Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG cơ DC QUA BLUETOOTH DÙNG PIC (có code và layout)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 30 trang )

ĐỒ ÁN 2

ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ DC QUA
BLUETOOTH DÙNG PIC

i


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.............................................................................................III
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................IV
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI......................................................................................1
1.1GIỚI THIỆU

1

1.2MỤC TIÊU

1

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG.................................................................................2
1.3SƠ ĐỒ KHỐI HỆ THỐNG

2

1.4LINH KIỆN CHÍNH TRONG MẠCH

3

CHƯƠNG 3. THI CÔNG MẠCH........................................................................................19
1.5SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ



19

1.6LƯU ĐỒ GIẢI THUẬT

20

1.7MẠCH LAYOUT

21

1.8MẠCH THỰC TẾ

22

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN.....................................................................................................23
1.9KẾT LUẬN

23

1.10HƯỚNG PHÁT TRIỂN

23

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................24
PHỤ LỤC A............................................................................................................................25

ii



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
HÌNH 1.1: SƠ ĐỒ KHỐI........................................................................................................2

iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

PIC

Programmable Intelligent Computer

DC

Direct Current

ADC

Analog Digital Converter

ROM

Read Only Memory

RAM

Random Access Memory

EEPROM


Electrically Erasable Programmable Read - Only Memory

PC

Program Counter

iv


ĐỒ ÁN 2
Trang 1/26

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Giới thiệu
Ngày nay, công nghệ tự động hóa hay kỹ thuật vi điều khiển đang ngày càng
phát triển hơn trong cuộc sống của chúng ta. Các mạch điện tử được cấu tạo để có
thể điều khiển qua các thiết bị điện tử thông minh khác.
Đề tài này có tên là “Điều khiển động cơ DC qua Bluetooth dùng PIC” được
thực hiện dựa trên sự kết hợp giữa vi điều khiển Pic, động cơ DC và giao tiếp
Bluetooth bằng điện thoại thông minh (Smartphone) được viết trên chương trình
ngôn ngữ C++. Theo đó, sản phẩm thiết kế này có khả năng ứng dụng trong thực tế
cao vì rất nhiều thiết bị hay các sản phẩm sử dụng tới động cơ DC, đi kèm là bước
cải tiến với sản phẩm đã được điều khiển qua bluetooth kèm theo đó là mật khẩu có
tính bảo mật cao hơn nhằm tránh tình huống xấu.
1.2 Mục tiêu
Sự cần thiết, quan trọng cũng như tính khả thi và lợi ích của mạch số cũng
chính là lý do em chọn và thực hiện đề tài “điều khiển động cơ DC qua Bluetooth
dùng PIC” này nhằm vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
Những yêu cầu của đề tài trên như sau:
-


Mạch động cơ DC chạy thuận nghịch.

-

Mạch được điều khiển qua Bluetooth trên điện thoại thông minh.

-

Thiết kế phần mềm giao tiếp Bluetooth trên điện thoại Android có giao

diện đăng nhập mật khẩu bảo mật.

ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ DC QUA BLUETOOTH DÙNG PIC


ĐỒ ÁN 2
Trang 2/26

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG
1.3 SƠ ĐỒ KHỐI HỆ THỐNG
2.1.1 Sơ đồ khối

Hình 1.1: Sơ đồ khối
2.1.2 Chức năng của các khối trong mạch
Mạch được thiết kế bao gồm các khối tạo thành: khối nguồn, khối module
bluetooth, khối vi xử lý, khối relay điều khiển động cơ DC, khối động cơ DC.
 Khối nguồn: đây là nơi cấp nguồn điện cho cả toàn mạch động cơ DC.

ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ DC QUA BLUETOOTH DÙNG PIC



ĐỒ ÁN 2
Trang 3/26

 Khối vi xử lý: đây là nơi trung tâm của toàn mạch, nơi xử lý các dữ liệu nhận
từ module HC-05 truyền tới PIC16F887 rồi khi xử lý xong sẽ truyền tín hiệu đầu ra
khối Relay.
 Khối Relay điều khiển động cơ: chức năng chinhscuar Relay là đóng hoặc
mở để điều khiển động cơ khi có dòng điện chạy qua, khi có dòng điện từ vi xử lý
PIC16F887 chạy qua sẽ kích hoạt Relay đang ở trạng thái tiếp điểm thường hở
thành thường đóng để cho dòng điện chạy qua điều khiển động cơ DC.
 Khối động cơ: chức năng của khối này là thực hiện khi có dòng điện chạy
qua, là khi có dòng điện chạy qua từ Relay nào thì sẽ quyết định được động cơ sẽ
quay theo chiều thuận hay nghịch.
1.4 LINH KIỆN CHÍNH TRONG MẠCH
2.1.3 Vi điều khiển PIC 16F887
 PIC 16F887 là dòng PIC phổ biến nhất hiện nay (đủ mạnh về tính năng, 40
chân, bộ nhớ đủ cho hầu hết các ứng dụng thông thường). Cấu trúc tổng quát của
PIC16F887 như sau:
 Bộ nhớ chương trình Flash 8 K ROM cho phép xóa và lập trình lên đến
100.000 lần.
 368 x 8 Bytes SRAM.
 256 x 8 Bytes EEPROM.
 5 ports A, B, C, D và E xuất/nhập với tín hiệu điều khiển độc lập.
 2 bộ định thời 8 bits đó là Timer 0 và Timer 2.
 Một bộ định thời 16 bits đó là bộ định thời Timer 1 được hoạt động trong chế
độ tiết kiệm năng lượng với nguồn xung Clock ở ngoài.
 Gồm 2 bộ CCP ( Capture / Compare/ PWM).
 Có 1 bộ biến đổi ADC 10 bits và 8 ngõ vào.

 Có 2 bộ so sánh tương tự.
 Có 1 bộ định thời để giám sát .

ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ DC QUA BLUETOOTH DÙNG PIC


ĐỒ ÁN 2
Trang 4/26

 Có 1 cổng song song với 8 bits gồm các tín hiệu điều khiển.
 Gồm 1 cổng nối tiếp và còn có 15 nguồn ngắt.
 35 tập lệnh có độ dài 14 bits dữ liệu.
Tần số hoạt động tối đa của PIC16F887 là 20MHz
2.1.3.1

Các đặc tính ngoại vi



Timer0: bộ đếm 8 bit với bộ chia tần số cũng 8 bit.



Timer1: bộ đếm 16 bit có thể thực hiện chức năng đếm dựa vào xung

clock ngoại vi khi vi điều khiển hoạt động ở trạng thái chế độ sleep.


Timer2: bộ đếm 8 bit với bộ chia tần số đó là bộ postcaler.




Hai bộ Capture/so sánh/điều chế độ rộng xung.



Chuẩn giao tiếp nối tiếp USART với 9 bit địa chỉ.



8 kênh chuyển đổi ADC 10 bit.



Bộ nhớ flash với khả năng ghi xóa chương trình được 100.000 lần.



Cổng nhớ EEPROM với khả năng ghi xóa dữ liệu chương trình được

1.000.000 lần.


Dữ liệu bộ nhớ EEPROM có thể lưu trữ rất lâu lên tới trên 40 năm.



Khả năng tự nạp chương trình với sự điều khiển của phần mềm bên

thứ 3. Nạp được chương trình, ngay trên mạch điện ICSP thông qua 2 chân nạp.

Watchdog Timer với bộ dao động trong chương trình.


Chức năng bảo mật mã chương trình với độ an toàn cao.



Có chế độ Sleep trong.



Hoạt động cùng nhiều dạng Oscillator khác nhau.

ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ DC QUA BLUETOOTH DÙNG PIC


ĐỒ ÁN 2
Trang 5/26

2.1.3.2

Sơ đồ chân, chức năng các chân PIC16F887

Sơ đồ chân :

Hình 2.1: Sơ đồ chân PIC 16F887
PIC16F887 tất cả có 35 chân I/O mục đích thông thường và 5 chân chức năng
có thể được sử dụng.
35 chân I/O này được chia thành 5 port:
 Port A cấu thành gồm 8 chân.

 Port B cấu thành gồm 8 chân.
 Port C cấu thành gồm 8 chân.
 Port D cấu thành gồm 8 chân.
 Port E cấu thành gồm 3 chân.
Mỗi port được điều khiển bởi 2 thanh ghi 8 bit, thanh ghi Port và thanh ghi Tris.

ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ DC QUA BLUETOOTH DÙNG PIC


ĐỒ ÁN 2
Trang 6/26

Thanh ghi Tris được sử dụng để điều khiển port nhập hay xuất dữ liệu xử lý. Mỗi bit
của Tris sẽ điều khiển mỗi chân của Port điều khiển đó, nếu giá trị bit ở mức là 1 thì
chân liên quan là chân nhập, ngược lại nếu giá trị bit ở mức là 0 thì chân liên quan
là chân xuất dữ liệu.

Hình 2.2: Chức năng các chân của PIC16F887
2.1.3.3

Bộ định thời Timer

Vi điều khiển PIC16F887 gồm có 3 bộ định thời Timer là bộ Timer0, bộ Timer1
và bộ Timer2.
 Bộ định thời Timer0: là bộ đếm 8 bit được kết nối với bộ chia tần 8 bit.
ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ DC QUA BLUETOOTH DÙNG PIC


ĐỒ ÁN 2
Trang 7/26


Bit TMR0IE (INTCON<5>): là bit điều khiển của bộ Timer0.
 Khi bit TMR0IE = 1: cho phép thực hiện ngắt bộ Timer0.
 Khi bit TMR0IE = 0: không cho phép thực hiện ngắt Timer0.
 Bộ định thời Timer1: là bộ định thời gồm 16 bit, giá trị của bộ Timer1 được
lưu trong thanh ghi TMR1H:TMR1L.
 Cờ ngắt của bộ Timrer1 là bit TMR1IF, bit điều khiển của Timer1 là
TMR1IE.
 Tương tự như bộ định thời Timer0, bộ định thời Timer1 cũng có 2 chế độ
hoạt động: chế độ định thời và chế độ xung kích là xung clock của osciled ma trận.
Chế độ hoạt động của bộ định thời Timer được điều khiển bởi bit TMR1CS.
 Bộ Timer2: là bộ định thời gồm 8 bit và đã được hỗ trợ hai bộ chia tần là bộ
prescaler và bộ postscaler.
 Thanh ghi chứa các giá trị đếm của Timer2 là TMR2.
 Bit cho phép ngắt bộ Timer2 tác động vào được là bit TMR2ON.
 Cờ ngắt của bộ Timer2 là bit TMR2IF.
 Xung ngõ vào được đưa qua bộ chia tần số của prescaler 4 bit và được điều
khiển bởi 2 bit T2CKPS1 và T2CKPS0.
2.1.3.4

Bộ nhớ chương trình

Bộ nhớ chương trình gồm có:
Bộ nhớ chương trình của vi điều khiển PIC16F887 có dung lượng 8K bytes
được chia làm 4K bytes trang của bộ nhớ, mỗi trang gồm 2K bytes.

ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ DC QUA BLUETOOTH DÙNG PIC


ĐỒ ÁN 2

Trang 8/26

Hình 2.3: Bộ nhớ chương trình
Thanh ghi bộ đếm của chương trình PC sẽ là quản lý địa chỉ của bộ nhớ chương
trình PIC. Khi vi điều khiển PIC16F887 bị reset thì thanh ghi PC có giá trị của
thanh ghi là 0000H và PIC sẽ bắt đầu thực hiện chương trình tại thanh địa chỉ
0000H. Khi có bất kỳ một ngắt nào tác động thì PIC16F887 sẽ thực hiện chương
trình phục vụ ngắt tại thanh địa chỉ 0004H.
Bộ nhớ dữ liệu:
Bộ nhớ dữ liệu của vi điều khiển PIC16F887 là bộ nhớ EEPROM được chia
thành 4 bank, mỗi bank có dung lượng là 128 byte. Bộ nhớ dữ liệu EEPROM dùng
để lưu những dữ liệu quan trọng khi mất điện thì dữ liệu này vẫn còn nguyên mà
không hề bị mất đi.

ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ DC QUA BLUETOOTH DÙNG PIC


ĐỒ ÁN 2
Trang 9/26

2.1.4 Động cơ DC
2.1.4.1

Định nghĩa

- Động cơ điện một chiều còn gọi là động cơ DC là máy điện chuyển đổi năng
lượng điện một chiều sang năng lượng cơ. Động cơ điện chuyển đổi từ năng lượng
cơ sang năng lượng điện là máy phát điện.

