Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG BẢO HỘ SAU TIÊM PHÒNG VẮC XIN NHŨ DẦU TỤ HUYẾT TRÙNG TRÂU BÒ CHỦNG P52 TRÊN BÒ SỮA TẠI MỘT SỐ QUẬN, HUYỆN THUỘC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.99 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG BẢO HỘ SAU TIÊM PHÒNG VẮC
XIN NHŨ DẦU TỤ HUYẾT TRÙNG TRÂU BÒ CHỦNG
P52 TRÊN BÒ SỮA TẠI MỘT SỐ QUẬN, HUYỆN
THUỘC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện: LÊ VĂN TRUNG
Lớp: DH07DY
Ngành: Dược Thú Y
Niên khóa: 2007 – 2012

Tháng 08/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y

LÊ VĂN TRUNG

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG BẢO HỘ SAU TIÊM PHÒNG VẮC
XIN NHŨ DẦU TỤ HUYẾT TRÙNG TRÂU BÒ CHỦNG
P52 TRÊN BÒ SỮA TẠI MỘT SỐ QUẬN, HUYỆN
THUỘC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y


Giáo viên hướng dẫn
TS. LÊ ANH PHỤNG

Tháng 08/2012


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực hiện: LÊ VĂN TRUNG
Tên luận văn: “Khảo sát khả năng bảo hộ sau tiêm phòng vắc xin nhũ dầu tụ
huyết trùng trâu bò chủng P52 trên bò sữa tại một số quận, huyện thuộc Tp. HCM”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Chăn nuôi – Thú y, trường đại học
Nông Lâm Tp. HCM.
Ngày

tháng

năm 2012

Giáo viên hướng dẫn

TS. LÊ ANH PHỤNG

i


LỜI CẢM TẠ
Chúng tôi chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm Tp. HCM
Ban chủ nhiệm khoa và quý Thầy Cô trong Khoa Chăn nuôi – Thú y cũng như các Thầy

Cô của trường đại học nông lâm Tp. HCM
Đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và những kinh nghiệm quý báu cho chúng tôi
trong suốt quãng đời sinh viên.
Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến:
TS. Lê Anh Phụng
ThS. Huỳnh Thị Thu Hương và các Anh Chị trong bộ môn Siêu vi – Huyết thanh thuộc
chi cục thú y Tp. HCM
Đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận
văn này.
Xin chân thành cảm ơn:
Ban lãnh đạo chi cục thú y Tp. HCM
Ban lãnh đạo công ty thuốc thú y NAVETCO.
Đã tạo điều kiện và giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian thực tập tốt ngiệp.
Tôi cũng xin cảm ơn các bạn lớp Dược Y 33 đã cùng tôi trãi qua thời gian dài
học tập, cùng tôi sẻ chia những buồn vui, khó khăn và vất vả trong suốt những năm qua
cũng như trong quá trình thực hiện đề tài.
Sau hết tôi xin dành tình cảm chân thành của mình gửi đến những người bạn thân
thuộc đã luôn bên cạnh động viên giúp đỡ tôi trong suốt quãng thời gian dài.
Lê Văn Trung

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát khả năng bảo hộ sau tiêm phòng vắc xin nhũ dầu tụ
huyết trùng trâu bò chủng P52 trên bò sữa tại một số quận, huyện thuộc Tp. HCM”
được tiến hành tại Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị thuộc Chi Cục Thú Y Tp.
HCM và công ty thuốc thú y Trung Ương II – NAVETCO thời gian từ tháng 01/2012
đến tháng 07/2012. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu nghiên cứu cắt ngang xác định
kháng thể trong huyết thanh bò sữa sau tiêm phòng ở một số quận, huyện thuộc Tp.

HCM (ngoại thành: Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi và quận ven: quận 12, Bình Tân,
Thủ Đức, quận 9) bằng kỹ thuật ELISA. Kết quả thu được:
Tỷ lệ mẫu huyết thanh có kháng thể đạt bảo hộ là 81,25%.
Tỷ lệ mẫu huyết thanh có kháng thể đạt bảo hộ trên bò sữa ở khu vực ngoại
thành là 81,85%, khu vực quận ven là 80,15%.
Tỷ lệ mẫu huyết thanh có kháng thể đạt bảo hộ trên bò sữa ở thời điểm 3 tháng
sau tiêm phòng là 85,22%, 6 tháng là 75,32%.
Tỷ lệ mẫu huyết thanh có kháng thể đạt bảo hộ trên bò sữa thấp nhất là bò sữa 6
– < 24 tháng tuổi (78,43%), kế đến là bò sữa > 36 tháng tuổi (81,75%) và cao nhất là bò
sữa 24 – 36 tháng tuổi (84,76%).
Tỷ lệ mẫu huyết thanh có kháng thể đạt bảo hộ trên bò sữa cao nhất ở quy mô
chăn nuôi 10 – 20 con (84,06%), kế đến là quy mô > 20 con (80,20%), và thấp nhất ở
quy mô < 10 con (77,27%).
Tỷ lệ mẫu huyết thanh có kháng thể đạt bảo hộ trên bò sữa cao nhất ở nhóm máu
lai F3 (86,14%), kế đến là F2 (77,61%) và thấp nhất ở thế hệ F1 (76,47%).

