Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Biện pháp thi công đường tỉnh lộ 286 Yên Phong Bắc Ninh theo dự án BT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.42 KB, 69 trang )

THUYT MINH
PHN BIN PHP T CHC THI CễNG
CễNG TRèNH: TXD CI TO, NNG CP TL 286, ON T TH
TRN CH N CU ề LO ( KM13+91.89 N KM 17+78.60), HUYN
YấN PHONG, TNH BC NINH
Gúi thu s 5B: Km13+745.10 n Km14+248.86
----------------------------------------

S T CHC HIN TRNG

phò ng

ban c hỉhuy

kinh t ế, t ài vụ

c ô ng t r ình

phò ng
kế ho ạ c h, kỹ t huật

c á n bộ

các

kỹ t huật

t ổ t HI CÔ NG

1



THUYẾT MINH SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HIỆN TRƯỜNG
Chỉ huy trưởng công trường
Là người có nhiều kinh nghiệm trong việc điều hành thi công các công trình giao
thông, xây dựng dân dụng công nghiệp, kè, ngầm, kênh... và đã từng điều hành các công
trình có độ phức tạp như (hoặc lớn hơn) công trình dự thầu.
Là người đại diện cho Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Exxellent 68 chịu trách
nhiệm trước Công ty có toàn quyền quyết định và chỉ đạo thi công công trình hoàn thành
theo đúng hồ sơ thiết kế, yêu cầu của bên A và kỹ sư tư vấn giám sát.
Mô hình này áp dụng nhằm tăng cường sự quản lý sâu sát của người trực tiếp quản lý
chỉ huy với công trường đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu công việc cần thiết trong quá trình thi
công.
Đội trưởng thi công
Thực hiện nhiệm vụ do chỉ huy trưởng công trường giao và chịu trách nhiệm về mặt tổ
chức, nhân lực, kỹ thuật, chất lượng và tiến độ của công trình. Kiểm tra đôn đốc hàng ngày
về quy trình thi công và quy phạm an toàn lao động, bảo đảm thi công công trình đúng kỹ
thuật và chất lượng công trình theo như thiết kế được duyệt. Một công trình có thể có nhiều
đội thi công khác nhau.
QUAN HỆ GIỮA TRỤ SỞ CHÍNH VÀ QUẢN LÝ HIỆN TRƯỜNG
Chỉ huy trưởng công trường chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư
và xây dựng Exxellent 68 về mọi mặt của công trình.
Trưởng phòng hành chính theo dõi đảm bảo cho việc tổ chức sản xuất của công trường
đúng theo qui định hiện hành của Nhà nước.
Trưởng phòng KHKT của Công ty theo dõi về mặt kỹ thuật chất lượng công trình, đề
ra các giải pháp kỹ thuật cho các vấn đề kỹ thuật phức tạp.
Đội sản xuất tại hiện trường có thể chủ động trong quá trình thi công và chịu trách
nhiệm về mặt chất lượng, kỹ thuật, tiến độ của công trình.
Công ty hỗ trợ về mặt kỹ thuật, vốn, quản lý con người và thiết bị đảm bảo sao cho có
hiệu quả cao nhất.
TRÁCH NHIỆM VÀ THẨM QUYỀN QUẢN LÝ HIỆN TRƯỜNG

1) Chỉ huy trưởng công trường:
a) Trách nhiệm:

2


Có trách nhiệm điều hành, chỉ đạo toàn bộ công trình giải quyết các ván đề với chủ
đầu tư và kỹ sư tư vấn.
b) Thẩm quyền:
Thay mặt Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Excellent 68 có toàn quyền quyết định
và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình trong quá trình thi công. Có quyền điều
động xe máy, nhân lực để thi công công trình đạt chất lượng đảm bảo đúng tiến độ đề ra.
2) Bộ phận Kế hoạch - Kỹ thuật - Giám sát - Thí nghiệm - Khảo sát
Bao gồm kỹ sư phụ trách thi công, trưởng phòng KHKT Công ty, Giám sát hiện
trường, nhân viên khảo sát, nhân viên phụ trách thí nghiệm.
Kỹ sư phụ trách thi công:
Phụ trách trực tiếp về kỹ thuật thi công của từng công việc, giúp cho đội trưởng thi
công, thay thế nhiệm vụ điều hành của đội trưởng khi đội trưởng đi vắng.
Trưởng phòng KHKT:
Chịu trách nhiệm theo dõi tình hình kỹ thuật thi công, giải quyết các vấn đề kỹ thuật
phức tạp, đảm bảo các công trình thi công đúng tiến độ, chất lượng đề ra.
Giám sát hiện trường:
Giúp việc cho trưởng phòng KHKT và các giám sát viên luôn có mặt tại các công
trường, là người có kinh ngiệm, hiểu biết tương đối sâu về công việc được giao, chịu trách
nhiệm giao dịch với bên A và kỹ sư tư vấn trong các giải pháp kỹ thuật thi công, làm công
tác nghiệm thu và lập hồ sơ hoàn công công trình.
Nhân viên khảo sát:
Có trách nhiệm xác định tuyến trên thực địa, giúp cho việc tổ chức thi công cung cấp
các số liệu khảo sát đo đạc trong quá trình thi công chính xác theo đúng yêu cầu thiết kế,
cung cấp các số liệu yêu cầu trung thực để nghiệm thu, làm hồ sơ hoàn công...

Nhân viên phụ trách thí nghiệm:
Có trách nhiệm trong việc thí nghiệm vật liệu, cung cấp những số liệu chính xác, trung
thực đáp ứng trong quá trình chuẩn bị thi công theo đúng yêu cầu của kỹ sư tư vấn và bên A.
3) Bộ phận quản lý hành chính - vật tư
Là một bộ phận của Phòng Hành chính và vật tư có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc
sử dụng con người, xuất nhập vật tư, cho công trình (tuy vậy đội sản xuất vẫn là đơn vị chủ
động trong việc xuất nhập vật tư).
4) Bộ phận kế toán - tài vụ

3


Là một bộ phận của Phòng Tài vụ theo dõi tình hình tài chính của công trình.
Mô hình hiện trường trên luôn đặt vấn đề chất lượng và tiến độ thi công, công trình lên
hàng đầu. Mặt khác nó bảo đảm cho tính năng động của đội sản xuất và các bộ phận chuyên
môn giúp việc, tạo thành bộ máy hoạt động liên hoàn, khoa học và hiệu quả, đáp ứng mọi
yêu cầu của dự án đề ra./.

4


CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Vị trí xây dựng công trình
Dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp tỉnh lộ 286 đoạn thị trấn Chờ đến cầu Đò Lo từ km
13+91,89 đến km 17+78,6 thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Bắc Ninh có mang lưới giao thông thông suốt quanh năm, tương đối thuận lợi và phân
bố đều trên địa bàn đã và đang được nhà nước ư tiên phát triển các QL4, Q18 và QL38 được
nang cấp hoàn chỉnh vào năm 2003 cùng hệ thống đường tỉnh lộ, đường gia thông nông
thôn đang được nâng cấp và cải tạo.

