Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

bài tập kết cấu thép bài tập chương liên kết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.69 KB, 17 trang )

CHƯƠNG 1. BÀI TẬP CHƯƠNG LIÊN KẾT
Bài 1

Cho liên kết như hình vẽ 1. Thanh kéo có mặt cắt ngang 12 mm �150 mm được liên kết với
bản nút có chiều dày 10 mm bằng bu lông ASTM A307 cấp A có đường kính 22 mm. Cả hai
chi tiết đều bằng thép M270M cấp 250. Lực dọc có hệ số ở TTGHCĐ bằng 170 kN. Kiểm
toán cường độ thiết kế của mối nối theo điều kiện chịu cắt và ép mặt
t=10 mm
12mm x 150 mm

170 kN

35mm

40mm
70mm 70mm

Hình 1

Bài 2

Cho liên kết như hình vẽ 2. Thanh kéo có mặt cắt ngang 12 mm �140 mm được liên
kết với bản nút có chiều dày 10 mm bằng bu lông ASTM A307 cấp A có đường kính
20 mm. Cả hai chi tiết đều bằng thép M270M cấp 250. Xác định cường độ thiết kế của
mối nối theo điều kiện chịu ép mặt và chịu cắt.

40mm
60mm
40mm

40mm



40mm
75mm 75mm

Hình 2

Bài 3


Cho liên kết như hình 3. Thanh chịu kéo là thép C200 �27,9 được liên kết với bản nút
có chiều dày 10 mm bằng bu lông ASTM A307 cấp A có đường kính 22 mm. Cả hai
chi tiết đều bằng thép M270M cấp 250. Lực dọc có hệ số ở TTGHCĐ bằng 320 kN.
Kiểm toán cường độ thiết kế của mối nối theo điều kiện chịu cắt và ép mặt.
t=10mm
C200x27,9
50mm
320 kN

100mm
50mm

50mm

75mm
75mm 75mm

Hình 3

Bài 4
Hai thanh kéo có chiều dày 12 mm được nối với hai bản ghép có chiều dày 8 mm như

trên hình 4. Bu lông ASTM A307 cấp A có đường kính 22 mm. Thép M270M cấp 345.
Xác định cường độ thiết kế của mối nối theo điều kiện chịu cắt và ép mặt.
40mm
130mm
40mm
40mm

70mm

70mm 40mm

2@40 mm

bản ghép t=6mm

12mm x 210 mm

bản ghép t=6 mm

Hình 4

Bài 5
Xác định số bu lông cần thiết dựa trên điều kiện chịu cắt và ép mặt, bố trí dọc theo
đường a – b như trong hình 5. Sử dụng bu lông ASTM A307 cấp A. Thanh kéo gồm
hai thép góc đều cánh có số hiệu L102 �102 �9,5. Thép kết cấu và bản nút là loại thép
M207M cấp 250. Lực dọc có hệ số ở TTGHCĐ bằng 500 kN.


t = 10 mm


a

Pu=500 kN

b

2L 102x102x9,5
Mặt cắt

Hình 5

Bài 6
Tính toán và bố trí bu lông A307 cho mối nối như trong hình 6. Các thanh kéo là thép
bản có kích thước 12 mm �150 mm, các bản ghép có chiều dày 8 mm. Các chi tiết làm
bằng thép M270M cấp 250. Lực kéo có hệ số ở TTGHCĐ bằng 300 kN.
12 mm

Pu=300 kN

Pu=300 kN

Hình 6.

Bài 7

Thanh kéo bằng thép góc L152 �152 �7,9 được liên kết với bản nút bằng bu lông
cường độ cao ASTM A325M có đường kính 24 mm. Thép kết cấu M270M cấp 250, bề
mặt loại A. Đường ren của bu lông nằm trong mặt phẳng cắt của mối nối. Xác định
cường độ thiết kế của mối nối theo điều kiện chịu cắt và ép mặt.
40 mm


90 mm 90 mm

40 mm
L152x152x7,9

60 mm
60 mm

t = 10 mm

Hình 7

Bài 8


Tính số bu lông ASTM A325M cần thiết và bố trí theo kích thước đã cho trên bản
ghép của mối nối như hình 8. Các thanh kéo có mặt cắt ngang 12 mm �150 mm. Thép
kết cấu M270M cấp 345, bề mặt loại A. Bu lông cường độ cao có lỗ chuẩn, làm việc
chịu ép mặt. Đường ren của bu lông nằm trong mặt phẳng cắt của mối nối. Lực kéo có
hệ số ở TTGH cường độ bằng 500 kN.

