Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Pháp điển hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.9 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHÍ THỊ THANH TUYỀN

PHÁP ĐIỂN HÓA – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Lý luận Nhà nước và pháp luật
Mã số: 60 38 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Vương Long

HÀ NỘI - 2010


1

MC LC
Trang
3

M U

Chng 1:

MT S VN Lí LUN V PHP IN HểA


9

V PHP IN HểA VIT NAM

1.1.

Một số quan điểm cơ bản trên thế giới về pháp điển

9

hoá
1.1.1.

Pháp điển hoá ở các nước thuộc hệ thống pháp luật

9

châu Âu lục địa
1.1.2.

Pháp điển hoá ở các nước thuộc hệ thống pháp luật

14

nglô Sắc xông
1.1.3.
1.2.
1.2.1.

Pháp điển hoá ở Liên xô (cũ) và các nước xã hội chủ nghĩa


18

Vai trò của pháp điển hoá

20

Pháp điển hoá có vai trò hỗ trợ đối với quá trình

20

xây dựng pháp luật
1.2.2.

Pháp điển hoá góp phần bảo đảm tính thống nhất,

20

đồng bộ của hệ thống pháp luật
1.2.3.

Pháp điển hoá góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu

21

lực và giá trị điều chỉnh của pháp luật, hỗ trợ các
chủ thể trong quá trình áp dụng pháp luật
1.2.4.

Pháp điển hoá giúp cho người dân có điều kiện tốt


22

hơn để tiếp cận, chủ động sử dụng pháp luật
1.3.

Lý luận pháp điển hoá ở Việt Nam hiện nay

23

1.3.1.

Khái niệm, đặc điểm của pháp điển hoá

23

1.3.2.

Quy trình pháp điển hoá

31

1.3.3.

Các nguyên tắc cơ bản của pháp điển hoá

43

Chương 2


Thc trng v gii phỏp nõng cao hiu qu ca

47


2

phỏp in húa Vit Nam hin nay
2.1.

Thực trạng pháp điển hoá ở Việt Nam hiện nay

47

2.1.1.

Những kết quả đạt được

47

2.1.2.

Những hạn chế còn tồn tại

54

2.1.3.

Nguyên nhân của những hạn chế đối với pháp điển


61

hoá ở nước ta hiện nay
2.2.

Giải pháp nâng cao hiệu quả của pháp điển hoá ở

63

Việt Nam hiện nay
2.2.1.

Hình thành những tiền đề cơ bản cho pháp điển hoá

64

2.2.2.

Chuẩn bị những đảm bảo thiết yếu đối với pháp

67

điển hoá
2.2.3.

Những giải pháp đối với chủ thể pháp điển hoá

69

2.2.4.


Xây dựng quy trình pháp điển hoá

70

2.2.5.

Đảm bảo tính thống nhất và giá trị pháp lý của sản

71

phẩm pháp điển hoá
2.2.6.

Thời hạn và các điều kiện để bảo đảm cho pháp điển

72

hoá được thực hiện hiệu quả.
KT LUN

74

DANH MC TI LIU THAM KHO

76


3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện bảo đảm tính hợp hiến,
hợp pháp, thống nhất, đồng bộ và phù hợp với thực tiễn là một trong những
chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Trong đó, việc rà
soát, hệ thống hoá pháp luật đặc biệt hoạt động pháp điển hoá là một trong
những khâu then chốt trong quy trình hoàn thiện hệ thống pháp luật, giúp phát
hiện ra những “kẽ h”, “lỗ hổng”, những vấn đề chưa được pháp luật điều
chỉnh nhằm đưa ra những giải pháp “lấp đầy” hệ thống pháp luật khắc phục
tình trạng “lách luật” vẫn còn tồn tại trong xã hội hiện nay.
Điều 12 Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung quy định: “Nhà
nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã
hội chủ nghĩa”. Như vậy, pháp luật đã tr thành công cụ hữu hiệu để Nhà nước
thực hiện chức năng pháp lý của mình. Với những yêu cầu của việc xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm phục vụ cho mục tiêu xây
dựng nhà nước pháp quyền và chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 là
nhiệm vụ hoàn thiện các chính sách pháp luật đặc biệt là chính sách pháp luật
hình sự, dân sự và pháp luật tố tụng. Để xây dựng được một hệ thống pháp
luật thực sự của dân, do dân, vì dân; góp phần có hiệu quả vào việc thực hiện
quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân; đảm bảo tính ổn định, phúc đáp các
yêu cầu phát triển của xã hội; đảm bảo sự điều chỉnh hài hoà của hệ thống
pháp luật với các quy phạm xã hội; xây dựng một hệ thống pháp luật có tính
đồng bộ, cân đối; có khả năng tiếp nhận có chọn lọc những giá trị, nguyên tắc
của pháp luật, của nền văn minh pháp lý nhân loại; thực hiện được những
định hướng cơ bản của quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
thì hoạt động pháp điển hoá là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết.


4


Trong thời gian qua công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật của
nước ta đã có bước chuyển biến cơ bản ví như số lượng văn bản ban hành
hàng năm nhiều hơn, các văn bản được ban hành đã bước đầu điều chỉnh
được các quan hệ xã hội mới phát sinh trong đời sống. Có thể nói nước ta đã
ban hành ra một khối lượng rất lớn các văn bản quy phạm pháp luật để điều
chỉnh các mối quan hệ xã hội trong các lĩnh vực của đời sống. Tuy nhiên,
cũng chính tình trạng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật một cách ồ
ạt, nhanh chóng như vậy đã gây không ít những hạn chế như công tác thẩm
định văn bản còn yếu, một số văn bản ban hành còn nhiều sai sót, công tác
kiểm tra và tự kiểm tra văn bản chưa được thực hiện một cách nghiêm túc,
công tác rà soát và hệ thống hoá pháp luật thực hiện chưa đạt kết quả cao
trong đó đặc biệt là hoạt động pháp điển hoá thực hiện còn chưa tốt, hiệu quả
chưa cao …Chính những tồn tại nêu trên đã gây nhiều khó khăn cho nước ta
trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền. Hơn thế nữa, trong xu thế hội
nhập quốc tế, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước luôn có sự biến đổi kéo
theo sự thay đổi của các quan hệ xã hội, đòi hỏi hệ thống pháp luật cũng cần
phải có sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp, việc hoàn thiện pháp luật ngày
càng tr nên cần thiết và yêu cầu rà soát, pháp điển hoá ngày càng tr nên cấp
bách.
Pháp điển hoá là một trong những hoạt động đặc biệt quan trọng của
công tác hệ thống hoá pháp luật. S dĩ pháp điển hoá được coi là một hoạt
động đặc biệt, cấp bách trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật là bi
một số lý do sau đây: 1- Pháp điển hoá không đơn thuần chỉ là sự rà soát, tập
hợp các văn bản pháp luật, mà thông qua quá trình rà soát, tập hợp để phát
hiện ra sự mâu thuẫn, chồng chéo của các văn bản pháp luật để kịp thời sửa
đổi, bổ sung cho phù hợp; 2- Thông qua hoạt động pháp điển hoá sẽ giúp quá
trình áp dụng pháp luật được thống nhất trong phạm vi cả nước, khắc phục
tình trạng mỗi nơi, mỗi địa phương hiểu và áp dụng một cách khác nhau; 3Hoạt động pháp điển hoá pháp luật một cách có hiệu quả còn có một vai trò



5

c bit quan trng, nú to ra nhng tin phỏp lý cn thit cho nc ta khi
tin hnh hi nhp kinh t quc t, xõy dng nh nc phỏp quyn xó hi ch
ngha.
Việt Nam hiện nay, pháp điển hoá cũng thu hút sự quan tâm của khá
nhiều các nhà nghiên cứu và hiện đang là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với
quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật. Do là một vấn đề phức tạp nên xung
quanh những vấn đề lý luận pháp điển hoá còn tồn tại nhiều quan điểm khác
nhau của các nhà nghiên cứu như pháp điển hoá là gì? hay quy trình pháp điển
hoá ra sao? Sản phẩm cuối cùng của pháp điển hoá là gì?

