Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

tong hợp đề thi thử môn sinh hay 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 55 trang )

(Đề thi gồm 07 trang, 40 câu – 50 phút)
Câu 1. Xét các phát biểu sau về sinh vật nhân sơ, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Mỗi mARN chứa thông tin tổng hợp một loại chuỗi polipeptit.
(2) mARN ở giai đoạn sơ khai thường ngắn hơn ở giai đoạn trưởng thành.
(3) Quá trình nhân đôi AND nhất thiết phải cung cấp đoạn ADN mồi.
(4) Tốc độ lắp ráp nu khi nhân đôi AND chậm hơn ở người.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2. Có bao nhiêu phát biểu sai?
(1) Ở cấp độ phân tử, đột biến gen thường có hại.
(2) Trong quá trình phiên mã tất cả các loại acid amin đều gắn được vào bất kì loại tARN nào.
(3) Đột biến gen là quá trình phát sinh và biểu hiện ngay trong đời sống cá thể.
(4) Các gen nằm trên cùng một NST có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3. Theo số liệu ước tính, hệ gen ở người chứa khoảng 20500 gen. Tuy vậy, có bằng chứng cho rằng các
tế bào ở người có thể sản sinh nhiều hơn 20500 loại chuỗi polipeptit. Có bao nhiêu phát biểu cóthể giải thích
cho hiện tượng trên?
(1) Các cách cắt intron khác nhau từ cùng 1 phân tử AND.
(2) Quá trình biến đổi chuỗi polipeptit sau dịch mã.
(3) Gen ở người có cấu trúc đa cistron, tức là 1 mARN tổng hợp 1 số chuỗi polipeptit.
(4) Cùng 1 gen cấu trúc, có nhiều cách phiên mã khác nhau tạo các mARN khác nhau.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 4. Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ gồm bao nhiêu quá trình điều hòa sau?


(1) Điều hòa phiên mã.
(2) Điều hòa dịch mã.
(3) Điều hòa qua Operon.
(4) Điều hòa ở từng gen.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 5. Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một gen có hai alen quy định. Cho cây hoa đỏ thuần
chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn cây hoa hồng. F1 tự thụ phấn, thu được
F2 cókiểu hình phân li theo tỉ lệ: 25% cây hoa đỏ : 50% cây hoa hồng : 25% cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu
hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Dựa vào kết quả trên, hãy cho biết trong các kết luận sau, có
bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Đời con của một cặp bố mẹ bất kì đều có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình.

SINH HỌC BEECLASS 1


(2) Chỉ cần dựa vào kiểu hình cũng có thể phân biệt được cây có kiểu gen đồng hợp tử và cây có kiểu gen dị
hợp tử.
(3) Nếu cho cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1
cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
(4) Kiểu hình hoa hồng là kết quả tương tác giữa các alen của cùng một gen.
(5) F1 lai phân tích cho tỉ lệ 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng.
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Câu 6. Ở một loài thực vật alen A quy định hạt trơn trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt nhăn, B quy
định hạt tròn trội hoàn toàn so với b quy định hạt dài. Các gen đều nằm trong nhân tế bào và biểu hiện không

phụ thuộc môi trường. Cho giao phấn giữa 2 cây hoa đỏ được nảy mầm từ hạt trơn, tròn (P), thu được trên các
cây mang lai thu được tỉ lệ kiểu hình 3 trơn tròn : 1 nhăn,dài. Tiếp tục cho các hạt thu được đem gieo, có xuất
hiện cây hoa trắng trong các cây trưởng thành thu được. Không xảy ra đột biến, 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST
tương đồng khác nhau, không xảy ra hoán vị gen. Có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) 2 cây (P) có Kiểu Gen khác nhau.
(2) Ở F1 cây có Kiểu Gen đồng hợp trội có tỉ lệ chiếm 56,25%
(3) Cặp (A,a) liên kết với (B,b)
(4) Các hạt thu được trên các cây mang lai (P) có tối đa 9 Kiểu Gen khác nhau.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 7. Có bao nhiêu phát biểu sai ?
(1) Chất nhiễm sắc trong tế bào nhân thực được cấu tạo từ AND, protein histon và protein phi histon.
(2) Acridin là chất khi tác động vào quá trình nhân đôi AND sẽ gây đột biến dịch khung
(3) Ở nhân thực, quá trình nhân đôi AND và phiên mã đều diễn ra trong nhân tế bào
(4) Ở nhân thực, quá trình tạo mARN trưởng thành từ mARN sơ khai diễn ra trong nhân tế bào
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 8. Biết rằng mỗi gen quy định 1 tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Trong các
phép lai sau ở ruồi giấm, có bao nhiêu phép lai cho đời con có tỷ lệ KG giống tỷ lệ KH ?
(1) (Ab/ab)XD Xd x (aB/ab)XdY
(4) Ab/ab x aB/ab
(2) AaBb x aabb
(5) AaBb x AABb
(3) AB/ab x AB/ab
(6) (AB/ab)XdXd x (Ab/ab)XDY
A. 4

B. 2
C. 3
D. 5
Câu 9. Cho các quy luật di truyền sau :
(1) Quy luật phân li
(2) Quy luật phân li độc lập
(3) Quy luật tương tác gen
(4) Quy luật liên kết gen
(5) Quy luật hoán vị gen
Cóbao nhiêu quy luật di truyền phản ánh hiện tượng kiểu hình ở đời con có sự tổ hợp lại các tính trạng của bố
mẹ ?
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
Câu 10. Trong 1 chuỗi thức ăn, mắt xích có mức nặng lượng cao nhất là :
A. Sinh vật sản xuất.
B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1.
C. Sinh vật tiêu thụ bậc 2.
D. Sinh vật tiêu thụ bậc 3.
Câu 11. Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Trong điều kiện sống không bị giới hạn quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học
B. Mật độ cá thể ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tỷ lệ tử vong
C. Khi kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt
vong
D. Tỷ lệ giới tính không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

SINH HỌC BEECLASS 2



Câu 12. Ở các loài thú, yếu tố chính tạo nên sự cân bằng di truyền của quần thể qua các thế hệ là :
A. Đột biến
B. Chọn lọc
C. Giao phối ngẫu nhiên
D. Giao phối cận huyết
Câu 13. Ở loài chó, màu sắc lông do 2 cặp gen không alen (A, a) và (B, b) quy định; chiều dài lông được quy
định bởi gen có 2 alen (D, d) quy định. Sự biểu hiện không phụ thuộc môi trường. Cho cá thể lông trắng, dài
giao phối với nhau, thu được F1 cótỉ lệ kiểu hình như sau:
60% lông trắng, dài
21,25% lông trắng, ngắn
15% lông đen, dài
3,75% lông đen, ngắn
Không xảy ra đột biến, nếu có hoán vị gen thìtần số hoán vị khác 50%. Có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) F1 có tối đa 21 kiểu gen.
(2) F1 có tối đa 5 kiểu gen quy định kiểu hình lông trắng, ngắn
(3) Xảy ra hoán vị gen một bên với f = 20%
(4) Xảy ra hoán vị gen một bên với f = 40%
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 14. Khi quan sát quá trình phân bào của các tế bào (2n) thuộc cùng một mô ở một loài sinh vật, một học
sinh vẽ lại được sơ đồ với đầy đủ các giai đoạn khác nhau như sau:

Cho các phát biểu sau đây:
(1) Quá trình phân bào của các tế bào này là quá trình nguyên phân.
(2) Bộ NST lưỡng bội của loài trên là2n = 8.
(3) Ở giai đoạn (b), tế bào có 8 phân tử ADN thuộc 4 cặp nhiễm sắc thể.
(4) Thứ tự các giai đoạn xảy ra là (a) → (b) →(d) →(c) → (e).
(5) Các tế bào được quan sát là các tế bào của một loài động vật.

