Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI vườn QUỐC GIA mũi cà MAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.96 MB, 77 trang )

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

TRƯ ỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN: LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ - DU LỊCH

HỌ VÀ TÊN: HỮU HUY ỀN VŨ THOẠI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH DU LỊCH

Cần Thơ, tháng 04 /2011


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

TRƯ ỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN: LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ - DU LỊCH

HỌ VÀ TÊN: HỮU HUY ỀN VŨ THOẠI
MSSV: 6076602

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH DU LỊCH



GVHD: ThS. NGUYỄN TRỌNG NHÂN

Cần Thơ, tháng 04 /2011


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Lời đầu tiên cho em gửi lời cảm ơn đ ến toàn thể quý Thầy, Cô trong Bộ môn:
Lịch sử - Địa lý – Du lịch cùng quý Thầy, Cô đ ã từn g giảng dạy em trong suốt bốn
năm em ngồi ghế nhà trườn g. Quý Th ầy, Cô đã tru yền đạt cho em những b ài học vô
cùng quý báu đó sẽ là h ành trang giúp cho em có được niềm tin vững chắc cho công
việc tương lai của em sau này.
Đặc biệt, em xin chân th ành b ày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đ ến thầy Ngu yễn Trọ ng
Nh ân . Thầy đã tận tình hướng dẫn, giảng d ạy, ch ỉ ra nh ững đ iểm đún g điểm sai và
tru yền đ ạt những kin h nghiệm đi trước giúp em hiểu rõ hơn nhữn g vấn đề thiếu sót
tron g qu á trình ngh iên cứu đ ề tài. để em có th ể hoàn th ành chu yên đề tốt nghiệp.
Đồng thời em xin chân thành cảm ơn đến các Cô , Chú, Anh, Chị trong Trung
tâm Thông tin và Quảng b á Du lịch và Công viên Văn hóa du lich Mũi Cà Mau Tỉnh
Cà Mau đ ã giúp đỡ em rất nh iệt tình trong suốt th ời gian em thực tập. Các anh chị đ ã
hướng d ẫn và cun g cấp đầy đủ các thông tin tài liệu tạo điều kiện thuận lợi cho việc
nghiên cứu đ ề tài của em được tố t hơn.
Qu a thời gian ngắn ngủ i được thực tập tại Trung Tâm Thông Tin Và Qu ảng Bá
Du Lịch Tỉnh Cà Mau và Côn g viên Văn hóa du lich Mũi Cà Mau em đã biết được
thêm nhiều kiến thức bổ ích của mình. Với bốn năm học trên ghế nh à trường cù ng với
thời gian th ực tập tại Trung Tâm Thông tin và Quảng bá Du lịch Tỉnh Cà Mau đã giúp
em thu ngắn được khoảng cách giữa lý thu yết và thực h ành, giúp em h iểu và yêu
ngành nghề củ a mình hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn ./…

Cần Th ơ

tháng

Hữu Hu yền Vũ Tho ại

năm


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

Trang

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượn g n ghiên cứu
3.2. Phạm vi nghiên cứu
4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨ U
4.1. Trên thế giới
4.2. Ở Việt Nam
5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
5.1. Quan điểm h ệ th ống
5.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
5.3. Quan điểm kinh tế - sinh th ái bền vững
5.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

6. P HƯ ƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ U
6.1. Phươn g pháp thu th ập và xử lý tài liệu
6.2. Phươn g pháp khảo sát thực đ ịa
6.3. Phươn g pháp b ản đồ
6.4. Phươn g pháp thống kê

