Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

LUẬN văn CÔNG NGHỆ hóa KHẢO sát THÀNH PHẦN hóa học và HOẠT TÍNH SINH học của TINH dầu cần tàu apium graveolens l var secalinum alef

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.53 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC
VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA
TINH DẦU CẦN TÀU
Apium graveolens L.var.secalinum Alef

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Th.S Nguyễn Thị Bích Thuyền

Trương Thị Cẩm Tú
MSSV: 2064033
Lớp: Công nghệ Hóa học – Khóa 32

Cần Thơ, tháng 11/2010


Trường Đại học Cần Thơ
Khoa Công Nghệ
Bộ môn Công nghệ hóa học

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------------Cần Thơ, ngày 08 tháng 11 năm 2010



PHIẾU ĐỀ NGHỊ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CHO SINH VIÊN
NĂM HỌC: 2010 – 2011
1. Họ và tên của cán bộ hướng dẫn
Th.S Nguyễn Thị Bích Thuyền
MCB: 1683
2. Tên đề tài: Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu
3.
4.
5.
6.

cần tàu (Apium graveolens L.var.secalinum Alef).
Địa điểm thực hiện: Phòng thí nghiệm Bộ Môn Công nghệ Hóa học – Khoa
Công Nghệ – Trường Đại Học Cần Thơ.
Số lượng sinh viên thực hiện: 01 sinh viên.
Họ và tên sinh viên: Trương Thị Cẩm Tú
MSSV: 2064033
Lớp: Công Nghệ Hóa Học
Khóa: 32
Mục đích của đề tài

- Khảo sát thành phần hóa học của tinh dầu cây cần tàu.
- Thử một số hoạt tính sinh học của tinh dầu.
7. Các nội dung chính và giới hạn của đề tài
 Ly trích tinh dầu theo phương pháp vi sóng và cổ điển để có sự so sánh.
 Khảo sát hoạt tính sinh học của tinh dầu: kháng vi sinh vật và kháng oxi hóa
 Nhận danh các cấu phần trong tinh dầu bằng phương pháp sắc kí khí ghép
khối phổ.
8. Các yêu cầu hỗ trợ cho việc thực hiện đề tài

Các hóa chất để thực hiện
9. Kinh phí dự trù cho việc thực hiện đề tài: 250.000 đồng.
DUYỆT CỦA CB TẠI CƠ SỞ

DUYỆT CỦA CBHD
Th.S Nguyễn Thị Bích Thuyền

DUYỆT CỦA BỘ MÔN

DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG THI & XÉT TỐT NGHIỆP


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


.......................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN

...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................


Lời cảm ơn

LỜI CẢM ƠN

Con xin cảm ơn gia đình đã luôn động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất
cho con được học tập.
Em vô cùng biết ơn cô Nguyễn Thị Bích Thuyền đã tận tình chỉ bảo và truyền
đạt cho em những kinh nghiệm sống, làm việc quý báu, làm hành trang cho em
chuẩn bị bước vào đời.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô của Bộ môn
Công nghệ Hóa học, Khoa Công Nghệ đã luôn tận tình chỉ bảo, tạo mọi điều kiện
tốt nhất cho chúng em học tập và hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Cảm ơn tất cả các bạn lớp Công nghệ Hóa học K32, Đại học Cần Thơ đã luôn
bên tôi động viên và giúp đỡ.
Cảm ơn tất cả mọi người đã quan tâm, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời
gian vừa qua.

Xin chân thành cảm ơn!