Số phát biểu đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 15 : Cho các phép lai (P) giữa các cây tứ bội sau đây:
(I) AAaaBBbb x AAAABBBb
(II) AaaaBBBB x AaaaBBbb
(III) AaaaBBbb x AAAaBbbb
(IV) AAaaBbbb x AAaaBBbb
Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Nếu
một cặp gen qui định một cặp tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn thì có bao nhiêu phát biểu sau đây
là đúng về kết quả ở đời F1 của các phép lai trên?
(1) Có 2 phép lai cho có 12 kiểu gen.
(2) Có 3 phép lai cho có 2 kiểu hình.
(3) Có 3 phép lai không xuất hiện kiểu hình lặn về cả hai tính trạng.
(4) Phép lai 4 cho số loại kiểu gen và số loại kiểu hình nhiều nhất trong các phép lai.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

SINH HỌC BEECLASS 3


Câu 16. Một gen dài 6,12 micromet, đã tổng hợp được một phân tử ARN có tỉ lệ 5rA/(rU+rG) = 2rU/(rA+rG)
= rG/(rA+rU), rX=2rU. Xác định số lượng từng loại nucleotit của gen?
A. A = T = 5600 vàG = X = 12400
B. A = T = 6000 vàG = X = 12000
C. A = T = 4800 vàG = X = 13200


D. A = T = 5400 vàG = X = 12600

Câu 17. Cho các dạng đột biến sau:
(1) Đột biến mất đoạn;
(2) Đột biến lặp đoạn,
(3) Đột biến đảo đoạn ngoài tâm động,
(4) Đột biến đảo đoạn quanh tâm động; (5) Đột biến chuyển đoạn trên một NST
(6) Đột biến chuyển đoạn tương hỗ.
Có bao nhiêu dạng đột biến có thể làm thay đổi hình thái NST?
A. 4.

B. 5.

C. 3.

D. 6.

Câu 18. Cho một số phát biểu sau đây về các gen trên ADN vùng nhân của tế bào nhân sơ?
(1) Một số gen không có vùng vận hành.
(2) Các gen đều được nhân đôi và phiên mã cùng một lúc.
(3) Các gen đều có cấu trúc dạng vòng.
(4) Số lượng gen điều hòa thường ít hơn gen cấu trúc.
(5) Các gen có thể có một hoặc nhiều alen trong cùng một tế bào.
(6) Các gen đều có cấu trúc mạch kép.
Số phát biểu đúng là:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.

Câu 19. Trong quá trình giảm phân của hai cá thể thuộc một loài đều có kiểu gen AaBb, giả sử quá trình giảm
phân 1 đều diễn ra bình thường ở cả hai giới nhưng trong lần giảm phân 2 đã xảy ra sự rối loạn phân li như
sau: Ở giới cái, tất cả các tế bào mang NST kép chứa gen B đều không phân li; còn ở giới đực, tất cả các tế
bào mang NST kép chứa gen b đều không phân li. Nếu sự thụ tinh diễn ra thì thể đột biến của loài này không
thể là kiểu gen nào sau đây?
A. AaBBbb.
B. aaBBB.
C. Aabbb.
D. aaBbb.
Câu 20. Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do gen A có 3 alen là A, a, a1 quy định theo thứ tự trội lặn
hoàn toàn là A > a > a1. Trong đó A quy định hoa đỏ, a quy định hoa vàng, a1 quy định hoa trắng. Biết rằng
hạt phấn thừa 1 NST không có khả năng thụ tinh, còn noãn thừa 1 NST vẫn có khả năng thụ tinh bình thường.
Có bao nhiêu phép lai giữa các thể lệch bội của loài này sau đây có thể cho tỉ lệ cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 1/18?
(1) ♂ aaa1 x ♀Aaa1a1
(2) ♂ Aaa1a1 x ♀ aaa1
(3) ♂ AAa1 x ♀Aaa1
(4) ♂ Aaa1 x ♀Aaa1
(5) ♂ AAa1a1 x ♀Aaa1
(6) ♂ Aaa1 x ♀AAa1
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 21. Cho hai giống đậu Hà Lan thuần chủng và khác nhau về các cặp tính trạng tương phản lai với nhau,
thu được F1 100% thân cao, hoa đỏ (đối lập với kiểu hình này là thân thấp, hoa trắng). Cho F1 giao phấn với
nhau thu được F2. Theo lý thuyết, tỉ lệ các cây F2 khi tự thụ phấn có thể cho các hạt nảy mầm thành cây thân
cao, hoa trắng là bao nhiêu? Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng và các cặp gen trên không thuộc cùng
một nhóm gen liên kết.
A. 6/16.
B. 9/16.

C. 3/16.
D. 1/16.

SINH HỌC BEECLASS 4


Câu 22. Cho giao phối giữa gà trống chân cao, lông xám với gà mái có cùng kiểu hình, tỉ lệ phân li kiểu hình
ở F1 như sau:
- Ở gà trống: 75% con chân cao, lông xám : 25% con chân cao, lông vàng.
- Ở gà mái: 30% con chân cao, lông xám: 7,5% con chân thấp, lông xám: 42,5% con chân thấp, lông vàng : 20%
con chân cao, lông vàng.
Biết rằng không xảy ra đột biến và tính trạng chiều cao chân do một cặp gen quy định. Theo lý thuyết, ở gà
trống F1, tỉ lệ gà trống chân cao, lông xám có kiểu gen thuần chủng là bao nhiêu?
A. 2,5%.
B. 5%.
C. 10%.
D. 20%.
Câu 23. Quá trình hô hấp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng?
I. Quá trình phân giải hiếu khí tạo ra nhiều ATP hơn quá trình phân giải kị khí.
II. Nếu không có O2 thì thực vật không tiến hành phân giải chất hữu cơ.
III. Quá trình hô hấp luôn giải phóng nhiệt.
IV. Quá trình hô hấp làm tăng độ ẩm của môi trường.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 24. Khi nói về tuần hoàn của động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A.Trong một chu kì tim, tâm thất luôn co trước tâm nhĩ để đẩy máu đến tâm nhĩ.
B. Máu trong động mạch luôn giàu O2 và có màu đỏ tươi.
C. Các loài thú, chim, bò sát, ếch nhái đều có hệ tuần hoàn kép.

D. Hệ tuần hoàn hở có tốc độ lưu thông máu nhanh hơn so với hệ tuần hoàn kín
Câu 25. Có bao nhiêu cơ chế nào giúp điều hòa ổn định nội môi khi cơ thể bị nôn?
I. Hệ hô hấp giúp duy trì ổn định độ pH bằng cách làm giảm nhịp hô hấp.
II. Hệ tuần hoàn giúp duy trì huyết áp qua tăng cường hoạt động của tim và huy động máu từ các cơ quan dự
trữ.
III. Tăng uống nước để góp phần duy trì huyết áp của máu.
IV. Gây co các mạch máu đến thận để giảm bài xuất nước.
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Câu 26. Có bao nhiêu phương pháp sau đây cho phép tạo ra được nhiều dòng thuần chủng khác nhau chỉ sau
một thế hệ?
(1) Nuôi cấy hạt phấn.
(2) Lai xa kết hợp với gây đa bội hóa.
(3) Nuôi cấy mô tế bào thực vật.
(4) Tách phôi thành nhiều phần và cho phát triển thành các cá thể.
(5) Dung hợp 2 tế bào sinh dưỡng cùng loài.
(6) Dung hợp hai tế bào sinh dưỡng khác loài.
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 27. Phát biểu nào sau đây về các bằng chứng tiến hóa là đúng?
A. Bằng chứng sinh học phân tử là bằng chứng tiến hóa trực tiếp vì có thể nghiên cứu được bằng thực nghiệm.
B. Cơ quan tương đồng chỉ phản ánh hướng tiến hóa phân li mà không phản ánh nguồn gốc chung của sinh
giới.
C. Tất cả các sinh vật từ virut, vi khuẩn đến động vật, thực vật đều cấu tạo từ tế bào nên bằng chứng tế bào
học phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới.
D. Cơ quan tương tự là loại bằng chứng tiến hóa gián tiếp và không phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới.

Câu 28. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa.
A. Cần phải có sự tham gia của cách li địa lý và cách li sinh thái.
B. Thường xảy ra nhanh và không gặp ở động vật.
C. Không cần sự tham gia của cách li sinh sản.
D. Thường diễn ra trong cùng khu phân bố.