Bắc Ninh là vùng kinh tế trọng điểm phía bắc gồm Hà Nội – Hải Phòng-Quảng Ninh
sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành cán cân kinh tế Bắc Ninh về mọi mặt.
Tỉnh lộ 286 hiện tại điểm đầu xuất phát từ hướng phường Vệ An – TP Bắc Ninh và
điểm cuối là cầu Đò Lo (địa giới hành chính giao Bắc Ninh và Hà Nội) tổng chiều dài đoạn
tuyến 17km . Đoạn tuyến này hiện nay mới chỉ đạt tiêu chuẩn cấp VI dồng bằng (B=6,5m ;
B mặt =3,5m) rất chật hẹp, đặc biệt là đoạn đi chung với cống thủy lợi của sông Ngũ huyện
Khê.
Nhìn chung chất lượng mặt đường xấu, không đảm bảo cho sự giao thông tăng đột
ngột về phương tiện đi lại trong thời gian gần đây. Dọc tuyến đường có 15 cống nằm ngang
đường, hầu hết hư hỏng nặng do xây dựng đã lâu, nay được nâng cấp làm mới. Các công
trình biển báo và cọc tiêu an toàn trên toàn tuyến đã cũ, không còn tác dụng.
Thời điểm những tồn tại trên cạnh tỉnh lộ 286, sở GTVT tỉnh Bắc Ninh đã có quy định
phê duyệt số 579/QĐ-SGTVT ngày 6/8/2015.
Dự án cải tạo nâng cấp tỉnh lộ 286, đoạn từ thị trấn Chờ đến cầu Đò Lo (km 13+91,86
đến km 17+78,6) huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh.
Trong đó đơn vị dự thầu gói thầu 5B ( từ Km13+745.10 đến Km14+248.86) báo cáo
biện pháp tổ chức thi công như sau:
1.2. Bố trí các hạng mục công trình trong dự án tuyến đường từ Km13+745.10
đến Km14+248.86
Bố trí các hạng mục công trình trong dự án tuyến đường được trình bày cụ thể trong
bản vẽ tổng mặt bằng thi công.
Các hạng mục thi công công trình trên tuyến gồm:
+ Đào nền, bóc hữu cơ, nạo vét bùn
+ Đắp cát K95, K98
+ Thi công hạng mục thoát nước công trình trên tuyến, thi công cống thoát nước dọc
tuyến Ø 2000, Ø 1500, thi công cống thoát nước nước ngang đường, cống hộp loại 2x2x2
5


+Thi công tuy len kỹ thuật, thi công hố ga

+ Thi công hạng mục làm kết cấu móng, mặt đường: dải CPĐD chuyển tiếp dày 10cm,
lớp CPĐD loại 2 dày 30cm, ta chia làm 2 lớp mỗi lớp 20cm cho đảm bảo thi công.Thi công
lớp CPĐD loại 1 dày 15 cm,
+ Thi công hạng mục mặt đường: thi công bê tông nhựa hạt trung dày 7cm, thi công bê
tông nhựa hạt mịn dày 5cm,
+ Thi công hạng mục đắp đất bao k95 sau khi lắp đặt tuy len kỹ thuật,
+ Hoàn thiện mái taluy, lắp dựng bó vỉa và hoàn thiện các công tác còn lại.

6


CHƯƠNG II
QUY MÔ VÀ NÂNG CẤP HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH
2.1. Quy mô, cấp hạng công trình
Căn cứ QĐ số 07/QĐ UBND ngày 7/1/2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh về phê duyệt
dự án đầu tư cải tạo và nâng cấp tỉnh lộ 286, đoạn từ thị trấn Chờ đến cầu Đò Lo.
- Đoạn 1 (từ km14+831 đến km16+840) thiết kế theo đường tuyến giao thông đô thị,
vận tốc thiết kế 80km/h, mặt cắt ngang B=29m (7+15+7)m
- Đoạn 2 (từ km16+840 đến km 17+78,6)m, thiết kế đường cấp IV đồng bằng, vận tốc
thiết kế 60km/h mặt cắt ngang B=8m (0,5m+7m+0,5m).
Căn cứ quyết định số 28/2011/QĐ-UBND ngày 24/2/2011 của UBND tỉnh Bắc ninh về
việc phê duyện quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 đến 2020 tầm
nhìn 2030.
Lượng lưu thông xe hiện tại và theo dự báo lưu lượng xe tương lai.
2.2. Quy mô, cấp hàng, tiêu chuẩn kỹ thuật.
QĐ TK đường phố (theo QCVN 2010/BXD quy chuẩn quốc gia các công trình hạ tầng
kĩ thuật đô thị.
Đường ôtô- yêu cầu TK TCVN 4054-05.
Áo đường mềm- các yêu cầu chỉ dẫn về thiết kế 22TCN 211-06.
Tiêu chuản TK áo đường cứng 22TCN 223-95.

2.3. Quy mô mặt cắt ngang gói thầu số 5B
Bề rộng nền đường Bn=29m.
Bề rộng mặt đường Bm=15m.
Bề rộng hè đường Bl=2x7m
Độ dốc ngang mặt đương i=2%.
Vỉa hè dốc i=1,5% về phía lòng đường.
2.4. Quy mô kết cấu mặt đường
Bê tông nhựa hạt mịn dày 5cm
Bê tông nhựa hạt trung dày 7cm
Cấp phối đá dăm loại 1 dày 15cm
Cấp phối đá dăm loại 2 dày 30cm
Cấp phối đá dăm loại 2 đoạn chuyển tiếp dày 10cm
Đắp cát K=98 dày 30cm
Đắp cát K=95 dày 50cm (thay nền)

7


2.5. Các công trình phụ trợ:
Vỉa hè cho người đi bộ.
Hai bên đường bó vỉa hệ BT đúc sẵn (180x260x1000 mm)
Độ dốc vỉa hè 1,5% về phía lòng đường
Hệ thống thoát nước dọc: cống thoát nước dọc, được bố trí dưới hè 2 bên đường gồm 2
loại cống tròn BTCT đúc sẵn ϕ1500 và ϕ2000, hố ga.
Tuynel: bố trí dọc dưới 2 bên lề đường có kích thước 800x800mm. Hố ga tuynel xây
gạch.Tuynel kỹ thuật qua đường 21m (Km13+940.72).
Cống qua đường (cống ngang) gồm 2 cống:
Cống ngang (cống tròn) D=1500mm tại km 13+983.80
Cống ngang (cống hộp) D= (2,0x2,0)m tại km14+156.66
Các cống ngang đều bằng BTCT M200-M300


8


CHƯƠNG III
ĐIỀU KIỆN ĐỊA HÌNH, ĐỊA CHẤT, KHÍ HẬU
a. Địa hình
Địa hình của Bắc Ninh nói chung và huyện Yên Phong nói riêng tương đối bằng
phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam từ Tây sang Đông, mức chênh lệch địa
hình không lớn vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến 3-7m, địa hình trung du và đồi
nói cao phổ biến 300-400m (huyện Yên Phong không có đồi núi), ngoài ra có 150 khu vực
thấp trũng ven đê trong đó có huyện Yên Phong.
Địa hình vùng Bắc Ninh là đồng bằng châu thổ được bồi đắp phù xa của sông Đuống
và sông Thái Bình, do sự tác động của quá trình và hoạt động kinh tế của con người mà Bắc
Ninh có dạng sau
Đồng bằng tích tụ xâm thực đồi sót ở Yên Phong, Quế Võ với độ cao 100-200m.
b.Địa chất
Qua khảo sát địa chất công trình hiện trường và thí nghiệm trong phạm vi đoạn tuyến
đi qua chủ yếu gặp các lớp đất đứt từ trên xuống:
Lớp ĐL: đất lấp, thành phần gồm sét pha và cát pha lẫn sỏi sạn.
Lớp DR: đất mặt ruộng, sét pha, bùn sét pha lẫn hữu cơ.
Mặt cắt địa chất phân tầng:
Lớp 1: sét, sét pha màu xám trắng, màu vàng trạng thái dẻo mềm.
Lớp 2: sét màu nâu đỏ trạng thái dẻo cứng.
Lớp 3: sét pha màu vàng dẻo cứng-cứng.
c.Khí hậu
Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và mùa khô rõ rệt.
Chế độ nhiệt từ tháng XI đến tháng IV à mùa đông lạnh khô. Trong mùa đông toàn
tỉnh có 3 tháng dưới 18oC.
Mùa hè từ tháng V đến tháng X nhiệt độ trung bình 23,3 oC cao nhất là 28,9 oC và

nhiệt độ thấp nhất 15,8 oC.