SVTH: Trương Thị Cẩm Tú

ii


Lời mở đầu

LỜI MỞ ĐẦU

Hương liệu nói chung và tinh dầu nói riêng được ứng dụng rộng rãi trong đời
sống nhân loại. Ở các nước phát triển, kỹ thuật và qui mô sản xuất tinh dầu có
những bước phát triển nhảy vọt. Trong khi đó, Việt Nam với điều kiện khí hậu nhiệt
đới rất thuận lợi cho việc trồng trọt và khai thác các loại cây chứa tinh dầu nhưng
qui mô sản xuất còn nhỏ lẽ, chưa xứng đáng với tiềm năng sẵn có. Vì vậy, để có
định hướng sử dụng và phát triển nguồn nguyên liệu này một cách hợp lý, việc
nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các hợp chất có hương
là mảng đề tài hấp dẫn.
Cây cần tàu là một loại rau gia vị rất phổ biến ở nước ta, thường dùng kèm theo
trong các món xào, lẩu, canh,... Cây được di thực vào Việt Nam từ lâu đời và đã
thích nghi với điều kiện khí hậu vùng nhiệt đới. Trong dân gian, cây cần tàu là một
vị thuốc chữa được bệnh cao huyết áp, giảm mỡ trong máu, thanh nhiệt,…Cây cần
tàu dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, có thể trồng quanh năm, có tác dụng chữa
một số bệnh rất hiệu quả. Tinh dầu cây cần tàu rất có ý nghĩa trong y học và thực
phẩm. Tuy nhiên, việc sử dụng cây cần tàu để làm thuốc phần lớn theo kinh nghiệm
dân gian. Do đó, dược liệu này cần được nghiên cứu kỹ, toàn diện về mặt hóa học,
dược tính, để phát huy hết giá trị dược liệu của nó.
Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài “Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính
sinh học của tinh dầu cần tàu”.
Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện đề tài
không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự quan tâm và đóng góp

ý kiến của quý thầy cô và các bạn để đạt kết quả tốt nhất.

SVTH: Trương Thị Cẩm Tú

iii


Mục lục

MỤC LỤC
PHIẾU ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... x
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ ................................................................................. xi
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC............................................................................. xii
PHẦN 1: TỔNG QUAN
Chương 1: Tổng quan về thực vật của cây cần tàu ............................................ 1
1.1 Phân loại thực vật ............................................................................................ 2
1.2 Mô tả thực vật.................................................................................................. 3
1.3 Nguồn gốc – phân bố - thu hái ......................................................................... 4
1.4 Bộ phận dùng .................................................................................................. 5
1.5 Thành phần hóa học và công dụng ................................................................... 6
1.6 Nghiên cứu cây cần tàu trong và ngoài nước.................................................... 8
1.6.1 Nghiên cứu trong nước ......................................................................... 8
1.6.2 Nghiên cứu ngoài nước ....................................................................... 13


SVTH: Trương Thị Cẩm Tú

iv


Mục lục

1.7 Các chế phẩm của cây cần tàu trên thị trường ................................................ 18
Chương 2: Đại cương về tinh dầu và hoạt tính sinh học ................................. 20
2.1 Đại cương về tinh dầu .................................................................................... 20
2.1.1 Tinh dầu ................................................................................................ 20
2.1.1.1 Khái niệm tinh dầu ..................................................................... 20
2.1.1.2 Lịch sử và phát triển ................................................................... 20
2.1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng và chất lượng tinh dầu ..... 21
2.1.2 Các phương pháp sản xuất tinh dầu ....................................................... 21
2.1.2.1 Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước .................................. 22
2.1.2.2 Chưng cất lôi cuốn hơi nước với sự hỗ trợ của vi sóng………… 23
2.1.2.3 Phương pháp trích siêu âm ......................................................... 24
2.1.2.4 Trích bằng CO2 siêu tới hạn........................................................ 25
2.1.3 Ứng dụng của tinh dầu .......................................................................... 25
2.2 Hoạt tính sinh học.......................................................................................... 27
2.2.1 Tính kháng vi sinh vật ........................................................................... 27
2.2.1.1 Phương pháp đĩa giấy ................................................................. 28
2.2.1.2 Phương pháp pha loãng liên tục trên thạch rắn (tìm MIC)........... 28
2.2.2 Tính kháng oxi hóa ................................................................................ 28
PHẦN 2: THỰC NGHIỆM
Chương 3: Thực nghiệm ................................................................................... 29
3.1 Thiết bị, hóa chất và nguyên liệu ................................................................... 29


