Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý nhu cầu phụ tải khách sạn vinpearl nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.42 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THÚY

QUẢN LÝ NHU CẦU PHỤ TẢI
KHÁCH SẠN VINPEARL NHA TRANG

Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Mã số: 60 52 02 02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2017


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. LÊ KIM HÙNG

Phản biện 1: TS. ĐOÀN ANH TUẤN

Phản biện 2: TS. THẠCH LỄ KHIÊM

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn
tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật, chuyên ngành kỹ thuật điện họp
tại Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng vào ngày 7 tháng 10
năm 2017.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:


- Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường
Đại học Bách khoa.
- Thư viện Khoa Điện, Trường Đại học Bách khoa ĐHĐN.


1
MỞ ĐẦU
Với tình hình phát triển của phụ tải điện ngày càng tăng, một
trong những giải pháp mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam đưa ra là thay
đổi hình dáng đồ thị phụ tải thông qua việc sử dụng điện hợp lý, hiệu
quả, tiết kiệm các nguồn năng lượng và thực hiện đầu tư các công
trình điện trong thời gian ngắn. Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa
cũng không ngoại lệ, với nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng nhưng
nguồn cung cấp lại phát triển chậm, dẫn đến nguy cơ thiếu điện trong
tương lai. Hiện tại trên địa bàn quản lý của Điện lực có một số khách
hàng quan trọng với sản lượng sử dụng điện rất lớn, trong đó có Khu
du lịch Vinpearl Land Nha Trang.
Qua các tài liệu tham khảo về Quản lý nhu cầu (DSM: Demand
Side Management) của các nước trên thế giới, chúng ta có thể áp
dụng tại Việt Nam nhằm đạt được mục đích sử dụng tối đa từ các
nguồn năng lượng hiện có. Bên cạnh đó DSM cũng liên quan đến việc
thay đổi thói quen sử dụng năng lượng của khách hàng, giúp ngành
điện, chủ đầu tư giảm chi phí đầu tư vận hành.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tính đến tháng 7/2017 công suất cấp cho Vinpearl Land đạt
cực đại là 15 MW, Vinpearl Land cũng đã đưa vào hoạt động một số
khu nghỉ dưỡng và khu vui chơi giải trí trong mùa hè năm 2017.
Theo kế hoạch, dự tính Vinpearl Land sẽ còn phát triển phụ tải hơn
nữa và tiêu thụ lượng công suất khá cao, lên đến 20 MW. Vừa qua
theo Quyết định số 2953/QĐ-BCT ngày 31/7/2017 của Bộ Công

thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Khánh
Hòa giai đoạn 2016 – 2025 có xét đến năm 2025, yêu cầu tiến hành
xây mới trạm biến áp 110 kV Vinpearl Land có công suất 40 MVA,


2
điện áp 110/22 kV vào năm 2017. Điều này nhận thấy rằng Vinpearl
là một phụ tải quan trọng và có nhu cầu sử dụng điện rất lớn. Việc
quản lý vận hành hiệu quả nguồn, phụ tải này rất quan trọng đối với
đơn vị chủ đầu tư nói riêng cũng như Công ty cổ phần Điện lực
Khánh Hòa nói chung.
Với các lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý nhu cầu
phụ tải khách sạn Vinpearl Nha Trang’’ là một yêu cầu mang tính
cấp thiết trong bối cảnh phát triển của khu khách sạn hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở thu thập số liệu, tác giả sẽ trình bày phương pháp
phân tích cơ cấu các thành phần phụ tải dựa trên cơ sở những đặc
trưng của các đồ thị phụ tải (ĐTPT) thành phần. Phân tích được cơ
cấu thành phần phụ tải đỉnh trong ĐTPT của hệ thống nhằm mục
đích lựa chọn giải pháp hợp lý tác động đến phụ tải.
Áp dụng chương trình DSM lựa chọn các giải pháp nhằm san
bằng ĐTPT cho khu khách sạn Vinpearl Nha Trang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các thành phần tham gia vào
ĐTPT của hệ thống cung cấp điện khu khách sạn Vinpearl Nha
Trang, các giải pháp quản lý nhu cầu sử dụng điện năng (DSM).
b. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là phụ tải thuộc hệ thống cung cấp điện
khách sạn Vinpearl Nha Trang.



