ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
`
NGUYỄN THỊ ÁNH THI
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI
PHÁP QUẢN LÝ, VẬN HÀNH CÁC CÔNG TRÌNH
CẤP NƯỚC SINH HOẠT TẬP TRUNG TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC,
TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường
Mã số
: 60.52.03.20
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Đà Nẵng - Năm 2017
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ NĂNG ĐỊNH
Phản biện 1: TS. Phan Như Thúc
Phản biện 2: TS. Huỳnh Ngọc Thạch
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn
tốt nghiệp thạc sĩ Kỹ thuật môi trường, họp tại Trường Đại học
Bách Khoa vào ngày 02 tháng 10 năm 2017.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học
Bách khoa.
Thư viện Khoa Môi trường, Trường Đại học Bách khoa –
ĐHĐN.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề cung cấp nước sạch và đảm bảo chất lượng nước sinh
hoạt hiện nay diễn ra trong phạm vi toàn cầu và cả ở nước ta. Việc
cung cấp nước sạch và đầy đủ là một trong những điều kiện cơ bản để
bảo vệ sức khỏe cho con người. Trong những năm qua, Đảng và Nhà
nước ta rất quan tâm đến việc giải quyết nước sạch và vệ sinh môi
trường, nhất là các vùng nông thôn, vấn đề này luôn gắn với nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội.
Tỉnh Quảng Nam thực hiện chương trình cấp nước sạch cho
người dân nông thôn được cụ thể hóa bằng nhiều văn bản, chính sách
của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh. Do vậy, nhiều
công trình cấp nước sạch đã và đang được xây dựng, tỷ lệ dân cư
nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ngày càng được nâng
lên, đồng thời làm thay đổi nhận thức của người dân nông thôn về ý
nghĩa, lợi ích của việc sử dụng nước sạch, đảm bảo sức khỏe, điều
kiện sống cho người dân và cộng đồng.
Cũng như các địa phương khác của tỉnh Quảng Nam, huyện
Đại Lộc nhận được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của các cấp và sự hỗ
trợ kinh phí các tổ chức quốc tế từ năm 2001 đến nay đã đầu tư xây
dựng các công trình cấp nước tập trung tại các địa phương, nhờ đó
tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch
được tăng lên.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thực tế hiện nay việc
cấp nước sạch trên địa bàn huyện Đại Lộc vẫn còn bộc lộ một số
tồn tại, hạn chế: Tỷ lệ người dân được dùng nước sạch còn thấp,
chất lượng nước cấp đến các hộ gia đình chưa được đảm bảo, quy
mô các công trình còn nhỏ lẻ, phân tán dẫn đến việc thất thoát nước
2
lớn, ảnh hưởng đến việc cung cấp nước cho người dân; thêm vào
đó, việc giám sát và kiểm tra chất lượng nước chưa đúng quy định,
một số công trình mới xây dựng sau khi bàn giao cho UBND xã
quản lý đã không hoạt động được, công tác huy động các nguồn lực
đầu tư cho cung cấp nước sạch cho người dân còn hạn chế.....
Do đó việc nghiên cứu, đánh giá hiện trạng quản lý, vận hành
các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn huyện Đại
Lộc là rất cần thiết nhằm đề ra những giải pháp quản lý các công
trình cấp nước tập trung đạt hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng
nguồn nước cấp đạt tiêu chuẩn về cấp nước hợp vệ sinh và nước sạch
theo quy định đến các hộ dân sử dụng, qua đó hạn chế được các bệnh
liên quan đến nước làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, đặc
biệt góp phần đạt được mục tiêu “Xây dựng huyện Đại Lộc thành
huyện nông thôn mới” vào năm 2020.
Từ thực tiễn nêu trên, tôi lựa chọn đề tài “Đánh giá hiện
trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, vận hành các công trình cấp
nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng
Nam” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả quản lý, vận hành của các công trình
CNSHTT trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam để nâng cao
chất lượng nguồn nước xử lý đảm bảo theo quy chuẩn nhằm bảo vệ
sức khỏe cộng đồng, phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành đối với các
công trình cấp nước hoạt động không hiệu quả.
3
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và khai
thác, sử dụng các công trình CNSHTT trên địa bàn huyện nhằm mở
rộng mạng lưới cấp nước tại các địa phương có đặt công trình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các công trình CNSHTT trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh
Quảng Nam;
Chất lượng nguồn nước đầu vào, sau xử lý của các
CTCNSHTT trên địa bàn huyện;
Các tổ chức, cán bộ, nhân viên quản lý và vận hành các công
trình CNSHTT trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam;
Các hộ gia đình sử dụng nước cấp từ các công trình
CNSHTT
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Các công trình nước sinh hoạt tập trung
trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam;
Các chỉ tiêu chất lượng nước: pH, độ đục, độ màu, độ cứng,
Fe, Mn, độ kiềm, độ oxy hóa (chỉ tiêu hữu cơ theo KMnO4), tổng
chất rắn lơ lửng (TSS), Clo dư, chỉ tiêu vi sinh vật coliform
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
Đánh giá tình trạng hoạt động, khả năng, hiệu suất xử lý và
phương pháp vận hành của các công trình CNSHTT dựa trên cơ sở lý
thuyết về xử lý nước.