SVTH: Trương Thị Cẩm Tú

v


Mục lục

3.1.1 Thiết bị ............................................................................................... 29
3.1.2 Hóa chất ............................................................................................. 30
3.1.3 Nguyên liệu ........................................................................................ 30
3.2 Địa điểm và thời gian thực hiện ..................................................................... 30
3.3 Phương pháp thí nghiệm ................................................................................ 31
3.3.1 Phương pháp chưng cất tinh dầu ......................................................... 31
3.3.1.1 Chưng cất lôi cuốn hơi nước trực tiếp trên bộ Clevenger....... 31
3.3.1.2 Chưng cất lôi cuốn hơi nước với sự hỗ trợ của vi sóng .......... 32
3.3.2 Phương pháp xác định các chỉ tiêu lý - hóa của tinh dầu ..................... 32
3.3.2.1 Tỷ trọng ................................................................................ 32
3.3.2.2 Chỉ số khúc xạ ...................................................................... 32
3.3.2.3 Chỉ số axit ............................................................................. 32
3.3.2.4 Chỉ số savon hóa ................................................................... 33
3.3.2.5 Chỉ số ester ........................................................................... 33
3.3.3 Phương pháp xác định thành phần hóa học của tinh dầu ..................... 33
3.3.4 Phương pháp khảo sát hoạt tính sinh học ............................................ 34
3.3.4.1 Kháng vi sinh vật .................................................................. 34
3.3.4.2 Kháng oxi hóa ....................................................................... 35
3.4 Thực nghiệm ................................................................................................. 36
3.4.1 Chưng cất lấy tinh dầu ........................................................................ 36
3.4.1.1 Chưng cất trên bộ cổ điển Clevenger..................................... 36

SVTH: Trương Thị Cẩm Tú


vi


Mục lục

3.4.1.2 Chưng cất trên bộ vi sóng...................................................... 37
3.4.2 Xác định các chỉ tiêu hóa lý của tinh dầu ............................................ 38
3.4.2.1 Tỷ trọng ................................................................................ 38
3.4.2.2 Chỉ số khúc xạ ...................................................................... 38
3.4.2.3 Chỉ số axit ............................................................................. 39
3.4.2.4 Chỉ số savon hóa ................................................................... 39
3.4.2.5 Chỉ số ester ........................................................................... 40
3.4.3 Xác định thành phần hóa học .............................................................. 40
3.4.4 Thử hoạt tính sinh học ........................................................................ 40
3.4.4.1 Kháng vi sinh vật .................................................................. 40
3.4.4.2 Kháng oxi hóa ....................................................................... 41
Chương 4: Kết quả và bàn luận ....................................................................... 43
4.1 Tinh dầu ....................................................................................................... 43
4.1.1 Cảm quan ........................................................................................... 43
4.1.2 Hiệu suất chưng cất tinh dầu ............................................................... 44
4.1.2.1 Chưng cất trên bộ Clevenger ................................................. 44
4.1.2.2 Chưng cất với sự hỗ trợ vi sóng............................................. 46
4.1.3 Xác định chỉ số lý - hóa của tinh dầu .................................................. 49
4.2 Thành phần hóa học ...................................................................................... 50
4.3 Hoạt tính sinh học.......................................................................................... 51
4.3.1 Tính kháng vi sinh vật ........................................................................ 51

SVTH: Trương Thị Cẩm Tú


vii


Mục lục

4.3.2 Tính kháng oxi hóa ............................................................................. 54
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Kết luận và kiến nghị ........................................................................................ 55
1 Kết luận ............................................................................................................ 55
2 Hạn chế ............................................................................................................ 55
3 Kiến nghị ......................................................................................................... 56
4 Hướng phát triển cho tinh dầu cây cần tàu ........................................................ 56
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

SVTH: Trương Thị Cẩm Tú

viii


Danh mục các bảng

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Tên cây cần tàu ở một số nước.............................................................. 1
Bảng 1.2 Thành phần hóa học tinh dầu cây cần tàu tại TP.Hồ Chí Minh .............. 8
Bảng 1.3 Thành phần hóa học tinh dầu hạt cần tàu tại TP.Hồ Chí Minh .............. 9
Bảng 1.4 Kết quả thử nghiệm tính kháng khuẩn của tinh dầu hạt cần tàu
tại TP. Hồ Chí Minh.............................................................................. 9
Bảng 1.5 Chỉ số hóa lý của tinh dầu cây cần tàu tại TP. Hồ Chí Minh ............... 10
Bảng 1.6 Thành phần hóa học tinh dầu cây cần tàu tại TP. Hồ Chí Minh ........... 11

