Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại quận hải châu, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (917.78 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

`

VÕ THỊ KIM NGÂN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU GOM,
VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TẠI UẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành
Mã số
: 60.52.03.20

ờng

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Đà Nẵng - Nă

2017


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quận Hải Châu là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị
giáo dục của thành phố Đà Nẵng, là nơi tập trung chủ yếu của các cơ


quan hành chính nhà nước, các doanh nghiệp, các trung tâm thương
mại lớn và khu dân cư đông đúc, quận Hải Châu có một tầm quan
trọng đặc biệt trong sự phát triển của thành phố Đà Nẵng về tất cả
mọi mặt, trong đó công tác bảo vệ môi trường nói chung, quản lý
chất thải rắn sinh hoạt nói riêng luôn được quan tâm, đặt ra nhiều
thách thức cũng như yêu cầu rất cao của người dân về một môi
trường xanh, sạch, đẹp mà trong đó chất lượng phục vụ vệ sinh phải
được đầu tư và đáp ứng các yêu cầu cao hơn so với các quận huyện
khác trong thành phố.
Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Hải Châu giai
đoạn 2016 – 2020 cũng như các chủ trương của Quận ủy, UBND
quận Hải Châu thông qua Nghị quyết số 03/NQ-QU ngày 07/4/2011
về đảm bảo trật tự đô thị - vệ sinh môi trường, Quyết định số
1618/QĐ-UBND ngày 26/4/2013 cũng đã khẳng định phấn đấu đến
năm 2020: 100% rác thải sinh hoạt được phân loại tại nguồn và thu
gom triệt để; cơ giới hóa, xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển
rác thải sinh hoạt, đưa quận Hải Châu trở thành quận kiểu mẫu về vệ
sinh môi trường của thành phố, góp phần xây dựng Đà Nẵng – thành
phố môi trường.
Với mong muốn phục vụ công việc hiện tại, góp phần thiết lập
cơ sở dữ liệu, cải thiện hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn để
làm cơ sở giúp nhà quản l giám sát tốt và nâng cao hiệu quả công
tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương, tôi


2
lựa chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng
cao hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạ
ại


ận

ải Châu, thành phố Đà Nẵng”.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- T m hiểu hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển CTR trên
cơ sở đó xác định những tồn tại cần khắc phục, giải quyết trong công
tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn quận.
- Đề xuất một số giải pháp nh m nâng cao công tác quản lý
CTR trên địa bàn quận.
- Ứng dụng GIS để thiết lập bản đồ chuyên đề: bản đồ vị trí
các thùng rác, bản đồ vị trí các điểm tập kết thùng rác...
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối ượng nghiên cứu
- Tình hình phát sinh CTRSH tại quận Hải Châu (nguồn phát
sinh, thành phần, khối lượng), tập trung tìm hiểu đối với CTRSH phát
sinh từ hộ gia đ nh.
- Tình hình quản lý CTRSH tại quận Hải Châu (thu gom, vận
chuyển, các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý CTRSH).
- Cơ sở lý thuyết về công nghệ GIS (s

dụng phần mềm

ArcGIS).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
13 phường thuộc quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp h

hập số liệ


h

- Tổng hợp các số liệu, tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu
- Thu thập dữ liệu bản đồ nền
4.2. Phương pháp hả

á

h

đ

- Khảo sát thực tế công tác thu gom, vận chuyển CTRSH


3
- Tham khảo

kiến của người dân, các công nhân trực tiếp

thực hiện việc thu gom vận chuyển chất thải rắn và các cán bộ quản
l môi trường của địa phương nghiên cứu.
- Quan sát và chụp lại các hình ảnh sống động và cần thiết.
4.3. Phương pháp ph n

h

ng hợp và


ố iệ

- S dụng các phần mềm Word, Excel để tổng hợp và x l các
số liệu đã thu thập được.
- Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác thu gom, vận chuyển.
4.4. Phương pháp ố h á ản đ
S dụng phần mềm AcrGIS số hóa lại các lớp bản đồ nh m
thiết lập lại cơ sở dữ liệu GIS.
5. Ý nghĩa đề tài
5.1. Ý nghĩ

h

học

- Tạo cơ sở dữ liệu môi trường để lưu trữ có hệ thống số liệu
về CTRSH tại quận Hải Châu.
- Nghiên cứu đưa ra một số giải pháp nh m nâng cao hiệu quả
công tác thu gom, vận chuyển CTRSH nh m bảo vệ môi trường.
5.2. Ý nghĩ

h c tiễn

Giúp cơ quan quản lý hoạch định các chính sách, giải pháp
quản l trên lĩnh vực này tốt hơn.
6. Bố cục luận văn
Bố cục luận văn được chia thành 3 chương:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan

Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận và kiến nghị


4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
1.1.1. Khái niệm về chất thải rắn và chất thải rắn sinh hoạt
Theo Điều 3, Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm
2015 của Chính phủ về Quản l chất thải và phế liệu th CTR và
CTRSH được định nghĩa như sau:
- CTR là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được
thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động
khác.
- CTRSH (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh
trong sinh hoạt thường ngày của con người.
1.1.2. Phân loại CTR
Việc phân loại CTR có thể thực hiện theo nhiều cách khác
nhau.
- Nếu phân chia theo nguồn gốc phát sinh, có thể chia ra
CTRSH đô thị, CTR xây dựng, CTR nông thôn, nông nghiệp và làng
nghề, CTR công nghiệp, CTR y tế.
- Nếu phân chia theo tính chất độc hại của CTR thì chia ra làm
2 loại: CTR nguy hại và CTR thông thường.
1.1.3. Nguồn phát sinh, thành phần và tính chất của
CTRSH
a. Nguồn phát sinh CTRSH
CTRSH phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau trong sinh hoạt

thường ngày của con người: Khu dân cư; Trung tâm thương mại,
chợ; Các cơ quan, trường học, trung tâm nghiên cứu; Các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp; Vệ sinh đường phố, phát quang...


5
b. Thành phần CTRSH
Thành phần CRTSH ở mỗi đô thị phụ thuộc vào từng địa
phương, vào các mùa khí hậu, điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác
c. Tính chất của CTRSH
- Tính chất lý học của CTRSH
- Tính chất hóa học của CTRSH
- Đặc tính sinh học của CTRSH
d. Ảnh hưởng của CTRSH đến môi trường, sức khỏe con người
- Ảnh hưởng đến môi trường không khí
- Ảnh hưởng đến môi trường nước
- Ảnh hưởng của rác thải tới môi trường đất
- Ảnh hưởng của rác thải đối với sức khoẻ con người
1.1.4. Công tác quản lý quản lý CTR ở Việt Nam
Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và
sự phát triển của các ngành kinh tế, lượng CTR phát sinh ngày càng
lớn và đòi hỏi sự đầu tư công tác quản lý phải tương ứng về cơ chế,
chính sách, pháp luật….
1.2. TỔNG QUAN VỀ GIS VÀ TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG GIS
TRONG QUẢN LÝ THU GOM, VẬN CHUYỂN CTRSH
1.2.1. Khái niệm về GIS
GIS là từ viết tắt của từ Geographic Information Systems - Hệ
thống thông tin địa lý.
1.2.2. Các thành phần của GIS
Bao gồm dữ liệu, phần cứng, phần mềm, nhân lực.

1.2.3. Chức năng của GIS
Gồm các chức năng là thu thập, nhập dữ liệu; thao tác dữ liệu;
quản lý, phân tích và hiển thị.


6
1.2.4. Giới thiệu phần mềm ArcGIS
Phần mềm ArcGIS là phần mềm ứng dụng công nghệ hệ thống
thông tin địa lý của Viện nghiên cứu hệ thống môi trường (ESRI). Bộ
phần mềm ArcGIS của ESRI có khả năng khai thác hết các chức
năng GIS trên các ứng dụng khác nhau như: desktop, máy chủ (bao
gồm Web), hoặc hệ thống thiết bị di động.
1.2.5. Ứng dụng ArcGIS trong quản lý thu gom, vận
chuyển CTR
Khi ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong công tác quản lý
chất thải rắn (CTR), thì dữ liệu quản lý trên giấy dưới dạng báo cáo,
sơ đồ… trước đây từng bước được đưa vào máy tính, với khả năng
x lý của công nghệ GIS, thông tin cung cấp cho lãnh đạo sẽ nhanh
chóng, trực quan và chính xác hơn rất nhiều so với cách quản lý và
x lý thủ công trên giấy. Do đó sẽ tiết kiệm được kinh phí cho việc
tìm kiếm và x lý thông tin.
1.2.6. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng GIS quản lý CTR
tại một số nƣớc trên thế giới và ở Việt Nam
Công tác quản l CTR b ng công nghệ GIS được thực hiện ở
nhiều nước trên thế giới và ở nước ta cũng đã có nhiều nghiên cứu
ứng dụng GIS tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Huế và tại Đà
Nẵng đã có công tr nh nghiên cứu ứng dụng GIS xác định bãi chôn
lấp CTR...
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất thải rắn sinh hoạt