Đề xuất giải pháp cải tạo để nâng cao hiệu quả xử lý của các
công trình nước tập trung trên địa bàn huyện Đại Lộc.
4
5.2. Ý nghĩa thực tế
Kết quả đạt được của đề tài sẽ cung cấp thông tin cho các
cán bộ quản lý ở địa phương, các ngành chức năng của huyện, người
dân sử dụng nguồn nước cấp từ các công trình cấp nước được biết về
hiện trạng quản lý, chất lượng nguồn nước để đề ra các giải pháp cải
thiện phù hợp với điều kiện thực tế, nâng chất lượng nguồn nước cấp
đạt theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế.
Đề tài sẽ có ý nghĩa thiết thực để giải quyết các vấn đề quản
lý, vận hành nhằm đảm bảo chất lượng nguồn nước cho người dân
khu vực nông thôn. Đồng thời còn góp phần vào việc đánh giá tỷ lệ
người dân sử dụng nước sạch nhằm thực hiện có hiệu quả tiêu chí
thứ 17 về xây dựng nông thôn mới tại các địa phương trên địa bàn
huyện..
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục,
trong luận văn gồm có các chương như sau:
Chương 1. TỔNG QUAN
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.2. Chất lượng nguồn nước cấp sinh hoạt
1.2. HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC
1.2.1. Hiện trạng cấp nước sạch trên toàn thế giới
1.2.2. Hiện trạng cấp nước sạch tại Việt Nam
1.2.3. Tình hình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam
1.3. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.2. NỘI DUNG
2.2.1. Điều tra, thu thập thông tin, đánh giá tình hình hoạt
động của các CTCNSHTT trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh
Quảng Nam
Khảo sát thực địa, lập phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp để
lấy thông tin số liệu có liên quan đến các công trình cấp nước từ các
tổ chức, đơn vị, cá nhân quản lý.
Thu thập tài liệu về sơ đồ công nghệ xử lý của các công trình
cấp nước, hiện trạng cung cấp nước (nguồn nước cấp đầu vào, công
suất, vận hành, công tác kiểm tra, vận hành công trình….), công tác
quản lý vận hành, đánh giá hiện trạng công trình còn hoạt động hay
không,..
6
2.2.2. Phân tích mẫu nước tại các công trình còn hoạt
động, một số hộ gia đình để đánh giá chất lượng nguồn nước đầu
vào và đầu ra của các CTCNSHTT
Tiến hành lấy mẫu đầu vào và đầu ra tại 06 công trình đang
hoạt động và 06 mẫu nước tại 06 hộ gia đình. Sau khi phân tích một
số chỉ tiêu, so sánh với quy định hiện hành để đánh giá chất lượng
nguồn nước tại các công trình cấp nước và các hộ gia đình sử dụng
tại thời điểm lấy mẫu.
2.2.3. Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý, vận hành các công trình cấp nước sinh hoạt tập
trung huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
Giải pháp về công tác quản lý, vận hành các công trình cấp
nước phù hợp
Giải pháp về công nghệ
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ, VẬN HÀNH CÁC
CTCNSHTT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH
QUẢNG NAM
3.1.1. Khái quát đặc điểm của các công trình cấp nước
sinh hoạt tập trung trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
Các loại nguồn nước sử dụng trên địa bàn huyện Đại Lộc chủ
yếu từ các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, giếng xây và giếng
khoan. Tính đến tháng 05/2017, trên địa bàn huyện Đại Lộc có 11.412
hộ sử dụng nguồn nước từ các CTCNSHTT, 8.211 số hộ sử dụng
7
nguồn nước giếng xây và 18.381 hộ sử dụng nguồn nước giếng khoan.