9


Lượng mưa trung bình hằng năm là 1400-1600mm nhưng phân bố không đồng đều
trong năm, mưa tập trung chủ yếu vào tháng V-X chiếm 80%.
Mùa khô từ tháng XI-IV năm sau chỉ chiếm 20% thời gian phần lớn mưa trong năm.
Khí hậu huyện Yên Phong có những đặc điểm chung nhất khí hậu của tỉnh Bắc Ninh.
Nhiệt độ trung bình 23,4 oC và nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 26,9 oC còn nhiệt
độ trung bình tháng thấp nhất là 20,5 oC.
Lượng mưa ngày lớn nhất 292mm, lượng mưa trung bình năm 15,8mm.
Độ ẩm: độ ẩm tuyệt đối trung bình năm 24,4%
CHƯƠNG IV
TỔNG MẶT BẰNG THI CÔNG
4.1. Bố trí tổng mặt bằng thi công
Việc bố trí tổng mặt bằng thi công là yếu tố quyết định đến tiến độ và chất lượng công
trình, áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm có hiệu
quả kinh tế đẩy nhanh tiến độ thi công đáp ứng yêu cầu của Chủ đầu tư.
Căn cứ vào tài liệu khảo sát và thiết kế đã được phê duyệt, nhà thầu tổ chức khảo sát
mặt bằng, nhận bàn giao mốc tuyến, tọa độ, mốc chuẩn nhằm phục vụ công tác thi công và
kiểm tra nghiệm thu sau khi công việc hoàn thành.
Trong quá trình thi công nhà thầu sử dụng lực lượng công nhân kỹ thuật chuyên
nghiệp, trình độ tay nghề cao, kỹ sư có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên trong công tác thi công
các công việc tương tự.
Bố trí hệ thống thoát nước mặt và nước ngầm, đảm bảo mặt bằng thi công luôn khô
ráo, giao thông nội bộ thuận tiện.
Tổng mặt bằng thi công được bố trí thành hai nội dung:
Bố trí mặt bằng thi công tổng thể.
Bố trí mặt bằng thi công chi tiết cho các hạng mục.

4.2. Mặt bằng thi công tổng thể
4.2.1 Nguyên tắc bố trí mặt bằng thi công tổng thể của Nhà thầu:
Trên cơ sở hồ sơ mời thầu, nghiên cứu thực địa, các công trình phụ, tạm đều được Nhà
thầu xem xét cân nhắc bố trí sao cho không làm cản trở đến việc thi công và ảnh hưởng tới
việc sử dụng công trình chính, đảm bảo sự gắn kết với nhau về quá trình công nghệ cũng
như về quản lý, khai thác và đồng thời để thuận tiện cho việc chỉ huy, điều độ và quản lý,
giảm bớt sự phân chia không cần thiết và giảm sự chiếm đất.
Đảm bảo được an toàn lao động, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, phòng chống
cháy nổ và trật tự an ninh trong qúa trình thi công và sau khi hoàn thành công trình.

10


4.2.2 Thiết kế mặt bằng thi công tổng thể:
Trên cơ sở của vị trí địa lý, điều kiện địa hình và những nguyên tắc nêu trên Nhà thầu
tổ chức cơ sở sản xuất, xây dựng nhà ở, nhà làm việc tạm thời, kho bãi, chuẩn bị điện nước
cho công trường, lắp đặt đường dây điện thoại, bố trí máy bộ đàm liên lạc trên tuyến...
Sử dụng các vật liệu (tre, nứa, lá...) để xây dựng các diện tích nhà ở, nhà điều hành,
nhà kho, lán trại tạm cho công nhân. Làm hợp đồng cung cấp nước sạch với đơn vị cung cấp
nước trên địa bàn, đảm bảo nước sạch phục vụ cán bộ, công nhân tại công trình. Bố trí máy
phát điện phục vụ cho công trường khi điện lưới gặp sự cố. Tại trụ sở Ban điều hành bố trí
cụ thể như sau:
Nhà ở của công nhân, cán bộ nhân viên phục vụ các đơn vị thi công
Nhà ăn, nhà tắm ...
Nhà làm việc của ban chỉ huy công trường và các đội thi công
Nhà kho các loại
Nhà sản xuất để bố trí các xưởng sản xuất, trạm sửa chữa
Phương án tổ chức giao thông chủ đạo
Nhà thầu sử dụng đường có sẵn (là đường tỉnh lộ 286) để làm đường phục vụ thi công.
Nhà thầu sẽ vừa thi công, vừa đảm bảo giao thông được thông suốt, do vậy sẽ tiến

hành thi công 1/2 đường theo phương pháp tuần tự, thi công theo từng phân đoạn 100m.
Ngoài ra tại những vị trí thi công cống ngang đường Nhà thầu tiến hành thi công 1/2
cống để đảm bảo cho việc giao thông được liên tục.
Bố trí điện nước cho thi công.
4.2.4 Điện thi công.
Điện thi công được lấy từ mạng lưới điện của địa phương có sẵn tại điểm đấu nối từ
trạm biến áp 50KVA-22/0,4KV xây dựng mới. Trường hợp mất điện dùng máy phát điện
diezel 50KVA. Dây tải diện dùng loại cáp bọc cao su. Tại đầu nguồn cấp có cầu dao tổng và
một công tơ tổng. Dây tải điện đi men theo hàng rào công trường và được bố trí đến tổng
mặt bằng thi công.
4.2.4 Nước thi công.
Nước thi công và cứu hoả được lấy từ nguồn nước do địa phương cung cấp, để phòng
bị mất nước kéo dài Nhà thầu có thể tiến hành khoan giếng. Khi thi công đến các vị trí đào
đắp sử dụng xe téc nước di động để cấp nước phục vụ cho việc tưới đảm bảo độ ẩm đất đắp,
cát, đá dăm.
4.3 Mặt bằng thi công chi tiết.
Tạo điều kiện tốt nhất cho công tác thi công, đảm bảo sự gắn kết với nhau về quá trình
công nghệ cũng như về quản lý, khai thác và đồng thời để thuận tiện cho việc chỉ huy, điều
độ và quản lý, giảm bớt sự phân chia không cần thiết và giảm sự chiếm đất.
11


Cố gắng giảm bớt phí tổng vận chuyển, đảm bảo vận chuyển được thuận lợi thông qua
việc bố trí hợp lý các kho bãi, máy móc, thiết bị và đường xá thi công.
Đảm bảo được an toàn lao động, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, phòng chống
cháy nổ và trật tự an ninh trong quá trình thi công và sau khi hoàn thành công trình.
4.3.1 Mặt bằng thi công nền đường.
Nhà thầu bố trí tổ chức mặt bằng thi công thành từng phân đoạn để đảm bảo giao
thông và tránh huy động quá nhiều máy móc, nhân lực. Chiều dài phân đoạn thi công
khoảng 100m.