7
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, gồm 13 phường, có toạ
độ địa lý từ 16009’13’’ vĩ độ Bắc, 108015’34’’ đến 108018’42’’ kinh
độ Đông.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Hải Châu.
- Tìm hiểu về phần mềm ArcGIS.
- Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và quản lý CTRSH
tại quận Hải Châu, chủ yếu là CTRSH phát sinh từ hộ gia đ nh.
- Đánh giá hiện trạng quản lý và công tác thu gom, vận chuyển
CTRSH tại quận
- Ứng dụng GIS xây dựng các bản đồ hiện trạng về tuyến thu
gom, các điểm tập kết rác thải, bản đồ vị trí đặt thùng rác theo giờ.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu
gom, vận chuyển CTRSH tại quận Hải Châu.
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu các cơ sở lý thuyết
Thu thập các tài liệu, văn bản liên quan đến công tác quản lý
CTR để có cái nhìn tổng quát về đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
2.3.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin, số liệu, kế thừa
Tổng hợp các tài liệu, số liệu từ các kết quả đã nghiên cứu
trước đây như các báo cáo đề tài nghiên cứu, các báo cáo có liên
quan, các văn bản hướng dẫn thu gom, vận chuyển CTRSH, hệ
thống thông tin địa lý và ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý

trong quản lý thu gom, vận chuyển CTRSH... ở trong nước và khu
vực nghiên cứu.


8
2.3.3. Phƣơng pháp khảo sát thực địa
Tham khảo ý kiến của các cán bộ quản lý, cán bộ trực tiếp
quản lý về môi trường tại khu vực đang nghiên cứu.
Khảo sát thực tế và phát phiếu điều tra về tình hình phát sinh,
thu gom, vận chuyển CTRSH tại các nguồn phát sinh, chụp hình ảnh
trực quan... Từ đó, đánh giá hiện trạng và cập nhật các tài liệu khác
có liên quan.
2.3.4. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu
Thống kê, phân loại theo các nhóm, nhập dữ liệu và x lý số
liệu để từ đó mô tả, so sánh, phân tích đánh giá phục vụ cho các kết
quả nghiên cứu, các số liệu thống kê x lý b ng phần mềm Excel.
2.3.5. Phƣơng pháp số hóa bản đồ
Từ bản đồ hành chính, bản đồ quy hoạch quận Hải Châu, tác
giả s dụng phần mềm ArcGIS để số hoá lại các lớp bản đồ (như: bản
đồ giao thông, bản đồ ranh giới hành chính, bản đồ mạng lưới điểm
thu gom…) phù hợp với mục tiêu của đề tài.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. TÌNH HÌNH PHÁT SINH CTRSH TẠI QUẬN HẢI CHÂU
3.1.1. Nguồn gốc phát sinh
- Hộ gia đ nh
- Từ quá trình sinh hoạt của con người tại các cơ quan hành
chính; trung tâm thương mại; các cơ sở kinh doanh, dịch vụ du lịch;
trường học; bệnh viện; chợ…
- Rác đường phố

3.1.2. Khối lƣợng phát sinh
Theo kết quả thu thập và điều tra khảo sát th trung b nh lượng
rác phát sinh tại quận Hải Châu và khá lớn khoảng 248,5 tấn/ngày
đêm, trong đó rác hộ gia đ nh chiếm 70%. Tỷ lệ thu gom đạt 98%.