Trong số các công trình cấp nước sạch được đầu tư trong
thời gian qua, tính đến thời điểm nghiên cứu thì có 06 công trình còn
hoạt động bình thường, 06 công trình tạm ngừng và ngừng hoạt động
nhưng có thể cải tạo, sửa chữa để đưa vào hoạt động trở lại. Nguyên
nhân chủ yếu các công trình ngừng hoạt động là do: Nguồn cấp
nước đầu vào được sử dụng là nước dưới đất bị thiếu không đủ để
cung cấp liên tục; sau khi UBND các xã nhận bàn giao công trình
cấp nước được xây dựng từ 100% nguồn vốn tài trợ của các tổ chức
Chính phủ và phi Chính phủ Công thường thì sau một thời gian hoạt
động các địa phương không có nguồn thu để chi phí cho công tác vận
hành, duy tu bảo dưỡng nên dẫn đến tình trạng công trình bị xuống
cấp nghiêm trọng; mạng lưới phân phối nước về các hộ sử dụng
không được mở rộng do người dân không chịu bỏ kinh phí để lắp ....
3.1.2. Sơ đồ công nghệ về xử lý nước ngầm và nước mặt
được áp dụng tại các công trình trên địa bàn huyện Đại Lộc
* Sơ đồ công nghệ chung về xử lý nước ngầm
Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm
8
* Sơ đồ công nghệ xử lý nước sông
Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ xử lý nước sông
* Sơ đồ công nghệ xử lý nước suối (công trình cấp nước
tự chảy)
Hình 3.3. Sơ đồ công nghệ xử lý nước suối
3.1.3. Bộ máy tổ chức quản lý, vận hành, bảo dưỡng công trình
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy 12 công trình cấp nước
thuộc phạm vi nghiên cứu trong đề tài thì mô hình quản lý các công
trình cấp nước tập trung được áp dụng trên địa bàn huyện Đại Lộc
gồm: 05 công trình do UBND xã quản lý chiếm tỷ lệ 41,67%; 06
công trình do HTX quản lý chiếm tỷ lệ 50% và 01 công trình do
Công ty CPMTĐT quản lý chiếm tỷ lệ 8,33%.
3.1.4. Hồ sơ pháp lý của các công trình CNSHTT
Các hồ sơ pháp lý về môi trường, tài nguyên nước và đất đai
đối với các CTCNSHTT trên địa bàn huyện Đại Lộc chưa được các
đơn vị quản lý thực hiện đảm bảo theo quy định, đặc biệt là trong
9
lĩnh vực tài nguyên nước do các đơn vị quản lý công trình còn gặp
khó khăn về nguồn kinh phí để thuê đơn vị tư vấn đủ năng lực lập
các hồ sơ, thủ tục trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
3.1.5. Đánh giá việc thực hiện công tác vệ sinh môi trường
của các công trình cấp nước
3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VỀ NGUỒN NƯỚC CẤP ĐẦU
VÀO CỦA CÁC CTCNSHTT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
Các công trình cấp nước trên địa bàn huyện sử dụng nguồn
nước thô để xử lý, cung cấp cho dân cư là từ nước suối, nước sông và
nước dưới đất. Chất lượng nguồn nước đầu vào có tính chất quyết
định đến việc lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp.
Để đánh giá chất lượng nguồn nước đầu vào tại 06
CTCNSHTT đang hoạt động trên địa bàn huyện Đại Lộc, vào ngày
04/5/2017 tác giả đã lấy 06 mẫu nước tại 06 công trình, mẫu đầu vào
được lấy tại công trình thu trước khi đi vào bể xử lý (bể phản ứng/bể
lắng). Kết quả phân tích được đánh giá, so sánh với các tiêu chuẩn,
quy
chuẩn:
QCVN
08:2015/BTNMT
(cột
A2);
QCVN
09:2015/BTNMT (cột A2); TCXD 233:1999 cho thấy chất lượng
nguồn nước đầu vào có thể sử dụng làm nguồn nước thô cấp cho các
công trình cấp nước tập trung.
3.3. CÁC SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC
VÀ HIỆN TRẠNG VỀ QUẢN LÝ
CỦA CÁC CTCNSHTT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
Qua khảo sát thực tế cho thấy các công trình cấp nước sinh
hoạt tập trung trên địa bàn huyện Đại Lộc chủ yếu do tổ chức này
Đông Tây Hội ngộ đầu tư xây dựng, sau khi xây dựng xong bàn giao
lại cho địa phương khai thác, sử dụng nên hệ thống xử lý nước của
các công trình này đều tương tự như nhau, gồm có: Công trình cấp
10
nước xã Đại Cường, Công trình cấp nước xã Đại Phong, Công trình
cấp nước xã Đại Hòa, Công trình cấp nước xã Đại Lãnh, Công trình
cấp nước xã Đại Thạnh và Công trình cấp nước xã Đại Nghĩa. Công
suất thiết kế của các công trình từ 200m3/ngđ -300m3/ngđ;
Tác giả tập trung nghiên cứu công nghệ xử lý của công trình
đang hoạt động tại xã Đại Cường như sau:
Hình 3.9. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước tại công trình cấp
nước xã Đại Cường
Để đánh giá chất lượng nguồn nước sau xử lý tại các công
trình cấp nước đang hoạt động và tại các hộ gia đình sử dụng nguồn
nước của 5 công trình cấp nước gồm có công trình cấp nước xã Đại
Cường, công trình cấp nước xã Đại Thắng, công trình cấp nước xã
Đại Nghĩa, công trình cấp nước xã Đại Đồng và công trình cấp nước
xã Đại Lãnh. Mỗi công trình tác giả lấy 02 mẫu nước (01 mẫu đầu ra
ngay sau bể chứa nước sạch và 01 mẫu tại hộ gia đình), số mẫu đã
lấy tương ứng là 10 mẫu.
