Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Quy định về phòng, chống tham nhũng trong bộ quốc triều hình luật và bài học rút ra đối với công cuộc phòng, chống tham nhũng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.29 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRƯƠNG QUỐC HƯNG

QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM
NHŨNG TRONG BỘ QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT
VÀ BÀI HỌC RÚT RA ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC
PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG HIỆN NAY

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 60 38 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quốc Hoàn

Hà Nội, 2011


1

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

2


Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BỘ QUỐC

7

TRIỀU HÌNH LUẬT VÀ CÁCH TIẾP CẬN VỀ PHÒNG,
CHỐNG THAM NHŨNG HIỆN NAY
1.1. Khái quát về sự ra đời và hoàn thiện của Quốc triều hình

7

luật
1.2. Cách tiếp cận về phòng, chống tham nhũng hiện nay

11

Chương 2. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG, CHỐNG

15

THAM NHŨNG TRONG BỘ QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT
2.1. Phòng ngừa tham nhũng

17

2.2. Phát hiện tham nhũng

33

2.3. Xử lý tham nhũng


39

Chương 3. NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA CHO CÔNG CUỘC

51

PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG HIỆN NAY
3.1. Những bài học kinh nghiệm cho công tác phòng ngừa

51

tham nhũng
3.2. Những bài học kinh nghiệm cho công tác phát hiện và xử

60

lý tham nhũng
KẾT LUẬN

69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

71


2

MỞ ĐẦU
1- Tính cấp thiết của đề tài

Tham nhũng là một phạm trù lịch sử, xuất hiện cùng với sự ra đời của
Nhà nước và tồn tại cùng với sự phát triển của Nhà nước. Tại Việt Nam,
trong những năm gần đây, tham nhũng được đánh giá là ngày càng nghiêm
trọng cả về phạm vi và quy mô, thủ đoạn tham nhũng ngày càng tinh vi,
khó lường. Tham nhũng đã trở thành lực cản chính đối với công cuộc hội
nhập và phát triển kinh tế của đất nước, là một nguy cơ lớn đe doạ sự sống
còn của Đảng và chế độ ta. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng được xác
định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Đảng và nhà
nước và đang được thúc đẩy mạnh mẽ trong thời gian qua. Về mặt lập
pháp, có thể nhận thấy sự phát triển toàn diện trong tư duy nhận thức về
phòng, chống tham nhũng. Với việc ban hành Luật phòng, chống tham
nhũng năm 2005 thay thế Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998 và các
văn bản có liên quan trước đó, tiếp theo là sự ra đời của Chiến lược quốc
gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020, chúng ta đã thể hiện sự
chuyển hướng mạnh mẽ từ tư duy chống tham nhũng là chính sang tư duy
chống tham nhũng được tiến hành song song với phòng ngừa, trong đó
phòng ngừa là biện pháp chủ yếu nhằm ngăn chặn tận gốc nguyên nhân sản
sinh ra tham nhũng.
Tuy nhiên, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng luôn được xác
định là một cuộc chiến cam go, phức tạp bởi tham nhũng vẫn diễn ra rất
phức tạp và có xu hướng tăng về quy mô, tính chất ngày càng nghiêm
trọng. Do vậy, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa cuộc đấu tranh này là điều kiện
cần thiết nhằm bảo vệ và phát huy những thành quả đã đạt được của quá
trình hội nhập, phát triển kinh tế - xã hội. Để tạo cơ sở khoa học cho những
nỗ lực, những giải pháp phòng, chống tham nhũng, đòi hỏi chúng ta cần
nghiên cứu sâu sắc hơn, toàn diện hơn về tham nhũng cũng như kinh


3


nghiệm phòng, chống tham nhũng. Trong đó nghiên cứu kinh nghiệm
phòng, chống tham nhũng của cha ông ta trong lịch sử nhà nước phong
kiến Việt Nam, mà cụ thể là nghiên cứu các giải pháp phòng, chống tham
nhũng thông qua Quốc triều hình luật, bộ luật toàn diện nhất, nhân văn nhất
và được đánh giá là: “…thành tựu có giá trị đặc biệt quan trọng trong lịch
sử pháp luật Việt Nam” [35, tr.12] là hết sức có ý nghĩa, có giá trị cả về
mặt lý luận và thực tiễn.
Nghiên cứu về Quốc triều hình luật, một số nhà sử học và chính trị
gia đã thống nhất cho rằng, Quốc triều hình luật như là một phương tiện,
công cụ hữu hiệu để Nhà nước quản lý xã hội, trị vì đất nước với những tư
tưởng lập pháp rất gần với tư tưởng pháp luật hiện đại. Sự kết hợp pháp trị
với đức trị trong đạo trị quốc, an dân; mối quan hệ giữa pháp luật với
phong tục tập quán…
Với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, Quốc triều hình luật
mang lại cho chúng ta những bài học kinh nghiệm khá cách toàn diện với
những giải pháp đồng bộ, thiết thực. Có thể nói, tuy vẫn chứa đựng những
nội dung mang nặng tính hình luật như đặc điểm vốn thấy trong pháp luật
phong kiến, như quy định các hình phạt nghiêm khắc đối với các tội danh
tham nhũng, nhưng trong Quốc triều hình luật và các luật lệ do Hoàng đế
Lê Thánh Tông ban hành đã quy định các biện pháp phòng ngừa tham
nhũng khá toàn diện như: cải cách bộ máy nhà nước, hoàn thiện chế độ
lương bổng đối với đội ngũ quan lại, quy định chế độ kiểm tra, giám sát
chặt chẽ hệ thống quan lại từ trung ương xuống địa phương... Có thể nói,
việc nghiên cứu những quy định mang tính chất vừa toàn diện về chính
sách vừa cụ thể trong từng biện pháp, vừa nhân văn vừa nghiêm khắc trong
hình phạt rất có ý nghĩa đối với việc hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm
nâng cao hơn nữa hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong giai
đoạn hiện nay.