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ........................................................................... i
Lời cảm tạ.......................................................................................................................... ii
Tóm tắt khóa luận............................................................................................................. iii
Mục lục............................................................................................................................. iv
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................... vii
Danh sách các bảng ........................................................................................................ xiii
Danh sách các hình .......................................................................................................... ix
Danh sách các sơ đồ và biểu đồ ....................................................................................... ix

Chương 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề................................................................................................................... 1
1.2 Mục đích và yêu cầu................................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích ............................................................................................................ 2
1.2.2 Yêu cầu .............................................................................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN .................................................................................................. 3
2.1 Lịch sử bệnh tụ huyết trùng trâu bò ........................................................................... 3
2.1.1 Lịch sử nghiên cứu bệnh trên thế giới ............................................................... 3
2.1.2 Lịch sử nghiên cứu trong nước .......................................................................... 4
2.2 Một số đặc điểm dịch tễ học ...................................................................................... 4
2.2.1 Phân bố bệnh trên thế giới ................................................................................. 4
2.2.2 Phân bố bệnh trong nước ................................................................................... 4
2.2.3 Động vật cảm thụ ............................................................................................... 6
2.3 Bệnh tụ huyết trùng trâu bò ........................................................................................ 6

iv


2.3.1 Phân loại, đặc điểm hình thái và nhuộm màu vi khuẩn ..................................... 6
2.3.2 Đặc điểm nuôi cấy ............................................................................................. 7
2.3.3 Đặc tính sinh hóa .............................................................................................. 8
2.3.4 Cấu trúc kháng nguyên và độc tố....................................................................... 9
2.3.5 Khả năng tồn tại của vi khuẩn ......................................................................... 10
2.3.6 Cách sinh bệnh và lây lan ................................................................................ 11
2.3.7 Chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng trâu bò ............................................................ 12
2.4 Điều trị và phòng bệnh tụ huyết trùng trâu bò ......................................................... 12
2.4.1 Điều trị ............................................................................................................. 12
2.4.2 Phòng bệnh....................................................................................................... 13
2.5 Vắc xin và miễn dịch................................................................................................ 14
2.5.1 Vắc xin ............................................................................................................. 14

2.5.2 Miễn dịch ......................................................................................................... 15
2.5.3 Các yếu tố ảnh hướng đến khả năng đáp ứng miễn dịch của thú sau tiêm phòng
vắc xin .......................................................................................................................... 17
2.6 Sơ lược sản xuất và sử dụng vắc xin tụ huyết trùng trâu bò ở Việt Nam ................ 17
2.7 Một số phương pháp kiểm tra đáp ứng miễn dịch ................................................... 20
2.7.1 Phương pháp bảo hộ thụ động trên chuột (Passive Mouse Protection Test –
PMPT) .......................................................................................................................... 20
2.7.2 Kỹ thuật ELISA (Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay) .......................... 20
2.8 Một số công trình có liên quan ................................................................................. 21
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 22
3.1 Thời gian và địa điểm............................................................................................... 22
3.2 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 22
3.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 22
3.4 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 22
3.4.1 Dụng cụ và hóa chất......................................................................................... 22

v


3.4.2 Phương pháp tiến hành .................................................................................... 23
3.4.3 Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................ 29
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................................ 30
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................... 31
4.1 Tỷ lệ bò sữa có kháng thể đạt bảo hộ sau tiêm phòng vắc xin nhũ dầu tụ huyết trùng
trâu bò chủng P52............................................................................................................ 31
4.2 Tỷ lệ bảo hộ bệnh tụ huyết trùng trên bò sữa đã tiêm phòng ở các thời điểm khảo
sát .................................................................................................................................. 33
4.3 Tỷ lệ bảo hộ bệnh tụ huyết trùng trên bò sữa theo lứa tuổi khảo sát ....................... 34
4.4 Tỷ lệ bảo hộ bệnh tụ huyết trùng trên bò sữa theo khu vực khảo sát....................... 35
4.5 Tỷ lệ bảo hộ bệnh tụ huyết trùng trên bò sữa ở các thời điểm khảo sát theo khu

vực .................................................................................................................................. 37
4.6 Tỷ lệ bảo hộ bệnh tụ huyết trùng trên bò sữa theo quy mô chăn nuôi ..................... 39
4.7 Tỷ lệ bảo hộ bệnh tụ huyết trùng bò sữa theo nhóm máu lai ................................... 40
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................ 42
5.1 Kết luận .................................................................................................................... 42
5.2 Đề nghị ..................................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 43
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 47

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DNA

: Deoxyribonucleic acid

Ctv

: Cộng tác viên

ELISA

: Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay

ET

: ELISA titration


NAVETCO

: National Veterinary Company

OD

: Optical Density

PBS

: phosphate buffer saline

PBST

: phosphate buffer saline Tween

TMB

: tetra methyl benzidine

Tp. HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

PCR

: Polymerase Chain Reation

PMPT


: Passive Mouse Protection test

IHA

: Indirect Haemagglutination

YPC

: yeast extract pepton L – cystine

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Một số đặc tính sinh hóa của P. multocida ...................................................... 9 
Bảng3.1 Phân bố mẫu huyết thanh bò sữa kiểm tra kháng thể tụ huyết trùng ............... 24 
Bảng 4.1 Tỷ lệ mẫu huyết thanh bò sữa có kháng thể đạt bảo hộ.................................. 31 
Bảng 4.2 Tỷ lệ mẫu huyết thanh bò sữa có kháng thể đạt bảo hộ ở các thời điểm khảo
sát ................................................................................................................................... 33 
Bảng 4.3 Tỷ lệ mẫu huyết thanh bò sữa có kháng thể đạt bảo hộ theo lứa tuổi ............ 34 
Bảng 4.4 Tỷ lệ mẫu huyết thanh bò sữa có kháng thể đạt bảo hộ theo khu vực ............ 35 
Bảng 4.5 Tỷ lệ mẫu huyết thanh bò sữa có kháng thể đạt bảo hộ ở các thời điểm khảo
sát theo khu vực .............................................................................................................. 38 
Bảng 4.6 Tỷ lệ huyết thanh bò sữa có kháng thể bảo hộ theo quy mô chăn nuôi .......... 39 
Bảng 4.7 Tỷ lệ mẫu huyết thanh bò sữa có kháng thể đạt bảo hộ theo nhóm máu lai... 40 

