôi heo Đông Phương.
Tháng 10/2005, Công ty tiếp nhận Xí nghiệp chăn nuôi gà Đồng Nai.
Kể từ 01/10/2005 Công ty chính thức chuyển đơn vị thành Công ty Cổ phần
Chăn nuôi Phú Sơn.
Trải qua hơn 30 năm hoạt động, Công ty Cổ phần Chăn nuôi Phú Sơn đã đạt
được nhiều thành tích và danh hiệu cao quý.
2.1.3 Qui mô sản xuất và kinh doanh
2.1.3.1 Cơ sở vật chất
Đến nay Công ty Cổ phần Chăn nuôi Phú Sơn có 4 cơ sở:
 Trại heo Phú Sơn đóng trên địa bàn ấp Phú Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Trảng
Bom, tỉnh Đồng Nai.
 Trại heo Đông Phương đóng trên địa bàn phường Hố Nai, thành phố Biên
Hòa, tỉnh Đồng Nai.

 Trại heo Long Thành đóng trên địa bàn xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh
Đồng Nai.
 Trại gà Phú Sơn đóng trên địa bàn xã Phước Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai.
Qui mô chăn nuôi cụ thể: đàn nái 4.200 con, đàn heo thịt 11.000 con, đàn gà
khoảng 70.000 con, đàn cá sấu với gần 2.000 con, hàng năm cung cấp cho thị
trường vào khoảng 560 tấn heo giống, 3.500 tấn heo thịt và 400 tấn gà thịt.
2.1.3.2 Các sản phẩm chủ yếu
Heo thịt: đảm bảo tiêu chuẩn sạch, không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi
do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định với tỷ lệ nạc là 60 %.
Heo giống: loại heo 3 máu có tỷ lệ nạc cao, khỏe mạnh, sinh trưởng tốt.
Tinh heo: có hoạt lực cao lấy từ những con heo đực giống tốt nhất.
Gà giống 1 ngày tuổi: loại gà khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, không khô chân,
không hở rốn.
Gà thịt: khoẻ mạnh, không sử dụng các chất kích thích cấm trong chăn nuôi.
Cá sấu.

4
 


2.1.3.3 Cơ cấu đàn heo
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn của công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn
Loại heo
Đực làm việc
Nái sinh sản
Hậu bị đực
Hậu bị chờ
Hậu bị lớn
Hậu bị nhỏ

Cai sữa
Theo mẹ
Thịt
Cộng

Tổng đàn
Thương phẩm 1 Thương phẩm 2 Giống gốc
(con)
(con)
(con)
(con)
218
6
8
204
2.998
1.007
1.044
947
40


40
180
34
27
119
736
244
274

218
2.423


2.423
7.558
5.207

2.351
4.584
1.710
1.523
1.351
4.391
4.391


23.128
12.599
2.876
7.653
(Nguồn: Phòng kỹ thuật Công Ty Cổ phần Chăn nuôi Phú Sơn)

2.1.4 Vệ sinh phòng bệnh
Xí nghiệp có chế độ quản lý vệ sinh phòng bệnh nghiêm ngặt theo qui định
sau đây:
Ngay đầu cổng trại trang bị hố sát trùng, công nhân vào trại phải đi qua hố
sát trùng, xe ra vào trại phải được phun xịt thuốc sát trùng nhằm đảm bảo vệ sinh
phòng dịch và tránh lây lan mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác.
Thường xuyên quét dọn hàng ngày vệ sinh xung quanh chuồng, phun xịt

thuốc sát trùng 3 lần/tuần.
Trước khi chuyển heo cai sữa, thì chuồng trống được rửa sạch sẽ, vệ sinh
sạch tất cả phân bám chà rửa máng ăn cho sạch, quét vôi lại chuồng và xung quanh
chuồng, sau đó phun thuốc sát trùng để ít nhất một tuần trước khi nhập heo mới.
Mỗi ngày đều phải xịt nước rửa nền chuồng vào buổi trưa. Thường xuyên phát
quang bụi rậm xung quanh chuồng trại, khai thông cống rãnh vệ sinh hố sát trùng.
Công nhân được trang bị quần áo và ủng bảo hộ trong lúc làm việc. Đối với
khách tham quan tất cả phải mặc quần áo bảo hộ riêng của trại rồi mới xuống
chuồng dưới sự hướng dẫn của kỹ thuật viên hay công nhân trong trại.