SINH HỌC BEECLASS 5


Câu 29. Để phân biệt hai loài thực vật sinh sản theo lối giao phấn thì tiêu chuẩn thông dụng nhất là:
A. Tiêu chuẩn cách li sinh sản.
B. Tiêu chuẩn địa lý – sinh thái.
C. Tiêu chuẩn sinh lý – sinh hóa.
D. Tiêu chuẩn hình thái.
Câu 30. Phát biểu nào sau đây về môi trường và nhân tố sinh thái là không đúng?
A. Môi trường cạn là nơi sống của phần lớn sinh vật trên Trái Đất.
B. Con người cũng được xem là môi trường sống của một số loài sinh vật khác.
C. Các nhân tố sinh thái tác động đồng thời và theo kiểu cộng gộp lên sinh vật.
D. Sinh vật có thể làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái.
Câu 31. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể có điểm chung là ?
A. Chỉ xuất hiện khi mật độ quần thể tăng cao.
B. Đều có lợi cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
C. Đều làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
D. Đều giúp duy trì mật độ của quần thể ổn định qua các thế hệ.
Câu 32. Mối quan hệ nào sau đây không mang tính chất thường xuyên và bắt buộc?
A. Cây phong lan sống trên thân cây gỗ.
B. Trùng roi sống trong ruột mối.
C. Giun sán sống trong ruột người.
D. Nấm sống chung với địa y.
Câu 33. Ở một loài thực vật, xét một cá thể có kiểu gen AaBb(DE/de) . Người ta tiến hành thu hạt phấn của

cây này rồi tiến hành nuôi cấy trong điều kiện thí nghiệm, sau đó lưỡng bội hóa thành công toàn bộ các cây
con. Cho rằng quá trình phát sinh hạt phấn có 40% số tế bào đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen D vàd. Theo
lí thuyết, số loại kiểu gen tối đa của các cây con lưỡng bội và tỉ lệ của dòng thuần mang toàn các alen trội thu
được từ quá trình nuôi cấy nói trên lần lượt là:
A. 16;10%.
B. 400; 40%.
C. 16; 40%.
D. 400; 10%.
Câu 34. Quần thể thực vật ngẫu phối, thế hệ xuất phát có cấu trúc di truyền như sau:
0,3AB/AB + 0,2Ab/Ab + 0,2aB/aB + 0,3ab/ab = 1
Cho các phát biểu sau, số phát biểu đúng là ?
(1) Tỉ lệ đồng hợp ở F1 là 26%
(2) F2 cân bằng di truyền
(3) Giao tử của P và F1 không có gì thay đổi
(4) F2 có tỉ lệ dị hợp cả 2 cặp gen bằng tỉ lệ đồng hợp
(5) Nếu lấy các cây dị hợp cả 2 cặp gen ở F3 cho giao ngẫu phối với nhau thì tỉ lệ cây đồng hợp lặn ở đời con
là0,0625
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 35. Cho phả hệ của hai gia đình: gia đình A (hình 1) và gia đình B (hình 2):

- Hình 1 là sơ đồ phả hệ của gia đình A có 4 người bị bệnh thuộc 3 thế hệ.

SINH HỌC BEECLASS 6


- Hình 2 là sơ đồ phả hệ của gia đình B có 4 người bị bạch tạng thuộc 2 thế hệ.
- Sắc tố melanin được tổng hợp qua 2 phản ứng dưới tác dụng của 2 enzim được kiểm soát bởi 2 gen:

+ Phản ứng 1: Chất tiền thân P biến đổi thành tirozin do enzim 1 (viết tắt là E1).
+ Phản ứng 2: Tirozin biến đổi tiếp thành melanin do enzim 2 (E2).
- Sự phân tích chân tóc của II3 vàII4 trong gia đình B cho biết cả hai đều có chất P, nhưng khi nhúng chân tóc
của họ vào tirozin thì tóc của II3 có màu sẫm, còn tóc của II4 thìkhông. Biết rằng E1 và E2 là sản phẩm sinh
tổng hợp của 2 gen không liên kết.
Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Gen quy định bạch tạng là gen lặn, nằm trên NST thường.
(2) Đứa con thứ III2 vàIII3 của gia đình B không bị bạch tạng là do có đột biến ngược a => A
(3) III2 vàIII3 của gia đình B có thể có 2 kiểu gen.
(4) II3 vàII4 của gia đình B có thể có 2 kiểu gen.
(5) Biết người II4 vàII5 ở gia đình A đều dị hợp về tất cả các gen còn người II3 vàII4 thì chỉ mang một cặp gen
dị hợp ở phản ứng 1 hoặc phản ứng 2. Người III2 của gia đình A đã kết hôn với người III3 của gia đình B. Xác
suất để cặp vợ chồng này sinh được cậu con trai đầu lòng có kiểu gen đồng hợp lặn là 1/36.
A. 1
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 36. Trong 1 Quần thể người đang CBDT có 21% người máu B. 30 % người máu AB . 4% người máu O.
Tính xác suất 1 cặp vợ chồng máu B thuộc quần thể này sinh sinh được người con gái đầu lòng có nhóm O ?
A. 4/49
B. 2/49
C.1/49
D.1/98
Câu 37. Dấu hiệu đánh dấu sự bắt đầu của tiến hoá sinh học là xuất hiện
A. Quy luật chọn lọc tự nhiên.
B. Các hạt côaxecva.
C. Các hệ tương tác giữa các đại phân tử hữu cơ.
D. Các sinh vật đơn giản đầu tiên.
Câu 38. Số phát biểu chưa chính xác:
(I). Xavan ở Châu Phi và rừng Taiga ở dãy núi Alaska là một ví dụ về quần xã.

(II). Quần đảo Galapagos ở Thái Bình Dương có 2 loài là Cự đà và Cốc biển có số lượng đông, có vai trò
quan trọng đối với quần xã trên quần đảo này, có thể coi 2 loài này là “hai loài ưu thế ” .
(III). Ở vùng biển Thái Bình Dương, núi lửa Hunga phun trào tạo một đảo mới hoàn toàn, giả sử đảo này sau
hàng ngàn năm phát triển thành nên quần xã, sao đó cháy rừng thiêu hủy toàn bộ sinh vật, sau đó thì quần xã
mới hình thành. Diễn thế xảy ra trình tự: thứ sinh → nguyên sinh.
(IV). Hệ sinh thái của một khu chung cư có năng suất thấp hơn hệ sinh thái một khu rừng lớn.
A.1
B. 2
C.3
D.4
Câu 39. Khi đóng xoắn, đường kính của cromatit đạt giá trị là:
A. 1080 (angstron)
B. 1400 (angstron)
C. 300 (angstron)
D. 700 (angstron)
Câu 40. Trong đại Cổ sinh, cây gỗ giống như các thực vật khác chiếm ưu thế đặc biệt trong suốt kỉ nào
A. Silua.
B. Đê vôn.
C. Các bon.
D. Pecmi.

--------------------------------------------------Hết---------------------------------------------------

SINH HỌC BEECLASS 7


July 23, 2017 ĐỀ THI THỬ LẦN 2
Facebook : />Mail group :

ĐỀ ÔN TẬP LẦN 02


SinhHọcBeeClass

Bài thi Khoa học tự nhiên , Môn : Sinh học
HọcThời gian làm bài : 50 phút

Ngày thi : 24/07/2017

Bắt đầu tính giờ lúc 21h30 , hết giờ
làm bài lúc 22h10 và điền đáp án
Nộp muộn nhất lúc : 22h20.

Câu 1: Xét các thể đột biến ở người:
a. Bệnh máu khó đông

f. Hội chứng tocno

b. Bệnh bạch tạng

g. Hội chứng claiphento

c. Bệnh hồng cầu lưỡi liềm

h. Hội chứng 3X

d. Dị tật thừa ngón tay, tai thấp, hàm bé

i. Bệnh ung thư máu

e. Hội chứng Down

vành tai

j. Dị tật có túm lông ở

Có bao nhiêu thể đột biến được phát sinh do đột biến lệch bội ?
A. 3

B. 4

C. 5

D.6

Câu 2: Trong quá trình giảm phân của 1 tế bào sinh tinh ở cơ thể có KG
Ab/aB. Có bao nhiêu kết luận đúng?
1. Nếu có hoán vị giữa A và a thì sẽ sinh ra 4 loại giao tử với tỉ lệ
1:1:1:1.

