Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Qua lịch sử 3 phương thức sản xuất trước TBCN chứng minh quy luật QHSX phải phù hợp với trình độ phát triển của LLSX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.01 KB, 10 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Trải qua các hình thái kinh tế xã hội từ trước đến nay quy luật của sự phù hợp
của quan hệ sản xuất (QHSX)phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất(LLSX) luôn là quy luật cơ bản nhất trong cả lĩnh vực kinh tế và
trong lịch sử phát triển của xã hội loài người.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã khẳng định: LLSX và QHSX là hai mặt của
phương thức sản xuất (PTSX)chúng tồn tại và không tách rời nhau, tác động lẫn
nhau. QHSXphù hợp với trình độ và tính chất của LLSXlà động lực thúc đẩy LLSX
phát triển, ngược lại QHSX lỗi thời lạc hậu hoặc tiên tiến hơn một cách giả tạo so
với trình độ phát triển của LLSX sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX.Trong xã hội
có giai cấp mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX biểu hiện thành mâu thuẫn giữa các giai
cấp đối địch , mâu thuẫn này tất yếu dẫn đến đấu tranh giai cấp nổ ra cách mạng xã
hội thay thế QHSX cũ lạc hậu bằng QHSX mới tiến bộ hơn. Lịch sử loài người đã
trải qua các phương thức sản xuất: công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong
kiến. Hiện nay chúng ta vẫn vận dụng những quy luật này để áp dụng vào các thành
phần kinh tế của nước ta. Để làm rõ hơn về vấn đề này tôi chọn đề tài “ Qua lịch sử
3 phương thức sản xuất trước TBCN chứng minh quy luật QHSX phải phù
hợp với trình độ phát triển của LLSX’’ để làm tiểu luận bộ môn kinh tế chính trị.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo dạy bộ môn chính trị Đỗ Ngọc Minh đã
giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình làm tiểu luận này.

1
PHẦN NỘI DUNG
I- Nội dung QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX.
Trong quá trình sản xuất con người không ngừng thu nhận thêm những kinh
nghiệm sản xuất và không ngừng cải tiến công cụ sản xuất. Vì vậy LLSX phát triển
không ngừng và đến một trình độ nào đó thì vượt ra khỏi khuôn khổ của QHSX
đương thời. Lúc ấy xảy ra xung đột giữa LLSX và QHSX đã lỗi thời, rút cục những
QHSX này phải thay đổi bằng những QHSX mới, thích hợp với trình độ phát triển
mới của của LLSX.
Anghen chỉ ra rằng “ Cac Mac là người đầu tiên đã phát hiện ra quy luật phát


triển của lịch sử loài người nghĩa là tìm ra sự thật đơn giản là “Trước hết con người
phải ăn uống ở mặc trước khi có thể lo đến chuyện làm chính trị nghệ thuật’.
PTSX đời sống vật chất chi phối toàn bộ quá trình đời sống xã hội đời sống
chính trị và đời sống tinh thần của xã hội.
1- lực lượng sản xuất là gì ?
1.1 LLSX Là toàn bộ những năng lực sản xuất của một xã hội nhất định ở một thời kì
nhất định.
LLSX biểu hiện mối quan hệ tác động giữa con người với tự nhiên biểu hiện
trình độ sản xuất của con người ,năng lực hoạt động thực tiễn của con người trong
quá trình sản xuất ra của cải vật chất .LLSX bao gồm tư liệu sản xuất (TLSX) và
quan hệ sản xuất (QHSX).
LSX được cấu thành từ hai bộ phận đối tượng lao động(ĐTLĐ) và tư liệu lao
động (TLLĐ).
ĐTLĐ là những sản phẩm của giới tự nhiên được con người trực tiếp sử dụng
và đưa vào sản xuất hoặc cũng có thể là những sản phẩm không có sẵn mà con
người phải tác động vào nó để biến nó thành sản phẩm có ích.
TLLĐ là những vật thể mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao
động. Trong TLLĐ có công cụ lao động là hệ thống xương cốt và bắp thịt của sản

2
xuất. Trong quá trình sản xuất công cụ lao động luôn luôn được cải tiến. Nó là yếu
tố động nhất và cánh mạng nhất trong LLSX Công cụ lao động quyết định năng suất
lao động hiệu quả sản xuất và chất lượng của sản phẩm, là cơ sở xác định trình độ
phát triển của sản xuất, là tiêu chuẩn để phan biệt sự khác nhau qua các thời đại kinh
tế. Trong các yếu tố hợp thành LLSX thì người lao động là chủ thể bao giờ cũng là
LLSX cơ bản quyết định nhất của xã hội.
1.2-QHSX là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất.
Mối quan hệ đó bao gồm quan hệ sở hữu về TLSX, quan hệ về tổ chức quản
lý, quan hệ về phân phối sản phẩm lao động. Mỗi loại QHSX tiêu biểu cho bản chất
kinh tế của một PTSX nhất định.