Từ những hạn chế

về mặt lý luận đã dẫn đến việc thực hiện pháp điển hoá trên thực tế hiệu quả
chưa cao. Mt trong nhng biu hin rt rừ ú chớnh l hot ng ban hnh,
sa i, b sung mt s cỏc b lut, lut, vn bn di lut nc ta cũn nhiu
yu kộm, tỡnh trng cỏc vn bn lut quy nh trựng lp, chng chộo thm chớ
cỏc vn bn lut mõu thun nhau vn cũn tn ti khỏ nhiu. Chớnh thc trng
nờu trờn ó gõy cho nc ta khụng ớt khú khn trong quỏ trỡnh hi nhp kinh
t - quc t, xõy dng nh nc phỏp quyn xó hi ch ngha. Bi vy mt
trong nhng yờu cu ht sc bc thit t ra cho nc ta hin nay l cn phi
y nhanh hot ng phỏp in hoỏ mt cỏch cú hiu qu.
Nhn thc rừ tm quan trng cng nh ý ngha hot ng phỏp in
hoỏ Vit Nam hin nay nờn tụi ó chn vn Phỏp in hoỏ nhng vn
lý lun v thc tin Vit Nam hin nay lm ti lun vn thc s.
2. Tỡnh hỡnh nghiờn cu hin nay
Cho n nay trong phm vi c nc đã cú cỏc cụng trỡnh nghiờn cu
mt s vn ca phỏp in hoỏ. Cú th k ti mt s cụng trỡnh nghiờn cu

nh: Lý lun phỏp in hoỏ phỏp lut v vn ca Vit Nam ca TS
Nguyn Am Hiu, Tp chớ Nh nc v Phỏp lut, s 6/2006; Lun vn thc
s lut hc ca o Trng Giỏp Cụng tỏc h thng hoỏ phỏp lut ca cỏc
cp chớnh quyn tnh Gia Lai thc trng v gii phỏp; Mt cỏch tip cn
v h thng hoỏ phỏp lut ca TS Nguyn Th Hi, Tp chớ Dõn ch v


6

Pháp luật số 9/2008; một phần bài giảng trong cuốn nội dung cơ bản của môn
học Lý luận nhà nước và pháp luật của TS. Nguyễn Thị Hồi và TS. Lê Vương
Long đồng chủ biên; một phần bài giảng trong cuốn giáo trình Lý luận nhà
nước và pháp luật, nxb Tư pháp Hà Nội 2007; ...Tuy nhiên, hầu như các công
trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại việc nghiên cứu pháp điển hoá một
cách rất chung chung, nghiên cứu hoạt động pháp điển hoá trong hoạt động hệ
thống hoá pháp luật mà chưa có sự nghiên cứu một cách cụ thể và tách biệt.
Bi vậy có thể nói đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống,
khoa học và cụ thể về vấn đề pháp điển hoá tại Việt Nam hiện nay.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Hoạt động pháp điển hoá có thể nói đã được thực hiện nước ta trong
một thời gian dài, đặc biệt trong một vài năm gần đây hoạt động này đã được
Đảng và Nhà nước ta chú trọng nhiều hơn tuy nhiên hiệu quả mang lại vẫn
chưa cao. Nghĩa là việc tập hợp, phát hiện và xử lý các quy định mâu thuẫn,
chồng chéo không còn phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành chưa
mang lại hiệu quả cao. Trong khi đó mục đích của hoạt động pháp điển hoá là
nhằm tạo ra một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ, thống nhất,
“tinh gọn” và chất lượng.
Chính vì lý do trên, về nội dung đề tài đi sâu nghiên cứu tõ nh÷ng vấn
đề lý luận cơ bản như: khái niệm và các đặc điểm của pháp điển hoá; quy
tr×nh ph¸p ®iÓn ho¸; c¸c nguyªn t¾c c¬ b¶n cña ph¸p ®iÓn ho¸; vai trß cña

ph¸p ®iÓn ho¸; cho ®Õn phân tích thực trạng của hoạt động pháp điển hoá
trong những năm gần đây thông qua đó đánh giá thực trạng; đề xuất phương
hướng nhằm đẩy mạnh hiệu quả của hoạt động pháp điển hoá trong điều kiện
hiện nay. Về giới hạn hành chính, đề tài này được thực hiện trên quy mô cả
nước, nghĩa là được nghiên cứu tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Về hình
thức văn bản, đề tài được thực hiện trong phạm vi tất cả các văn bản quy


7

phạm pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành theo Luật ban hành
văn bản quy ph¹m ph¸p luật n¨m 2008.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài.
Đề tài được nghiên cứu trên cơ s lý luận duy vật biện chứng Mác – Lênin
và duy vật lịch sử, tư tưng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt
Nam về nhà nước và pháp luật. Trong quá trình nghiên cứu luận văn có sử
dụng các phương pháp: phân tích, so sánh, lịch sử và tổng hợp để làm rõ vấn
đề Pháp điển hoá pháp luật Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
chương 1, chóng t«i chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích và lịch sử
để làm rõ các vấn đề về khái niệm, nguyên tắc cũng như các yếu tố ảnh hưng
tới hoạt động pháp điển hoá nói chung.
Sang chương 2, phương pháp so sánh và tổng hợp là 2 phương pháp sử
dụng chủ đạo để làm sáng tỏ vấn đề thực trạng và giải pháp pháp điển hoá
Việt Nam hiện nay. Ngoài ra luận văn còn phối kết hợp với các phương pháp
khác để cho vấn đề mang tính cụ thể và sinh động hơn.
5. Mục đích nghiên cứu
Mục đích tổng quát của luận văn là nghiên cứu để làm sáng tỏ từ góc
độ lý luận đến thực tiễn một số vấn đề về Pháp điển hoá pháp luật Việt Nam
trong điều kiện hiện nay. Cụ thể:
Về mặt lí luận, góp phần làm rõ các khái niệm cũng như các đặc điểm

và tầm quan trọng của hoạt động pháp điển hoá.
Về thực tiễn, đánh giá thực trạng hiệu quả của hoạt động pháp điển hoá
trong điều kiện hiện nay thông qua đó đề xuất một số phương hướng, giải
pháp cơ bản.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn
diện dưới góc độ lý luận nhà nước và pháp luật về hoạt động pháp điển hoá


8

Vit Nam trong iu kin hin nay. T nhng phõn tớch v mt lý lun cng
nh thc tin s giỳp chỳng ta cú mt cỏi nhỡn chớnh xỏc, tng quỏt hn v
phỏp in hoỏ. Thụng qua ú lun vn cng a ra mt s phng hng
cng nh nhng gii phỏp ỳng n v sỏt hp vi thc t hin nay ti Vit
Nam nhm lm cho hot ng phỏp in hoỏ mang li hiu qu cao hn trong
thc tin gúp phn hon thin h thng phỏp lut Vit Nam.
7. C cu ca lun vn
C cu ca lun vn gm: danh mc t vit tt, mc lc, li núi u,
ni dung lun vn, kt lun, danh mc ti liu tham kho. Ni dung c bn
gm cú hai chng:
Chng 1: Mt s vn lý lun v phỏp in hoỏ v phỏp in hoỏ Vit
Nam.
1.1.