viii



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Vắc xin tụ huyết trùng trâu bò chủng P52 của NAVETCO ............................ 19 
Hình 3.1 Mẫu huyết thanh dương tính ELISA ............................................................... 25 
Hình 3.2 Mẫu huyết thanh âm tính ELISA .................................................................... 26 

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1 Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn P. multocida ................................................. 11 
Sơ đồ 3.1 Tóm tắt quy trình kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể kháng
P. multocida .................................................................................................................. 27 
Sơ đồ 3.2 Các bước tiến hành kỹ thuật ELISA gián tiếp ............................................... 28 
Biểu đồ 4.1 Hiệu quả bảo hộ của vắc xin tụ huyết trùng nhũ dầu chủng P52 ............... 32 

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Bệnh tụ huyết trùng trâu bò được Bollinger thông báo lần đầu tiên tại Đức năm
1878. Hiện nay bệnh xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt các nước thuộc châu Á
và châu Phi. Tại châu Á vi khuẩn gây bệnh là Pasteurella multocida serotype B:2, trong
khi đó ở châu Phi là P. multocida serotype E:2 (theo phân loại của Carter – Heddleston,
OIE, 2004). Ở Việt Nam bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào cuối thế kỷ XIX (Phan
Đình Đỗ, Trịnh Văn Thịnh, 1958). Đến nay bệnh được ghi nhận có mặt ở hầu hết các
tỉnh thành trong cả nước và gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi trâu bò. Một số
nước trong vùng như: Indonesia, Philippine, Malaysia, Thái Lan… hàng năm đều có
thông báo bệnh tụ huyết trùng trên đàn trâu bò nuôi và thiệt hại do bệnh gây ra.
Bệnh có thể được điều trị bằng kháng sinh, tuy nhiên do đặc điểm bệnh diễn biến

nhanh, tính đề kháng thuốc của vi khuẩn ngày càng tăng nên việc điều trị bệnh thường
không mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, tiêm phòng vắc xin là biện pháp phòng bệnh có
hiệu quả nhất trong phòng chống bệnh tụ huyết trùng trâu bò. Bệnh tụ huyết trùng trâu
bò là đối tượng bệnh được quan tâm của ngành thú y, bệnh thuộc danh mục các bệnh
phải công bố dịch và tiêm phòng bắt buộc theo quy định của Bộ Nông Nghiệp và phát
triển Nông Thôn (theo quyết định số 63/2005/QĐ – BNN, ngày 25/03/2005).
Nhận thức được vai trò quan trọng của phòng bệnh bằng vắc xin, từ phát hiện
của Pasteur về vắc xin tụ huyết trùng gia cầm, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã
nghiên cứu và sản xuất thành công vắc xin tụ huyết trùng, trong đó có vắc xin tụ huyết
trùng trâu bò. Hiện nay một số loại vắc xin tụ huyết trùng đã được sản xuất như
bacterin, vắc xin với chất bổ trợ keo phèn, phèn chua và vắc xin nhũ dầu.
Thực tế đặt ra một yêu cầu là phải nâng cao hiệu quả tiêm phòng vắc xin tụ huyết
trùng cho đàn trâu bò trong cả nước nói chung và một số quận, huyện thuộc thành phố

1


Hồ Chí Minh nói riêng, được sự hướng dẫn của TS. Lê Anh Phụng và ThS. Huỳnh Thị
Thu Hương cùng sự chấp thuận của Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị thuộc
Chi Cục Thú Y Tp. HCM và công ty thuốc thú y Trung Ương II – NAVETCO, chúng
tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát khả năng bảo hộ sau tiêm phòng vắc xin nhũ dầu tụ
huyết trùng trâu bò chủng P52 trên bò sữa tại một số quận, huyện thuộc Tp.
HCM”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Xác định tỷ lệ bò sữa có kháng thể đạt bảo hộ sau tiêm phòng tại một số quận,
huyện thuộc Tp. HCM nhằm đánh giá khả năng bảo hộ của vắc xin đối với bệnh tụ
huyết trùng trâu bò.
1.2.2 Yêu cầu
Lấy mẫu huyết thanh bò sữa đã tiêm phòng vắc xin tụ huyết trùng trâu bò nhũ

dầu chủng P52 đem về phòng thí nghiệm thực hiên kỹ thuật ELISA (Enzyme Linked
Immuno Sorbent Assay) để phát hiện kháng thể bảo hộ.
Khảo sát tỷ lệ bò sữa có kháng thể bảo hộ theo một số yếu tố như: khu vực, tuổi,
thời điểm sau tiêm phòng, theo quy mô chăn nuôi, theo nhóm máu lai (F1, F2, F3).