3
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các bài báo cáo
khoa học, giáo trình mạng điện và các chương trình quản lý nhu cầu
sử dụng điện năng DSM, lý thuyết xác suất thống kê, xây dựng
ĐTPT điển hình.
Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng các lý thuyết đã nghiên
cứu, tính toán và xây dựng ĐTPT, tính toán lượng công suất đỉnh cắt
giảm, điện năng tiết kiệm khi thực hiện giải pháp DSM.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Qua kết quả của luận văn này cho thấy sự hiệu quả của chương
trình quản lý nhu cầu sử dụng điện năng DSM.
6. Cấu trúc của luận văn
Nội dung luận văn gồm các phần chính sau:
 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VINPEARL NHA
TRANG
 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ NHU
CẦU ĐIỆN NĂNG
 CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG
DSM VÀO SAN BẰNG ĐỒ THỊ PHỤ TẢI CỦA VINPEARL
LAND
 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


4

1. CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VINPEARL NHA TRANG

1.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
1.2. VINPEARL LAND NHA TRANG
1.1.1. Phố mua sắm
1.1.2. Thủy cung
1.1.3. Công viên nước
1.1.4. Máng trượt gia đình (Family Rafting Slide)
1.1.5. Sân khấu nhạc nước
1.1.6. Nhà hàng, làng ẩm thực
1.1.7. Cáp treo
1.1.8. Khu nghĩ dưỡng Vinpearl Nha Trang
Khu nghỉ dưỡng chia ra rất nhiều khu, với từng khu có những
đặc thù riêng biệt được chia ra từng khu độc lập. Với các cơ chế vận
hành độc lập khác nhau tùy theo từng nhu cầu của các khách hàng.
Trong luận văn này tác giả phân tích một khu khách sạn riêng lẻ 171
phòng. Đặc thù khách sạn này mới đưa vào vận hành năm 2015 nên
các thiết bị điện khu này đã được chủ đầu tư tính toán lựa chọn các
thiết bị điện có tính năng tiết kiệm cao. Chỉ còn đặc thù vài thiết bị,
cơ chế chưa được vận hành hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này tác giả đã trình bày các lĩnh vực hoạt động
của Vinpearl Land Nha Trang. Vinpearl hoạt động chủ yếu trong lĩnh
vực đầu tư, kinh doanh dịch vụ du lịch, bất động sản và là chủ sở hữu


5
của các dự án quy mô trên khắp các thành phố du lịch trên cả nước
như: Khu liên hợp nghỉ dưỡng, giải trí biển đảo 5 sao đẳng cấp quốc
tế tại đảo Hòn Tre với các công trình: Công viên giải trí Vinpearl
Land, Khách sạn 5 sao Vinpearl Resort Nha Trang, Khách sạn đẳng
cấp 5+ sao Vinpearl Luxury Nha Trang, Sân golf 18 lỗ bên biển.

Vinpearl Land Nha Trang tập trung các trò chơi giải trí, đáp
ứng các tiêu chuẩn của Việt Nam và Thế giới. Với đặc điểm như vậy
Vinpearl Land được xem là phụ tải lớn của thành phố Nha Trang.
Việc tiết kiệm điện và điều chỉnh việc sử dụng điện hợp lý góp phần
vận hành hiệu quả, tiết kiệm chi phí vận hành cho chủ đầu tư nói
riêng và Điện lực Khánh Hòa nói chung.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ NHU CẦU ĐIỆN NĂNG
(DSM)
2.1. TỔNG QUAN VỀ DSM
2.1.1. Khái niệm về DSM
DSM là tập hợp các giải pháp Kỹ thuật – Công nghệ – Kinh tế
– Xã hội điều khiển nhằm sử dụng điện một cách hiệu quả và tiết
kiệm. DSM nằm trong chương trình tổng thể Quản lý nguồn cung
cấp (SSM) và Quản lý nhu cầu sử dụng điện năng (DSM).
2.1.2. Các mục tiêu của một hệ thống khi áp dụng DSM
2.2. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DSM
Nhằm mục đích tiết kiệm điện năng cho các hộ tiêu thụ, DSM
phải phân tích được thực trạng của các hệ thống phụ tải, nhận diện
các cơ hội tiết kiệm và đề xuất các giải pháp sử dụng năng lượng


6
điện hiệu quả hơn. Trên tinh thần đó quản lý nhu cầu điện năng bao
gồm hai phương án cơ bản sau:
- Kiểm toán năng lượng.
- Sử dụng điện năng hiệu quả.
2.2.1. Kiểm toán năng lượng điện
2.2.2. Sử dụng năng lượng điện hiệu quả
2.3. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC CÁC KỸ THUẬT QUẢN LÝ PHỤ

TẢI
Điều khiển nhu cầu điện năng là làm thay đổi thời gian sử dụng
điện năng và độ lớn nhu cầu công suất của phụ tải để đạt được đồ thị
phụ tải mong muốn. Nếu chỉ xét riêng nhu cầu điện năng thì các giải
pháp thực hiện cũng rất đa dạng mà nhìn chung gồm hai nhóm là
điều khiển phụ tải tại chỗ và điều khiển phụ tải từ xa.
2.3.1. Điều khiển phụ tải tại chỗ
2.3.2. Điều khiển phụ tải từ xa
2.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CƠ CẤU THÀNH PHẦN
PHỤ TẢI ĐỈNH TRONG ĐTPT CỦA HTĐ DỰA TRÊN CƠ SỞ
NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA CÁC ĐTPT THÀNH
PHẦN
Tác động nhằm biến đổi san bằng đồ thị phụ tải hệ thống là
một trong các mục tiêu chính của DSM. Vấn đề đặt ra là phải có một
cơ sở và định hướng cụ thể để lựa chọn và thực hiện các chương
trình này. Đó chính là phải phân tích được cơ cấu thành phần phụ tải
tham gia vào phụ tải hệ thống.
2.4.1. Phương pháp luận


