Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

Môn Trắc địa chương 4 đo chiều dài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.42 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
--------***-------CHƯƠNG 4 : ĐO CHIỀU DÀI


KHÁI NIỆM ĐO CHIỀU DÀI
Đo chiều dài là một trong những công
tác cơ bản của trắc địa. Chiều dài được xác
định trong trắc địa là chiều dài của đoạn
thẳng ở trong mặt phẳng nằm ngang.
Tùy theo yêu cầu chính xác và điều kiện
địa hình cụ thể mà chọn phương pháp và
dụng cụ đo thích hợp.


- Đo chiều dài bằng bước chân
- Đo chiều dài bằng thước dây, thước
thép
- Đo chiều dài bằng dây đo thị cự (máy
thủy bình và kinh vĩ)
- Đo chiều dài bằng sóng vô tuyến và
sóng ánh sáng (máy đo xa, máy TĐĐT)




Muốn đo chiều dài của một đoạn thẳng
bất kỳ trên mặt đất ta phải đo chiều dài giữa
hai đầu của đoạn thẳng ấy để qui chiều dài
này thành chiều dài nằm trong mặt phẳng
nằm ngang.
Ví dụ


Phải đo chiều dài của đoạn AB, trong đo
đạc chiều dài của AB không phải là đoạn
thẳng nối liền hai điểm A và B mà là hình
chiếu A'B' của AB xuống mặt phẳng nằm
ngang



TIÊU NHẮM &
DÓNG ĐƯỜNG THẲNG


TIÊU NHẮM
Để từ xa ngắm tới cọc mốc được dể
dàng, cần dựng một sào tiêu thẳng đứng
ngay trên tâm mốc : đó là một sào dài bằng
gỗ, có chiều dài 2÷ 3m, một đầu vót nhọn
được bọc bằng đót thép; thân sào sơn hai
màu trắng, đỏ theo từng khoảng 50cm
Để giữ cho sào tiêu đứng thẳng trên thân
mốc cần chằng dây hoặc chống bằng chân
ba gỗ.



ĐO CHIỀU DÀI
BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP


Dụng cụ đo

- Thước vải
- Thước thép
- Thước dây
- Riêng que sắt phục vụ cho công tác đánh
dấu các đoạn đo


Phương pháp đo chiều dài bằng thước
Biên chế nhóm đo gồm 3 người: 2 người
căng thước một người ghi sổ; các dụng cụ
cần thiết là thước thép, sào tiêu, bộ que sắt
và sổ ghi.


Trên khu đất bằng
Trước hết, dựng 2 sào tiêu ở hai đầu đường
thẳng cần đo A và B; dùng phương pháp dóng
đường thẳng để xác định ra vài điểm trung gian
thẳng hàng với A và B và dựng sào tiêu trên các
điểm đó.
Trình tự thao tác như sau: một người cầm đầu
thước có vạch 0m - gọi là người đi "sau", đặt "0"
tại tâm cọc A và giữ đầu thước bằng một que sắt
cắm trên tâm cọc A; một người căng đầu kia của
thước - gọi là người đi "trước" - cầm 10 que sắt
(giả sử dùng bộ 11 que).


Người "sau" ngắm các tiêu và điều khiển
người "trước" xê dịch đầu thước sao cho

toàn thân thước nằm trên đường thẳng AB
và ra hiệu lệnh "căng thước". Khi nghe hiệu
lệnh này, người "trước" căng thước bằng
một lực vừa phải và cắm 1 que sắt tại vạch
20m và trả lời "xong".


Người "sau" nhổ que sắt tại A, người
"trước để lại 1 que cắm xuống đất, cả hai
cùng nâng thước tiến về B. Khi người "sau"
tới chổ que sắt mà người trước cắm lại thì
hô dừng và lại đặt vạch "0" của thước vào vị
trí que sắt, điều khiển người "trước" xê dịch
đầu thước cho thước thẳng hàng trên AB rồi
thao tác lặp lại như lần đặt thước thứ nhất.


Cứ làm như vậy cho tới khi người trước"
hết bộ que sắt, tức là người "sau" có trong
tay 10 que thì đoạn đã đo tương ứng lần đặt
thước (10 lần x 20m = 200m): lúc đó người
"sau" đưa 10 que cho người "trước" tiếp tục
đo, và người ghi sổ căn cứ vào số lần trao
que để đánh dấu vào sổ.


Khi đoạn cuối cùng ngắn hơn chiều dài
thì phải căn cứ vào tâm cọc B làm chuẩn để
đọc số trên thước.
Giả sử sau khi đo xong đoạn thẳng AB,

trong sổ ghi được 1 lần trao que, số que sắt
còn trong tay người "trước" là 5 que và
đoạn lẻ cuối cùng đọc được là 12,23m thì
chiều dài đoạn AB sẽ là:
20m x 10lần + 20m x 5 + 12,23m = 312,23m


Để kiểm tra và nâng cao kết quả đo, phải
tiến hành đo 2 lần "đo đi" và "đo về" theo
hai chiều ngược nhau (từ A tới B và từ B về
A).


Trên khu đất dốc



Những sai số thường gặp phải
khi đo chiều dài bằng thước thép


HẾT



×