1
2
2
2
2
2
2
3
3
3
3
4
4
4
4
4
5
5
6
6
6
8
10
12

12
14
14
14
15
17

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH SINH THÁI
1.1.1. Kh ái niệm du lịch
1.1.2. Kh ái niệm du lịch sinh th ái
1.1.3. Các loại h ình du lịch sinh thái
1.1.4. Các đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái
1.1.5. Các ngu yên tắt cơ b ản của hoạt động du lịch sinh thái
1.1.6. Nh ững yêu cầu cơ b ản để ph át triển du lịch sinh thái
1.1.6.1. Yêu cầu đầu tiên
1.1.6.2. Yêu cầu thứ hai
1.1.6.3. Yêu cầu thứ ba
1.1.6.4. Yêu cầu thứ tư
1.1.7. Phân b iệt những điểm giống và kh ác nh au giữa Du lịch Sinh thái và
một số loại hình Du lịch gần ngh ĩa với Du lịch Sinh th ái.
1.1.7.1. Một số loại hìn h Du lịch gần n ghĩa với Du lịch Sinh thái
1.1.7.2. Những đ iểm giống nhau giữa Du lịch Sinh thái với các loại hình
Du lịch gần n gh ĩa với Du lịch Sinh thái

17
17
18



Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

1.1.7.3. Những đ iểm khác nh au giữa Du lịch Sinh th ái với một số loại
h ình Du lịch gần nghĩa với Du lịch Sinh thái
Chương 2 TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU

LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ MAU
2.1. KHÁI QUÁT VỀ VƯ ỜN QUỐC GIA MŨI CÀ MAU
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.2. Mục tiêu th ành lập
2.1.3. Các khu chức năng
2.1.3.1. Phân khu chứ c n ăn g trên đ ất liền
2.1.3.2. Phân khu chức n ăn g phần trên b iển
2.1.3.3. Vù ng đ ệm
2.2 . TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC
GIA MŨI CÀ MAU
2.2.1. Vị trí địa lý và ph ạm vi lãn h thổ
2.2.2. Tài ngu yên Du lịch Tự nh iên
2.2.2.1. Đa dạng sinh học
2.2.2.2 Địa hình
2.2.2.3. Khí hậu thời tiết
2.2.2.4. Thủ y, hải văn
2.2.2.5. Hệ thốn g b iển đảo
2.2.2.6. Hệ sinh th ái rừng ngập mặn
2.2.3. Tài ngu yên Du lịch nhân văn
2.2.3.1. Di tích lịch sử – văn ho á
2.2.3.2. Làng ngh ề tru yền thốn g
2.2.3.3. Ẩm thực – Đặc sản
2.2.4. Cơ sở hạ tầng

2.2.5. Nguồn lao động tron g Du lịch củ a Vườn quốc gia Mũ i Cà Mau
2.2.6. Đánh giá chun g về h iện trạng khai th ác tài ngu yên du lịch
2.3. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC
GIA MŨI CÀ MAU
2.3.1. Hiện trạn g khách du lịch
2.3.2. Do anh thu khách du lịch
2.3.3. Hiện trạn g về n guồn nhân lực phục vụ du lịch
2.3.4. Hiện trạn g về cở sở vật ch ất k ỹ thuật
2.3.5. Hiện trạn g về hoạt động giáo dục môi trườn g
2.3.6. Hiện trạn g về các lợi ích mang lại cho n gười dân đ ịa phương
2.3.7. Hiện trạn g về hoạt động bảo tồn
2.3.8. Hiện trạn g các tu yến du lịch chính

18

19
19
19
19
20
20
20
20

21
21
21
21
22
22

23
25
25
25
26
27
27
28
29
30
30
30
31
32
33
34
34
35


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

2.4. ĐIỂM YẾU, ĐIỂM MẠNH, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
2.4.1. Điểm yếu trong phát triển DLST VQG Mũi Cà Mau
2.4.2. Điểm mạnh trong ph át triển DLST VQG Mũ i Cà Mau
2.4.3. Cơ hộ i trong phát triển DLST VQG Mũi Cà Mau
2.4.4. Thách thức trong phát triển DLST VQG Mũi Cà Mau
2.5. NHẬN XÉT CHUNG
Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU


LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ MAU
3.1. ĐỊNH HƯ ỚNG
3.1.1. Định hướn g chung
3.1.2. Định hướn g cụ thể
3.2. GIẢI PHÁP
3.2.1. Giải pháp về vốn
3.2.2. Giải pháp về cơ chế chính sách
3.2.3. Giải ph áp về đ ầu tư phát triển cơ sở hạ tần g, nâng cấp cơ sở vật
chất kỹ th uật
3.2.4. Giải pháp về tăng cường vai trò quản lý của nhà nước
3.2.5. Giải pháp về khu yến kh ích sự th am gia của cộng đồn g đ ịa phương
3.2.6. Giải pháp về ưu tiên sử dụn g n guồn lao độn g tại đ ịa phương.
3.2.7. Giải pháp về quản lý tài ngu yên p hát triển du lịch bền vững
3.2.8. Giải pháp về môi trường
3.2.9. Giải pháp về đ ào tạo nguồn nhân lực

KẾT LU ẬN
1. KẾT LUẬN
2. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ MAU

35
35
36
37
38
40
42

42
42
43
43
43
44
44
44
44
45
45
45
46
47
47
48
50
51


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ
MAU

MỞ ĐẦU
7. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng ngày nay đã và đang phát triển
nhanh chóng trong phạm vi nhiều quốc gia trên thế giới, ngày càng thu hút được sự

quan tâm rộng rãi của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Đặc biệt trong hai thập kỷ qua
khi mà các nhà máy, các xí nghiệp ngày càng phát triển, dân số không ngừng gia tăng,
đô thị hóa và tập chung dân cư, khi công nghiệp với nhiều nhà máy, khói bụi giao
thông đang là vấn nạn thì việc tìm về với tự nhiên là nhu cầu tất yếu.
Du lịch sinh thái đang có chiều hướng phát triển và trở thành một bộ phận có
tốc độ tăng trưởng mạnh nhất về tỷ trọng trong ngành du lịch. Nơi nào còn giữ được
nhiều khu thiên nhiên, có được sự cân bằng sinh thái thì nơi đó sẽ có tiềm năng phát
triển tốt về du lịch sinh thái và thu hút được nguồn du khách lớn, lâu vài và ổn định.
Từ đó, sẽ mang lại những lợi ích kinh tế to lớn góp phần làm tăng thu nhập quốc dân,
tạo nhiều cơ hội về việc làm, cải thiện đời sống, từng bước nâng cao chất lượng cuộc
sống của cộng đồng dân cư ở các địa phương, nhất là ở những nơi có các khu bảo tồn
thiên nhiên, các cảnh quan thiên nhiên và di tích văn hóa hấp dẫn.
Nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới, lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 150 vĩ tuyến
với ¾ địa hình là đồi núi và cao nguyên, có hơn 3000 km bờ biển và hàng ngàn đảo
lớn nhỏ. Việt Nam được đánh giá là nơi có nhiều cảnh quan đặc sắc và các hệ sinh thái
điển hình với nền văn hóa đa dạng của 54 dân tộc anh em. Tính đa dạng sinh học được
đánh giá là cao so với nhiều quốc gia trên thế giới. Theo số liệu điều tra mới nhất có
trên 2000 loài thực vật, trên 550 loài động vật đã được đăng ký, trong đó có nhiều loài
đặc hữu quý hiếm ghi trong sách đỏ của thế giới. Đây chính là những tiềm năng to lớn
và đặc sắc tạo nên sự thuận lợi phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam nói chung và Cà
Mau nói riêng, đặc biệt ở các Vườn quốc gia. (Nguồn: />Vườn quốc gia Mũi Cà Mau là một nơi có tiềm năng để phát triển du lịch sinh
thái. Ở đây có những hệ sinh thái đặc trưng cho rừng ngập mặn, tuy nhiên hiện nay vẫn
chưa được đầu tư phát triển đúng mức, chưa phát huy được tiềm năng, những thế mạnh
sẵn có về du lịch sinh thái tại đây. Và hệ sinh thái nơi này vô cùng đa dạng, tài nguyên
thiên nhiên phong phú nhưng vẫn chưa được khai thác và bảo vệ một cách hiệu quả.
Đời sống kinh tế của người dân nơi này còn khó khăn, ý thức bảo vệ môi trường còn
kém đã góp phần tàn phá môi trường sinh thái nơi này. Bên cạnh đó, việc đầu tư khai
thác các loại hình du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Mũi Cà Mau vẫn còn nhiều hạn
chế. Các điểm du lịch như: Công viên văn hóa du lịch Mũi Cà Mau, Khu du lịch sinh
thái Lý Thanh Long, v.v, cũng chỉ mới dừng lại ở việc khai thác phục vụ du lịch tự

