Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ giới qua hành vi hỏi trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (776.14 KB, 110 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ HUỆ

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ GIỚI QUA HÀ NH VI HỎI
TRONG TÁC PHẨM TẮT ĐÈN CỦA NGÔ TẤT TỐ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ HUỆ

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ GIỚI QUA HÀ NH VI HỎI
TRONG TÁC PHẨM TẮT ĐÈN CỦA NGÔ TẤT TỐ
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 60 22 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn: GS.TS. NGUYỄN VĂN KHANG

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN



/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là do tôi viết. Mọi số liệu, tư liệu cũng
như kết quả nghiên cứu là của riêng tôi.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Thái Nguyên ngày tháng năm 2015
Ngƣời cam đoan

Nguyễn Thị Huệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

i

/>

LỜI CẢM ƠN
Việc áp dụng lý thuyết ngôn ngữ học xã hội để tìm hiểu, đánh giá hành vi
ngôn ngữ trong tác phẩm văn học - cụ thể là hành vi hỏi trong tác phẩm Tắt đèn
của Ngô Tất Tố là một hướng nghiên cứu khá mới mẻ và thú vị. Đây là bước đi
có tính chất thử nghiệm, vì thế gặp không ít khó khăn.
Trước hết, với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
GS.TS. Nguyễn Văn Khang đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn
thành luận văn này.
Em xin Trân trọng cảm ơn tới Ban giám hiệu, các phòng ban chức năng,
Khoa sau đại học, Khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm Thái Nguyên cùng
các thầy cô giáo đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và
thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp, các bạn lớp ngôn ngữ K21 đã động viên, khích lệ, giúp đỡ em trong
suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 25 thánh 04 năm 2015
Học viên

Nguyễn Thị Huệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

ii

/>

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 7
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 8
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 9
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 9
7. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 9
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................... 10
1.1. Một số vấn đề về giới trong ngôn ngữ........................................................ 10

1.1.1. Thuật ngữ giới và giới tính .................................................................. 10
1.1.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới .................................................... 10
1.1.3. Những nghiên cứu về ngôn ngữ và giới .............................................. 12
1.2. Một số vấn đề về giao tiếp ngôn ngữ ......................................................... 15
1.2.1. Sự kiện giao tiếp về quan hệ giao tiếp................................................. 15
1.2.2. Lý thuyết hội thoại............................................................................... 19
1.2.3. Hành vi ngôn ngữ ................................................................................ 22
1.2.4. Hành vi hỏi .......................................................................................... 26
1.3. Tác giả Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn ................................................... 29
1.3.1. Tác giả Ngô Tất Tố.............................................................................. 29
1.3.2.Tác phẩm Tắt đèn ................................................................................. 31
1.4. Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

iii

/>

Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ GIỚI QUA HÀNH VI HỎI Ở
GIAO TIẾP GIA ĐÌNH TRONG TÁC PHẨM TẮT ĐÈN CỦA
NGÔ TẤT TỐ ........................................................................................... 32
2.1. Giới hạn nghiên cứu, khảo sát .................................................................... 32
2.2. Đặc điểm ngôn ngữ giới qua hành vi hỏi trong giao tiếp của các cặp
vợ chồng ............................................................................................................ 33
2.2.1. Đặc điểm ngôn ngữ g iới qua hành vi hỏi trong giao tiế p giữa
că ̣p vơ ̣ chồ ng nông dân: anh Dâ ̣u và chi ̣Dâ ̣u ................................................ 33
2.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ giới qua g iao tiếp giữa cặp vợ chồng là địa
chủ: ông Nghị và bà Nghị .............................................................................. 38
2.2.3. Đối chiếu đ ặc điểm ngôn ngữ giới qua hành vi hỏi trong giao
tiếp giữa că ̣p vơ ̣ chồ ng nông dân và că ̣p vơ ̣ chồ ng điạ chủ........................... 41

