Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG NGHỆ LÊN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG Ở CHIM CÚT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.96 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
**************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG NGHỆ LÊN
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG
Ở CHIM CÚT

Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ TƯỜNG VI
Lớp

: DH08TA

Ngành

: CNSX thức ăn chăn nuôi

Niên khóa

: 2008 - 2012

Tháng 8/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI-THÚ Y
**************



LÊ THỊ TƯỜNG VI

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG NGHỆ LÊN
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG
Ở CHIM CÚT
Khóa luận được đệ trình đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Công nghệ sản
xuất thức ăn chăn nuôi

Giáo viên hướng dẫn
Th.S BÙI THỊ KIM PHỤNG

Tháng 8/2012

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Lê Thị Tường Vi
Tên khóa luận: “Khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung nghệ lên khả năng sản xuất
trứng và phẩm chất trứng của chim cút” tại trại cút ở huyện Trảng Bom tỉnh Đồng
Nai.
Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Ngày.…tháng.…năm 2012
Giáo viên hướng dẫn

Th.S Bùi Thị Kim Phụng

ii



LỜI CẢM ƠN
• Kính dâng cha mẹ
Người đã sinh thành, nuôi dưỡng và hy sinh cho con có được ngày hôm nay.
• Trân trọng cảm ơn
Ban Giám Hiệu trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, quý thầy cô
Khoa Chăn Nuôi Thú Y, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Chăn nuôi Thú Y – bộ môn
chăn nuôi chuyên khoa Chăn Nuôi Gia Cầm đã truyền đạt những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại trường và làm khóa luận tốt
nghiệp.
Cám ơn các bạn trong lớp DH08TA đã động viên giúp đỡ tôi trong năm học vừa
qua.
• Thành thật biết ơn
Thạc sỹ Bùi Thị Kim Phụng đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy, động viên và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực hiện đề tài.
Do thời gian và kiến thức có hạn, quyển luận văn này không thể tránh khỏi
những sai sót, em mong sẽ nhận được nhiều ý kiến nhận xét, phê bình cho đề tài
được hoàn thiện hơn.

iii


TÓM TẮT
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 2/2012 đến tháng 6/2012 tại trại cút
thuộc huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai nhằm mục đích nghiên cứu “Khảo sát ảnh
hưởng của việc bổ sung nghệ lên khả năng sản xuất và chất lượng trứng ở chim
cút”.
Thí nghiệm tiến hành trên 600 chim cút 29 tuần tuổi được chia làm 3 lô, mỗi
lô 200 con. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố.

Mức độ bổ sung nghệ là: lô I không bổ sung chế phẩm, lô II bổ sung 2 g nghệ/kg
thức ăn, lô III bổ sung 4 g nghệ/kg thức ăn. Thực hiện trong 12 tuần, trứng được thu
hoạch vào tuần thứ 12 và khảo sát (60 trứng/lô). Kết quả thu được như sau:
Chỉ tiêu sinh sản
1/ Tỉ lệ đẻ:
Tỉ lệ đẻ cao nhất là ở lô II sử dụng 2 g nghệ/kg TA với tỉ lệ là 87,41 %, ở lô
III là 86,54 % và thấp nhất là ở lô I (đối chứng ) với tỉ lệ là 86,11 %.
2/ Trọng lượng trứng
Trọng lượng trứng trung bình cao nhất là ở lô đối chứng (11,60 g) tiếp đến là
lô III (11,57 g) thấp nhất là lô II (11,55 g).
3/ Tỉ lệ trứng non vỏ lụa
Tỉ lệ trứng non vỏ lụa cao nhất là lô I (0,20 %), tiếp đến là lô II (0,19 %)
thấp nhất là lô III (0,15 %).
4/ Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg trứng
Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg trứng lô I là cao nhất (2,53 kg), tiếp đến là lô III
(2,52 kg) và thấp nhất là lô II (2,49 kg).
Chỉ tiêu về khảo sát trứng
1/ Trọng lượng trung bình trứng cút khảo sát ở lô I, II, III lần lượt là 11,38 g, 11,2 g,
11,32 g.
2/ Tỉ lệ lòng đỏ của trứng khảo sát cao nhất là ở lô III (35,65 %); lô II là 34,16 % và
thấp nhất là lô đối chứng (33,37 %).

iv


3/ Tỉ lệ lòng trắng đặc ở lô I, lô II, lô III lần lượt là 20,51 %, 20,94 % và 22,58 %.
4/ Tỉ lệ vỏ cao nhất là lô I 12,55 %, ở lô III là 12,54 %, thấp nhất là lô II 12,42 %.
5/ Độ dày vỏ trứng trung bình lần lượt là lô I, lô II, lô III lần lượt là 0,22 mm; 0,2
mm và 0,21 mm.
6/ Chỉ số hình dạng trung bình của trứng thí nghiệm ở lô I, lô II, lô III lần lượt là