Bảng 1.7 Chỉ số hóa lý của tinh dầu rau cần tây tại Hà Nội................................ 11
Bảng 1.8 Thành phần hóa học tinh dầu cây cần tây tại Hà Nội........................... 12
Bảng 1.9 Thành phần hóa học tinh dầu cây cần tàu tại Mỹ
theo các bộ phận của cây .................................................................... 13
Bảng 1.10 Thành phần hóa học tinh dầu cây cần tàu ở Libya và Egypt ................ 14
Bảng 1.11 Thành phần hóa học tinh dầu cây cần tàu ở Ai Cập ............................. 15
Bảng 1.12 Thành phần hóa học tinh dầu cây cần tàu ở Ai Cập
theo ba vùng khác nhau ...................................................................... 15
Bảng 1.13 Thành phần hóa học tinh dầu cây cần tàu ở Estonian .......................... 16
Bảng 1.14 Thành phần hóa học tinh dầu cây cần tàu ở Hà Lan ............................ 17
Bảng 1.15 Thành phần hóa học tinh dầu hạt cây cần tàu trích bằng SC – CO2 ..... 18
Bảng 4.1 So sánh chỉ tiêu lý - hóa với công trình khác....................................... 50
Bảng 4.2 Thành phần hóa học của tinh dầu cây cần tàu thu được
ở hai phương pháp chưng cất ............................................................. 50
Bảng 4.3 Đường kính vô khuẩn đối với các chủng vi sinh vật thử nghiệm
của tinh dầu chưng cất bằng phương pháp cổ điển (mm) .................... 51
Bảng 4.4 Đường kính vô khuẩn đối với các chủng vi sinh vật thử nghiệm
của tinh dầu chưng cất bằng phương pháp vi sóng (mm) .................... 52

SVTH: Trương Thị Cẩm Tú

ix


Danh mục các hình

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Đoạn cây có rễ, lá và hoa (A, B); Hoa (1,2,3);
Nhụy và nhị (4,7); Quả (5,6) ..................................................................... 3

Hình 1.2 Sự phân bố của cây cần tàu trên thế giới ................................................... 4
Hình 1.3 Ống tiết tinh dầu ở lá (X 20) (a), ở thân (X 20) (b) và (X 4) (c) ................10
Hình 1.4 Xà bông gội đầu trị gàu Liquorice. ...........................................................18
Hình 1.5 Nước giải khát Cel – Ray .........................................................................18
Hình 1.6 Puricil ™ .................................................................................................19
Hình 1.7 Hyprava ™ ..............................................................................................19
Hình 1.8 Voltarit ....................................................................................................19
Hình 1.9 Trà Joint Comfort.....................................................................................19
Hình 3.1 Bộ chưng cất cổ điển Clevenger trong phòng thí nghiệm .........................36
Hình 3.2 Bộ chưng cất có hỗ trợ của vi sóng trong phòng thí nghiệm. ....................37
Hình 4.1 Tinh dầu cây cần tàu của phương pháp chưng cất vi sóng và cổ điển. ......43
Hình 4.2 Kết quả vòng vô khuẩn của tinh dầu cây cần tàu
chưng cất cổ điển ở độ pha loãng 10 0, 10 -1, 10-2, 10-3 ...............................52
Hình 4.3 Kết quả vòng vô khuẩn của tinh dầu cây cần tàu
chưng cất vi sóng ở độ pha loãng 10 0, 10 -1, 10-2, 10-3 ...............................53

SVTH: Trương Thị Cẩm Tú

x


Danh mục các đồ thị

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ

Đồ thị 4.1 Hiệu suất thu tinh dầu theo thời gian ......................................................44
Đồ thị 4.2 Hiệu suất thu tinh dầu theo lượng nước ..................................................45
Đồ thị 4.3 Hiệu suất thu tinh dầu theo nhiệt độ .......................................................46
Đồ thị 4.4 Hiệu suất thu tinh dầu theo công suất của lò...........................................47
Đồ thị 4.5 Hiệu suất thu tinh dầu theo lượng nước ..................................................48

Đồ thị 4.6 Hiệu suất thu tinh dầu theo thời gian ......................................................49

SVTH: Trương Thị Cẩm Tú

xi


Danh mục các phụ lục

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Hình hoa và hạt của cây cần tàu.
Phụ lục 2 Một số hình ảnh thử hoạt tính kháng oxi hóa.
Phụ lục 3 Kết quả thử nghiệm hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu cây cần tàu
ở hai phương pháp chưng cất bằng phương pháp đĩa giấy.
Phụ lục 4 Phổ đồ sắc ký khí ghép khối phổ tinh dầu cây cần tàu chưng cất cổ điển.
Phụ lục 5 Phổ đồ sắc ký khí ghép khối phổ tinh dầu cây cần tàu chưng cất có sự hỗ
trợ vi sóng.