4

Do vậy, đề tài luận văn “Quy định về phòng, chống tham nhũng
trong bộ Quốc triều hình luật và những bài học rút ra đối với công cuộc
phòng, chống tham nhũng hiện nay” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong
giai đoạn hiện nay.
2- Tình hình nghiên cứu
Phòng, chống tham nhũng là vấn đề được xã hội và nhiều nhà khoa
học pháp lý quan tâm, thậm chí cả những nhà khoa học thuộc các lĩnh vực
xã hội khác như triết học, xã hội học và sử học. Có nhiều bài viết trên các
báo, tạp chí hoặc các công trình khoa học đề cập đến các khía cạnh khác
nhau của vấn đề này. Cụ thể như: Luận án phó tiến sỹ triết học: “Tham
nhũng ở nước ta hiện nay và biện pháp khắc phục” năm 1993 của tác giả Lê
Văn Cương xem xét vấn đề tham nhũng dưới giác độ triết học; Luận văn
cao học luật: “Chính sách hình sự về đấu tranh chống tham nhũng trong
giai đoạn hiện nay ở nước ta” năm 1996 của tác giả Ngô Quang Liễn; đề tài
nghiên cứu khoa học, mã số KXBĐ 02 của Ban Nội chính Trung ương năm
1997 nghiên cứu về những vấn đề lý luận và giải pháp thực tiễn đấu tranh
chống tham nhũng; Luận án tiến sỹ luật học: “Tình hình, nguyên nhân và
các biện pháp đấu tranh phòng, chống các tội tham nhũng” năm 2004 của
tác giả Trần Công Phàn và một số luận văn cao học khác nghiên cứu một số
tội phạm về tham nhũng trong một số lĩnh vực nhất định.
Việc nghiên cứu kinh nghiệm về cải cải bộ máy hành chính, hoàn
thiện chế độ công vụ, công chức góp phần phòng, chống tham nhũng cũng
được các nhà nghiên cứu luật học, sử học quan tâm. Trong thời gian qua,
đã có nhiều bài viết nghiên cứu về kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng
của các triều đại phong kiến Việt Nam, những kinh nghiệm rút ra từ các
cuộc cải cách hành chính trong lịch sử Việt Nam như: Phòng, chống tham
nhũng xưa và nay (ThS. Phạm Thị Huệ); Các quy định về phòng, chống
tham nhũng trong bộ Quốc Triều Hình Luật và những bài học cho công



5

cuộc phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay (TS. Nguyễn Văn
Thanh); Cải cách bộ máy nhà nước dưới triều vua Lê Thánh Tông; Pháp
luật về tổ chức chính quyền địa phương Triều Lê (PGS. TS Bùi Xuân Đức);
Việc tuyển chọn và sử dụng quan lại trong lịch sử chế độ phong kiến Việt
Nam (PGS.TS Bùi Xuân Đính); Bộ Quốc triều hình luật - công trình mang
đậm bản sắc văn hóa pháp lý và tính nhân văn của dân tộc Việt Nam
(GS.TS Lê Minh Tâm); Vấn đề xây dựng đội ngũ quan lại Việt Nam thời
vua Lê Thánh Tông (GS.TS Lê Minh Thông)…
Bên cạnh đó, có nhiều ấn phẩm nghiên cứu khá toàn diện về bộ
Quốc triều hình luật như: Quốc triều hình luật - Lịch sử hình thành, nội
dung và giá trị do PGS. TS Lê Thị Sơn chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học
xã hội, năm 2004; Lê Thánh Tông - Vị vua anh minh, nhà cách tân vĩ đại
của LS. Lê Đức Tiết, Nhà xuất bản Tư pháp, năm 2007...
3- Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận văn là phân tích, đánh giá những quy
định về phòng, chống tham nhũng trong bộ Quốc triều hình luật qua đó rút
ra những bài học kinh nghiệm cho công cuộc phòng, chống tham nhũng
hiện nay, góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham
nhũng nhằm kìm chế, tiến tới đẩy lùi tệ tham nhũng, tiêu cực trong giai
đoạn hiện nay.
Về cơ bản, Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích các quy định về
phòng, chống tham nhũng trong bộ Quốc triều hình luật. Tuy nhiên, để làm
rõ hơn quan điểm, tư tưởng phòng, chống tham nhũng trong Quốc triều
hình luật một cách có hệ thống, Luận văn đã khảo cứu các quy định được
ghi chép lại trong một số văn bản điển chế và pháp luật thời kỳ Lê sơ như:
Hoàng triều quan chế; các chỉ, dụ, sắc, lệnh của Hoàng đế Lê Thánh Tông

được tập hợp trong cuốn Hồng Đức Thiện chính thư…
4- Phương pháp nghiên cứu


6

Đề tài luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, chú trọng phương
pháp lịch sử cụ thể, đi sâu nghiên cứu nội dung các quy định trong Quốc
triều hình luật, các luật lệ do Hoàng đế Lê Thánh Tông ban hành. Luận văn
cũng sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh và nghiên cứu
các sách, báo pháp lý, tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến chống
tham nhũng.
5- Kết cấu của Luận văn
Luận văn gồm:
- Mở đầu.
- Chương 1. Một số vấn đề chung về bộ Quốc triều hình luật và cách
tiếp cận về phòng, chống tham nhũng hiện nay.
- Chương 2. Những quy định về phòng, chống tham nhũng trong bộ
Quốc triều hình luật
- Chương 3. Những bài học rút ra cho công cuộc phòng, chống tham
nhũng hiện nay.
- Kết luận.
- Danh mục tài liệu tham khảo.


7

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BỘ QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT VÀ

CÁCH TIẾP CẬN VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG HIỆN NAY
1.1. Khái quát về sự ra đời và hoàn thiện của Quốc triều hình
luật
Quốc triều hình luật có thể được coi là một trong những bộ luật hoàn
chỉnh nhất trong lịch sử pháp luật của nhà nước phong kiến Việt Nam. Đây
là Bộ luật đã được nhiều học giả trong nước cũng như ngoài nước nghiên
cứu ở nhiều góc độ khác nhau. “Nhà Lê đã xây dựng được hàng chục bộ
luật và những văn bản pháp luật lớn, trong đó Quốc triều hình luật là bộ
luật quan trọng nhất và chính thống nhất của triều đại này” [35, tr. 12].
Quốc triều hình luật đã được nhiều sử gia, chính trị gia và luật gia
trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy
nhiên, cho đến nay, “Việc xác định thời điểm khởi thảo Bộ luật này cũng
như thời điểm tiêu biểu nhất cho sự hoàn chỉnh Bộ luật vẫn đang là vấn đề
chưa được khẳng định” [35, tr. 14]. Ở Việt Nam, hiện còn có những ý kiến
và luận chứng rất khác nhau về vấn đề này. Một số học giả cho rằng, Quốc
triều hình luật được ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông với niên hiệu
Hồng Đức, vì vậy đời sau thường gọi là Bộ luật Hồng Đức. Theo Giáo sư
Đinh Gia Trinh, “Quốc triều hình luật được ban hành dưới triều Lê Thánh
Tông trong khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470-1497) trên cơ sở tập hợp có
hệ thống các luật lệ của các đời vua Lê trước đó, có sửa đổi, bổ sung thêm
một số điều khoản mới và ông gọi đó là Bộ luật 1483” [28, tr.155-156].
Viện Sử học Việt Nam, trong lời nói đầu của Quốc triều hình luật đã
đưa ra giả thuyết và kiến giải rằng, “Quốc triều hình luật đã được khởi thảo
từ sớm hơn, thậm chí từ ngay năm đầu của triều Lê… Bộ luật của triều Lê
đã được chính người anh hùng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và cuộc
kháng chiến chống Minh ban hành ngay từ những ngày đầu của triều đại