0,77, 0,78 và 0,78.
7/ Chỉ số HU trung bình ở cao nhất ở lô III (82,75), lô II (81,46) thấp nhất ở lô I
(80,2).
8/ Độ đậm màu của lòng đỏ: nhìn chung trứng khảo sát ở lô I, lô II và lô III có màu
tương tự nhau. Màu của trứng khảo sát thường tập trung ở mức 7 và 8, một số trứng
có màu ở mức 9 thường được thấy ở lô III.
Hiệu quả kinh tế
Lợi nhuận cao nhất là ở lô II (1.904.581đ) cao nhì là ở lô I (1.869.997đ) và thấp
nhất là ở lô III (1.751.552đ).

v


MỤC LỤC
Trang tựa ...................................................................................................................... i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ............................................................................. ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................. iii
Tóm tắt ....................................................................................................................... iv
Mục lục....................................................................................................................... vi
Danh sách bảng ........................................................................................................... x
Danh sách các biểu đồ ................................................................................................ xi
Danh sách các hình – danh sách các từ viết tắt ......................................................... xii
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2 Mục đích................................................................................................................ 2
1.3 Yêu cầu.................................................................................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
2.1 Giới thiệu về chim cút ........................................................................................... 3
2.1.1 Phân loại ............................................................................................................. 3
2.1.2 Nguồn gốc chim cút trên thế giới và Việt Nam ................................................. 3

2.1.3 Đặc điểm ngành chăn nuôi cút đẻ ...................................................................... 4
2.2 Giới thiệu về chế phẩm tự nhiên nghệ .................................................................. 5
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất trứng ..................................................... 7
2.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng của bản thân con vật....................................................... 7
2.3.1.1 Ảnh hưởng của tuổi thành thục về tính ........................................................... 7
2.3.1.2 Ảnh hưởng của sự thay lông đến sản lượng trứng .......................................... 7
2.3.1.3 Bệnh ................................................................................................................ 8
2.3.2 Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài ............................................................... 8
2.3.2.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sản lượng trứng ................................................. 8
2.3.2.2 Độ ẩm .............................................................................................................. 8

vi


2.3.2.3 Mùa vụ và thời gian chiếu sáng ...................................................................... 8
2.3.2.4 Yên tĩnh ........................................................................................................... 9
2.3.2.5 Thoáng khí ...................................................................................................... 9
2.3.3 Yếu tố dinh dưỡng.............................................................................................. 9
2.3.3.1 Năng lượng trong thức ăn đến sản lượng trứng .............................................. 9
2.3.3.2 Protein trong thức ăn ..................................................................................... 10
2.3.3.3 Nước uống ..................................................................................................... 10
2.3.3.4 Các thuốc kháng sinh và hóa chất làm giảm tỉ lệ đẻ ..................................... 10
2.4 Nhu cầu dinh dưỡng của cút đẻ và thành phần hóa học của trứng cút .............. 10
2.5 Một số nghiên cứu liên quan đến ứng dụng của nghệ và các giống cút ............. 12
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ................................. 14
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ................................................................ 14
3.1.1 Nội dung ........................................................................................................... 14
3.1.2 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ............................................................. 14
3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................................ 14
3.2.1 Đối tượng thí nghiệm ....................................................................................... 14

3.2.2 Bố trí thí nghiệm .............................................................................................. 14
3.3 Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng ..................................................................... 15
3.3.1 Con giống ......................................................................................................... 15
3.3.2 Thức ăn và nước uống ...................................................................................... 15
3.3.3 Chuồng trại ....................................................................................................... 15
3.3.4 Thiết bị, dụng cụ sử dụng trong thí nghiệm ..................................................... 16
3.3.4.1 Máng ăn, máng uống ..................................................................................... 16
3.3.4.2 Thiết bị chiếu sáng ........................................................................................ 16
3.3.4.3 Thiết bị khác .................................................................................................. 17
3.3.5 Chăm sóc và nuôi dưỡng ................................................................................. 17
3.3.6 Vệ sinh và phòng bệnh ..................................................................................... 17
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi trên cút sinh sản ................................................................ 17
3.4.1 Tỷ lệ đẻ ............................................................................................................ 17