9
3.1.3. Thành phần CTRSH tại quận Hải Châu
Sau khi thực hiện cân đo, phân tích th thành phần chất hữu cơ
chiếm tỷ lệ khá cao 70,15% trong thành phần CTRSH phát sinh trên
địa bàn quận.
3.2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTRSH TẠI QUẬN HẢI CHÂU
3.2.1. Hệ thống quản lý hành chính quản lý CTRSH tại
quận Hải Châu
UBND thành phố Đà Nẵng, chỉ đạo các sở, ngành, UBND các
quận/huyện thực hiện công tác quản lý CTR tại địa phương, ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật quy định về bảo vệ môi trường nói
chung, quản l CTR trên địa bàn thành phố nói riêng.
3.2.2. Hiện trạng ứng dụng GIS trong quản lý CTRSH tại
quận Hải Châu
CTRSH trên địa bàn quận hiện nay được cơ quan quản lý trực
tiếp chủ yếu dựa trên các quy định về lưu trữ, thu gom, vận chuyển
và x l theo các văn bản pháp luật và thực hiện b ng phương pháp
thủ công truyền thống trên các bản đồ giấy.
3.3. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM, VẬN
CHUYỂN CTRSH TẠI QUẬN HẢI CHÂU
3.3.1. Mô hình quản lý CTRSH tại quận Hải Châu
Công tác quản lý từ nguồn phát sinh, lưu chứa và đến công
đoạn thu gom, trung chuyển vận chuyển lên bãi rác Khánh Sơn.
- Rác đường phố, rác thải từ hộ dân, rác thải từ các cơ sở kinh

doanh dịch vụ, cơ quan, trường học... được lưu chứa trong thùng và
đến giờ theo quy định công nhân sẽ tiến hành thu gom b ng các
thùng rác hoặc xe bagac, sau đó sẽ được vận chuyển b ng các
phương tiện xe nâng, xe ép... hoặc công nhân kéo thùng về trạm
trung chuyển hoặc các điểm tập kết để vận chuyển lên bãi rác x l .


10
3.3.2. Hiện trạng nguồn nhân lực, trang thiết bị, phƣơng
tiện phục vụ công tác thu gom, vận chuyển CTRSH
Bảng 3.5 Phương tiện thu gom, vận chuyển CTRSH
SPhương tiện, công

XNMT

XNMT

Tổng

cụ, nhân lực

Hải Châu 1

Hải Châu 2

cộng

Stt
I


Công cụ, dụng cụ

1

Thùng 240 lít

324

426

750

2

Thùng 280 lít

135

51

186

3

Thùng 660 lít

151

100


251

4

Xe bagac điện

1

1

5

Xe bagac đạp

19

25

44

6

Xa bagac kéo

4

7

Xe tua đường


8

14

22

8

Xe thu gom đẩy tay

37

53

90

II

Lao động trực tiếp

104

106

210

4

Phương tiện, nhân lực cơ bản đáp ứng nhu cầu tuy nhiên qua
khảo sát thực tế: số lượng thùng rác 240 lít nứt, bể, mất nắp khá lớn,

chiếm 30% số lượng thùng rác đặt thu gom theo giờ tại các tuyến
đường, trong khi đó hiệu suất s dụng thùng đạt khoảng 75%; số
lượng công nhân trực tiếp khá lớn.
3.3.3. Phƣơng thức thu gom, vận chuyển CTRSH tại quận
Hải Châu
Quận Hải Châu áp dụng linh hoạt 3 hình thức thu gom:
- Thu gom rác thải b ng xe bagac.
- Thu gom rác thải b ng thùng rác đặt cố định trên đường phố.
- Thu gom rác thải theo phương thức đặt thùng theo giờ:
phương thức này chỉ áp dụng tại 41 tuyến đường chính.


11
Công tác vận chuyển nâng gắp thùng rác tại trạm trung chuyển,
các điểm tập kết thùng rác tạm thời, các thùng cố định đặt trên đường
và thùng thu gom theo giờ b ng các xe nâng đều do Xí nghiệp Vận
chuyển trực thuộc Công ty cổ phần Môi trường Đô thị quản lý nên
khó khăn trong công tác chủ động s dụng phương tiện thu gom cũng
như điều chỉnh lộ trình tuyến thu gom hợp lý với thực tế.
3.3.4. Trạm trung chuyển và các điểm tập kết thùng rác
Số lượng điểm tập kết thùng rác thu thập qua các năm:
Số điểm tập kết thùng rác từ năm 2014 - 2016
60

49
39

40

31

Số điểm tập kết

20
0
2014

2015

2016

Năm

Hình 3.7 Thống kế số vị trí tập kết thùng rác từ năm 2014 - 2016
Từ 49 vị trí tập kết thùng rác đã thống nhất trên bản đồ quy
hoạch vị trí đặt thùng và vị trí tập kết thùng rác phục vụ công tác thu
gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn quận vào năm 2014 đến nay
giảm xuống 31 điểm tập kết.
Nguyên nhân của vấn đề trên là do trong thời gian qua, có rất
nhiều ý kiến phản ánh của người dân về tình trạng nhếch nhách, gây
mùi hôi thối, phát sinh ruồi muỗi và ảnh hưởng mỹ quan đô thị cũng
như an toàn giao thông của người dân tại các điểm tập kết thùng. Do
đó các đơn vị thu gom đã tiến hành bố trí sắp xếp lại và xóa bớt các
điểm tập kết thùng.