8


mình và Bộ luật này không ngừng được các triều vua kế tiếp bổ sung, hoàn
chỉnh dần, trong đó chắc chắn là có những đóng góp to lớn của ông vua nổi
tiếng văn hiến Lê Thánh Tông và niên hiệu Hồng Đức rực rỡ của ông. Và
chắc chắn là khi soạn Bộ luật đầu tiên của triều đại mình, Lê Thái Tổ cũng
đã kế thừa các bộ luật tiền bối” [35, tr.15-16].
Theo GS.TS. Lê Minh Tâm, “giả thiết mà Viện Sử học Việt Nam
nêu ra là có cơ sở và có ý nghĩa gợi mở cho việc tiếp tục nghiên cứu toàn
diện và sâu sắc hơn để tìm ra câu trả lời chính xác về thời điểm ban hành và
quá trình hoàn thiện của Quốc triều hình luật, đồng thời cũng là để khẳng
định một cách đầy đủ hơn những giá trị lịch sử và đương đại của nó, góp
phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay” [22, tr.3].
Quan điểm này cũng phù hợp với những kiến giải của ThS. Vũ Thị
Nga về thời điểm ban hành Quốc triều hình luật. Bà đã đưa ra ba luận điểm
và đi đến nhận định rằng “Quốc triều hình luật được ban hành vào năm
1428 dưới triều vua Lê Thái Tổ ngay khi vừa thiết lập triều đại nhằm cho
người làm tướng biết mà trị quân, người làm quan ở lộ biết mà trị dân, để
răn dạy cho quân dân đều biết là có phép như Thái Tổ từng tuyên bố” [21,
tr. 49].
Chúng tôi cho rằng, Quốc triều hình luật là một “Tập đại thành”, là
sản phẩm của quá trình pháp điển hóa cao độ, Bộ luật được biên soạn, ban
hành ngay từ những năm đầu của triều Lê và không ngừng được các triều
vua kế tiếp bổ sung, hoàn chỉnh dần, trong đó có sự đóng góp to lớn của
Hoàng đế Lê Thánh Tông.
Quốc triều hình luật gồm 6 quyển, 13 chương, 722 điều, là cơ sở
pháp luật chủ yếu của xã hội Việt Nam truyền thống trong nhiều thế kỷ.
Ngay cả khi nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ thì Quốc triều hình
luật vẫn đóng vai trò to lớn trong xã hội phong kiến Việt Nam, những quy



9

định trong Quốc triều hình luật trở thành những tập quán phổ biến trong xã
hội đã đóng vai trò to lớn trong việc tạo ra trật tự xã hội trong chế độ phong
kiến Việt Nam ở những giai đoạn sau này. Ngày nay, nhiều quy định của
Bộ luật đã trở thành tập quán và được thừa nhận như là những truyền thống
văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Trong thiên Hình luật chí của bộ sách Lịch
Triều Hiến Chương Loại Chí, sử gia lỗi lạc Phan Huy Chú đã dành một vị
trí xứng đáng cho việc giới thiệu bộ Quốc triều hình luật, ông nhận xét:
“Hình của nhà Lý thì lỗi ở khoan rộng, hình của nhà Trần thì lỗi ở nghiêm
khắc”, khi nói về pháp luật thời Lê, ông đã phải khen ngợi “thật là cái mẫu
mực để trị nước, cái khuôn phép để buộc dân”.
Quốc triều hình luật có tham khảo luật nhà Đường (Trung Quốc).
Tuy nhiên, bộ luật này không phải là sự sao chép thuần túy các quy định
của pháp luật thời Đường mà thể hiện rất rõ nét đặc thù của pháp luật Đại
Việt, phản ánh chân thực và sâu sắc hiện thực xã hội nước ta thế kỷ XV.
Nghiên cứu bộ Quốc triều hình luật cho thấy, những quy định trong bộ luật
này có rất nhiều điểm tiến bộ so với các bộ luật đương thời trong khu vực.
Như chúng ta đã biết, bản chất của pháp luật phong kiến hình thành
cùng với sự ra đời của nhà nước phong kiến, nó chịu sự quy định của
những điều kiện kinh tế của xã hội phong kiến, đó là sở hữu của giai cấp
địa chủ đối với các tư liệu sản xuất mà chủ yếu là ruộng đất và sở hữu cá
thể của nông dân trong sự lệ thuộc vào giai cấp địa chủ. Pháp luật phong
kiến là ý chí của giai cấp địa chủ phong kiến, là phương tiện để bảo vệ trật
tự xã hội phong kiến mà trước hết là quan hệ sản xuất phong kiến. Tuy
nhiên, về phương diện xã hội, pháp luật phong kiến cũng có vai trò tích cực
của nó. Đó là một trong những phương tiện chủ yếu để xác lập, ghi nhận và
phát triển hệ thống những quan hệ xã hội khác. Trong những điều kiện,
hoàn cảnh nhất định, pháp luật phong kiến không chỉ thể hiện ý chí của giai
cấp địa chủ phong kiến mà nó còn phản ánh ý chí chung của toàn xã hội.



10

Đó là khi lợi ích của giai cấp thống trị phù hợp với lợi ích của các giai cấp,
tầng lớp khác.
Trong chế độ phong kiến Việt Nam, vào những thời kỳ nhất định có
thể tìm thấy những quy định pháp luật thể hiện ý chí chung của triều đình
phong kiến và cả dân tộc. Bộ Quốc triều hình luật của nhà Lê sơ là một
trong những sản phẩm thể hiện khá toàn diện, đầy đủ điều đó.
Các vị vua trị vì thời kỳ Lê sơ đã lấy quan điểm của Nho giáo làm hệ
tư tưởng, chỉ đạo việc biên soạn, ban hành luật pháp, nhằm thể chế hoá một
nhà nước phong kiến Đại Việt với truyền thống nhân nghĩa, lấy dân làm
gốc. Với bộ luật này, Đại Việt đã hình thành một nhà nước pháp quyền sơ
khởi và thuộc loại sớm trên thế giới. Nội dung cơ bản của bộ Quốc triều
hình luật được lưu lại đến ngày nay, tập trung vào các vấn đề sau: Giữ cho
đất nước luôn ở thế chủ động đối phó với quân xâm lược nước ngoài; giữ
nghiêm kỷ cương, phép nước; chấn hưng nông nghiệp, coi nông nghiệp là
nền tảng của sự ổn định kinh tế xã hội; mở rộng giao lưu khuyến khích thủ
công nghiệp, thương nghiệp lành mạnh; bảo vệ quyền sở hữu tài sản của
muôn dân; khuyến khích nuôi dưỡng thuần phong mỹ tục; bênh vực và bảo
vệ quyền lợi phụ nữ; chính sách hình sự nghiêm minh nhưng nhân đạo.
Đặc biệt, Quốc triều hình luật có những quy định về chống tham
nhũng triệt để, chống sự lạm quyền và ức hiếp dân chúng của đội ngũ quan
lại đương thời. Các quy định của Quốc triều hình luật về chống tham nhũng
được thể hiện rải rác trong hầu hết các chương của bộ luật như chương Vi
chế (quy định về hình phạt cho các hành vi sai trái của quan lại, các tội về
chức vụ); chương Quân chính (quy định về sự trừng phạt các hành vi sai
trái của tướng, sĩ, các tội quân sự); chương Hộ hôn (quy định về hộ tịch, hộ
khẩu, hôn nhân-gia đình và các tội phạm trong các lĩnh vực này”; chương