vii


3.4.2 Trọng lượng trứng bình quân ........................................................................... 17
3.4.3 Tỉ lệ trứng non vỏ lụa ....................................................................................... 17
3.4.4 Tiêu thụ thức ăn hằng ngày của cút thí nghiệm ............................................... 18
3.4.5 Tiêu tốn thức ăn cho 1kg trứng ........................................................................ 18
3.4.6 Các chỉ tiêu sức sống........................................................................................ 18
3.4.6.1 Tỷ lệ chết ....................................................................................................... 18
3.4.6.2 Tỷ lệ loại thải ................................................................................................ 18
3.5 Khảo sát trứng ..................................................................................................... 18
3.5.1 Trọng lượng trứng ............................................................................................ 18
3.5.2 Tỉ lệ lòng đỏ,lòng trắng đặc và tỉ lệ vỏ ............................................................ 18
3.5.4 Độ dày vỏ ......................................................................................................... 18
3.5.5 Chỉ số hình dạng............................................................................................... 19
3.5.6 Chỉ số HU ......................................................................................................... 19

3.5.6 Độ đậm màu lòng đỏ ........................................................................................ 19
3.6 Hiệu quả kinh tế .................................................................................................. 19
3.7 Xử lý số liệu ........................................................................................................ 20
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ..................................................................... 21
4.1 Chỉ tiêu theo dõi trên đàn cút sinh sản ................................................................ 21
4.1.1 Tỉ lệ đẻ trứng từ 30 - 41 tuần tuổi .................................................................... 21
4.1.2 Trọng lượng trứng bình quân hàng tuần .......................................................... 23
4.1.3 Tỉ lệ trứng non vỏ lụa ....................................................................................... 24
4.1.4 Tiêu tốn thức ăn cho 1kg trứng ........................................................................ 26
4.2 Khảo sát trứng ..................................................................................................... 28
4.2.1 Trọng lượng trứng khảo sát .............................................................................. 28
4.2.2 Tỉ lệ các thành phần của trứng khảo sát ........................................................... 29
4.2.2 Độ dày vỏ ......................................................................................................... 33
4.2.3 Chỉ số hình dạng............................................................................................... 34

viii


4.2.4 Chỉ số HU ......................................................................................................... 35
4.2.4 Độ đậm màu của lòng đỏ ................................................................................. 37
4.3 Chỉ tiêu sức sống ................................................................................................. 37
4.3.1 Tỉ lệ chết ........................................................................................................... 37
4.3.2 Tỉ lệ loại thải .................................................................................................... 38
4.4 Hiệu quả kinh tế .................................................................................................. 39
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 40
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 40
5.2 Đề nghị ............................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 42
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 44


ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần hóa học của trứng cút ............................................................. 11
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm ........................................................................................ 14
Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng thức ăn của cút sinh sản (Proconco C34) ........... 15
Bảng 4.1 Tỉ lệ đẻ trứng của chim cút từ 29 - 40 tuần tuổi ........................................ 20
Bảng 4.2 Trọng lượng trứng cút................................................................................ 23
Bảng 4.3 Tỉ lệ trứng non, vỏ lụa 29- 40 tuần tuổi ..................................................... 25
Bảng 4.4 Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg trứng/tuần......................................................... 27
Bảng 4.5 Trọng lượng của trứng cút khảo sát ........................................................... 28
Bảng 4.6 Tỉ lệ lòng đỏ của trứng cút khảo sát .......................................................... 30
Bảng 4.7 Tỉ lệ lòng trắng đặc trứng của cút khảo sát................................................ 31
Bảng 4.8 Tỉ lệ vỏ của trứng cút khảo sát................................................................... 32
Bảng 4.9 Độ dày vỏ của trứng cút trứng khảo sát ..................................................... 33
Bảng 4.10 Chỉ số hình dạng của trứng cút trứng khảo sát ........................................ 34
Bảng 4.11 Chỉ số HU của trứng cút ......................................................................... 36
Bảng 4.12 Tỉ lệ chết của chim cút từ 29 – 40 tuần tuổi ............................................ 38
Bảng 4.13 Hiệu quả kinh tế của đàn cút từ 29 - 40 tuần tuổi ................................... 39

x


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Tỉ lệ đẻ của chim cút ở các lô từ 29 – 40 tuần tuổi ............................... 22
Biểu đồ 4.2 Trọng lượng trứng chim cút các lô từ 29 – 40 tuần tuổi ....................... 24
Biểu đồ 4.3 Tỉ lệ trứng non, vỏ lụa từ 30 – 41 tuần tuổi ........................................... 26
Biểu đồ 4.4 Tiêu tốn thức ăn trung bình/1kg trứng................................................... 28
Biểu đồ 4.5 Trọng lượng của trứng cút khảo sát ....................................................... 29