Một số quan điểm cơ bản trên thế giới về pháp điển hoá

1.2.

Vai trò của pháp điển hoá


1.3.

Lý luận về pháp điển hoá ở Việt Nam hiện nay

Chng 2: Thc trng v gii phỏp nõng cao hiu qu của phỏp in hoỏ
Vit Nam hin nay
2.1. Thc trng phỏp in hoỏ Vit Nam hin nay
2.2. Gii phỏp nõng cao hiu qu của phỏp in hoỏ Vit Nam hin nay.
2.3. Một số kiến nghị đối với pháp điển hoá ở Việt Nam hiện nay.
KT LUN
DANH MC TI LIU THAM KHO


9

Chương 1

MT S VN Lí LUN V PHP IN HểA V
PHP IN HểA VIT NAM
Trong những thập kỉ gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh
tế, chính trị, văn hoá xã hội, trong đời sống quốc gia cũng như quốc tế, vai trò
của pháp luật ngày càng mở rộng, số lượng các văn bản quy phạm pháp luật
ngày càng gia tăng nhanh chóng và yêu cầu khách quan được đặt ra là phải có
những mô hình xây dựng, thực hiện và kiểm soát pháp luật hợp lý và hiệu quả.
Một trong những yếu điểm được quan tâm nhiều trong các hướng tìm kiếm ở
nhiều nước, trong đó có Việt Nam là pháp điển hoá. Tuy nhiên, cần quan niệm
về pháp điển hoá như thế nào và việc áp dụng pháp điển hoá cần phải thực
hiện ra sao cho hợp lí, hiệu quả thì vẫn là một câu chuyện có tính thời sự và
hiện chưa có lời giải đáp thật sự thuyết phục.

Nghiên cứu về cơ sở lý luận của pháp điển hoá có nhiều cách tiếp cận
và nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, xuất phát từ tính đặc thù của hệ
thống pháp luật, truyền thống pháp lý mà các quan điểm đó đã tìm thấy những
điểm hợp lý nhất định khi giải quyết những vấn đề đặt ra như khái niệm, đặc
điểm, nguyên tắc, vai trò của pháp điển hoá.
1.1. Một số quan điểm cơ bản trên thế giới về pháp điển hoá
Pháp điển hoá là vấn đề phức tạp, vì vậy, cho đến nay, trong khoa học
pháp lý trên thế giới cũng như ở nước ta còn có nhiều ý kiến, quan điểm và
phương thức thực hiện khác nhau trên thực tế.

1.1.1. Pháp điển hoá ở các nước thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa
các nước thuộc hệ thống luật châu Âu lục địa (hệ thống pháp luật
Continental hay còn gọi là hệ thống luật Rôma Giécmanh), ý tưởng pháp
điển hoá có từ rất lâu đời. Về đại thể, các luật gia châu Âu lục địa coi pháp
điển hoá là bước tiếp theo của hệ thống hoá pháp luật và bản chất của nó là
chuyển hoá các đạo luật và văn bản quy phạm pháp luật (theo từng lĩnh vực


10

lớn) vào một cuốn sách duy nhất gọi là Bộ pháp điển. Công việc pháp điển hoá
có quy mô và tầm mức cao hơn hệ thống hoá nhưng không phải nhằm mục
đích thông qua những văn bản mới. Pháp điển hoá nhằm tập hợp những văn
bản hiện hành nhưng nói đúng hơn là hợp nhất những quy định pháp luật. Từ
quan niệm này, một số nước thuộc hệ thống pháp luật này đã tiến hành công
tác pháp điển hoá pháp luật của mình mang tính đặc thù riêng biệt, chẳng hạn
như cách tiến hành pháp điển hoá ở nhà nước Pháp:
ở Pháp, người ta không muốn dừng lại ở đó (tập hợp những văn bản hiện

hành theo từng lĩnh vực vào một cuốn sách để mọi người tra cứu) mà muốn tiến xa

hơn, có nghĩa là hợp nhất các văn bản luật và văn bản dưới luật vào một cuốn sách
duy nhất, bao gồm toàn bộ những nguyên tắc pháp luật được áp dụng. Đây chính là
công việc pháp điển hoá. Thực chất của việc pháp điển hoá là chuyển hoá các đạo luật
và nghị định vào một cuốn sách duy nhất gọi là Bộ pháp điển [27, tr6]
Tuy vậy, cũng có nước thể hiện quan điểm trên bằng cách đăng luật của
mình không chỉ theo trật tự ngày tháng năm ban hành luật mà còn trong một
tập hợp lớn và các nhà lập pháp đưa thêm vào đó các văn bản luật mới. Thay
vì pháp điển hoá, một số nước gọi quá trình này bằng thuật ngữ tập hợp,
chẳng hạn XriLanca, sử dụng chữ tập hợp này để chỉ quá trình đưa vào đạo
luật gốc những sửa đổi sau đó của nó, mà thường nằm rải rác tại các tập văn
bản luật thường niên trong một giai đoạn dài.
Như vậy, theo quan điểm thứ nhất, một trong những đặc trưng cơ bản
của pháp điển hoá là không làm thay đổi nội dung văn bản được pháp điển
hoá. Vì vậy, từ hơn 50 năm nay, nước Pháp chỉ pháp điển hoá các văn bản
pháp luật hiện hành với mục đích sắp xếp, trình bày lại những văn bản đó chứ
không được làm thay đổi nội dung văn bản. Kết quả cuối cùng của hoạt động
pháp điển hoá không nhất thiết là một Bộ luật, mà chủ yếu là Bộ Pháp điển.
Họ cho rằng nguyên tắc không làm thay đổi nội dung của văn bản là đặc trưng
của công tác pháp điển hoá, nhằm phân biệt với công tác lập pháp, lập quy.