Điền sản (gồm 59 điều, trong đó 32 điều ban đầu và 27 điều bổ sung sau 14
điều về điền sản mới tăng thêm, 4 điều về luật hương hỏa, 9 điều về châm


11

chước bổ sung luật hương hỏa quy định về ruộng đất, thừa kế, hương hỏa
và các tội phạm trong lĩnh vực này); chương Trá ngụy (quy định các tội giả
mạo, lừa dối); chương Bộ vong (quy định về việc bắt tội phạm chạy trốn và
các tội thuộc lĩnh vực này); chương Đoán ngục (quy định về việc xử án,
giam giữ can phạm và các tội phạm trong lĩnh vực này); chương Tạp luật
(quy định về các tội không thuộc các nhóm tội danh trên đây).
Các quy định về phòng, chống tham nhũng của bộ Quốc triều hình
luật, thể hiện khá rõ tư tưởng phòng, chống tham nhũng một cách toàn
diện, triệt để của triều đình phong kiến nhà Lê sơ. Mặc dù có những hạn
chế nhất định như: pháp luật thời kỳ Lê sơ chưa có tính khái quát hóa cao
và phân ngành rõ rệt; chưa ban hành một bộ luật riêng về chống tham
nhũng, nhưng bên cạnh bộ Quốc triều hình luật quy định về tham nhũng,
các vị Hoàng đế trị vì, nhất là Hoàng đế Lê Thánh Tông luôn có các Chỉ,
Dụ, Sắc, Lệnh nhằm phòng, chống tệ nạn tham quan, ô lại, ức hiếp dân
chúng.
Trong phạm vi luận văn này, sẽ tập trung nghiên cứu tư tưởng và các
quy định về phòng, chống tham nhũng của bộ Quốc triều hình luật và một
số luật lệ ban hành dưới triều vua Lê Thánh Tông - vị vua anh minh bậc
nhất của triều Lê sơ - được tập hợp trong một số văn bản điển chế và pháp
luật Việt Nam thế kỷ XV. Phân tích, đánh giá những điểm tiến bộ, những
mặt tồn tại, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác phòng,
chống tham nhũng giai đoạn hiện nay.
1.2. Cách tiếp cận về phòng, chống tham nhũng hiện nay.
Trước hết, để nghiên cứu các quy định về phòng, chống tham nhũng

trong bộ Quốc triều hình luật chúng ta cần thống nhất cách hiểu về tham
nhũng. Từ đó có cơ sở xem xét, đánh giá những quy định về phòng, chống
tham nhũng trong Bộ luật này.
Tham nhũng là một hiện tượng xã hội gắn liền với sự hình thành giai


12

cấp và sự ra đời, phát triển của bộ máy nhà nước. Khái niệm tham nhũng
gắn bó chặt chẽ và hữu cơ với sự tồn tại và phát triển của bộ máy nhà nước.
Về mặt lý luận, không thể có tệ tham nhũng ngoài Nhà nước, tách khỏi bộ
máy quản lý, cai trị. Cũng như quan liêu, tham nhũng là căn bệnh đồng
hành đặc trưng của mọi Nhà nước, nó là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực,
đó là biểu hiện của sự tha hoá quyền lực Nhà nước, là căn bệnh không thể
tránh khỏi của các chế độ. Nhà tư tưởng Montesquieue đã chỉ rõ: Mọi
người có quyền lực đều có xu hướng lạm dụng quyền lực đó. Hình thức,
tính chất, mức độ và phương thức tham nhũng thay đổi tuỳ thuộc vào bối
cảnh kinh tế, chính trị, xã hội, phụ thuộc vào mối quan hệ giữa sự quan tâm
của xã hội đối với vấn đề tham nhũng, đặc biệt trong mối quan hệ với nền
dân chủ.
Tham nhũng là hiện tượng mà không ai có thể phủ nhận về sự tồn tại
cũng như tính nguy hại của nó đối với xã hội. Tuy nhiên khi nhìn nhận vấn
đề tham nhũng, không có một định nghĩa chung nhất và cụ thể về tham
nhũng. Những hình thức tham nhũng, những biểu hiện tham nhũng khác
nhau tuỳ theo bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi nước. Xin nêu ra
một số khái niệm về tham nhũng ở một số nước trên thế giới: Ở Đức, theo
Từ điển bách khoa của Đức thì “tham nhũng là hiện tượng mất phẩm chất,
hối lộ, đút lót, thường xảy ra đối với công chức có quyền hành”. Ở Áo:
“Tham nhũng là hiện tượng lừa đảo, hối lộ, bóc lột”. Theo Từ điển bách
khoa của Thụy Sĩ thì “Tham nhũng là hậu quả nghiêm trọng của sự vô tổ

chức của tầng lớp có trách nhiệm trong bộ máy nhà nước. Đó là hành vi
phạm pháp để phục vụ lợi ích cá nhân”. Ở Pháp, nói đến tham nhũng,
người ta nghĩ ngay đến mối quan hệ giữa hai khái niệm quyền lực và tiền
bạc. Hiểu theo nghĩa chung, tham nhũng bao gồm những hành vi lạm dụng
quyền hạn để thu vén lợi ích vật chất.
Hiện nay, do sự phát triển của kinh tế xã hội trên thế giới, khái niệm


13

tham nhũng còn được hiểu một cách rộng rãi hơn với những cách tiếp cận
khác nhau. Từ điển “The Oxford Unabriged Dictionary” định nghĩa tham
nhũng là sự bóp méo hoặc phá hoại tính liêm chính trong thực hiện công vụ
bởi hối lộ hay thiên vị”. Từ điển “Webste’s Collegiate Dictionary” định
nghĩa tham nhũng là “sự khích lệ làm điều sai trái bởi những phương tiện
không đúng đắn hoặc bất hợp pháp (như hối lộ)”. Định nghĩa ngắn gọn của
Ngân hàng thế giới (WB) sử dụng là “sự lạm dụng chức vụ công để tư lợi”.
Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) cũng định nghĩa tham nhũng
là “sự lạm dụng chức vụ, vai trò và nguồn lực công để trục lợi cá nhân”.
Những định nghĩa vừa nêu cũng tương tự như những định nghĩa mà tổ chức
Minh bạch quốc tế (TI) - Một tổ chức phi chính phủ đi đầu trong nỗ lực
chống tham nhũng toàn cầu sử dụng, theo đó “Tham nhũng là bao gồm
hành vi vi phạm của công chức trong khu vực công, dù là chính trị gia hay
công chức dân sự, trong đó họ làm giàu một cách không đúng đắn hoặc bất
hợp pháp cho bản thân hay cho người thân của mình bằng cách lạm dụng
quyền lực công đã giao cho họ”. Những định nghĩa này không bao gồm vấn
đề tham nhũng trong khu vực tư hoặc chỉ đề cập đến một vài khía cạnh nhỏ
về vai trò của khu vực tư trong việc làm tăng tham nhũng trong Chính phủ.
Chính vì vậy mà Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) định nghĩa tham
nhũng là sự lạm dụng chức vụ công hoặc tư để tư lợi.