Khi thi công Nhà thầu dành lại một phần nền đường để cho xe, người đi bộ qua lại.
Vật liệu thi công nhà thầu đưa ra đường đủ dùng từ 2 đến 3 đoạn thi công và chiều dài
để vật liệu không kéo dài quá 100m. Vật liệu ở bên lề đường, không để song song cả hai bên
làm thu hẹp nền đường.
Trên mặt bằng tổ chức thi công, bố trí đủ dây chuyền công nghệ thi công nền đào, nền
đắp. Máy móc bố trí phù hợp với biện pháp thi công, không huy động quá nhiều máy móc
gây cản trở giao thông.
Mặt bằng thi công chi tiết không bố trí công xưởng phụ trợ lán trại, chỉ bố tri bãi để
vật liệu sử dụng để làm đường và các công trình phụ trợ (như cát, đá, đất đắp), cứ 300 bố trí
một lán (kho kín để xi măng).
4.3.2 Mặt bằng thi công hệ thống thoát nước.
Nhà thầu bố trí tổ chức mặt bằng thi công rãnh theo từng đoạn, thi công đoạn nào dứt
điểm đoạn đó, đồng thời đảm bảo tính liên hoàn của nhân lực máy móc.
Mỗi đoạn thi công theo quy định là 100m ,xung quanh đoạn thi công nhà thầu thiết kế
lập hàng rào barie kết hợp biển báo và tổ chức nhân sự để điều khiển trật tự, phải đảm bảo
an toàn lao động và an toàn giao thông cho xe cộ đi lại.
Thi công hệ thống thoát nước mưa cần đảm bảo đúng các qui trình,qui định đảm bảo
thi công theo đúng yêu cầu bản vẽ, liên tục kiểm tra trong quá trình thi công đảm bảo tính
kỹ thuật cho hệ thống thoát nước, thi công lắp hạ đế cống, ống cống cần có đầy đủ máy
móc, nhân vật lực.
Trong quá trình thi công cần có đầy đủ các biện pháp, dụng cụ làm trong quá trình thi
công, cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cho công nhân, phân luồng giao thông, đảm bảo an toàn
trong quá trình thi công
Ngoài cống thoát nước dọc tuyến, cần tổ chức thi công luôn cống thoát nước ngang
đường (cửa xả), thi công cống hộp lớn 2x2x2,đảm bảo thoát nước cho kênh mương tưới tiêu
nông nghiệp

12



Đối với cống hộp qua đường cần có biện pháp thi công an toàn, đảm bảo chất lượng.
Thi công cống qua đường sẽ thi công ½ chiều dài cống trước, có biện pháp nắn dòng, để
tiện thi công và đảm bảo được việc lưu thông giao thông.

13


CHƯƠNG V
BIỆN PHÁP THI CÔNG
CÁC CÔNG TRÌNH CHÍNH VÀ CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ
5.1. Công tác chuẩn bị
Trước khi thi công Nhà thầu tiến hành khôi phục cọc mốc và cọc tim. Hệ thống cọc
mốc và cọc tim phải được Tư vấn giám sát xác nhận và nghiệm thu trước khi tiến hành thi
công. Nhà thầu phải đóng thêm những cọc phụ cần thiết cho việc thi công, nhất là ở những
chỗ đặc biệt như thay đổi độ dốc, chỗ đường vòng, nơi tiếp giáp đào và đắp v.v... Những cọc
mốc phải được dẫn ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của xe máy thi công, phải cố định bằng
những cọc, mốc phụ và được bảo vệ chu đáo để có thể nhanh chóng khôi phục lại những cọc
mốc chính đúng vị trí thiết kế khi cần kiểm tra thi công.
Kiểm tra cao độ thiên nhiên so với hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt. Kết quả kiểm tra
phải được thể hiện thông qua văn bản 3 bên là TVTK, TVGS và nhà thầu.
Nhà thầu trình bản vẽ thi công đã được nhà thầu chuẩn bị trước, sau khi được TVGS
chấp thuận mới tiến hành thi công.
Nhà thầu sử dụng máy kinh vĩ, kết hợp thuỷ bình để xác định lại ranh giới thi công,
dùng cọc tre đánh dấu các điểm khống chế. Tiến hành di dời hệ thống các cọc ra khỏi phạm
vi thi công. Lập hồ sơ hệ thống cọc dấu trình lên TVGS để có căn cứ kiểm tra trong quá
trình thi công cũng như công tác hoàn công sau này.
Đo đạc, kiểm tra và đóng thêm các cọc phụ ở những đoạn cá biệt để tính toán khối
lượng phần đã đào bùn và phần khối lượng đắp mới. Đặt các mốc đo cao.
Do đoạn tuyến vừa thi công lại vừa phải đảm bảo giao thông, Nhà thầu sẽ tiến hành thi
công nền đường các đoạn dài 100m . Đồng thời chuẩn bị các điều kiện và phương tiện để

đảm bảo giao thông nội ngoại tuyến.
5.2. Công tác thi công
Nền đường được thi công theo phân đoạn 100m theo chiều dọc và 1/2 đường theo
chiều ngang. Lợi dụng đường sẵn có thi công sau, phần đường còn lại tiến hành thi công,
nếu đường cũ đi ở giữa thì phải thi công 2 bên đường trước.
5.2.1 Biện pháp thi công nền đường đào
a.Nền đường đào.
Tất cả các công tác đào tại hiện trường phải được tiến hành dưới sự giám sát, hướng
dẫn của kỹ sư, TVGS và công tác tự kiểm tra nội bộ của nhà thầu.
Nền đường sau khi đào và chỉnh trang phải đảm bảo bề rộng mặt cắt ngang, mái ta luy
với thiết kế.

14


Công tác đào nền được kết hợp song song với việc đào rãnh biên, rãnh đỉnh, mương
thoát nước, mương cửa ra, vào của công trình, rãnh xương cá trên mặt nền nhằm thoát nước
khi gặp mưa.

15


b.Công tác đảm bảo thoát nước trong thi công.
Trong quá trình thi công nền đường. Nhà thầu luôn chú ý đến việc thoát nước dọc,
ngang (các rãnh xương cá hoặc tạo độ dốc dọc) để nền đường luôn khô ráo, không bị đọng
nước làm phá hoại đến kết cấu nền và ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
Trong nền đường đào thì đào đến đâu Nhà thầu bố trí rãnh dọc có độ dốc hợp lý và hố
thu nước để đảm bảo thoát nước kịp thời. Đặc biệt đối với công tác thi công nền đào sâu
tăng cấp, Nhà thầu bố trí các rãnh xẻ dọc, rãnh ngang và tạo độ dốc ngang.
c.Tiến hành công tác dọn quang.

Nhà thầu tiến hành dọn quang trên bề mặt đất tự nhiên các loại cây cối, gốc cây, rễ cây,
cỏ và các chướng ngại khác nằm bên dưới cao độ nền đường hoặc mái ta luy đường.
Nhà thầu dùng máy ủi để đào gốc cây, để nhổ gốc cây có đường kính 50cm trở xuống.
Đối với những gốc cây đường kính lớn hơn 50cm và loại gốc cây có bộ rễ phát triển rộng
dùng máy xúc để đào gốc.
Thi công nền đào thông thường.
Công tác chuẩn bị.
Đệ trình biện pháp thi công nền đào thông thường tới TVGS;
Lên ga, cắm cọc, định dạng nền đường đào, đánh dấu nơi có các công trình ẩn dấu
phía dưới (cáp thông tin, ống dẫn nước, thoát nước,...);
Bố trí máy móc, nhân lực cần thiết;
Chuẩn bị các phương tiện để tiến hành đảm bảo giao thông.
Trước khi tiến hành đào nền, Nhà thầu sẽ tiến hành đào hệ thống rãnh thoát nước tạm
thời, khơi thông hệ thống rãnh thoát nước hiện có, làm các đường công vụ tại các vị trí cần
thiết trong khu vực đang thi công.
Trình tự thi công.
Nhà thầu tiến hành công tác lên ga cắm cọc phạm vi nền đường đào. Đào, bạt mái ta
luy dương, đánh cấp bằng máy đào kết hợp máy ủi. Khối lượng đất đào nếu không tận dụng
được để đắp nền thì dùng máy ủi gom đất lại, đưa máy xúc kết hợp công nhân xúc lên xe ô
tô vận chuyển đổ đúng nơi qui định.
Biện pháp thi công nền đào chủ yếu của Nhà thầu bằng máy kết hợp thủ công.
Đào đất bằng thủ công: Nhà thầu chỉ áp dụng đối với những vị trí mặt bằng thi công
hẹp, khối lượng ít không đưa máy móc vào thi công được.
Đào đất bằng máy: Là phương án chủ yếu để thi công nền đào, khi thi công Nhà thầu
dựa vào tình hình cụ thể để sử dụng các phương án đào khác nhau như: đào ngang, đào dọc
và đào hỗn hợp...Theo đoạn đường từ cây số Km13+745.10 đến 14+248.86, Nhà thầu chọn