SVTH: Trương Thị Cẩm Tú

xii


PHẦN 1
TỔNG QUAN


Chương 1: Tổng quan về thực vật của cây cần tàu


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT HỌC CỦA CÂY
CẦN TÀU
Tên khoa học: Apium graveolens L.var.secalinum Alef.
Tên đồng nghĩa: Apium graveolens L. (Leaf Celery Group) (Mansf).
Apium graveolens L. cv. secalinum Alef.
Tên thông thường: cây cần tàu, …
Họ: Hoa tán (Apiaceae hoặc Umbellifrae)
Tên nước ngoài:
Bảng 1.1: Tên cây cần tàu ở một số nước
Tên nước
Chinese
Chinese
(Cantonese)
Chinese
(Mandarin)
Croatian
Czech
Danish
Dutch
English
Esperanto
Estonian
French
German
Greek
Hungarian

SVTH: Trương Thị Cẩm Tú


Tên cần tàu
Hon kun, Kun cai, Qing cai
芹菜 [kàhn choi], 西芹 [sài kàhn]
Kahn choi, Sai kahn
芹菜 [qín cài]
Qin cai
Celer
Celer, Miřík celer
(Rod) Selleri, Bladselleri
Selderij, Selderie, Bladselderij, Snijselderij,
Struikselderij, Juffrouwmerk, Eppe
Chinese celery, leaf celery, cutting celery, smallage,
seasoning celery, soup celery
Celerio
Aedseller, Seller
Céleri à couper
Schnittsellerie (Mansf), Schnitt-Sellerie
Σέληνο, Σέλινο
Selino
Zeller

1


Chương 1: Tổng quan về thực vật của cây cần tàu

Irish
Italian

Soilire

Sedano
セロリ
Serori
Khin chhay
Selleori, Sellori, Selleori sidu
Accia, Apium, Silum
Phak sen leu ri
Daun Sop, Elderi
Seler zwyczajny
Aipo, Salsão
Сельдерей
Selderej
Целер
Celer
Apio
คึ นช่ ายฝรัง, คึ นฉ่าย, เซเลอรี
Ceun chai farang, Ceun chai, Seleri
Селера, Селера пахуча
Selera, Selera pakhucha

Japanese
Khmer
Korean
Latin
Lào
Malaysian
Polish
Portuguese
Russian
Serbian

Spanish
Thai
Ukrainian

1.1 Phân loại thực vật[8],[9],[21],[22],[24]
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Apiales
Họ: Hoa tán
Chi: Apium L.
Loài: Apium graveolens L.var.secalinum Alef.

SVTH: Trương Thị Cẩm Tú

2


Chương 1: Tổng quan về thực vật của cây cần tàu

1.2 Mô tả thực vật[8],[9],[21],[23],[25]
Cây thảo sống 1 – 2 năm, cao 0,5 – 1 m. Thân mọc đứng, nhẵn, có nhiều rảnh
dọc, phân nhánh nhiều. Lá ở gốc có cuống, bẹ to rộng, hình tam giác hoặc dạng 5
cạnh có góc cụt, xẻ 3 – 5 thùy tam giác, đầu tù, mép khía, răng to, lá ở giữa và lá
ngọn không cuống, bẹ ngắn, xẻ 3 thùy hoặc không chia thùy. Hệ rễ ăn nông và
mỏng manh.
Cụm hoa gồm nhiều tán dài, ngắn không đều (khoảng 8 – 12), tán ở đầu có
cuống dài hơn các tán ở bên. Không có tổng bao và tiểu bao, hoa nhỏ màu trắng
hoặc lục nhạt, đài có răng rất ngắn, bầu nhỏ.
Quả đôi dạng trứng, hơi dẹt, nhẵn, có cạnh lồi. Quả cứng có kích thước dài
1 – 1,5 cm và rộng 1 cm chứa một hạt nhỏ.

Hạt nhỏ, nâu sậm, nảy mầm chậm. Mùa hoa quả vào tháng 3– 5.