7
2.4.2. Cách lấy số liệu phụ tải
2.4.3. Thông tin đặc trưng của ĐTPT
2.4.4. Xác định các khoảng thời gian công suất cực đại,
trung bình và cực tiểu
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương này, tác giả phân tích về cơ sở lý thuyết
DSM: là tập hợp các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, xã hội
nhằm quản lý sử dụng nhu cầu điện năng hiệu quả và tiết kiệm,
với mục tiêu giảm công suất phụ tải cực đại và điện năng tiêu thụ

của hệ thống. Trong phần này tác giả cũng đã trình bày những lợi
ích mà DSM mang lại cho người tiêu dùng, các Công ty sản xuất
kinh doanh điện.
Trên cơ sở của những phân tích đó, một lần nữa khẳng định
DSM không chỉ mang lại những lợi ích kinh tế lớn cho mỗi quốc gia,
mà còn góp phần lớn trong chiến lược phát triển năng lượng bền
vững toàn cầu, đây là một vấn đề cấp thiết của toàn xã hội.

3. CHƯƠNG 3
LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG DSM VÀO SAN
BẰNG ĐỒ THỊ PHỤ TẢI CỦA VINPEARL LAND
Để lựa chọn được các giải pháp san bằng ĐTPT của Vinpearl
Land Nha Trang ta phải căn cứ vào kết quả thu thập được từ việc ghi
nhận hàng ngày, tháng. Đặc thù của khu khách sạn Vinpearl Land
khá phức tạp. Khu nghỉ dưỡng chia ra rất nhiều khu, với từng khu có
các những đặc thù riêng biệt được chia ra từng khu độc lập. Với các
cơ chế vận hành độc lập khác nhau tùy theo từng nhu cầu của các


8
khách hàng. Vì vậy, trong luận văn tác giả chỉ tập trung phân tích
ĐTPT của một khu khách sạn riêng biệt 171 phòng. Đặc thù khách
sạn này mới đưa vào vận hành năm 2015 nên các thiết bị điện khu
này đã được chủ đầu tư tính toán lựa chọn các thiết bị điện có tính
năng tiết kiệm cao. Chỉ còn đặc thù vài thiết bị chưa được vận hành
hiệu quả. Qua đây tác giả sẽ tiến hành phân tích và đưa ra các giải
pháp tối ưu
3.1. CẤU TRÚC LƯỚI ĐIỆN VỊ TRÍ VẬN HÀNH
Khu du lịch Vinpearl Land là khu vui chơi giải trí kết hợp với
khu nghỉ dưỡng đẳng cấp 5 sao tiêu chuẩn quốc tế. Chính vì lẽ đó mà

số lượng khách tham quan, nghỉ dưỡng tại đây ngày càng tăng cao.
Việc này cũng đồng nghĩa với nhu cầu đáp ứng, cung cấp điện ổn
định, liên tục cho Vinpearl Land là cần thiết và lâu dài.
Khu du lịch Vinpear Land là một phụ tải quan trọng trong 6
tháng đầu năm 2017, lũy kế sản lượng điện năng tiêu thụ là
22.417.736 kWh tăng 68,23% so với cùng kỳ. Hiện tại, Vinpearl
Lland đã được tính toán theo phương án cấp điện ưu tiên, kết lưới
mạch vòng từ 2 nguồn cung cấp qua 2 ngăn xuất tuyến 22kV (475EBT, 479-EBT) của trạm biến áp 110 kV Bình Tân, đảm bảo cung
cấp điện liên tục cho khu du lịch Vinpearl Land Nha Trang. Ngoài
ra, hai xuất tuyến này còn cấp điện cho một số phụ tải khác thuộc
khu vực Bình Tân, Vĩnh Nguyên và Vĩnh Trường. Do đó, trong chế
độ vận hành bình thường thì vẫn đảm bảo cung cấp điện cho các phụ
tải. Tuy nhiên, khi có sự cố một trong hai xuất tuyến trên thì khả
năng gây ra quá tải cho xuất tuyến còn lại là rất cao, làm ảnh hưởng
đến việc cung cấp điện liên tục cho khách hàng nói chung và phụ tải
Vinpearl nói riêng.