Biểu đồ 4.6 Tỉ lệ lòng đỏ trung bình của trứng khảo sát........................................... 30
Biểu đồ 4.7 Tỉ lệ lòng trắng đặc trung bình của trứng khảo sát ................................ 31
Biểu đồ 4.8 Tỉ lệ vỏ trung bình của trứng cút khảo sát ............................................. 32
Biểu đồ 4.9 Độ dày vỏ trứng ..................................................................................... 34
Biểu đồ 4.10 Chỉ số hình dạng của trứng cút trứng khảo sát .................................... 35
Biểu đồ 4.11 Chỉ số HU của trứng khảo sát.............................................................. 36
Biểu đồ 4.12 Tỉ lệ chết của đàn cút từ 30 – 40 tuần tuổi .......................................... 38

xi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Trứng cút Pharaoh ...................................................................................... 11
Hình 3.1 Chuồng nuôi chim cút thí nghiệm .............................................................. 16
Hình 4.1 Lòng đỏ trứng khảo sát .............................................................................. 37

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
HU: chỉ số haugh.
TA: thức ăn.
Kg TA/ kg trứng: kilogam thức ăn/ kilogam trứng.
TTTA: tiêu tốn thức ăn
CSHD: chỉ số hình dạng

xii


i


Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1 . Đặt vấn đề
Những năm gần đây, ngành chăn nuôi chim cút ngày càng được nhân rộng
mô hình ở nước ta bởi những sản phẩm thịt và trứng từ chăn nuôi chim cút mang
lại những giá trị dinh dưỡng cao đáp ứng tốt thị hiếu của người tiêu dùng. Bên cạnh
thói quen dùng trứng gà và trứng vịt trong bữa ăn hằng ngày thì trứng cút ngày càng
được sử dụng phổ biến hơn.
Trong chăn nuôi cút sinh sản người ta chú trọng đến hai chỉ tiêu chính là sản
lượng và chất lượng trứng. Ngoài việc khắc phục những yếu tố bất lợi trong chăn
nuôi, xây dựng một chế độ dinh dưỡng, chăm sóc hợp lý nhà chăn nuôi cần chú ý
đến việc bổ sung chế phẩm để vừa nâng cao hiệu quả kinh tế vừa đáp ứng nhu cầu
về chất lượng sản phẩm mà không làm tồn dư các chất độc hại ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe người tiêu dùng.
Nghệ là một loại thảo dược tự nhiên giúp cơ thể chuyển hóa quá trình trao
đổi chất, nâng cao sức đề kháng chống lại một số bệnh nhất định, giúp gia cầm khỏe
mạnh cũng như bảo vệ niêm mạc ruột giúp hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, tăng
trọng nhanh hơn. Ngoài ra nghệ còn có tác dụng làm hưng phấn và co bóp tử cung,
kháng khuẩn
Do những tác động có lợi trên việc bổ sung nghệ vào thức ăn cho cút là cần
thiết. Được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi – Thú Y trường Đại Học Nông Lâm
TP.CM, Bộ Môn Chăn Nuôi Chuyên Khoa, dưới sự hướng dẫn tận tình của Th.S
Bùi Thị Kim Phụng chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Khảo sát ảnh hưởng của
việc bổ sung nghệ lên khả năng sản xuất và chất lượng trứng ở chim cút”

1


1.2. Mục đích
Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung nghệ lên khả năng sản xuất và chất
lượng trứng ở chim cút.

1.3. Yêu cầu
Theo dõi và thu thập số liệu liên quan đến:
Khả năng sản xuất trứng.
Chất lượng trứng.
Hiệu quả kinh tế.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu về chim cút
2.1.1. Phân loại
Chim cút thuộc :
Loài

: chim

Họ

: Trĩ (Phasianidae)

Giống

: Curturnix

( theo www.wikipedia.org/wiki/Chim cút)
2.1.2. Nguồn gốc chim cút trên thế giới và Việt Nam
Trên thế giới
- Chim cút xuất hiện cách đây 5.000 năm ở Ai Cập, vào thời các dòng vua Pharaoh

và tên của gống cút này cũng xuất hiện từ đó.
- Người Nhật đã thuần hóa được cút hoang này từ thế kỷ XI, sau đó phân bố rông
khắp châu Âu và châu Á.
- Đến năm 1870 tại Mỹ chim cút được giới thiệu và được người nuôi chấp nhận.
- Cho đến nay, nghề nuôi cút đã được phân bố rộng rãi khắp thế giới, cùng những
tiến bộ trong công tác chọn lọc giống và cải thiện dinh dưỡng tạo nên những giống
cút năng suất cao.
- Các giống cút phổ biến hiện nay:
Manchurian golden: Mãn Châu có sắc lông vàng rơm
Bristish rang: ở Anh, lông đen tuyền.
English white: gốc Anh, lông trắng.
Bobwhite: ở Mỹ, lông nâu sẫm.
- Sản phẩm chính việc nuôi cút là thịt và trứng. Tại châu Á người ta nuôi cút để sản
xuất trứng ăn là chính, còn ở châu Âu thì nuôi cút để lấy thịt.