Nhóm: Sinh Học BeeClass

Page 1


July 23, 2017 ĐỀ THI THỬ LẦN 2

2. Nếu có hoán vị giữa A và a thì sẽ sinh ra 4 loại giao tử với tỉ lệ tùy
thuộc vào tần số hoán vị.
3. Nếu không có hoán vị thì sẽ sinh ra 2 loại giao tử với tỉ lệ 1:1.
4.Nếu ở giảm phân I, cặp NST không phân li thì sẽ sinh ra 4 loại giao tử
với tỉ lệ 1:1:1:1.

5. Nếu ở giảm phân II, ở 1 tế bào có 1 NST không phân li thì sẽ tạo ra
loại giao tử với tỉ lệ 2:1:1.
A.1

B. 3

C.4

D.2

Câu 3: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
1. Ý nghĩa chung của ĐB cấu trúc NST là tái cấu trúc lại các đoạn NST,
cung cấp nguyên liệu cho tạo loài mới.
2. Lặp đoạn có khả năng làm giảm mức độ biểu hiện của tính trạng.
3. Đột biến đảo đoạn và chuyển đoạn làm thay đổi vị trí các nhóm gen
liên kết.
4. Chuyển đoạn nhỏ có thể ứng dụng chuyển gen từ NST này sang NST
khác, có thể cùng hoặc khác loài.
5. Đột biến lặp đoạn làm thay đổi vị trí gen trong nhóm gen liên kết.
A. 1

B.4

C.2

D.3

Câu 4: Quá trình tổng hợp protein ở nhân sơ diễn ra tại:
A. Các hạt ribosome loại 80s tự do
B. Các hạt ribosome loại 70s liên kết với lưới nội chất hạt.

C. Các hạt ribosome loại 70s tự do

Nhóm: Sinh Học BeeClass

Page 2


July 23, 2017 ĐỀ THI THỬ LẦN 2

D. Các hạt ribosome loại 80s liên kết với lưới nội chất hạt.
Câu 5: Một quần thể động vật, xét 2 gen: gen thứ nhất có 2 alen, gen thứ
2 có 3 alen. Theo lý thuyết, trong các trường hợp sau đây về sô loại KG
tối đa thuộc về 2 gen trên được tạo ra trong quần thể, có tối đa bao nhiêu
trường hợp phù hợp với các dữ liệu trên?
(1). 18
(5). 39
(9). 63
A. 6

(2). 21
(6). 42
(10). 75

(3). 27
(7). 45

B. 7

(4). 30
(8). 57


C.8

D.9

Câu 6: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1. Trong các dạng đột biến điểm, đột biến dạng thay thế cặp nucleotid
thường làm thay đổi ít nhất thành phần a.a của chuỗi polypeptid do gen
đó tổng hợp.
2. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây ĐB, với cường độ và liều
lượng như nhau thì tần số ĐB ở tất cả các gen là bằng nhau.
3. Khi các bazo nito dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN
thì thương làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm 1 cặp nu.
4.Dạng đột biến mất 1 cặp nu có thể sẽ làm mất nhiều bộ 3 trên mARN.
A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Câu 7: Có 3 tế bào sinh tinh của cơ thể có KG AaBb tiến hành giảm
phân tạo giao tử. Nếu trong quá trình giảm phân, ở 1 tế bào có NST kép
mang gen Bb không phân li trong giảm phân II, còn lại diễn ra bình
thường. Theo lý thuyết, quá trình giảm phân nói trên có thể sẽ cho các
loại giao tử với tỉ lệ?
1. 5 loại với tỉ lệ 2:2:1:1:1.

Nhóm: Sinh Học BeeClass


Page 3


July 23, 2017 ĐỀ THI THỬ LẦN 2

2. 8 loại với tỉ lệ 1:1:1:1:1:1:1:1.
3. 8 loại với tỉ lệ 2:2:2:2:1:1:1:1.
4. 5 loại với tỉ lệ 4:4:2:1:1.
5. 4 loại với tỉ lệ 6:4:1:1.
6. 6 loại với tỉ lệ 4:2:2:2:1:1.
A. 1

B. 4

C.2

D. 3

Câu 8: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
1. ĐBG làm xuất hiện các alen khác nhau trong quần thể.
2. ĐBG làm thay đổi vị trí của gen trên NST.
3. ĐBG làm thay đổi cấu trúc của gen.
4. ĐBG làm thay đổi cấu trúc của NST.
5.ĐBG làm gen cũ bị mất đi, gen mới xuất hiện.
6. ĐBG làm alen cũ bị mất đi, alen mới xuất hiện.
A. 5

B.4


C. 2

D.3

Câu 9: Gen ngoài nhân của tế bào mẹ bị đột biến thì:
A. Gen đột biến phân bố không đều cho các tế bào con và biểu hiện ra
kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp.
B. Tất cả các tế bào con đều mang gen đột biến nhưng không biểu hiện
ra kiểu hình.
C. Tất cả các tế bào con đều mang gen đột biến và biểu hiện ra kiểu
hình.

Nhóm: Sinh Học BeeClass

Page 4


July 23, 2017 ĐỀ THI THỬ LẦN 2

D. Gen đột biến phân bố không đều cho các tế bào con và tạo nên trạng
thái thể khảm ở cơ thể mang đột biến.
Câu 10: Khi xào thịt bò người ta thường cho vào vài lát dứa tươi vào
xào cùng. Tương tự khi ăn thịt bò khô người ta hay ăn cùng với nuộm đu
đủ. Hãy giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp trên?
A. Vì khi xào thịt bò với dứa sẽ giúp cho thịt được săn và giòn hơn còn
ăn thịt bò khô với đu đủ sẽ giúp ích cho việc tiêu hóa.
B. Vì dứa chứa bromelin còn đu đủ chứa exonuclease, đều là enzim có
tác dụng thủy phân protein thành các amin có tác dụng tốt cho tiêu hóa.
C. Vì đu đủ và dứa có tác dụng giống pepsin của dạ dày và trypsin của
dịch tụy, giúp ích cho việc tiêu hóa.

D. Vì đu đủ và dứa chứa các chất có khả năng làm dậy mùi cho thịt bò,
giúp cho thực phẩm ngon hơn.
Câu 11: Cho các phát biểu sau về sửa sai trên phân tử ADN, phát biểu
nào đúng?
1. Có khoảng 50 enzim chuyên rà soát, phát hiện và sửa sai sót trên phân
tử ADN.
2. Cơ chế sửa sai đối với 1 bazo được phát hiện bị thay đổi trên ADN
của các enzim cho phép sữa chữa 99,9% các sai sót.
3. Sau khi xử lí tia tử ngoại gây đột biến, nếu đưa ra ánh sáng thì phần
lớn sai hỏng được phục hồi nhờ enzim photolyase.
4. Sự cắt bỏ các bazo sai hỏng nhờ các enzim ADN glycosylase.
5. Enzim ADN polymerase sẽ loại bỏ các nucleotid bắt cặp sai.
A.5

B. 4

Nhóm: Sinh Học BeeClass

C.3

D.1
Page 5


July 23, 2017 ĐỀ THI THỬ LẦN 2

Câu 12: Ở một loài thực vật có bộ NST 2n=24. Một thể đột biến bị mất
1 đoạn ở NST số 3, đảo 1 đoạn ở NST số 7, lặp 1 đoạn ở NST số 9,
chuyển 1 đoạn không tương hỗ giữa 2 NST tương đồng khác nhau ở cặp
NST số 10. Khi giảm phân bình thường sẽ có bao nhiêu % giao tử không

mang đột biến?
A. 87,5%

B. 12,5%

C. 6,25%

D.0%

Câu 13: Cho biết các bộ ba trên phân tử mARN mã hóa axit amin tương
ứng như sau: 5’AUG3’ quy định Met; 5’UAU3’ và 5’UAX3’ quy định
Tyr; 5’UGG3’ quy định Trip; 5’UXU3’ quy định Ser; 5’AGG3’ quy
định Arg; các bộ ba 5’UAA3’, 5’UAG3’, 5’UGA3’ kết thúc dịch mã.
Xét một đoạn gen có trình tự nucleotid trên mạch bổ sung là: 5’ATG
TAT TGG3’. Trong đó, thứ tự các nucleotid tương ứng là: 123 456 789.
Trong các dự đoán sau đây về sự thay đổi các nucleotid trên mạch bổ
sung, có bao nhiêu dự đoán đúng ?
1. Nếu nucleotid thứ 6 bị thay thành A thì chuỗi polypeptid tương ứng
không thay đổi.
2. Nếu nucleotid thứ 9 bị thay thành A thì chuỗi polypeptid tương ứng sẽ
bị ngắn hơn chuỗi bình thường.
3. Nếu nucleotid thứ 5 bị thay thành X thì chuỗi polypeptid tương ứng
không thay đổi.
4. Nếu nucleotid thứ 8 bị thay thành A thì chuỗi polypeptid tương ứng sẽ
dài hơn chuỗi bình thường.
5. Nếu nucleotid thứ 7 bị thay thành A thì chuỗi polypeptid tương ứng
không thay đổi.
A. 2