9
Công suất cấp cho Vinpearl tính đến tháng 7/2017, đạt cực đại
là 15 MW. Vừa qua Vinpearl đã kịp thời đưa vào hoạt động một số
khu nghỉ dưỡng và khu vui chơi giải trí trong mùa hè 2017. Theo kế
hoạch, dự tính Vinpearl sẽ còn phát triển phụ tải hơn nữa và tiêu thụ
lượng công suất khá cao, lên đến 20 MW. Vừa qua theo Quyết định
số 2953/QĐ-BCT ngày 31/7/2017 về việc phê duyệt Quy hoạch phát
triển điện lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016 – 2025, có xét đến năm
2025 yêu cầu tiến xây mới trạm biến áp 110 kV Vinpearl Land có
công suất 40 MVA điện áp 110/22 kV vào năm 2017.
Vì đặc thù các khu khách sạn của Vinpearl nằm riêng biệt từng
khu, không tập trung một chỗ, với từng khu khách sạn được cấp điện

riêng thông qua các trạm biến áp độc lập, cơ chế vận hành lưới điện
của từng khu khách sạn riêng giống như một phụ tải độc lập. Vì vậy,
luận văn sẽ tập trung vào một khu khách sạn và khu biệt thự mới xây
dựng Vinpearl Nha Trang Bay Resort & Vilas 171 phòng được cấp
điện bởi hai nguồn thông qua hai máy biến áp có công suất 2500
kVA và 1250 kVA. Ngoài ra, khách sạn còn sử dụng dự phòng máy
phát điện công suất 2750 kVA.
3.1.1. Thiết bị sử dụng điện của khách sạn Vinpearl Land
Nha Trang
3.1.2. Thiết bị sử dụng nhiệt và nước của khách sạn
Vinpearl Land Nha Trang
3.2. GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG
3.2.1. Giải pháp quản lý vận hành bồn gia nhiệt khu khách
sạn
a. Hiện trạng vận hành


10
Hiện tại, khách sạn chỉ vận hành hai bồn gia nhiệt. Nhiệt độ
nước trong bồn luôn được duy trì ở mức 470C.

Hình 3.5: Sơ đồ cấp nước nóng khu khách sạn
Với cơ chế vận hành như hiện tại phụ thuộc nhiều vào nhu cầu
của khách do hiện tại chỉ sử dụng có hai bồn gia nhiệt 4000 lít và
nhiệt độ trữ nhiệt thấp chỉ khoảng 37oC. Do đó, việc vận hành bồn
gia nhiệt sẽ diễn ra khá ngẫu nhiên và phụ thuộc rất nhiều vào nhu
cầu sử dụng của khách.
Tổng điện năng tiêu thụ của hệ thống bồn gia nhiệt là 603
kWh/ngày. Trong đó, điện năng tiêu thụ giờ bình thường là 352 kWh
(chiếm 58,4 %), giờ cao điểm là 142 kWh (23,5 %), giờ thấp điểm là

109 kWh (18,1 %).
b. Đề xuất giải pháp
- Bổ sung thêm hai bồn gia nhiệt song song với hai bồn gia
nhiệt hiện hữu (xem Hình 3.10).


11
- Chuyển đổi phụ tải từ giờ cao điểm sang giờ thấp điểm:
 Vào giờ thấp điểm: Vận hành hai bồn gia nhiệt mới để
làm nóng nước đến 61oC (tính toán dựa trên điện năng tiêu
thụ trong giờ cao điểm của hệ thống nước nóng) và trữ tại
bồn gia nhiệt.
 Vào giờ cao điểm: Không vận hành các bồn gia nhiệt,
khi đó nước nóng trữ tại các bồn và từ hệ thống năng lượng
mặt trời sẽ được sử dụng. Nước nóng từ các bồn trữ sẽ
được bơm qua các bồn đang vận hành.
 Khách sạn sẽ tận dụng được sự chênh lệch giá điện giữa
giờ cao điểm và giờ thấp điểm.
c. Lợi ích - chi phí
Khi thực hiện giải pháp này khách sạn tiết kiệm được hàng
năm là 130 triệu đồng.
Khách sạn cần cải tạo lại hệ thống nước nóng. Chi phí đầu tư
ước tính vào khoảng 50 triệu cho các đường ống, bộ định thời gian,
relay nhiệt, bơm nước, bồn nước (Chi tiết nêu tại Bảng 3.8)


12

Hình 3.10: Sơ đồ đề xuất cải tạo hệ thống nước nóng
Bảng 3.8: Chi phí và lợi ích giải pháp chuyển đổi phụ tải