5
 


2.1.5 Quy trình tiêm phòng
Bảng 2.2 Quy trình tiêm phòng cho đàn heo thương phẩm trại heo Phú Sơn
Loại

Ngày

heo

Tuổi

Theo

10

mẹ


21

Loại vaccine
Dịch tả Aujeszky FMD

Parvo Myco PRRS Circo
X

X

X

42
Cai sữa

49
56

Hậu bị
nhỏ

X
X
X

84

X

91


X

105

X

175

X

180

X

185
Hậu bị
lớn

X

190
195

X
X

200

X


205

X

210

X

215

X

80
Mang

85

thai

90

Nuôi
con

X
X
X

10


X

15
21

X
X
(Nguồn: Phòng kỹ thuật Công Ty Cổ phần Chăn nuôi Phú Sơn)

6
 


Ghi chú:
Vaccine CIRCO: Heo con theo mẹ, heo cai sữa, hậu bị lớn: tiêm vaccine
CIRCUMVENT (Intervet)
Heo nái mang thai: tiêm vaccine CIRCOVAC (Merial)
Heo đực làm việc tiêm vaccine: PRRS, FMD, PARVO, AUJESZKY, dịch tả
định kỳ 3 lần trong 1 năm vào các tháng 4, 8, 12.
Heo nái tiêm vaccine:
FMD: định kỳ 3 lần trong 1 năm vào các tháng 1, 5, 9.
Tụ huyết trùng: định kỳ 2 lần trong 1 năm vào các tháng 3, 9.
Tất cả nái loại không nuôi con, sẩy thai, đẻ non…. Trước khi chuyển phối
phải báo lại cho cán bộ thú y để chỉ định tiêm phòng tùy theo trường hợp cụ thể.
Tất cả heo hậu bị cái sau khi tiêm ngừa xong 2,5 tháng (75 ngày) mà không
được phối giống thì báo cho cán bộ thú y để chỉ định tiêm phòng bổ sung tùy theo
trường hợp cụ thể.
2.2 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của heo con sau cai sữa
2.2.1 Sinh lý heo cai sữa

Giai đoạn theo mẹ heo con có tốc độ sinh trưởng nhanh nhưng bộ máy tiêu
hóa phát triển chưa hoàn chỉnh thể hiện qua sự phân tiết không đủ lượng acid
chlohydric (HCl) và các men tiêu hóa đồng thời hệ thống vi sinh vật có lợi cũng
chưa hoàn thiện nên khả năng diệt khuẩn của đường tiêu hóa còn rất hạn chế. Trong
giai đoạn này nhóm vi khuẩn có lợi Lactobacillus spp sẽ tăng lên về số lượng nhờ
sử dụng các dưỡng chất trong sữa. Chúng cũng sử dụng một lượng đường lactose
nhất định để sản sinh acid lactic làm giảm pH dạ dày. Sự toan hóa làm cho quá trình
tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn và kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn có hại.
Acid chlohydric tự do chỉ bắt đầu xuất hiện lúc heo con được 25 – 30 ngày
tuổi và có khả năng diệt khuẩn tốt nhất vào 40 – 50 ngày tuổi (Nguyễn Văn Hiền,
2002). HCl xuất hiện đánh dấu sự hoàn thiện về chức năng sinh lý của hệ thống tiêu
hóa. Tuy nhiên, sau khi cai sữa do chế độ ăn có sự thay đổi đột ngột, heo chuyển
sang ăn những loại thức ăn khó tiêu hơn làm cho pH dạ dày tăng lên làm giảm