40mm

75mm

75mm 40mm

2@40mm
t = 10 mm

t = 12 mm

t = 10 mm

Hình 8

Bài 9

Một thanh kéo có mặt cắt ngang 12 mm �170 mm được nối với bản nút bằng bu lông
cường độ cao ASTM A325M, đường kính 27 mm, lỗ chuẩn, như trên hình 9. Thép kết
cấu loại M270M cấp 250, bề mặt loại A. Bu lông làm việc chịu ma sát (liên kết không
được phép trượt). Giả thiết rằng đường ren bu lông nằm trong mặt phẳng cắt của mối
nối. Xác định tải trọng có hệ số lớn nhất ở TTGH cường độ và TTGH sử dụng mà liên
kết có thể chịu được. Xét đến tất cả các trường hợp phá hoại có thể xẩy ra.
50mm 75mm 50mm
12mm x 170mm
45mm

45mm

t= 14 mm

Hình 9

Bài 10


Kiểm toán liên kết như hình 10. Thanh kéo làm bằng thép góc không đều cạnh L152 �
89 �12,7 được liên kết với bản nút có chiều dày 10 mm, bằng bu lông cường độ cao
ASTM A325M đường kính 27 mm, lổ chuẩn, làm việc chịu ma sát. Thép kết cấu loại

M270M cấp 345. Giả thiết rằng đường ren bu lông không nằm trong mặt phẳng cắt của
mối nối. Lực dọc có hệ số ở TTGH cường độ Pu  600kN , lực dọc có hệ số ở TTGH
sử dụng Pa  350kN .

152mm

90mm
62mm

5@90mm=450mm
50mm

50mm

Hình 10

Bài 11

Thiết kế mối nối một cấu kiện chịu kéo là thép góc đơn L127 �127 �9,5 với một bản
nút bằng bu lông theo các điều kiện sau:
 Lực kéo có hệ số ở TTGH cường độ Pu  350kN
 Lực kéo có hệ số ở TTGH sử dụng Pa  250kN
 Bu lông cường độ cao ASTM A325M, không cho phép trượt, đường ren bu
lông nằm trong mặt phẳng cắt của mối nối.
 Bản nút có chiều dày 10 mm
 Thép M270M cấp 250 cho thanh kéo và bản nút, bề mặt loại A

Bài 12

Thiết kế mối nối một cấu kiện chịu kéo là hai thép máng C250 �30 với một bản nút

bằng bu lông theo các điều kiện sau:
 Lực kéo có hệ số ở TTGH cường độ Pu  350kN
 Bu lông cường độ cao ASTM A325M, làm việc chịu ép mặt (được phép trượt),
đường ren của bu lông không nằm trong mặt phẳng cắt của mối nối
 Bản nút có chiều dày 12 mm
 Thép M270M cấp 250 cho thanh kéo và bản nút, bề mặt loại A

Bài 13


Kiểm toán mối nối sử dụng bu lông ASTM A307 cấp A, đường kính 22 mm cho trong
hình 11. Các cấu kiện bằng thép M270M cấp 250.
t = 12 mm
4

90 kN

3

40mm
3@75mm
=225 mm
40mm

t = 10mm
250mm

Hình 11

Bài 14

Kiểm toán mối nối sử dụng bu lông cường độ cao ASTM A325M, đường kính 22 mm,
lỗ chuẩn, làm việc chịu ép mặt cho trong hình 12. Giả thiết rằng đường ren của bu lông
nằm trong mặt phẳng cắt của mối nối. Các cấu kiện bằng thép M270M cấp 345.
75mm 130mm
200 kN
50mm
3@75mm
=225 mm
t = 16 mm

