Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự theo pháp luật dân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (965.6 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC OANH

ĐƠN PHƢƠNG CHẤM DỨT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ
MÃ SỐ: 60 38 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI ĐĂNG HIẾU

HÀ NỘI - 2010


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên của luận văn thạc sĩ này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn
chân thành và sâu sắc tới thầy giáo, tiến sĩ Bùi Đăng Hiếu - Người đã hướng
dẫn và giúp đỡ tôi hết sức tận tình từ lúc chọn đề tài cho đến khi hoàn thành
luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của khoa sau đại
học, khoa Pháp luật dân sự cùng toàn thể gia đình, bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ
tôi trong quá trình thực hiện bài luận văn này./
Nguyễn Thị Ngọc Oanh



1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

- BLDS

BLDS của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.

- BTTH

Bồi thường thiệt hại.

- ĐPCDHĐ

ĐPCDHĐ.

- TAND

Tòa án nhân dân.


2

MỤC LỤC
Chương,
mục
CHƢƠNG 1

1.1
1.2

1.3
1.4
CHƢƠNG 2

2.1
2.2
2.3
CHƢƠNG 3

3.1
3.2
3.3
CHƢƠNG 4

4.1
4.2

Nội dung

Trang

LỜI NÓI ĐẦU

3

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐƠN PHƢƠNG CHẦM DỨT
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

7


Khái niệm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng dân sự
Đặc điểm của đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng dân sự
So sánh đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
dân sự với hủy bỏ hợp đồng dân sự
Phân loại đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
dân sự
ĐƠN PHƢƠNG CHẤM DỨT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
DÂN SỰ KHI CÓ SỰ VI PHẠM CỦA BÊN ĐỐI TÁC

Đặc điểm của đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng dân sự dân sự khi có sự vi phạm của bên đối
tác
Trình tự đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
dân sự khi có sự vi phạm của bên đối tác
Hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt thực hiện
hợp đồng dân sự khi có sự vi phạm của bên đối tác
ĐƠN PHƢƠNG CHẤM DỨT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
DÂN SỰ KHI KHÔNG CÓ SỰ VI PHẠM CỦA BÊN
ĐỐI TÁC

Đặc điểm của đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng dân sự khi không có sự vi phạm của bên đối tác
Trình tự đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
dân sự khi không có sự vi phạm của bên đối tác
Hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng dân sự khi không có sự vi phạm của
bên đối tác
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ

HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
ĐPCDHĐ

Thực tiễn áp dụng pháp luật về đơn phương chấm
dứt thực hiện hợp đồng dân sự
Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về
đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự

7
9
11
14
16
16
33
38
40
40
50
54
58
58
68

KẾT LUẬN

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO


73


3
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong xã hội mỗi chúng ta ít nhiều đều đã thiết lập và thực hiện các hợp
đồng dân sự, ví dụ: hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng gia
công, hợp đồng thuê tài sản…Hợp đồng dân sự vốn đa dạng, đặc biệt trong nền
kinh tế phát triển thì các hợp đồng dân sự càng phức tạp bởi đối tượng của hợp
đồng, đa dạng về cách thức thực hiện cho nên việc thực hiện hợp đồng đối với
các bên không hề dễ dàng. Không phải bất cứ hợp đồng nào cũng được chấm
dứt khi các bên đã hoàn thành xong nghĩa vụ được thỏa thuận trong hợp đồng
hoặc theo sự thỏa thuận các bên…tức là hợp đồng được chấm dứt theo ý chí
của các bên giao kết hợp đồng. Đôi khi hợp đồng cũng được chấm dứt do xuất
phát từ ý chí của một bên trong hợp đồng, đó chính là ĐPCDHĐ.
Hợp đồng dân sự được thành lập do sự hợp tác của các bên, có nghĩa là
giữa các bên đã có một sự thỏa thuận nên mục đích giao kết hợp đồng của các
bên luôn được đặt ra và hướng tới trong quá trình thực hiện hợp đồng, và để đáp
ứng được ít nhiều mục đích đó các bên có thể thỏa thuận, dự liệu để một hoặc cả
hai bên được quyền ĐPCDHĐ hoặc pháp luật trong một số trường hợp cũng cho
phép một bên được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Vậy tại sao lại
đặt ra vấn đề ĐPCDHĐ? Khi giao kết một hợp đồng dân sự, tức là các bên đã
xác lập quyền, nghĩa vụ đối với nhau, nghĩa vụ của người này thì ứng với quyền
năng của người kia. Để hợp đồng được thực hiện và làm thỏa mãn mục đích của
các bên thì cần đề cao trách nhiệm của bên thực hiện nghĩa vụ, hơn thế nữa để
bảo vệ quyền lợi của bên có quyền. Một khi quyền lợi của một bên bị xâm hại
hoặc bị giảm sút thì khi đó các bên có thể thỏa thuận để một hoặc cả hai bên
được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, pháp luật trong một số trường
hợp cũng cho phép một bên được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.

Chúng ta thấy rằng hợp đồng dân sự vốn đa dạng và phức tạp, gắn liền với
thực tế cuộc sống nên trong quá trình thực hiện cũng rất khó khăn và phức tạp, có
thể được chấm dứt khi hợp đồng chưa được hoàn thành. Trong thực tế xảy ra rất


4
nhiều trường hợp hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện, tuy nhiên trong
pháp luật dân sự Việt Nam chưa có một văn bản nào quy định một cách rõ ràng,
đầy đủ các về điều kiện, trình tự, thủ tục ĐPCDHĐ, chưa xây dựng nên những
nguyên tắc cho vấn đề này. BLDS 2005mới chỉ có Điều 426 quy định về đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, ngoài ra còn được quy định rải rác trong
một số hợp đồng dân sự thông dụng. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
các bên khi giao kết hợp đồng dân sự, đặc biệt là trường hợp các bên không thỏa
thuận về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, pháp luật dân sự Việt Nam
nên quy định cụ thể các nguyên tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục về vấn đề này. Đây
chính là lý do tác giả lựa chọn vấn đề “Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
theo pháp luật dân sự Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chế định hợp đồng dân sự nói chung, ĐPCDHĐ nói riêng đã có một số
công trình nghiên cứu và bài viết như:
“Pháp luật về hợp đồng’ của Nguyễn Mạnh Bách, Nxb. CTQG, Hà
Nội, 1995 đã đề cập đến vấn đề đình chỉ, chấm dứt hợp đồng, trong đó tác giả
đã phân tích sơ lược 02 hình thức của ĐPCDHĐ, đó là: các đương sự thoả
thuận với nhau và theo quy định của pháp luật.
“Một số ý kiến về chế định hợp đồng dân sự trong dự thảo BLDS” của tác
giả Nguyễn Thị Khế đăng trên tạp chí Luật học số 02 năm 1995 đã phân tích khá kỹ
lưỡng về huỷ bỏ hợp đồng dân sự, trong đó cũng nói sơ qua về đơn phương đình
chỉ thực hiện hợp đồng, tuy nhiên tác giả không đi sâu phân tích về vấn đề này.
“Vấn đề huỷ bỏ, đình chỉ hợp đồng do bị vi phạm” của tác giả Đỗ Văn
Đại đăng trên tạp chí nghiên cứu lập pháp số 9 năm 2004 đã phân tích huỷ bỏ,