7
 


nhanh chóng số lượng vi khuẩn có lợi đồng thời nhóm vi khuẩn có hại cũng tăng
lên.
Cùng với sự suy giảm chức năng miễn nhiễm là một loạt các stress như thay
đổi điều kiện sống, chăm sóc, xa mẹ….làm cho heo con trong giai đoạn này dễ mắc
bệnh, đàn heo còi cọc và tăng tỷ lệ hao hụt. Do đó, thời gian này cần thiết phải có
sự chăm sóc chu đáo, chuồng nuôi phải ấm, khô ráo và thông thoáng, nước uống
phải sạch, thức ăn đòi hỏi phải dễ tiêu, đảm bảo chất lượng (dẫn liệu Bùi Văn Minh
Bảo, 2010).
2.2.2 Biến đổi về kích thước bộ máy tiêu hóa
Heo con trong giai đoạn sau cai sữa có bộ máy tiêu hóa phát triển nhanh
nhưng chưa hoàn thiện. Kích thước, dung lượng và hoạt động sinh lý của bộ
máy tiêu hóa phát triển nhanh để có thể tiêu hóa tốt thức ăn phù hợp với môi

trường sống. Kích thước và dung lượng bộ máy tiêu hóa heo con được ghi nhận
qua Bảng 2.3
Bảng 2.3 Bộ máy tiêu hóa heo con từ sơ sinh đến 70 ngày tuổi
Tuổi

Dạ dày

Ruột non

Ruột già

(ngày)

P (g)

V (ml)

P (g)

V (ml)

L (m)

P (g)

V (ml) L (m)

1

4,5


25

40

100

3,8

10

40

0,8

10

15

73

95

200

5,6

22

90


1,2

20

24,0

213

115

700

7,3

36

100

1,2

70

235,0

1815

996

6000


16,5

458

2100

3,1

(Kvasnitskii (1951); Trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Vân, 2003)
Ghi chú:

P: trọng lượng

V: dung lượng

L: chiều dài

Theo Hampson và Kidder (1986), trong giai đoạn sau cai sữa biểu mô ruột
non của heo có nhiều thay đổi so với trước khi cai sữa nhung mô ngắn đi 75 %
trong vòng 24 giờ và tình trạng này vẫn tiếp tục giảm dần cho đến ngày thứ 5 sau
cai sữa, vì vậy heo con cần có thời gian ít nhất 5 tuần để khôi phục lại hệ thống
lông nhung đường ruột và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm heo
con dễ tiêu chảy ở giai đoạn sau cai sữa (Trích dẫn bởi Đặng Minh Phước, 2004).

8
 


2.2.3 Biến đổi về pH

Ở heo con sau cai sữa pH dạ dày cao (> 6) làm cho phản ứng pepsinogen
hình thành pepsin khó xảy ra. Hậu quả là các protein không được tiêu hóa tốt trong
dạ dày, từ đó tạo chất nền tốt cho vi khuẩn phát triển, pH cao còn gây cản trở cho
việc hòa tan để hấp thu chất khoáng nên dễ gây bệnh đường ruột nhất là tiêu chảy.
Biến đổi pH ở heo con sau cai sữa được trình bày dưới bảng sau
Bảng 2.4 Độ pH khác nhau trên toàn ống tiêu hóa của heo con sau cai sữa
Ngày sau cai sữa (ngày)