B. 1


Nhóm: Sinh Học BeeClass

C.3

D.4

Page 6


July 23, 2017 ĐỀ THI THỬ LẦN 2

Câu 14: Một NST ở sinh vật nhân thực có 56 nucleosome, đoạn nối giữa
các nucleosome dài 0,0544 micromet. Biết số nucleosome nhiều hơn số
đoạn nối, số liên kết phospho dieste có trong ADN của NST trên là?
A. 33952

B.16976

C.16974

D. 33950

Câu 15: Một cơ thể mang kiểu gen là AaBb giảm phân hình thành giao
tử, cặp Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện còn lại diễn ra
bình thường. Xét một tế bào sinh tinh chứa 2 cặp gen trên có thể tạo ra
những loại giao tử nào ?
A. AaB và b hoặc Aab và B

B. AaB, b, Aab và B


C. AaB và B hoặc Aab và b

D. AaB, b, Aab, B

Câu 16: Trong lần nhân đôi đầu tiên của gen đã có 1 phân tử Acridin
xen vào 1 mạch khuôn của gen, thì số nu có trong các gen đột biến là
bao nhiêu, biết gen ban đầu có chiều dài 0,51 micromet và nhân đôi 4
đợt:
A.11992
B.21014
C.44970
D.12008.
Câu 17: Trong một phòng thí nghiệm sinh học phân tử, trình tự các axit
amin của một protein armadillo đã được xác định một phần. Các phân tử
tRNA được sử dụng trong quá trình tổng hợp co anticodon sau đây:
3'UAX 5' 3'XGA5' 3' GGA5' 3' GXU 5' 3' UUU 5' 3' GGA5'.
Trình tự nucleotitide ADN của chuỗi bổ sung cho chuỗi ADN mã hoa
cho protein armadillo
A. 5 '-ATG-GXT-GGT-XGA - AAA-XXT-3'.
B. 5 '-ATG-GXT-XXT-XGA - AAA-XXT-3’
C. 5 '-ATG-GXT-GXT-XGA - AAA-GXT-3’
D. 5 -ATG-GGT-XXT-XGA - AAA-XGT-3’
Câu 18: Cho các hiện tượng sau:
(1): Gen điều hòa của operon Lac bị đột biến dẫn đến protein ức chế bị

Nhóm: Sinh Học BeeClass

Page 7



July 23, 2017 ĐỀ THI THỬ LẦN 2

biến đổi không gian và mất chức năng sinh học.
(2) Đột biến mất phần khởi động (vùng P) của operon Lac
(3) Gen cấu trúc Y bị đột biến dẫn tới protein do gen này quy định tổng
hợp bị mất chức năng.
(4) Vùng vận hành (vùng O) của operon Lac bị đột biến và không còn
khả năng gắn kết với protein ức chế.
(5) Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc
và không còn khả năng gắn kết với enzim ARN polimeraza.
Trong các trường hợp trên, khi không có đường lactozo có bao nhiêu
trường hợp operon Lac vẫn thực hiện phiên mã?
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
Câu 19: Ở người, có nhiều loại protein có tuổi thọ tương đối dài. Ví dụ
như Hemoglobin trong tế bào hồng cầu có thể tồn tại hàng tháng. Tuy
nhiên cũng có nhiều protein có tuổi thọ rất ngắn, chỉ tồn tại vài ngày, vài
giờ hoặc thậm chí vài phút. Lợi ích của các protein có tuổi thọ ngắn là
gì?
(1) Chúng là các protein chỉ được sử dụng một lần
(2) Chúng bị phân giải nhanh để cung cấp nhiên liệu cho tổng hợp các
protein khác
(3) Chúng cho phép tế bào kiểm soát quá trình điều hòa hoạt động của
gen ở mức sau phiên mã một cách chính xác và hiệu quả hơn.
(4) Các protein tồn tại quá lâu thường làm cho các tế bào bị ung thư.
(5) Chúng bị phân giải nhanh để cung cấp nguyên liệu cho tổng hợp các
axit nucleic khác.

(6) Chúng giúp tế bào tổng hợp các chất tham gia tổng hợp ADN
Số nhận định đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 20: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi
nói về quá trình dịch mã:

Nhóm: Sinh Học BeeClass

Page 8


July 23, 2017 ĐỀ THI THỬ LẦN 2

(1) Ở tế bào nhân sơ, sau khi được tổng hợp foocmin Metionin được cắt
khỏi chuỗi polipeptit.
(2) Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, riboxom tách khỏi mARN và giữ
nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho quá trình dịch mã tiếp theo
(3) Trong dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là
Metionin đến riboxom để bắt đầu dịch mã.
(4) Tất cả protein sau dịch mã đều được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiếp
tục hình thành các cấu trúc bậc cao hơn để trở thành protein có hoạt tính
sinh học.
(5) Quá trình dịch mã kết thúc khi riboxom tiếp xúc với bộ ba kết thúc
UAA.
A. 2
B. 3
C. 4

D.1

Hết
➢Biên soạn : Hoa Le.
➢Phản Biện đề : Trương Công Kiên,
NguyễnMinh Hiển, Puchino, Minh Quang.

Nhóm: Sinh Học BeeClass

Page 9


Sinh Học BeeClass
Ấu Bất Học
Lão Hà Vi
(Đề gồm có 12 trang )

CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
LÝ THUYẾT
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Biên Soạn : Trương Công Kiên
Admin : Hoàng Thị Thu Trang

Họ tên thí sinh: ……………………………….SBD: ………………………..

Mã Đề : 001

Câu 1​: ​Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về vật chất di truyền ở động vật?
(1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.
(2) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa gen quy định giới tính.

(3) Hợp tử mang cặp NST giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành thể đực.
(4) Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2: ​Khi nói về đột biến gen có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
(1) Nucleotid hiếm có thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi AND gây đột biến thay thế một cặp
nucleotid.
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3) Cá thể mang gen đột biến gọi là thể đột biến.
(4) Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào môi trường và tổ hợp gen.
(6) Hóa chất 5 – Brom Uraxin gây đột biến thay thế cặp A-T thành G-X hoặc G-X thành A-T.
(7) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nucleotid.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 3: ​Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:
(1) Bộ ba đối mã của phức hợp met – tARN gắn bổ sung với codon mở đầu trên mARN.
(2) Tiểu đơn vị lớn của riboxom kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành riboxom hoàn chỉnh.
(3) Tiểu đơn vị bé của riboxom gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.
(4) Codon thứ nhất trên mARN gắn bổ sung với anticodon với phức hệ acid amin thứ nhất – tARN.
(5) Riboxom dịch đi 1 codon trên mARN theo chiều 5’ – 3’.
(6) Hình thành liên kết peptid giữa acid amin mở đầu và acid amin thứ nhất.
Trình tự đúng:
A. 3-1-2-4-5-6
B. 5-2-1-4-6-3
C. 1-3-2-4-6-5

D. 2-1-3-4-6
Câu 4: ​Cho các nguyên nhân sau:
(1) Do NST đứt gãy, sau đó nối lại một cách không bình thường.
(2) Do sự phân li không bình thường của NST, xảy ra ở kì sau của quá trình phân bào.
(3) Do sự rối loạn quá trình trao đổi chéo xảy ra ở kì đầu giảm phân I.
(4) Do sự phá hủy hoặc không xuất hiện của thoi phân bào.