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Lịch sử bệnh tụ huyết trùng trâu bò
2.1.1 Lịch sử nghiên cứu bệnh trên thế giới
Năm 1878, lần đầu tiên bệnh tụ huyết trùng được Perronit và Seaner phát hiện
trên gà và cũng năm này Bollinger (Đức) đã phát hiện bệnh này trên một số loài vật
khác (Trích dẫn của De Alwis, 1992).
Vào năm 1880, Louis Pasteur đã phân lập vi khuẩn tụ huyết trùng trên gà (Fowl
cholera) và ông đã chế tạo thành công vắc xin tụ huyết trùng cho gà.
Sau khi Pasteur tìm ra nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng trên gà thì nhiều nhà
nghiên cứu khác cũng tìm thấy vi khuẩn tương tự từ nhiều loài động vật mắc bệnh tụ
huyết trùng. Năm 1885, Kitt đã tiến hành nuôi cấy, phân lập vi khuẩn và ông đã gây
bệnh thành công cho chuột và chim bồ câu. Loeuffler (1886) cũng phát hiện được bệnh
tụ huyết trùng trên heo. Cùng năm này, Hueppe (Đức) đã nghiên cứu và nhận thấy có
sự giống nhau về đặc điểm bệnh lý bại huyết, xuất huyết (haemorrhagic septicaemia)
trong bệnh tụ huyết trùng trên gà, thỏ và heo, do đó ông gọi chung là vi khuẩn gây bại
huyết, xuất huyết (Bacterium septicaemia haemorrhagic).
Đến năm 1887, Trevisan đổi tên cho vi khuẩn là Pasteurella để ghi nhớ công
lao của Louis Pasteur, người đã có nhiều đóng góp vào việc phát hiện ra vi khuẩn này.
Tên của vi khuẩn được đặt dựa trên các ký chủ mà chúng gây bệnh như Pasteurella
aviseptica (trên loài cầm), Pasteurella suiseptica (trên heo), Pasteurella boviseptica
(trên bò), Pasteurella oviseptica (trên cừu) và Pasteurella lepseptica (trên thỏ).

Năm 1929, Toyley và Wilson đề nghị đặt tên cho vi khuẩn là Pasteurella septic.
Sau đó, đến năm 1939, Rosenbusch và Merchant đề nghị đặt tên cho vi khuẩn là P.
multocida.

3


2.1.2 Lịch sử nghiên cứu trong nước
Bệnh tụ huyết trùng trâu bò được phát hiện ở Việt Nam vào khoảng thế kỷ XIX.
Năm 1868, Condamine lần đầu tiên phát hiện ra một bệnh truyền nhiễm trên trâu ở Bà
Rịa, Long Thành. Sau đó, năm 1869 Carnieim phát hiện bệnh ở Gò Công tỉnh Tiền
Giang (Trích dẫn của Trần Thanh Phong, 2003).
Năm 1901, Schein bằng phương pháp phân lập và tiêm truyền qua động vật thí
nghiệm đã xác định được nguyên nhân gây ra ổ dịch trên trâu bò ở Tây Ninh là do vi
khuẩn tụ huyết trùng (Trích dẫn của Đoàn Thị Băng Tâm, 1987).
2.2 Một số đặc điểm dịch tễ học
2.2.1 Phân bố bệnh trên thế giới
Bệnh tụ huyết trùng trâu bò phân bố ở nhiều vùng trên thế giới. Ở châu Âu, bệnh
xảy ra ở Italia, Rumani và ở Anh, thường tập trung vào tháng 9 đến tháng 12 (Gilmour,
1992). Ở châu Phi bệnh thường xảy ra ở vùng ẩm ướt, nhiều đầm lầy và những vùng
quanh năm chỉ một mùa. Tại châu Á, bệnh xảy ra phổ biến ở các nước Việt Nam, Lào,
Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan,…và xảy ra quanh năm, tập trung
vào những tháng giao mùa và mùa mưa. Sri Lanka là một trong những nước có tỷ lệ
trâu bò bị bệnh tụ huyết trùng nhiều nhất (tỷ lệ trâu bị bệnh là 45,2%, cao hơn nhiều so
với bò bị bệnh là 15,8% và tỷ lệ tử vong có thể đến 64,5%) (De Alwis, 1992).
2.2.2 Phân bố bệnh trong nước
Tại Việt Nam, bệnh tụ huyết trùng trâu bò có ở hầu hết các vùng, miền và xảy ra
lẻ tẻ quanh năm. Theo thống kê 10 năm từ 1986 đến 1995 dịch bệnh tụ huyết trùng trâu
bò là nguyên nhân gây chết hơn 70% số trâu bò chết hàng năm (Dương Thế Long,
1994).