nhiên, du lịch cảnh quan, v.v. Các điểm du lịch này đã và đang bắt đầu bộc lộ một số
tác động ảnh hưởng xấu đến môi trường cảnh quan, văn hóa. Nguyên nhân là do quy
mô đầu tư còn nhỏ, thiếu quy hoạch, chưa đồng bộ, đội ngũ những người làm công tác
HỮU HUYỀN VŨ THOẠI (6076602)

1

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ
MAU
quản lý chưa có kinh nghiệm và chưa có đủ cơ sở lý luận vững chắc về du lịch sinh
thái, chưa tiến hành điều tra khảo sát đánh giá kỹ lưỡng và toàn diện về tài nguyên du
lịch tự nhiên cũng như các điều kiện khác để phát triển du lịch sinh thái.
Vì vậy, việc “nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Mũi Cà
Mau” để có những định hướng và giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại và đồng
thời phát huy được những thế mạnh nhằm giúp du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Mũi
Cà Mau phát triển trong thời gian tiếp theo là rất cần thiết.
8. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu đã có về du lịch sinh thái, mục tiêu chủ
yếu của đề tài là “nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Mũi Cà Mau”
dưới góc độ địa lý du lịch.
9. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.3. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập chung nghiên cứu các vấn đề chủ yếu sau đây:
Đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia

Mũi Cà Mau (Các số liệu dẫn chứng trong đề tài ở phần hiện trạng chỉ giới hạn đến
năm 2010).
Đề xuất một số định hướng và giải pháp cơ bản nhằm khai thác hợp lí lãnh thổ
du lịch theo hướng đảm bảo các yêu cầu của du lịch sinh thái.
3.4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu toàn bộ lãnh thổ của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau cùng
với 6 xã và một thị trấn (xã Đất Mũi, xã Tam Giang Tây, xã Tân Ân, xã Tân Ân Tây,
xã Viên An, xã Viên An Đông và thị trấn Rạch Gốc) của huyện Ngọc Hiển và 2 xã (xã
Đất Mới, xã Tam Giang) và một thị trấn (thị trấn Năm Căn) của huyện Năm Căn.
10. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4.3. Trên thế giới
Trong vài thập niên gần đây, du lịch phát triển rất mạnh mẽ và ngày càng trở
nên phổ biến trên toàn thế giới. Không chỉ ở các nước phát triển mà ngay cả các nước
đang phát triển, du lịch được xem như là một trong số những ngành kinh tế chủ đạo.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của mình, du lịch ngày càng bộc lộ rõ những tác
động tiêu cực của mình đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. Vì
thế, các nhà nghiên cứu du lịch đã cố gắng tìm ra những mô hình phát triển du lịch
nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của du lịch đến các lĩnh vực nêu trên, đồng thời
giúp cân bằng giữa ba mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. Mục đích của
họ là nhằm tiến tới mục tiêu phát triển bền vững. Mô hình có mối quan hệ mắc xích
với phát triển bền vững là mô hình du lịch sinh thái.
Du lịch sinh thái mới được bàn đến từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ
XX. Những nhà nghiên cứu tiên phong và điển hình về lĩnh vực này là Ceballos
HỮU HUYỀN VŨ THOẠI (6076602)