Vị trí
Dạ dày
Tá tràng
Không tràng
Hồi tràng

0

3

6

9

3,8
5,8
6,8
7,5

6,4
6,5
7,3

7,8

6,1
6,2
7,3
7,8

6,4
6,6
7,0
8,1

(Makkink (1994); dẫn liệu Ngô Thanh Tòng, 2006)
Theo Nguyễn Thanh Vân (2003) khi thức ăn vào dạ dày của heo con thì
pH trong dạ dày lập tức nâng từ 2 lên 3 – 5, làm ức chế hoạt động phần lớn enzyme
thủy phân protein. Sự gia tăng pH trong dạ dày liên quan đến tuổi heo sau cai sữa,
thức ăn đặc hoặc lỏng và thành phần thức ăn.
2.3 Hệ vi sinh vật đường ruột
2.3.1 Phân loại
Trong đường ruột hệ vi sinh vật được phân làm 2 nhóm: nhóm bắt buộc và
nhóm tùy nghi
+ Nhóm bắt buộc: là những vi sinh vật có thường xuyên trong đường ruột,
chúng giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Phần lớn là những vi sinh vật
kị khí và kị khí tùy nghi như: Bifidobacterium, Bifidococcus, Lactobacillus,
Bacteroides,… Bifidobacterium và Lactobacillus là hai nhóm vi khuẩn chủ yếu
chuyển đường thành acid lactic. Bacteroides và Bifidococcus chuyển đường thành
acid béo bay hơi.

9
 



+ Nhóm tùy nghi: là những vi sinh vật đi vào đường ruột từ thức ăn, nước
uống. Chúng cư trú tạm thời và được thải ra theo phân. Những vi khuẩn này có ở
phần cuối của đường tiêu hóa. Chúng bao gồm các loại cầu khuẩn, trực khuẩn
đường ruột: Proteus, Enterococcus, nấm men, E.coli dung huyết và nhiều giống
khác.
Ngoài ra, dựa vào số lượng vi khuẩn trong đường ruột người ta còn chia
chúng làm 3 nhóm sau:
+ Nhóm hệ phổ chính: chiếm số lượng trên 90 % tổng số vi sinh vật đường
ruột. Phần lớn là các vi khuẩn kị khí như Bifidobacterium, Lactobacillus,
Bacteroides, Eubacterium…
+ Nhóm hệ phổ vệ tinh: chiếm dưới 10 % gồm phần lớn là vi khuẩn kị khí
không bắt buộc như Enterococci, Bacillus…
+ Nhóm tùy nghi: chiếm khoảng 0,1 % bao gồm nấm men, Clostridium,
Pseudomonas, Proteus, Salmonella…
Sự mất cân bằng giữa hai nhóm bắt buộc và tùy nghi hoặc sự thay đổi tỷ lệ
giữa các hệ phổ vi khuẩn trong đường ruột sẽ đưa đến hiện tượng loạn khuẩn.
2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột
 pH
pH trong môi trường đường ruột của gia súc gia cầm có ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát triển và khả năng sinh tổng hợp của vi khuẩn, ảnh hưởng này có thể xác
định bởi hai nhân tố:
+ Sự tác động của ion H+ hoặc ion OH– đến tính chất keo của tế bào làm ảnh
hưởng đến hoạt lực của enzyme.
+ Sự tác động gián tiếp của pH môi trường đến tế bào. pH điều chỉnh mức độ
phân ly các thành phần môi trường. Có những khoảng pH mà ở đó các vi sinh vật
phát triển bình thường, ngược lại có những khoảng pH mà ở đó các vi sinh vật
không phát triển được hoặc chết dần. Đa số vi khuẩn gây bệnh chịu pH ở trung tính
hay hơi kiềm (7 – 7,5), pH tối ưu cho nấm men hoạt động là 4,5 – 5. Đối với vi

khuẩn lactic pH < 4 sẽ ngưng hoạt động.