4


Miền Bắc
Khu vực miền Bắc, bệnh xuất hiện quanh năm nhưng tập trung vào các tháng
mưa nhiều, cao điểm từ tháng 7 đến tháng 9 và khoảng 82% số ổ dịch xuất hiện tại các
tỉnh phía Bắc vào tháng 8 – 9, trong khi đó ở các tỉnh phía Nam dịch thường xuất hiện
từ tháng 4 – 10 và số ổ dịch quan sát được từ tháng 7 đến tháng 9 chiếm 78% số ổ dịch
trong cả năm (Bùi Quý Huy, 1998). Tại các tỉnh miền núi phía Bắc, dịch bệnh tụ huyết
trùng trâu bò phát triển mạnh vào lúc giao mùa, chuyển mùa đột ngột hoặc có mưa
nhiều, trời rét đậm. Những điều kiện như vậy dễ dẫn đến giảm sức đề kháng của vật
nuôi, trong khi đó lại tạo điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát tán của mầm bệnh và
bệnh xuất hiện với cường độ cao. Tại Lạng Sơn bệnh tụ huyết trùng trâu bò thường bắt
đầu vào tháng 4, đỉnh cao là tháng 6 và giảm đến mức thấp nhất vào tháng 10 hàng năm.
Số lượng trâu bò chết tại tỉnh Lạng Sơn trong vòng 6 năm từ 1991 đến 1996 cũng rất
cao, lên tới 8.000 con, có huyện chỉ trong một ổ dịch đã chết gần 2.000 con (Đỗ Được,
1998). Trong khi đó tại tỉnh Sơn La thì số lượng trâu bò chết do bệnh tụ huyết trùng từ
năm 1980 đến 1993 biến động từ 21 đến 155 con/tháng (Dương Thế Long, 1994).
Miền Trung
Bệnh tụ huyết trùng trâu bò tại các tỉnh miền Trung xảy ra chủ yếu vào lúc giao
mùa (tháng 3 – 5 và tháng 9 – 10), tỷ lệ trâu bò bị bệnh trong thời gian này chiếm
khoảng 70% tổng số trâu bò mắc bệnh trong năm (Nguyễn Ngã và ctv, 1995). Tại Đắc
Lắc, mùa dịch bệnh tụ huyết trùng trâu bò là tháng 5 – 6 và tháng 8 – 9 trong năm, các
yếu tố khí hậu thời tiết có tác động đến bệnh tụ huyết trùng gia súc, trong đó ảnh hưởng
lượng mưa đến số gia súc bệnh là rõ nhất (Cao Văn Hồng và ctv, 2002).

5



Miền Nam
Tại một số tỉnh phía Nam, bệnh tụ huyết trùng trâu bò cũng là nguyên nhân gây
chết hàng nghìn trâu bò nuôi mỗi năm ở Long An, Kiên Giang, Bình Phước. Những
năm gần đây dịch bệnh xảy ra có ít hơn, nhưng thiệt hại do bệnh vẫn ở mức độ đáng lo
ngại cho ngành chăn nuôi trâu bò (Nguyễn Vĩnh Phước và ctv, 1979).
2.2.3 Động vật cảm thụ
Trâu và bò là những loài mắc bệnh chủ yếu, trâu bị nhiều và nặng hơn bò. Về lứa
tuổi, trâu bò non (6 tháng – 2, 3 tuổi) dễ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao nhất.
Các loài động vật khác nhau có sự mẫn cảm khác nhau đối với vi khuẩn gây bệnh
tụ huyết trùng trâu, bò. Mức độ mẫn cảm của các loài động vật khi thí nghiệm với vi
khuẩn P. multocida thuộc serotype B:2 được trình bày theo thứ tự giảm dần như sau:
thỏ – chuột bạch – trâu, bò – chuột lang – bồ câu – heo – ngựa – cừu, dê – chó (Bain và
ctv, 1982).
Một số ổ dịch tụ huyết trùng trâu, bò có thể xảy ra đồng thời với bệnh tụ huyết
trùng ở heo và ngựa. Tại Quảng Ninh đã xác nhận xác heo rừng chết trong ổ dịch tụ
huyết trùng trâu, bò (Bùi Quý Huy, 1998).
2.3 Bệnh tụ huyết trùng trâu bò
2.3.1 Phân loại, đặc điểm hình thái và nhuộm màu vi khuẩn
Bệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn thuộc bộ Eubacteriales, họ Pasteurellaceae,
giống Pasteurella, loài P. multocida gây ra.
Vi khuẩn P. multocida là một trực khuẩn nhỏ, ngắn, hình trứng, bầu dục hay hình
cầu (cầu trực khuẩn), kích thước thay đổi từ 0,3 – 0,4 µm x 0,6 – 2,5 µm, gram âm,
không sinh bào tử, không di động, có nội độc tố, có giáp mô mỏng, bề dày của giáp mô
thay đổi tùy theo serotype (rõ nhất là ở type A và D). Trong mô bào động vật mắc bệnh,
vi khuẩn P. multocida thường ở dạng đồng nhất nhưng trong môi trường nuôi dưỡng

6


nhân tạo thì hình dạng của P. multocida thường rất khác nhau (hình que, hình cầu, hình