3


Tại Việt Nam
- Trước đây miền Nam có nhập giống cút Pharaoh.
- Khoảng năm 1980 có nhập thêm một ít giống cút Pháp to con hơn với nền lông
trắng hơn cút Pharaoh.
- Ngoài ra từ trước còn sót lại một số giống cút Anh trọng lượng ở khoảng giữa cút
Pharaoh và cút Pháp nhưng màu lông nâu hơn.
- Từ lâu nay không có đợt nhập giống cút mới và các dòng cút rặt kể trên còn rất
hiếm, do lai tạp lẫn nhau.
- Chúng ta có thể quan sát khi cút đẻ và màu sắc trên trứng:
+ Trứng cút Pharaoh rặt giống có nền vỏ trắng và các đốm
đen to.
+ Trứng cút Pháp có nền vỏ trắng nhưng các đốm đen nhỏ như đầu kim.

+ Trứng cút Anh có nền vỏ nâu nhạt, các đốm đen to.
- Hiện nay đang sử dụng với qui mô lớn là giống cút lai là kết quả sự lai tạo của
chim cút giống Nhật và cút giống Bobwhite của Anh.
2.1.3. Đặc điểm ngành chăn nuôi cút đẻ
• Thuận lợi:
- Vốn đầu tư thấp và ít rủi ro và ít bị động với thị trường tiêu thụ.
- Tốc độ sinh sản nhanh, cút được ví như một “cái máy đẻ”.
- Cút dễ nuôi, ăn ít và ít dịch bệnh. Tốc độ sinh trưởng cao, thời gian nuôi ngắn hơn
so với các loài gia cầm khác.
- Đẻ sớm và nhiều, thông thường tuổi đẻ trứng kể từ lúc 6 tuần tuổi.Vì thế việc thu
hồi vốn nhanh, sinh lợi sớm.
- Do trọng lượng cơ thể nhỏ bé (khoảng 200 g) nên ít choáng diện tích, nuôi với mật
độ cao, ít hôi hám.
- Thích nghi với khí hậu xứ nóng.
- Về giá trị dinh dưỡng trứng cút có giá trị cao hơn trứng gà và vịt, thịt cút cũng rất
bổ dưỡng.
- Phân cút là một nguồn phân bón rất có ích cho cây trồng và đắt hơn phân gà.

4


- Khả năng chuyển hóa thức ăn cao. Mỗi ngày cút mái ăn 23 g thức ăn và đẻ ra 1
quả trứng nặng 10-11 g.
• Khó khăn
- Các giống cút hiện nay lai tạp nhiều vì thế có được con giống tốt phải được tuyển
chọn kỹ hơn.
- Thức ăn cho cút đòi hỏi phải có phẩm chất tốt và giá trị dinh dưỡng cao nên giá
thường cao. Hiện nay giá thức ăn tăng cao khiến cho việc nuôi cút gặp rất nhiều khó
khăn.
- Thị trường tiêu thụ còn hạn chế, không được sử dụng phổ biến như trứng gà và vịt.

- Hiện nay tình hình dịch bệnh nhất là dịch cúm gia cầm đang diễn biến phức tạp
đặc biệt là dịch cúm gia cầm là mối đoe dọa lớn cho ngành.
2.2. Giới thiệu về chế phẩm tự nhiên nghệ
Đặc điểm và công dụng thông thường
Trong y học nghệ có tên: Uất kim, Khương hoàng.
Tên khoa học: Curcuma Longa L.
Họ: Gừng (zingiberaceae).
Nghệ là cây thảo mộc sống lâu năm, có thân rễ màu vàng cam sẫm. Nghệ được
trồng rất lâu ở Việt Nam nhưng với quy mô nhỏ. Nghệ còn là một vị thuốc Nam rất
được ưa chuộng để chữa bệnh trong nhân y.
Thành phần hóa học
Nghệ chứa 3-5% tinh dầu, 25% cacbuatecpenic, zingiberen và 5% xeton
sesquitecpenic, các chất turmeron, p-tolymetyl carbinol, các chất màu vàng gọi
chung là curcumin chiếm 0,3-1,5%. Ngoài ra còn có oxalat calci, chất béo…
Hoạt chất trong củ nghệ: Củ nghệ hàm chứa 2 nhóm hoạt chất chính:
Tinh dầu: gồm các hoạt chất tiêu biểu như turmeron, ar-turmeron, turmeronol
A, turmeronol B, zingiberen, sabinen, phellendren, cineol, borneol…Chính
turmeron và ar-turmeron tạo nên mùi đặc trưng của nghệ.