50mm

W150 x 24

Hình 12

Bài 15
Tính lực dọc có hệ số lớn nhất được chịu bởi mối nối cho trong hình 13. Xét đến tất cả
các trạng thái giới hạn. Thanh kéo là thép máng C200 �28, bằng thép M270M cấp
485W. Bản nút bằng thép M270M cấp 250. Đường hàn góc có chiều dày 6 mm được
chế tạo bằng que hàn E70XX có cường độ Fexx  485MPa .


`
330 mm
C200 x 28

10 mm

Hình 13


Bài 16
Kiểm toán mối nối cho trong hình 14. Toàn bộ thép kết cấu là M270M cấp 250. Đường
hàn góc có chiều dày 8 mm được chế tạo bằng que hàn E70XX có cường độ
Fexx  485MPa . Thanh kéo gồm hai thép góc L127 �89 �7,9 được hàn như hình vẽ.
Lực dọc có hệ số ở TTGH cường độ bằng 550 kN.
127 mm
127 mm

2L 127x89x7,9

550 kN

t = 10 mm

Hình 14

Bài 17
Xác định lực dọc có hệ số lớn nhất được chịu bởi liên kết cho trong hình 15. Thanh
kéo gồm hai bản có kích thước 10 mm �80 mm, bản nút có kích thước 12 mm �160
mm. Tất cả các cấu kiện đều bằng thép M270M cấp 250. Đường hàn góc có chiều dày
8 mm được chế tạo bằng que hàn E70XX có cường độ Fexx  485MPa .


12 mm x 160 mm
2 bản 10mm x 80mm
Pu

Pu


80mm

Hình 15

Bài 18
Thiết kế mối nối bằng đường hàn góc như trong hình 16. Tải trọng có hệ số ở TTGH
cường độ bằng 500 kN. Thanh kéo gồm hai thép góc L127 �127 �7,9 bằng thép
M270M cấp 345, bản nút bằng thép M270M cấp 250 chiều dày 10 mm. Sử dụng que
hàn E70XX có cường độ Fexx  485MPa .
t = 10mm
2L 127x127x7,9

500 kN

Hình 16

Bài 19
Thiết kế mối nối bằng đường hàn góc như trong hình 17. Tải trọng có hệ số ở TTGH
cường độ bằng 1000 kN. Thanh kéo là một thép máng C200 �27,8 bằng thép M270M
cấp 345, bản nút bằng thép M270M cấp 250. Sử dụng que hàn E70XX có cường độ
Fexx  485MPa .


t = 10mm
C200 x 27,8

1000 kN

Hình 17


Bài 20
Kiểm toán mối nối bằng đường hàn góc như trong hình 18. Tải trọng có hệ số ở TTGH
cường độ bằng 250 kN. Các cấu kiện đều bằng thép M270M cấp 250. Đường hàn góc
có chiều dày 12 mm được chế tạo bằng que hàn có cường độ Fexx  485MPa .
250mm

300 mm

250 kN

200mm

Thép bản
t = 14 mm
Thép hình
W310x179

Hình 18

Bài 21
Kiểm toán mối nối bằng đường hàn góc như trong hình 19. Lực dọc có hệ số ở TTGH
cường độ bằng 350 kN. Các cấu kiện đều bằng thép M270M cấp 345. Đường hàn góc
có chiều dày 10 mm được chế tạo bằng que hàn có cường độ Fexx  485MPa .


350 kN

Thép góc
L76x76x12,7
110 mm


Hình 19

Bài 22

Thiết kế mối nối hàn liên kết một thép góc L127 �127 �9,5 với một bản nút (theo hai
phương án: liên kết chịu lực lệch tâm và liên kết chịu lực dọc trục) như trong hình 20.
Các cấu kiện đều bằng thép M270M cấp 250. Đường hàn góc có chiều dày 8 mm được
chế tạo bằng que hàn có cường độ Fexx  485MPa . Tải trọng có hệ số ở TTGH cường
độ bằng 450 kN, tác dụng theo trục trọng tâm của thép góc.