11

Với cách quan niệm về pháp điển hoá như trên, chúng ta có thể thấy
một số đặc trưng trong hoạt động pháp điển hoá ở các nước này (mà tiêu biểu
là ở Pháp) như sau:

a/ Về chủ thể của hoạt động pháp điển hoá
Chủ thể của hoạt động pháp điển hoá ở các nước theo hệ thống pháp
luật châu Âu lục địa là tương đối rộng, trong đó có thể chia thành hai loại chủ

thể chính đó là chủ thể tiến hành pháp điển hoá (chủ thể chính thức) và chủ
thể tham gia vào quá trình pháp điển hoá. ở đây, chỉ có chủ thể tiến hành pháp
điển hoá mới có thẩm quyền tạo ra sản phẩm cuối cùng của hoạt động pháp
điển hoá và bảo đảm hiệu lực cuối cùng của kết quả đó. Còn lại những chủ thể
khác tham gia vào quá trình pháp điển hoá với những hoạt động hỗ trợ cho
chủ thể chính thức.
Như vậy, tại các nước theo quan niệm thứ nhất này thì chủ thể tiến hành
pháp điển hoá phải là các cơ quan có thẩm quyền là Quốc hội, Nghị Viện hay
một cơ quan chuyên môn đảm trách hoạt động này. Còn chủ thể tham gia vào
hoạt động pháp điển hoá thì tương đối rộng đó là luật sư, nhà in, nhà xuất bản
hay bất cứ một người dân nào có hiểu biết về pháp điển hoá thì đều có thể
tham gia (nếu được trưng dụng). Một trong những nước điển hình theo quan
niệm này là Pháp. Tại Pháp chủ thể có thẩm quyền tiến hành pháp điển hoá
chính là hai cơ quan đó là Chính phủ và Nghị Viện. Hiện tại, ở Pháp có Uỷ
ban cấp cao về pháp điển hoá được thành lập năm 1989 dưới sự điều hành của
Thủ tướng là cơ quan trực tiếp giúp Chính phủ trong việc thực hiện chức năng
đơn giản hoá và minh bạch hoá pháp luật. Cơ quan này được hình thành với
các thành viên là đại diện của Thượng viện, Hạ viện, Hội đồng nhà nước, Toà
phá án, Toà kiểm toán, Văn phòng chính phủ và đại điện của các cơ quan
chuyên môn khác thuộc Chính phủ. Loại chủ thể thứ hai ở Pháp có thể là các
luật sư, các nhà in, thậm chí là nhà xuất bản hay những người hiểu biết sâu về
pháp điển hoá đều có thể tham gia vào hoạt động pháp điển hoá ở Pháp.


12

b/ Về quy trình pháp điển hoá
Các nước tiến hành pháp điển hoá theo những quy trình hay cách thức
khác nhau phù hợp với đặc điểm của quốc gia mình. Tuy nhiên, nhìn tổng thể
chúng ta có thể thấy các nước theo quan niệm thứ nhất mà tiêu biểu là Pháp

tiến hành pháp điển hoá theo quy trình sau: pháp điển hoá các văn bản luật và
văn bản dưới luật do hai cơ quan là Chính phủ và Nghi viện song song thực
hiện sau đó tổng hợp kết quả của hai cơ quan đó lại trong một văn bản pháp
điển duy nhất. Với quy trình pháp điển hoá như trên thì cần trải qua các công
đoạn sau: đầu tiên là quyết định xây dựng một bộ pháp điển; tiếp theo là có
chương trình pháp điển hoá do cơ quan có thẩm quyền ban hành; tiếp đến là
xác định phạm vi tiến hành pháp điển; soạn thảo dự thảo bộ pháp điển, nghĩa
là xây dựng bố cục và soạn thảo nội dung bộ pháp điển; cuối cùng là thông
qua bộ pháp điển. Với các công đoạn trên thì công việc pháp điển hoá có thể
chia thành 5 giai đoạn chính đó là: 1- Thống kê văn bản quy phạm pháp luật;
2- Tập hợp văn bản quy phạm pháp luật; 3- Hợp nhất quy định của pháp luật;
4- Căn chỉnh, làm sạch các văn bản quy phạm pháp luật; 5- Soạn thảo bộ pháp
điển trên cơ sở thống nhất và tổ chức lại các quy định pháp luật.
Tại Pháp có một thời gian dài đã mắc sai lầm trong quy trình tiến hành
pháp điển hoá đó là lần pháp điển hoá được khởi xướng vào năm 1948. Vào
thời điểm đó cách thức tiến hành là pháp điển hoá bằng Nghị định để đảm bảo
công việc nhanh và hiệu quả. Tinh thần được xác định là pháp điển hoá không
làm thay đổi nội dung quy định pháp luật: pháp điển hoá chỉ tập hợp trong các
tuyển tập các quy định hiện hành trong một lĩnh vực nhất định. Như vậy ngay
cả khi quy định được tập hợp có giá trị lập pháp cũng không cần Nghị viện
phải tham gia. Đây chính là nhược điểm của phương pháp này. Khi mà Nghị
viện đứng ngoài cuộc thì Chính phủ đảm nhiệm toàn bộ công việc. Nhưng
Chính phủ lại không thể huỷ bỏ quy định cũ vì theo nguyên tắc cơ quan nào
ban hành văn bản thì mới có quyền huỷ bỏ văn bản đó (luật là do Nghị viện
thông qua) nên các văn bản luật gốc và các quy định của các văn bản này được
tập hợp và tổ chức lại trong các bộ luật cùng song song tồn tại. Việc chồng


13


chéo quy định như thế thực sự gây khó khăn cho người tiếp cận pháp luật.
Chính quy trình pháp điển hoá không hợp lý đó đã làm hạn chế vai trò của
pháp điển hoá. Khắc phục nhược điểm trên, vào năm 1989 Pháp đã thực hiện
theo quy trình là hai cơ quan là Chính phủ và Nghị viện cùng tiến hành pháp
điển hoá song song với nhau, Chính phủ pháp điển hoá những văn bản dưới
luật còn Nghị viện pháp điển hoá đối với những văn bản luật. Cuối cùng thì
tổng hợp kết quả của hai cơ quan đó lại để cho ra đời sản phẩm pháp điển hoá
cuối cùng. Như vậy, sẽ giảm bớt được thời gian, tránh được tình trạng mâu
thuẫn, trùng lặp và còn mang lại hiệu quả cao. Hiện nay, Pháp đang tiến hành
pháp điển hoá theo quy trình này. Đây có lẽ là cách làm rất hay mà Việt Nam
nên học hỏi và tham khảo kinh nghiệm pháp điển hoá của Pháp..!

c/ Về kết quả (sản phẩm) của hoạt động pháp điển hoá
Kết quả cuối cùng của hoạt động pháp điển hoá ở các nước theo quan
điểm trên chính là Bộ luật hoặc Bộ pháp điển. Vậy Bộ luật và Bộ pháp điển có
gì khác nhau? Phải chăng, Bộ luật là có sự tạo ra các quy định mới còn trong
Bộ pháp điển thì không có quy định mới, đó chỉ là sự sắp xếp, tổ chức các quy
phạm pháp luật theo một cơ cấu hợp lý..! Bộ pháp điển chính là minh chứng rõ
nhất về kết quả cho nguyên tắc không làm thay đổi nội dung quy phạm trong
quá trình pháp điển hoá của các nước theo quan điểm này.
Có lẽ, trên thực tế quan điểm trên còn tồn tại nhiều điểm hạn chế, vì
thông thường cơ quan pháp điển hoá thường đứng trước một khối lượng lớn
các văn bản luật và văn bản dưới luật, những văn bản này không đồng nhất về
khái niệm, thời điểm ban hành, về chủ thể ban hành, đối tượng điều chỉnh. Bởi
vậy, nếu tuân theo nguyên tắc không làm thay đổi nội dung của văn bản thì
mục đích của công tác pháp điển hoá là tạo ra những điều kiện tốt nhất cho
người sử dụng đã không đạt được. Về bản chất, quan điểm trên về pháp điển
hoá gần giống như quan điểm về tập hợp hoá, nhưng ở mức độ cao hơn và
phạm vi lớn hơn. Theo đó, hệ thống hoá pháp luật của các nước trên mà điển
hình là nước Pháp là quá trình bao gồm hai giai đoạn đó là tập hợp, rà soát và