10
 


 Thức ăn và độ tuổi
Tùy theo loại thức ăn mà hệ vi sinh vật cũng thay đổi theo (Nikolski, 1986)
hệ vi sinh vật đường tiêu hóa của heo con cuối ngày thứ nhất có trực trùng G– như
Bacillus, Anaerogener, Enterococcus. Ngày thứ hai vi sinh vật G+ rõ rệt gồm trực
khuẩn lactic, Micrococcus… ngày thứ 5 có Streptococcus, trực khuẩn lactic, số
lượng E.coli và vi khuẩn G– khác chiếm 40 – 50 %. Ngoài ra còn có Micrococcus,
Candida, Actynomyces, vi khuẩn nha bào. Nếu heo con từ 8 – 10 ngày tuổi ăn thức
ăn hạt thức ăn hỗn hợp thì hệ vi sinh vật vô cùng phong phú, vi khuẩn Lactic và
Streptococcus chiếm 40 %. Sau khi cai sữa lượng vi khuẩn G– tăng lên 70 – 80 %,
còn vi khuẩn Lactic giảm 5 – 10 %. Tùy thuộc vào thành phần thức ăn, loại thức ăn
mà hệ vi sinh vật đường ruột cũng thay đổi.
Khẩu phần có nhiều chất đạm, bột đường thì tỷ lệ các vi sinh vật lên men các
chất này tăng cao như Lactococci, Lactobacillus,… khẩu phần nhiều xơ thì vi khuẩn
phân giải cellulose sẽ xuất hiện nhiều.
Ngoài hai yếu tố chính ở trên còn có các yếu tố khác như nồng độ chất hòa
tan, điện thế oxy hóa khử, sức đề kháng của cơ thể cũng ảnh hưởng không nhỏ đến
hệ vi sinh vật đường ruột (dẫn liệu Nguyễn Thị Khánh Hương, 2006).
2.3.3 Vai trò của vi sinh vật có lợi đường ruột
 Giúp cho quá trình tiêu hóa được tốt hơn nhờ vào hệ enzyme
Đa số các vi sinh vật có lợi đường ruột tham gia vào quá trình tiêu hóa tinh
bột, đường, đạm và chất xơ thành những sản phẩm dễ hấp thu hơn. Nhóm này gồm
những vi sinh vật có chứa một số enzyme có khả năng phân hủy các chất trên:
amylase, glucanase, protease, cellulosase… gồm các vi khuẩn: Lactic, Bacillus
subtilis, Ruminococcus, Cillobacterium, Saccharomyces cerevisiae, Isotrichs,

Dasytrichs, Aspergillus oryzae, Aspergillus niger…
Đối với những thú tiêu hóa chủ yếu nhờ enzyme, sự xuất hiện của vi sinh vật
sản sinh enzyme góp phần không nhỏ trong việc giúp thú tiêu hóa thức ăn được tốt
hơn. So với enzyme tổng hợp, nguồn enzyme của vi sinh vật tương đối lý tưởng, do
có nhiều ưu điểm hơn so với các nguồn từ động vật và thực vật như:

11
 


-

Tốc độ sinh sản của vi sinh vật rất nhanh.

-

Nguồn nguyên liệu nuôi cấy dễ kiếm và rẻ tiền.

-

Các enzyme của vi sinh vật có hoạt tính rất cao.

-

Có thể điều khiển các điều kiện tối ưu trong quá trình nuôi cấy để đạt được

hiệu suất cao trong sản xuất.
 Tổng hợp vitamin nhóm B và nhóm K ở manh tràng và trực tràng
Hệ vi sinh vật đường ruột có khả năng tổng hợp vitamin nhóm B và nhóm K
ở manh tràng và đại tràng. Theo Đỗ Tất Đảm (1990), bản thân tế bào nấm men chứa

một lượng dinh dưỡng rất cao trong đó bao gồm protid, glucid, khoáng và nhiều
vitamin, nhất là vitamin B.
 Khử độc và phân hủy một số thuốc có độc tính
Một số vi sinh vật có khả năng khử độc và phá hủy một số thuốc có độc tính
thành những dẫn xuất không độc. Nhiều nghiên cứu cho thấy tế bào nấm men
không chứa độc tố gây hại cho niêm mạc đường ruột, tế bào nấm men khi sử dụng
trong thời gian dài không gây nguy hại đối với mọi lứa tuổi. Nấm men có dược tính
chống lại chất độc do quá trình tiêu hóa gây ra, làm tiêu chất độc như indol, scatol,
phenol…từ đó làm tăng thêm sinh lực cho ruột, đồng thời giảm ô nhiễm môi trường
từ các chất độc này (dẫn liệu Nguyễn Thị Minh Chiến, 2002). Tại Pháp, người ta đã
dùng nấm men Saccharomyces cerevisiae, Saccharomyces boulardii để phòng trị
bệnh heo con tiêu chảy, tiêu chảy phân trắng.
 Ổn định hệ vi sinh vật đường ruột
Các vi sinh vật đường ruột còn là hàng rào vi khuẩn ngăn chặn các vi khuẩn
gây bệnh xâm nhập và phát triển qua cơ chế cạnh tranh chất dinh dưỡng, hạ thấp pH
môi trường, tiết ra một số enzyme có đối kháng cao với các vi khuẩn khác. Các vi
khuẩn Lactic khi phát triển trong đường ruột của thú có khả năng tạo nên một môi
trường có pH thấp, ức chế được một số vi khuẩn gây bệnh thích nghi với điều kiện
pH cao.
 Sự loạn khuẩn