Chi tiết

Số lượng

Đơn vị

Điện năng tiêu thụ giờ cao
điểm

142

kWh

Giá điện giờ cao điểm

3699

VND

Giá điện giờ thấp điểm

1185

VND

Chênh lệch giá điện

2514

VND


Số ngày hoạt động

365

Ngày

Chi phí tiết kiệm

130

Triệu đồng

Chi phí đầu tư dự kiến

50

Triệu

Thời gian hoàn vốn

4,6

Tháng


13
3.2.2. Tối ưu hóa hệ thống nước cấp
a. Hiện trạng
Sơ đồ nguyên lý hệ thống nước cấp và hệ thống bơm nước

trong hệ thống nước cấp được thể hiện ở Hình 3.12.
Khách sạn đang sử dụng hai bơm lọc để bơm nước qua hai bộ
lọc rồi vào bồn chứa ở tầng B1, từ đây nước được các bơm cấp cho
toàn bộ khu biệt thự.
Các bơm lọc hoạt động theo van phao, mỗi chu kỳ bơm
thường kéo dài trong khoảng từ 5 phút đến 7 phút. Tổng điện năng
tiêu thụ trong một ngày của hai bơm lọc vào khoảng 12 kWh. Ngoài
ra, một số thiết bị sử dụng nước tại các bộ phận chưa có biện pháp
giảm thiểu lưu lượng sử dụng như: Bồn toilet chủ yếu sử dụng bồn
một nấc với mức tiêu thụ nước hiện tại khoảng 9 -12 lít/lần nhấn

Hình 3.12: Sơ đồ nguyên lý hệ thống nước cấp


14
b. Đề xuất giải pháp
Theo khảo sát, đối với các khu vực ở trung tâm thành phố,
nước thủy cục có thể cấp trực tiếp vào các bồn ở tầng B1 của khách
sạn (Sơ đồ đề xuất của giải pháp như Hình 3.15)
Luận văn có một số đề xuất sau nhằm tiết kiệm điện năng tiêu
thụ cho hệ thống nước cấp:
- Di chuyển hai bộ lọc cát và lọc ion từ tầng B2 lên tầng B1
(cần khảo sát nếu áp lực nước cấp đủ lớn để qua được hai bộ lọc thì
không cần thực hiện bước này).
- Nước thủy cục sẽ được cấp đồng thời vào bể chứa ở tầng B2 và
hai bồn ở tầng B1. Khi đó, nước sẽ được cấp trực tiếp đến các phòng từ
tầng B1, nước ở bể chứa tầng B2 sẽ được dùng dự phòng trong trường
hợp thiếu nước và cung cấp hàng ngày cho khu động, do đó sẽ không xảy
ra tình trạng nước “tù” cho bể chức B2.
Như vậy, khách sạn sẽ không phải sử dụng các bơm lọc để

bơm nước từ tầng B2 lên B1.
c. Lợi ích - chi phí
Bảng sau tính toán lợi ích và chi phí của giải pháp cải tạo hệ
thống nước cấp:
Bảng 3.10: Chi phí tính toán
Chi tiết
Số lượng
Điện năng tiêu thụ trong ngày
12
Số ngày giảm tải hoạt động/năm
365
Điện năng tiết kiệm trong năm
4,380
Giá điện trung bình
2,125
Chi phí tiết kiệm
9,307,500
Chi phí đầu tư
3,000,000
Thời gian hoàn vốn
3.8

Đơn vị
kWh
Ngày
kWh
VNĐ/kWh
VNĐ
VNĐ
Tháng



15

Hình 3.15: Sơ đồ đề xuất của giải pháp
3.2.3. Tối ưu hóa hệ thống làm lạnh
a. Hiện trạng
Hiện tại hệ thống khách sạn vừa được vận hành năm 2015, với
hệ thống làm lạnh là hệ thống điều hòa trung tâm Water Chiller (xem
Hình 3.16).
Nguyên lý làm việc: Nước được vận chuyển tuần hoàn trong
đường ống qua Chiller làm lạnh xuống 7oC. Sau đó chảy qua các dàn
trao đổi nhiệt FCU/AHU, nước lạnh được trao đổi nhiệt với không
khí tuần hoàn trong phòng và làm cho nhiệt độ trong phòng giảm
xuống. Nước lạnh bị hấp thụ nhiệt với không khí trong phòng nóng
lên đến khoảng 12oC được bơm tuần hoàn quay trở về Chiller, tại đây
nước lại tiếp tục được làm lạnh xuống 7oC.


16

Hình 3.16: Sơ đồ nguyên lý làm lạnh
1- Cụm chiller; 2- Tháp giải nhiệt; 3- Bơm nước lạnh; 4- Bơm
nước giải nhiệt; 5- AHU; 6- FCU; 7- Bình giãn nở và cấp
nước bổ sung
b. Đề xuất giải pháp
Hiện tại hệ thống đã đưa vào vận hành, vì vậy để giảm chi phi
vận hành luận văn đề xuất hai giải pháp vận hành là vận hành hệ
thống lạnh hợp lý và đổi mới công nghệ:
- Vận hành hệ thống lạnh hợp lý:

 Cài đặt nhiệt độ: Cài đặt nhiệt độ phòng lạnh hợp lý,
đảm bảo vừa đủ nhu cầu sử dụng. Chẳng hạn đối với kho
trữ đông là -20oC, đối với phòng điều hòa là 26oC.
 Vận hành hệ thống lạnh: Vận hành ở nhiệt độ bay hơi