Qua kết quả phân tích hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm
trong giới hạn cho phép của QCVN 02:2009/BYT. Riêng công trình
cấp nước xã Đại Cường có 03 chỉ tiêu tại mẫu đầu ra và hộ gia đình
11
vượt quy chuẩn gồm pH, độ màu và COD.
- Đối với nhà máy nước Ái Nghĩa
Nhà máy nước Ái Nghĩa tác giả cũng tiến hành lấy 02 mẫu
nước (01 tại bể chứa nước sạch và 01 tại hộ gia đình). Kết quả phân
tích cho thấy trong tổng số 12 chỉ tiêu phân tích tại mẫu nước đầu ra
Nhà máy nước Ái Nghĩa đều nằm trong giới hạn cho phép của
QCVN 01:2009/BYT, riêng mẫu nước tại hộ gia đình có 01/12 chỉ
tiêu phân tích vượt giới hạn cho phép (COD = 2,3).
3.4. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC
CỦA CÁC HỘ DÂN TỪ CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC TẬP
TRUNG
Nhằm để điều tra, đánh giá chất lượng nguồn nước mà các hộ
dân sử dụng từ các công trình cấp nước tập trung trên địa bàn huyện
Đại Lộc, tác giả đã điều tra ngẫu nhiên 36 hộ dân nơi có các công
trình cấp nước tập trung đang hoạt động, kết quả cho thấy:
- Có 36/36 hộ dân trả lời có sử dụng nước từ công trình cấp
nước tập trung trên địa bàn, chiếm tỷ lệ 100%.
- Các hộ gia đình sử dụng nước từ công trình cấp nước cho
mục đích sinh hoạt, chủ yếu là tắm, giặt và nấu ăn; nước uống sử
dụng nước uống đóng chai. Trong đó có 20/36 hộ dân có sử dụng
thêm nước giếng khoan để làm nguồn nước dự phòng và tưới cây.
- Lưu lượng nước sử dụng của hộ dân dao động từ 510m3/tháng.
- Các hộ dân đều sử dụng bể chứa xây bằng gạch trác xi măng
hoặc bồn chứa inox có thể tích từ 01 -02 m3.
12
- Có 30/36 hộ dân trả lời sự cố thường gặp phải là áp lực nước
yếu, đặc biệt là công trình cấp nước xã Đại Nghĩa. Riêng đối với
công trình xã Đại Cường có 06/6 phiếu điều tra đều cho rằng sự cố
thường gặp là về chất lượng nước cấp bị đục và có mùi.
- Tất cả các ý kiến đều kiến nghị với các cấp cần nâng cao chất
lượng nguồn nước cấp, đặc biệt có 06/6 ý kiến của người dân sử
dụng nước cấp của công trình xã Đại Cường đề nghị cải thiện chất
lượng nguồn nước cấp.
Từ kết quả điều tra trên cho thấy các hộ gia đình sử dụng nước
từ các công trình cấp nước đều chưa yên tâm về chất lượng nước cấp,
nước thường xuyên vẫn bị vẫn đục, gây ảnh hưởng đến tâm lý của
người sử dụng.
3.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG
CÁC CTCNSHTT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC
Các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn
huyện Đại Lộc được đầu tư trong những năm qua đã góp phần không
nhỏ vào cải thiện điều kiện sinh hoạt của cộng đồng dân cư đặc biệt
là khu vực nông thôn, phù hợp với chiến lược Quốc gia trong việc
giải quyết vấn đề cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và các nhu cầu
vệ sinh trong gia đình. Tuy nhiên, qua điều tra trên toàn địa bàn
huyện có 11.412 hộ/38.737 hộ được sử dụng nước từ các công trình
cấp nước tập trung, chiếm tỷ lệ 29,46%, còn lại người dân sử dụng từ
nguồn giếng xây và giếng khoan.