12
3.3.5. Lộ trình xe thu gom, vận chuyển
Số lượng xe vận chuyển phân bổ để vận chuyển rác tại quận
Hải Châu về bãi rác Khánh Sơn cụ thể: 02 xe nâng 09 tấn; 02 xe nâng
07 tấn, 01 xe nâng 05 tấn và 02 xe Hooklift 8 tấn, cơ bản đảm bảo thu

gom toàn bộ lượng rác phát sinh.
- Thời gian xe nâng chạy trên các tuyến phố chính tập trung
chủ yếu giờ cao điểm gây nhiều bất lợi cho việc lưu thông xe trên
đường, gây ảnh hưởng mùi hôi trong quá trình nâng gắp thùng rác, hơn
nữa cũng gây ảnh hưởng đến mỹ quan đường phố và khách du lịch.
- Một số lộ trình xe chạy trên các tuyến nhỏ, khu dân cư đông
đúc gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, buôn bán và đi lại của người dân.
Thời gian thu gom thường xuyên thay đổi và không khớp so
với giờ quy định.
3.4. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC THU
GOM, VẬN CHUYỂN CTRSH TẠI QUẬN HẢI CHÂU
3.4.1. Những thuận lợi
- Công tác thu gom, vận chuyển CTRSH được quan tâm đầu
tư trang bị phương tiện đầy đủ, đáp ứng cơ bản yêu cầu đặt ra đối
với chất lượng dịch vụ vệ sinh môi trường tại quận Hải Châu.
- Công nhân vệ sinh môi trường được đào tạo kỹ năng cơ
bản, nhiệt t nh và trách nhiệm đối với công việc.
- Công tác quản l thu gom, vận chuyển CTRSH ngày càng
được quan tâm của chính quyền địa phương nh m nghiên cứu giải
quyết những vấn đề bất cập hiện nay đang gặp phải.
3.4.2. Những khó khăn và hạn chế
- Một bộ phân dân cư thiếu

thức bỏ rác thải không đúng

nơi quy định.
- Phương thức thu gom rác thải chủ yếu là thủ công.


13

- Tồn tại khá nhiều điểm tập kết thùng rác tạm thời chờ xe
nâng gắp và tại các vị trí này gặp phải nhiều ý kiến phản ánh của
người dân, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
- Thời gian xe nâng chạy trên các tuyến phố chính tập trung
chủ yếu giờ cao điểm.
- Một số lộ trình xe chạy trên các tuyến nhỏ, khu dân cư đông
đúc gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, buôn bán và đi lại của người dân.
- Thực tế trong quá trình vận chuyển, thời gian thu gom
thường xuyên thay đổi và không khớp so với giờ quy định, số chuyến
xe vận chuyển không đáp ứng đủ nhu cầu.
- Công tác quản l nhà nước trong những năm qua còn sơ sài
và thiếu chặt chẽ.
- Chưa áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản l số liệu.
3.4.3. Nguyên nhân
- Thiếu kinh phí đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và
quản lý CTRSH.
- Một số bộ phận người dân còn chưa

thức cao trong việc bỏ

rác đúng giờ, đúng nơi quy định. Chưa đủ chế tài x l đối với các
hành vi tự ý di chuyển thùng rác, vứt rác bừa bãi...
- Chưa áp dụng công nghệ thông tin để xây dựng bộ dữ liệu
quản l đồng bộ đầy đủ và hiệu quả đối công tác thu gom, vận
chuyển CTRSH.
- Thiếu trạm trung chuyển rác thải nên phát sinh nhiều vị trí
tập kết tạm thời gây ảnh hưởng môi trường và mỹ quan.
Tóm lại, t nh trạng quản l thu gom, vận chuyển CTRSH trên
địa bàn quận Hải Châu còn nhiều khó khăn, bất cập. Nhiều tuyến thu
gom chưa hợp l , nhiều nơi chất thải rắn không được thu gom đúng