Ba mặt nói trên của QHSX có quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó quan hệ sở
hữu về tư liệu sản xuất có ý nghĩa quyết định đối với tất cả những quan hệ khác. Bản
chất của bất kì quan hệ sản xuất nào cũng đều phụ thuộc vào những tư liệu sản xuất
chủ yếu trong xã hội thuộc về ai (trang 111_sách giáo trình triết học).
Có 2 hình thức sở hữu cơ bản về TLSX: sở hữu tư nhân và sở hữu xã hội.
Những hình thức sở hữu đó là những quan hệ kinh tế thực hiện giữa người với người
trong xã hội.
Quan hệ kinh tế tổ chức xuất hiện trong quá trình tổ chức sản xuất. Nó vừa
biểu hiện quan hệ giữa người với người vừa biểu hiện trạng thái tự nhiên kĩ thuật
của nền sản xuất. Quan hệ kinh tế tổ chức phản ánh trình độ phân công lao động xã
hội chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất. Nó do tính chất và trình độ phát triển
của LLSX quyết định Cac Mac viết “ Trong sản xuất người ta không chỉ quan hệ với
tự nhiên người ta không chỉ quan hệ sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo
một phong cánh nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động với nhau. Xã
hội cổ đại, xã hội phong kiến , xã hội tư sản đều là tổng thể các QHSX. Như vậy
mỗi tổng thể đó đồng thời lại đại biểu cho một giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch
sử nhân loại’’.

3
2 - mối quan hệ giữa LLSX và QHSX.
LLSX và QHSX là hai mặt của PTSX chúng tồn tại không tách rời nhau tác
động qua lại lẫn nhau tạo thành quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát
triển của LLSX _ quy luật cơ bản nhất của sự vận động và phát triển xã hội. Quy
luật này vạch rõ sự phụ thuộc khách quan của QHSX vào sự phát triển của LLSX
đồng thời QHSX cũng tác động trở lại LLSX.
Khuynh hướng chung của sản xuất vật chất là không ngừng phát triển, sự phát
triển đó suy cho đến cùng là bắt nguồn từ sự biến đổi và phát triển của LLSX trước
hết là công cụ lao động.
Trong lịch sử xã hội LLSX đẫ phát triển từ chỗ có tính chất cá nhân lên tính
chất xã hội hoá.

LLSX thường xuyên vận động phát triển nên QHSX cũng luôn luôn thay đổi
để phù hợp với sự phát triển của LLSX nhưng LLSX phát triển nhanh còn QHSX có
xu thế tương đối ổn định, khi đó QHSX cũ không còn phù hợp nữa trở thành “xiềng
xích’’ của LLSX kìm hãn sự phát triển của LLSX sẽ nảy sinh mâu thuẫn gay gắt
giữa hai mặt của PTSX, sự phát triển đó tất yếu dẫn đến việc xoá bỏ QHSX cũ thay
thế bằng một kiểu QHSX mới phù hợp với LLSX, mở đường cho LLSX phát triển.
3-Sự tác động trở lại của QHSX với LLSX.
LLSX quyết định QHSX nhưng QHSX cũng có tính độc lập tương đối và tác
động trở lại sự phát triển của LLSX Nếu QHSX phù hợp với tính chất và trình độ
phát triển của LLSX nó sẽ thúc đẩy LLSX phát triển và ngược lại.
Tuy nhiên việc giải quyết mâu thuẫn này không phải là đơn giản. Nó phải
thông qua nhận thức và hoạt động cải tạo xã hội của con người. Trong xã hội có giai
cấp phải thông qua giai cấp hông qua cách mạng xã hội.
4-Chứng minh QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX qua 3 phương
thức sản xuất.
1.1 –Phương thức sản xuất công xã nguyên thuỷ.

4
Thời kỳ công xã nguyên thuỷ con người không làm chủ được thiên nhiên
Công cụ lao động của họ rất thô sơ và lạc hậu chủ yếu là dùng đồ bằng đá Sau này
họ biết mài 2 hòn đá vào nhau để tìm ra lửa , họ cũng bước đầu biết trồng trọt.
LLSX thời kì này đạt tới trình độ cao nhất là khi họ phát hiện ra đồng bằng
cách nấu quặng Đây là bước ngoặt lớn trong thời kỳ này.
Trong xã hội nguyên thuỷ chế độ sở hữu là chế độ công xã Công hữu công xã
có quyền làm chủ từng nhóm người. Vào thời đại này chế độ công hữu dựa trên một
trình độ rất lạc hậu. Họ sinh sống thành những bầy đàn ăn uống sinh hoạt chung với
nhau không có sự phân chia giai cấp Sự bình đẳng này là một sự tất yếu dựa trên
một trình độ xã hội thấp kém.
1.2- Phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ.
Thời kỳ này LLSX phát triển cao con người đã biết luyện sắt về chế tạo ra

những công cụ lao động bằng sắt để nâng cao năng suất lao động. Trồng trọt và chăn
nuôi cũng phát triển. Từ đây dẫn đến sự phân công lao động xã hội , chăn nuôi tách
khỏi trồng trọt.
Trong giai đoạn này có nhiều thành tựu về khoa học Thuỷ lợi, kiến trúc đều
phát triển.
Lúc này QHSX ở thời kỳ công xã nguyên thuỷ trước đây không phù hợp nữa
thay vào đó là QHSX mới ra đời Chế độ tư hữu thay thế cho chế độ công hữu, xã
hội có giai cấp thay thế công xã thị tộc và cuối cùng chế độ chiếm hữu nô lệ đã ra
đời. Người chủ nô chiếm hữu TLSX và có quyền “sinh” quyền “sát’’ với nô lệ. Nô
lệ phải chịu sự áp bức bóc lột một cách nặng nề. Đối với chủ nô thì nô lệ chỉ là
những công cụ lao động, không được hưởng quyền lợi gì, bị tước đoạt quyền làm
người. Toàn bộ sản phẩm do nô lệ làm ra đều thuộc của chủ nô.Họ chỉ có ở trong
tay rất ít tư liệu sinh hoạt để lao động tạo ra sản phẩm cho chủ nô.
1.3- Phương thức sản xuất phong kiến.

5

×