Như vậy, có thể thấy rằng, hiện nay khi nhìn nhận vấn đề tham
nhũng, chưa có một định nghĩa chung nhất và cụ thể về tham nhũng. Mỗi
quốc gia khác nhau, có cách định nghĩa về tham nhũng không giống nhau.
Tuy nhiên, dù được thể hiện theo những cách khác nhau, song tham nhũng
được hiểu khá thống nhất trong văn hoá pháp lý ở các nước trên thế giới là
việc lợi dụng vị trí, quyền hạn thực hiện hành vi trái pháp luật nhằm trục
lợi cá nhân, hay nói cách khác tham nhũng là việc sử dụng hoặc chiếm đoạt
bất hợp pháp công quyền hay nguồn lực tập thể.


14

Ở Việt Nam, dưới góc độ xã hội, tham nhũng được hiểu rộng hơn
nhiều so với góc độ pháp lý. Theo Từ điển tiếng Việt thì: “Tham ô là lợi
dụng quyền hạn hoặc chức trách để ăn cắp của công. Tham nhũng là lợi
dụng quyền hành để nhũng nhiễu dân và lấy của” [29, tr.910]. Dưới góc độ
pháp luật, tham nhũng được hiểu “là hành vi của người có chức vụ, quyền
hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi” [14, tr.1].
Trong phạm vi luận văn này, tác giả tiếp cận tham nhũng dưới góc
độ pháp luật hiện hành, nghĩa là: Tham nhũng là hành vi của người có chức
vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Theo cách tiếp
cận như trên, có thể thấy tham nhũng có những đặc trưng cơ bản như sau:
Chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn. Chủ thể tham nhũng
lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao. Mục đích của hành vi tham nhũng
là vụ lợi. Trên cơ sở hiểu về tham nhũng như vậy, chúng tôi xem xét, đánh
giá các quy định của bộ Quốc triều hình luật qua lăng kính của pháp luật về
phòng, chống tham nhũng hiện hành, qua đó rút ra những bài học kinh
nghiệm cho công cuộc phòng, chống tham nhũng ở nước ta giai đoạn hiện
nay.



15

Chương 2
NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
TRONG BỘ QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT
Trong cách hiểu của người Việt xưa, tham quan ô lại, sách nhiễu
nhân dân, ăn hối lộ, đục khoét của công, vơ vét tiền của dân, cậy quyền làm
bậy… được dùng để chỉ những kẻ có chức, quyền và lợi dụng chức, quyền
đó, bằng những thủ đoạn, cách thức khác nhau để mưu lợi cho riêng mình.
Những hành vi này xâm hại đến trật tự kinh tế của xã hội phong kiến, phá
hoại kỉ cương phép nước, khiến dân chúng lầm than, cực khổ và sinh lòng
oán thán triều đình. Chính vì vậy, ngăn chặn, đầy lùi những tệ nạn tham
nhũng là một trong những mục tiêu quan trọng của các triều đại phong
kiến. Thực hiện tốt điều này không những bảo vệ quyền lợi kinh tế của giai
cấp cầm quyền mà nó còn nhằm xây dựng một trật tự xã hội ổn định, thịnh
vượng, một chế độ hợp lòng dân. Bởi sự vững mạnh, lâu bền của ngôi
Thiên tử trong bất kỳ triều đại nào đều không chỉ nhờ thấm nhuần và thực
thi vương đạo mà cần được sự trung thành và thương yêu nhà vua của quần
thần, sự “tâm quy” của muôn dân. Do vậy, “công tâm” là chiến thuật lấy
lòng dân của bất cứ triều đại nào cần duy trì sự ổn định để xây dựng và bảo
vệ vương quyền. Triết lý này được thể hiện rõ nét trong các quy định của
bộ Quốc triều hình luật và các Chỉ, Dụ, Sắc, Lệnh của Hoàng đế Lê Thánh
Tông.
Dưới thời kỳ đầu của nhà Lê sơ, sau cuộc kháng chiến chống ngoại
xâm thắng lợi, các vị vua Lê bước vào thời kì trị quốc an dân. Trong bối
cảnh xã tắc từ thời chiến chuyển sang thời bình, tình trạng xu nịnh, gây bè,
kéo cánh, mua danh, bán tước, cậy quyền, cậy thế hà hiếp người lương
thiện, lạm dụng chức quyền, tham ô, nhũng nhiễu dân lành đã diễn ra ở một
số quan lại. Dân càng nghèo mà đóng góp ngày càng lắm; pháp luật càng

nghiêm, mà kẻ gian ngày càng nhiều. Việc quân cơ, việc chính sự biến đổi


16

rối rắm, của cải trong kho lại rơi vào tay bọn tham nhũng, ô lại. Một trong
những thói hư của quan lại lúc bấy giờ là: “… người làm quan lớn hoặc ban
ơn để tỏ rằng mình là người hiểu biết, hoặc rêu rao cái danh để cho cấp
dưới cầu cạnh, sai bảo người khác, ban bố mệnh lệnh đều trái với lẽ phải,
khinh trọng thiên lệch... Khi tìm được chỗ hở thì gây ra tệ lậu bán buôn,
hoặc không giữ chắc của công, hoặc lấy của công làm của tư, họ dám đùa
bỡn với báu vật...”. “Nếu như các bậc trưởng quan chẳng phải là người tốt
mà muốn bọn quan lại cấp dưới phải sống trong sạch, thế chẳng khác nào
nước đầu nguồn đục mà mong cho dòng trong?” [37, tr 122-124].
Trước những vấn nạn đó, việc trừng trị những thói hư, tật xấu của
đội ngũ quan lại đã trở thành vấn đề cấp bách bởi sự thành bại của quốc gia
là xuất phát từ sự trung thực hay gian tà của các quan. Con người sinh ra
không thể không có sự ham muốn, nếu con người không làm chủ được sự
ham muốn ấy thì sẽ sinh ra rối loạn. Để ngăn chặn tham nhũng trong bộ
máy, triều đình Lê sơ và Hoàng đế Lê Thánh Tông đã tiến hành rất nhiều
biện pháp. Từ việc cải cách bộ máy nhà nước, tuyển chọn người hiền tài để
giúp dân, giúp nước, giám sát bộ máy quan lại để đánh giá đạo đức và năng
lực làm việc, xử lý hành vi tham nhũng... Các quy định của pháp luật thời
kỳ Lê sơ, được quy định trong Quốc triều hình luật, các luật lệ được ghi
chép lại trong một số văn bản điển chế và pháp luật thời kỳ Lê sơ đã thể
hiện rõ quan điểm, tư tưởng của triều đình Lê sơ trong việc chú trọng xây
dựng, thi hành một loạt các biện pháp phòng, chống tham nhũng khá toàn
diện, triệt để. Đó là luôn đề cao các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, coi
phòng ngừa là một trong những biện pháp quan trọng, có ý nghĩa quyết
định trong việc xây dựng và duy trì một bộ máy nhà nước phong kiến trong

sạch, không có chỗ cho những tên tham quan, ô lại.
Có thể thấy, trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, quan điểm các
nhà làm luật thời Lê sơ khá gần gũi với các quan điểm hiện đại về phòng,