400 kN

Thép góc
L127x127x9,5

t = 10 mm

Hình 20

Bài 23
Xác định khả năng chịu lực của lên kết hàn đối đầu xien như hình vẽ 21.
Biết:
 Vật liệu thép CT34 có fu  340 Mpa , f  210 Mpa


Que hàn N46, hàn tay, kiểm tra bằng phương pháp thường. Hệ số điều kiện làm
việc  c  1, 0



Hình 21

Bài 24

Kiểm tra sự làm việc của liên kết dùng đường hàn góc cạnh chịu mômen uốn M  35kNm
như hình vẽ 22. Biết:


Vật liệu thép CT34 có fu  340 Mpa , f  210 Mpa



Que hàn N46, hàn tay, kiểm tra bằng phương pháp thường. Hệ số điều kiện làm
việc  c  1, 0

Hình 22

Bài 25
Thiết kế mối nối liên kết hàn hai bản thép tiết diện ngang 300x12mm, chịu kéo dọc trục với
N  550kN theo hình thức liên kết có bản ghép. Biết:


Vật liệu thép CT38 có fu  380 Mpa , f  230 Mpa




Que hàn N46, hàn tay, kiểm tra bằng phương pháp thường. Hệ số điều kiện làm
việc  c  1, 0


Bài 26
Thiết kế đường hàn liên kết giữa các thép góc với bản mã tại nút dàn như hình vẽ 23. Biết:


Vật liệu thép CT38 có fu  380 Mpa , f  230 Mpa



Que hàn N46, hàn tay, kiểm tra bằng phương pháp thường. Hệ số điều kiện làm
việc  c  0,9



N1  21,9kN ; N 2  50kN ; N 3  25, 06kN ; N 4  70kN



Góc hợp bởi thanh bụng xiên và đứng là 64o.

Hình 23

Bài 27
Thiết kế mối nối liên kết bulông hai bản thép tiết diện ngang 350x12mm, chịu kéo dọc trục
với N  650kN theo hình thức liên kết có bản ghép. Biết:


Vật liệu thép CT38 có fu  380 Mpa , f  230 Mpa




Bulông lớp độ bền 8.8. Hệ số điều kiện làm việc  c  1, 0

Bài 28
Thiết kế mối nối liên kết hai bản thép tiết diện ngang 400x10mm, chịu đồng thời mômen
M  50kNm và lực cắt V  200kN theo hình thức liên kết bulông có bản ghép. Biết:


Vật liệu thép CT38 có fu  380 Mpa , f  230 Mpa



Bulông lớp độ bền 8.8. Hệ số điều kiện làm việc  c  1, 0

Bài 29
Thiết kế liên kết bulông cho nút dàn ở hình vẽ 23. Biết:


Vật liệu thép CT38 có fu  380 Mpa , f  230 Mpa



Bulông lớp độ bền 8.8. Hệ số điều kiện làm việc  c  1, 0


CHƯƠNG 1. Lý thuyết chung
Bài 1 Trình bày sự làm việc, cường độ tính toán, tiết diện tính toán của mối hàn đối đầu và
mối hàn góc.

Bài 2 Nêu các yêu cầu cấu tạo của đường hàn đối đầu và đường hàn góc.
Bài 3 Trình bày việc tính toán liên kết dùng đường hàn đối đầu:

1.3.1

Chịu lực dọc N.

1.3.2

Chịu M, V.

1.3.3

Chịu M, N, V.

Bài 4 Trình bày việc tính toán liên kết dùng đường hàn góc:
1.4.1

Chịu lực dọc N.

1.4.2

Chịu M, V.

1.4.3

Chịu M, N, V.

CHƯƠNG 2. Bài toán kiểm tra
Bài 1 Kiểm tra cấu kiện tạo nên từ 2 bản thép tiết diện 300x14 (mm), nối với nhau bằng
đường hàn đối đầu vuông góc với trục cấu kiện. Bản thép có cường độ tính toán f = 2100
(daN/cm2), đường hàn có cường độ tính toán fwt = 1800 (daN/cm2). Cấu kiện chịu uốn, tại mối
nối có Mmax = 3000 (daNm). Hệ số điều kiện làm việc của liên kết c = 1.