Hình 1.1: Đoạn cây có rễ, lá và hoa (A, B); Hoa (1,2,3); Nhụy và nhị (4,7);
Quả (5,6)

SVTH: Trương Thị Cẩm Tú

3


Chương 1: Tổng quan về thực vật của cây cần tàu

1.3 Nguồn gốc – phân bố - thu hái[9],[10],[21],[29]
Họ hoa tán là một họ lớn có mặt khắp nơi trên thế giới với khoảng 300 giống và
3000 loài. Chi Apium L. có khoảng 40 loài phân bố ở vùng ôn đới ẩm và vùng núi
cao nhiêt đới. Cây cần tàu có nguồn gốc ở vùng ôn đới ấm của Châu Âu và Châu Á.
Ở Việt Nam có hơn 20 giống: Coriandrum, Apium, Bupleurum, Erygium,
Foniculum, Ligusticum, Oenanthe,… và trên 30 loài. Cây cần tây xuất hiện cách
đây khoảng 3000 năm, có nguồn gốc từ Thụy Điển, Hy Lạp, Ai Cập, Châu Á. Dạng
hoang dại được tìm thấy ở California, Tân Tây Lan. Được coi là cây trồng vào năm
1623 ở Pháp, nhiều nhất tại St.Rémy, để lấy hạt dùng để chưng cất tinh dầu và xuất
khẩu. Tại Châu Âu làm rau ăn, làm thuốc, hạt được dùng chưng cất tinh dầu và làm
gia vị. Cây cần tàu mới được du nhập vào nước ta, được trồng phổ biến ở nhiều nơi
làm rau ăn, chưa trồng lấy hạt như các nước khác.

Hình 1.2: Sự phân bố của cây cần tàu trên thế giới

SVTH: Trương Thị Cẩm Tú

4



Chương 1: Tổng quan về thực vật của cây cần tàu

Cây cần tàu ưa thích khí hậu mát, nhiệt độ trung bình từ 15 – 21oC (ở Việt Nam
và Đông Nam Á), nhiệt độ cao quá làm cho lá bị đắng. Về mùa đông cây chịu được
nhiệt độ dưới 5oC trong vài ngày, không chịu được nắng nóng. Nó ưa đất xốp và độ
pH trong khoảng 6 – 7,5. Quần thể cây cần tàu mọc hoang dại ở Châu Âu và một
vài giống cây trồng ở Trung Quốc có thể chịu được hạn. Cây ra hoa nhiều và tái
sinh chủ yếu từ hạt.
Hạt cần tàu rất nhỏ và thời gian nảy mầm tương đối dài, vào mùa xuân từ khi
gieo hạt đến nảy mầm là 4 – 6 tuần. Nếu cây nảy mầm trong điều kiện nóng thì giai
đoạn đầu cây sinh trưởng chậm. Nhiệt độ thích hợp cho nảy mầm 10 – 20 oC. Cây
cần tàu sinh trưởng mạnh vào vụ đông xuân. Cây cần tàu có thể trồng theo hai cách:
gieo hạt hoặc trồng cây con.
Để trồng 1 ha cây cần tàu cần gieo khoảng 120 – 150 g hạt. Trước khi gieo nên
ngâm trong nước một ngày đêm, đãi lấy hạt chìm, trộn với cát, đất bột hoặc tro để
gieo cho đều. Hạt gieo trong vườn ươm, có thể gieo vãi hoặc gieo hàng. Gieo xong,
phủ trấu hay rơm rạ, tránh nắng gắt và giữ ẩm để hạt nảy mầm. Nếu phủ bằng rơm
rạ, sau khi cây mọc, cần dở bỏ rơm rạ. Khi cây cao khoảng 10 cm thì đưa ra trồng
trên luống. Mỗi cây cách nhau 10 – 15 cm. Mỗi luống cách nhau 30 – 40 cm. Để đạt
hiệu suất cao nên bón phân đạm, lân, kali và giữ độ ẩm vừa phải. Ở ruộng trồng
bằng cây con, tưới nước ngay sau khi trồng và giữ ẩm thường xuyên, bón phân thúc
hàng ngày. Trồng bằng cây con sau 30 – 35 ngày có thể thu hoạch. Nếu làm rau ăn,
cần thu hoạch lúc cây còn nhỏ, nhổ cả cây. Nếu làm thuốc có thể già hơn, thu và
phơi hay sấy khô. Nếu trồng lấy hạt, 1 hecta sẽ thu được khoảng 800 kg hạt.
Quá trình thu hái rất quan trọng, cần đúng thời điểm và bảo quản tốt thì hàm
lượng tinh dầu trong cây và hạt mới cao. Cây lấy tinh dầu khoảng 10 tuần tuổi, nếu
chưa kịp chế biến phải phơi trong mát.
Thu hái và chưng cất tốt nhất là trong một ngày, nếu vận chuyển xa thì phải bảo

quản bằng cách trùm kín để khỏi bay hơi tinh dầu.

1.4 Bộ phận dùng[1]
Toàn thân, rễ và hạt.

SVTH: Trương Thị Cẩm Tú

5


Chương 1: Tổng quan về thực vật của cây cần tàu

1.5 Thành phần hóa học và công dụng[1],[3],[7],[28]
Cây cần tàu chứa 0,1% tinh dầu, monoterpene, flavonoid, butylpthalid và
coumarin. Tinh dầu chứa chủ yếu là d-Limonen và selinen. Hàm lượng tinh dầu
trong cây cần tàu rất ít (khoảng 0,1%) so với trong hạt (khoảng 3%). Vì vậy, người
ta hiếm khi dùng cây cần tàu mà chỉ dùng hạt của nó. Tuy nhiên, khi cần thiết người
ta sử dụng cây cần tàu trước khi hạt chín để tăng hiệu suất chưng cất.
Cây cần tàu thường được dùng như các loại rau gia vị, ăn sống hoặc chế biến
thành những món ăn như rau cần tàu xào thịt bò, canh chua, lẩu. Trong 100 g phần
ăn được của cây cần tàu chứa
Nước

90 g

Protein

2,2 g

Chất béo


0,6 g

Carbohydrat

4,6 g

Chất xơ

1,4 g

Tro

1,7 g

Vitamin B1

0,08 mg

Vitamin B2

0,12 mg

Vitamin C

49 mg

Niacin

0,6 mg


Calcium

326 mg

Phosphor

51 mg

Sắt

15,3 mg

Natrium

151 mg

Kalium

318 mg

Cây cần tàu có tác dụng chống viêm rõ rệt trên mô hình gây phù bàn chân chuột
với caragenin. Có hai chế phẩm chứa cây cần tàu và một số dược liệu khác của Ấn
Độ có hoạt tính bảo vệ gan tương tự như silymarin trong thử nghiệm gây nhiễm độc
gan bằng carbon tetraclorid trên chuột cống trắng.
Cây cần tàu có vị ngọt, cay, có mùi thơm, có tác dụng thanh nhiệt, ngừng ho,
giúp tiêu hóa, lợi tiểu tiện, hạ cholesterol, hạ huyết áp.

SVTH: Trương Thị Cẩm Tú


6


Chương 1: Tổng quan về thực vật của cây cần tàu

Trong y học dân gian Ấn Độ, quả chín khô của cây cần tàu được dùng làm thuốc
kích thích tiêu hóa, gây trung tiện. Nước sắc từ quả là thuốc trị thấp khớp. Rễ cây
cần tàu được coi có tác dụng phục hồi chức năng , lợi tiểu, điều trị phù toàn thân.
Ở Brasil, nhân dân dùng cây cần tàu làm thuốc kích thích tử cung khi đẻ. Ở
Guatemala, đài hoa và rễ cây cần tàu là thuốc lợi tiểu. Ở Trung Quốc, nhân dân
dùng cây cần tàu làm thuốc giải nhiệt, giảm ho, giúp tiêu hóa, lợi tiểu và hạ huyết
áp. Ở Philippin, nước cây cần tàu lợi tiểu và điều kinh.
Những cách dùng cây cần tàu để trị bệnh ở Việt Nam.
Ho lâu ngày:
Dùng 1/2 kg rau cần (để cả rễ) rửa sạch, vò nát (hoặc ép) lấy nước, cho thêm tí
muối rồi đem chưng cách thủy để uống mỗi lần 1 chén nhỏ vào hai bữa sáng và tối.
Dùng liên tục vài ngày như thế.
Mất ngủ:
Lấy 100 g rễ rau cần, 9 g nhân hạt táo chua đem nấu chung lấy nước uống.
Đau đầu:
Dùng một lượng rễ rau cần vừa đủ, rửa sạch, vò nát, rồi đem rán với trứng gà để
dùng ngày 2 lần.
Sau sinh bị đau bụng:
Dùng 60 g rau cần đem nấu với ít đường đỏ và ít rượu mùi, uống lúc bụng đói.
Máu nhiễm mỡ:
Lấy 10 cây rau cần giã nát với 10 trái táo tàu, vắt lấy nước, đun sôi chia uống 2
lần trong ngày, uống khoảng 15 - 20 ngày cho một đợt điều trị.
Viêm gan mãn tính:
Lấy 200 g rau cần giã nát, vắt lấy nước cốt, pha thêm với 50 g mật ong, ngày
uống 2 lần liên tục trong một thời gian dài.