16



phương án đào dọc, vì đào ngang có đường cũ chiếm chỗ nên diện đào hẹp dễ dẫn đến chậm
tiến độ, không đảm bảo giao thông,
d.Thi công đào hữu cơ, vét bùn.
Khi sườn dốc từ 1/4 đến 1/2,5, trước khi thi công nửa đào thì tiến hành dọn hữu cơ
trong toàn bộ phạm vi thi công, đánh cấp từ dưới chân ta luy âm của nửa đắp thành từng bậc
chiều rộng 1,2 - 1,5m, dốc vào trong 3% - 5%.
Nhà thầu có thể dùng máy ủi trực tiếp ủi ngang đổ đất vào nửa đắp (nếu vật liệu có thể
tận dụng để đắp, đã được TVGS chấp thuận) hoặc đổ đống (đất bỏ). Đất được đào thành
từng lớp, chiều dài từng lớp bằng 2 hay 3 lần chiều sâu mỗi lần đào. Sử dụng máy ủi, một
máy để đào, máy kia vận chuyển và rải thành từng lớp để lu.
- Phương án đào và vận chuyển ngang: Từ một đầu hoặc từ cả hai đầu đoạn nền đào,
đào trên toàn bộ mặt cắt ngang tiến dần vào dọc tim đường. Theo phương án đào này, có thể
có được mặt đào tương đối cao, nhưng diện công tác lại hẹp (bằng bề rộng nền đào). Nếu
nền đào quá sâu thì Nhà thầu phân thành bậc cấp, đồng thời đào tiến dần vào để tăng thêm
diện công tác nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công. Chiều cao bậc được xác định tùy theo năng
suất công tác và các yêu cầu an toàn từ trên 3  4m tuỳ theo loại đất và dung tích gầu. Mỗi
bậc cấp đều phải có đường vận chuyển đất ra riêng để tánh cản trở lẫn nhau, làm ảnh hưởng
đến năng suất làm việc hoặc gây ra tai nạn.
- Phương án đào và vận chuyển dọc: Phương án này còn được phân thành 2 loại: Đào
từng lớp và đào thành luống. Đào từng lớp là phương án đào dần từng lớp theo hướng dọc
trên toàn bộ bề rộng nền đào với chiều dày không lớn.
Nhà thầu sử dụng máy ủi và máy đào, kết hợp ô tô vận chuyển để thi công. Đất được
đào hạ dần thành từng lớp theo hướng dọc tuyến, chiều dài từng lớp phục thuộc đoạn nền
phải đào hạ nền.
Đối với những vị trí ta luy cao nhà thầu tạo đường công vụ cho máy móc, thiết bị lên
đỉnh mái ta luy để đào hạ dần từ trên xuống theo từng lớp cấp.
Đất đào tận dụng sẽ được nhà thầu tập kết về nơi qui định và được sử dụng theo sự chỉ
dẫn của TVGS. Các bãi tập kết đảm bảo không gây ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường
và phải được TVGS chấp thuận trước khi tiến hành công tác đào.
Vật liệu thi công chỉ đưa ra đường đủ dùng từ 2 đến 3 đoạn thi công và chiều dài để

vật liệu không kéo dài quá 100m, để vật liệu ở một bên lề đường. Không để các loại vật liệu
tràn lan làm cản trở và mất an toàn giao thông. Vật liệu không thích hợp để tận dụng được
Nhà thầu vận chuyển tới các bãi thải đã được quy định.
Toàn bộ công tác thiết kế và tổ chức thi công của máy đào phải đựa vào điều kiện thi
công thực tế, khối lượng, tốc độc thi công yêu cầu và máy đào hiện có để chọn máy đào hợp
lý, số lượng máy móc và xe vận chuyển cần thiết và quyết định phương thức đào và bố trí
luống đào hợp lý.
17


Khi dùng phương thức đào đổ ngang, đường chạy của xe vận chuyển bố trí ở cạnh máy
đào do đó khi đổ đất máy chỉ quay được một góc nhỏ 60 độ - 90 độ và đổ đất vào xe vận
chuyển dễ dàng. Đối với phương thức đào chính diện, máy đào phải quay một góc lớn về
phía sau đổ đất vào xe vận chuyển nên không thuận tiện, xe phải quay đầu, đi lùi vào chỗ
lấy đất nên công tác cũng khó khăn.
5.2.2 Thi công nền đào hạ mái ta luy mở nền đường
Nhà thầu sử dụng máy đào kết hợp ô tô vận chuyển để thi công. Máy đào hạ dần ta luy
hoặc đào bạt ta luy theo từng cấp. Trước khi bố trí cần nắm vững tính năng của máy đào.
Khi bố trí các khoang đào cần tuân theo các nguyên tắc sau:
Mỗi khoang đào phải có diện tích mặt cắt ngang đủ để đảm bảo cho máy đào làm việc
thuận lợi, phát huy được tính năng của máy. Khối lượng đất mà máy không đào được phải ít
nhất, khối lượng này không vượt quá 8-10% diện tích toàn bộ mặt cắt ngang.
Mỗi khoang đào phải đảm bảo thoát nước tốt, hướng dốc của luống đào phải ngược
với hướng tuyến của máy. Chiều cao lớn nhất của khoang đào không được vượt quá chiều
cao cho phép của đất, nếu vượt quá thì phải bố trí khoang đào trên cùng một mặt nằm ngang
với khoang đào trước để đảm bảo an toàn.
Cần tổ chức tốt công tác vận chuyển đất đào, khi chọn xe vận chuyển phải căn cứ vào
khối lượng công trình, tiến độ thi công yêu cầu, điều kiện địa hình, cự ly vận chuyển, loại
đất, năng suất máy đào và số lượng xe hiện có.
Dung tích thùng xe vận chuyển nên chọn bằng số lần chẵn dung tích gầu. Số lượng xe

vận chuyển cần thiết phải đảm bảo năng suất làm việc của máy đào.
Kỹ thuật lu lèn
Trong quá trình lu lèn cần chú ý vệt lu nọ đè lên vệt lu kia là 30 cm. Khi phân đoạn để
lu thì vết bánh lu trước đè lên vệt sau từ 0,5 - 1,0m. Trình tự lu từ thấp lên cao những đoạn
đường thẳng thì lu từ 2 mép đường vào giữa, những đoạn trong đường cong thì lu từ bụng
về lưng đường cong.
Sau khi lu lèn đảm bảo độ chặt K > 98 thì dùng máy san gọt hoàn thiện khuôn đường
đảm bảo cao độ, dốc ngang, siêu cao, độ bằng phẳng đều đạt yêu cầu thiết kế trước khi
nghiệm thu chuyển bước thi công hạng mục móng đá dăm tiêu chuẩn.
Trong thi công nền đường đào nếu gặp mạch nước ngầm thì đào đến đâu tiến hành đào
rãnh thoát nước đến đó để không ảnh hưởng đến thi công, không ảnh hưởng đến giao thông.
Sau đó đệ trình biện pháp xử lý với TVGS và cấp có thẩm quyền.
Trường hợp đào đất đến cao độ thiết kế, nếu đất không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, nhà
thầu sẽ báo cáo với TVTK, Chủ đầu tư, TVGS để có biện pháp xử lý đào thay bằng đất
mượn thông thường như quy định trong nền đắp (30cm đất trên cùng).
Biện pháp đảm bảo chất lượng thi công nền đường đào.