17

chống tham nhũng. Hiện nay, công tác phòng, chống tham nhũng của Việt
Nam được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc đồng bộ và toàn diện. Đây là
quan điểm chung trong đấu tranh chống tham nhũng trên thế giới. Cách
thức tiếp cận đồng bộ, toàn diện được thể hiện rất rõ trong các chính sách,
văn bản pháp luật về cải cách quản lý nhà nước nói chung và phòng, chống
tham nhũng nói riêng cũng như trong thực tiễn hoạt động phòng, chống
tham nhũng của nhà nước Việt Nam. Lý luận cũng như thực tiễn đấu tranh
chống tham nhũng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng phân
chia hoạt động chống tham nhũng thành ba hình thức cơ bản đó là: (i)
phòng ngừa tham nhũng, (ii) phát hiện tham nhũng, (iii) xử lý tham nhũng.
Với cách thức tiếp cận toàn diện, đồng bộ, Việt Nam chú trọng tiến hành tất
cả các hình thức nói trên trong đấu tranh chống tham nhũng.
Các quy định của pháp luật thời kỳ Lê sơ, được quy định trong Quốc
triều hình luật, các luật lệ được ghi chép lại trong một số văn bản điển chế
và pháp luật thời kỳ Lê sơ đã thể hiện rõ quan điểm, tư tưởng của triều đình
Lê sơ trong việc chú trọng xây dựng, thi hành một loạt các biện pháp
phòng, chống tham nhũng khá toàn diện, triệt để.
2.1. Phòng ngừa tham nhũng
Theo quan điểm về phòng, chống tham nhũng hiện nay thì phòng
ngừa tham nhũng được coi là một hình thức chống tham nhũng căn bản,
nền tảng cho toàn bộ hệ thống các biện pháp chống tham nhũng. Nhận thức
này hoàn toàn xuất phát từ thực tiễn. Phòng ngừa tham nhũng đòi hỏi ít chi
phí hơn và mang lại hiệu quả rộng lớn, lâu dài hơn, tuy nhiên, lại đòi hòi

các nỗ lực kiên trì, toàn diện từ phía các chủ thể có trách nhiệm. Phòng
ngừa tham nhũng có thể chia thành hai hình thức nhỏ hơn và với hai loại
hoạt động tương ứng, đó là phòng và ngừa. Hình thức phòng được thực
hiện qua các hoạt động hoàn thiện hệ thống thể chế, thiết chế, nhằm xoá bỏ
mọi cơ hội tham nhũng. Hình thức ngăn ngừa tham nhũng được thực hiện


18

qua việc công khai hoạt động của cơ quan nhà nước, tăng cường sự tham
gia của báo chí và nhân dân trong giám sát hoạt động quản lý nhà nước, đổi
mới cơ chế thanh toán nhằm gia tăng khả năng kiểm soát của nhà nước đối
với các giao dịch trong nền kinh tế quốc dân. Mục đích của các hoạt động
này là ngăn ngừa các hành vi lợi dụng sơ hở của pháp luật, sơ hở trong
quản lý kinh tế để trục lợi hoặc vì vụ lợi.
Nghiên cứu các quy định trong Quốc triều hình luật cũng như các
luật lệ được ghi chép lại trong một số điển chế và pháp luật Việt Nam thời
kỳ Lê sơ cho thấy, trong thời kỳ Lê sơ, nhất là thời kỳ Hoàng đế Lê Thánh
Tông trị vì đã có những quy định nhằm phòng ngừa tham nhũng như: Chú
trọng cải cách bộ mày nhà nước; xây dựng đội ngũ quan lại thanh liêm; quy
định các quy tắc ứng xử của đội ngũ quan lại; coi việc chống tham nhũng là
việc của toàn dân…
2.1.1. Cải cách bộ máy nhà nước thời kỳ Lê sơ
Sau khi giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của nhà Minh, nhà Lê có
một trọng trách lớn là phải khôi phục lại bộ máy chính quyền nhà nước từ
Trung ương đến địa phương. Quá trình này bắt đầu từ Thái Tổ Lê Lợi, qua
các triều vua Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Nghi Dân và đến Lê Thánh
Tông. Đặc biệt, đối với Lê Thánh Tông, những công việc mà vị Hoàng đế
anh minh này đã thực hiện không chỉ là sự tiếp tục hoàn thiện bộ máy nhà
nước mà đó là một quá trình cải cách, cải tổ bộ máy nhà nước cho phù hợp

với yêu cầu mới của sư phát triển đất nước. Thời kỳ Lê Thánh Tông trị vị
đất nước (1460-1497) đã có những cải cách sâu sắc về bộ máy chính quyền
nhà nước.
Lý do tiến hành cải cách thì một mặt như Lê Thánh Tông đã chỉ rõ
trong Lời dụ các quan năm 1464 là: “Khoảng năm Thái Hoà, Diên Minh
(Thái Tông, Nhân Tông) trên từ tể tướng, dưới thì trăm quan thi nhau tư
lợi, ăn của đút, đưa đón một cách công khai… Nguyễn Như Đổ, Trần


19

Phong nhân có việc sang Trung Quốc, mua chuộc ngàn kế, khép mở trăm
chiêu, nếu bảo chúng là trung thần thì ai có tin được không” [5, tr.398].
Mặt khác, như được đề cập trong Bài dụ sửa định Hoàng triều quan chế
(tháng 9 năm 1471), là do nhận thức của Vua về nhu cầu cải cách để phù
hợp với “đất đai bờ cõi ngày nay so với trước kia khác nhau nhiều lắm,
không thể không thân hành nắm quyền chế tác, làm trọn đạo biến thông” và
Hoàng đế Lê Thánh Tông quyết định cải cách “quân vệ đông đúc thì năm
phủ chia nhau nắm giữ, việc công bề bộn thì sáu bộ bàn nhau mà làm. Cấm
binh coi giữ ba ty để làm vuốt nanh, tim óc. Sáu khoa để xét bác trăm ty,
sáu tự để thừa hành mọi việc. Thông chính sứ ty để tuyên đức hoá của vua,
để đạt nguyện vọng của dân. Ngự sử án sát thì tâu hặc các quan làm bậy,
soi xét ẩn khuất cho dân… tất cả đều liên quan với nhau, ràng buộc lẫn
nhau…” [5, tr.453]. Đó là những lý do tóm tắt nội dung cơ bản, quan trọng
của công cuộc cải tổ của Hoàng đế Lê Thánh Tông.
Sau khi lên ngôi, nắm triều chính, Hoàng đế Lê Thánh Tông nhanh
chóng chấm dứt tình trạng chia rẽ của triều đình. Ông tiến hành cải cách
mạnh mẽ, toàn diện trên các lĩnh vực: Quân sự, hành chính, kinh tế, giáo
dục, tôn giáo, pháp luật. Ông làm việc không biết mệt mỏi, làm gương cho
các quan lại, khẩn trương, chú trọng tổ chức củng cố và xây dựng nền hành

chính Đại Việt mạnh mẽ, táo bạo.
Nhà nước phong kiến tập quyền qua các đời từ nhà Trần chỉ có 4 bộ:
Hình, Lại, Binh, Hộ. Đời vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) chỉ có 3 bộ: Lại, Lễ, Dân
(tức Hộ Bộ), khi vua Lê Nhân Tông bị cướp ngôi (năm 1459), Nghi Dân
(anh trai của vua Lê Nhân Tông) lên làm vua và đặt ra lục Bộ và lục Khoa.
Lục bộ là: Lại bộ, Hộ bộ, Lễ bộ, Binh bộ, Công bộ và Hình bộ. Lục Khoa
là: Lại khoa, Lễ khoa, Binh khoa, Hình khoa, Hộ khoa và Công khoa. Khi
lên ngôi, Hoàng đế Lê Thánh Tông tiến hành cải cách bộ máy nhà nước
theo hướng tăng cường sự chuyên trách trong việc thực hiện nhiệm vụ. Một