Công tác quản lý các CTCNSHTT trên địa bàn huyện còn
những tồn tại, hạn chế nhất định như sau:
- Một số công trình xây dựng từ lâu đã qua nhiều thời kỳ thay
đổi lãnh đạo quản lý nên hồ sơ của công trình bị thất lạc, nhiều công
trình đến nay không có hồ sơ chẳng hạn như công trình cấp nước xã
Đại Thắng, Đại Sơn, Đại Hồng.
13
- Các công trình do UBND xã và HTX quản lý đều không có
kinh phí để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng đường ống cấp nước
cũng như mở rộng thêm mạng lưới phân phối đến các hộ dân trong
khu vực.
- Các công trình đều không có quy trình vận hành xử lý nước
(trừ Nhà máy nước Ái Nghĩa);
- Các công trình cấp nước do tổ chức Đông Tây Hội ngộ tài trợ
đều có đầu tư hệ thống pha hóa chất (phèn) và hệ thống châm clo tự
động tuy nhiên quá trình vận hành thường hay bị trít ống nên hiện nay
các công trình không còn sử dụng các hệ thống này, đặc biệt là việc pha
trộn phèn không còn được thực hiện và người vận hành châm clo thủ
công, đây là một trong những bất cập đang tồn tại hiện nay ở các công
trình như công trình cấp nước xã Đại Cường, Đại Nghĩa.
- Các công trình cấp nước do UBND xã và HTX là đơn vị
quản lý thì rất ít người nắm vững được vị trí, qui mô, công suất công
trình và chuyên môn về quản lý, vận hành công trình;
- Công tác tổ chức bộ máy ở một số địa phương chưa quan tâm
đến công tác quản lý công trình cấp nước nông thôn tập trung nên
dẫn đến không hiệu quả như công trình cấp nước Đại Phong, Đại
Hòa, Đại Quang.
- Các công trình cấp nước sau thời gian sử dụng bị xuống cấp
kéo theo sự giảm sút về chất lượng nước cấp nếu không được kịp
thời tu sửa, bảo trì bảo dưỡng thường xuyên nhất là đối với các công
trình được đầu tư xây dựng từ những năm 2000 trở về trước;
- Công tác kiểm tra, giám sát chất lượng nước hạn chế, điều
kiện áp dụng quy trình kiểm tra, giám sát thông qua việc phân tích
mẫu nước thường xuyên và định kỳ theo các thông số quy định chưa
có; Công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền ở cơ sở không thường
14
xuyên, nội dung tuyên truyền còn hạn chế;
- Các chính sách hiện hành chưa khuyến khích các nhà đầu tư
tự bỏ vốn xây dựng công trình cấp nước.
- Khó khăn lớn nhất hiện nay của các đơn vị quản lý công
trình là do thiếu nguồn kinh phí để đầu tư nâng cấp, sửa chữa và mở
rộng mạng lưới phân phối đến các hộ dân trong khu vực.
3.6. NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÁC
CTCNSHTT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC
Để các công trình cấp nước tập trung đảm bảo hoạt động bền
vững vẫn còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm, khắc phục như:
3.6.1. Công tác quy hoạch
Công tác khảo sát phục vụ cho quy hoạch thiếu chi tiết, nhất là
khảo sát địa hình, địa chất tuyến ống nên một số công trình xây dựng
xong đã phải “đắp chiếu” vì không có nguồn nước, bỏ lâu ngày
không có người quản lý, bảo vệ dẫn đến van, ống han rỉ, gia súc đi
lại gây hư hỏng...
Phương pháp điều tra thu thập số liệu phục vụ quy hoạch chưa
chú ý đến sự tham gia của người dân vùng hưởng lợi, nếu có tham
khảo thì cũng chỉ là hình thức hoặc lấy ý kiến của cán bộ xã.
3.6.2. Công tác xây dựng công trình
Chính quyền địa phương chưa quan tâm và tham gia tích cực
vào việc quản lý đầu tư xây dựng công trình, quản lý công trình sau
đầu tư.
Các công trình do tổ chức Đông Tây hội ngộ tài trợ trước đây
chủ yếu công trình đầu mối và tuyến ống truyền tải, truyền dẫn, còn
đường ống phân phối và nối tới các hộ gia đình thì do người dân tự
đóng góp, tuy nhiên các hộ dân lại không kinh phí để đầu tư dẫn đến
15
việc tình trạng số hộ dân sử dụng nước từ công trình ít nên việc thu
tiền nước không đủ để trang trải các chi phí quản lý và vận hành.
Việc xây dựng không gắn trách nhiệm chủ đầu tư với đơn vị
quản lý sử dụng; người quản lý không chịu trách nhiệm về các hư
hỏng, còn người xây dựng thì xem như lỗi người quản lý sau 1 năm
hoàn thành nghĩa vụ bảo hành chẳng hạn như công trình xã Đại
Quang, Đại Thạnh.