14

pháp điển hoá, trong đó pháp điển hoá là hình thức cơ bản ở cấp độ cao hơn
nhưng chưa đạt được mục đích đã đặt ra cho pháp điển hoá.
Từ cách tiếp cận trên có thể hiểu pháp điển hoá là hoạt động của các cơ

quan nhà nước có thẩm quyền nhằm hợp nhất những quy định của pháp luật;
loại bỏ những mâu thuẫn, trùng lặp, chồng chéo và bổ sung những quy định
pháp luật mới nhằm tạo ra văn bản quy phạm pháp luật mới có giá trị cao hơn
có thể là Bộ luật hoặc Bộ pháp điển.
1.1.2. Pháp điển hoá ở các nước thuộc hệ thống pháp luật Ănglô Sắc xông
Các nước thuộc hệ thống luật Ănglô Sắc xông, hay còn gọi là hệ thống
thông luật common law, nơi mà ý nghĩa quan trọng hàng đầu thuộc về tố
tụng chứ không phải là pháp luật vật chất. Việc xây dựng hệ thống pháp luật
theo tinh thần và tư tưởng pháp điển hoá kiểu châu Âu lục địa không được đặt
ra (mối liên hệ giữa luật vật chất và luật tố tụng ở đây được diễn tả cô đọng
trong câu ngạn ngữ của người Anh Các hình thức tố tụng đi trước pháp luật).
Thực chất của công việc pháp điển hoá là cho ra đời, bổ sung, cập nhật thường
xuyên các tập án lệ, những tình huống, vụ việc pháp lý cụ thể đã có tiền lệ
theo từng lĩnh vực của đời sống.
Với việc đưa ra các tuyển tập về án lệ dưới hình thức các Bộ tuyển tập
án lệ, các nhà pháp điển ở các nước thuộc hệ thống pháp luật Anh Mỹ đã
thực sự tham gia vào công tác lập pháp và được coi là hoạt động pháp điển
hoá. Công việc này được chú trọng tiến hành thường xuyên. Chủ thể thực hiện
pháp điển hoá là ngành Toà án và những cơ quan trực tiếp thực thi pháp luật.
Hoa Kỳ cũng là một nước tiêu biểu có hệ thống pháp luật rất phát triển.
Do đặc điểm của một quốc gia theo truyền thống án lệ nên Hoa Kỳ có hai
nguồn luật chính thức là các án lệ và các văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy,

việc pháp điển hoá cũng được thực hiện trên cả hai nguồn này của pháp luật.
Với án lệ, Hoa Kỳ thực hiện pháp điển hoá theo phương thức trên, còn với văn
bản quy phạm pháp luật, từ cách xây dựng các bộ luật, có thể nhận định rằng


15

hoạt động pháp điển hoá ở Hoa Kỳ dường như không phải là hoạt động lập
pháp mà chỉ là việc rà soát, sắp xếp lại các quy định pháp luật đã ban hành.
Theo phân tích của GS. TSKH Đào Trí úc:

Hiện nay, ở Hoa Kỳ vẫn có hai quan điểm về pháp điển hoá trong giới
luật học. Quan điểm thứ nhất cho rằng cần có những văn bản pháp điển hoá.
Thực chất quan điểm này đã hình thành từ thế kỉ XIX nhằm mục đích thông
qua pháp điển hoá mà tước bớt quyền của quan toà. Tuy nhiên, quan điểm thứ
hai của các luật gia Mỹ bao giờ cũng nổi trội hơn. Đó là quan điểm chỉ dừng
lại ở mức độ hệ thống hoá các văn bản ở cấp liên bang và từng bang. Theo các
luật gia Mỹ, luật của Mỹ bao gồm một khối lượng khổng lồ các án lệ, các tục
lệ và các văn bản, do đó sẽ không bao giờ đạt được một sự ổn định lý tưởng để
làm ra các bộ luật [38, tr36-37]
Như vậy, cũng giống như nước Pháp, nguyên tắc không làm thay đổi
nội dung của văn bản trong việc pháp điển hoá đối với văn bản quy phạm pháp
luật vẫn được coi là nguyên tắc cơ bản. Có thể nói quan điểm này đã coi pháp
điển hoá nằm bên ngoài hoạt động hệ thống hoá pháp luật. Do đó, không thể
coi pháp điển hoá là một hình thức của hệ thống hoá pháp luật.
Từ quan niệm cũng như các cách tiến hành pháp điển hoá của một số
nước nêu trên, có thể thấy một số đặc trưng cơ bản sau:

a/ Về chủ thể của hoạt động pháp điển hoá
Chủ thể pháp điển hoá ở đây sẽ bao gồm 2 loại (mỗi loại có vai trò, vị

trí khác nhau) chủ thể chính, đó là chủ thể có thẩm quyền tiến hành và chủ thể
tham gia pháp điển hoá.
Chủ thể có thẩm quyền tiến hành pháp điển hoá là những cơ quan có thẩm
quyền, đó có thể là Nghị viện, Quốc hội, Chính phủ hay là một cơ quan chuyên môn
về pháp điển hoá được lập ra. Chẳng hạn như ở Hoa Kỳ đó là sự hoạt động của Hội
đồng sửa đổi luật (Law Revision Council - LRC) và Ban pháp điển hoá. ở Anh, một
Uỷ ban pháp luật được thành lập năm 1965, Uỷ ban này chịu trách nhiệm xử lý nhiều
dự án pháp điển hoá như dự án Bộ luật gia đình, Bộ luật Hợp đồng và Bộ luật Hình sự.


16

Chủ thể tham gia hoạt động pháp điển hoá có thể là những luật sư, người
thi hành pháp luật, những người am hiểu về pháp điển hoá và ngay cả nhà in
cũng có thể tham gia vào hoạt động pháp điển hoá (nếu được trưng dụng).

b/ Về quy trình pháp điển hoá
Có thể thấy, ở những nước theo quan điểm thứ hai pháp điển hoá chỉ đơn
thuần là việc cho ra đời, bổ sung, cập nhật thường xuyên các tập án lệ, những tình
huống, vụ việc pháp lý cụ thể đã có tiền lệ theo từng lĩnh vực của đời sống; hoặc
chỉ là việc rà soát, sắp xếp lại các quy định pháp luật đã ban hành.
Tại Anh, việc pháp điển hoá chủ yếu đối với án lệ. Quy trình pháp điển
hoá được tiến hành như sau: cơ quan Toà án (thẩm phán) cùng với những
người có trách nhiệm thi hành pháp luật tiến hành thống kê, tập hợp các án lệ
đã có; trên cơ sở đó sẽ phân tích để loại bỏ một số án lệ trong trường hợp thấy
không cần thiết và tập hợp lại thành một Bộ tuyển tập án lệ. Bộ tuyển tập án lệ
đó sẽ được coi là cơ sở pháp lý cho các thẩm phán khi xét xử các vụ việc xảy
ra trên thực tế. Bên cạnh việc pháp điển hoá các án lệ thì tại Anh còn có việc
pháp điển hoá các văn bản pháp luật và công việc này được giao cho Uỷ ban
pháp luật ở Anh được thành lập vào năm 1965 thực hiện.