5


Hợp chất phenol màu vàng “curcuminoid” (thường được gọi là curcumin):
gồm 3 hoạt chất, chủ yếu là curcumin và demethoxycurcumin (DMC),
bisdemethoxycurcumin (BDMC).
Hơn nữa, ngoài tinh dầu và curcumin, trong khoảng một thập niên gần đây
người ta còn khám phá thêm nhiều hoạt chất khác trong củ nghệ, điển hình như: 3
polysaccharid có tính acid, được đặt tên là các Ukon A, B và C. Các Ukon này được
cấu thành bởi L-arabinose, D-arabinose, D-galactose, D-glucose, L-rhamnose, acid
D-galacturonic. Tiếp đó người ta lại phát hiện thêm một polysaccharid trung tính

được đặt tên là Ukon D, được cấu thành bởi L-arabinose, D-galactose, D-glucose và
D-manose.
Một peptid tan trong nước là turmenin được cấu thành bởi các acid amin:
acid aspartid, asparagin, arginin, glutamic, prolin, alanin, valin, phenylamin.v.v…
Tác dụng của nghệ
* Tác dụng dược lý
- Tác dụng chống viêm loét dạ dày: do làm tăng bài tiết chất nhớt mucin, giúp bảo
vệ niêm mạc dạ dày.
- Gây hưng phấn và kích thích co bóp tử cung: nghệ có tác dụng như kích thích tố
estrogen.
- Giải độc gan và giảm lượng urobulin trong nước tiểu
- Làm giảm lượng mỡ triglycerid huyết cũng như cholesterol huyết toàn phần,
phòng chống xơ vữa động mạch.
- Tác dụng kháng viêm: do ức chế enzim lypoxygenase và cyclooxygenase, giúp
ngăn cản tiến trình phóng thích các chất gây viêm. Curcumin được xem như một
trong những chất kháng viêm tối ưu và không phản ứng phụ trong chữa trị các
chứng viêm khớp.
- Tác dụng chống oxy hóa: do khử các gốc tự do, giúp phòng các bệnh tim mạch,
lão hóa, tương tự như vitamin E, C, betacaroten. Curcumin còn là chất bảo quản,
giống như các hóa chất BHT, BHA mà an toàn hơn. Từ đó, người ta có ý định thay
thế dần BHT, BHA bằng curcumin trong công nghệ thực phẩm.

6


- Chống bệnh viêm khớp xương.
- Giảm tỉ lệ mắc ung thư da, đại tràng, phổi và ruột nếu chế độ dinh dưỡng có nhiều
chất nghệ.
*Tác dụng kháng nấm , diệt ký sinh trùng
- Tác dụng kháng nấm, tiêu biểu như Trychophyton gypseum, Candida

albicans…nhất là Aspergillus parasiticus phóng thích Aflatoxin, tác nhân gây
nhiễm độc gan thường xảy ra khi dùng thực phẩm đóng hộp.
- Diệt ký sinh trùng: tiêu biểu như KS trùng gây lỵ amib, nhất là trên các loại giun
tròn (giun đũa, giun kim, giun chỉ…)
Nghệ có tác dụng kháng các loại vi khuẩn như: Staphylococcus, Salmonella
paratyphi, Mycobacterium turberculosis và Trichophyton gypseum.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất trứng
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng trứng của gia cầm đó là các yếu
tố di truyền như tuổi thành thục về tính, cường độ đẻ trứng, thói quen ấp trứng, sự
thay lông và các yếu tố môi trường nhiệt độ, ẩm độ, mùa vụ, ánh sáng, dinh
dưỡng…
2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng của bản thân con vật
2.3.1.1. Ảnh hưởng của tuổi thành thục về tính
Tuổi thành thục về tính của gia cầm có ảnh hưởng rõ ràng đến sản lượng
trứng trong chu kỳ đẻ đầu và các chu kỳ đẻ tiếp theo. Đồ thị đẻ trứng của gia cầm
đạt đến đỉnh cao nhanh chủ yếu là do tuổi thành thục về tính của từng cá thể trong
đàn sớm. Nhưng nếu gà thành thục về tính quá sớm sẽ đẻ trứng nhỏ kéo dài. Tuổi
và năm đẻ của gia cầm có liên quan đến sản lượng trứng/ năm. Khi gia cầm đẻ năm
thứ hai thì sản lượng trứng giảm 10-20 %.
2.3.1.2. Ảnh hưởng của sự thay lông đến sản lượng trứng
Sự thay lông là một quá trình sinh lý học tự nhiên. Ở gia cầm hoang thì thời
gian thay lông thường phụ thuộc vào mùa. Thông thường, chúng thay lông vào mùa
thu. Thời gian thay lông càng dài thì sản lượng trứng càng thấp. Sự thay lông là kết
quả hoạt động tương tác phức hợp của các hoóc môn Gonadotropin. Các hormon