SINH HỌC BEECLASS

1


Số nguyên nhân gây nên đột biến cấu trúc NST là:
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Câu 5: ​Lấy hạt phấn loài A (2n = 18) thụ phấn cho loài B (2n = 26) người ta thu được một số cây lai. có bao
nhiêu nhận định đúng về loài cây này?
(1) Không thể trở thành loài mới vì không sinh sản được.
(2) Có thể hình thành loài mới nếu có khả năng sinh dưỡng.
(3) Có khả năng trở thành loài mới thông qua sinh sản hữu tính.
(4) có thể trở thành loài mới nếu có sự đa bội hóa tự nhiên thành cây hữu thụ.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Câu 6: ​Cho các trường hơp sau:
(1) Gen tạo ra sau tái bản ADN bị mất 1 cặp nucleotid.

(2) Gen tạo ra sau tái bản AND bị thay thế ở 1 cặp nucleotid.
(3) mARN tạo ra sau phiên mã bị mất 1 nucleotid.
(4) mARN tạo ra sau phiên mã bị thay thế 1 nucleotid.
(5) Chuỗi polipeptid tạo ra sau dịch mã bị mất 1 acid amin
(6) Chuỗi polipeptid tạo ra sau dịch mã bị thay thế 1 acid amin
Có bao nhiêu trường hợp chắc chắn là do đột biến gen gây nên?
A. 4
B. 3
C. 5
D. 2
Câu 7: ​Có một trình tự ARN như sau: 5’-AUG GGG UGX XAU UUU-3’ mã hóa cho một đoạn polipeptid sơ
khai gồm 5 axit amin. Trong các trường hợp sau, có bao nhiêu trường hợp dẫn đến việc đoạn polipeptit sơ khai
từ trình tự ARN này chỉ còn lại 2 axit amin?
(1) Thay thế G ở bộ ba nucleotit thứ 3 bằng A.
(2) Thay thế A ở bộ ba nucleotit đầu tiên bằng X.
(3) Thay thế U ở bộ ba nucleotit đầu tiên bằng A.
(4) Thay thế X ở bộ ba nucleotit thứ 3 bằng A.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 8: ​Cho các phát biểu sau về gen cấu trúc:
(1) Gen cấu trúc gồm 3 trình tự điển hình: vùng điều hòa – vùng mã hóa – vùng kết thúc.
(2) Vùng điều hòa nằm ở đầu 5’ của mạch mang mã gốc mang tín hiệu khởi đầu và kiểm soát phiên mã.
(3) Vùng điều hòa nằm ở đầu 5’ của mạch mang mã gốc mang tín hiệu khởi đầu và kiểm soát dịch mã.
(4) Những đoạn nucleotit ở vùng điều hòa của gen thường phản ứng với các tín hiệu hóa học bên trong và
ngoài tế bào.
(5) Những tương tác của vùng điều hòa với tín hiệu bên trong hoặc ngoài gây nên bất hoạt các gen cấu trúc.
(6) Vùng điều hòa của gen gồm vùng khởi động, vùng vận hành, vùng suy giảm, vùng tăng cường.
(7) Vùng mã hóa mang thông tin mã hóa các axit amin.

(8) Vùng kết thúc nằm ở đầu 5’ mạch mã gốc mang thông tin kết thúc phiên mã.
(9) Mạch mã gốc mang thông tin di truyền còn mạch bổ sung không mang thông tin di truyền.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7

SINH HỌC BEECLASS

2


Câu 9: ​Cho các phát biểu về tác nhân gây đột biến:
(1) Tia UV làm cho hai bazo nito Timin trên cùng một mạch liên kết với nhau.
(2) Nếu sử dụng 5BU, thì sau ba thế hệ một codon XXX sẽ bị đột biến thành codon GXX.
(3) Guanin dạng hiếm tạo nên đột biến thay thế G – X bằng A-T.
(4) Virut cũng là tác nhân gây đột biến gen.
(5) Để tạo đột biến tam bội người ta xử lí hợp tử 2n bằng côxixin
(6) Tần số đột biến gen không phụ thuộc vào tác nhân gây đột biến.
(7) Trong điều kiện nhân tạo, người ta có thể sử dụng các tác nhân gây đột biến tác động lên vật liệu di
truyền làm xuất hiện đột biến với tần số cao hơn rất nhiều lần.
(8) Acridin được chèn vào mạch khuôn cũ sẽ tạo nên đột biến mất một cặp nucleotit.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 10: ​Cho biết một số hệ quả của các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể như sau:
(1) Làm thay đổi trình tự các gen phân bố trên nhiễm sắc thể.

(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
(3) Làm thay đổi thành phần các gen trong nhóm liên kết.
(4) Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động.
(5) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của các thể đột biến.
(6) Có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử AND cấu trúc nên nhiếm sắc thể đó.
Trong các hệ quả trên, số hệ quả gây ra bởi đột biến đảo đoạn là?
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
Câu 11: ​Cho các phát biểu sau:
(1) Ở tế bào sinh vật nhân thực, quá trình dịch mã không thể đồng hành với quá trình phiên mã.
(2) Nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện chỉ trong cơ chế phiên mã và dịch mã.
(3) AND của tế bào nhân sơ có cấu trúc dạng vòng, AND của tế bào nhân thực có cấu trúc dạng thẳng.
(4) Kết thúc quá trình dịch mã, mARN được phóng thích và sử dụng lại.
(5) Hai tiểu đơn vị của riboxom luôn liên kết với nhau trong tế bào chất.
(6) Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định 1 loại axit amin trừ AUG
và UGU.
(7) Ở sinh vật nhân sơ, một mARN có thể được dịch mã thành các chuỗi polipeptit có cấu trúc hoàn toàn
khác nhau.
(8) Ở sinh vật nhân sơ, trên một mARN chỉ có thể có một mã mở đầu và một mã kết thúc.
(9) Trong tế bào, thường chỉ có một loại tARN duy nhất.
(10) Đột biến gen tạo ra các locut gen mới, làm tăng tính đa dạng di truyền cho loài.
(11) Mỗi nucleotit gồm ba thành phần liên kết với nhau: nhóm phosphat, đường 5C và một gốc bazo.
(12) Ở sinh vật nhân sơ, một gen có thể mã hóa cho nhiều chuỗi polipeptit có cấu trúc hoàn toàn khác
nhau.
Số phát biểu đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3

D. 4
Câu 12: ​Cho các dữ kiện sau:

SINH HỌC BEECLASS

3


(1) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bán bảo tồn.
(2) Cần sự xúc tác của enzim.
(3) Trên một phễu tái bản thì một mạch được tổng hợp liên tục, một mạch được tổng hợp gián đoạn.
(4) Sự nhân đôi của phân tử ADN xảy ra đồng thời với sự phân bào.
(5) Tốc độ lắp ráp các nucleotit thường chậm hơn SVNT.
(6) Xảy ra sự cố đầu mút.
Có bao nhiêu phát biểu đúng nếu đề cập đến sự nhân đôi của sinh vật nhân sơ?
A. 4
B. 5
C. 3
D. 6
Câu 13: ​Cho các phát biểu sau về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Trong tự nhiên, tần số đột biến gen rất thấp và hầu hết đều có hại khi biểu hiện thành kiểu hình.
(2) Không phải loài sinh vật nào cũng xảy ra đột biến gen, đột biến gen chỉ xảy ra ở một số loài nhất định.
(3) Hầu hết đột biến gen là đột biến gen trội và xuất hiện vô hướng, riêng lẻ.
(4) Đột biến phụ thuộc vào tác nhân, liều lượng và cường độ của tác nhân gây đột biến.
(5) Chất màu da cam (dioxin) là một ví dụ về tác nhân hóa học gây đột biến gen.
(6) Đột biến xoma không thể được nhân lên.
(7) Đột biến trong cấu trúc gen đòi hỏi một số điều kiện mới biểu hiện kiểu hình của cơ thể mang gen đột
biến.
A. 2
B. 3.