3.6.3. Công tác quản lý, vận hành
Chính quyền địa phương chưa có trách nhiệm cao trong quản
lý, bảo dưỡng công trình; ý thức bảo vệ công trình cấp nước của
người dân chưa cao, tư tưởng ỷ lại sự hỗ trợ của nhà nước còn khá
phổ biến.
Một số địa phương có công trình đầu tư chưa thực hiện
nghiêm túc Quyết định 08/2012/QĐ-UBND ngày 22/5/2012 của
UBND tỉnh Quảng Nam.
Một số công trình do thi công đường giao thông, không làm
công tác di dời đường ống cấp nước trước lúc triển khai thi công
đường nên hệ thống đường ống cấp nước bị phá hỏng không khắc
phục sau thi công làm cho công trình không hoạt động như công
trình xã Đại Hòa, Đại Phong.
3.7. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH CÁC CTCNSHTT TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM
3.7.1. Nhu cầu cấp nước đến năm 2030 của các địa phương
trên địa bàn huyện Đại Lộc
3.7.2. Giải pháp quản lý
3.7.2.1. Truyền thông, tập huấn đào tạo nâng cao năng lực
3.7.2.2. Quản lý công trình
16
3.7.3. Giải pháp về công nghệ
3.7.3.1. Đối với các công trình cấp nước hiện có đang hoạt
động hiệu quả
Các công trình cấp nước hiện có đang vận hành có hiệu quả,
đáp ứng được nhu cầu dùng nước giai đoạn trước mắt như: Nhà máy
nước thị trấn Ái Nghĩa, công trình cấp nước xã Lãnh, công trình cấp
nước xã Đại Đồng thì tiếp tục duy trì theo công suất thiết kế và có kế
hoạch nâng cấp mở rộng theo nhu cầu của từng giai đoạn. Đồng thời
thực hiện tốt các giải pháp về quản lý như đã đề xuất tại mục 3.7.1.
3.7.3.2. Đối với các công trình hoạt động kém hiệu quả hoăc
không hiệu quả
a. Công trình cấp nước xã Đại Cường
Qua kết quả phân tích chất lượng nước thành phẩm và tại vòi
nước hộ gia đình cho thấy chất lượng nguồn nước tại công trình xã
Đại Cường không đảm bảo chất lượng, đáng chú ý là giá trị pH, độ
màu, COD và Fe cao hơn quy chuẩn cho phép. Để đảm bảo chất
lượng nước cấp cho người dân theo quy chuẩn, tác giả xin đề xuất
như sau:
- Trước mắt cần thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng sau:
+ Kiểm tra nước giếng về các chất ô nhiễm;
+ Kiểm tra lại giếng khoan để ngăn chặn sự ô nhiễm;
+ Sữa chữa lại các máy bơm định lượng phèn và clorine;
+ Định kỳ xả bùn của bể lắng để tăng hiệu quả lắng.
+ Xây dựng thêm giàn mưa để làm thoáng nước trước bể lắng.
17
- Về lâu dài, để đảm bảo nhu cầu cấp nước cho các hộ dân của
các thôn còn lại trong vùng dự án (hiện nay mới chỉ cấp cho gần 500
hộ/1100 hộ dân có nhu cầu sử dụng nước từ công trình), tác giả xin
đề xuất xây dựng thêm một công trình xử lý mới cấp cho khoảng 600
hộ dân (khoảng 2400 người), với công suất 200m3/ngày đêm, với dây
chuyền như sau:
18
b. Công trình cấp nước xã Đại Thắng
Công trình này xây dựng từ năm 2001 đến nay đã xuống cấp
nghiêm trọng, công trình này đang cấp nước cho 1000 hộ/1944 hộ,
hơn nữa hiện nay công trình này đang sử dụng nguồn nước giếng
khoan nên trữ lượng nước về lâu dài khó có thể đảm bảo để cung cấp
cho công trình hoạt động ổn định.
Bên cạnh đó, giáp ranh với xã Đại Thắng là xã Đại Minh,
địa phương này đến nay vẫn chưa có công trình cấp nước tập trung,
với số hộ dân khoảng 2065 hộ. Theo tính toán thì nhu cầu dùng nước
của 02 xã Đại Thắng và Đại Minh đến năm 2030 là khoảng 1800
m3/ngày đêm. Do đó, để đáp ứng nhu cầu và chất lượng nguồn nước
trong những năm đến, tác giả đề xuất xây dựng Nhà máy nước cụm
xã Đại Thắng – Đại Minh tại xã Đại Thắng, lấy nước từ sông Thu
Bồn, với công suất 2000m3/ngày đêm.