Tại Hoa Kỳ, do tính đặc biệt về mặt cấu trúc nhà nước nên quá trình
pháp điển hoá của Hoa Kỳ cũng có nhiều điểm khác biệt. Do hệ thống pháp
luật có sự tồn tại song song 2 nguồn luật chính là các án lệ và các văn bản
pháp luật nên quy trình pháp điển hoá ở từng bang cũng như ở toàn liên bang
cũng diễn ra trên cả 2 nguồn luật này. Quy trình pháp điển hoá án lệ của Hoa
Kỳ cũng diễn ra tương tự như ở Anh. Còn đối với việc pháp điển hoá văn bản
pháp luật thì tại Hoa Kỳ diễn ra lại có sự khác biệt đó là sự tồn tại hai sản
phẩm pháp điển hoá văn bản luật và sản phẩm pháp điển hoá văn bản dưới
luật. Trong lúc đó ở Pháp sản phẩm cuối cùng của pháp điển hoá là Bộ pháp
điển hoặc Bộ luật tại đó bao gồm 2 phần chính là phần pháp điển văn bản luật
và phần pháp điển văn bản dưới luật.
Như vậy, nếu như những nước theo quan điểm thứ nhất chỉ tồn tại một
quy trình pháp điển hoá duy nhất là đối với văn bản pháp luật, thì những nước


17

theo quan điểm thứ hai lại có sự khác biệt nhất định. Do tại những nước theo
quan điểm thứ hai tồn tại 2 hệ thống nguồn của pháp luật đó là các án lệ và
các văn bản pháp luật bởi vậy mà quy trình pháp điển hoá cũng sẽ là hai quy
trình, quy trình pháp điển hoá các án lệ và quy trình pháp điển hoá các văn
bản pháp luật. Với sự khác nhau về quy trình như vậy, chắc chắn sản phẩm
của hoạt động pháp điển hoá ở các nước theo quan điểm thứ hai này cũng có
sự khác biệt nhất định.

c/ Về kết quả (sản phẩm) của hoạt động pháp điển hoá
Kết quả của pháp điển hoá ở những nước theo quan điểm thứ hai này
chính là các Bộ luật, Bộ pháp điển và Bộ tuyển tập án lệ. Tuy nhiên, do đặc
thù của các nước không giống nhau nên sản phẩm cũng có sự đa dạng nhất
định. Tại Hoa Kỳ, sản phẩm của hoạt động pháp điển hoá cũng là Bộ luật, Bộ

pháp điển và Bộ tuyển tập án lệ nhưng với một quốc gia liên bang thì sản
phẩm đa dạng hơn. Nói đến pháp điển hoá ở Hoa Kỳ thì điều đầu tiên người ta
nhắc tới Bộ pháp điển các luật liên bang (United State Code U.S.Code) và
Bộ pháp điển các quy định của cơ quan hành chính liên bang (Code of Federal
Regulations C.F.R). Ngoài ra, còn có sản phẩm là các Bộ tuyển tập án lệ là
kết quả của hoạt động pháp điển hoá các án lệ.
Thiết nghĩ, quan điểm trên còn có điểm chưa hợp lý, bởi thực chất công
tác pháp điển hoá ở các nước theo hệ thống pháp luật Anh Mỹ mới chỉ
dừng lại ở mức độ tập hợp hoá mà thôi. Việc coi pháp điển hoá nằm bên ngoài
hoạt động hệ thống hoá và là hai loại hoạt động riêng biệt, tách rời nhau, có lẽ
chưa thực sự đúng bởi hai hoạt động này luôn gắn bó và tương trợ cho nhau,
pháp điển hoá muốn có hiệu quả cao thì phải dựa vào công tác tập hợp hoá và
hệ thống hoá pháp luật.
Từ thực tế như trên có thể hiểu pháp điển hoá là việc rà soát, sắp xếp lại

các quy định của pháp luật thành văn, các án lệ để tạo nên Bộ luật, Bộ pháp
điển hoặc Bộ tuyển tập các án lệ.


18

1.1.3. Pháp điển hoá ở Liên xô (cũ) và các nước xã hội chủ nghĩa
Những nước theo quan điểm thứ ba này cho rằng pháp điển hoá và tập
hợp hoá chính là hai hình thức của hệ thống hoá pháp luật, chúng có mối quan
hệ khăng khít với nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Tiêu biểu cho quan điểm
này phải kể đến các nước như Trung Quốc, Liên Xô cũ và ở Việt Nam phổ
biến cũng đồng tình với quan điểm này.
Trung Quốc hiện nay trong việc điều chỉnh pháp lý phục vụ phát triển
kinh tế nói riêng và phục vụ đổi mới, cải cách nói chung, có xu hướng thiên về
ban hành các văn bản cấp Chính phủ và coi đó là một giải pháp lâu dài (khoảng

10 năm). Chỉ sau khi các quan hệ trên được điểu chỉnh đã phát triển ổn định,
các văn bản cấp Chính phủ đã được kiểm nghiệm trong thực tế, chứng minh
tính hợp lý và tính khả thi thì mới được nâng cấp lên thành các đạo luật.
Liên Xô cũ về mặt lý thuyết, người ta cho rằng việc pháp điển hoá pháp
luật được thể hiện ở 2 cấp độ là tập hợp hoá và pháp điển hoá như ở các nước
thuộc hệ thống châu Âu lục địa. Tuy nhiên, trên thực tế, ở Liên xô cũ, việc
pháp điển hoá pháp luật chưa thực hiện một cách thực sự quy củ và khoa học.
Công tác này không phải do một cơ quan chuyên trách thực hiện mà chủ yếu
do các bộ, ngành tự tiến hành. Điều này dẫn đến việc mỗi bộ, ngành thực hiện
công tác pháp điển hoá theo từng cách thức riêng của mình; điều đó làm giảm
giá trị khoa học cũng như vai trò thực tiễn của các Bộ pháp điển của Liên xô
cũ thường không cao. Với quan niệm trên, có thể rút ra một số đặc trưng sau:

a/ Về chủ thể của hoạt động pháp điển hoá
Hoạt động pháp điển hoá ở các nước theo quan điểm thứ ba này cũng
được tiến hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Quốc hội, Nghị
viện hay là Chính phủ. ở những nước này dường như chưa có sự tham gia của
loại chủ thể thứ hai vào hoạt động pháp điển hoá. Chính điểm hạn chế này dẫn
đến hiệu quả mà hoạt động pháp điển hoá mang lại là chưa cao..!

b/ Về quy trình pháp điển hoá


19

Do ở hầu hết các nước theo quan điểm này chưa thành lập được một cơ
quan chuyên trách về pháp điển hoá nên quy trình thực hiện hoạt động này
cũng chưa được quy định rõ ràng và cụ thể như ở những nước theo hai quan
niệm trên. Chẳng hạn, như ở Liên Xô cũ, do không có cơ quan chuyên trách
phụ trách về pháp điển hoá do vậy nên công tác này chủ yếu do các bộ, ngành

tự tiến hành. Điều đó dẫn đến tình trạng mỗi bộ, ngành thực hiện theo cách
riêng của mình. Từ thực trạng đó đã làm cho hoạt động pháp điển hoá hiệu
quả kém.