2

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP



Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ
MAU
Lascurain, Buckley, Boo, v.v, cùng rất nhiều các nhà khoa học khác: Cater, Chalker,
Dowling, Western, Linberg Hawkins, Whelan, Wight, Weating, Duff, Cochrane, v.v.
Các nhà nghiên cứu, nhà khoa học này đã đưa ra được hệ thống lý luận và thực tiễn về
DLST. Bên cạnh đó, các tổ chức quốc tế quan tâm đến vấn đề này như: Hiệp hội
DLST Quốc tế (TIES), Quỹ Bảo vệ Động vật Hoang dã (WWF), Tổ chức Bảo tồn
Thiên nhiên Thế giới (IUCN), v.v. cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu và công bố
về khái niệm, các bài học thực tiễn cũng như những hướng dẫn quy hoạch và quản lý
về DLST.
4.4. Ở Việt Nam
DLST chỉ nổi lên từ những năm 90 của thế kỷ XX, song đã thu hút được sự
quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về du lịch và môi trường. Đã có nhiều hội
nghị, hội thảo về DLST được tổ chức tại Việt Nam. Hội nghị quốc tế về du lịch bền
vững ở Việt Nam do Tổng cục Du lịch Việt Nam kết hợp với quỹ Hanns Seidel (Cộng
hòa Liên Bang Đức) tổ chức tại Huế (tháng 05/1997). Các vấn đề về DLST, du lịch
với môi trường được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm thảo luận.
Hội thảo về DLST với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam diễn ra tại Hà Nội
(tháng 04/1998), v.v. Trong đó, có rất nhiều tham luận của các tác giả (Nguyễn
Thượng Hùng, Đặng Huy Huỳnh, Lê Văn Lanh, Võ Trí Chung, v.v.). Các báo cáo
tham luận chủ yếu tổng quan một số khía cạnh lí luận về DLST và đã có một số nghiên
cứu đánh giá về tiềm năng DLST ở Việt Nam (Phạm Trung Lương, Koeman, v.v.).
Bên cạnh đó đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới dạng sách, giáo trình, luận
án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, v.v. của các tác giả: Phạm Trung Lương, Nguyễn Thị Sơn,
Lê Huy Bá, Nguyễn Song Toàn, Trần Quang Hiệu, Phạm Thị Bích Hằng, v.v, đã
nghiên cứu về DLST ở các mức độ khác nhau.
11. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU

5.3. Quan điểm hệ thống
Đối tượng nghiên cứu của khoa học địa lí du lịch là hệ thống lãnh thổ du lịch.
Hệ thống này bao gồm nhiều thành phần (tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa) có mối
liên hệ qua lại chặc chẽ với nhau. Do đó, bất kỳ một sự thay đổi nào dù lớn hay nhỏ
của một thành phần tất yếu sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần khác trong toàn
bộ hệ thống. Đối với VQG Mũi Cà Mau, chỉ cần sự thay đổi về chế độ thủy văn sẻ dẩn
đến sự thay đổi về môi trường, cảnh quan và từ đó sẻ ảnh hưởng đến chất lượng của
sản phẩm du lịch và tất nhiên củng ảnh hưởng đến lượng khách đến hàng năm, v.v. Do
đó, trong nghiên cứu cần phải thấy được mối quan hệ này để đưa ra các giải pháp đúng
đắn giúp cho các thành phần của hệ thống lãnh thổ du lịch phát triển một cách đồng
bộ.
5.4. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

HỮU HUYỀN VŨ THOẠI (6076602)

3

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ
MAU
Các đối tượng trong địa lý du lịch có những đặc trưng riêng nhưng quá trình tồn
tại và phát triển của chúng gắn liền với một lãnh thổ nhất định. Lãnh thổ du lịch VQG
Mũi Cà Mau là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch (tài nguyên
du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lao động, khách du lịch, v.v),
đồng thời là nơi mà các hoạt động liên quan đến du lịch có thể diễn ra. Do đó, trong