20

mặt ông giữ nguyên lục bộ, một mặt ông đặt theo ra lục tự. Lục bộ bao
gồm:
- Lại Bộ: Trông coi việc tuyển bổ, thăng thưởng và thăng quan tước;
- Lễ Bộ: Trông coi việc đặt và tiến hành các nghi lễ, tiệc yến, học
hành thi cử, đúc ấn tín, cắt giữ người coi giữ đình, chùa, miếu mạo;
- Hộ Bộ: Trông coi công việc ruộng đất, tài chính, hộ khẩu, tô thuế
kho tàng, thóc tiền và lương, bổng của quan, binh;
- Binh Bộ: Trông coi việc binh chính, đặt quan trấn thủ nơi biên
cảnh, tổ chức việc giữ gìn các nơi hiểm yếu và ứng phó các việc khẩn cấp;
- Hình Bộ: Trông coi việc thi hành luật, lệnh, hành pháp, xét lại các
việc tù, đày, kiện cáo;
- Công bộ: Trông coi việc xây dựng, sửa chữa cầu đường, cung điện
thành trì và quản đốc thợ thuyền.
Đứng đầu lục bộ là Thượng thư (hàm Tòng nhị phẩm), sau đó đến tả
hữu Thị lang (hàm Tòng tam phẩm), Lang trung (đứng đầu các ty ở sáu bộ,
hàm Chánh lục phẩm), Viện Ngoại lang (hàm Tòng lục phẩm), Tư vụ (hàm
Tòng bát phẩm).

Ngoài việc giữ nguyên lục Bộ, Lê Thánh Tông đặt thêm ra lục tự là:
Đại Lý tự, Thái Thường tự, Quang Lộc tự, Thái Bộc tự, Hồng Lô tự,
Thượng Bảo tự. Đứng đầu lục tự là Tự khanh (hàm Chánh ngũ phẩm),
Thiếu khanh (hàm Chánh lục phẩm) và Tự thừa (hàm Chánh thất phẩm).
Sáu khoa là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công. Đứng đầu các khoa là
Đô cấp sự trung hàm Chánh thất phẩm, Cấp sự trung hàm Chánh bát phẩm.
Lê Thánh Tông lại lập ra quan chế và lễ nghi, các quan văn võ được
cấp ruộng đất và tiền tuế bổng, những ai làm điều gì nhũng lạm đều bị
nghiêm trị. Về cơ cấu chính quyền các cấp, ông đã tiến hành xóa bỏ hệ
thống tổ chức hành chính cũ thời Lê Thái Tổ từ 5 đạo đổi thành 12 đạo
(thừa tuyên, sau này là 13 đạo) và đặt Giám sát ngự sử để đi xem xét công


21

việc ở các đạo tránh sự nhũng nhiễu. Dưới thời Lê Thánh Tông, những
người làm quan chỉ được làm việc tối đa đến tuổi 65, người làm nha chỉ
làm đến 60 tuổi, ông bãi bỏ luật cha truyền con nối cho các gia đình có
công (công thần).
Ông tôn trọng việc chọn quan phải là người có tài và đức: “Những
người làm quan phủ, huyện mà biết khuyên bảo dân gian làm điều lễ nghĩa
khiêm nhượng, có quan Thừa chính, Hiến sát xét thực, thì được cho vào
hạng tốt; nếu ai không chăn dạy bảo dân thì cho là người không xứng
chức” [13, tr. 234]. Các bộ luật về hành chính cũng được soạn nhiều trong
thời kỳ ông trị vì. Ông làm gương cho đội ngũ quan lại, hoàng thân quốc
thích và nhân dân Đại Việt về tính nghiêm minh của pháp luật không kể ai,
bằng câu chỉ dụ: “Pháp luật là phép công của nhà nước, ta cùng các ngươi
đều phải theo”. Trong Quốc triều hình luật, Điều 97 quy định: “Quan lại
đặt ra có số nhất định, nếu bổ dụng quá hay đặt ra quá hạn định, hay không
nên đặt mà đặt ra thì thừa một viên phải phạt 60 trượng; biếm hai tư và bãi

chức; thừa hai viên trở lên thì bị xử tội đồ, người sau biết mà cứ để yên thì
xử tội nhẹ hơn người trước một bậc. Người xin vào chức thừa ấy phải phạt
50 roi, biếm một tư”; hoặc Điều 202 quy định: “Những người viết sắc lệnh
ban chức tước mà cố ý thêm bớt phẩm trật thì bị tội đồ; quan đối chiếu xem
xét không thấu suốt thì bị tội biếm…”. Việc tiến hành thành công cải cách
quân sự, kinh tế, giáo dục, tôn giáo, pháp luật, đặc biệt là cải cách triệt để
nền hành chính của bộ máy nhà nước phong kiến Đại Việt góp phần quan
trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội nói chung và có vai trò quan trọng
trong việc phòng ngừa tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu của đội ngũ
quan, lại.
2.1.2. Xây dựng, cách tân đội ngũ quan lại
Sự cách tân rõ nhất của Lê Thánh Tông là chế độ quan lại luôn ràng
buộc, giám sát lẫn nhau. Quốc triều hình luật quy định quyền hạn, trách