Bài 2 Kiểm tra cấu kiện được nối từ 2 bản thép có tiết diện 300x10 (mm) và 260x12 (mm)
ghép chồng lên nhau một đoạn là 250 (mm), liên kết bởi 2 đường hàn góc cạnh có hf = 10
(mm) và lw = 250 (mm). Các bản thép có cường độ tính toán là f = 2100 (daN/cm2). Đường hàn
góc có fwf = 1800 (daN/cm2), fws = 1550 (daN/cm2), f = 0,7; s = 1. Cấu kiện chịu kéo đúng
tâm N = 60000 (daN). Hệ số điều kiện làm việc của liên kết c = 1.

Bài 3 Kiểm tra cấu kiện được ghép đối đầu từ 2 bản thép có tiết diện 500x16 (mm), mối nối
được thực hiện bằng 2 bản ghép và 4 đường hàn góc đầu (đường hàn vuông góc với trục cấu
kiện, mỗi phía liên kết có 2 đường). Bản ghép có tiết diện 500x9 (mm), các đường hàn góc có
hf = 9 (mm) và lw = 500 (mm). Các bản thép có cường độ tính toán là f = 2100 (daN/cm2).
Đường hàn góc có fwf = 1800 (daN/cm2), fws = 1550 (daN/cm2), f = 0,7; s = 1. Cấu kiện chịu
kéo đúng tâm N = 60000 (daN). Hệ số điều kiện làm việc của liên kết c = 1.

CHƯƠNG 3. Bài toán xác định liên kết
Bài 1 Thiết kế (tính toán và vẽ) liên kết hàn đối đầu giữa hai bản thép có cùng tiết diện
360x14 (mm) chịu lực kéo dọc trục N = 1050 (kN).
Biết: Thép có f = 2100 (daN/cm2); đường hàn có fwt = 1800 (daN/cm2) và fwv = 1200
(daN/cm2). Hệ số điều kiện làm việc của liên kết c = 1.


Bài 2 Xác định kích thước bản ghép và kích thước các đường hàn góc của mối nối 2 bản thép
có tiết diện 350x16 (mm) chịu kéo dọc trục N = 120000 (daN). Liên kết dùng 2 bản ghép và
đường hàn góc cạnh. Các bản thép có cường độ tính toán là f = 2100 (daN/cm2). Que hàn N46,
hàn thủ công. Hệ số điều kiện làm việc của liên kết c = 1.

Bài 3 Cấu kiện được nối từ 2 bản thép có tiết diện 300x14 (mm) và 330x14 (mm) ghép chồng
lên nhau, liên kết bởi 2 đường hàn góc cạnh có h f = 14 (mm), chịu lực dọc trục tối đa của cấu
kiện ([N]). Xác định chiều dài ghép chồng tối thiểu của 2 bản thép này. Các bản thép có
cường độ tính toán là f = 2100 (daN/cm2). Đường hàn góc có fwf = 1800 (daN/cm2), fws = 1550

(daN/cm2), f = 0,7; s = 1. Hệ số điều kiện làm việc của liên kết c = 1.

Bài 4 Xác định chiều dài đường hàn sống (lws) và đường hàn mép (lwm) của liên kết ghép
chồng một thép góc L200x14 với bản thép dày t = 14 (mm), chịu lực dọc trục thép góc N =
78000 (daN). Đường hàn góc có fwf = 1800 (daN/cm2), fws = 1550 (daN/cm2), f = 0,7; s = 1.
Hệ số điều kiện làm việc của liên kết c = 0,75. Coi thép góc và bản thép đủ khả năng chịu
lực, bản thép đủ kích thước dài rộng để liên kết.