quá trình nghiên cứu, cần phải xem xét và đánh giá tất cả các đối tượng có liên quan
đến hoạt động du lịch trên địa bàn VQG để đảm bảo tính toàn diện và khách quan.
5.4. Quan điểm kinh tế - sinh thái bền vững
Phát triển du lịch VQG Mũi Cà Mau nói chung không ngoài mục đích kinh tế
nhưng còn phải tính khả năng chịu đựng của HST đất ngập nước và mục đích bảo tồn
tài nguyên của VQG. Bên cạnh đó, còn phải tích cực tạo công ăn việc làm và mang lại
lợi ích cho cư dân vùng điệm và giữ gìn văn hóa truyền thống của họ. DLST chỉ phát
triển khi địa bàn có HST đa dạng, đặc thù, văn hóa bản địa nguyên vẹn. Bởi vậy, các
lợi ích đạt được từ du lịch phải quay trở lại hỗ trợ bảo tồn tài nguyên ở VQG nhằm
đảm bảo môi trường du lịch phát triển bền vững.
5.5. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Mọi sự vật hiện tượng đều có lịch sử hình thành, phát triển và biến đổi của nó.
Đó là quy luật tất yếu của sự phát triển. Do đó, cần phải nghiên cứu quá khứ làm căn
cứ cho việc đánh giá tình hình phát triển, biến đổi ở hiện tại. Nghiên cứu hiện tại để
biết thực trạng và làm cơ sở dự báo, định hướng cho tương lai. Luận văn vận dụng
quan điểm này để: phân tích, đánh giá quá trình hình thành, phát triển và thay đổi về
mặt không gian lãnh thổ của VQG; sự biến đổi về lượng khách và doanh thu du lịch
theo thời gian; mối tương quan của cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch với tốc độ
tăng trưởng của du khách để có định hướng đúng đắn cho việc đầu tư phát triển các
dịch vụ.
12. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.5. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
Tài liệu phục vụ cho nghiên cứu rất đa dạng, có thể bao gồm: tạp chí và báo cáo
khoa học trong ngành, tạp chí và báo cáo khoa học liên ngành, sách chuyên ngành, các
bài giảng, mạng internet nhiều lĩnh vực khác nhau để đảm bảo khối lượng thông tin là
đủ, chính xác. Đòi hỏi người nghiên cứu phải thu thập và xử lý, vận dụng phương pháp
này giúp người nghiên cứu khái quát được cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến nội
dung nghiên cứu và số liệu thống kê, v.v. Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, tiến
hành lựa chọn và xử lí (phân tích, tổng hợp, so sánh) nhằm chắc lọc ra những thông tin
cần thiết cho nội dung đề tài.

Các tài liệu có liên quan mật thiết đến địa bàn nghiên cứu của đề tài bao
gồm:

HỮU HUYỀN VŨ THOẠI (6076602)

4

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ
MAU
Báo cáo tổng kết: điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau
– thời kỳ 2003 - 2010 và định hướng đến 2020.
Cẩm nang xúc tiến du lịch – thương mại và đầu tư Cà Mau.
6.6. Phương pháp khảo sát thực địa
Đối với đề tài nghiên cứu ở một địa bàn cụ thể nhất thiết phải có quá trình thực
địa. Quá trình này giúp người nghiên cứu thu thập thêm tài liệu có liên quan đến đề tài,
đồng thời kiểm chứng tính chính xác của thực tế so với sách vở. Bên cạnh đó, còn giúp
người nghiên cứu phần nào phát huy tính độc lập của mình trong nghiên cứu và có cái
nhìn xác đáng, toàn diện hơn thực tế.
Trong quá trình thực hiện được đề tài, em đã tiến hành đi thực địa ở một số xã
của hai huyện Năm Căn và Ngọc Hiển. Điển hình như xã Đất Mũi, xã Viên An, xã Đất
Mới, v.v. Để thu thập tài liệu, chụp ảnh, hỏi chuyện, tham quan và đồng thời cũng đến
các điểm du lịch nổi tiếng khác của tỉnh Cà Mau (Vườn chim Công viên văn hóa Cà
Mau, Vườn quốc gia U Minh hạ, Vườn dâu Cái Tàu, Hòn Đá Bạc, Căn cứ Tỉnh ủy
Lung Lá Nhà Thể, Khu mộ và nguyên mẫu cuộc đời Bác Ba Phi, v.v.).