2.3. Đặc điểm ngôn ngữ giới qua hành vi hỏi trong giao tiếp giữa mẹ
và con cái .......................................................................................................... 43
2.3.1. Đặc điểm ngôn ngữ giới qua hành vi hỏi trong giao tiếp giữa chị
Dậu và cái Tý ................................................................................................. 43
2.3.2. Đặc điểm ngôn ngữ giới tính qua hành vi hỏi trong giao tiếp
giữa chị Dậu và thằng Dần ............................................................................ 46
2.2.3. Đối chiếu đặc điểm ngôn ngữ giới qua hành vi hỏi trong giao tiếp
giữa các că ̣p me ̣ con: chị Dậu với cái Tý và chi ̣Dâ ̣u với thằ ng Dầ n................ 50
2.4. Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 52
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NG Ữ GIỚI QUA HÀ NH VI HỎI Ở
GIAO TIẾP XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM TẮT ĐÈN CỦA NGÔ
TẤT TỐ .................................................................................................. 54
3.1. Giới hạn nghiên cứu, khảo sát .................................................................... 54
3.2. Đặc điểm ngôn ngữ giới qua giao tiếp giữa những người cùng giới ......... 55
3.2.1. Đặc điểm ngôn ng ữ giới qua hành vi hỏi trong giao ti ếp giữa
những người cùng giới, ngang quyền ............................................................ 55
3.2.2. Đặc điểm ngôn ng ữ giới qua hành vi hỏi trong giao ti ếp giữa
những người cùng giới, không ngang quyền ................................................. 60
3.2.3. Đối chiếu đặc điểm ngôn ng ữ giới qua hành vi hỏi trong giao
tiế p của những người cùng giới ngang quyề n và không ngang quyề n .......... 65
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

iv

/>

3.3. Đặc điểm ngôn ngữ giới qua hành vi hỏi trong giao tiếp giữa những
người khác giới .................................................................................................. 69
3.3.1. Đặc điểm ngôn ng ữ giới qua hành vi hỏi trong giao ti ếp giữa
những người khác giới, ngang quyền ............................................................ 69

3.3.2. Đặc điểm ngôn ng ữ giới qua hành vi hỏi trong giao ti ếp giữa
những người khác giới, không ngang quyền ................................................. 73
3.3.3. Đối chiếu đă ̣c điể m ngôn ng ữ giới qua hành vi hỏi trong giao
tiế p của những người khác giới ngang quyề n và không ngang quyề n .......... 82
3.4. Tiểu kết chương 3 ....................................................................................... 85
KẾT LUẬN....................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 91
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

v

/>

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Từ xa xưa trong xã hội đã phân chia loài người thành giới nam và
giới nữ. Điều này cũng được phản ánh trong ngôn ngữ. Song không phải ngay
từ đầu con người đã biết nghiên cứu về ảnh hưởng của giới đến ngôn ngữ. Có
thể nói ngôn ngữ và giới là một trong những vấn đề mới mẻ, hấp dẫn và đang
được phát triển của ngôn ngữ học xã hội cũng như ngôn ngữ học nhân chủng
hiện nay. Giới hay giới tính là một nhân tố xã hội có tác động mạnh mẽ đến
nhiều mặt của đời sống con người như nhận thức, thói quen, hành vi ứng
xử...đặc biệt là việc sử dụng ngôn ngữ. Một trong những hệ quả của sự tương
tác đó là việc tạo nên phong cách ngôn ngữ của mỗi giới. Trong quá trình giao
tiếp, ở những lứa tuổi khác nhau, hoàn cảnh, vị trí khác nhau...thì mỗi giới có
một phong cách riêng. Vì thế, luận văn này nghiên cứu đă ̣c điể m ngôn ngữ giới
qua hành vi hỏi cũng là mong mu ốn góp phần vào nghiên cứu đặc điểm của
loại phong cách ngôn ngữ này.