c/ Về kết quả (sản phẩm) của hoạt động pháp điển hoá
Kết quả của hoạt động pháp điển hoá ở các nước này chính là các Bộ
pháp điển
Từ cách tiếp cận trên có thể hiểu: Pháp điển hoá là một hình thức của hệ

thống hoá pháp luật, theo đó các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành
tập hợp, sắp xếp các quy định của pháp luật; loại bỏ các quy định pháp luật
mâu thuẫn, chồng chéo, trùng lặp đồng thời bổ sung những quy định pháp luật
mới nhằm ban hành ra các Bộ pháp điển hoặc Bộ luật.
Như vậy, so với những nước theo quan điểm trước đó thì ở đây sự khác
biệt nhất định trong quan niệm về pháp điển hoá. Pháp điển hoá theo quan
điểm của những nước này chính là một hình thức của hệ thống hoá pháp luật
và có thể nói đây là hình thức cao nhất của hệ thống hoá pháp luật. Cũng cần
thấy ở những nước này có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu về pháp điển hoá
khác nhau trong khi lại chưa có một quy trình pháp điển hoá rõ ràng hay một
thiết chế riêng được thành lập để đảm nhiệm công tác này.
Việt Nam là một nước điển hình theo quan điểm này do vậy chúng ta
cũng không nằm ngoài hạn chế trên. Tại Việt Nam do chưa có những quy định
cụ thể về pháp điển hoá và cũng chưa thành lập được một cơ quan chuyên đảm
trách về hoạt động này nên trên thực tế khi tiến hành pháp điển hoá còn lúng
túng, chưa thống nhất.


20

1.2. Vai trò của pháp điển hoá


1.2.1. Pháp điển hoá có vai trò hỗ trợ đối với quá trình xây dựng pháp luật.
Sở dĩ nói pháp điển hoá có vai trò quan trọng đối với quá trình xây dựng
pháp luật là bởi:
- Thông qua quá trình pháp điển hoá sẽ giúp cho các nhà làm luật phát
hiện ra nhiều chỗ mâu thuẫn, chồng chéo, trùng lặp giữa những quy phạm
pháp luật từ đó xuất hiện nhu cầu cần sửa đổi, bổ sung, thay thế bởi các quy
phạm pháp luật mới (trong trường hợp cần)
- Từ hoạt động pháp điển hoá cũng giúp cho các nhà làm luật biết được
những lĩnh vực nào trên thực tế cần sự điều chỉnh của pháp luật nhưng lại chưa
có quy phạm pháp luật điều chỉnh. Qua đó cần phải ban hành các quy phạm
pháp luật mới để kịp thời điều chỉnh các lĩnh vực của đời sống xã hội
Như vậy, dù với ý nghĩa là một phương pháp kiện toàn hệ thống pháp luật
hay với ý nghĩa là phương pháp sáng tạo pháp luật thì pháp điển hoá bao giờ cũng là
một phương diện hoạt động quan trọng của Nhà nước. Đây là cách thức tích cực tạo
điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện pháp luật, cho việc nghiên cứu, tìm hiểu pháp
luật, nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức pháp luật của nhân dân.

1.2.2. Pháp điển hoá góp phần bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ
thống pháp luật.
Tính thống nhất và đồng bộ của pháp luật là một điều kiện thiết yếu
đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế xã hội và phát triển cá nhân con
người. Thông qua hoạt động pháp điển hoá, những quy phạm lỗi thời, lạc hậu,
mâu thuẫn, chồng chéo sẽ bị loại bỏ và thay vào đó là những quy định mới,
góp phần làm cho hệ thống pháp luật được thống nhất, đồng bộ và mang lại
hiệu quả cao.
Đối với hệ thống pháp luật của nước ta, hiện tại vẫn còn thiếu, chưa đồng
bộ, chưa thống nhất, còn có sự mâu thuẫn, chia cắt, chồng chéo giữa các văn
bản; tính minh bạch trong hệ thống pháp luật chưa cao. Sẽ rất khó để nhận biết
được trong một lĩnh vực thì văn bản của Quốc hội kiểm soát đến đâu, văn bản



21

của Chính phủ, của các Bộ tiếp tục như thế nào? Do đó, nếu không làm pháp
điển hoá, chúng ta sẽ không biết được văn bản nào thực sự đang điều chỉnh hoạt
động xã hội (Luật hay Thông tư). Như vậy, về góc độ thẩm quyền, thứ bậc văn
bản, hệ thống pháp luật của chúng ta có vấn đề. Vậy, việc đặt ra ở đây là phải
xử lý các vấn đề để cho hệ thống pháp luật đó có thứ bậc theo một chỉnh thể
thống nhất theo quy định của Hiến pháp. Đây cũng là cái đích của pháp điển
hoá. Tức là cần làm rõ văn bản nào được ban hành không đúng thẩm quyền, trái
với Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị định (kể cả văn bản của cấp thấp nhất là
cấp phường, xã). Pháp điển hoá là công việc để bảo đảm trật tự của hệ thống
pháp luật, giúp cho hệ thống pháp luật được thống nhất và đồng bộ.

1.2.3. Pháp điển hoá góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực và giá trị điều chỉnh
của pháp luật, hỗ trợ các chủ thể trong quá trình áp dụng pháp luật.
Có thể khẳng định rằng ở mỗi quốc gia cách hiểu và tiến hành pháp điển
hoá theo hình thức riêng phù hợp với đặc điểm của mình. Mặc dù xuất phát điểm
hay cách thức tiến hành có khác nhau nhưng cũng đều đi đến mục tiêu cuối cùng
là giúp cho việc tìm kiếm, tra cứu và áp dụng pháp luật được dễ dàng, thuận tiện.
Mục đích của pháp điển hoá pháp luật, nếu nhìn nhận từ lợi ích của cơ
quan nhà nước thì việc hiểu biết và tiếp cận với văn bản quy phạm pháp luật
sau khi được pháp điển hoá là rất quan trọng, vì các cơ quan nhà nước phải
biết một cách hệ thống những văn bản nào cần áp dụng trong khi thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của mình. Nếu nhìn nhận từ phía công dân thì công tác
pháp điển hoá cũng rất cần thiết, vì nó giúp công dân biết được văn bản được
áp dụng trong những tình huống cụ thể mà công dân gặp phải. Điều đó giúp
công dân tự bảo vệ mình tốt hơn nếu không hài lòng với cách xử lý của cơ
quan quản lý nhà nước. Công dân cũng sẽ bảo vệ mình tốt hơn trước Toà án,

nếu có trong tay tất những văn bản pháp luật được pháp điển trong một bộ luật
hoặc một đạo luật, từ đó dễ dàng nhận biết được văn bản được áp dụng trong
trường hợp của họ. Việc loại bỏ những mâu thuẫn, trái ngược cũng là một
trong những mục tiêu của công tác pháp điển hoá. Và cuối cùng, kết quả của


22

mỗi hình thức pháp điển hoá là Bộ luật hoặc Bộ pháp điển. Như vậy, mặc dù
pháp điển hoá có vai trò rất quan trọng, tuy nhiên ở mỗi quốc gia khác nhau
thì vai trò của pháp điển hoá cũng có sự biểu hiện và bộc lộ khác nhau.