Hình 2.4: Động cơ DC

Thông số kỹ thuật của động cơ DC: điện áp hoạt động từ 3-9V DC. Dòng
điện tiêu thụ từ 110-140mA.
2.1.4.2

Cấu tạo của động cơ DC

Động cơ DC bao gồm 3 phần chính đó là Stator, Rotor và cuối là phần chỉnh
lưu.
-

Stator của động cơ điện 1 chiều thường là một hay nhiều cặp nam châm vĩnh

cửu.
-

Rotor có các cuộn dây quấn lại theo vòng và được nối với nguồn điện một chiều

DC.
-

Bộ phận chỉnh lưu là bộ phận có nhiệm vụ đổi chiều dòng điện khi chuyển động

quay của rotor là liên tục. Thông thường bộ phận này gồm 2 bộ, một bộ cổ góp và
một bộ chổi than tiếp xúc với cổ góp.

ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ DC QUA BLUETOOTH DÙNG PIC


ĐỒ ÁN 2
Trang 10/26


2.1.5 Relay RY136-K
2.1.5.1

Định nghĩa

Relay giống như là một công tắc có khóa K. Nhưng khác với công tắc ta thường
thấy ở một chỗ cơ bản, Relay được kích hoạt bằng dòng điện thay vì dùng tay người
để tác động lên. Vì lẽ đó, Relay được dùng làm công tắc trong mạch điện tử. Và vì
Relay là một công tắc nên nó luôn có 2 trạng thái: đóng và mở công tắc.
2.1.5.2

Cấu trúc của Relay

Dạng phổ biến nhất của Relay cơ kích bằng dòng điện gồm một cuộn cảm dây
điện được cuốn ngoài thân một lõi sắt từ. Bộ phận này có cả một phần gọi là phần
tĩnh là Ách từ và một phần gọi là phần động, là Phần ứng. Phần ứng này được liên
kết cơ học với một tiếp điểm động để tạo thành Relay.
Khi cuộn dây được cấp nguồn điện, từ trường tại đó được tạo ra xung quanh
cuộn và được lõi sắt từ tập trung lại nơi nam châm điện này hút phần ứng động để
mở hoặc đóng trực tiếp các tiếp điểm điện của Relay đó.
Khi Relay bị ngắt điện tức là đang tắt thì từ trường biến mất và phần ứng, được
lò xo phản hồi hỗ trợ, đưa tiếp điểm trở lại vị trí “bình thường” của nó là thường hở
hoặc thường đóng tùy cấu trúc của Relay.

Hình 2.5: Relay RY136-K

ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ DC QUA BLUETOOTH DÙNG PIC



ĐỒ ÁN 2
Trang 11/26

2.1.6 Module Bluetooth HC-05
2.1.6.1

Giới thiệu

Bluetooth là chuẩn mạng không dây để trao đổi các dữ liệu ở khoảng cách ngắn.
Chuẩn mạng truyển thông này sử dụng sóng tần số radio ngắn trong dải tần số 2.4
tới 2.485 GHz. Khoảng cách truyền và nhận của module này vào khoảng 10m.
Module Bluetooth HC-05 được thiết kế dựa trên chíp BC417. Việc sử dụng
module này dễ dàng hơn bởi vì nhà sản xuất đã tích hợp mọi thứ cho chúng ta trên
module bluetooth HC-05.

Hình 2.6: Module bluetooth HC-05
Sơ đồ chân module Bluetooth HC-05 gồm có:
Key: chân này sẽ thực hiện kết nối chế độ hoạt động AT Mode hoặc Data Mode.
VCC: chân VCC dùng để cấp nguồn 3.6V đến 6V. Bên trong module này đã có
một IC nguồn để tự động chuyển về điện áp 3.3V rồi cấp cho IC BC417.
GND: nối với chân nguồn GND của mạch.
TXD, RND: đây là hai chân UART để giao tiếp module hoạt động ở mức logic
3.3V.

ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ DC QUA BLUETOOTH DÙNG PIC


ĐỒ ÁN 2
Trang 12/26


STATE: chúng ta không dùng tới chân này.
2.1.6.2

Nguyên lý hoạt động

HC-05 bao gồm hai chế độ hoạt động là: Command Mode và Data Mode. Ở chế
độ Command Mode này ta giao tiếp với module Bluetooth HC-05 thông qua cổng
serial trên module bằng tập câu lệnh AT. Ở chế độ Data Mode này thì module có thể
truyền nhận dữ liệu tới module Bluetooth khác. Có chân KEY dùng để chuyển đổi
qua lại giữa hai chế độ này.
Nếu ta đưa chân này lên mức logic ở mức cao trước khi cấp nguồn thì module
sẽ đưa vào chế độ Command Mode với baudrate mặc định của nó là 38400. Chế độ
này sẽ hữu ích khi chúng ta không biết baudrate trong module Bluetooth được thiết
lập ở tốc độ bao nhiêu. Khi ta chuyển sang chế độ này đèn led trên module sẽ nháy
chậm (khoảng 2s) và ngược lại thì khi chân KEY nối với mức logic thấp trước khi
cấp nguồn module sẽ hoạt động chế độ Data Mode.
Nếu module Bluetooth đang hoạt động ở chế độ Data Mode để đưa module này
vào hoạt động tại chế độ Command Mode ta sẽ đưa chân KEY lên mức logic mức
cao. Lúc này module Bluetooth vào chế độ Command Mode nhưng với tốc độ Baud
Rate được tại lần thiết lập cuối cùng của bạn. Vậy chúng ta phải biết baudrate hiện
tại của thiết bị để có thể tương tác kết nối được với nó. Chú ý nếu module Bluetooth
chưa được chỉnh sửa thì mặc định của nó như sau:
Baudrate: 9600, data: 8 bits, stop bits: 1, handshake: none, parity : none.
Passkey: 1234
Ở chế độ Data Mode HC-05 có thể hoạt động như một master hoặc slave tùy
vào việc bạn cấu hình (riêng HC-06 bạn chỉ có thể cấu hình ở chế độ SLAVE).
Ở chế độ SLAVE: chúng ta cần thiết lập kết nối từ smartphone, laptop hay usb
Bluetooth để dò tìm module Bluetooth HC-05 rồi sau đó pair với mã PIN là 1234.
Sau khi đã pair thành công, chúng ta đã có 1 cổng serial từ xa hoạt động ở tốc độ
baud rate 9600.


ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ DC QUA BLUETOOTH DÙNG PIC


ĐỒ ÁN 2
Trang 13/26

Ở chế độ MASTER: module Bluetooth HC-05 sẽ tự động dò tìm thiết bị
bluetooth khác như là usb bluetooth, bluetooth của laptop hay điện thoại có
Bluetooth...) và tiến hành pair chủ động mà không cần thiết lập cài đặt gì từ máy
tính hoặc smartphone.
2.1.6.3

Phần mềm trên Smartphone Android

Dựa trên yêu cầu của đề tài và các ý tưởng được xây dựng em đã làm ứng dụng
trên App Inventor để có thể kết nối được giữa mạch động cơ DC và điện thoại thông
minh qua giao thức Bluetooth kèm theo đó là bảo mật phần mềm bằng mật khẩu.
• Thiết kế giao diện và chương trình phần mật khẩu trong phần mềm:
Giao diện đăng nhập mật khẩu thiết kế có hình ảnh như sau:

Hình 2.7: Giao diện đăng nhập mật khẩu
Chương trình cho phần nhập mật khẩu bảo mật:

ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ DC QUA BLUETOOTH DÙNG PIC


ĐỒ ÁN 2
Trang 14/26


ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ DC QUA BLUETOOTH DÙNG PIC


ĐỒ ÁN 2
Trang 15/26

• Thiết kế giao diện và chương trình phần kết nối và điều khiển mạch qua
giao thức Bluetooth:
Giao diện màn hình kết nối và điều khiển:

ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ DC QUA BLUETOOTH DÙNG PIC


ĐỒ ÁN 2
Trang 16/26

Hình 2.8: Giao diện kết nối và điều khiển
Chương trình để kết nối và điều khiển động cơ DC qua giao thức Bluetooth:

ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ DC QUA BLUETOOTH DÙNG PIC


ĐỒ ÁN 2
Trang 17/26

ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ DC QUA BLUETOOTH DÙNG PIC


ĐỒ ÁN 2
Trang 18/26


Cách sử dụng phần mềm:
Khi ta mở ứng dụng này lên thì màn hình sẽ hiển thị phần đăng nhập mật khẩu.
Tại đây mình ấn mật khẩu để đăng nhập, khi nhập đúng mật khẩu thì tại ô hiển thị
mật khẩu sẽ chuyển sang màu xanh và chuyển sang màn hình kết nối Bluetooth và
các nút điều khiển, còn nếu nhập mật khẩu sai thì ô mật khẩu chuyển sang màu đỏ
cảnh báo sai mật khẩu và không cho vào màn hình kết nối.
Sau khi vào màn hình kết nối và bộ nút điều khiển, ta chỉ việc kết nối Bluetooth
giữa điện thoại với moduel HC-05 với nhau để có thể điều khiển động cơ DC qua
điện thoại được.

ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ DC QUA BLUETOOTH DÙNG PIC


ĐỒ ÁN 2
Trang 19/26

CHƯƠNG 3. THI CÔNG MẠCH
1.5 SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ

Hình 3.1: Sơ đồ nguyên lý
Nguyên lý hoạt động:
Khi ta cấp nguồn điện vào mạch, dòng điện sẽ đi qua khối nguồn tạo điện áp
DC ổn định có giá trị 5V đầu ra rồi cấp vào vi điều khiển. Dòng đi qua khối Relay
có dòng điện là 12V và đang ở chế độ thường hở. Sau khi ta cấp nguồn cho mạch
rồi, tiếp theo mở phần mềm trên điện thoại Android, đăng nhập mật khẩu bảo mật
để có thể vào phần kết nối Bluetooth với mạch động cơ DC. Ở phần mềm sẽ có các
nút là “kết nối”, “chạy thuận”, “chạy nghịch”, “dừng” thì mỗi nút sẽ có các chức
năng tương ứng. Khi ta ấn nút nào thì data sẽ được truyền tới module Bluetooth
HC-05 tiếp tục truyền tới vi xử lý để xử lý dữ liệu rồi truyền ra khối Relay để có thể

chấp hành mà có thể đóng mở Relay theo tín hiệu cao thấp mà vi xử lý đưa ra. Khi
tín hiệu được đưa ra rồi thì sẽ có dòng điện chạy qua Relay để tới động cơ DC làm

ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ DC QUA BLUETOOTH DÙNG PIC


ĐỒ ÁN 2
Trang 20/26

cho động cơ DC chạy thuận chạy nghịch hoặc dừng lại tùy theo các thiết lập mà
mình cài đặt trong chương trình.
1.6 LƯU ĐỒ GIẢI THUẬT

Hình 3.2: Lưu đồ giải thuật

ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ DC QUA BLUETOOTH DÙNG PIC


ĐỒ ÁN 2
Trang 21/26

Giải thích:
Khi ta bắt đầu kết nối bluetooth từ điện thoại thông minh với mạch điện, thì phải
trải qua quá trình nhập mật khẩu thì sau đó mới kết nối được. Khi đã kết nối được
giữa 2 thiết bị là điện thoại và module Bluetooth HC-05, lúc này ở phần mềm trên
điện thoại có các nút nhấn. Ta nhấn nút bất kỳ thì data sẽ truyền tới module sau đó
tới vi xử lý có nhiệm vụ xử lý dữ liệu rồi xuất ra tín hiệu ở mức cao hay thấp để có
thể điều khiển được động cơ chạy thuận, nghịch hay dừng động cơ.
1.7 MẠCH LAYOUT
Sau khi ta thiết kế xong sơ đồ nguyên lý xong, tiếp theo vẽ mạch layout để có

thể xuất ra mạch in rồi thi công phần cứng.
Ta chuyển qua phần layout đi dây và sắp xếp các linh kiện sao cho hợp lý và
gọn nhất có thể để khi xuất ra mạch in không bị lỗi.

Hình 3.3: Mạch layout

ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ DC QUA BLUETOOTH DÙNG PIC


×