đình chỉ hợp đồng sau và trước khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng thông qua
việc phân tích một số hợp đồng dân sự thông dụng và có sự so sánh với pháp
luật của một số nước.
“Những điểm mới cơ bản về hợp đồng trong BLDS năm 2005” của tác
giả Nguyễn Ngọc Khánh đăng trên tạp chí kiểm sát số 01 năm 2006; “Một số


5
điểm mới về hợp đồng trong BLDS 2005” của tác giả Nguyễn Thị Thục đăng
trên tạp chí Nhà nước và pháp luật số 03 năm 2006, các bài viết tuy cũng đề
cập tới vấn đề này nhưng chưa có sự phân tích hay bình luận gì.
“Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng”, luận văn thạc sĩ luật học năm
2006 của ThS Đinh Hồng Ngân, tác giả đã phân tích khá kỹ về hành vi vi
phạm hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng,
tác giả chưa có sự phân tích, dẫn chiếu tới ĐPCDHĐ.
“Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng dân sự”, luận văn
thạc sĩ luật học năm 1997 của ThS Trần Kim Chi, luận văn đã làm sáng tỏ
những vấn đề pháp lý về hợp đồng dân sự, trình bày những yêu cầu cơ bản
của hợp đồng dân sự trong sự đối chiếu với pháp luật thực định, tuy nhiên các
bài viết chưa có sự phân tích về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đông
dân sự. Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tập trung,
khái quát về vấn đề “Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự”.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề lý luận chung về đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; pháp luật dân sự Việt Nam và một số
nước về ĐPCDHĐ; thực tiễn về ĐPCDHĐ ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm tất cả các vấn đề liên quan đến
ĐPCDHĐ như: khái niệm, đặc điểm, trình tự, hậu quả của ĐPCDHĐ. Các quy
định về ĐPCDHĐ được quy định tại BLDS năm 2005, bên cạnh đó tác giả còn
có sự tham khảo pháp luật của một số nước có quy định về đơn phương chấm

dứt thực hiện hợp đồng, trên cơ sở đó có dự so sánh, đề xuất và hoàn thiện các
quy định của pháp luật về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Đồng thời
tác giả cũng nghiên cứu và đưa ra một số tình huống thực tế về ĐPCDHĐ.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được hoàn thành dựa trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu
khoa học như: phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn giải, suy diễn lô gíc…
5. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài


6
Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận về ĐPCDHĐ,
nội dung các quy định hiện hành của pháp luật về ĐPCDHĐ và thực tiễn áp
dụng, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về ĐPCDHĐ.
Với mục đích nghiên cứu như vậy, nhiệm vụ nghiên cứu được xác định
trên những khía cạnh sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về ĐPCDHĐ như khái niệm, đặc điểm,
hậu quả của ĐPCDHĐ.
- Phân tích, đánh giá những quy định của BLDS 2005về ĐPCDHĐ.
- Tìm hiểu những quy định của pháp luật hợp đồng dân sự một số nước
trên thế giới về ĐPCDHĐ.
- Nhận thức đúng về việc áp dụng các quy định của pháp luật cũng như
việc thỏa thuận của các bên trong thực tế về ĐPCDHĐ.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và thực hiện pháp luật dân
sự về ĐPCDHĐ.
6. Những điểm mới của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu có tính hệ thống những vấn đề liên
quan đến ĐPCDHĐ. Trong luận văn có những điểm mới sau đây:
- Xây dựng khái niệm ĐPCDHĐ.
- Phân tích một cách khoa học, lôgic và có hệ thống các trình tự, thủ
tục, hậu quả của ĐPCDHĐ.

7. Cơ cấu của luận văn
Luận văn được kết cấu thành 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận.
Phần nội dung gồm 04 chương:
Chương 1: Khái quát chung về ĐPCDHĐ dân sự.
Chương 2: ĐPCDHĐ khi có sự vi phạm của bên đối tác.
Chương 3: ĐPCDHĐ khi không có sự vi phạm của bên đối tác.
Chương 4: Thực tiễn áp dụng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện các
quy định của pháp luật về ĐPCDHĐ.


7
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐƠN PHƢƠNG CHẦM DỨT
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
1.1. Khái niệm đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự
Nằm trong quy luật vận động của các sự vật và hiện tượng nói chung,
hợp đồng dân sự cũng trải qua các giai đoạn phát sinh, phát triển và chấm dứt.
Tuy nhiên, khác với các sự vật, hiện tượng khác, hợp đồng dân sự bao giờ
cũng được phát sinh từ những hành vi có ý thức của các chủ thể. Vì vậy, các
sự kiện làm chấm dứt một hợp đồng dân sự không phải là các sự biến sinh ra
do sự vận động của tự nhiên mà đó là những sự kiện được xuất hiện từ hành
vi có ý thức của các chủ thể hoặc do pháp luật quy định. Xuất phát từ sự thoả
thuận của các bên chủ thể hoặc do pháp luật quy định mà một trong các bên
có quyền chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, gọi là ĐPCDHĐ hay còn gọi là
quyền ĐPCDHĐ. Như vây quyền đơn phương đã hình thành một văn kiện
pháp lý đặc biệt cho sự hình thành (thành lập, sửa đổi, chấm dứt hợp) của các
mối quan hệ pháp lý trong luật dân sự. Khi giao kết hợp đồng dân sự các bên
đều hướng tới một lợi ích nhất định và thường đưa ra một thời hạn để thực
hiện. Nhưng nhiều khi lợi ích hợp pháp của một trong các bên không đạt được
vì hợp đồng không được thực hiện như dự tính. Trước hoàn cảnh này, bên
không được thực hiện có thể yêu cầu bên kia BTTH và chấm dứt thực hiện

hợp đồng dân sự hay không? Vậy hợp đồng được chấm dứt xuất phát từ ý chí
của một bên chủ thể hay ĐPCDHĐ là gì?
Theo từ điển bách khoa toàn thư thì “đơn phương” là sự thể hiện ý chí
của riêng một bên, không có sự thỏa thuận hoặc sự tham gia của bên kia; phân
biệt với đa phương hoặc song phương(1). Do đó, ĐPCDHĐ có thể được hiểu là
hợp đồng được chấm dứt do ý chí của một bên và một hoặc các bên kia phải
chấp nhận. Việc chấp nhận ở đây là do sự thỏa thuận của các bên hoặc do
pháp luật quy định, nghĩa là sự đồng ý của bên kia là không cần thiết, mọi
thỏa thuận trong hợp đồng đều không còn ràng buộc, các bên không phải tiếp
(1). Theo từ điển điện tử wikipedia.org


8
tục thực hiện hợp đồng . Nhìn chung ĐPCDHĐ cũng xuất phát từ sự tự do ý
chí của các bên tham gia hợp đồng. Quan điểm xuyên suốt của BLDS Việt
Nam năm 2005 là “tăng cường quyền tự do hợp đồng thông qua việc các bên
được quyết định đối tác tham gia ký kết hợp đồng, hình thức, nội dung của
hợp đồng, trách nhiệm của các bên đối tác khi có sự vi phạm, chấm dứt hợp
đồng”(2). Theo Điều 388 BLDS 2005 quy định “hợp đồng dân sự là sự thỏa
thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ
dân sự”. Hợp đồng dân sự là một loại giao ước mà đặc điểm chung của chúng
là sự thống nhất ý chí. Vậy ý chí có vai trò quan trọng đối với hợp đồng bởi
nó là yếu tố cơ bản, không thể thiếu được để hình thành hợp đồng, từ đó làm
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các nghĩa vụ pháp lý. Ở bất kỳ hệ thống
pháp luật nào người ta cũng đều thừa nhận nền tảng của luật hợp đồng là tự
do ý chí, có nghĩa tự do ý chí là vấn đề trọng yếu của hợp đồng. Học thuyết tự
do đã phát triển mạnh mẽ ở Pháp vào thế kỷ XVIII, theo đó cá nhân chỉ có thể
bị ràng buộc bởi ý chí của chính mình được tuyên bố một cách trực tiếp thông
qua các hợp đồng hay gián tiếp thông qua pháp luật. Học thuyết này cho rằng,
pháp luật thể hiện ý chí chung của các cá nhân trong xã hội, nên các qui định

của pháp luật có giá trị bắt buộc chung mà các cá nhân đã gián tiếp ưng thuận.
Học thuyết này nhằm tới mục đích công bằng giữa các cá nhân thông qua tự
do thương thuyết, và phát triển kinh tế thông qua tự do cạnh tranh (laisser
faire)(3), có nghĩa là “để cho muốn làm gì thì làm”. Tư tưởng này ngày nay
được hiểu rằng, chủ nghĩa tự do kinh tế thời đó là một chế độ tự do không
giới hạn mà sự công bằng là kết quả tự nhiên có được từ luật nghĩa vụ thích
hợp được xây dựng trên nền tảng đặc biệt của sự bình đẳng thích hợp.
Thuyết tự do ý chí được coi là nguyên nhân, nền tảng của việc
ĐPCDHĐ, xuất phát từ sự thỏa thuận, lựa chọn của các bên về điều kiện
(2).Đinh Trung Tụng (Chủ biên), Bình luận những nội dung mới của BLDS năm 2005, Nxb Tư pháp, Hà Nội
2005, tr. 175.
(3). TS. Ngô Huy Cương, ”Tự do ý chí và sự tiếp cận ý chí trong pháp luật Việt Nam hiện nay”, Tạp chí
nghiên cứu lập pháp, số 115, tháng 2/2008.


9
chấm dứt hợp đồng dẫn đến việc một bên được thể hiện ý chí trong việc quyết
định hợp đồng được chấm dứt khi quyền và lợi ích hợp pháp của họ không
được bảo đảm. BLDS 2005sử dụng thuật ngữ “ĐPCDHĐ”, còn BLDS năm
1995 lại sử dụng thuật ngữ “đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng”, xét về
bản chất việc sử dụng từ ngữ của BLDS 2005 và BLDS 1995 đều nói về sự
chấm dứt nửa chừng việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng mà các
bên đã giao kết. Nghĩa là phần hợp đồng được thực hiện trước khi nó bị tuyên
bố là chấm dứt thì vẫn có hiệu lực với các bên, các bên phải thanh toán cho
nhau phần hợp đồng đã được thực hiện. Từ sự phân tích trên, tác giả đưa ra
khái niệm về ĐPCDHĐ như sau: “ĐPCDHĐ là sự thể hiện ý chí của bên
chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp không được thực hiện hoặc không
được đảm bảo thực hiện về việc chấm dứt hợp đồng”.
1.2. Đặc điểm của đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự
1.2.1. Hợp đồng dân sự đƣợc chấm dứt theo sự thể hiện ý chí của một bên

chủ thể
Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó việc chấm dứt
hợp đồng cũng phải thể hiện ý chí của các bên chủ thể, cụ thể là các bên đều
có quyền ngang nhau trong vấn đề này, tuy nhiên trong một số hợp đồng các
bên có thể thỏa thuận hoặc pháp luật quy định chỉ một bên có quyền quyết
định về chấm dứt hợp đồng. Khác với trường hợp chấm dứt hợp đồng như
“hợp đồng đã được hoàn thành; hợp đồng được chấm dứt theo sự thỏa thuận
của các bên”, hợp đồng chấm dứt theo ý chí của các bên chủ thể, nghĩa là có
sự đồng ý, nhất trí, thống nhất về việc chấm dứt hợp đồng.
Về bản chất, sự khác biệt nằm ở việc hợp đồng cho phép một bên được
thể hiện ý chí về việc chấm dứt hợp đồng trong điều kiện nhất định. Trong
trường hợp quyền ĐPCDHĐ được thực hiện, sự đồng ý của bên kia là không
cần thiết, thỏa thuận này không còn ràng buộc, và các bên không có nghĩa vụ
hơn nữa để thực hiện.


10
1.2.2. Thƣờng đƣợc áp dụng đối với những hợp đồng có thời hạn thực
hiện nhất định
Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến
thời điểm khác. Thời hạn là khoảng thời gian làm phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong những trường hợp do pháp
luật quy định hoặc các bên thỏa thuận. Thời hạn thực hiện hợp đồng là
khoảng thời gian mà bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn
đã thỏa thuận. Thời gian thực hiện hợp đồng là điều kiện cho phép một bên
được ĐPCDHĐ khi bên kia không thực hiện hợp đồng trong khoảng thời gian
quy định. Đối với những hợp đồng được các bên thực hiện ngay sau khi hợp
đồng có hiệu lực thì coi như hợp đồng đã được hoàn thành và chấm dứt. Do
đó, chỉ với những hợp đồng có thời hạn thực hiện nhất định thì vấn đề
ĐPCDHĐ mới được đặt ra. Sau khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng mà

quyền và lợi ích hợp pháp của các bên không đạt được vì hợp đồng không
được thực hiện như dự tính hoặc trước khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng
khi thấy rõ một bên sẽ vi phạm hợp đồng hoặc có thể dự báo thiệt hại xảy ra
trong tương lai nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng.
1.2.3. Hợp đồng chấm dứt thƣờng chƣa đáp ứng đƣợc trọn vẹn mục đích,
nguyện vọng ban đầu của một hoặc các bên
Khi giao kết hợp đồng, các bên đều hướng tới một lợi ích nhất định, lợi
ích đó chỉ đạt được khi hợp đồng được thực hiện đúng như dự kiến ban đầu của
các bên (thực hiện đầy đủ về nghĩa vụ, thời gian…) nhưng nhiều khi có sự vi
phạm hợp đồng như vi phạm về thực hiện nghĩa vụ với nhau, nghĩa vụ với nhà
nước…hoặc có thể dự báo một thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai nếu tiếp
thục thực hiện hợp đồng nên để đảm bảo lợi ích của mình mà một bên chủ thể có
thể đưa ra yêu cầu chấm dứt hợp đồng và bên kia không được phép từ chối. Với
ĐPCDHĐ mặc dù lợi ích của các bên ít nhiều được bảo đảm nhưng bao giờ cũng
thấp hơn so với trường hợp chấm dứt hợp đồng khi hợp đồng đã được hoàn
thành là do các bên chưa thực hiện xong các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.


11
1.2.4. Mục đích là bảo vệ quyền lợi cho bên có quyền đƣợc ĐPCDHĐ
Mỗi một chủ thể trong xã hội để tồn tại và phát triển thì phải tham gia
nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau. Trong đó việc các bên thiết lập với nhau
những quan hệ, để qua đó chuyển giao cho nhau các lợi ích vật chất nhằm đáp
ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, đóng một vai trò quan trọng, là một tất yếu đối
với mọi đời sống. Hợp đồng dân sự ( là sự biểu hiện và thống nhất ý chí giữa các
bên) được hình thành, nghĩa là được Nhà nước bảo vệ lợi ích cho các bên thông
qua các quy định của pháp luật. Do đó việc hình thành, thay đổi hay chấm dứt
hợp đồng là kết quả của sự thỏa thuận của các bên và đáp ứng quyền lợi của các
bên; tuy nhiên với ĐPCDHĐ thì mục đích chính là bảo vệ quyền lợi cho bên có
quyền chấm dứt hợp đồng. Bởi với ĐPCDHĐ được áp dụng trong hai trường

hợp: thứ nhất là có hoặc sẽ có sự vi phạm của bên đối tác, đây được coi như là
một chế tài đối với bên vi phạm (nên quyền lợi của họ không được đảm bảo); hai
là nếu không có sự vi phạm của bên đối tác nhưng theo dự báo thì nếu việc tiếp
tục thực hiện hợp đồng đẽ gây ra một thiệt hại cho bên một hoặc các bên (chủ
yếu là bên có quyền chấm dứt hợp đồng), đây được coi là một biện pháp mang
tính đề phòng, ngăn ngừa rủi ro, hạn chế hậu quá xấu xảy ra trong tương lai.
1.3. So sánh ĐPCDHĐ với hủy bỏ hợp đồng dân sự
Theo quy định tại điều 424 của BLDS 2005quy định thì hợp đồng dân
sự chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
- Hợp đồng đã được hoàn thành: các bên tham gia hợp đồng đã thực
hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ và do vậy, mỗi bên đều đã đáp ứng được
quyền dân sự của mình thì hợp đồng được coi là hoàn thành.
- Theo thỏa thuận của các bên: trong trường hợp bên có nghĩa vụ không
có khả năng để thực hiện hợp đồng hoặc nếu hợp đồng được thực hiện sẽ gây
tổn thất lớn về vật chất cho một hoặc cả hai bên thì các bên có thể thỏa thuận
chấm dứt hợp đồng. Hợp đồng đã giao kết được coi là chấm dứt tại thời điểm
các bên đạt được sự thỏa thuận nói trên.


12
- Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm
dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện:
đây là những loại hợp đồng bắt buộc người có nghĩa vụ phải tự họ thực hiện,
không được chuyển cho người khác.
- Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng
không còn và các bên có thể thỏa thuận thay thế đối tượng khác hoặc BTTH.
- Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện.
- Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
Trong sáu trường hợp chấm dứt hợp đồng trên thì hủy bỏ hợp đồng và
ĐPCDHĐ được xếp vào một nhóm, vậy giữa chúng sẽ có điểm giống và khác nhau.

1.3.1. Giống nhau:
Thứ nhất: Đều do một bên có quyền được chấm dứt hợp đồng, tức là
đều thể hiện ý chí của một bên chủ (quyền đơn phương).
Thứ hai: Cả hai trường hợp này quyền ĐPCDHĐ có được đều do sự thỏa
thuận của các bên hoặc do pháp luật quy định. Để nâng cao tính kỷ luật của các
bên trong việc thực hiện nghĩa vụ thì các bên có thể thỏa thuận hoặc pháp luật
quy định một bên có quyền hủy hoặc ĐPCDHĐ nếu bên kia vi phạm hợp đồng.
Thứ ba: Để được chấm dứt hợp đồng cả hai trường hợp đều phải thông
báo về việc chấm dứt hợp đồng cho bên kia, nếu không thông báo mà gây
thiệt hại thì phải bồi thường.
Thứ tư: Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị hủy bỏ hoặc bị đơn phương
chấm dứt phải BTTH. Mục đích ban đầu mà các bên đặt ra khi giao kết hợp
đồng sẽ đạt được nếu các bên thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp
đồng nhưng vì một lý do nào đó dẫn đến hợp đồng bị hủy bỏ hay đơn phương
chấm dứt, nghĩa là các bên đã không thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ
với nhau, do vậy các bên đều không đáp ứng được quyền và lợi ích hợp pháp
của mình. Bên để xảy ra hợp đồng bị hủy bỏ hay đơn phương chấm dứt thực
hiện phải BTTH cho bên còn lại.
1.3.2. Khác nhau:


13
Thứ nhất là vấn đề vi phạm hợp đồng: Với hủy bỏ hợp đồng thì bắt buộc
phải có vi phạm hợp đồng của bên đối tác, theo Điều 7.3.1 Bộ “Nguyên tắc Hợp
đồng Thương mại Quốc tế” (Principle of International Commercial Contract,
viết tắt là PICC) do UNIDROIT ban hành năm 1994 có quy định “Một bên có
thể huỷ hợp đồng nếu có trường hợp không thực hiện chủ yếu của bên kia”.Còn
với ĐPCDHĐ có thể xảy ra khi không có sự vi phạm hợp đồng của bên đối tác.
Thứ hai là về hậu quả của việc hợp đồng bị chấm dứt: với hủy bỏ hợp đồng
giải phóng các bên khỏi những nghĩa vụ của mình trong tương lai; theo khoản 3,

điều 425 BLDS quy định “Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực
từ thời điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không
hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền”. Xét về bản chất, tại thời điểm
giao kết hợp đồng cũng như sau khi hợp đồng được giao kết, hợp đồng vẫn có hiệu
lực nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng có sự vi phạm hợp đồng là điều kiện
để hợp đồng bị hủy bỏ thì coi như hợp đồng không có hiệu lực tại thời điểm giao
kết. Còn với ĐPCDHĐ thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được
thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Bên đã thực
hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán bởi hợp đồng đã thực hiện được
một phần, các bên thanh toán cho nhau phần hợp đồng đã được thực hiện, còn phần
hợp đồng chưa được thực hiện thì bị chấm dứt, các bên không phải thực hiện tiếp
tục hợp đồng nữa. Tuy nhiên với hủy bỏ hợp đồng, nếu đã có bên thực hiện nghĩa
vụ giao vật thì bên kia phải hoàn trả lại vật đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng
hiện vật thì phải trả bằng tiền; nhưng với nghĩa vụ là thực hiện một công việc thì các
bên có hoàn trả lại được như ban đầu không? Trường hợp này thì bên đã thực hiện
một công việc có quyền yêu cầu bên hưởng quyền phải thanh toán phần công việc
mà họ đã thực hiện, lúc này phần hợp đồng đã thực hiện vẫn có hiệu lực pháp luật;
do đó theo khoản 3, điều 425 BLDS quy định “Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp
đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết” là chưa chính xác. Bên cạnh đó theo
khoản 2, điều 7.3.6 của Bộ nguyên tắc PICC của UNIDROIT quy định “nếu việc
thực hiện hợp đồng đã được trải dài trong thời gian và hợp đồng có thể phân chia


14
được theo phần, thì việc hoàn trả chỉ có thể diễn ra cho giai đoạn sau của việc huỷ
hợp đồng”, nghĩa là phần hợp đồng đã được thực hiện vẫn có hiệu lực pháp luật.
Thứ ba: vấn đề bồi thường thiệt hại. Với hủy bỏ hợp đồng thì bên có lỗi
trong việc hợp đồng bị hủy bỏ phải BTTH; còn với ĐPCDHĐ cũng bên có lỗi
trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt phải BTTH. Tuy nhiên với hủy
bỏ hợp đồng thì bên có lỗi trong việc hợp đồng bị hủy bỏ là bên không có

quyền hủy bỏ hợp đồng hay bên bị yêu cầu chấm dứt hợp đồng; trong khi
ĐPCDHĐ thì bên phải BTTH có thể là bên có quyền ĐPCDHĐ trong trường
hợp không có sự vi phạm của bên đối tác.
1.4. Phân loại đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự
ĐPCDHĐ là một trong những trường hợp của chấm dứt hợp đồng, các
bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ với nhau nữa, hợp đồng được
chấm dứt dựa trên ý chí của một bên đối tác. Trong BLDS 2005có quy định
về ĐPCDHĐ tại Điều 426 và rải rác tại một số điều luật quy định về hợp đồng
thuê tài sản, gia công, dịch vụ...Tuy nhiên, trong thực tiễn có rất nhiều trường
hợp ĐPCDHĐ mà chúng ta thường gặp, ta có thể dựa vào các căn cứ khác
nhau để phân loại ĐPCDHĐ như sau:
- Nếu dựa vào ý chí của các bên thì ĐPCDHĐ được chia thành
ĐPCDHĐ theo thỏa thuận của các bên và ĐPCDHĐ theo quy định của pháp
luật. ĐPCDHĐ theo thỏa thuận của các bên là trường hợp trong hợp đồng các
bên có thỏa thuận về việc ĐPCDHĐ, cụ thể là điều kiện, trình tự thủ tục
ĐPCDHĐ. Pháp luật dân sự đã đề cao sự thỏa thuận, tự định đoạt của các bên.
ĐPCDHĐ theo quy định của pháp luật là trường hợp pháp luật quy định trong
điều kiện nhất định thì một bên có quyền ĐPCDHĐ cho dù các bên không
thỏa thuận trong hợp đồng về ĐPCDHĐ .
- Căn cứ vào sự vi phạm của bên đối tác thì ĐPCDHĐ được phân thành
ĐPCDHĐ có sự vi phạm của bên đối tác và ĐPCDHĐ khi không có sự vi phạm
của bên đối tác. ĐPCDHĐ có sự vi phạm của bên đối tác là trường hợp chấm dứt
hợp đồng khi có sự vi phạm hợp đồng với lỗi cố ý của bên đối tác khi không thực


15
hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đã được thỏa thuận; còn trường hợp không có sự vi
phạm của bên đối tác, trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu như quyền lợi của
một trong hai bên không đạt được hoặc gặp các sự kiện bất khả kháng thì có thể
ĐPCDHĐ.Vậy ĐPCDHĐ là ý chí của một trong hai bên về việc không tiếp tục duy

trì hợp đồng theo các điều khoản đã cam kết vì bên kia có hành vi vi phạm nghĩa vụ
hợp đồng hoặc một trong hai bên lâm vào hoàn cảnh không thể tiếp tục thực hiện
hợp đồng mà không có lỗi. Tuy nhiên, hợp đồng chủ yếu được đơn phương chấm
dứt khi có sự vi phạm hợp đồng. Một bên có thể ĐPCDHĐ nếu các bên khác vi
phạm nghiêm trọng một nghĩa vụ quan trọng theo hợp đồng. Việc không thực hiện
là cố ý hoặc không tính đến hậu quả hoặc việc không thực hiện khiến cho bên có
quyền tin rằng không thể tin cậy vào việc thực hiện hợp đồng trong tương lai.
ĐPCDHĐ khi không có sự vi phạm hợp đồng, bên đối tác vẫn có khả
năng tiếp tục thực hiện hợp đồng mà quyền ĐPCDHĐ chủ yếu là căn cứ vào
hoàn cảnh khách quan hoặc bản chất của hợp đồng quy định nên.
- Căn cứ vào thời điểm ĐPCDHĐ thì ĐPCDHĐ được chia thành
ĐPCDHĐ sau khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng và ĐPCDHĐ trước khi hết
thời hạn thực hiện hợp đồng(4). ĐPCDHĐ sau khi hết thời hạn thực hiện hợp
đồng là trường hợp sau khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng mà hợp đồng
không được thực hiện hoặc bên không được thực hiện có quyền ĐPCDHĐ.
ĐPCDHĐ trước khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng là trường hợp một bên có
quyền ĐPCDHĐ trước khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng khi thấy rõ bên kia
sẽ vi phạm hợp đồng.
Tóm lại, việc phân chia ĐPCDHĐ thành các loại nói trên vừa dựa vào
quy định của BLDS, vừa dựa trên phương diện lý luận. Tuy nhiên, trong luận
văn này tác giả xin đi sâu vào việc nghiên cứu ĐPCDHĐ dựa trên sự vi phạm
hợp đồng của bên đối tác, đó là ĐPCDHĐ khi có sự vi phạm của bên đối tác
và ĐPCDHĐ khi không có sự vi phạm của bên đối tác.
(4). TS. Đỗ Văn Đại, “Vấn đế hủy bỏ, đình chỉ hợp đồng do bị vi phạm”, tạp chí Khoa học pháp
lý,số 3, năm 2004.


16
CHƢƠNG 2. ĐƠN PHƢƠNG CHẤM DỨT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
DÂN SỰ KHI CÓ SỰ VI PHẠM CỦA BÊN ĐỐI TÁC

2.1. Đặc điểm của ĐPCDHĐ dân sự khi có sự vi phạm của bên đối tác
Như đã trình bày ở trên, ĐPCDHĐ là sự thể hiện ý chí của một trong
hai bên về việc không tiếp tục duy trì hợp đồng theo các điều khoản đã cam
kết vì bên kia có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng, do đó nó
mang một số đặc điểm sau đây:
2.1.1. Có sự vi phạm nghĩa vụ của bên đối tác
Về bản chất, nghĩa vụ hợp đồng là quan hệ tạm thời, và thậm chí là
quan hệ ngắn hạn phải được chấm dứt vào một lúc nào đó. Phương thức thông
thường nhất để chấm dứt nghĩa vụ hợp đồng là việc thực hiện đúng và đầy đủ
hợp đồng. Ở nước ta, khi thực hiện hợp đồng, các bên không những chịu sự
điều chỉnh trực tiếp của những quy định chung tại mục 7 Chương XVII,
BLDS 2005(BLDS 2005) về thực hiện hợp đồng (từ Điều 412 đến Điều 422),
mà còn phải tuân thủ những quy định chung tại mục 2 Chương XVII, BLDS
2005 về thực hiện nghĩa vụ dân sự (từ Điều 283 - Điều 301) và những quy
định riêng của BLDS 2005 về thực hiện những hợp đồng thông dụng. Khi
đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng, từ phía người có thẩm quyền bao giờ
cũng nảy sinh hai câu hỏi độc lập: người có nghĩa vụ đã thực hiện những hành
vi hai bên cam kết chưa? Nếu có, thì đã thực hiện như thế nào và có đúng
không? Trường hợp thứ nhất là nói về việc thực hiện những hành vi (hoặc
không được thực hiện những hành vi) thuộc đối tượng của hợp đồng - hay còn
gọi là việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trên thực tế; trường hợp thứ hai là nói
về “chất lượng” thực hiện nghĩa vụ đến đâu, tức là việc bên có nghĩa vụ có
tuân thủ đúng hay không đúng các điều kiện về nghĩa vụ mà hai bên đã thỏa
thuận (hoặc pháp luật có quy định), như: điều kiện về đối tượng, điều kiện về
địa điểm, điều kiện về thời hạn, điều kiện về phương thức thực hiện … Nếu
tuân thủ đúng các điều kiện này, có thể nói rằng, bên có nghĩa vụ đã thực hiện
nghĩa vụ và đồng thời thực hiện đúng nghĩa vụ. Ngược lại, nếu các điều kiện


17

về nghĩa vụ không được tuân thủ nghiêm ngặt, bên có nghĩa vụ dù đã thực
hiện những hành vi thuộc đối tượng của hợp đồng vẫn sẽ bị coi là thực hiện
không đúng nghĩa vụ. Dựa trên sự khác biệt giữa hai trường hợp này, pháp
luật nhiều nước nhìn chung đều thừa nhận vị trí riêng biệt của việc thực hiện
nghĩa vụ và việc thực hiện đúng nghĩa vụ. Điều này được thể hiện rất rõ trong
thực tiễn xét xử cũng như trong luật thực định các nước như Anh, Nga, Đức
… Trong chế định hợp đồng của những nước này có sự phân biệt trường hợp
không thực hiện nghĩa vụ và trường hợp thực hiện không đúng nghĩa vụ. Khi
một bên không thực hiện nghĩa vụ hoặc tuy có thực hiện, nhưng thực hiện
không đúng nghĩa vụ, thì có thể phải chịu những chế tài và hậu quả pháp lý
khác nhau. Ở nước ta, quan điểm về sự phân biệt giữa không thực hiện nghĩa
vụ và thực hiện không đúng nghĩa vụ cũng đã được BLDS 2005 đặt ra ở một
mức độ nhất định (dù chưa được thể hiện một cách hệ thống và rõ ràng).
Chẳng hạn, theo quy định tại khoản 1 Điều 302 BLDS 2005, trách nhiệm dân
sự cũng được phân chia thành hai trường hợp, đó là trách nhiệm do không
thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm do thực hiện không đúng nghĩa vụ. Hoặc
theo quy định tại Điều 303 BLDS 2005, các nhà làm luật cũng phân biệt hai
tình huống: khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ giao vật đặc định
(tức là khi không thực hiện nghĩa vụ, người có quyền có thể yêu cầu bên có
nghĩa vụ phải giao đúng vật; nếu giao vật bị hư hỏng (tức là khi bên có nghĩa
vụ thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng), thì bên có nghĩa vụ phải thanh
toán giá trị của vật, và BTTH cho bên có quyền v.v..
Nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trên thực tế, đòi hỏi người có
nghĩa vụ (con nợ) tự nguyện thi hành những hành vi (hoặc không được thực
hiện những hành vi) thuộc đối tượng của hợp đồng (như chuyển giao vật,
chuyển giao quyền, thực hiện một công việc nhất định …) mà không được
phép tùy tiện thay thế nghĩa vụ bằng việc trả một khoản tiền tương đương. Để
bảo đảm cho nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ, BLDS nhiều nước theo truyền
thống civil law như Đức, Nga, Nhật Bản … đều thiết lập một nguyên tắc



18
chung, theo đó, việc trả tiền phạt vi phạm và (hoặc) BTTH do thực hiện
không đúng nghĩa vụ không đương nhiên miễn trừ việc tiếp tục thi hành nghĩa
vụ trên thực tế đối với con nợ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác
hoặc pháp luật có quy định khác. Ví dụ, nếu quá thời hạn mà nghĩa vụ xây
nhà vẫn chưa hoàn thành, thì việc thanh toán khoản tiền phạt vi phạm hoặc
(và) BTTH cũng không đương nhiên miễn trừ cho bên thực hiện nghĩa vụ xây
nhà trách nhiệm phải tiếp tục xây nhà (tất nhiên là trừ trường hợp các bên có
thỏa thuận khác)…
Nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ mang tính bắt buộc song hết sức linh
hoạt, uyển chuyển. Điều đó lý giải tại sao đi kèm với nguyên tắc thực hiện
nghĩa vụ, BLDS các nước thường sử dụng cụm từ “trừ trường hợp các bên có
thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Ở đây, cụm từ “pháp luật
có quy định khác” hàm ý: nếu pháp luật không có quy định, bên có quyền có
thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp cưỡng chế buộc bên kia phải thi hành
nghĩa vụ (cho dù có nghĩa vụ đã BTTH); ngược lại, nếu “pháp luật có quy
định khác” thì thay vì yêu cầu cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ, bên có quyền
chỉ có thể tự mình thực hiện thay hoặc giao cho người khác thực hiện thay
nghĩa vụ đó, hoặc yêu cầu Tòa án buộc bên phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền
phạt vi phạm và (hoặc) BTTH do nghĩa vụ không được con nợ tự nguyện thi
hành, hoặc thi hành không đúng, không đầy đủ.
Thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trên thực tế theo BLDS năm 2005,
nguyên tắc nghĩa vụ hợp đồng phải được thi hành trên thực tế ban đầu đã
được khẳng định một cách khái quát thông qua một quy định gián tiếp tại
khoản 1 Điều 302: “Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự với người có quyền”.
Bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hoặc
thanh toán nghĩa vụ chưa thực hiện (nghĩa vụ giao vật đặc định nhưng vật đó
bị hư hỏng), hoặc phạt vi phạm hợp đồng và yêu cầu BTTH…Như theo khoản

1 Điều 305 BLDS 2005, khi nghĩa vụ dân sự chậm được thực hiện thì bên có


19
quyền có thể gia hạn để bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ; nếu quá thời hạn
này mà nghĩa vụ vẫn chưa được hoàn thành thì theo yêu cầu của bên có quyền,
bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và BTTH. (5)
Bên cạnh đó, Điều 420 BLDS năm 1995 đã quy định cụ thể về việc
ĐPCDHĐ “Một bên có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và
không phải BTTH khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện đình chỉ mà các
bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Như vậy, khi hợp đồng
không được thực hiện do có sự vi phạm hợp đồng của bên đối tác thì bên
không được thực hiện có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng nếu
điều đó đã được thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Tuy nhiên, quy định
tại Điều 29 Pháp lệnh hợp đồng dân sự và Điều 426 BLDS 2005về ĐPCDHĐ
đã không quy định cụ thể là chỉ được ĐPCDHĐ khi xảy ra sự vi phạm hợp
đồng mà chỉ quy định “Một bên có quyền ĐPCDHĐ nếu các bên có thỏa
thuận hoặc pháp luật có quy định”. Pháp lệnh hợp đồng dân sự và BLDS 2005
đã quy định rộng hơn về ĐPCDHĐ, do đó một trong các bên có thể ĐPCDHĐ
ngay cả khi có hoặc không có sự vi phạm hợp đồng của bên đối tác. Trên thực
tế cũng như theo các quy định về một số hợp đồng thông dụng của BLDS
2005 thì ĐPCDHĐ chủ yếu áp dụng với trường hợp là có sự vi phạm hợp
đồng của một bên. Sự vi phạm ở đây là sự vi phạm các điều khoản quan trọng
của hợp đồng, sự vi phạm về thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng, bên có nghĩa
vụ đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ như:
Thứ nhất: Thực hiện nghĩa vụ không đúng thời hạn do các bên thỏa
thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự
là một thời điểm hay một khoảng thời gian nhất định mà trong thời điểm hoặc
khoảng thời gian đó người có nghĩa vụ phải hoàn thành nghĩa vụ của mình
nhằm thỏa mãn lợi ích của bên có quyền. Tùy thuộc vào tính chất, nội dung

của hợp đồng cũng như điều kiện, hoàn cảnh của mình mà các bên có thể thỏa
(5). Nguyễn Ngọc Khánh, “Thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trên thực tế”, tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 91,
tháng 2/2007.


20
thuận về thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự. Khi thời hạn đã được xác định
theo thoả thuận thì các bên phải thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn đó. Trong
một số hợp đồng, BLDS 2005đã quy định nếu bên có nghĩa vụ không thực
hiện đúng thời hạn thì bên có quyền được phép ĐPCDHĐ. Tuy nhiên việc vi
phạm thời hạn ở đây là phải diễn ra lặp đi lặp lại hoặc có cơ hội về sự gia hạn
thực hiện hợp đồng.
Vi phạm diễn ra lặp đi lặp lại về thời hạn, bên có nghĩa vụ phải thực
hiện nghĩa vụ trong các thời hạn liên tiếp nhau nhưng đã không thực hiện
trong các thời hạn này.
Điều 489 về trả tiền thuê tài sản “1. Bên thuê phải trả tiền thuê đúng thời
hạn đã thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả tiền thuê thì thời
hạn trả tiền thuê được xác định theo tập quán nơi trả tiền; nếu không xác định
được thời hạn theo tập quán thì bên thuê phải trả tiền khi trả lại tài sản thuê.
2. Trong trường hợp các bên thỏa thuận việc trả tiền thuê theo kỳ hạn thì
bên cho thuê có quyền ĐPCDHĐ, nếu bên thuê không trả tiền trong ba kỳ liên
tiếp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
Theo điều này, các bên có thỏa thuận về việc bên thuê phải trả tiền thuê
theo kỳ hạn, kỳ hạn có thể là một, hai hoặc sáu tháng, cứ hết kỳ thì bên thuê
có nghĩa vụ trả tiền thuê cho bên cho thuê. Nhưng nếu trong ba kỳ liên tiếp
mà bên thuê không trả tiền thì bên cho thuê có quyền ĐPCDHĐ. Từ quy định
này có thể hiểu nếu bên thuê cứ sau hai kỳ liên tiếp mới trả tiền thuê một lần,
mà kỳ hạn hai bên thỏa thuận là sáu tháng hoặc một năm thì bên cho thuê
không đảm bảo được quyền lợi của mình mà lại không được phép ĐPCDHĐ.
Bên cạnh đó, điểm a, khoản 1, Điều 498 về ĐPCDHĐ thuê nhà ở “Bên

cho thuê nhà có quyền ĐPCDHĐ thuê nhà khi bên thuê không trả tiền thuê
nhà liên tiếp trong ba tháng trở lên mà không có lý do chính đáng”. Bên thuê
nhà vi phạm về thời hạn diễn ra lặp đi lặp lại, bên thuê không trả tiền thuê nhà
liên tiếp trong ba tháng trở lên thì bên cho thuê có quyền được ĐPCDHĐ.
Tuy nhiên, quy định này chỉ đúng với việc các bên thỏa thuận về thời hạn trả


21
tiền thuê nhà theo tháng một, cứ trong thời hạn một tháng thì bên thuê phải trả
tiền thuê cho bên kia. Nhưng nếu các bên có thỏa thuận trả tiền thuê nhà ba
tháng, sáu tháng hoặc một năm một lần thì việc bên thuê nhà phải trả tiền thuê
trong cả ba tháng liên tiếp là không thể và không hợp lý nếu bên cho thuê viện
vào quy định tại khoản 1, điều 498 để ĐPCDHĐ. Có lẽ nên sửa lại là “bên
cho thuê có quyền ĐPCDHĐ nếu bên thuê không trả tiền thuê nhà trong ba
kỳ liên tiếp” là hợp lý hơn với từng trường hợp các bên thỏa thuận về kỳ hạn
trả tiền thuê nhà. Tương tự nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng thuê tài sản và
hợp đồng thuê nhà, nghĩa vụ trả tiền lãi trong hợp đồng vay tài sản. Trong hợp
đồng thuê tài sản thì bên thuê có nghĩa vụ trả tiền thuê theo kỳ hạn mà hai bên
thỏa thuận, nếu bên thuê mà không trả tiền thuê trong ba kỳ liên tiếp thì bên
cho thuê có quyền ĐPCDHĐ. Vậy với hợp đồng vay tài sản mà các bên có
thỏa thuận về việc trả lãi theo kỳ hạn, ví dụ bên vay có nghĩa vụ trả tiền lãi là
một tháng một lần, nghĩa vụ trả tiền lãi này không khác gì nghĩa vụ trả tiền
thuê tài sản theo kỳ hạn. Nhưng nếu bên vay tài sản không trả tiền lãi trong ba
kỳ liên tiếp thì bên cho vay có được ĐPCDHĐ không? Theo pháp luật dân sự
của Việt Nam thì không có một quy định nào đề cập tới vấn đề không trả lãi
của bên vay tài sản khi đã hết thời hạn phải trả và cũng không cho phép bên
cho vay được quyền ĐPCDHĐ. Theo tác giả thì nên bổ sung quy định “nếu
các bên có thỏa thuận việc trả lãi theo kỳ hạn, bên vay không trả tiền lãi
trong ba kỳ liên tiếp thì bên cho vay có quyền ĐPCDHĐ và yêu cầu bên vay
thanh toán nợ gốc, tiền lãi và lãi nợ quá hạn của khoản tiền lãi mà bên vay

chưa trả bên cho vay”.
Bên vi phạm thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng đã cơ cơ hội về sự
gia hạn thực hiện nghĩa vụ nhưng sau khi hết thời hạn được gia hạn đó, bên có
nghĩa vụ vẫn không hoàn thành nghĩa vụ thì bên có quyền được phép
ĐPCDHĐ. Xét về bản chất, bên có quyền đã thể hiện sự hợp tác, thiện chí thực
hiện hợp đồng nên đã cho bên nghĩa vụ một cơ hội là gia hạn thêm thời hạn
thực hiện nghĩa vụ nhưng vì lý do nào đó mà bên có nghĩa vụ vẫn không thực


22
hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình nên bên có quyền lợi liên quan buộc
phải chấm dứt hợp đồng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Khoản 1, Điều 555 về chậm giao, chậm nhận sản phẩm gia công,
“Trong trường hợp bên nhận gia công chậm giao sản phẩm thì bên đặt gia
công có thể gia hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên nhận gia công vẫn chưa
hoàn thành công việc thì bên đặt gia công có quyền ĐPCDHĐ và yêu cầu
BTTH”. Hai bên có thỏa thuận về thời hạn để bên nhận gia công hoàn thành
công việc và giao sản phẩm cho bên đặt gia công, nhưng hết thời hạn đó mà
bên nhận gia công vẫn chưa giao sản phẩm thì bên đặt gia công có thể tạo
điều kiện để bên đặt gia công hoàn thành công việc của mình bằng cách cho
thêm một thời hạn nữa để bên nhận gia công hoàn thành nghĩa vụ và cũng để
bên đặt gia công được việc, nhận được sản phẩm gia công, không phải tốn
thời gian để tìm hoặc giao kết một hợp đồng gia công khác thay thế. Tuy
nhiên, nếu hết thời hạn được gia hạn mà bên nhận gia công vẫn chưa hoàn
thành công việc thì bên đặt gia công có quyền ĐPCDHĐ và yêu cầu BTTH.
Theo quy định tại khoản 1, điều 555 này thì bên đặt gia công có thể gia hạn để
bên đặt gia công hoàn thành công việc, nếu hết thời hạn được gia hạn mà bên
đặt gia công không hoàn thành thì bên nhận gia công có quyền ĐPCDHĐ,
nhưng nếu bên đặt gia công không gia hạn cho bên nhận gia công thì hết thời
hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên nhận gia công vẫn chưa giao sản phẩm thì bên

đặt gia công có được phép chấm dứt hợp đồng?
Điều 709 về hợp đồng thuê quyền sử dụng đất: “Khi bên thuê chậm trả
tiền thuê quyền sử dụng đất theo thỏa thuận thì bên cho thuê có thể gia hạn;
nếu hết thời hạn đó mà bên thuê không thực hiện nghĩa vụ thì bên cho thuê có
quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, yêu cầu bên thuê trả lại
đất. Bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả đủ tiền trong thời gian đã
thuê kể cả lãi đối với khoản tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do ngân hàng
Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh
toán”. Bản chất của hợp đồng thuê quyền sử dụng đất thường là những hợp


23
đồng dài hạn, có thể là mười hoặc hai mươi năm…nên có sự hợp tác lâu dài
giữa hai bên. Do đó, khi bên thuê chậm trả tiền thuê quyền sử dụng đất theo
thỏa thuận thì bên cho thuê có thể gia hạn, nếu hết thời hạn đó mà bên thuê
vẫn không thực hiện nghĩa vụ thì bên cho thuê có quyền ĐPCDHĐ, yêu cầu
bên thuê trả lại đất.
Tất cả các trường hợp nêu trên, thời hạn thực hiện nghĩa vụ là điều kiện
để cho phép một bên được ĐPCDHĐ khi bên kia không thực hiện nghĩa vụ
đúng theo thời hạn đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Thứ hai: Vi phạm về địa điểm thực hiện hợp đồng
Địa điểm thực hiện hợp đồng là nơi các bên thỏa thuận để bên có nghĩa
vụ thực hiện tại đó. Địa điểm thực hiện hợp đồng, đặc biệt là địa điểm giao
nhận đối tượng của hợp đồng là một nội dung quan trọng trong hợp đồng vì
nó liên quan đến vấn đề chuyển rủi do, liên quan đến chi phí vận chuyển.
Theo khoản 2, Điều 534 quy định về ĐPCDHĐ vận chuyển hành
khách: “2. Hành khách có quyền ĐPCDHĐ trong trường hợp bên vận chuyển
vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 529 của Bộ luật này.
Điều 529. Nghĩa vụ của bên vận chuyển
Bên vận chuyển có các nghĩa vụ sau đây:

1. Chuyên chở hành khách từ địa điểm xuất phát đến đúng địa điểm,
đến đúng giờ, văn minh, lịch sự và bằng phương tiện đã thoả thuận một cách
an toàn, theo lộ trình; bảo đảm đủ chỗ cho khách và không chuyên chở vượt
quá trọng tải;
4. Chuyên chở hành lý và trả lại cho hành khách hoặc người có quyền
nhận hành lý tại địa điểm thoả thuận theo đúng thời gian, lộ trình;
Bản chất của hợp đồng vận chuyển hành khách là bên vận chuyển
chuyên chở hành khách, hành lý từ địa điểm xuất phát đến địa điểm đã định
theo thoả thuận. Địa điểm là điều khoản quan trọng, không thể thiếu trong
hợp đồng vận chuyển hành khách, nó cũng chính là cơ sở để xác định cước
phí vận chuyển. Theo đó, nếu bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hành


×