trứng).
Vi khuẩn P. multocida có một đặc tính đặc biệt là khi được nhuộm bằng phương
pháp nhuộm Wright hoặc Giemsa tiêu bản làm từ máu, tế bào bị bệnh hoặc vi khuẩn
mới phân lập thì vi khuẩn sẽ bắt màu lưỡng cực. Tuy nhiên, khi nuôi cấy vi khuẩn trên
môi trường nhân tạo thì đặc tính này không ổn định. Đặc tính này đã được Manniger
(1919) giải thích là khi đang ở giai đoạn sinh sản, vi khuẩn gia tăng về kích thước để
phân chia, nguyên sinh chất tập trung về hai đầu nên khi tiến hành nhuộm, hai đầu của
vi khuẩn thường bắt màu đậm hơn.
2.3.2 Đặc điểm nuôi cấy
Vi khuẩn P. multocida thuộc loại hiếu khí tùy nghi hoặc yếm khí không bắt buộc,
nhiệt độ thích hợp là 37 – 380 C với pH : 7,2 – 7,4.
Môi trường tốt nhất cho vi khuẩn P. multocida phát triển là môi trường YPC
(yeast extract pepton L – cystine) có thêm sucrose và sodium sulfit (Na2SO4). Vi khuẩn
P. multocida phát triển trên môi trường YPC thạch máu sẽ tạo nhiều kháng nguyên quan
trọng hơn là cấy trên các môi trường tổng hợp khác. Đây cũng là môi trường giúp tái tạo
giáp mô của vi khuẩn. Vi khuẩn P. multocida còn có khả năng mọc tốt trong môi trường
chế từ đậu phụ. Tuy nhiên vi khuẩn P. multocida không phát triển trên môi trường thạch
Mac Conkey (Namioka và Murata, 1961; trích dẫn của Tô Minh Châu và Trần Thị Bích
Liên, 2006).
Trên môi trường canh dinh dưỡng, trong điều kiện nuôi cấy tĩnh, ở 370 C trong
24 giờ, vi khuẩn mọc gây vẩn đục, khi lắc có vẩn sương mù. Khuẩn lạc có mùi đặc biệt
giống mùi tanh nước dãi khô. Vi khuẩn mọc tốt nếu thêm vào môi trường vài giọt huyết
thanh.
Đối với môi trường thạch thường, P. multocida thường mọc rất yếu nhưng lại
mọc rất tốt trên môi trường có bổ sung 5 – 19 % máu thỏ. Trên hai môi trường này sau

7


24 giờ nuôi cấy, P. multocida phát triển thành 3 dạng khuẩn lạc S, R, M nhỏ, tròn, long

lanh như hạt sương. Nếu để vài ngày sau, khuẩn lạc sẽ phát triển to hơn và có màu trắng
đục, trong vài ngày khuẩn lạc chuyển sang màu trắng ngà dính vào môi trường.
Môi trường Hottinger cũng rất tốt cho vi khuẩn P. multocida phát triển. Trong
môi trường Hottinger có bổ sung thêm đường, tụy đệm, P. multocida phát triển mạnh và
có thể đạt đựơc nồng độ cao. Nuôi cấy có sục khí có thể làm tăng sinh khối vi khuẩn lên
gấp 20 lần so với nuôi cấy tĩnh. Sục khí bằng hỗn hợp khí có tỷ lệ CO2 và O2 khác nhau
cũng tác dụng như sục khí bằng không khí thường. Nuôi cấy động trên máy lắc vi khuẩn
cần 12 giờ để đạt tới pha dừng, còn nuôi cấy có sục khí và khuấy đảo liên tục trong
fermentor bằng công nghệ lên men hiện đại chỉ cần 5 – 6 giờ đã đạt mức phát triển tối
đa (Trần Đình Từ và ctv, 2000).
2.3.3 Đặc tính sinh hóa
Về đặc điểm sinh hóa học của P. multocida đã có nhiều tác giả nghiên cứu.
Vi khuẩn P. multocida sinh oxydase, catalase và indole, khử nitrate. Nó không
sản xuất urease hoặc sinh H2S, không sử dụng citrate hoặc làm tan chảy gelatin. Lên
men glucose và sucrose tạo acid nhưng không sinh hơi. Đa số chủng vi khuẩn lên men
sorbitol, một số chủng lên men arabinose, xylose và maltose, trong khi salicin và lactose
không bao giờ lên men (Lê Anh Phụng, 2011).

8


Bảng 2.1 Một số đặc tính sinh hóa của P. multocida
Phản ứng
Dung huyết
Indol
Urea
Mac Conkey
Catalase
Oxydase
Gelatin

Glucose
Lactose
Succrose
Maltose

Kết quả
_
+
_
_
+
+
_
+
_
+
_
(Nguồn: Tô Minh Châu, Trần Thị Bích Liên,1999).

2.3.4 Cấu trúc kháng nguyên và độc tố
P. multocida có kháng nguyên giáp mô K (Kapsul) và kháng nguyên thân (O).
Theo quy ước quốc tế khi trình bày cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn tụ huyết trùng
được giám định, người ta viết kháng nguyên giáp mô trước và kháng nguyên thân sau
(Trần Xuân Hạnh, 2004).
Kháng nguyên giáp mô (K): cấu tạo từ polysaccharide, và chỉ có ở vi khuẩn P.
multocida tạo dạng khuẩn lạc láng (S), không bao giờ gặp ở vi khuẩn tạo dạng nhầy (M)
và dạng gồ ghề (R). Giáp mô ngăn cản quá trình thực bào, chống lại hoạt động diệt
khuẩn của bổ thể (Trần Xuân Hạnh, 2004).
Trên cơ sở khác nhau về cấu trúc của kháng nguyên giáp mô, Carter (1955) dùng
phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp đã phân biệt 5 serotype kháng nguyên của vi

khuẩn P. multocida là: A, B, D, E và F. Ở trâu bò thường gặp type A và B với type A
gây viêm phổi và type B thường gây bại xuất huyết.