C. 4
D. 5
Câu 14: ​Khi nói về đặc điểm của điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân thực, có các phát biểu sau:
(1) Cơ chế điều hòa phức tạp hơn ở sinh vật nhân sơ.
(2) Phần ADN không mã hóa thì đóng vai trò điều hòa hoặc hoạt động rất yếu.
(3) có nhiều mức điều hòa, qua nhiều giai đoạn: từ NST tháo xoắn đến biến đổi sau dịch mã.
(4) Điều hòa dịch mã là điều hòa lượng mARN được tạo ra.
(5) Điều hòa sau dịch mã là quá trình làm biến đổi protein có thể thực hiện được chức năng nhất định.
Những protein không cần thiết, dư thừa sẽ được phân giải tạo acit amin dự trữ hoặc làm ổn định pH của
huyết tương.
Trong các phát biểu trên, cí bao nhiêu phát biểu sai?
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Câu 15: ​Xét các phát biểu sau:
(1) Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là một mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số acit amin.
(2) Tất cả các ADN đều có cấu trúc mạch kép.
(3) Phân tử tARN đều có cấu trúc mạch kép và đều có liên kết hidro.
(4) Trong các loại ARN ở sinh vật nhân thực thì mARN có hàm lượng cao nhất.
(5) Ở trong cùng một tế bào, ADN là loại acit nucleic có kích thước lớn nhất.
(6) ARN thông tin được dùng làm khuôn để tổng hợp phân tử protein nên nó có cấu trúc mạch thẳng.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 16: ​Cho các phát biểu sau về thể đa bội:
(1) Thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh giao tử bình thường.
(2) Đa số các loài thực vật là thể dị đa bội.


SINH HỌC BEECLASS

4


(3) Thể dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội hóa.
(4) Phần lớn các loài thực vật có hoa hạt kín là thể tự đa bội chẵn.
(5) Dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội của một loài và lớn hơn 2n được
gọi là thể dị đa bội.
(6) Các giống cây ăn quả không hạt thường là đa bội chẵn.
(7) Conxixin có thể tác động vào pha S của chu kì tế bào tạo ra thể đa bội lẻ.
(8) Không có bất cứ loài động vật nào có thể mang thể đa bội.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 17: ​Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, có những
phát biểu sau:
(1) Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản.
(2) Trong quá trình dịch mã, sự kết cặp giữa các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung diễn ra ở tất cả các
nucleotit của phân tử mARN.
(3) Trong quá trình nhân đôi ADN, sự kết cặp giữa các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung diễn ra ở tất cả
các nucleotit trên mỗi mạch đơn.
(4) Trong quá trình phiên mã, sự kết cặp giữa các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung diễn ra ở tất cả các
nucleotit trên mạch gốc ở vùng mã hóa.
(5) Trong quá trình nhân đôi ADN, tại mỗi đơn vị tái bản, enzim ligaza chỉ tác động vào một mạch mới
được tổng hợp.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu không đúng?

A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Câu 18: ​Cho các phát biểu sau về nhiễm sắc thể:
(1) NST ở sinh vật nhân thực được cấu tạo tứ chất nhiễm sắc gồm chủ yếu là protein histon và ADN.
(2) NST được nhìn rõ nhất ở kì đầu nguyên phân khi chúng đã co xoắn xực đại.
(3) Vùng đầu mút có tác dụng duy nhất là bảo vệ NST.
(4) Ở sinh vật nhân sơ, chưa có cấu trúc NST điển hình như ở tế bào nhân thực.
(5) Tâm động là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp NST co xoắn trong quá trình phân bào.
(6) Đột biến cấu trúc NST thường làm hỏng các gen, làm mất cân bằng gen và tái cấu trúc lại các gen trên
NST nên luôn gây hại cho thể đột biến.
(7) Số lượng NST nhiều hay ít là nhân tố quan trọng nhất phản ánh mức độ tiến hóa cao hay thấp.
Trong số phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 19: ​Giống thỏ Himalaya cố bộ lông tắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn
chân, đuôi, mõm có lông đen. Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể, có cùng một kiểu gen nhưng lại biểu hiện
màu lông khác nhau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể? Để lí giải hiện tượng này, các nhà khoa học đã tiến
hành thí nghiệm: cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó một cục nước đá; tại vị trí này lông mọc lên
lại có màu đen. Từ kết quả của thí nghiệm trên, có bao nhiêu kết luận đúng trong các kết luận sau:

SINH HỌC BEECLASS

5


(1) Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở vùng đầu mút cơ thể nên các gen quy định tổng

hợp sắc tố melanin không được biểu hiện do đó lông có màu trắng.
(2) Gen quy định tổng hợp sắc tố melanin biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng đầu mút của cơ
thể lông có màu đen.
(3) Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen quy định tổng hợp sắc tố melanin.
(4) Khi buộc cục nước đá vào vùng lông bị cạo, nhiệt độ giảm đột ngột làm phát sinh đột biến gen ở vùng
này làm cho lông mọc lên có màu đen.
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Câu 20​: Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã của các gen trong nhân ở một tế bào nhân thực trong
trường hợp không có đột biến, có các phát biểu sau:
(1) Các gen trên nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau cà số lần phiên mã thường khác nhau.
(2) Các gen trên nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau.
(3) Cácgen nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau.
(4) Các gen trong cùng một cơ thể thì có số lần nhân đôi bằng nhau, nhưng số lần phiên mã thì khác nhau.
(5) Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác
nhau.
Số nội dung đúng là:
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Câu 21: ​Khi nói về hoạt động của enzim ADN polimeraza trong quá trình nhân đôi ADN, có các nội dung sau:
(1) ADN polimeraza tham gia nối các đoạn okazaki để thành một mạch hoàn chỉnh.
(2) ADN polimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều từ 3' => 5' và tổng hợp mạch mới theo chiều 5' => 3'
(3) ADN polimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 5' => 3' và tổng hợp mạch mới theo chiều 3' => 5'
(4) ADN polimeraza tham gia tháo xoắn và tách các mạch đơn của ADN mẹ.
(5) ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một trong hai mạch của ADN mẹ.
Số nội dung đúng là:

A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Câu 22: ​Một vi khuẩn bị đột biến gen có khả năng tổng hợp được enzim phân giải lactoza ngay cả khi trong
môi trường có hoặc không có lactoza. Có bao nhiêu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên?
(1) Đột biến đã xảy ra ở vùng vận hành làm cho protein ức chế không bám được.
(2) Đột biến đã xảy ra ở vùng khởi động làm cho enzim ARN pol không bám vào được.
(3) Đột biến đã xảy ra ở vùng điều hòa làm cho protein ức chế mất chức năng.
(4) Đột biến đã xảy ra ở nhóm gen cấu trúc.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 23: ​Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về đột biến gen?
(1) Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc gen.
(2) Đột biến gen khi đã phát sinh sẽ được tái bản qua cơ chế nhân đôi của ADN.
(3) Đột biến gen dạng đột biến giao tử có thể biểu hiện thành kiểu hình ở cơ thể phát sinh đột biến.
(4) Đột biến gen lặn sẽ được biểu hiện ngay trên kiểu hình của cơ thể mang đột biến đó.
(5) Đột biến gen dạng đột biến xôma không được di truyền cho đời sau và sẽ mất đi khi cơ thể chết.
(6) Đột biến trong quá trình giảm phân gọi là đột biến giao tử.

SINH HỌC BEECLASS

6


A. 5
B.2
C. 4

D. 3
Câu 24: ​Phân tích thành phần nucleotit của hai chủng virut, người ta thu được số liệu sau:
Chủng 1: A = 15%; G= 35%; X = 35%; T = 15%
Chủng 2: A = 15%; G = 40%; X = 30%; U = 15%.
Vật liệu di truyền của hai chủng virut trên là gì?
A. Cả chủng 1 và chủng 2 đều là ADN mạch kép.
B. Chủng 1 là ADN mạch đơn; chủng 2 là ADN mạch kép.
C. Chủng 1 là ADN mạch kép; chủng 2 là ADN mạch đơn.
D​. C
​ hủng 1 là ADN mạch kép; chủng 2 là ARN mạch đơn.
Câu 25: ​Cho các nhận định sau về vùng đầu mút của NST:
(1) Vùng đầu mút của NST là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi.
(2) Vùng đầu mút của NST có tác dụng bảo vệ các NST cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào
nhau.
(3) Vùng đầu mút của NST là nơi liên kết với thoi phân bào giúp NST di chuyển về các cực của tế bào trong
quá trình phân bào.
(4) Vùng đầu mút của NST là vị trí duy nhất có khả năng xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân I.
số nhận định đúng là:
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
Câu 26: ​Xét cấu trúc NST số 3 của 4 dòng khác nhau về vị trí địa lí:
Dòng 1: DCBEIHoGFK Dòng 2: BCDEFGoHIK
Dòng 3: BCDHoGFEIK Dòng 4: BCDEIHoGFK
Từ 4 dòng trên, người ta rút ra các kết luận và trình tự đột biến:
(1) Từ dòng 3 sang dòng 2, thuộc dạng đột biến đảo đoạn EFGoH => HoGFE.
(2) Từ dòng 2 sang dòng 4, thuộc đột biến đảo đoạn FGHI => IHGF.
(3) Từ dòng 3 sang dòng 2 thuộc đột biến đảo đoạn FGoH =>HoGF.
(4) Từ dòng 4 sang dòng 1, thuộc dạng đột biến đảo đoạn BCD => DCB.