thời gian, không được x l gây mùi hôi thối. Cơ sở dữ liệu chưa


14
được quản l một cách chính xác, chưa ứng dụng công nghệ thông tin
trong việc quản l dữ liệu. Do đó, cần thiết phải áp dụng công nghệ
thông tin vào việc vạch tuyến để xem xét tất cả các đặc tính của con
đường cũng như việc chọn đường đi ngắn nhất nh m đảm bảo chất
lượng vệ sinh môi trường mà vẫn đạt hiệu quả thu gom, vận chuyển
trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và từng
bước áp dụng công nghệ thông tin địa lý vào công tác quản lý này.
3.5. DỰ BÁO GIA TĂNG DÂN SỐ, KHỐI LƢỢNG
CTRSH PHÁT SINH VÀ PHƢƠNG TIỆN THU GOM CẦN
TRANG BỊ ĐẾN NĂM 2030
3.5.1. Căn cứ
3.5.2. Phƣơng thức tính
a. Dự báo gia tăng dân số
Tổng dân số qua các năm có thể dự báo dựa vào mô h nh
Euler cải tiến:
N i*1  N i  r.N i .t

Trong đó:

Ni : Số dân ban đầu (người)
N i*1 : Số dân sau một năm (người)

r : Tốc độ gia tăng dân số (%/năm) với r = 0,13%
(2016) và 0,15% (2016 -2030).
Δt : Thời gian (năm)
b. Lượng CTRSH phát sinh

- Dự báo khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh tính toán theo
công thức như sau:

Rn 

(N n  g)
1000

(1)

Trong đó: Rn: khối lượng CTR sinh hoạt năm thứ n (tấn/ ngày)
Nn : dân số thành phố năm thứ n


15
g : hệ số phát thải (kg/người.ngày)
- Dự báo khối lượng CTR sinh hoạt thu gom tính toán theo
công thức như sau:

R phatsinh 

Rthugom

(2)

P%

Trong đó: P là tỷ lệ thu gom CTR qua các năm (%).
c.Số lượng thùng rác cần đầu tư


n

RSH
 .Vt .k

(3)

Trong đó:

 : tỷ trọng của rác (450 kg/m3)
k : Hiệu suất s dụng thùng (hệ số đầy thùng), k = 90 %
Vt : thể tích thùng rác 660 lít (0,66 m3)
RSH : khối lượng CTRSH thu gom
3.5.3. Kết quả dự báo
a. Dự báo gia tăng dân số
Bảng 3.10 Dự báo gia tăng dân số quận Hải Châu đến năm 2030
Dân số
Stt
Năm
Stt
Năm
Dân số (ngƣời)
(ngƣời)
1

2017

215.977

8


2024

239.701

2

2018

219.217

9

2025

243.297

3

2019

222.505

10

2026

246.946

4


2020

225.843

11

2027

250.651

5

2021

229.231

12

2028

254.410

6

2022

232.669

13


2029

258.227

7

2023

236.159

14

2030

262.100


16
b. Dự báo khối lượng CTRSH phát sinh đến năm 2030
Bảng 3.11 Dự báo khối lượng CTRSH phát sinh đến năm 2030

Stt

Năm

Hệ số phát

Khối


Tỷ lệ

Khối

Dân số

thải

lƣợng

thu

lƣợng thu

(ngƣời)

(kg/ngƣời.

phát sinh

gom

gom

ngày)

(tấn/ngày)

%


(tấn/ngày)

1

2017

215.977

1,04

224,6

98

220,1

2

2018

219.217

1,06

232,4

99

230,0


3

2019

222.505

1,08

240,3

99

237,9

4

2020

225.843

1,10

248,4

100

248,4

5


2021

229.231

1,12

256,7

100

256,7

6

2022

232.669

1,14

265,2

100

265,2

7

2023


236.159

1,16

273,9

100

273,9

8

2024

239.701

1,18

282,8

100

282,8

9

2025

243.297


1,20

292,0

100

292,0

10

2026

246.946

1,22

301,3

100

301,3

11

2027

250.651

1,24


310,8

100

310,8

12

2028

254.410

1,26

320,6

100

320,6

13

2029

258.227

1,28

330,5


100

330,5

14

2030

262.100

1,30

340,7

100

340,7


17
c. Dự báo số thùng 660 lít cần đầu tư
Bảng 3.12 Dự báo số lượng thùng rác cần đầu tư cho quận Hải Châu
Thể
tích
thùng
(m3)

Trọng
lƣợng
riêng

rác
(kg/
m3)

