Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Xây dựng chiến lược quản lý nhu cầu giao thông vận tải đô thị khu vực nội thành Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.67 KB, 3 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Quá trình mở rộng địa giới hành chính của thủ đô Hà Nội đang tạo ra sự phát triển rất lớn, mở
ra một bức tranh kinh tế - xã hội mới cho cả thành phố, thay đổi vai trò, vị trí, chức năng của mạng
lưới giao thông thành phố. Hà Nội là trung tâm kinh tế chính trị văn hóa xã hội. Sự phát triển kinh
tế tạo ra nhiều công ăn việc làm và nguồn thu nhập trong thành phố. Dân số Hà Nội là dân số trẻ,
đang trong độ tuổi lao động. Do vậy, nhu cầu đi lại trong thành phố là rất lớn không chỉ được tạo
ra từ phía người dân thành thị mà còn từ người dân ngoại thành di chuyển vào thành phố học tập
và làm việc. Nhu cầu đi lại lớn luôn luôn gây sức ép lên khả năng đáp ứng của hệ thống giao thông
đô thị. Trong khi đó, hệ thống giao thông ở Hà Nội đang còn tồn tại rất nhiều hạn chế. Khả năng
cung khó đáp ứng nhu cầu lớn đã làm cho vấn đề giao thông đô thị trở nên nghiêm trọng. Nếu chỉ
đơn thuần là nhu cầu đi lại bằng phương tiện phi cơ giới (đi bộ & xe đạp…) thì chỉ cần một hệ
thống cơ sở hạ tầng như hiện tại đã có thể đáp ứng đủ. Nhưng ảnh hưởng của quá trình cơ giới
hóa, cùng động lực kinh tế, nhu cầu đi lại phải quan tâm ở đây là nhu cầu đi lại bằng phương tiện
cơ giới cá nhân. Việc sử dụng phương tiện cơ giới tuy đem lại sự tiện lợi cho con người nhưng
đồng thời cũng làm các vấn đề giao thông đô thị nảy sinh. Trong bối cảnh hiện nay khi phương
tiện đi lại của người dân đô thị đang gia tăng một cách nhanh chóng, đặc biệt là sở hữu ôtô thì vấn
đề giao thông đô thị trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Và chính những điều đó đang quay lại gây
ảnh hưởng lớn đến đời sống đô thị. Ví dụ như tắc nghẽn kéo dài trên các tuyến phố trong giờ cao
điểm, gây ra ô nhiễm, gây ra sự khó chịu cho người dân, gây sự tốn kém về tiền bạc, thời gian…
Số lượng tai nạn gia tăng, gây ra nhiều thiệt hại cho xã hội. Ô nhiễm làm môi trường sống đô thị
trở nên ngột ngạt.
Các vấn đề giao thông cũng là điều mà các thành phố trên thế giới đang phải đối mặt. Ở các
thành phố phát triển, họ đã nghiên cứu và thấy rằng việc đầu tư dai dẳng vào cải thiện cơ sở hạ
tầng chỉ là giải pháp tình thế trước mắt, không đạt được thành công lâu dài, họ cũng đề xuất và
ứng dụng biện pháp quản lý nhu cầu giao thông vào thực tế, coi đây như là giải pháp chính để đối
phó với nguồn gốc của các vấn đề giao thông hiện nay.
Trên cơ sở này, TP. Hà Nội cũng đã học tập và bước đầu đưa vào áp dụng các biện pháp quản
lý nhu cầu. Tuy nhiên về dài hạn thì cần phải có một chiến lược quản lý nhu cầu rõ ràng cho thành
phố. Đây cũng chính là mục tiêu mà đồ án cần hướng tới.


2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đồ án
a. Đối tượng nghiên cứu:
Trần Anh Quân – QH&QLGTĐT – K47 1
LỜI MỞ ĐẦU
Đối tượng nghiên cứu của Đồ án là chiến lược quản lý nhu cầu giao thông đô thị trong trường hợp
đô thị phụ thuộc xe máy, áp dụng xây dựng giao thông TP. Hà Nội
b. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của Đồ án là đô thị phụ thuộc xe máy, trường hợp điển hình là khu vực nội
thành Hà Nội
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của đồ án là
- Nghiên cứu nền tảng lý thuyết chung về đô thị phụ thuộc xe máy, quản lý nhu cầu giao thông, bộ
khung xây dựng chiến lược quản lý giao thông nói chung và quản lý nhu cầu nói riêng.
- Nghiên cứu hiện trạng hệ thống giao thông và công tác quản lý nhu cầu giao thông ở thành phố
Hà Nội, qua đó xác định những thiếu hụt giữa tình hình thực tế và lý thuyết chung.
- Từ đó, đưa ra các giải pháp quản lý nhu cầu giao thông phù hợp trong chiến lược quản lý nhu cầu
cần xây dựng.
4. Phương pháp nghiên cứu
a. Nghiên cứu các tài liệu sẵn có:
- Quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2020
- Nghiên cứu HAIDEP và các nghiên cứu trước đó về giao thông đô thị
- Báo cáo luận án tiến sĩ “Quản lý giao thông trong đô thị phụ thuộc xe máy” (TS. Khuất Việt
Hùng,2006)
- Bài giảng quy hoạch giao thông vận tải, quy hoạch Giao thông Đô thị (TS. Khuất Việt Hùng)
- Tài liệu giảng dạy “Quản lý nhu cầu giao thông” (Andrea Broaddus, Todd Litman, Gopinath
Menon, Michael Replogle).
- Các tài liệu giảng dạy khác (Lý thuyết điều tra & dự báo, vận tải và quản lý vận tải…)
- Bách khoa toàn thư trực tuyến về quản lý nhu cầu giao thông (www.vtpi.org/ tdm )
- “Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí Hà Nội và kiến nghị nhằm giảm thiểu ô nhiễm”
(Đặng Mạnh Đoàn,Trần Thị Diệu Hằng, Phan Ban Mai Viện Khoa học Khí Tượng - Thuỷ Văn và

Môi Trường)
- Các văn bản pháp quy, tiêu chuẩn hiện hành
b. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Trần Anh Quân – QH&QLGTĐT – K47 2
LỜI MỞ ĐẦU
Thu thập số liệu
- Dùng máy ảnh chụp hình ảnh hiện trạng giao thông.
- Điều tra xã hội học, phát bảng hỏi thu thập thông tin:
+ Địa điểm điều tra là Ký túc xá đại học GTVT (99A Nguyễn Chí Thanh)
+ Đối tượng điều tra là sinh viên sống trong Ký túc xá (570/2000 sinh viên)
Xử lý số liệu
- Dùng Microsoft office 2007 để viết đồ án
- Dùng Microsoft office exel 2007 để lập bảng và tính toán số liệu điều tra.
- Dùng Autocad để vẽ hình.
5. Nội dung, kết cấu của đồ án
Từ phần mục đích đã trình bày ở trên thì đồ án của em ngoài phần mở đầu và kết luận có kết
cấu tương ứng là 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về chiến lược quản lý nhu cầu giao thông vận tải đô thị
Chương 2: Hiện trạng công tác xây dựng và thực hiện chiến lược quản lý nhu cầu giao thông vận
tải đô thị tại Hà Nội
Chương 3: Xây dựng chiến lược quản lý nhu cầu giao thông vận tải đô thị khu vực nội thành Hà
Nội
Trần Anh Quân – QH&QLGTĐT – K47 3

×