Bài 5 Xác định chiều dài đường hàn sống (lws) và đường hàn mép (lwm) của liên kết ghép
chồng một thép góc L180x12 với bản thép dày t = 14 (mm), chịu lực kéo dọc trục tối đa ([N])
của thép góc. Thép góc có diện tích tiết diện A = 42,2 (cm2), cường độ tính toán f = 2300
(daN/cm2). Đường hàn góc có chiều cao tiết diện các đường hàn là hfs = 14 (mm), hfm = 10
(mm) và có fwf = 1800 (daN/cm2), fws = 1550 (daN/cm2), f = 0,7; s = 1. Hệ số điều kiện làm
việc của liên kết c = 0,75. Coi bản thép đủ khả năng chịu lực và có kích thước dài rộng đủ để
bố trí liên kết.

Bài 6 Thiết kế (tính toán và vẽ) liên kết phẳng nối 2 bản thép có tiết diện 400x10 (mm) chịu
M = 5000 (daNm) và V = 6000 (daN). Liên kết dùng đường hàn góc đầu và 2 bản ghép, mỗi
bản ghép tiết diện là 400x6 (mm).
Biết: Thép có f = 2100 (daN/cm2); fu = 3400 (daN/cm2); Que hàn N46, hàn tay; Hệ số điều
kiện làm việc của liên kết c = 1.


CHƯƠNG 4. Bài toán xác định khả năng
Bài 1 Xác định khả năng chịu kéo dọc trục ([N] = ?) của cấu kiện tạo nên từ 2 bản thép tiết
diện 350x12 (mm), nối với nhau bằng đường hàn đối đầu xiên nghiêng với trục cấu kiện một
góc 72o. Bản thép có cường độ tính toán f = 2100 (daN/cm2). Đường hàn có cường độ tính
toán fwt = 1800 (daN/cm2), fwv = 1200 (daN/cm2). Hệ số điều kiện làm việc của cấu kiện c = 1.

Bài 2 Xác định lực dọc tối đa ([N] = ?) của cấu kiện được nối từ 2 bản thép có tiết diện

400x14 (mm) đặt đối đầu, nối bằng 2 bản ghép có tiết diện 360x8 (mm) và 4 đường hàn góc
cạnh có hf = 8 (mm), mỗi đường hàn dài là lw = 320 (mm). Các bản thép có cường độ tính toán
là f = 2100 (daN/cm2). Đường hàn góc có fws = 1550 (daN/cm2), fwf = 1800 (daN/cm2), s = 1;

f = 0,7. Hệ số điều kiện làm việc của liên kết c = 1.

Bài 3 Xác định lực dọc tối đa ([N] = ?) của cấu kiện được nối từ 2 bản thép có tiết diện
400x12 (mm) và 360x14 (mm) ghép chồng lên nhau một đoạn là 350 (mm), liên kết bởi 2
đường hàn góc cạnh có hf = 12 (mm) và lw = 350 (mm). Các bản thép có cường độ tính toán là
f = 2100 (daN/cm2). Đường hàn góc có fws = 1550 (daN/cm2), fwf = 1800 (daN/cm2), s = 1; f =
0,7. Hệ số điều kiện làm việc của liên kết c = 1.

Bài 4 Xác định lực dọc tối đa ([N] = ?) của cấu kiện là 1 thép góc L220x14. Đầu thanh liên
kết chồng vào bản thép một đoạn 450 (mm). Bản thép có bề dày t = 14 (mm). Thép góc cố
diện tích tiết diện A = 60,4 (cm2), cường độ tính toán f = 2200 (daN/cm2). Đường hàn góc có
chiều dài lws = 45 (cm), lwm = 35 (cm), chiều cao tiết diện hfs = 1,4 (cm), hfm = 1,2 (cm), cường
độ tính toán fws = 1550 (daN/cm2), fwf = 1800 (daN/cm2), s = 1; f = 0,7. Hệ số điều kiện làm
việc của liên kết c = 0,75. Bản thép đủ khả năng chịu lực và có kích thước dài rộng đủ để bố
trí liên kết.
PHẦN 2. LIÊN KẾT BU LÔNG

CHƯƠNG 1. Lý thuyết chung
Bài 1 Trình bày sự làm việc, cường độ tính toán, khả năng chịu cắt và ép mặt của liên kết
một bu lông thường khi chịu lực vuông góc với thân bu lông.