1.2.4. Pháp điển hoá giúp cho người dân có điều kiện tốt hơn để tiếp
cận, chủ động sử dụng pháp luật.
Ưu điểm đầu tiên của công tác pháp điển hoá là nhằm đấu tranh chống
lại hiện tượng có nhiều kẻ lợi dụng sự rườm rà của pháp luật để trục lợi (đó là
những người hiểu biết sâu, rộng về pháp luật; chính từ sự hiểu biết đó mà họ
tìm mọi kẽ hở của pháp luật để luồn, lách, ). Pháp luật phải là công cụ của
mọi người, mọi chủ thể: các cơ quan hành chính, các cơ quan tư pháp, các chủ
thể kinh tế và mọi cá nhân trong xã hội. Từ đó cho thấy pháp điển hoá là một
công cụ để tuyên truyền và phổ biến pháp luật một cách hiệu quả.
Sở dĩ, pháp điển hoá giúp người dân có điều kiện tốt hơn để thoát khỏi
tình trạng thiếu pháp luật là bởi:
- Thông qua giai đoạn căn chỉnh, làm sạch các văn bản pháp luật
một giai đoạn của quy trình pháp điển hoá, các quy phạm pháp luật sẽ trở nên
rõ ràng hơn, sát hợp với đời sống xã hội, không còn tình trạng mâu thuẫn,
trùng lặp hay chồng chéo giữa các quy định pháp luật. Như vậy sẽ giúp người
dân dễ tiếp cận hơn với pháp luật;
- Qua quá trình pháp điển hoá nhiều lĩnh vực của đời sống chưa được
các quy định pháp luật điều chỉnh sẽ được điều chỉnh bởi các quy định pháp

luật mới. Thông qua đó sẽ hạn chế tình trạng thiếu pháp luật
- Sản phẩm cuối cùng của hoạt động pháp điển hoá đó là văn bản pháp
luật có tính tổng hợp và bao quát rộng (có thể là Bộ luật, Bộ pháp điển hay các
sản phẩm tương tự như pháp điển). Như vậy, chỉ cần tra cứu trong những văn
bản này người dân cũng có thể biết phải làm như thế nào cho phù hợp với quy
định của pháp luật thay vì phải đi tìm trong nhiều văn bản với những quy định
nhiều khi mâu thuẫn nhau.


23

Thông qua việc tìm hiểu một số vai trò cơ bản của pháp điển hoá trong
một số lĩnh vực, có thể khẳng định rằng pháp điển hoá là một hoạt động có vai
trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia nói chung cũng
như của Việt Nam nói riêng
1.3. Lý luận về pháp điển hoá ở Việt Nam hiện nay

1.3.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp điển hoá
1.3.1.1. Khái niệm pháp điển hoá
Việt Nam, thuật ngữ pháp điển hoá cũng được nhiều nhà nghiên cứu lý
giải theo nhiều cách thức khác nhau. Theo GS. TS Lê Minh Tâm coi pháp điển
hoá, cùng với tập hợp hoá, là hai hình thức của hoạt động hệ thống hoá pháp
luật. Theo đó:

Hình thức pháp điển hoá là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trong đó không những tập hợp các văn bản đã có theo một trình tự nhất
định, loại bỏ những quy phạm lỗi thời, mà còn xây dựng những quy phạm mới
để thay thế cho các quy phạm đã bị loại bỏ và khắc phục những chỗ trống được
phát hiện trong quá trình tập hợp văn bản, sửa đổi các quy phạm hiện hành,
nâng cao hiệu lực pháp lý của chúng, v.v Kết quả của công việc pháp điển hoá

là một văn bản quy phạm pháp luật mới ra đời. Đó là một bộ luật ứng với một
ngành luật nhất định hay một bản điều lệ tập hợp các quy phạm cho một lĩnh
vực nhất định, trong đó các quy phạm pháp luật được sắp xếp một cách lôgic,
chặt chẽ và nhất quán. Nói chung kết quả của nó là một văn bản pháp luật mới,
hoặc có hiệu lực pháp lý cao hơn, hoặc rộng hơn, tổng quát hơn về phạm vi điều
chỉnh, hoàn chỉnh hơn về kỹ thuật lập pháp, hoặc đồng thời đạt được tất cả các
yếu tố đó. Như vậy, hoạt động pháp điển hoá rất gần với khái niệm sáng tạo
pháp luật (hay hoạt động xây dựng pháp luật) [32, Tr 408-409]
Từ điển Luật học do nhà xuất bản Từ điển bách khoa xuất bản năm
1999 có giải thích:

Pháp điển hoá là làm thành một pháp điển (bộ luật), tức là tập hợp, hệ
thống hoá các văn bản pháp luật hiện hành, xem xét nội dung loại bỏ những


24

điều kiện không còn phù hợp, mâu thuẫn, chồng chéo, bổ sung những điều còn
thiếu, những điều cần dự liệu đáp ứng yêu cầu phát triển các quan hệ xã hội để
ban hành thành bộ luật. Pháp điển hoá là hoạt động lập pháp khác với hệ thống
hoá pháp luật là một hoạt động có tính chất chuyên môn hành chính
Trong khi đó Từ điển Bách khoa Việt Nam lại đưa ra khái niệm:

Pháp điển hoá là xây dựng bộ luật, đạo luật trên có sở tập hợp, hệ
thống hoá các văn bản pháp luật hiện hành, loại bỏ các quy định không phù
hợp, bổ sung, dữ liệu những quy định đáp ứng sự điều chỉnh pháp luật đối với
những quan hệ xã hội đang phát triển[Tr419]
Còn theo PGS.TS Thái Vĩnh Thắng trong cuốn Từ điển thuật ngữ Lý
luận nhà nước và pháp luật năm 2008 thì:


Pháp điển hoá là hình thức hệ thống hoá pháp luật trong đó, cơ quan
nhà nước có thẩm quyền tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật, các chế
định luật, các văn bản quy phạm pháp luật trong ngành luật theo trình tự nhất
định, loại bỏ những mâu thuẫn chồng chéo, các quy định lỗi thời và bổ sung
những quy định mới.
Kết quả của pháp điển hoá là văn bản quy phạm pháp luật mới trên cơ sở kế
thừa và phát triển các quy phạm pháp luật cũ mà điển hình là bộ luật [34, Tr203-204]
Như vậy, theo hầu hết các nhà nghiên cứu ở Việt Nam thì pháp điển hoá
được hiểu là một hoạt động lập pháp và kết quả cuối cùng của nó là các văn
bản có mức độ tổng hợp cao, thường là các Bộ luật hoặc các Đạo luật có phạm
vi quy định tương đối rộng (như Bộ luật Lao động).
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể đi đến khái niệm về pháp điển
hoá như sau: Pháp điển hoá là hình thức cao nhất của hệ thống hoá pháp luật

theo đó các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tập hợp, sắp xếp những
văn bản đã có theo một trình tự nhất định; đồng thời loại bỏ những quy định
pháp luật lỗi thời, lạc hậu, chồng chéo, xây dựng những quy định pháp luật
mới; khắc phục những chỗ trống đã được phát hiện trong quá trình tập hợp văn
bản, sửa đổi các quy phạm pháp luật hiện hành nhằm nâng cao hiệu lực pháp
lý của chúng.. Do vậy, kết quả của công tác pháp điển hoá thông thường là Bộ


×