18


Tuân thủ quy trình lấy mẫu thí nghiệm, các phương pháp thí nghiệm và tuân theo sự
chỉ dẫn trực tiếp của TVGS.
Đảm bảo trên bề mặt nền đào đã hoàn thiện các thông số độ dốc ngang và độ dốc dọc
đảm bảo theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế;
Mọi mái ta luy, hướng tuyến, cao độ, bề rộng nền đường v.v... đều phải đúng, chính
xác, phù hợp với bản vẽ thiết kế và qui trình kỹ thuật thi công hoặc phù hợp với những chỉ
thị khác đã được chủ đầu tư và Tư vấn giám sát chấp thuận.
Cường độ và độ chặt của nền đường: cứ 250m dài một tổ hợp 3 mẫu thử độ
chặt và 1 điểm đo cường độ, không quá 5% sai số độ chặt < 1% theo qui định
nhưng không được tập trung ở một khu vực.

Cao độ trong nền đào phải đúng cao độ thiết kế ở mặt cắt dọc với sai số cho
phép là
± 20mm, đo 20 mét một mặt cắt ngang, đo bằng máy thuỷ bình chính xác.
Sai số về độ lệch tim đường không quá 10cm, đo 20m một điểm nhưng không
được tạo thêm đường cong, đo bằng máy kinh vĩ và thước thép.
Sai số về độ dốc dọc không quá 0,25% của độ dốc dọc, đo tại các đỉnh đổi
dốc trên mặt cắt dọc, đo bằng máy thủy bình chính xác.
Sai số về độ dốc ngang không quá 5% của độ dốc ngang đo 20m một mặt cắt
ngang, đo bằng máy thủy bình chính xác.
Sai số bề rộng mặt cắt ngang không quá ± 10cm, đo 20m một mặt cắt ngang,
đo bằng thước thép.
Mái dốc nền đường (ta luy) đo bằng thước dài 3m không được có các điểm
lõm quá 5cm, đo 50 mét một mặt cắt ngang.
Nhà thầu sẽ có những sửa chữa kịp thời và cần thiết nếu phát hiện ra những sự sai khác
trong quá trình thi công trước khi nghiệm thu.
Sau mỗi lần thi công hoàn thành từ 200-400m nền đào, Nhà thầu sẽ đề nghị TVGS tiến
hành thí nghiệm và nghiệm thu nền đào.
5.2.3 Thi công nền đắp
a.Công tác chuẩn bị.
Trước khi thi công nền đường đắp nhà thầu tập kết máy móc thiết bị, nhân lực đến
công trường thi công và mỏ khai thác cát hoặc phối hợp với dây chuyển điều phối đất đào
nền đường dùng để đắp ta luy đường.
Đệ trình biện pháp thi công nền đắp thông thường, biện pháp bảo đảm ổn định mái
taluy, biện pháp kết hợp với thi công nền đào để tận dụng vật liệu nền đào trước khi thi
công.

19


Lên ga, cắm cọc, định dạng nền đường đắp, đánh dấu nơi có các công trình ẩn dấu

phía dưới (cáp thông tin, ống dẫn nước, thoát nước,..). Khảo sát địa hình, lập các mặt cắt
ngang cần thiết.
Máy ủi công suất 108CV kết hợp nhân lực, máy xúc gàu 0,8 m3, thi công đào hữu cơ,
đánh cấp, dẫy cỏ đúng hồ sơ thiết kế, ô tô vận chuyển đất đổ vào bãi thải đúng nơi qui định.
Sử lý mái dốc ta luy nền đường (nếu có).
Tại nơi nền đường đào, nền đường không đào không đắp hoặc đắp mỏng thì kiểm tra
độ chặt của nền đất tự nhiên, nếu nền đất tự nhiên không đạt độ chặt theo thiết kế quy định
thì xử lý bằng cách xáo xới, đầm lèn hoặc thay đất. Sau khi nhà thầu và TVGS phối hợp
kiểm tra nghiệm thu đạt yêu cầu mới được thi công phần tiếp theo.
b.Trình tự thi công vật liệu đắp.
Công tác đắp nền đường gồm 2 công việc như sau:
Đắp cát đen ở những chỗ cao trình tự nhiên thấp hơn cao trình đáy móng và những nơi
đất hữu cơ không đạt yêu cầu được bóc bỏ chuyển đi nơi khác.
Đắp cát K0.95:
Ở vị trí thi công đắp: Lên ga cắm cọc, định vị giới hạn thi công khu vực thi công.
Trước khi sử dụng cát đắp cần phải kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý theo TCVN 337-86
-346-86 (có kết quả do nhà thầu thí nghiệm kèm theo), nếu đạt mới được đưa vào sử dụng.
Trước khi đắp nền đường dùng máy kết hợp với nhân công chặt cây đào gốc, đào hữu
cơ. Đối với những ao, hồ nhỏ tiến hành đắp bờ vây ngăn nước, hút nước đào bỏ bùn lầy tiến
hành đắp trả bằng đất và đầm chặt từng lớp một. Đối với ruộng có nước đọng, hoặc chân
nền đường đắp tiếp xúc với nước hay ở những nơi thoát nước khó khăn trong quá trình thi
công phải đắp đê vây ngăn nước hút khô nước đào bỏ bùn lầy, đất hữu cơ rồi tiến hành đắp
trả bằng cát ( cát hoặc đá hộc).
Trước khi thi công đồng loạt tiến hành thi công thử trên một đoạn dài 50 -70m nhằm
xác định chiều dày lớp lu, công lu lèn và trình tự lu lèn hợp lý để đạt độ chặt yêu cầu.
Dùng máy ủi san cát thành từng lớp trên toàn bộ diện tích cần đắp và đầm lèn sơ bộ .
Đầm lèn lớp cát san bằng lu rung với số lượt lu phụ thuộc vào kết quả đoạn thí điểm
tại hiện trường . Kiểm tra độ chặt của lớp đắp đã đầm dưới sự giám sát của kỹ sư tư vấn nếu
đạt yêu cầu K95% độ chặt tiêu chuẩn được xác định theo phương pháp rót cát mới tiến
hành đắp lớp sau cũng theo tuần tự trên.