Bài 2 Trình bày sự làm việc, cường độ tính toán, khả năng chịu lực của liên kết một bu lông
cường độ cao khi chịu lực vuông góc với thân bu lông.

Bài 3 Đường kính bu lông d phải lựa chọn như thế nào so với (t)min trong liên kết một bu
lông thường để khả năng chịu cắt bằng khả năng chịu ép mặt.


Bài 4 Phân tích những đặc điểm cơ bản giống và khác nhau về sự làm việc và tính toán giữa
bu lông thường và bu lông cường độ cao khi liên kết chịu lực trục (lực tác dụng vuông góc
với thân bu lông)? Biện pháp tăng khả năng chịu lực của liên kết bu lông cường độ cao?

Bài 5 Trình bày sự làm việc, cường độ tính toán, khả năng chịu kéo của liên kết một bu lông
thường khi chịu lực kéo dọc thân bu lông.

Bài 6 Nêu các loại liên kết và các yêu cầu cấu tạo của liên kết bu lông.


Bài 7 Trình bày việc tính toán liên kết bu lông:
1.7.1

Chịu lực dọc N.

1.7.2

Chịu M, V.

1.7.3

Chịu M, N, V.

CHƯƠNG 2. Bài toán xác định liên kết
Bài 1 Thiết kế (tính toán và vẽ) liên kết nối chồng 2 bản thép tiết diện 500x16 (mm) chịu kéo
dọc trục N = 125000 (daN). Mối nối dùng bu lông thường có fvb = 1600 (daN/cm2), fcb = 3400
(daN/cm2). Các bản thép có cường độ tính toán f = 2100 (daN/cm2). Hệ số điều kiện làm việc
của liên kết c = 1. (Liên kết thuộc loại không đối xứng).


Bài 2 Xác định số lượng bu lông, bố trí bu lông, kích thước bản ghép và kiểm tra thép cơ bản
của liên kết nối 2 bản thép tiết diện 450x14 (mm) chịu kéo dọc trục N = 100000 (daN). Mối
nối dùng 2 bản ghép và bu lông cường độ cao. Mặt ma sát đánh sạch bằng bàn chải sắt, không
có lớp sơn bảo vệ. Thép làm bu lông cường độ cao có cường độ tức thời tiêu chuẩn fub =
11000 (daN/cm2). Các bản thép có cường độ tính toán f = 2100 (daN/cm2). Hệ số điều kiện
làm việc của liên kết c = 1.

Bài 3 Xác định số lượng bu lông, bố trí bu lông và kiểm tra các bản thép của liên kết nối 2
bản thép tiết diện 500x14 (mm) chịu kéo dọc trục N = 75000 (daN). Mối nối dùng bu lông
thường và 2 bản ghép. Các bản thép có cường độ tính toán f = 2100 (daN/cm2). Hệ số điều
kiện làm việc của liên kết c = 1.

CHƯƠNG 3. Bài toán kiểm tra
Bài 1 Vẽ hình và kiểm tra liên kết bu lông thường của cấu kiện từ 2 bản thép tiết diện
600x14 (mm) ghép chồng lên nhau một đoạn 200 (mm), chịu M = 7500 (daNm) và V = 15000
(daN). Liên kết gồm 14 bu lông thường đường kính d = 24 (mm), lỗ bu lông d1 = 27 (mm), xếp
thành 2 cột (vuông góc với trục cấu kiện) 7 hàng (song song với trục cấu kiện), 2 cột cách
nhau 80 (mm), các hàng cách nhau 80 (mm). Cường độ chịu cắt và ép mặt của liên kết là fvb =
1500 (daN/cm2), fcb = 3400 (daN/cm2). Hệ số điều kiện làm việc của liên kết bu lông b = 0,9.
Hệ số điều kiện làm việc của cấu kiện c = 1. (Không phải kiểm tra bản thép, xem như bản
thép đảm bảo yêu cầu chịu lực).