Hệ
số
sử
dụn
g

Số
thùng
chứa
rác
(thùng/
ngày

Số lần
sử
dụng
lần/
thùng.
ngày)

Số
thùng
cần
đầu tƣ
(thùng)


Stt

Năm

Lƣợng
CTR
(tấn/
ngày)

1

2017

220,1

0,66

450

0,9

824

4

206

2

2018


230,0

0,66

450

0,9

861

4

215

3

2019

237,9

0,66

450

0,9

890

4


223

4

2020

248,4

0,66

450

0,9

929

4

232

5

2021

256,7

0,66

450


0,9

960

4

240

6

2022

265,2

0,66

450

0,9

992

4

248

7

2023


273,9

0,66

450

0,9

1025

4

256

8

2024

282,8

0,66

450

0,9

1058

4


265

9

2025

292,0

0,66

450

0,9

1092

4

273

10

2026

301,3

0,66

450


0,9

1127

4

282

11

2027

310,8

0,66

450

0,9

1163

4

291

12

2028


320,6

0,66

450

0,9

1199

4

300

13

2029

330,5

0,66

450

0,9

1237

4


309

14

2030

340,7

0,66

450

0,9

1275

4

319

Kết quả dự báo cho thấy, dân số ngày càng tăng lượng rác phát
sinh càng lớn nên đòi hỏi đầu tư phương tiện lưu chứa và thu gom
đáp ứng và cần tính toán giải pháp thu gom, vận chuyển phù hợp.


18
3.6. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN CTRSH TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN HẢI CHÂU

3.6.1. Ứng dụng GIS quản lý công tác thu gom, vận chuyển
CTRSH tại quận Hải Châu
S dụng phần mềm ArcGIS xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện
trạng công tác quản lý thu gom, vận chuyển CTRSH.

Hình 3.22 Quy trình xây dựng bản đồ chuyên đề hiện trạng tuyến thu
gom, điểm tập kết
- Việc ứng dụng công nghệ tin học để thành lập bản đồ Quản
l chất thải rắn sinh hoạt là việc cần thiết, hiệu quả v nó có nhiều
thuận lợi hơn trong công tác thành lập và cập nhật thông tin:
+ Hiệu quả về mặt thời gian
+ Khả năng lưu trữ bền vững
+ Khả năng cập nhật
+ Khả năng khai thác dữ liệu
+ Khả năng tính toán, phân tích


19

Hình 3.23 Quy trình xây dựng bản đồ hiện trạng và bản đồ đề xuất vị
trí thùng rác thay thế
Kết quả thiết lập các bản đồ như sau:

Hình 3.20 Bản đồ hiện trạng vị trí các điểm tập kết thùng rác


20

Hình 3.21 Bản đồ hiện trạng các tuyến thu gom chính


Hình 3.22 Bản đồ đề xuất vị trí đặt thùng 660 lít thay thế thực hiện
thu gom rác thải theo giờ


21
3.6.2. Giải pháp đầu tƣ cơ giới hóa đồng bộ phƣơng tiện
thu gom, vận chuyển CTRSH tại quận Hải Châu
a. Đề xuất mô hình thu gom CTRSH tại quận Hải Châu
CTRSH từ hộ dân, rác
đường phố, rác chợ

CTRSH từ cơ quan, trường học,
cơ sở kinh doanh, dịch vụ…

Xe 1 tấn đặt thùng

Xe đẩy tay
660 l

Thùng 240 l

Thùng 660 l

Xe 1 tấn

Xe nâng 5 tấn

Trạm trung chuyển

Xe nâng 9 tấn


Bãi rác Khánh Sơn

Hình 3.25 Đề xuất mô hình thu gom, vận chuyển CTRSH
Áp dụng mô hình thu gom này sẽ góp phần:
- Cải tiến phương tiện thu gom
- Xóa bỏ hoàn toàn các điểm tập kết thùng rác
Mặt khác, tập trung đầu tư phương tiện cơ giới cải tiến phương
thức thu gom thủ công trong các kiệt hẻm khu dân cư b ng xe bagac
và xe đẩy tay thô sơ thì số lượng công nhân lao động trực tiếp đạp xe
bagac sẽ giảm đi một n a số lượng công nhân đạp xe bagac thô sơ.
b. Đầu tư xây dựng trạm trung chuyển
Đề xuất đầu tư xây dựng mới trạm trung chuyển CTR:
- Diện tích 500m2.