12
 


Khi cơ thể khỏe mạnh, hai nhóm vi sinh vật bắt buộc và tùy nghi luôn luôn ở
thế cân bằng có lợi nhờ cơ chế cạnh tranh sinh học. Khi một trong hai hệ này mất
cân bằng dễ gây ra sự rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, thông thường hệ vi khuẩn
này tùy nghi lấn át hệ vi khuẩn bắt buộc. Dưới tác động của một vài điều kiện bất
lợi nào đó làm sức đề kháng của cơ thể giảm, hoặc do dùng kháng sinh lâu ngày, do

trúng độc… làm cho hệ vi sinh vật đường ruột bị thay đổi về số lượng, về các dòng
vi khuẩn cũng như vị trí cư trú của chúng làm cho ống tiêu hóa đã bị rối loạn càng
rối loạn hơn gây giảm độ tiêu hóa, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây thối hoạt động,
gây ra quá trình thối rữa, phân giải các chất trong ruột làm sinh khí: CO2, H2S,
CH4… Những chất này sẽ phá hủy những phản ứng bình thường trong dạ dày, ruột,
phá hoại quá trình tạo men của thức ăn, gây ra những phản ứng trên ống tiêu hóa
như biểu mô niêm mạc bị phồng lên, rộp ra, tróc đi… tạo điều kiện thuận lợi cho sự
xâm nhập của những vi khuẩn gây hại (dẫn liệu Nguyễn Thị Minh Chiến, 2002). Do
đó, để ổn định hệ vi sinh vật có lợi, đồng thời giúp cho vật nuôi sớm trở lại trạng
thái ban đầu, việc bổ sung các chế phẩm cung cấp vi sinh vật có lợi đường ruột là
một vấn đề thiết thực cần được quan tâm.
2.4 Sơ lược về bệnh tiêu chảy trên heo con
2.4.1 Khái niệm về bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là một hiện tượng rối loạn đường tiêu hoá, do nhu động ruột co
thắt quá nhiều làm cho những chất chứa trong ruột non, ruột già thải qua hậu môn
quá nhanh, dưỡng chất không kịp tiêu hoá, ruột già chưa hấp thu được nước…tất cả
đều được tống ra hậu môn ở dạng lỏng hay sền sệt. Hậu quả nghiêm trọng là cơ thể
mất nước, mất chất điện giải và ngộ độc các loại độc tố do vi khuẩn gây tiêu chảy
gây ra, con vật suy nhược rất nhanh (dẫn liệu Ngô Văn Tới, 2005).
2.4.2 Các nguyên nhân gây tiêu chảy
Theo Trần Thị Dân các nguyên nhân gây tiêu chảy heo con bao gồm:
2.4.2.1 Nguyên nhân gián tiếp (yếu tố nguy cơ)
Heo con hiện diện gen tạo thể tiếp nhận yếu tố bám của vi khuẩn E. coli:
Heo con mang gen tạo thể tiếp nhận ở bề mặt màng nhày ruột nên vi khuẩn E. coli