7


khác như thyroxine và prolactin cũng hoạt động tương tác với hormon gonadotropin
(Rose, 1997). Sức đẻ trứng giảm ngay khi gà rụng lông. Sau khi rụng lông gia cầm

có thể đẻ trở lại trước khi bộ lông mới mọc đầy đủ.
2.3.1.3. Bệnh
Môi trường chăn nuôi phải thông thoáng sạch sẽ, thường xuyên được sát
trùng diệt khuẩn. Các bệnh do ngộ độc thức ăn, bệnh thương hàn…gây thoái hóa và
viêm hoại tử tế bào gan không tổng hợp được protein nên cút chậm lớn giảm đẻ.
Ảnh hưởng của bệnh tật đến sản lượng trứng của gia cầm thông qua việc làm
giảm đầu con, giảm khả năng đẻ trứng.
2.3.2. Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài
2.3.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sản lượng trứng
Nhiệt độ thích hợp cho cút là từ 20 – 250C. Sự thay đổi nhiệt độ có ảnh
hưởng trực tiếp đến tiêu tốn và chuyển hóa thức ăn liên quan đến sự thay đổi hoạt
động của tuyến giáp trạng. Nhiệt độ cao hoặc thấp ảnh hưởng đến sản lượng trứng
thông qua mức độ tiêu tốn thức ăn. Ở nhiệt độ thấp, mức tiêu thụ thức ăn cao, lượng
thức ăn này được sử dụng cho việc sưởi ấm của cơ thể, do vậy tiêu tốn thức ăn cho
việc sản xuất ra một quả trứng là cao. Trong khi đó nhiệt độ cao sẽ làm giảm mức
tiêu thụ thức ăn, lượng thức ăn ăn vào không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và như
vậy sản lượng trứng sẽ bị giảm đi.
2.3.2.2. Độ ẩm
Khi độ ẩm quá cao làm cho chất độn chuồng bị ướt, tạo thành một lớp hơi
nước bao phủ không gian của chuồng nuôi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng
đến sự hô hấp của gia cầm và làm ảnh hưởng đến năng suất và tiêu tốn thức ăn.
2.3.2.3. Mùa vụ và thời gian chiếu sáng
Trong tất cả các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sản lượng trứng thì yếu tố
về thời gian chiếu sáng đóng một vai trò quan trọng. Đối với gia cầm đẻ thì chế độ
chiếu sáng có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính.
Cút cần 16 giờ chiếu sáng mỗi ngày, vì thế đến chiều tối cần thắp đèn cho cút
để tăng thời gian chiếu sáng.

8



Ánh sáng ảnh hưởng đến bộ máy sinh dục của gia cầm theo cơ chế sau: ánh
sáng tác động lên mắt, thông qua dây thần kinh lên não bộ từ đó tác động lên vùng
dưới đồi giải phóng hooc môn LH đồng thời kích thích sự giải phóng hooc môn
gonandotropin. Một mặt các hooc môn này kích thích sự phát triển của nang trứng,
mặt khác còn điều tiết quá trình rụng trứng.
2.3.2.4. Yên tĩnh
Nguồn gốc cút hiện nay là từ cút rừng bản tính nhút nhát, thường quen với
người nuôi và dễ hoảng sợ khi gặp người lạ vì thế tránh nuôi cút ở những nơi có
người qua lại, tránh chó, mèo, chuột vào phá chuồng…
2.3.2.5. Thoáng khí
Do cút nuôi với mật độ lớn nên nhu cầu oxy cho cút rất cao, tần số hô hấp rất
nhanh nên cần một lưu lượng lớn không khí cho cút.
2.3.3. Yếu tố dinh dưỡng
Cút đẻ trứng có trọng lượng bằng 10 % trọng lượng cơ thể nên đòi hỏi thức
ăn đầy đủ và đủ chất dinh dưỡng. Lượng thức ăn trong giai đoạn nuôi dưỡng không
chỉ ảnh hưởng đến khối lượng cơ thể, tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn nuôi dưỡng mà
còn ảnh hưởng đến tuổi đẻ quả trứng đầu tiên cũng như sản lượng trứng, khối lượng
trứng, chất lượng trứng, khối lượng cơ thể và tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn gia cầm
đẻ.
Trong máu gia cầm đẻ thì hàm lượng protein, Ca, P và lipit cao gấp 2, 3,
thậm chí đến 4 lần so với trong máu gia cầm không đẻ trứng.
Sự tăng lên về hàm lượng các chất này trong máu chứng tỏ gia cầm cần
protein để tạo noãn hoàng và lòng trắng, cần Ca, P để tạo vỏ trứng, cần lipit để tạo
noãn hoàng. Khi ngừng đẻ thì hàm lượng các chất này trong máu lại giảm đi.
2.3.3.1. Năng lượng trong thức ăn đến sản lượng trứng
Gia cầm đẻ cần năng lượng để duy trì các hoạt động của cơ thể và tạo trứng,
ngoài ra còn cần để phát triển.
Nếu thừa năng lượng sẽ gây nên hiện tượng tích lũy mỡ và gia cầm quá béo
dẫn đến ảnh hưởng đến sản lượng trứng. Còn nếu thiếu năng lượng thì giảm tốc độ