Trường hợp đắp nền bằng đá phải tuân thủ theo yêu cầu kỹ thuật và hồ sơ thiết kế lớp
đắp khoảng 20 cm.
Vật liệu đắp phải nhỏ hơn chiều dày lớp đắp khoảng <10 cm.
Đắp cát K 0.98:
20


Sau khi thi công xong lớp cát K  0.95 tiến hành đắp lớp K  0.98 theo hồ sơ thiết kế.
Trước khi sử dụng đắp cần phải kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý của cát như trên để khẳng
định các chỉ tiêu cát đắp theo đúng yêu cầu trong hồ sơ thiết kế.
Cát được vận chuyển từ các cơ sở kinh doanh (hoặc từ mỏ) về bằng ô tô tự đổ, đổ
thành từng đống dưới sự chỉ đạo của Cán bộ kỹ thuật trực tiếp thi công.
Dùng máy ủi san vật liệu đắp thành từng lớp trên toàn bộ diện tích cần đắp và đầm lèn
sơ bộ .
Dùng lu rung đầm lèn theo sơ đồ thống nhất như đoạn lu lèn thử đến độ chặt đạt K
0.98. Trước khi thi công đồng loạt tiến hành thi công thử trên một đoạn dài 50 -70m nhằm
xác định công lu lèn và trình tự lu lèn hợp lý để đạt độ chặt yêu cầu.
Cao độ thi công khi chưa hoàn thiện cao hơn cao độ thiết kế 3-5cm .
Sau khi đầm lèn lớp đất đạt K  0.98, tiến hành san gọt hoàn thiện.
Dùng máy san tự hành san gọt và tạo dốc đạt cao độ theo thiết kế.
Dùng lu bánh 8- 10T lu hoàn thiện .
Sai số cao độ sau khi hoàn thiện nằm trong phạm vi cho phép của quy trình quy phạm
hiện hành.
c. Một số chú ý khi lu lèn:
Vệt lu sau đè lên vệt lu trước tối thiểu từ 15 - 25 cm.
Lu lèn vật liệu theo hướng từ thấp đến cao.
Công tác lu lèn được bắt đầu theo hướng từ thấp đến cao, từ mép ngoài nền đường tiến
dần vào tim sao cho mỗi đoạn đều nhận được các lực nén như nhau. Khi có thể, xe thi công
sẽ được điều chỉnh chạy trên nền đắp và các làn xe phải thay đổi liên tục để rải đều các lực
nén của xe.

Trong đường cong có siêu cao, lu lèn theo hướng từ bụng đường cong đến lưng
Thi công lớp chuyển tiếp cấp phối đá dăm dày 10cm:
Lớp cấp phối đá dăm được thi công sau khi đã hoàn thiện lớp nền K  0.98 và hoàn
thiện khuôn đường.
Cấp phối đá dăm sản xuất tại mỏ được sự chấp thuận của tư vấn giám sát, phải đủ các
chứng chỉ thí nghiệm trước khi thi công.
Trước khi thi công lớp móng dưới phải kiểm tra lại cao độ, độ mui luyện nền đường
khi được KSTV đồng ý nghiệm thu mới được thi công.

21


d. Chuẩn bị và san rải vật liệu
Hoàn thiện khuôn đường bằng máy san tự hành và nhân lực đảm bảo cao độ móng
thiết kế, độ dốc siêu cao và mui luyện, sữa sang lu lèn lại khuôn cho chặt, phẳng nhẵn, tạo
rãnh ngang để thoát nước lòng đường khi mưa.
Sử dụng ôtô vận chuyển vật liệu từ bãi tập kết ra hiện trường, đổ vào lòng đường thành
từng đống dọc theo tuyến với các khoảng cách đã tính toán sẵn (có tính đến hệ số lèn ép).
Dùng máy san kết hợp nhân lực san rải vật liệu đều khắp mặt đường, đúng chiều dày
quy định mỗi lớp <=15 cm( kể cả chiều dày lèn ép ) .
e. Lu lèn vật liệu :
Ngay sau khi san rải vật liệu lớp cơ sở sẽ được đầm chặt tới độ chặt không dưới K 0.98
(hoặc phù hợp với ASHTO T 180) tiến hành lu với độ ẩm cấp phối là độ ẩm tốt nhất với sai
số cho phép 1%.
Trình tự lu từng lớp như sau:
Giai đoạn 1: Lu lèn xếp sơ bộ bằng lu tĩnh 8-10T. Tưới nước 2-3lít /m2 để
vật liệu cấp phối dính bám tốt với lớp móng.
Giai đoạn 2: Lu chặt : Dùng lu rung giai đoạn đầu 16-24T, lu bánh lốp giai
đoạn sau với loại có tải trọng bánh lớn hơn 1.5tấn/bánh.
Giai đoạn 3: Lu hoàn thiện bằng lu tĩnh 8-10T

Trước khi thi công đại trà nhà thầu tiến hành thi công thí điểm 50-100m dưới sự kiểm
tra của TVGS .
Thi công trên toàn bộ mặt đường. Thi công gọn, dứt điểm móng đường theo từng đoạn
từ 70 - 100m để đảm bảo an toàn giao thông và chất lượng công trình .
Khi lu phải lu từ mép đường vào tim đường, vết lu sau đè lên vệt lu trước ít nhất 25cm,
lu trên đường cong phải tuần tự lu từ bụng lên. Trong quá trình lu tránh không được để mặt
đường gợn sóng, vật liệu không bị phân tầng.
Công tác thi công lớp móng trên cấp phối đá dăm dày 15cm và lớp dưới dày 30cm:
f. Vận chuyển CPĐD đến hiện trường thi công:
Dùng ô tô tự đổ vận chuyển cấp phối đá dăm tập kết theo vị trí đã tính toán dưới dạng
hỗn hợp đồng đều và có độ ẩm trong phạm vi quy định. Trong quá trình xúc và vận chuyển
vật liệu tránh để vật liệu không bị phân tầng.
Cấp phối đá dăm đưa vào sữ dụng phải đảm bảo chất lượng, thành phần cấp phối hạt
và các chỉ tiêu cơ lý.

22


g. San, rải cấp phối đá dăm:
Khi san rải độ ẩm của cấp phối đá dăm phải có độ ẩm bằng độ ẩm tốt nhất với sai số
cho phép 1%. Nếu cấp phối không đạt độ ẩm thì không được thi công mà phải xử lý đạt độ
ẩm yêu cầu tại mỏ vật liệu mới được vận chuyển ra công trường.
Dùng máy rải công suất 60m3/h, chiều dày một lớp rải không quá chiều dày thiết kế
sau khi đã lèn chặt. Trong quá trình san rải cấp phối đá dăm nếu phát hiện có hiện tượng
phân tầng thì phải xúc đi thay cấp phối mới. Không được bù các hạt lớn và trộn tại chổ. Khi
rải yêu cầu phải đảm bảo độ bằng phẳng, độ dốc ngang, cao độ thiết kế.
h. Công tác lu:
Lu lèn cấp phối đá dăm bằng các loại lu bánh sắt 8-10T kết hợp với lu rung 16-24T
Chỉ tiến hành lu lèn CPĐD khi độ ẩm của vật liệu bằng độ ẩm tiêu chuẩn hoặc nằm
trong phạm vị sai số cho phép. Nếu độ ẩm thực tế của vật liệu lớn hơn độ ẩm cho phép thì