13
 


gây bệnh trong lòng ruột có thể bám dính, tiết độc tố, xâm nhập qua màng nhày ruột

và gây tiêu chảy.
Giống heo: Heo thuần dễ mắc bệnh hơn heo lai nên dinh dưỡng cho giống
thuần khác với giống lai.
Tuổi heo: Bộ máy tiêu hoá heo con hoàn thiện sau 2 tháng tuổi nên heo non
dễ bị tiêu chảy.
Chuồng nuôi và cơ sở vật chất khác quy cách thiết kế chuồng kể cả độ thông
thoáng, nhiệt độ và ẩm độ chuồng, hố sát trùng trước trại/dãy chuồng, tường rào
cách biệt khu chăn nuôi với các khu vực khác, khoảng sân riêng để xuất bán heo,
khoảng cách giữa giếng nước và hố phân.
2.4.2.2 Nguyên nhân trực tiếp
 Thức ăn
Heo con thiếu sữa
Thức ăn có độ tiêu hoá kém, nhiều xơ, nhiều muối, không cân đối chất dinh
dưỡng và thiếu vitamin B1, B2
Dị ứng bởi thức ăn (protein đậu nành, histamin trong bột cá)
Độc tố nấm mốc qua sữa mẹ hoặc ăn thức ăn nhiễm nấm mốc
Thuốc trừ sâu dùng trong bảo quản thức ăn và nguyên liệu.
 Vi khuẩn
E.coli: Lan truyền chậm. Đàn con của nái tơ bị nặng hơn heo con của nái rạ.
Cả bầy mắc bệnh nhưng bầy ở ô kế bên có thể không bệnh.
Clostridium perfringens: Do type C hoặc A, heo mẹ bình thường. Bệnh lây
lan chậm nhưng có thể ở dạng siêu cấp tính, cấp tính, bán cấp tính hoặc mãn tính
Clostridium difficile: Heo mẹ bình thường, bệnh không theo mùa
Brachyspira hyodysenteriae: Bệnh hồng lỵ thường xảy ra lúc chuyển mùa từ
nắng sang mưa
Salmonella: Salmonella thường xuyên hiện diện ở đường tiêu hoá của một số
heo khi chăm sóc kém

14
 



Vi khuẩn dấu son: Xảy ra khi heo bị stress do lạnh hoặc do nhiễm ký sinh
trùng.
 Virus
Virus dịch tiêu chảy, PED: Bệnh xảy ra trên nhiều lứa tuổi kể cả heo nái, bộc
phát nhanh và lây mạnh. Hiện nay, nhiều trại ở nước ta mắc bệnh PED (không là
bệnh TGE).
Virus dịch tả heo: Bệnh mãn tính đang xảy ra ở Việt Nam với khoảng 10 –
15 % heo nái mang virus. Đây là bệnh bắt buộc tiêm phòng và phải khai báo khi
heo mắc bệnh.
Rotavirus: Khi cấp tính, bệnh bộc phát đột ngột và lây lan nhanh. Nếu mãn
tính, bệnh xảy ra rải rác.
Virus bệnh giả dại: Virus bệnh giả dại (Aujeszky) gây viêm não – màng não,
làm tổn thương biểu mô đường hô hấp và nhiều bộ phận khác.
 Ký sinh trùng
Cầu trùng: Bệnh lây lan chậm và gia tăng dần. Heo nái không biểu hiện
bệnh.
Các ký sinh trùng khác (Strongyloides, Toxoplasma, Ascaris suum): Ký sinh
trùng gây tổn thương ruột, xảy ra trong điều kiện nuôi dưỡng kém hoặc lây nhiễm
từ đất hoặc nước. (Nguồn UV–Việt Nam)
2.4.3 Các biện pháp phòng trị tiêu chảy
 Thức ăn – dinh dưỡng
Thức ăn cho nái và heo con phải đầy đủ và phù hợp dinh dưỡng, không bị
ẩm mốc. Xây dựng chương trình quản lý bú sữa đầu hoàn hảo. Heo con trong vòng
4 tiếng đầu sau khi sinh nếu bú sữa đầu trên 40 ml sẽ giảm được 50 % vấn đề tiêu
chảy vì nó giúp ngăn ngừa sự lây nhiễm vi khuẩn.
Phải bổ sung chất sắt cho heo con sơ sinh lúc 3 ngày tuổi. Tăng cường lượng
sữa cho nái, cho ăn cám tập ăn và tăng trọng lượng cai sữa.
 Vệ sinh – chăm sóc


15
 


×