6.7. Phương pháp bản đồ
Phản ánh những đặc điểm không gian, sự phân bố các nguồn tài nguyên du lịch,
cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ cho việc quy hoạch và phát triển du lịch
sinh thái. Là cơ sở để phân tích và phát hiện quy luật hoạt động của hệ thống lãnh thổ
du lịch, trên cơ sở đó đưa ra định hướng phát triển DLST VQG mũi Cà Mau trong
tương lai.
Đây là phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu địa lí nói chung và địa lí du
lịch nói riêng. Bản đồ thể hiện sự phân bố, mối liên hệ và động thái của các hiện tượng
tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau. Vì thế, bản đồ vừa là nguồn tư liệu quý giá giúp
người nghiên cứu có thể khai thác những thông tin cần thiết, đồng thời là phương tiện
thể hiện một cách trực quan, khái quát một số đối tượng nghiên cứu của đề tài. Các
bản đồ được sử dụng trong quá trình nghiên cứu của đề tài bao gồm:
Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau.
Bản đồ du lịch tỉnh Cà Mau.
6.8. Phương pháp thống kê
Phương pháp này được sử dụng để xác định xu hướng, diễn biến của tập hợp
các số liệu thu thập được. Tùy thuộc vào tính hệ thống và khả năng thu thập thông tin,
số liệu có thể được trình bày dưới nhiều dạng, từ đơn giản đến phức tạp, từ dạng kém
trực quan đến trực quan hơn gồm: các con số rời rạc, bảng số liệu, biểu đồ nhằm thể
hiện các mối quan hệ và xu thế của sự vật.
Phương pháp thống kê thể hiện các số liệu dưới dạng bảng biểu về doanh thu du
lịch, số lượng nhân viên, cán bộ trong Ban du lịch, v.v, của VQG.

HỮU HUYỀN VŨ THOẠI (6076602)

5

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP



Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ
MAU

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.2. KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH SINH THÁI
1.1.7. Khái niệm du lịch
Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, xã hội có nhiều tiến bộ hơn trước, chính
vì vậy việc thỏa mãn nhu cầu của con người trong cuộc sống ngày nay là rất cao và
cần thiết. Sau khoảng thời gian làm việc và học tập căng thẳng, con người muốn tự
thưởng cho mình những chuyến du lịch.
Từ xa xưa, du lịch đã được xem là một sở thích, hay niềm đam mê của con
người. Đó là sự khám phá những vùng đất mới, những nền văn hóa mới hay đơn giản
chỉ là sự nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, trước đây du lịch có thể chỉ dành cho những người
trong giới quý tộc, thượng lưu. Nhưng ngày nay, du lịch đã được phát triển rộng hơn,
nó không chỉ dành cho một tầng lớp nào cả, mà nó đã trở thành một nhu cầu không thể
thiếu trong đời sống văn hóa xã hội của tất cả mọi người trên trái đất này. Không chỉ
góp mặt vào đời sống xã hội, du lịch còn được xem là một ngành kinh tế quan trọng
của một số quốc gia phát triển hiện nay.
Có thể nói rằng, du lịch là một ngành công nghiệp, công nghiệp du lịch và nó
chỉ đứng sau ngành công nghiệp dầu khí và công nghiệp ô tô. Nguồn lợi mà du lịch
đem về có thể vực dậy nền kinh tế đang ốm yếu của các nước đang phát triển hiện nay.
Vậy du lịch được định nghĩa như thế nào? Đó cũng là một câu hỏi đang được bàn luận
nhiều và đến nay vẫn chưa được thống nhất.
Trong ngôn ngữ của nhiều quốc gia, thuật ngữ “du lịch” bắt nguồn từ tiếng Hy
Lạp với ý nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này được La Tinh hóa thành “tornus” và
sau đó được mỗi quốc gia chuyển đổi thành những ngôn ngữ khác nhau. Chẳng hạn

như : tourisme (tiếng Pháp), tourism (tiếng Anh), mypuzy (tiếng Nga), v.v. Ngày này
ta thường bắt gặp thuật ngữ “tourist” (trong tiếng Anh cũng có nghĩa là du lịch). Theo
Robert Lanquar, từ “tourist” lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh vào khoảng những
năm 1800.
Ở mỗi quốc gia đều có những quan niệm thật lý thú về du lịch. Không quan
niệm nào giống quan niệm nào, mỗi quan niệm đều thể hiện một phần nào đó về du
lịch. Trong Tiếng Việt, thuật ngữ “ tourist “ được dịch thông qua tiếng Hán có nghĩa
HỮU HUYỀN VŨ THOẠI (6076602)