Bài 2 Vẽ hình và kiểm tra liên kết bu lông và thép cơ bản của liên kết nối 2 bản thép tiết diện
500x14 (mm) chịu kéo dọc trục N = 105000 (daN). Mối nối dùng 2 bản ghép tiết diện 500x8
(mm) và 30 bu lông thường đường kính bu lông d = 20 (mm), lỗ bu lông d1 = 23 (mm), mỗi
bên liên kết có 15 bu lông xếp thành 3 cột (vuông góc với trục cấu kiện) 5 hàng (song song
với trục cấu kiện), các cột cách nhau 60 (mm), các hàng cách nhau 100 (mm). Các bản thép có
cường độ tính toán f = 2100 (daN/cm2). Cường độ chịu cắt và ép mặt của liên kết là fvb = 1500
(daN/cm2), fcb = 3400 (daN/cm2). Hệ số điều kiện làm việc của liên kết bu lông b = 0,9. Hệ số
điều kiện làm việc của cấu kiện c = 1.



Bài 3 Vẽ hình, kiểm tra liên kết bu lông và thép cơ bản của cấu kiện từ 2 bản thép tiết diện
600x12 (mm) ghép chồng lên nhau một đoạn 340 (mm), chịu lực dọc trục N = 100000 (daN).
Liên kết gồm 20 bu lông thường đường kính d = 24 (mm), lỗ bu lông d1 = 27 (mm), xếp thành
4 cột (vuông góc với trục cấu kiện) 5 hàng (song song với trục cấu kiện), các cột cách nhau 80
(mm), các hàng cách nhau 130 (mm). Cường độ tính toán của các bản thép f = 2100
(daN/cm2). Cường độ chịu cắt và ép mặt của liên kết là fvb = 1500 (daN/cm2), fcb = 3400
(daN/cm2). Hệ số điều kiện làm việc của liên kết bu lông b = 0,9. Hệ số điều kiện làm việc
của cấu kiện c = 1. (Liên kết thuộc loại không đối xứng).

CHƯƠNG 4. Bài toán xác định khả năng
Bài 1 Vẽ hình và xác định khả năng chịu kéo dọc trục ([N] = ?) của cấu kiện từ 2 bản thép
tiết diện 500x14 (mm) ghép chồng lên nhau một đoạn 340 (mm), liên kết bởi 16 bu lông
thường đường kính d = 24 (mm), lỗ bu lông d1 = 27 (mm), xếp thành 4 hàng 4 cột đảm bảo
yêu cầu cấu tạo. Bản thép có cường độ tính toán f = 2100 (daN/cm2). Cường độ chịu cắt và ép
mặt của liên kết là fvb = 1500 (daN/cm2), fcb = 3400 (daN/cm2). Hệ số điều kiện làm việc của
liên kết bu lông b =0,9. Hệ số điều kiện làm việc của cấu kiện c = 1. (Liên kết ở đây thuộc
loại không đối xứng).

Bài 2 Vẽ hình và xác định khả năng chịu lực dọc trục ([N] = ?) của cấu kiện từ 2 bản thép tiết
diện 550x14 (mm) ghép đối đầu bằng 2 bản nối tiết diện 550x8 (mm) và 18 bu lông cường độ
cao đường kính d = 24 (mm), mỗi bên 9 bu lông xếp thành 3 hàng 3 cột (khoảng cách các bu
lông được bố trí đảm bảo yêu cầu cấu tạo). Lỗ bu lông có đường kính d1 = 27 (mm). Mặt ma
sát đánh sạch bằng bàn chải sắt, không có lớp sơn bảo vệ. Thép làm bu lông cường độ cao có
cường độ tức thời tiêu chuẩn fub = 11000 (daN/cm2). Các bản thép có cường độ tính toán f =
2100 (daN/cm2). Hệ số điều kiện làm việc của liên kết bu lông cường độ cao 1l = 0,9. Hệ số
điều kiện làm việc của cấu kiện c = 1.




×