22

nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận, khu vực, quan lại và có sự giám sát lẫn
nhau. Mỗi bộ làm một việc; các bộ chịu sự giám sát của các khoa, các Hiến
ty giám sát việc của các đạo; các quan lại chịu sự giám sát lẫn nhau, quan
trên giám sát quan dưới, vua có thể sai một số quan thường xuyên hoặc đột
xuất kiểm tra, giám sát công việc của các quan khác. Cho công sai hoặc bản
thân người thợ, người dân tố cáo với các quan giám sát, ngự sử, hiến sát về
hành vi nhũng nhiễu của các công sai. Điều dễ thấy nhất là ở bộ Lại, một
bộ phận đảm trách tuyển bổ, thăng giáng và bãi miễn các chức quan từ tam
phẩm trở xuống. Ở các triều đại trước, bộ Lại có thể được toàn quyền hành
động. Thời Lê Thánh Tông bộ Lại không được toàn quyền, mà theo nguyên
tắc “lớn nhỏ cùng ràng buộc lẫn nhau”, “bộ Lại thăng bổ không xứng thì
Khoa có quyền bắt bẻ hoặc tố giác nếu bộ Lại làm sai”.
Giống như nhiều vị vua khác, Hoàng đế Lê Thánh Tông rất coi trọng

sử dụng những người tài đức, đặc biệt là trí thức. Theo Đại Việt sử ký toàn
thư, vua ra sắc dụ cho những người đứng đầu: bộ Lại (Nguyễn Như Đổ), bộ
Hình (Trần Phong), bộ Hộ (Nguyễn Vĩnh Tích), bộ Binh (Nguyễn Đình
Mỹ) rằng “Người quân tử là cội gốc để tiến lên trị bình, kẻ tiểu nhân là
thềm bậc để đi đến họa loạn. Ta và các ngươi đã thề với trời đất dùng người
quân tử, bỏ kẻ tiểu nhân, ngày đêm chăm chắm không lơi, các ngươi chớ
quên đấy” [5, tr. 399].
Thời kỳ nhà Lê sơ, nhất là thời kỳ Hoàng đế Lê Thánh Tông trị vì đã
sử dụng nhiều hình thức để tuyển chọn những người tài đức vào bộ máy
hành chính như: khoa cử, tiến cử, bảo cử, khảo công khảo khoá, giám sát,
đãi ngộ, khen thưởng, xử phạt đội ngũ quan lại… Lê Thánh Tông chủ
trương giao quyền và trách nhiệm cho các quan trưởng nha môn lựa chọn
các tướng hiệu dưới mình theo tiêu chuẩn: chọn người có công lao đánh
dẹp, trung tín đáng dùng hoặc am hiểu thao lược, tinh thông võ nghệ, tài
năng, tri thức, liêm khiết, giỏi giang, siêng năng, minh mẫn. Tấu trình để


23

truất bỏ những người tham ô, quan liêu, hèn kém, không có công lao gì, bợ
đỡ, vô liêm sỉ.
Một trong những phẩm chất cần phải có đối với quan lại là sự siêng
năng, chuyên cần. Đây là một trong những đức tính lớn cần phải có đối với
quan lại khi thực thi nhiệm vụ của mình. Nhiều quy định trong Quốc triều
hình luật đã đòi hỏi sự siêng năng, chuyên cần của đội ngũ quan lại. Trong
đó, quy định những hình phạt nghiêm khắc đối với quan lại không siêng
năng chuyên cần đối với công việc được giao. Chẳng hạn, Điều 199 quy
định: “Các quan đang tại chức mà trễ nhác việc công thì bị phạt 70 trượng,
biếm ba tư và bãi chức”; Điều 220 quy định: “Khi có chiếu lệnh của triều
đình ban xuống mà các quan ty không sao lục niêm yết ra để biểu thị cho

dân quân biết rõ đức ý của vua, lại coi thường chiếu lệnh ấy là lời hão thì bị
phạt, bị biếm hay bị bãi chức”; Điều 222: “Những quan chức được sai làm
việc công, thấy việc nặng nề khó khăn mà nói dối là đau ốm để khỏi phải đi
thì bị biếm hay bị đồ, nếu là việc quân khẩn cấp mà trốn tránh thì xử tội lưu
hay tội chết”.
Bên cạnh đó, rất nhiều quy định của Quốc triều hình luật đã đưa ra
yêu cầu quan lại phải trung thực. Chẳng hạn, quan lại phải trung thực trong
các báo cáo (các điều 218, 236); trung thực trong việc khai báo về tài sản
khi được yêu cầu (Điều 221); quan lại có lỗi mà không nhận lỗi lại còn dối
trá (Điều 237); các quan đại thần và các quan tâu việc, biết có điều bất tiện,
hại đến quân dân mà không hết sức giãi bày để bỏ điều đó đi thì xử tội
biếm hay bãi chức. Nếu a dua trước mặt để thuận ý vua, lúc lui chầu lại nói
khác thì xử tội đồ hay tội lưu (Điều 635).
Có thể thấy rằng, cuộc cách tân của Lê Thánh Tông đã xây dựng
được hệ thống bộ máy nhà nước tinh giản, vững mạnh và tạo ra chế độ
quan lại quy củ, chặt chẽ, hiệu quả. Vua tôn dùng những người giỏi, có tư
cách đạo đức, xoá bỏ bớt những định kiến phiền nhiễu, bạo ngược cho nhân


24

dân. Vì vậy, dưới thời Lê sơ nói chung và thời kỳ vua Lê Thánh Tông trị vì
nói riêng bộ máy nhà nước hoàn bị, đội ngũ quan lại trong sạch, liêm chính,
tệ tham ô, quan liêu bị đẩy lùi, đất nước Đại Việt trở thành một quốc gia
phồn thịnh, được nhiều nước kính trọng, thần phục.
2.1.2.1. Chế độ khoa cử, tiến cử, bảo cử quan lại
Các triều đại phong kiến Việt Nam đã nhận thức vai trò quan trọng
quyết định sự thịnh suy của quốc gia là do đội ngũ quan lại tốt hay kém.
Người làm quan phải có đức, tài hơn mức bình thường; chức quan càng to
thì mức độ hiền tài càng lớn. Tuyển chọn quan lại được coi như là tuyển

chọn nhân tài cho đất nước, là việc hệ trọng của quốc gia. Các nhà nước
phòng kiến Việt Nam thường thực hiện theo hai phương thức chủ yếu là
chế độ khoa cử và tiến cử, bảo cử, một số theo chế độ tập ấm. Dưới thời kỳ
Lê sơ, chế độ khoa cử và tiến cử, bảo cử được thực hiện thường xuyên,
nghiêm túc và hiệu quả.
Khoa thi chọn nhân tài bổ sung vào đội ngũ quan lại đầu tiên trong
lịch sử Việt Nam được tiến hành vào năm 1075, đời Lý Nhân Tông. Tuy
nhiên, phải từ thời Lê Thánh Tông, chế độ khoa cử mới thực sự được phát
triển, trở thành hình mẫu tiêu biểu cho các triều đại sau này tiếp tục thực
hiện. Từ đây, kết quả khoa cử trở thành phương thức chủ yếu để tuyển lựa
quan lại của nhà nước. Năm 1462, Lê Thánh Tông cho phép các thí sinh
trong cả nước không cứ là dân hay lính đi làm thủ tục thi. Nhưng vua cũng
quy định chỉ cho những người có đức đi thi và cấm thi một số trường hợp
liên quan đến xuất thân “cho quan sở tại và xã trưởng xã mình làm giấy bảo
đảm rằng người ấy thực sự là có đức hạnh mới được vào danh sách dự thi.
Kẻ nào vào loại bất hiếu, bất mục, bất nghĩa… thì dẫu học giỏi, văn thư hay
cũng không cho vào thi…” [5, tr. 369].
Đối với chế độ tiến cử, pháp luật thời Lê sơ cho phép một vị quan
được đề nghị đưa một người có tài nhưng vì nhiều nguyên nhân mà chưa có


×