9


Kháng nguyên thân (O): kháng nguyên thân được cấu tạo bởi phức hợp protein –
polysaccharide – lipopolysaccharide.
Từ kết quả của phản ứng kết tủa khuyếch tán trên thạch, Heddleston và ctv
(1972) đã xác định được vi khuẩn P. multocida có 16 type kháng nguyên thân (O) khác
nhau được ký hiệu từ 1 – 16. Hiện nay để xác định serotype của vi khuẩn P. multocida
là sự kết hợp cách phân loại của Carter – Heddleston, như vậy một serotype sẽ được ký
hiệu bằng một chữ cái in đại diện kháng nguyên K và một chữ số Ả Rập dùng chỉ kháng
nguyên thân (O). Bệnh bại xuất huyết trâu bò ở Việt Nam thường có cấu trúc kháng
nguyên là B:2 (theo Carter – Heddleston).
Vi khuẩn P. multocida có cả nội và ngoại độc tố. Nội độc tố có bản chất
lipopolysaccharide gây độc cho nhiều loài động vật. Còn ngoại độc tố có bản chất là
protein gây hoại tử da, gây độc đối với tế bào phổi bò, gây tiêu chảy có màng giả.
2.3.5 Khả năng tồn tại của vi khuẩn
Vi khuẩn P. multocida có khả năng tồn tại kém đối với ngoại cảnh, dễ dàng bị
tiêu diệt bởi ánh sáng, chất sát trùng, nhiệt độ (sức nóng 580 C chết trong vòng 20 phút,
800 C trong 10 phút, còn ở 1000 C vi khuẩn chết tức khắc) (Lê Anh Phụng, 2011).
Tuy nhiên, P. multocida sống khá lâu trong đất ẩm, trong nền chuồng và đồng cỏ
nơi có dịch. Trong máu, P. multocida có thể sống từ 14 đến 21 ngày. Trong xác chết,
tồn tại 1 đến 3 tháng. Trong máu, mô bào, nước tiểu của gia súc bị chết bệnh P.
multocida vẫn giữ đựơc độc lực trong 5 – 9 ngày. Trong tủy xương, P. multocida giữ
được độc lực trong 8 ngày. Trong phân, P. multocida có thể sống đựoc 14 ngày. Các
chất sát trùng đều có thể diệt nhanh P. multocida : HgCl2 1/5000 và acid phenic 5%
diệt trong 1 phút; formol 1%, NaOH 1%, cresyl 3% diệt trong 3 – 5 phút; nước vôi 10%
diệt trong 2 giờ (Trích dẫn của Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 2006).


10


2.3.6 Cách sinh bệnh và lây lan
Yếu tố mở đường

vi khuẩn xâm nhập

(không thuận lợi cho thú)

Hạch cổ

Hạch hầu

Hạch lâm ba ruột

Hạch khí quản

Máu

Thể ngực

Bại huyết

Hạch vai

Thể hạch

Thể bụng


Sơ đồ 2.1 Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn P. multocida
(Nguồn: Lê Anh Phụng, 2011)
Vi khuẩn P. multocida có độc lực mạnh qua đường niêm mạc hô hấp hay tiêu
hóa, qua hệ lâm ba vào máu gây bại huyết sau đó đến hạch bạch huyết gây sưng hạch
hầu, hạch vai, hạch phổi, làm xáo trộn hô hấp. Vi khuẩn P. multocida có độc lực thấp
thường định vị tại chỗ, sản sinh độc tố. Bệnh tụ huyết trùng thường phát ra ở những
vùng ẩm thấp vào mùa nóng, ẩm. Vào mùa nóng, nhiệt độ cao, áp lực không khí thay
đổi bất thường, mưa rào đột ngột, vi khuẩn được nước mưa đưa lên dính vào lá cây,
ngọn cỏ rồi vào cơ thể trâu bò qua đường tiêu hóa và vào máu do những sây xát tại niêm
mạc đường tiêu hóa. Từ những vết thương này, P. multocida vào hệ lâm ba, nhất là hạch
sau hầu nên thường làm hạch hầu họng sưng to. Hơn nữa, P. multocida có thể sống
trong đường hô hấp và tiêu hóa của động vật khỏe mạnh hay còn ở trong cơ thể động

11


vật khỏi bệnh nhưng không gây bệnh, vì giữa vi khuẩn và động vật có trạng thái cân
bằng. Khi trạng thái cân bằng này bị phá vỡ theo hướng có lợi cho vi khuẩn thì vi khuẩn
tăng độc lực tác động, gây bệnh (Theo tổng hợp của Trần Văn Phương, 2012).
2.3.7 Chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng trâu bò
Bệnh tụ huyết trùng trâu bò có thể được chẩn đoán qua triệu chứng lâm sàn điển
hình, bệnh tích đại thể, tiền sử bệnh trong đàn, tỷ lệ bệnh và chết bệnh và tính mùa vụ,
loài thú mẫn cảm, tuổi mắc bệnh, phân lập và giám định vi khuẩn. Chẩn đoán phân biệt
với các bệnh nhiệt thán, bệnh dịch tả trâu bò, bệnh lê dạng trùng, bệnh ung khí thán (Lê
Anh Phụng, 2011).
Phương pháp miễn dịch bệnh lý cũng đã được ứng dụng trong chẩn đoán bệnh tụ
huyết trùng trâu bò. Đây là phương pháp khá đơn giản, có độ nhạy cao, có sự tương ứng
giữa kính hiển vi quang học và kính hiển vi điện tử, có thể chẩn đoán được bệnh ngay
cả khi không phân lập được vi khuẩn (Đỗ Tuấn Cương và ctv, 2004).