17
hợp lý, đảm bảo vừa đủ nhu cầu nhiệt độ của phòng lạnh.
Cụ thể, nếu nhu cầu nhiệt độ của kho lạnh là -20oC thì nên
cài đặt nhiệt độ bay hơi của là -25oC; đối với phòng điều
hòa do cần phải đảm bảo điều kiện vệ sinh nên nhiệt độ gió
thổi vào phòng phải nhỏ hơn nhiệt độ trong phòng 10oC, do
đó nhiệt độ bay hơi ở dàn lạnh thường là 12oC và nhiệt độ
bay hơi ở bình bay hơi của Chiller thường là 7oC.
 Vận hành công suất kho trữ lạnh với hệ số phụ tải từ 0,7
trở lên. Nếu không hệ thống sẽ mất một lượng điện năng
dùng để làm lạnh khoảng không gian không cần thiết. Do
đó, khi vận hành nhiều kho lạnh cần chú ý đến nhu cầu trữ
lạnh của từng loại sản phẩm để có thể linh hoạt chuyển đổi
cho phù hợp. Các kho lạnh bảo quản sản phẩm nên sắp xếp
các kiện hàng ngăn nắp, đồng đều, khoảng cách giữa các
kiện hàng và tường không quá hẹp để nhiệt độ sản phẩm
đồng đều.
 Sử dụng máy phun nước áp lực cao cho công tác vệ sinh
giúp giảm tiêu thụ nước đáng kể từ 60 – 80% so với
phương pháp làm vệ sinh trước đây. Ngoài tiết kiệm nước,
cách này còn làm giảm lượng điện năng tiêu thụ của các
bơm giếng vốn có công suất khá lớn.
 Đối với phòng điều hòa, cần kiểm soát lượng gió tươi
cấp cho phòng điều hòa, nên điều chỉnh theo nồng độ CO2

trong phòng, nồng độ cho phép khi tính toán thông gió là
1,500 ppm (Tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN, 1992).
 Đảm bảo tốt công tác bảo trì bảo dưỡng: định kỳ vệ sinh
các thiết bị trao đổi nhiệt như tháp giải nhiệt, thiết bị ngưng
tụ, thiết bị bay hơi,… Có thể căn cứ vào áp suất ngưng tụ
của môi chất, độ chênh nhiệt độ giữa nước giải nhiệt vào và
ra bình ngưng để xác định thời điểm vệ sinh thiết bị ngưng


18
tụ. Áp suất ngưng tụ cao, độ chênh nhiệt độ nước giải nhiệt
thấp là dấu hiệu của việc thiết bị ngưng tụ bị bẩn, trao đổi
nhiệt kém.
- Đổi mới công nghệ (Sử dụng công nghệ biến tần điều khiển
bơm quạt trong hệ thống lạnh):
 Hiện tại hệ thống bơm, quạt được cấp nguồn trực tiếp.
Tốc độ động cơ luôn bằng tốc độ định mức. Thay đổi lưu
lượng bằng phương pháp: hạn chế đầu vào/ ra. Lưu lượng
giảm nhưng công suất tiêu hao giảm rất ít.
 Điều khiển bơm ổn định áp suất (điều áp) thông qua
biến tần. Bơm, quạt được cấp nguồn qua biến tần. Việc
thay đổi lưu lượng được thực hiện thông qua việc thay đổi
tốc độ động cơ bằng biến tần.
c. Lợi ích
Vận hành hệ thống lạnh hợp lý: Khả năng tiết kiệm năng
lượng đối với giải pháp này từ 5/15% điện năng tiêu thụ của hệ thống
lạnh.
Sử dụng công nghệ biến tần điều khiển bơm quạt trong hệ
thống lạnh: Khả năng tiết kiệm năng lượng: 10/30% điện năng tiêu
thụ của các bơm quạt.

Sử dụng công nghệ tích trữ lạnh cho hệ thống điều hòa: Khả
năng tiết kiệm chi phí năng lượng: 10/15% chi phí năng lượng của hệ
thống lạnh.
3.2.4. Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng
Khách sạn cần thiết lập định mức sử dụng điện cho các khu
vực bếp, nhà hàng, phòng khách, nhà giặt, khối văn phòng và toàn
khách sạn. Hoạt động giám sát và theo dõi được thực hiện thường