nhà thầu sẽ tiến hành phơi vật liệu đạt yêu cầu mới san rải lu lèn. Nếu độ ẩm thực tế của vật
liệu nhỏ hơn độ ẩm cho phép thì dùng vòi hoa sen tạo ẩm dạng mưa phùn để đạt được độ ẩm
yêu cầu.
Việc lu lèn phải lu từ mép vào tim đường, trong đường cong lu từ bụng lên phía lưng
của đường cong. Phải tiến hành lu cho đến khi không còn các vệt bánh lu và lớp móng được
lu lèn đồng đều, liên kết chặt.
Trong quá trình lu lèn nhà thầu luôn dùng xe tưới nước để bổ sung độ ẩm bị bốc hơi
trên bề mặt lớp CPĐD để tránh hiện tượng tơi xốp bề mặt.
Trong quá trình lu có tiến hành bù phụ những nơi cần thiết để đảm bảo độ chặt, độ
bằng phẳng, độ dốc ngang và đảm bảo kích thước hình học.
i.Trình tự lu lèn:
Lu lèn sơ bộ bằng lu tĩnh 8-10T lu 3-4lượt/điểm với tốc độ lu 2-2.5km/h.
Lu lèn chặt: Dùng lu rung 16-24T giai đoạn đầu tần số rung 6-8lượt tốc độ lu 46km/h , giai đoạn hai tần số rung 6-8lượt tốc độ lu 4-6km/h
Gia đoạn sau sử dụng lu tĩnh 8-10T lu 2-3lượt/điểm, tốc độ lu 4-6km/h.
Trong quá trình lu vẫn cần tưới nước nhẹ đễ bù đắp lượng nước bốc hơi và luôn dữ ẩm
bề mặt cấp phối khi đang lu lèn.
Trước khi tiến hành thi công đại trà cần phải tiến hành thi công thí điểm trên đoạn dài
khảng 70-100m nhằm xác định hệ số lu lèn, công lu, trình tự lu phù hợp.
Thường xuyên kiểm tra độ chặt bằng phương pháp rót cát độ chặt yêu cầu K 0.98.
k. Công tác quản lý chất lượng:
Trong quá trình thi công lớp CPĐD cứ 150m3 hoặc 1ca thi công phải lấy 1mẫu để thí
nghiệm các chỉ tiêu về thành phần hạt, chỉ số dẻo Ip hoặc đương lượng cát (ES), độ thoi dẹt,
23


độ ẩm theo quy định trong TCVN 8859-2011. Mẩu CPĐD phải được lấy trên xe chở tới hiện
trường.
Cứ 800m2 sau khi lu lèn phải kiểm tra độ chặt 1lần theo phương pháp rót cát trong
TCVN 8859-2011.
Cứ 2000m3 kiểm tra 1mẫu về chỉ tiêu thành phần hạt, chỉ số dẻo lp, độ thoi dẹt, đương

lượng cát (ES), độ ẩm,độ mài mòn Los Angeles (LA) và CBR.
Các công tác kiểm tra và nghiệm thu tuân thủ theo quy trình TCVN 8859-2011 về thi
công và nghiệm thu lớp CPĐD trong kết cấu áo đường ô tô.
Kiểm tra bề dày kết cấu : Sai số cho phép 5% bề dày thiết kế nhưng không được vượt
quá 10mm đối với lớp móng dưới và 5mm đối với lớp móng trên.
Kiểm tra độ băng phẳng đo bằng thước thép 3m cứ 200m dài kiểm tra 1 mặt cắt, khe
hở lớn nhất dưới thước không vượt quá10mm đối với lớp móng dưới và 5mm đối với lớp
móng trên
Bề rộng sai số cho phép 10cm so với thiết kế.
Độ dốc ngang, sai số cho phép 0.5%.
Trong quá trình thi công thường xuyên dùng máy thuỷ bình kiểm tra cao độ.
Cao độ sai số cho phép 10mm đối với lớp móng dưới và 5mm đối với lớp móng trên
5.2.3 Công tác thi công lớp Bê Tông Asphalt dày 5 cmvà 7cm
a. Công tác chuẩn bị
Chuẩn bị lớp móng áo đường: Lớp móng đá dăm tiêu chuẩn trước khi thi công láng
nhựa phải được kỹ sư TVGS nghiệm thu đạt độ chặt, cao độ, kích thước hình học và độ
bằng phẳng đạt yêu cầu bằng văn bản (biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp
theo mẫu của TVGS). Nếu phát hiện các vị trí bị chỗ lồi lõm thì công tác vá, bù vênh, phải
được hoàn thành trước đó ít nhất từ 2 ngày đến 3 ngày.
Lấy mẫu đá rải để thí nghiệm kiểm tra chất lượng so với yêu cầu vật liệu trong các
bảng mà hồ sơ mời thầu đã quy định theo tiêu chuẩn thí nghiệm nêu trong chương nguồn
vật tư vật liệu và các chỉ tiêu chất lượng đã trình bày ở phần trên.
Kiểm tra hồ sơ về các chỉ tiêu kỹ thuật của nhựa và phải lấy mẫu thí nghiệm lại theo
qui trình 22 TCN 231 - 96 và thí nghiệm 22 TCN 279-01.
Chuẩn bị các thiết bị thi công: xe quét chải và tưới rửa mặt đường, máy hơi ép, xe tưới
nhựa, thiết bị tưới nhựa cầm tay, xe rải đá, các loại lu bánh hơi và bánh thép, barie chắn
đường, biển báo, thiết bị nấu nhựa, ô tô vận chuyển.
Thi công lớp nhựa lót :

24



Vệ sinh mặt đường: Sử dụng máy nén khí kết hợp với nhân công vệ sinh sạch sẽ lớp
mặt móng trên cấp phối đá dăm trước khi thi công lớp lót.
Dùng nhựa lỏng tốc độ đông đặc chậm hoặc nhũ tương Cationic phân tích chậm để thi
công lớp nhựa lót này bám này theo tiêu chuẩn quy định đã được thí nghiệm và đồng ý của
kỹ sư tư vấn giám sát.
Lớp nhựa lót chỉ được thi công khi bề mặt rải là khô hoặc độ ẩm không vượt quá độ
ẩm cho phép, công tác rải được đồng đều và sự thấm nhập tốt.
Không được cho bất kỳ loại phương tiện nào đi lại trên bề mặt khi đã chuẩn bị xong để
sẵn sàng rải lớp nhựa lót.
Sau khi đã chuẩn bị xong các công việc và đã được sự nhất trí của Kỹ sư TVGS. Nhà
thầu sẽ dùng xe tưới nhựa chuyên dụng để thi công lớp nhựa lót này, tất cả các tiêu chuẩn
như lượng nhựa tưới 0.5kg/m2-1.0kg/m2, tốc độ xe tưới đều được nhà thầu kiểm tra chặt
chẽ và được Kỹ sư TVGS chấp thuận.
Nếu sau khi tưới nhựa lót, vật liệu nhựa không thấm trong thời gian quy định hoặc
đường bị đưa vào sử dụng thì phải rải vật liệu thấm theo khối lượng yêu cầu để hấp thụ
lượng nhựa thừa và bảo vệ bề mặt lớp nhựa lót.
Vật liệu thấm phải rải sao cho không có bánh xe hoặc dấu vết chạy trên vật liệu nhựa
ướt chưa phủ.
Tất cả diện tích khi đã được tưới lớp nhựa lót. Đều được nhà thầu bảo quản kỹ càng,
không cho các phương tiện lưu thông trên đó, bằng cách làm hàng rào, biển báo hiệu và có
người cảnh dưới hai đầu.
Thi công mặt đường bê tông Asphalt dày 7 cm & 5cm.
Công tác thi công mặt đường bê tông nhựa được thực hiện tuân thủ theo “ Quy trình
thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa” TCVN 8819 : 2011.
Vật liệu đem vào sản xuất bê tông nhựa (đá, cát, nhựa và bột khoáng) phải đạt yêu cầu
kỹ thuật và phải qua thí nghiệm .
Trước khi thi công nhà thầu chúng tôi sẽ tiến hành thí nghiệm cấp phối theo vật liệu
thực tế đá được tư vấn giám sát chấp thuận. Sau khi có kết quả thí nghiệm nhà thầu đệ trình

tư vấn giám sát và chủ đầu tư nếu được chấp thuận sẽ tiến hành cho sản xuất bê tông nhựa.
Trong quá trình trộn bê tông nhà thầu luôn chú trọng kiểm tra nhiệt độ vật liệu sau khi
sấy, nhiệt độ nhựa.
b.Chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa:
Toàn bộ khu vực trạm trộn chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa phải đảm bảo thoát nước tốt,
mặt bằng sạch sẽ để dữ cho vật liệu được sạch và khô ráo.

25


×