Kinh nguyệt có sớm:
Rau cần tươi 100 g (rau khô thì khoảng 30 g) đem nấu nước uống. Ngày một
liều, liên tục trong 1 - 2 tháng.
Viêm khớp tay và chân; bệnh thần kinh do phong thấp:
Dùng rau cần tươi ép lấy nước cho thêm một ít đường trắng vừa đủ, rồi đun sôi
lấy nước uống trong ngày.

SVTH: Trương Thị Cẩm Tú

7


Chương 1: Tổng quan về thực vật của cây cần tàu

Bị mưng nhọt do nhiệt độc:
Rau cần tươi 50 – 100 g, bồ công anh, bại tương thảo lượng vừa đủ cùng giã nát
đắp vào chỗ đau.
Khó đi tiểu:
Dùng rau cần tươi từ 50 – 100 g đem luộc lấy nước uống.
Trẻ con nôn ói và tả:
Rau cần đem nấu nước, cho thêm đường uống.
Lưu ý: người có bệnh vảy nến thì không nên dùng rau cần; còn người có tỳ vị hư
nên ăn ít rau cần.

1.6 Nghiên cứu cây cần tàu trong và ngoài nước
1.6.1 Nghiên cứu trong nước[9],[10],[11]
Ở Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trong định hướng nghiên cứu cây
cần tàu PGS.TS Lê Ngọc Thạch đã khảo sát thành phần hóa học trong tinh dầu cây
cần tàu và thử hoạt tính kháng vi sinh. Kết quả thể hiện ở bảng 1.2, bảng 1.3 và
bảng 1.4.

Bảng 1.2: Thành phần hóa học tinh dầu cây cần tàu tại TP.Hồ Chí Minh
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Hợp chất
 -Pinene
Sabinene
 -Pinene
 -Myrcene
dl-Limonene
Cis-  -Ocimene
Cis-  -Ocimene
 -Terpinene
p-Meta-1,5,8-trien

SVTH: Trương Thị Cẩm Tú

% (GC)
0,09
0,14
0,94
8,56

53,75
2,84
0,10
2,59
0,39

STT
10
11
12
13
14
15
16
17
18

Hợp chất
Pentilbenzen
Cariophilene
 -Humulene
 -Selinene
 -Selinene
Aromadendren
Butilptalid
p-Cresol
neo-Phitadien

% (GC)
1,35

3,80
0,38
5,32
0,82
0,39
1,41
10,33
0,53

8


Chương 1: Tổng quan về thực vật của cây cần tàu

Bảng 1.3: Thành phần hóa học tinh dầu hạt cần tàu tại TP.Hồ Chí Minh
STT Hợp chất
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13


D
0,21
3,65
1,08
66,85
0,41
1,90
0,35
0,46
9,50
1,41
0,69
5,92
92,43

 -Pinene
 -Pinene
 -Myrcene
dl-Limonene
Cis-  -Ocimene
p-Menta-1,5,8-trien
Pentilbenzen
Dihidrocarvone
Carvone
 -Selinene
 -Selinene
Aromadendren
Butilptalid
Tổng cộng


% (GC)
E
0,21
3,50
0,93
71,65
0,13
2,24
5,51
0,79
0,42
3,46
88,84

F
0,17
3,02
0,67
70,36
1,59
0,37
0,17
5,92
0,79
0,56
7,52
91,14

D: phương pháp chưng cất hơi nước cổ điển
E: phương pháp vi sóng thêm nước cố định

F: phương pháp vi sóng thêm nước liên tục

Bảng 1.4: Kết quả thử nghiệm tính kháng khuẩn của tinh dầu hạt cần tàu tại
TP.Hồ Chí Minh
Vi khuẩn
Đường kính vòng vô khuẩn (mm)
Escherichia coli
11
6
6
6
6
ATCC 25922
Staphylococcus aureus
20
14
10
7
6
ATCC 25923
Pseudomonas aeruginosa
10
8
6
6
6
Samonella typhi
Streptococcis fecalis
Nồng độ (C)


12

10

6

6

6

12

10

8

6

6

C0

C1

C2

C3

C4


Cũng trong công trình nghiên cứu này, tác giả giải phẫu thực vật, xác định tuyến
tinh dầu trong cây. Kết quả là ở lá chứa tinh dầu nhiều nhất trong cây.

SVTH: Trương Thị Cẩm Tú

9


×