9


phát triển, giảm sản lượng trứng và ảnh hưởng đến khối lượng trứng. Nhu cầu về
năng lượng tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cá thể và tuỳ thuộc từng giai
đoạn đẻ.
2.3.3.2. Protein trong thức ăn
Gia cầm đẻ cần protein (axit amin) để duy trì hoạt động, sản xuất trứng và
tăng trọng, đặc biệt là trong việc hình thành trứng. Khác với nhu cầu về năng lượng,
nhu cầu về protein không thay đổi trong suốt giai đoạn đẻ.
Thiếu protein (axit amin) thì gia cầm sẽ huy động protein của cơ thể để đáp
ứng quá trình sản xuất dẫn đến ảnh hưởng đến quá trình hình thành trứng.
Thức ăn quá nhiều xơ, nhiều dầu đều không thích hợp. Thừa hoặc thiếu
khoáng đều ảnh hưởng đến sản lượng trứng. Trong các yếu tố khoáng thì nhu cầu về
P và Ca rất cao để tạo vỏ trứng. Thiếu P và Ca thì gia cầm sẽ ngừng đẻ và thay lông.
2.3.3.3. Nước uống
Nước uống cho cút rất quan trọng. Hằng ngày cút uống khoảng 100ml nước
nhưng phải chú ý phải cung cấp nước đầy đủ và sạch sẽ cho cút uống tự do.
Ngoài ra nước cũng là con đường để bổ sung những loại vitamin, khoáng,
glucose…
2.3.3.4. Các thuốc kháng sinh và hóa chất làm giảm tỉ lệ đẻ
Phát triển chăn nuôi ngày càng tăng, áp lực dịch bệnh và ô nhiễm môi trường
ngày càng lớn. Việc sử dụng quá nhiều hóa chất, kháng sinh trong chăn nuôi ảnh
hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và ngành chăn nuôi kém bền vững. Chẳng hạn
như sulfamid, furazolidon để phòng bệnh tiêu chảy và cầu trùng…
Ngoài các yếu tố ảnh hưởng trên thì phương thức chăn nuôi khác nhau cũng
cho sản lượng trứng khác nhau.
2.4. Thành phần hóa học của trứng cút
Nếu lấy 100gr lòng đỏ và lòng trắng của trứng cút đem so sánh với trứng gà

thì ta thấy thành phần dinh dưỡng trong trứng cút cao hơn trứng gà.

10


(1)Bảng phân tích của bác sĩ Phạm Văn Tất, viện Pasteur Sài Gòn, 1969.
(2)Phân tích viện vệ sinh dịch tễ Hà Nội, 1972
Bảng 2.1. Thành phần hóa học của trứng cút
Trứng cút (1)

Trứng gà (2)

Thành phần

ĐVT

Lòng trắng

Lòng đỏ

Lòng trắng

Lòng đỏ

Nước

(%)

66,04


19,30

88

54

Protein

(%)

12,43

15,43

10,30

13,60

Lipid

(%)

0,18

16,06

0,10

24,80


Chất khoáng

(%)

0,94

0,20

0,60

1,60

Calcium

(mg%)

10,00

-

19

134

Phospho

(mg%)

-


300

-

16

Lecithin

(mg%)

-

12,54

-

7,56

Cholesterol

(mg%)

-

1000

-

2000


Hình 2.1. Trứng cút Pharaoh

11


×