19
xuyên và có báo cáo kèm theo. Khách sạn cũng rất chú trọng các
hoạt động truyền thông và đào tạo, những tập quán tốt về quản lý và
sử dụng năng lượng cho các bộ phận đã được soạn thảo và văn bản
hóa thành thủ tục quản lý năng lượng. Các bảng kêu gọi nhân viên và
khách cùng tham gia vào các hoạt động tiết kiệm năng lượng cũng
được áp dụng một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác đào tạo về
định mức sử dụng điện của từng bộ phận cũng như các tập quán tốt
về quản lý điện đều được lên kế hoạch và đào tạo định kỳ hàng năm
3.2.5. Các giải pháp khác
Khách sạn vừa đưa vào hoạt động năm 2015 nên chủ đầu tư đã
có những định hướng rất sớm về việc tiết kiệm năng lượng. Về các
hạng mục chiếu sáng, điều khiển động cơ, luận văn không phân tích
và đi sâu. Như các thiết bị đèn chiếu sáng chủ đầu tư đã mua sắm các
thiết bị đèn tiết kiệm năng lượng, động cơ được trang bị các biến tần
điều khiển tốc độ theo mỗi yêu cầu của phụ tải. Do vậy, luận văn
không tiến hành phân tích và tính toán đến phần trên.
Ngoài ra, cần quan tâm các giải pháp bổ sung như sau:
- Hệ thống đèn chiếu sáng ở hành lang các tầng nên được mở
xen kẽ nếu vẫn đảm bảo đủ độ sáng cần thiết để tiết kiệm điện năng.
- Nhiệt độ máy lạnh được cài đặt hợp lý ở 23 – 25oC

- Sử dụng các bảng kêu gọi khách tham gia cùng tiết kiệm
năng lượng.
- Sử dụng máy giặt, sấy ở chế độ đầy tải.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương này tác giả đưa ra một số các pháp áp dụng
DSM cho các phụ tải của một khu khách sạn đặc thù của Vinpearl
Land Nha Trang.


20
1. Giải pháp thực hiện DSM đối với việc vận hành hệ thống
bơm nước nóng: Bổ sung thêm hai bồn gia nhiệt song song với hai
bồn gia nhiệt hiện hữu, Chuyển đổi phụ tải từ giờ cao điểm sang giờ
thấp điểm:
Vào giờ thấp điểm: Vận hành hai bồn gia nhiệt mới để làm
nóng nước đến 61oC (tính toán dựa trên điện năng tiêu thụ trong giờ
cao điểm của hệ thống nước nóng) và trữ tại bồn gia nhiệt.
Vào giờ cao điểm: Không vận hành các bồn gia nhiệt, nước
nóng trữ tại các bồn và từ hệ thống năng lượng mặt trời sẽ được sử
dụng. Khi đó, nước nóng từ các bồn trữ sẽ được bơm qua các bồn
đang vận hành.
2. Giải pháp dừng hoạt động như giải pháp di chuyển hai bộ
lọc cát và lọc ion từ tầng B2 lên tầng B1. Nước thủy cục sẽ được cấp
đồng thời vào bể chứa ở tầng B2 và hai bồn ở tầng B1. Khi đó, nước
sẽ được cấp trực tiếp đến các phòng từ tầng B1, nước ở bể chứa ở
tầng B2 sẽ được dùng dự phòng trong trường hợp thiếu nước và cung
cấp hằng ngày cho khu động, do đó sẽ không xảy ra tình trạng nước
“tù” cho bể chứa B2.
3. Thực hiện giải pháp vận hành hợp lý hệ thống làm mát khu
khách sạn, cài đặt nhiệt độ phòng lạnh hợp lý đảm bảo vừa đủ nhu

cầu sử dụng. Vận hành ở nhiệt độ bay hơi hợp lý, đảm bảo vừa đủ
nhu cầu nhiệt độ của phòng lạnh. Đổi mới công nghệ (Sử dụng công
nghệ biến tần điều khiển bơm quạt trong hệ thống lạnh).
4. Khách sạn cần thiết lập định mức sử dụng điện cho các khu
vực bếp, nhà hàng, phòng khách, nhà giặt, khối văn phòng và toàn
khách sạn. Hoạt động giám sát và theo dõi được thực hiện thường


21
xuyên và có báo cáo kèm theo. Khách sạn cũng rất chú trọng các
hoạt động truyền thông và đào tạo, những tập quán tốt về quản lý và
sử dụng năng lượng cho các bộ phận đã được soạn thảo và văn bản
hóa thành thủ tục quản lý năng lượng. Các bảng kêu gọi nhân viên và
khách cùng tham gia vào các hoạt động tiết kiệm năng lượng cũng
được áp dụng một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác đào tạo về
định mức sử dụng điện của từng bộ phận cũng như các tập quán tốt
về quản lý điện đều được lên kế hoạch và đào tạo định kỳ hàng năm.
5. Khách sạn vừa đưa vào hoạt động năm 2015 nên chủ đầu tư
đã có những định hướng rất sớm về việc tiết kiệm năng lượng. Về
các hạng mục chiếu sáng, điều khiển động cơ, luận văn không phân
tích và đi sâu. Như các thiết bị đèn chiếu sáng chủ đầu tư đã mua
sắm các thiết bị đèn tiết kiệm năng lượng, động cơ được trang bị các
biến tần điều khiển tốc độ theo mỗi yêu cầu của phụ tải. Do vậy, luận
văn không tiến hành phân tích và tính toán đến phần trên. Nhưng cần
quan tâm các giải pháp bổ sung như sau:
-

Hệ thống đèn chiếu sáng ở hành lang các tầng nên được mở
xen kẽ nếu vẫn đảm bảo đủ độ sáng cần thiết để tiết kiệm
điện năng.