1.2. Chọn các tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố làm tư liệu nghiên cứu là vì:
- Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam,
một trong những kiện tướng tiên phong của trào lưu văn học hiện thực phê phán.
Chỉ với ba thập kỉ cầm bút, Ngô Tất Tố đã để lại một sự nghiệp sáng tác đồ sộ và
có giá trị trên nhiều lĩnh vực như báo chí, dịch thuật...mà đặc biệt là văn học.
- Tắt đèn là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu nhất của nhà
văn Ngô Tất Tố cũng là của nền văn học Việt Nam hiện đại. Đây là một tác
phẩm văn học hiện thực phê phán với nội dung nói về cuộc sống khốn khổ của
tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỉ xx dưới ách đô hộ của thực dân Pháp.
Kể từ khi ra đời cho đến nay, Tắt đèn không chỉ hấp dẫn nhiều thế hệ độc giả
mà còn thu hút đuợc sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu phê bình.
- Tiểu thuyết Tắt đèn cũng là một trong số không nhiều tác phẩm hiện
thực phê phán 1930-1945 đã được đưa vào giảng dạy ở trường trung học cơ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

1

/>

sở, với đoạn trích “ tức nước vỡ bờ ”(ngữ văn lớp 8 tập 1). Đặc biệt, tác phẩm
Tắt đèn cùng với cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Ngô Tất Tố đã được đưa
vào giảng dạy một số trường đại học sư phạm, các trường khoa học xã hội và
nhân văn của nước ta.
- Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Tắt đèn, xét ở hai
phương diện nôi dung và nghệ thuật, song chưa có công trình nào nghiên cứu
về đặc điểm ngôn ngữ giới qua hành vi hỏi trong giao tiếp của các nhân vật
trong tác phẩm này.
1.3. Giao tiếp là hoạt động không thể thiếu đối với con người và xã hội
loại người. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ giúp con người trao đổi thông
tin, nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành

động....Giao tiếp đi vào mọi mặt của đời sống con người, từ việc thiết lập các
mối quan hệ của con người đến việc lao động, sản xuất, đấu tranh, sáng tạo
khoa học, nghệ thuật... Giao tiếp làm thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Đối với
tác phẩm văn học, giao tiếp là một trong những yếu tố giúp người đọc khám
phá được tính cách của các nhân vật, góp phần vào việc tìm hiểu đánh giá nhân
vật nói riêng và tác phẩm văn học nói chung.
1.4. Hỏi là hành vi thường xuyên được sử dụng trong giao tiếp nói
chung. Đối với người Viê ̣t Nam, hành vi hỏi được sử dụng với nhiều hiệu lực
ở lời khác nhau tạo nên hiệu quả giao tiếp phong phú . Hành vi hỏi không chỉ
đáp ứng nhu cầ u thông tin trong cuô ̣c số ng mà làm cho mố i quan hê ̣ giữa
những người giao tiế p thêm hiể u biế t lẫn nhau . Trong tác phẩ m văn ho ̣c thì
hỏi là một hành vi phổ biến , góp phần thể hiện tính cách , đă ̣c điể m , cuô ̣c số ng
của nhân vật cũng như góp phần vào sự thành công của tác phẩm nói chung và
về ngôn ngữ nói riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

2

/>

- Với những Lý do trên, đề tài đă ̣c điể m ngôn ngƣ̃ giới qua hành vi hỏi
trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố đã được chọn làm hướng nghiên cứu
của luận văn này.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới
Những nghiên cứu về ngôn ngữ và giới đã được các nhà nghiên cứu
trong các lĩnh vực như nhân chủng học, sử học, ngôn ngữ học quan tâm từ lâu.
Ở trên thế giới, đối với lĩnh vực ngôn ngữ, phải chờ đến đầu thế kỉ XX, những
ấn tượng về sự khác biệt giới trong ngôn ngữ mới được dẫn ra một cách cụ thể,