Sơ đồ dây chuyền công nghệ được đề xuất như sau:
+ Công suất trạm: Q = 2000 m3/ngđ
+ Hàm lượng cặn Cmax = 100 mg/l
Vậy chọn dây chuyền sau:
19
c. Công trình cấp nước xã Đại Quang
Công trình cấp nước xã Đại Quang sử dụng nguồn nước Sông
Vu Gia. Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Nam giai
đoạn 2011-2015: “Tại vùng trung du qua địa phận huyện Đại Lộc,
hoạt động khai thác cát lòng sông làm vật liệu xây dựng làm gia tăng
hàm lượng TSS vào dòng chảy”.
Theo số liệu quan trắc khu vực sông tại thị trấn Ái Nghĩa,
nồng độ TSS vào một số thời điểm cao hơn tại khu vực thượng
nguồn. Vào thời điểm mùa khô, lưu lượng nước sông khá thấp nên
mức độ pha loãng ô nhiễm cũng thấp hơn làm cho nồng độ thông số
TSS tăng hơn so với mùa mưa.
Qua khảo sát các công trình cấp nước của các xã Đại Lãnh,
Đại Cường, Đại Lãnh, Đại Phong, Đại Thạnh, Đại Hòa đều sử dụng
nguồn nước dưới đất để xử lý và chất lượng nước sau xử lý tương
đối ổn định. Do đó, tác giả đề xuất phương án khắc phục tìm nguồn
nước thay thế, UBND xã Đại Quang cần khảo sát thăm dò tìm nguồn
nước nước dưới đất để đảm bảo về lưu lượng.
d. Công trình cấp nước xã Đại Hòa và Đại Phong
Các công trình này đang tạm ngưng hoạt động vì bị hư hỏng
đường ống phân phối nước do ảnh hưởng của quá trình thi công đường
giao thông thì đơn vị quản lý cần khảo sát, lập phương án sửa chữa và
trình cấp có thẩm quyền để xem xét phân bổ kinh phí thực hiện.
e. Công trình cấp nước xã Đại Thạnh
Công trình này đã ngừng hoạt động do chất lượng nước sau xử
lý chưa đạt (có mùi tanh), thiếu nguồn nước trong mùa khô. Công
trình đã ngừng hoạt động từ năm 2011 đến nay nên các thiết bị như
máy bơm đã hư hỏng, các bể xử lý đã xuống cấp, cây cỏ mọc nhiều,
20
do đó, cần phải cải tạo, đầu tư mới lại các bơm, khảo sát thăm dò
thêm giếng nước để tăng lượng nước cấp vào thời điểm khô hạn.
Đối với quy mô của công trình và điều kiện về tài chính, để xử
lý chất lượng nước đảm bảo theo quy định, tác giả đề xuất bổ sung
thêm làm thoáng tự nhiên bằng giàn mưa kết hợp với bể lắng sẵn có,
vừa đơn giản lại dễ vận hành (giải pháp này được đề xuất tương tự
với công trình xã Đại Cường).
Đồng thời, để đảm bảo lượng nước cấp cho mùa nắng cần
khảo sát và khoan thêm giếng, bổ sung lưu lượng khoảng 8-10 m3/h
(vì công trình được thiết kế cho 200 hộ tương đương 800 người, công
suất 100m3/ngày đêm ~ 4m3/h, công trình đã khoan 02 giếng nhưng
không đủ cấp nước). Về vị trí giếng khoan và chất lượng nguồn nước
cũng như độ sâu cần phải lập phương án thực hiện riêng.
f. Công trình cấp nước xã Đại Hồng, Đại Sơn
Công trình này sử dụng nguồn nước suối, vào thời điểm
nắng, khô hạn lượng nước đầu vào không đủ để cung cấp, do đó tác
giả xin đề xuất nâng cấp lại công trình thu nước (đập dâng) theo cấu
tạo đang áp dụng hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Nam như sau:
Hình 3.34. Sơ đồ cấu tạo đập dâng
3.7.4. Đề xuất các giải pháp huy động các nguồn vốn
Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ Trung ương như:
21
+ Vốn hỗ trợ trực tiếp cho CTMTQG Nước sạch và
VSMTNT; Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác hỗ trợ có
mục tiêu về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường đang triển khai
trên địa bàn nông thôn (CTMTQG về xây dựng nông thôn mới)...;
- Thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài; hằng năm
tập trung ngân sách của tỉnh hỗ trợ từ để thu hút nguồn vốn của xã
hội theo cơ chế của Quyết định số 951/2016/QĐ-UBND, ngày
15/3/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam.
KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
Qua quá trình điều tra thu thập số liệu tổng hợp, đánh giá hiện
trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, vận hành các công trình cấp
nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng
Nam, tác giả có một số kết luận và kiến nghị như sau:
Kết luận
Đề tài đã thu thập được những số liệu cần thiết để đánh giá
việc quản lý và vận hành các công trình cấp nước tập trung trên địa
bàn huyện Đại Lộc dựa trên những quy định pháp luật về cấp nước
sạch cũng như dựa trên các lý thuyết và kết quả xử lý nước trên thế
giới và trong nước có sẵn.
Qua nghiên cứu, đánh giá thực tế công tác quản lý các công
trình cấp nước tập trung trên địa bàn huyện giúp cho các nhà quản
lý, các cơ quan có thẩm quyền có cái nhìn tổng quát về thực trạng
quản lý các công trình cấp nước của các địa phương trong thời gian
qua và đồng thời đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng của các công trình, qua đó tăng tỷ lệ cấp nước sạch cho người
22
dân trong những năm đến. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài có thể
rút ra các kết luận sau:
1. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước từ các công trình cấp nước tập
trung còn thấp, chỉ đạt 29,46%. Từ năm 2000 đến nay đầu tư nhiều
công trình cấp nước có quy mô vừa và nhỏ nhưng hiệu quả hoạt
động không cao, nhưng hiện nay chỉ còn 12 công trình có khả năng
hoạt động, trong đó có 06 công trình đang hoạt động và 06 công
trình hư hỏng đang tạm ngừng hoạt động, do đó chưa đáp ứng được
nhu cầu dùng nước của người dân.
2. Công tác quản lý các công trình cấp nước tập trung trên
địa bàn huyện Đại Lộc hiện nay chưa thực hiện đúng theo quy định,
đặc biệt là công tác lưu trữ hồ sơ, mặc dù các công trình đã giao
cho UBND xã /HTX quản lý nhưng hồ sơ hiện nay đã bị thất lạc
hoặc không lưu trữ đảm bảo qua các năm, gây khó khăn trong công
tác quản lý. Nhân viên quản lý công trình chủ yếu là theo dõi chỉ số
đồng hồ sử dụng nước của các hộ dân, bảo vệ công trình, thu tiền
nước, chưa có chuyên môn trong việc vận hành, bảo dưỡng công
trình. Nguồn thu không đủ trang trải các khoản chi do vậy khi các
hư hỏng nhỏ không được sữa chữa dẫn đến các hư hỏng lớn làm
cho toàn bộ công trình ngưng hoạt động.
3. Công tác vệ sinh và kiểm tra chất lượng nước thành phẩm
tại các công trình cấp nước chưa được các đơn vị quản lý thực hiện
định kỳ theo quy định, chỉ khi có yêu cầu của của cơ quan quản lý
nhà nước thì mới thực hiện.
4. Một số công trình như công trình xã Đại Quang, Đại
Thạnh chỉ sau 01 năm đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động chỉ
được 01 năm do gặp các sự cố về kỹ thuật, vận hành nhưng các địa
23
phương không tìm giải pháp khắc phục kịp thời và từ đó công trình
bị bỏ hoang, xuống cấp trầm trọng, gây lãng phí.
5. Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác
quản lý, vận hành CTCNSHTT trên địa bàn huyện Đại Lộc, góp
phần nâng cao tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch, hoàn thiện tiêu
chí môi trường, góp phần chung tay xây dựng nông thôn mới.
Kiến nghị
Để nâng cao tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch, các
công trình cấp nước sạch hoạt động một cách có hiệu quả, tác giả
đưa ra một số kiến nghị như sau:
- UBND các cấp cần ưu tiên tập trung mọi nguồn lực để đầu tư
xây dựng các công trình cấp nước sạch mới trên địa bàn huyện.
- Cơ quan quản lý nhà nước cần xem xét bố trí vốn cho công
tác quản lý thực hiện kế hoạch và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ
làm công tác cấp nước nông thôn như mở các lớp tập huấn nghiệp
vụ, tổ chức những chuyến tham quan nghiên cứu các mô hình cấp
nước nông thôn, xây dựng các mô hình điểm và chuyển giao công
nghệ cho các địa phương trong tỉnh.
- UBND tỉnh xây dựng quy chế về quản lý, vận hành, khai
thác các công trình nước sạch nông thôn trong tỉnh; Rà soát điều
chỉnh cơ chế tài chính sao cho các công trình đã được xây dựng có
đủ nguồn vốn vận hành, duy tu bảo dưỡng và khuyến khích người
dân đầu tư vào các hệ thống công trình cấp nước nông thôn.
- Cácc ngành chức năng sớm xây dựng kế hoạch đào tạo và
truyền thông về cấp nước nông thôn. Đẩy mạnh công tác tập huấn
nâng cao năng lực cho cán bộ, công nhân vận hành các CTCNNT.
- Các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát