Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 123 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




ĐOÀN VIỆT DŨNG






ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005






LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC










HÀ NỘI - 2011



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



ĐOÀN VIỆT DŨNG






ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005

Chuyên ngành : Luật dân sự
Mã số : 60 38 30



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌc



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Đăng Hiếu






HÀ NỘI - 2011


MỤC LỤC



Trang

Trang phụ bìa


Lời cam đoan


Mục lục


Danh mục các từ viết tắt


Danh mục các bảng


MỞ ĐẦU

1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐƠN PHƯƠNG
CHẤM DỨT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
7
1.1.
Khái quát về hợp đồng dân sự và thực hiện hợp đồng dân sự
7
1.1.1.
Khái niệm hợp đồng dân sự
7
1.1.2.
Thực hiện hợp đồng dân sự
7
1.1.3.
Chấm dứt hợp đồng dân sự
9
1.2.
Khái niệm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự
10
1.3.
Đặc điểm của đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
dân sự
15
1.3.1.
Hợp đồng dân sự được chấm dứt do ý chí của một bên chủ thể
15
1.3.2.
Bên thể hiện ý chí chấm dứt hợp đồng phải có quyền đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự

15
1.3.3.
Hợp đồng dân sự bị chấm dứt có thời hạn thực hiện nhất định
16
1.3.4.
Mục đích, nguyện vọng ban đầu của một hoặc các bên khi
giao kết thường chưa đáp ứng được trọn vẹn khi hợp đồng
chấm dứt
16
1.3.5.
Nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên có quyền đơn phương chấm
dứt thực hiện hợp đồng dân sự
17
1.4.
Phân loại đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự
18
1.5.
So sánh đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự
với hủy bỏ hợp đồng dân sự
20
1.5.1.
Giống nhau
21
1.5.2.
Khác nhau
22
1.6.
So sánh đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự
với đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng lao động
23

1.6.1.
Giống nhau
23
1.6.2.
Khác nhau
25
1.7.
Nguyên nhân dẫn đến đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
động dân sự
26
1.7.1.
Đơn phương chấm dức thực hiện hợp đồng dân sự do có sự
vi phạm của bên đối tác
26
1.7.1.1.
Thực hiện nghĩa vụ không đúng thời hạn do các bên thỏa
thuận hoặc theo quy định của pháp luật
27
1.7.1.2.
Vi phạm về địa điểm thực hiện hợp đồng
27
1.7.1.3.
Vi phạm do không thực hiện, thực hiện không đúng, không
đầy đủ nghĩa vụ phải làm một công việc hoặc không được
làm một công việc
28
1.7.1.4.
Vi phạm về giá, phương thức thanh toán
29
1.7.1.5.

Vi phạm đạo đức xã hội, an ninh trật tự khi thực hiện hợp đồng
29
1.7.1.6.
Vi phạm sự thiện chí, hợp tác, trung thực khi thực hiện hợp đồng
29
1.7.2.
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự khi không
có sự vi phạm của bên đối tác
29
1.8.
Hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng dân sự
31
1.8.1.
Với đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự khi có
sự vi phạm của bên đối tác
31
1.8.1.1.
Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng
31
1.8.1.2.
Các bên thanh toán cho nhau phần nghĩa vụ đã được thực hiện
32
1.8.1.3.
Bên vi phạm hợp đồng hay bên bị yêu cầu chấm dứt hợp
đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm hay bên
đưa ra yêu cầu chấm dứt hợp đồng
32
1.8.2.
Hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt thực hiện hợp

đồng khi không có sự vi phạm của bên đối tác
33
1.8.2.1.
Các bên thanh toán cho nhau phần nghĩa vụ đã được thực hiện
33
1.8.2.2.
Bên đưa ra yêu cầu chấm dứt hợp đồng có thể phải bồi
thường thiệt hại cho bên bị yêu cầu chấm dứt hợp đồng
trước thời hạn
35

Chương 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ
NĂM 2005 VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT THỰC
HIỆN HỢP ĐỒNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP
LUẬT VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG DÂN SỰ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
36
2.1.
Thực trạng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
36
2.1.1.
Về cơ sở của quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng dân sự
37
2.1.2.
Về số lượng quy định đề cập đến đơn phương chấm dứt
thực hiện hợp dồng dân sự
38
2.1.3.

Quy định về các trường hợp đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng dân sự
40
2.1.3.1.
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự do có vi
phạm của bên đối tác
40
2.1.3.2.
Quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng khi
không có sự vi phạm của bên đối tác
53
2.1.4.
Quy định về thông báo trong đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng dân sự
66
2.1.5.
Quy định về hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt
thực hiện hợp đồng dân sự
70
2.1.6.
Quy định về trình tự đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng dân sự
73
2.2.
Thực tiễn áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2005 về đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng
74

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH
CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM

DỨT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
85
3.1.
Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của Bộ luật Dân
sự về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
85
3.1.1.
Về cơ sở của quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng dân sự và số lượng hợp đồng dân sự có quy định cụ
thể về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
87
3.1.2.
Về nguyên nhân dẫn đến đơn phương chấm dứt thực hiện
hợp đồng
88
3.1.3.
Về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trước khi hết
thời hạn thực hiện
95
3.1.4.
Về vấn đề thông báo trong đơn phương chấm dứt thực hiện
hợp đồng
95
3.1.5.
Về vấn đề hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng
96
3.1.6.
Về trình tự đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
97

3.2.
Phương hướng hoàn thiện các quy định của Bộ luật Dân sự
về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
97

KẾT LUẬN
103

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
105

PHỤ LỤC
108




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS
: Bộ luật Dân sự
BLLĐ
: Bộ luật Lao động
BTTH
: Bồi thường thiệt hại
HĐDS
: Hợp đồng dân sự
ĐPCDHĐ
: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
ĐPCDHĐDS

: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự
ĐPCDHĐLĐ
: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng lao động
NVDS
: Nghĩa vụ dân sự
TAND
: Tòa án nhân dân





DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng
Tên bảng
Trang
2.1
Những điều trong BLDS năm 2005 đề cập đến thuật ngữ
đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
39


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Nền kinh tế - xã hội càng phát triển thì các quan hệ dân sự, trong đó
có quan hệ hợp đồng dân sự (HĐDS) cũng càng phát triển. Các chủ thể như

cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân… giao kết HĐDS nhằm đáp ứng những nhu
cầu thiết yếu của mình như: ăn, mặc, ở, đi lại, kinh doanh, giải trí… HĐDS là
sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự (NVDS). Trong quan hệ hợp đồng, nguyên tắc bình đẳng
thỏa thuận là nguyên tắc cơ bản, sự tự do ý chí luôn được đề cao.
Khi giao kết HĐDS, các bên giao kết đều có nguyện vọng thực hiện
xong hợp đồng. Thông thường, HĐDS chấm dứt theo ý chí của các bên giao
kết. Hợp đồng thông thường chấm dứt khi các bên đã thực hiện xong công
việc, xong nghĩa vụ hợp đồng trong thời hạn đã thỏa thuận tại hợp đồng, khi
các bên đều đã đạt được mong muốn, mục đích của mình, các nghĩa vụ đã
được thực hiện toàn bộ, các quyền tương ứng đã được đáp ứng. Các bên kết
thúc hợp đồng trong "vui vẻ" khi các bên đều đáp ứng được mục đích của nhau.
HĐDS cũng có thể chấm dứt "giữa chừng" theo thỏa thuận của các bên khi
nghĩa vụ trong hợp đồng chưa hoàn thành hay thời hạn của hợp đồng chưa hết.
Tuy nhiên, còn có những HĐDS kết thúc do ý chí của một bên. Trong
nền kinh tế thị trường, đối tượng của hợp đồng, thời hạn, chủ thể, quyền và
nghĩa vụ, cách thức thực hiện hợp đồng, sự kiện khách quan tác động tới hợp
đồng rất đa dạng và phức tạp nên việc thực hiện hợp đồng không phải lúc nào
cũng dễ dàng, suôn sẻ. Do đó, khi hợp đồng đang thực hiện, xảy ra việc một
bên trong hợp đồng muốn (và cần) chấm dứt hợp đồng ngay để bảo vệ quyền
lợi cho mình khi họ có quyền thì dù bên kia vẫn muốn tiếp tục thực hiện hợp
dồng cũng không duy trì hợp đồng được, đó là đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng (ĐPCDHĐ).

2
ĐPCDHĐ là cần thiết vì trong hợp đồng được giao kết, các bên đã xác
lập quyền và nghĩa vụ với nhau, nghĩa vụ của bên này tương ứng với quyền
của bên kia. Để đảm bảo quyền lợi của bên có quyền thì cần đề cao trách
nhiệm của bên có nghĩa vụ. Khi hợp đồng đã giao kết, đang trong quá trình
thực hiện mà vì lý do nào đó như: bên đối tác vi phạm hợp đồng hoặc vì lý do

khách quan (không ai có lỗi), thậm chí cả trường hợp một bên thấy "không có
lợi" thì một bên có quyền ĐPCDHĐ ấy, bởi vì nếu tiếp tục thực hiện hợp
đồng sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của chính họ hoặc người khác, cộng đồng.
Quyền ĐPCDHĐ phải dựa trên cơ sở sự thỏa thuận của chính cá chủ thể hợp
đồng ấy hoặc pháp luật có quy định. Quyền này có ý nghĩa quan trọng trong
việc bảo vệ quyền lợi chính đáng cho chủ thể của HĐDS và ngày càng được
chú ý, quan tâm. Chính vì vậy, pháp luật về HĐDS ở nước ta đã từng bước
ghi nhận, hoàn thiện quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
dân sự (ĐPCDHĐDS). ĐPCDHĐDS được quy định tại Điều 426 Bộ luật Dân
sự (BLDS) năm 2005, ngoài ra còn được quy định rải rác trong một số HĐDS
chuyên biệt trong BLDS hay lẻ tẻ trong một số văn bản pháp luật khác. Tuy
nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy
định một cách rõ ràng, đầy đủ các về điều kiện, nguyên nhân, hậu quả, trình
tự thủ tục ĐPCDHĐDS; chưa xây dựng nên những nguyên tắc cho vấn đề
này. Thực trạng pháp luật về ĐPCDHĐDS còn nhiều bất cập, khiến cho việc
áp dụng, thực hiện ĐPCDHĐDS rất khó khăn, phức tạp, đặc biệt với trường
hợp các bên không thỏa thuận về ĐPCDHĐDS. Từ thực trạng này, rất cần
thiết phải có cơ sở pháp lý đầy đủ hơn về ĐPCDHĐDS với những quy định
cụ thể về nguyên tắc, điều kiện, hậu quả, trình tự thủ tục về vấn đề này nhằm
giúp các bên của hợp đồng cũng như cơ quan có thẩm quyền giải quyết sự
việc có liên quan. Vì ý nghĩa đó, tác giả lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp
của mình là "Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định của
Bộ luật Dân sự năm 2005".

3
2. Thực trạng nghiên cứu đề tài
Trước khi tác giả nghiên cứu đề tài này, đã có một số công trình
nghiên cứu và bài viết đề cập đến vấn đề ĐPCDHĐDS như:
- "Một số ý kiến về chế định hợp đồng dân sự trong dự thảo Bộ luật Dân
sự", của Nguyễn Thị Khế, đăng trên Tạp chí Luật học, số 02 năm 1995, đã phân

tích khá kỹ lưỡng về huỷ bỏ HĐDS, trong đó cũng nói sơ qua về đơn phương đình
chỉ thực hiện hợp đồng, tuy nhiên tác giả không đi sâu phân tích về vấn đề này.
- "Pháp luật về hợp đồng" của Nguyễn Mạnh Bách, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1995, đã đề cập đến vấn đề đình chỉ, chấm dứt hợp đồng,
trong đó tác giả đã phân tích sơ lược hai hình thức của ĐPCDHĐ, đó là: các
đương sự thoả thuận với nhau và theo quy định của pháp luật.
- "Bình luận khoa học một số vấn đề cơ bản của Bộ luật Dân sự",
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, công trình của Viện Nghiên cứu khoa
học pháp lý, Bộ Tư pháp, trong đó có đề cập đến "đơn phương đình chỉ hợp
đồng" với việc trích dẫn Điều 420 BLDS năm 1995 và có bình luận rất ngắn
gọn về vấn đề này.
- "Vấn đề huỷ bỏ, đình chỉ hợp đồng do bị vi phạm", của Đỗ Văn Đại,
đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 9 năm 2004, đã phân tích huỷ bỏ,
đình chỉ hợp đồng sau và trước khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng thông qua
việc phân tích một số HĐDS thông dụng và có sự so sánh với pháp luật của
một số nước.
- "Những điểm mới cơ bản về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm
2005", của Nguyễn Ngọc Khánh, đăng trên Tạp chí Kiểm sát, số 01 năm
2006; "Một số điểm mới về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2005", của
Nguyễn Thị Thục, đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 03 năm 2006,
các bài viết tuy cũng đề cập tới vấn đề này nhưng chưa phân tích hay bình
luận về ĐPCDHĐDS.

4
- "Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt
Nam", Luận văn thạc sĩ luật học, của Nguyễn Ngọc Oanh, 2010. Luận văn đã
làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về ĐPCDHĐDS, phân tích sâu về
ĐPCDHĐDS có sự vi phạm của bên đối tác và ĐPCDHĐDS không có sự vi
phạm của bên đối tác theo quy định của BLDS năm 2005. Tuy nhiên, luận
văn chưa tập trung đi sâu phân tích và đánh giá thực trạng quy định của

BLDS hiện hành về ĐPCDHĐDS theo các góc độ khác nhau.
- "Bình luận khoa học một số vấn đề cơ bản của Bộ luật Dân sự năm
2005", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, công trình của Viện Nghiên
cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, trong đó có đề cập đến ĐPCDHĐDS với
việc phân tích, bình luận khái quát Điều 426 BLDS và những quy định về
ĐPCDHĐDS thông dụng trong BLDS năm 2005. Tuy nhiên, nhiều vấn đề lý
luận và việc đánh giá thực trạng quy định về vấn đề này còn rất hạn chế.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận cơ bản về
ĐPCDHĐDS; thực trạng quy định của BLDS năm 2005 về ĐPCDHĐ và
phương hướng hoàn thiện pháp luật về ĐPCDHĐDS.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Các vấn đề lý luận cơ bản về ĐPCDHĐDS như: khái niệm, đặc điểm,
phân loại, trình tự, hậu quả của ĐPCDHĐDS; so sánh ĐPCDHĐDS với hủy bỏ
HĐDS, so sánh ĐPCDHĐDS với ĐPCDHĐ khác.
- Phân tích thực trạng các quy định của BLDS năm 2005 về ĐPCDHĐDS
có so sánh với các văn bản pháp luật nước ta và nước ngoài có liên quan
- Đề xuất và kiến nghị hoàn thiện các quy định của BLDS về ĐPCDHĐ.

5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả đã sử dụng các phương pháp như diễn giải, phân tích, tổng
hợp, so sánh, đối chiếu, bình luận, suy diễn logic, trích dẫn… để nghiên cứu
đề tài.
6. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận về
ĐPCDHĐDS, thực trạng quy định hiện hành của BLDS năm 2005 về
ĐPCDHĐDS và thực tiễn áp dụng, từ đó đưa ra phương hướng hoàn thiện
pháp luật về ĐPCDHĐDS.

Với mục đích nghiên cứu như vậy, nhiệm vụ nghiên cứu được xác
định trên những khía cạnh sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về ĐPCDHĐ như khái niệm, đặc điểm,
phân loại, hậu quả của ĐPCDHĐDS; so sánh ĐPCDHĐDS với hủy bỏ
HĐDS, so sánh ĐPCDHĐDS với ĐPCD hợp đồng khác.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quy định của BLDS năm 2005 về ĐPCDHĐ.
- Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật của các bên chủ thể HĐDS và
Tòa án nhân dân (TAND) để giải quyết vấn đề ĐPCDHĐDS.
- Đưa ra phương hướng nhằm hoàn thiện các quy định của BLDS
về ĐPCDHĐ.
7. Những điểm mới của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu có tính hệ thống những vấn đề liên
quan đến ĐPCDHĐDS. Trong luận văn có những điểm mới sau đây:
- So sánh ĐPCDHĐDS với ĐPCDHĐ khác;
- Tập trung phân tích, đánh giá thực trạng quy định của BLDS năm
2005 về ĐPCDHĐ, so sánh với quy định của pháp luật dân sự nước ta trước
đó và quy định của pháp luật một số nước về vấn đề này;

6
- Đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định của BLDS về
ĐPCDHĐ.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về đơn phương chấm dứt
thực hiện hợp đồng dân sự.
Chương 2: Thực trạng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và thực tiễn áp dụng pháp luật về đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự ở nước ta hiện nay.
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện các quy định của Bộ luật Dân sự

về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.


7
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
VỀ ĐƠN PHƢƠNG CHẤM DỨT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

1.1. Khái quát về hợp đồng dân sự và thực hiện hợp đồng dân sự
1.1.1. Khái niệm hợp đồng dân sự
Điều 388 BLDS năm 2005 quy định: "Hợp đồng dân sự là sự thỏa
thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ
dân sự" [27].
Chế định hợp đồng trong luật dân sự Việt Nam là tập hợp các quy
phạm pháp luật dân sự quy định về HĐDS. Đây là một chế định quan trọng,
trung tâm trong luật dân sự Việt Nam. Trong BLDS năm 2005 của nước ta,
chế định về HĐDS đã được khẳng định với 205 điều trên tổng số 777 điều
luật (từ Điều 388 đến Điều 593) đó là chưa kể đến 45 điều quy định về các
hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất (từ Điều 693 đến Điều 732). Điều
đó chứng tỏ chế định HĐDS đóng vai trò rất quan trọng.
Với việc ban hành BLDS năm 2005, từ ngày 01/01/2006, các quy định
về HĐDS trong BLDS năm 2005 sẽ điều chỉnh chung cho các quan hệ về hợp
đồng giữa các pháp nhân, cá nhân với nhau. Như vậy, từ thời điểm này không
còn sự phân biệt giữa hai loại hợp đồng kinh tế - dân sự theo căn cứ về chủ
thể ký kết hợp đồng, mục đích giao kết hay các vấn đề có liên quan khác.
1.1.2. Thực hiện hợp đồng dân sự
Thực hiện HĐDS là việc các bên tiến hành các hành vi mà mỗi bên
tham gia hợp đồng phải thực hiện nhằm đáp ứng những quyền dân sự tương
ứng của bên kia, nhằm thực hiện những nghĩa vụ phát sinh trong hợp đồng.
Những thỏa thuận trong hợp đồng có hiệu lực sẽ có giá trị ràng buộc các bên,


8
tức là hợp đồng có tính chất là "luật" giữa các bên. Các bên phải thực hiện
nghĩa vụ đã thỏa thuận theo đúng hợp đồng.
Việc thực hiện HĐDS phải tuân theo những nguyên tắc sau: Thực
hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn,
phương thức và các thoả thuận khác; thực hiện một cách trung thực, theo tinh
thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau; không được
xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 412
BLDS năm 2005).
Khi thực hiện HĐDS ngoài việc tuân thủ các quy tắc đã được quy định
thì việc thực hiện hợp đồng còn phải tuân thủ theo những quy tắc nhất định
đối với từng loại hợp đồng cụ thể như sau:
- Với hợp đồng đơn vụ (chỉ một bên có nghĩa vụ còn một bên có
quyền), bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng như đã thoả thuận; chỉ
được thực hiện trước hoặc sau thời hạn nếu được bên có quyền đồng ý.
- Với hợp đồng song vụ (mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau, nghĩa
vụ của bên này là quyền của bên kia): Trong hợp đồng song vụ, khi các bên
đã thoả thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ
của mình khi đến hạn; không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực
hiện nghĩa vụ đối với mình. Trong trường hợp các bên không thoả thuận bên
nào thực hiện nghĩa vụ trước thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ
đối với nhau; nếu nghĩa vụ không thể thực hiện đồng thời thì nghĩa vụ nào khi
thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện trước.
Trong hợp đồng song vụ, khi một bên không thực hiện được nghĩa vụ
của mình do lỗi của bên kia thì có quyền yêu cầu bên kia vẫn phải thực hiện
nghĩa vụ đối với mình hoặc huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại
(Điều 417 BLDS năm 2005). Nếu một bên không thực hiện được nghĩa vụ mà
các bên đều không có lỗi thì bên không thực hiện được nghĩa vụ không có
quyền yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Trường hợp một bên


9
đã thực hiện được một phần nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên kia thực hiện
phần nghĩa vụ tương ứng đối với mình (Điều 418 BLDS năm 2005).
1.1.3. Chấm dứt hợp đồng dân sự
Chấm dứt HĐDS là việc các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định
HĐDS không còn hiệu lực nữa, việc thực hiện hợp đồng kết thúc.
HĐDS chấm dứt trong các trường hợp sau:
Thứ nhất: Hợp đồng chấm dứt khi các bên đã hoàn thành hợp đồng.
Khi các bên tham gia hợp đồng đã thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ
phần mình và do vậy mỗi bên đều đã đáp ứng được quyền dân sự của mình
(mục đích khi giao kết HĐDS đã đạt được) thì hợp đồng coi như đã hoàn thành.
Thứ hai: Hợp đồng chấm dứt theo thoả thuận của các bên. Trong
những trường hợp bên có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện hợp đồng hoặc
nếu hợp đồng được thực hiện sẽ gây ra tổn thất lớn về vật chất của một hoặc
hai bên thì các bên có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng. Hợp đồng đã giao
kết được coi là chấm dứt tại thời điểm các bên đạt được sự thỏa thuận nói trên.
Thứ ba: Chủ thể giao kết hợp đồng không tồn tại tại thời điểm đó.
Trường hợp này hợp đồng không có một bên hoặc nhiều bên để thực hiện:
Người giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt hoạt
động mà hợp đồng phải do chính chủ thể đó thực hiện.
Thứ tư: Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện.
Thứ năm: Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp
đồng không còn và các bên có thể thỏa thuận thay thế đối tượng khác hoặc
bồi thường thiệt hại.
Đối tượng của hợp đồng là điều khoản căn bản chủ yếu của hợp đồng.
Khi đối tượng không còn thì cũng không thể thực hiện được hợp đồng, vì vậy
hợp đồng đương nhiên chấm dứt. Tuy nhiên, trong trường hợp này các bên có

10

thể thỏa thuận thay thế đối tượng khác, thực chất đó là việc chấm dứt hợp
đồng trước và giao kết hợp đồng mới.
Thứ sáu: Các trường hợp khác do pháp luật quy định (Điều 424
BLDS năm 2005).
1.2. Khái niệm đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự
Khi đề cập đến từ "Đơn phương", chúng ta thường hiểu là sự biểu lộ,
sự mong muốn từ một phía. Những cụm từ có "đơn phương" chúng ta hay gặp
trong văn chương và cuộc sống là: "Mối tình đơn phương", "Tình yêu đơn
phương" để nói về việc tình yêu mà chỉ một phía yêu và muốn được yêu còn
bên kia thì không yêu và không muốn đáp lại. Để tìm hiểu về "đơn phương",
tác giả xin trích dẫn một số định nghĩa tại một số cuốn "Từ điển Tiếng Việt".
Theo Từ điển Tiếng Việt của Nxb Khoa học xã hội, năm 1997: Đơn phương
là phó từ có nghĩa "từ một bên, không có sự thỏa thuận hoặc tham gia của bên
đối địch" [34, tr. 185]. Việc giải thích từ "đơn phương" như vậy không thuyết
phục vì bên kia chưa chắc đã là "bên đối địch". Theo Từ điển Tiếng Việt, Nxb
Thống kê năm 2004: "đơn phương" là một tính từ có nghĩa "có tính chất của
một bên, phân biệt với song phương" [35, tr. 227]. Việc giải thích của Từ điển
này hợp lý hơn nhưng vẫn có hạn chế như chưa chỉ rõ ý chí (mong muốn,
nguyện vọng) của một bên về việc gì đó và "đơn phương" không chỉ để phân
biệt với "song phương" mà còn phân biệt với "đa phương".
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư thì "đơn phương" là "sự thể hiện ý
chí của riêng một bên, không có sự thỏa thuận hoặc sự tham gia của bên kia;
phân biệt với đa phương hoặc song phương" [33]. Định nghĩa này hợp lý hơn
cả trong số ba định nghĩa về "đơn phương" tại các Từ điển Tiếng Việt nói trên
vì đã khẳng định "đơn phương" có tính ý chí, thể hiện ý chí của một bên, khi
thể hiện ý chí đó không có sự thỏa thuận hoặc tham gia của bên kia và dùng
để phân biệt với "đa phương" (nhiều bên) hoặc "song phương" (hai bên).

11
Vậy ĐPCDHĐDS là gì? Căn cứ vào định nghĩa về từ "đơn phương"

tại Từ điển Bách khoa toàn thư nói trên, ĐPCDHĐDS trước hết là việc chấm
dứt HĐDS theo ý chí của "riêng một bên". Đây là hành động có ý chí, ý chí
đó thể hiện mong muốn, nguyện vọng (là động cơ phát sinh yêu cầu chấm
dứt) của người có hành động đơn phương. HĐDS cũng giống như các sự vật,
hiện tượng nói chung trong thế giới vật chất, trải qua quá trình phát sinh, phát
triển và chấm dứt nhưng giao kết HĐDS là hành vi của con người có ý thức
(có năng lực hành vi dân sự) nên việc giao kết, thực hiện và chấm dứt HĐDS
phát sinh từ những hành vi có ý thức của các bên giao kết. Hành vi có ý thức
đó có khi do hai bên cùng thống nhất, có khi là do ý chí của một bên nhưng ý
chí đó phải "đúng", vì thế mà bên kia mới chấp nhận. Nếu việc chấm dứt hợp
đồng do hai bên cùng thỏa thuận khi hợp đồng đang thực hiện thì không phải
là ĐPCDHĐ.
Việc chấm dứt HĐDS do một bên mong muốn, yêu cầu diễn ra "nửa
chừng" khi HĐDS đã giao kết, đang trong quá trình thực hiện, chưa thực
hiện xong nghĩa vụ hợp đồng và chưa hết thời hạn hợp đồng. Khi giao kết
HĐDS, các bên đều có mục đích nhất định, hướng tới lợi ích nhất định nên
đều mong muốn hợp đồng đó được thực hiện xong với những nghĩa vụ được
hoàn thành, những quyền lợi tương ứng được đáp ứng. Để đạt được điều đó,
họ thường thỏa thuận về thời hạn hợp đồng. Nhưng chấm dứt HĐDS do đơn
phương yêu cầu là chấm dứt "nửa chừng" - chấm dứt khi đã thực hiện được
"một phần" những gì thỏa thuận, kể cả nghĩa vụ và thời hạn; hợp đồng đã giao
kết, đang thực hiện nhưng chưa xong thì chấm dứt, nó còn dang dở so với
thỏa thuận ban đầu.
Ý chí chấm dứt hợp đồng "nửa chừng" của một bên nào đó phải "đúng",
tức là bên đó có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Quyền đó thể hiện bên
đơn phương ĐPCDHĐDS được làm như vậy và bên kia không được phản đối,
cản trở. Quyền đó có được trên cơ sở nào? Khoản 1 Điều 29 Pháp lệnh HĐDS
năm 1991 quy định: "Một bên có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp

12

đồng theo điều kiện mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc do pháp luật
quy định" [12], Sau đó BLDS năm 1995 quy định tại khoản 1 Điều 420: "Một
bên có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường
thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện đình chỉ mà các bên đã thỏa
thuận hoặc pháp luật có quy định" [24]. BLDS năm 2005 quy định quyền này
tại khoản 1 Điều 426: "Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định" [27]. Như vậy,
quyền ĐPCDHĐDS đã được ghi nhận trong cả ba văn bản quy phạm pháp luật
chủ yếu của ngành luật dân sự trong ba thời kỳ khác nhau, đều khẳng định
quyền này có được do thỏa thuận trong hợp đồng hoặc pháp luật quy định.
Trên cơ sở đó, nếu ở vào điều kiện, hoàn cảnh đã thỏa thuận hoặc pháp luật
quy định một bên có quyền ĐPCDHĐDS thì bên đó có quyền này, ý chí của
bên đó là "đúng" và bên kia buộc phải chấp nhận, nghĩa là sự đồng ý của bên
kia là không cần thiết, mọi thỏa thuận trong hợp đồng đều không còn ràng
buộc, các bên không phải tiếp tục thực hiện hợp đồng. Một trong hai cơ sở
của quyền này là sự thỏa thuận từ trước (khi giao kết) xuất phát từ sự tự do ý
chí của các bên tham gia hợp đồng. Quan điểm xuyên suốt của BLDS Việt
Nam năm 2005 là "tăng cường quyền tự do hợp đồng thông qua việc các bên
được quyết định đối tác tham gia ký kết hợp đồng, hình thức, nội dung của
hợp đồng, trách nhiệm của các bên đối tác khi có sự vi phạm, chấm dứt hợp
đồng" [36, tr. 175]. Khi giao kết HĐDS, các bên đã thống nhất ý chí là trong
những trường hợp nhất định thì một bên có quyền ĐPCDHĐ, vì "hợp đồng dân
sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự" nên việc thỏa thuận chấm dứt HĐDS luôn được tôn trọng.
"Pháp luật của các quóc gia trên thế giới đều khẳng định sự thỏa thuận là yếu tố
cốt lõi của hợp đồng" [40, tr. 194]. Bất kỳ hệ thống pháp luật nào người ta cũng
đều thừa nhận nền tảng của luật hợp đồng là tự do ý chí, có nghĩa tự do ý chí là
vấn đề trọng yếu của hợp đồng. Do đó quyền ĐPCDHĐ xuất phát từ sự thỏa
thuận khi giao kết được ghi nhận. Ngoài sự thỏa thuận, Quyền ĐPCDHĐ còn


13
có được trên cơ sở quy định của pháp luật. Quy định của pháp luật vừa mang
tính chất hỗ trợ cho bên cần ĐPCDHĐ khi họ ở tình thế nào đó mà việc tiếp
tục thực hiện hợp đồng sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của họ dù họ không có lỗi
trong khi nội dung hợp đồng không đề cập đến việc ĐPCDHĐ hoặc đề cập
đến nhưng chưa rõ, vừa đưa ra (dự liệu) được những trường hợp được
ĐPCDHĐ phổ biến xảy ra. Những quy định của pháp luật được áp dụng
chung, rất thuận lợi cho mọi đối tượng là chủ thể của HĐDS. Theo Học thuyết
Tự do ý chí (phát triển mạnh mẽ ở Pháp vào thế kỷ XVIII) thì cá nhân chỉ có
thể bị ràng buộc bởi ý chí của chính mình được tuyên bố một cách trực tiếp
thông qua các hợp đồng hay gián tiếp thông qua pháp luật. Học thuyết này
cho rằng, pháp luật thể hiện ý chí chung của các cá nhân trong xã hội, nên các
quy định của pháp luật có giá trị bắt buộc chung mà các cá nhân đã gián tiếp
ưng thuận. Học thuyết này nhằm tới mục đích công bằng giữa các cá nhân
thông qua tự do thương thuyết, và phát triển kinh tế thông qua tự do cạnh
tranh (laisser faire), có nghĩa là "để cho muốn làm gì thì làm" [6]. có thể coi
chủ thể thể hiện ý chí về việc ĐPCDHĐ trên cơ sở sự thỏa thuận khi giao kết
hay theo quy định của pháp luật là thể hiện trực tiếp (qua hợp đồng) hay gián
tiếp (qua pháp luật) khi quyền và NVDS của họ không được bảo đảm.
Quyền ĐPCDHĐDS xuất phát từ quyền lợi hợp pháp của một trong
các bên (cụ thể là bên có quyền này) không được đảm bảo vì hợp đồng
không được thực hiện như dự tính - có vấn đề xảy ra làm ảnh hưởng đến
quyền lợi của bên ĐPCDHĐDS, nếu để hợp đồng tiếp tục thực hiện sẽ khiến
mục đích khi giao kết hợp đồng của bên này không đạt được. Bời vì hiếm khi
hợp đồng tiếp tục mà có lợi cho họ mà họ yêu cầu chấm dứt một phía. Quyền
lợi hợp pháp của bên yêu cầu ĐPCDHĐDS có thể đã không được thực hiện
hoặc không được đảm bảo thực hiện trong tương lai (không khả thi).
Về thuật ngữ, Pháp lệnh HĐDS năm 1991 và BLDS năm 1995 cùng
sử dụng thuật ngữ "đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng" còn BLDS năm


14
2005 sử dụng thuật ngữ "đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự",
xét về bản chất việc sử dụng từ ngữ của cả ba văn bản này đều nói về sự chấm
dứt "nửa chừng" việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng mà các bên
đã giao kết theo ý chí của một bên. Khác biệt giữa hai thuật ngữ chính là từ
"đình chỉ" được thay bằng từ "chấm dứt". Hai từ này đều là động từ dùng để
chỉ việc kết thúc việc làm, hành vi, hoạt động nhưng từ "đình chỉ" dùng với
những hành vi, hoạt động, việc làm vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy
chế gắn với lỗi của người thực hiện và gắn với mệnh lệnh hành chính của một
bên (bên có quyền được Nhà nước trao). Với quan điểm thể hiện trong BLDS
năm 2005 thì ĐPCDHĐ không chỉ áp dụng trong trường hợp bên đối tác vi
phạm hợp đồng mà còn áp dụng với cả những trường hợp không có vi phạm
của bên đối tác nhưng vì lý do khách quan ảnh hưởng đến quyền lợi của bên
có quyền nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng. Từ "chấm dứt" có thể dùng với tất
cả các trường hợp kết thúc hoạt động, hành vi, việc làm; dùng từ "chấm dứt"
đem lại cảm giác bình đẳng, mềm dẻo hơn, phù hợp với tính chất của quan hệ
dân sự. Do vậy, dùng từ "chấm dứt" phù hợp hơn từ "đình chỉ" trong thuật
ngữ nói về việc một bên thể hiện ý chí chấm dứt hợp đồng "nửa chừng".
Vì chấm dứt "nửa chừng" mà phần hợp đồng được thực hiện trước khi
nó bị tuyên bố là chấm dứt thì vẫn có hiệu lực với các bên, các bên phải thanh
toán cho nhau phần hợp đồng đã được thực hiện còn nghĩa vụ chưa thực hiện
thì các bên không phải tiếp tục thực hiện.
Qua sự phân tích như trên, tác giả đưa ra khái niệm ĐPCDHĐDS
như sau:
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự là sự thể hiện ý chí
chấm dứt hợp đồng dân sự của một bên chủ thể trên cơ sở sự thỏa thuận hoặc
quy định của pháp luật do quyền và lợi ích hợp pháp của họ không được thực
hiện hoặc không được đảm bảo thực hiện.

15

1.3. Đặc điểm của đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự
1.3.1. Hợp đồng dân sự được chấm dứt do ý chí của một bên chủ thể
Đây là đặc điểm cần đề cập đầu tiên vì nó thể hiện tính "đơn phương"
của sự việc, hành động. Nếu như HĐDS được chấm dứt khi hợp đồng đã hoàn
thành hay được chấm dứt khi đang thực hiện do các bên cùng thỏa thuận thì
không phải là đơn phương chấm dứt mà do ý chí của các bên (song phương
hoặc đa phương). HĐDS chấm dứt theo ý chí của các bên chủ thể thể hiện sự
đồng ý, nhất trí, thống nhất về việc chấm dứt hợp đồng; các bên đều thỏa
thuận từ trước hay thỏa thuận vào thời điểm nào đó đang thực hiện vì thế
cùng mong muốn kết thúc. Với ĐPCDHĐDS thì vào thời điểm HDDS đang
thực hiện, một bên thông báo chấm dứt do chính bản thân họ mong muốn và
đề đạt, tức là thể hiện ý chí của mình. Vào thời điểm thể hiện ý chí này thì ý
chí mang tính đơn phương nhưng nếu việc ĐPCDHĐDS đã được thỏa thuận
từ khi giao kết hợp đồng thì ban đầu lại là ý chí của các bên.
1.3.2. Bên thể hiện ý chí chấm dứt hợp đồng phải có quyền đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự
Do HĐDS đang có hiệu lực nên để thể hiện mong muốn chấm dứt nó,
bên thể hiện ý chí đó phải có quyền ĐPCDHĐDS. Chính nhờ quyền đó mà
bên kia hoặc cả những chủ thể có liên quan khác mới công nhận việc
ĐPCDHĐDS là đúng, không cản trở được, phải bồi thường thiệt hại (BTTH)
(nếu có). Quyền ĐPCDHĐDS của bên đó có được có thể do thỏa thuận trong
hợp đồng hoặc được pháp luật quy định, trên cơ sở đó một bên được phép thể
hiện ý chí về việc chấm dứt hợp đồng trong điều kiện nhất định. Chính nhờ sự
thỏa thuận hay quy định của pháp luật mà gọi là quyền, bên kia không thể cản
trở ý chí chấm dứt hợp đồng vì nó đúng. Khi quyền này được thực hiện, sự
đồng ý của bên kia là không cần thiết và các bên không tiếp tục thực hiện
nghĩa vụ nữa.

16
1.3.3. Hợp đồng dân sự bị chấm dứt có thời hạn thực hiện nhất định

Thời hạn thực hiện HĐDS là khoảng thời gian được các bên thỏa thuận
HĐDS có hiệu lực, trong khoảng thời gian đó bên có nghĩa vụ phải thực hiện
nghĩa vụ đúng như đã thỏa thuận. Với khoảng thời gian đó, một bên định
lượng được mức độ ảnh hưởng của việc tiếp tục thực hiện HĐDS với mình
nên có ý chí ĐPCDHĐ. Vì nguy cơ quyền lợi của mình bị ảnh hưởng so với
mục đích ban đầu khi giao kết hợp đồng mà bên ĐPCDHĐDS muốn việc thực
hiện "dừng lại" càng sớm càng tốt, đó không chỉ là mốc về hoạt động (thực
hiện nghĩa vụ đến đâu) mà còn là mốc về thời gian. Vì thế ĐPCDHĐDS là
chấm dứt "nửa chừng" HĐDS. Đối với những hợp đồng được các bên thực
hiện ngay sau khi hợp đồng có hiệu lực, thời hạn thực hiện quá ngắn thì hợp
đồng được hoàn thành ngay, nhanh chóng và chấm dứt. Do đó, chỉ với những
hợp đồng có thời hạn thực hiện nhất định thì vấn đề ĐPCDHĐ mới được đặt ra.
Việc đặt ra ĐPCDHĐDS trước khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng khi thấy
rõ một bên sẽ vi phạm hợp đồng hoặc có thể dự báo thiệt hại xảy ra trong
tương lai nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc sau khi hết thời hạn thực hiện
hợp đồng mà quyền và lợi ích hợp pháp của các bên không đạt được vì hợp
đồng không được thực hiện như dự tính.
1.3.4. Mục đích, nguyện vọng ban đầu của một hoặc các bên khi
giao kết thường chưa đáp ứng được trọn vẹn khi hợp đồng chấm dứt
HĐDS là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, NVDS. Do đó, khi giao kết hợp đồng, các bên đều hướng tới
một lợi ích nhất định, đều muốn đạt được mục đích nào đó như: trong hợp
đồng mua bán tài sản, một bên muốn bán tài sản lấy tiền còn một bên muốn
mua tài sản bằng tiền… Lợi ích đó chỉ đạt được khi hợp đồng được thực hiện
đúng như dự kiến ban đầu của các bên (thực hiện đầy đủ về nghĩa vụ, thời
gian…) khi giao kết.
Nhưng nhiều hợp đồng đã giao kết mà một hoặc các bên có sự vi
phạm hợp đồng như vi phạm về thực hiện nghĩa vụ với nhau, nghĩa vụ với

17

nhà nước… khiến cho bên kia bị ảnh hưởng đến quyền lợi ban đầu dự kiến
hoặc có những hợp đồng mà tiếp tục thực hiện có thể gây ra một thiệt hại
trong tương lai. Vì thế, để đảm bảo lợi ích của mình mà một bên chủ thể có
thể đưa ra yêu cầu chấm dứt hợp đồng và bên kia không được phép từ chối.
Mặc dù lợi ích của các bên ít nhiều được bảo đảm (nếu so với việc tiếp tục
thực hiện hợp đồng ấy) do ĐPCDHĐDS nhưng bao giờ cũng thấp hơn so với
trường hợp chấm dứt hợp đồng khi hợp đồng đã được hoàn thành là do các
bên chưa thực hiện xong các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. HĐDS hoàn
thành và chấm dứt đáp ứng đầy đủ mục đích, nguyện vọng ban đầu của các
bên. Vì chưa đáp ứng trọn vẹn mục đích, nguyện vọng của một hoặc các bên
nên mức độ "vui vẻ" với việc chấm dứt HĐDS đó là không cao với bên chưa
được đáp ứng trọn vẹn mục đích, nguyện vọng đó. Nếu các bên đều đã được
đáp ứng trọn vẹn mục đích ban đầu của mình thì hợp đồng chấm dứt theo thỏa
thuận của các bên, kể cả khi chưa hết thời hạn hợp đồng.
1.3.5. Nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên có quyền đơn phương chấm
dứt thực hiện hợp đồng dân sự
Bản chất và cũng là ý nghĩa lớn nhất của việc luật dân sự quy định về
ĐPCDHĐDS chính là nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên có quyền ĐPCDHĐDS
vì qua việc thực hiện quyền này mà quyền lợi của bên có quyền ĐPCDHĐDS
được đảm bảo, hạn chế mức độ thiệt thòi cho họ so với việc tiếp tục thực hiện
hợp đồng trong những điều kiện, tình thế đe dọa đến quyền lợi của bên đó.
HĐDS (là sự biểu hiện và thống nhất ý chí giữa các bên) được hình thành,
nghĩa là được Nhà nước bảo vệ lợi ích cho các bên thông qua các quy định
của pháp luật. Do đó việc hình thành, thay đổi hay chấm dứt hợp đồng là kết
quả của sự thỏa thuận của các bên và đáp ứng quyền lợi của các bên. Tuy
nhiên với ĐPCDHĐDS thì mục đích chính là bảo vệ quyền lợi cho bên có
quyền chấm dứt hợp đồng. Quy định quyền ĐPCDHĐDS nhằm bảo vệ quyền
lợi cho bên có quyền ĐPCDHĐDS thể hiện dưới hai góc độ sau:

×