-

Nhiệt độ máy lạnh được cài đặt hợp lý ở 23 – 25oC.

-

Sử dụng các bảng kêu gọi khách tham gia cùng tiết kiệm
năng lượng.

-

Sử dụng máy giặt, sấy ở chế độ đầy tải.


22
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Sau khi thực hiện đề tài với nội dung “Quản lý nhu cầu phụ
tải khách sạn Vinpearl Nha Trang”, tác giả đã tổng hợp các nghiên
cứu, đề xuất các biện pháp cụ thể như sau:
1. Giải pháp thực hiện DSM đối với việc vận hành hệ thống
bơm nước nóng: Bổ sung thêm hai bồn gia nhiệt song song với hai
bồn gia nhiệt hiện hữu, Chuyển đổi phụ tải từ giờ cao điểm sang giờ
thấp điểm:
Vào giờ thấp điểm: Vận hành hai bồn gia nhiệt mới để làm
nóng nước đến 61oC (tính toán dựa trên điện năng tiêu thụ trong giờ
cao điểm của hệ thống nước nóng) và trữ tại bồn gia nhiệt.
Vào giờ cao điểm: Không vận hành các bồn gia nhiệt, nước
nóng trữ tại các bồn và từ hệ thống năng lượng mặt trời sẽ được sử

dụng. Khi đó, nước nóng từ các bồn trữ sẽ được bơm qua các bồn
đang vận hành.
2. Giải pháp dừng hoạt động như giải pháp di chuyển hai bộ
lọc cát và lọc ion từ tầng B2 lên tầng B1. Nước thủy cục sẽ được cấp
đồng thời vào bể chứa ở tầng B2 và hai bồn ở tầng B1. Khi đó, nước
sẽ được cấp trực tiếp đến các phòng từ tầng B1, nước ở bể chứa ở
tầng B2 sẽ được dùng dự phòng trong trường hợp thiếu nước và cung
cấp hằng ngày cho khu động, do đó sẽ không xảy ra tình trạng nước
“tù” cho bể chứa B2.
3. Thực hiện giải pháp vận hành hợp lý hệ thống làm mát khu
khách sạn, Cài đặt nhiệt độ phòng lạnh hợp lý đảm bảo vừa đủ nhu


23
cầu sử dụng. Vận hành ở nhiệt độ bay hơi hợp lý, đảm bảo vừa đủ
nhu cầu nhiệt độ của phòng lạnh. Đổi mới công nghệ (Sử dụng công
nghệ biến tần điều khiển bơm quạt trong hệ thống lạnh).
4. Khách sạn cần thiết lập định mức sử dụng điện cho các khu
vực bếp, nhà hàng, phòng khách, nhà giặt, khối văn phòng và toàn
khách sạn. Hoạt động giám sát và theo dõi được thực hiện thường
xuyên và có báo cáo kèm theo. Khách sạn cũng rất chú trọng các
hoạt động truyền thông và đào tạo, những tập quán tốt về quản lý và
sử dụng năng lượng cho các bộ phận đã được soạn thảo và văn bản
hóa thành thủ tục quản lý năng lượng. Các bảng kêu gọi nhân viên và
khách cùng tham gia vào các hoạt động tiết kiệm năng lượng cũng
được áp dụng một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác đào tạo về
định mức sử dụng điện của từng bộ phận cũng như các tập quán tốt
về quản lý điện đều được lên kế hoạch và đào tạo định kỳ hàng năm.
5. Khách sạn vừa đưa vào hoạt động năm 2015 nên chủ đầu tư
đã có những định hướng rất sớm về việc tiết kiệm năng lượng. Về

các hạng mục chiếu sáng, điều khiển động cơ, luận văn không phân
tích và đi sâu. Như các thiết bị đèn chiếu sáng chủ đầu tư đã mua
sắm các thiết bị đèn tiết kiệm năng lượng, động cơ được trang bị các
biến tần điều khiển tốc độ theo mỗi yêu cầu của phụ tải. Do vậy, luận
văn không tiến hành phân tích và tính toán đến phần trên. Nhưng cần
quan tâm các giải pháp bổ sung như sau:
-

Hệ thống đèn chiếu sáng ở hành lang các tầng nên được mở
xen kẽ nếu vẫn đảm bảo đủ độ sáng cần thiết để tiết kiệm
điện năng.

-

Nhiệt độ máy lạnh được cài đặt hợp lý ở 23 – 25oC.


×