22
- Địa điểm: khu vực đất trống Đa Phước, phường Thuận
Phước.
- Công suất trạm đề xuất: 200 tấn rác/ngày đêm.
Việc đầu tư xây dựng trạm trung chuyển rác tại phường Thuận
Phước sẽ tạo điều kiện thu gom rác cho toàn bộ phường Thuận Phước
và các khu vực giáp giới Thanh Bình và Thạch Thang, xóa bỏ bớt các
điểm tập kết thùng rác gây ô nhiễm môi trường.
c. Đặt thùng 660 lít thay thế thùng 240 lít tại các tuyến đường
thu gom rác thải theo giờ
Ứng dụng kỹ thuật GIS, sắp xếp lại được 240 vị trí đặt thùng
660 lít thay thế tại các tuyến đường và tổng số thùng 660 lít cần đặt là
242 thùng. Như vậy, khi thay thế b ng thùng 660 lít sẽ giảm được
120 vị trí đặt thùng rác.

d. Đầu tư kinh phí trang bị các xe cơ giới chuyên dụng thu
gom rác nhằm hạn chế sử dụng sức lao động của công nhân.
Dự toán nguồn kinh phí đầu tư cơ giới hóa phương tiện thu
gom là khá lớn khoảng 4,95 tỷ đồng, tuy nhiên nó sẽ khắc phục các
hạn chế của phương thức hiện tại như: giảm s dụng lao động trực
tiếp theo xe bagac thô sơ, tăng năng suất lao động, xóa bỏ điểm tập
kết nâng thùng, hạn chế thời gian lưu thông xe vận chuyển rác thải
vào giờ cao điểm, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường và ảnh
hưởng mỹ quan đô thị. Bên cạnh đó, phương thức này còn góp phần
giảm áp lực về thời gian thu gom rác thải của công nhân và điều phối
xe vận chuyển rác thải, giảm áp lực tìm kiếm công nhân làm việc ổn
định, hông còn áp lực tìm kiếm và thỏa thuận với người dân, chính
quyền địa phương chọn điểm tập kết nâng thùng phù hợp.


23
3.6.3. Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức ngƣời
dân và triển khai Phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn
- Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ
môi trường
- Triển khai Đề án Phân loại rác thải tại nguồn.


24
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Nh m nâng cao hiệu quả quản lý công tác thu gom, vận
chuyển CTRSH tại quận Hải Châu, luận văn đã s dụng luận văn đã
s dụng kỹ thuật của phần mềm ArcGIS tạo dữ liệu về hệ thống quản
l CTRSH cũng như bản đồ về khối lượng CTRSH phát sinh, bản đồ

vị trí các điểm tập kết, bản đồ vị trí điểm đặt thùng rác..., từ đó đánh
giá được hiện trạng và đề xuất giải pháp ứng dụng GIS để quản lý,
đầu tư cơ giới hóa đồn bộ phương tiện thu gom, vận chuyển và xây
dựng trạm trung chuyển nh m rút ngắn thời gian vận chuyển, và nâng
cao tỷ lệ thu gom lên 100%; đồng thời tạo bước chuyển biến mới
trong công tác quản lý CTRSH.
2. Kiến nghị
Với mong muốn nâng cao hiệu quả quản lý công tác thu gom,
vận chuyển CTRSH tại quận Hải Châu, tôi rất mong muốn đề tài sẽ
được ứng dụng vào thực tiễn... và kiến nghị chính quyền địa phương
quan tâm triển khai thực hiện các giải pháp:
- Triển khai thực hiện Phân loại rác thải tại nguồn để giảm
thiểu lượng rác thải ra, giảm bớt khối lượng rác cần thu gom.
- Cần phải trang bị thiết bị GPS cho các phương tiện để kiểm
soát lộ tr nh thu gom, vận chuyển theo đúng tuyến đã được thiết lập.
- Cán bộ chuyên môn về quản l chất thải rắn cần được trau
dồi kỹ năng thông tin, được hỗ trợ các lớp học về GIS, tham gia các
buổi chuyên đề thảo luận giải pháp ứng dụng GIS trong công tác thu
gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
- Đầu tư kinh phí để trang bị đồng bộ các phương tiện cơ giới
hóa hiện đại, giảm được sức lao động thủ công của người công nhân.
Ngoài ra cần ứng dụng GIS để nghiên cứu giải pháp quản l đối
với các loại chất thải khác như chất thải xây dựng, chất thải nguy hại..


×