(5) Từ dòng 2 sang dòng 1, thuộc dạng đột biến đảo đoạn DEF => FED.
Số kết luận đúng là:
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 27: ​So với đột biến NST thì đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa. Sở dĩ như vậy
là do:
(1) Mặc dù đột biến gen xảy ra với tần số rất thấp, nhưng trong mỗi tế bào số lượng gen là rất lớn. Vì vậy, đột
biến gen thường xuyên xảy ra.
(2) Các alen đột biến thường ở trạng thái lặn và trạng thái dị hợp, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp vào kiểu
gen do đó tần số của gen lặn có hại không thay đổi qua các thế hệ.
(3) Đột biến gen dạng đột biến trội thường được biểu hiện ngay ra kiểu hình, nên là nguồn nguyên liệu chủ yếu
cho tiến hóa.
(4) Đa số đột biến gen là có hại, vì vậy chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ chúng nhanh chóng, chỉ giữ lại các đột biến
có lợi.

SINH HỌC BEECLASS

7


(5) Alen đột biến có lợi hay có hại không phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường sống, vì vậy chọn lọc tự
nhiên vẫn tích lũy các gen đột biến qua các thế hệ.
(6) Đột biến gen phổ biến hơn đột biến NST và ít ảnh hưởng đến sức sống, sinh sản của cơ thể sinh vật.
Số nội dung đúng là?
​A. 1
B. 3.
C. 2
D. 4

Câu 28: ​Cho các phát biểu sau về đột biến cấu trúc NST:
(1) Đột biến chuyển đoạn lớn thường gây chết và mất khả năng sinh sản.
(2) Nếu đảo đoạn trong đột biến đảo đoạn NST rơi vào các gen quan trọng sẽ ảnh hưởng đến sức sống và khả
năng sinh sản của cá thể.
(3) Trong đột biến mất đoạn, đoạn đột biến nếu không chứa tâm động sẽ bị tiêu biến.
(4) Lặp đoạn có ý nghĩa đối với tiến hóa vì tạo ra các vật chất di truyền bổ sung, nhờ đột biến và chọn lọc tự
nhiên có thể hình thành các gen mới.
(5) Cùng với đột biến chuyển đoạn, đột biến đảo đoạn cũng tham gia vào quá trính hình thành loài.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 3.
B. 2
C. 5.
D. 4.
Câu 29: ​Ở một loài lưỡng bội, xét cặp alen D và d. Alen D có số nucleotit loại A là 270; alen d có số nucleotit
loại A là 540. Người ta thấy có một tế bào có tổng số nucleotit loại T có trong alen D và d là 1080. Từ kết quả
trên, có các kết luận về kiểu gen của tế bào này như sau:
(1) Kiểu gen của tế bào có thể được tạo ra bằng hình thức nguyên phân.
(2) Kiểu gen của tế bào có thể được tạo ra bằng lai xa kết hợp với đa bội hóa.
(3) Kiểu gen của tế bào có thể được hình thành do đột biến tự đa bội lẻ.
(4) Kiểu gen của tế bào có thể được hình thành do đột biến tự đa bội chẵn.
(5) Kiểu gen của tế bào có thể được tạo ra do đột biến lệch bội.
(6) Kiểu gen của tế bào có thể được tạo ra do đột biến gen.
Số kết luận có nội dung đúng là:
A. 3
B. 4
C. 6
D. 5.
Câu 30: ​Ở cà độc dược (2n = 24), người ta đã phát hiện được các dạng thể ba ở cả 12 cặp NST. Các thể ba này:
A. có số lượng NST trong tế bào xoma giống nhau và có kiểu hình khác nhau.
B. có số lượng NST trong tế bào xoma giống nhau và có kiểu hình giống nhau.

C. có số lượng NST trong tế bào xoma khác nhau và có kiểu hình giống nhau.
D. có số lượng NST trong tế bào xoma khác nhau và kiểu hình khác nhau.
Câu 31: ​Cho các phát biểu dưới đây:
(1) Ở sinh vật nhân thực, các đoạn intron của gen không mang thông tin di truyền.
(2) Mã di truyền luôn có tính thoái hóa.
(3) Trong một lần phiên mã, những đoạn gen khác nhau luôn phiên mã tạo ra những đoạn ARN khác nhau.
(4) Nguyên tắc bổ sung không thể hiện trong quá trình dịch mã.
Số phát biểu đúng là.
A. 0
B. 1.
C. 2
D. 3
Câu 32: ​Cho các hiện tượng sau:

SINH HỌC BEECLASS

8


(1) Gen điều hòa của Operon Lac bị đột biến dẫn tới protein ức chế bị biến đổi cấu trúc không gian và mất chức
năng sinh học.
(2) Vùng khởi động của Operon Lac bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với enzim
ARN pol.
(3) Gen cấu trúc Z bị đột biến dẫn tới protein do gen này quy định tổng hợp bị biến đổi cấu trúc không gian và
không trở thành enzim xúc tác.
(4) Vùng vận hành của Operon Lac bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với protein
ức chế.
(5) Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với
enzim ARN pol.
Trong các trường hợp trên, có bao nhiêu trường hợp không có đường lactozo nhưng Operon Lac vẫn phiên mã?

A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 33: ​Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy. Dưới đây là nhiệt độ
nóng chảy của ADN ở một số đối tượng sinh vật khác nhau được kí hiệu từ A đến E như sau: A = 36​O​C; B =
78​O​C; C = 55​O​C; D = 83​O​C; E = 44​O​C. Trình tự sắp xếp các loài sinh vật nào dưới đây là đúng nhất liên quan
đến tỉ lệ các loại (A+T)/tổng nucleotit của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần?
A​. ​D => B => C => E => A
​B​. A => E => C => B => D
C​. A => B => C => D => E
​D​. D => E => B => A => C.
Câu 34: ​Khi nói về quá trình dịch mã, có bao nhiêu nội dung sau đây đúng?
(1) Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang bộ ba đối mã đến khớp với bộ ba kết thúc trên mARN.
(2) Sự kiện đầu tiên của dịch mã là khi tARN có bộ ba đối mã là 3'AUG5' liên kết được với bộ ba khởi đầu trên
mARN.
(3) Ở giai đoạn kéo dài, riboxom dịch chuyển trên mARN theo chiều từ 3' đến 5'.
(4) Hoạt động đầu tiên của giai đoạn tổng hợp chuỗi polipeptit là tiểu phần nhỏ của riboxom tiếp xúc với phân
tử mARN tại vị trí liền kề mã mở đầu.
(5) Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit chỉ thực sự bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là 3'UAX5' liên kết được
với bộ ba mở đầu trên mARN.
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
Câu 35: ​Trong một lần nguyên phân của một tế bào lưỡng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số 3 và một nhiễm
sắc thể của cặp số 6 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết quả của quá trình này có thể
tạo ra các tế bào con cố bộ nhiễm sắc thể là:
(1) 2n+1-1 và 2n-2-1
(2) 2n+1+1 và 2n-1+1

(3) 2n+1+1 và 2n-1-1.
(4) 2n+1-1 và 2n-1+1.
(5) 2n+2 và 2n-2.
(6) 2n+1+1 và 2n-2-1.
(7) 2n+1+1 và 2n-2
(8) 2n+2 và 2n-1-1.
Số kết qủa có thể đúng là:
A. 4
B. 2
C.1
D. 5
Câu 36: ​Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có kiểu gen AaBb, ở một số tế bào, cặp NST mang cặp gen
Aa không phân li trong giảm phân I, cặp NST mang cặp gen Bb phân li bình thường; giảm phân II diễn ra bình
thường. Ở cớ thể cái có kiểu gen AABb, quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai
AABb * AaBb cho đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?

SINH HỌC BEECLASS

9


×