có bằng chứng nhờ sự quan sát, khảo cứu của E.Saprir đối với việc sử dụng
luân phiên một số âm vị khác nhau giữa nam và nữ của người Yana và
O.Jersperson về sự khác biệt trong từ vựng và phong cách của nam và nữ khi
giao tiếp bằng tiếng Anh. Nhưng người thực sự mở đường cho nghiên cứu này
là R.Lakoff với tác phẩm Language and woman’s place (Ngôn ngữ và vị trí của
người phụ nữ trong xã hội), NXB Harper and Row (1975). Trong công trình
này, bà đã nghiên cứu mối quan hê ̣ giữa ngôn ngữ và giới ở các bình diện cấu
trúc - hệ thống (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) và bình diện giao tiếp. Có thể
khẳng định rằng R.Lakoff đã mở ra một hướng nghiên cứu mới cho ngôn ngữ
học nói chung, ngôn ngữ học xã hội nói riêng. Trên nền tảng nghiên cứu ngôn
ngữ và giới, các nghiên cứu sau R.Lakoff, một mặt tiếp thu những nội dung mà
tác giả đã nghiên cứu để từ đó phát triển và đưa ra những hướng nghiên cứu
mới về giới. Trong đó, đáng chú ý là những nghiên cứu về mối quan hệ giữa
ngôn ngữ và giới trong giao tiếp: coi giới là một nhân tố tác động đến giao tiếp.
Sau này, tất cả các công trình về ngôn ngữ học xã hội đều có một chương riêng
về ngôn ngữ và giới tính.
Ở Việt Nam người đầu tiên đề cập đến ngôn ngữ học xã hội là tác giả
Nguyễn Văn Khang với các công trình nghiên cứu như: Ứng xử ngôn ngữ trong
giao tiếp gia đình người Việt, Nxb văn hóa Thông tin, 1996; Nguyễn Văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

3

/>

Khang (1999), Sự bộc lộ giới tính trong giao tiếp ngôn ngữ gia đình người
Việt, đã chỉ ra mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới tính trong giao tiếp nói chung
và giao tiếp gia đình nói riêng. Trong công trình này, tác giả đã đưa ra những lí
giải để khẳng định rằng: “Yếu tố giới tính là sự tồn tại có thực trong giao tiếp
ngôn ngữ. Nó tồn tại từ hai chiều: chiều tác động của giới tính đến việc lựa

chọn ngôn ngữ để giao tiếp và chiều thông qua giao tiếp thì giới tính được bộc
lộ” [26, tr.187]. Trên cơ sở đó, tác giả đã cho ra đời nhiều công trình nghiên
cứu về mối quan hệ giữa giới và ngôn ngữ như: Kế hoạch hóa ngôn ngữ - Ngôn
ngữ học xã hội vĩ mô, Nxb Khoa học xã hội, 2003; Tiếp đó là các công trình
như “Kế hoạch hóa ngôn ngữ về chống kì thị giới tính”, Nxb khoa học xã hội,
Hà Nội, 2003. “ Ngôn ngữ học xã hội-những vấn đề cơ bản”, Nxb Khoa học xã
hội, 1999; đặc biệt là cuốn Ngôn ngữ học xã hội, Nxb Giáo dục Việt Nam,
2012. Trong tác phẩm này, tác giả đã dành hẳn một chương để trình bày về mối
quan hệ giữa ngôn ngữ và giới như nghiên cứu về ngôn ngữ và giới trước
Rlakoff, nghiên cứu của Rlakoff và sau Rlakoff. Ngoài ra tác giả còn trình bày
những nghiên cứu về kì thị và chống kì thị về giới thể hiện trong ngôn ngữ. Có
thể nói, những công trình nghiên cứu trên của tác giả Nguyễn Văn Khang được
xem như là một sự khởi đầu cho hàng loạt các nghiên cứu ngôn ngữ và giới ở
Việt Nam sau này dưới các góc độ khác nhau.
Tiếp đó đã có nhiều công trình khoa học, luận án, luận văn đã đi theo
hướng này như: Vũ Thị Thanh Hương (1999), Giới tính và lịch sự, Ngôn ngữ,
số 8, tr. 1-12; Lương Văn Hy (chủ biên) (2000),“Ngôn từ, giới và nhóm xã hội
từ thực tiễn tiếng Việt”, Nxb Khoa học xã hội HN; Nguyễn Đức Thắng (2002)
“Về giới và ngôi ở những từ xưng hô trong giao tiếp tiếng Việt”, tạp chí ngôn
ngữ số 2; Đỗ Thu Lan (2006), Tác động của nhân tố giới tính với việc sử dụng
ngôn ngữ trong giao tiếp, Đại học Quốc Gia Hà Nội; Nguyễn Thị Mai Hoa
(2010), Đặc điểm ngôn ngữ giới tính trong hát phường vải Nghệ Tĩnh, ĐH
Vinh; Lê Hồng Linh (2010), Mối liên hệ giữa ngôn ngữ và giới tính trong tiếng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

4

/>

Việt và tiếng Anh, tạp chí ngôn ngữ và đời sống số 1; Nguyễn Thị Trà My

(2011), Tác động của nhân tố giới tính đến sự sử dụng ngôn ngữ và tư duy của
người Việt, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội; Hoàng Thị Tưới
(2011), Đặc điểm ngôn ngữ giới tính trong phát ngôn hỏi và hồi đáp hỏi qua
tác phẩm của Nam Cao, Đại học Hải Phòng; Phạm Thị Hà (2013), “Đặc điểm
ngôn ngữ giới trong giao tiếp tiếng Việt qua hành vi khen và tiếp nhận lời
khen”....Đa số các công trình trên đều coi giới tính là một nhân tố xã hội quan
trọng khi nghiên cứu về ngôn ngữ, đặc biệt là giới có sự tác động đến giao tiếp
ngôn ngữ của người Việt. Những công trình này cung cấp cho chúng tôi thêm
những định hướng để triển khai đề tài.
2.2. Lịch sử nghiên cứu về hành vi hỏi
Ngữ du ̣ng ho ̣c xuấ t hiê ̣n trên thế giới từ nửa đầu thế kỉ XX với hàng loạt
các nhà nghiên cứu có tên tuổi: J.L.Austin, J.R Searle, JJ Katz, Ballmer... Ở
Việt Nam những người mở đường cho ngành ngữ dụng học như Đỗ Hữu Châu
(1993, 2001), Nguyễn Đức Dân (1998), Nguyễn Thiện Giáp (2000)...
Sau đó, trên cơ sở lý thuyết của ngữ dụng học đã có nh iề u công triǹ h
nhiều luận văn, luận án, bài viết nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ cụ thể của
tiếng Việt như Vũ Thị Nga, Nguyễn Thị Hoàng Yến, Hà Thị Hải Yến với đề tài
về hành vi cam kết, chê, cảm thán; Nguyễn Thị Hoài Linh (2003), Nguyễn Thu
Hạnh (2005) khảo sát hành vi ngôn ngữ " mách" và " trách"...
Trong nghiên cứu về các hành vi ngôn ngữ thì hỏi là mô ̣t trong những
hành vi ngôn ngữ được nhiều người quan tâm , trong đó có các tác giả như: Cao
Xuân Hạo, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân, Hoàng Phê, Hồ Lê, Lê Đông,
Hoàng Trọng Phê, Trần Thị Thìn, Nguyễn Thị Quy, Nguyễn Đăng Sửu... Tác
giả Lê Đông (1996) trong công trình nghiên cứu “Ngữ nghĩa, ngữ dụng của câu
hỏi chính danh” đã chỉ rõ mối quan hệ giữa ngữ cảnh và câu hỏi, tiền đề và câu
hỏi, tác giả đã phân tích cụ thể một số kiểu loại câu hỏi đặt trong ngữ cảnh
thực. Năm 1991,Giáo sư Cao Xuân Hạo trong công trình “Sơ thảo ngữ pháp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

5


/>

Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full














×