Dùng kỹ thuật PCR (polymerase chain reaction) để phát hiện vi khuẩn P.
multocida.
2.4 Điều trị và phòng bệnh tụ huyết trùng trâu bò
2.4.1 Điều trị
Có rất nhiều loại kháng sinh có thể dùng để điều trị bệnh tụ huyết trùng trâu bò,
phụ thuộc vào từng vùng, từng trại mà có thể sử dụng các loại kháng sinh khác nhau
trên cơ sở kết quả của kháng sinh đồ. Có thể dùng penicillin phối hợp với streptomycin,
ampicilline, erythromycine, spectinomycine, lincomycine, tetracycline, gentamycine
(Lê Anh Phụng, 2011). Kháng huyết thanh cũng được dùng để điều trị bệnh tụ huyết
trùng trâu bò (Phan Thanh Phượng, 1986).
Trên thế giới, sự lựa chọn kháng sinh để điều trị tại các nước có khác nhau. Tại
Italia, các thú y sĩ sử dụng danofloxacin, trimethoprim (Grimshaw, 1990). Tại Mỹ,
Canada và Australia, các thú y sĩ dùng ceftiofur hoặc tilmicosin, một số kháng sinh khác

12


cũng được sử dụng như: ampicillin, erythromycin, tetracyclin, sulfamethazin nhưng
phải với liều cao (Stephens và ctv, 1993; Watts và ctv, 1994). Tại Pakistan sử dụng các
loại kháng sinh như clamoxyl, farmox 15% và gentakel (Sheikh và ctv, 1996). Tại Đức,
kháng sinh được dùng nhiều nhất để điều trị bệnh tụ huyết trùng trâu bò là
spectinomycin (Schwarz và ctv, 2004; theo tổng hợp của Trần Văn Phương, 2012).
2.4.2 Phòng bệnh
2.4.2.1 Vệ sinh an toàn sinh học
Thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học trong chăm sóc, dinh dưỡng, tách
nhập đàn, quản lý, vệ sinh, cắt đứt đường truyền lây…
 Bồi dưỡng chăm sóc tốt, tăng cường sức đề kháng cho thú nhất là những tháng
giao mùa.
 Cách ly thú bệnh, thú nhập đàn, không nhốt chung thú bệnh với thú khỏe.
 Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, định kỳ phun thuốc sát

trùng.
 Tiêu diệt chuột, không nuôi các loại thú khác nhau trong trại.
2.4.2.2 Phòng bệnh bằng vắc xin
Việc phòng bệnh bằng vắc xin là biện pháp chủ động và mang lại hiệu quả cao.
Hiện nay đã nhiều loại vắc xin được sử dụng để tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng trâu bò
như: bacterin, vắc xin với chất bổ trợ keo phèn, phèn chua và vắc xin nhũ dầu. Tùy từng
điều kiện mà quyết định dùng loại vắc xin nào cho thích hợp. Nhìn chung vắc xin nhũ
dầu sử dụng an toàn và cho hiệu quả phòng bệnh cao hơn các vắc xin tụ huyết trùng
khác (Trần Xuân Hạnh, 2008).

13


2.5 Vắc xin và miễn dịch
2.5.1 Vắc xin
Vắc xin là các chế phẩm sinh học được điều chế từ chính tác nhân gây bệnh (toàn
phần hay một phần) hay sản phẩm của chúng, được làm giảm hay mất độc lực, khi được
đưa vào cơ thể đối tượng được hưởng vắc xin (bằng các phương pháp khác nhau) thì
không có khả năng gây bệnh cho đối tượng đó nhưng đều có khả năng kích thích sinh
miễn dịch (dịch thể hay tế bào). Vắc xin đầu tiên của Edward Jenner (1749 – 1823)
được điều chế chế phẩm từ mụn nước từ bò bị nhiễm bệnh dùng để chủng cho người
bảo vệ khỏi bệnh đậu mùa ra đời năm 1798. Kế đến là nhiều công trình nghiên cứu của
Louis Pasteur (1822 – 1895) với vắc xin vi sinh vật cùng loài (bổ trợ hay được bất hoạt
để làm giảm độc lực của chúng) và vắc xin dại nhược độc (1885) đã mở đầu cho kỷ
nguyên sử dụng vắc xin phòng bệnh. Có nhiều loại vắc xin: (1) Vắc xin cổ điển bao
gồm vắc xin sống nhược độc và vắc xin chết bất hoạt. (2) Vắc xin thế hệ mới bao gồm
vắc xin protein bất hoạt hay vắc xin tiểu đơn vị (tiểu phần), vắc xin peptide tổng hợp,
vắc xin sống hủy bỏ gen, vắc xin sống tái tổ hợp, vắc xin DNA (Theo Lâm Thị Thu
Hương, 2009).
Hai loại vắc xin được sản xuất và sử dụng phổ biến nhất là vắc xin bất hoạt và

vắc xin nhược độc:
 Vắc xin bất hoạt hay vắc xin chết là loại vắc xin được điều chế từ vi sinh vật
hay ngoại độc tố của vi khuẩn đã được bất hoạt bằng cơ chế hóa học hay vật lý mà
không làm thay đổi tính sinh miễn dịch. Ưu điểm của loại vắc xin này là ổn định, an
toàn, dễ bảo quản. Tuy nhiên vắc xin bất hoạt tạo miễn dịch phòng hộ chậm (14 – 21
ngày), thời gian miễn dịch ngắn, hiệu lực phòng vệ hạn chế, liều tiêm vắc xin lớn. Vắc
xin vô hoạt có hai loại, vắc xin vô hoạt không có chất bổ trợ và có chất bổ trợ. Vắc xin
bất hoạt không có chất bổ trợ (Bacterine) đơn giản dễ chế tạo nhưng hiệu lực vắc xin
này thấp, độ dài miễn dịch ngắn và hiện nay ít được sử dụng. Vắc xin bất hoạt có chất
bổ trợ là loại vắc xin được sử dụng nhiều nhất hiện nay, kháng nguyên đã được vô hoạt

14


×