6

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ
MAU
như sau: du là đi chơi, lịch là từng trải. Còn người Trung Quốc gọi “ tourist “ là du
lãm, tức là để nâng cao nhận thức. Từ góc độ là người đầu tiên kinh doanh du lịch,
Thomas Cook cho rằng du lịch giúp cho du khách thụ hưởng những hứng thú tình cảm
xã hội cao nhất, là tổ chức mà người ta phải dành cho nó những trách nhiệm lớn nhất.
Du lịch đối với người Nhật là một “ngành công nghiệp tin tức”, có thể phản ánh tình
thế chính trị, nếp sống xã hội và những thay đổi về mặt tài chính. Đặt biệt để nhấn
mạnh sự giao tiếp giữa người với người trong du lịch, người Anh coi trọng sự tiếp đãi
nhiệt tình, nên gọi du lịch là “ngành lễ tân với một nhiệt tình tốt đẹp”. Xuất thân từ
một quốc gia đứng đầu về kinh tế và tài chính, người Mỹ cho rằng những cuộc khủng
hoảng về mặt chính trị, kinh tế, xã hội như các cuộc nội chiến, các cuộc chiến tranh
trong khu vực, nạn khủng bố, việc tăng giá xăng dầu, cùng với những thiên tai như bão

lụt, động đất, núi lửa, v.v, đều có tác động trực tiếp đến du lịch, vì thế mà họ gọi du
lịch là “ngành công nghiệp béo bệu”. Còn người Nam Tư thì xem du lịch là “tấm hộ
chiếu đi đến một thế giới hòa bình”. Mỗi quan niệm của mỗi quốc gia là mỗi khía cạnh
của du lịch. Nhưng nếu nhìn một cách tổng quát, tập hợp những quan niệm này thì ta
sẽ thấy rõ hơn về khái niệm du lịch.
Tuy nhiên trong vòng 6 thập kỉ vừa qua, kể từ khi thành lập Hiệp hội Quốc tế
các tổ chức du lịch IUOTO (International of Union Official Travel Organization) năm
1925 tại Hà Lan, khái niệm du lịch luôn luôn được tranh luận. Trong những hoàn cảnh
(thời gian, không gian) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi quốc
gia và mỗi nhà nghiên cứu đều có những cách hiểu khác nhau về khái niệm du lịch.
Một người nghiên cứu về du lịch đã từng nhận định rằng : “Đối với du lịch có bao
nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”. Đầu tiên du lịch được hiểu là
việc đi lại của một cá nhân hay một nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình để đi đến
những khu vực xung quanh để nghỉ ngơi, thư giãn, khám phá những điều mới lạ hay
để chữa bệnh. Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều những khái niệm khác nhau. Nhà
nghiên cứu Ausher và Viện sĩ Nguyễn Khắc Viện đã đưa ra những khái niệm về du
lịch khá ngắn gọn và xúc tích. Ausher định nghĩa rằng “du lịch là nghệ thuật đi chơi
của các cá nhân”, còn Viện sĩ Nguyễn Khắc Viện thì cho rằng “du lịch là sự mở rộng
không gian văn hóa của con người”. Trong quyển sách “Du lịch và kinh doanh du
lịch”, PTS Trần Nhạn đã đưa ra khái niệm về du lịch như sau “Du lịch là quá trình
hoạt động của con người rời khỏi quê hương mình đến một nơi khác với mục đích chủ
yếu là được thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ với
quê hương, không nhằm mục đích sinh lời được tính bằng đồng tiền”. Dưới góc độ
nghiên cứu của những nhà kinh tế, khái niệm du lịch được hiện lên là một ngành kinh
tế hiện đại, một ngành công nghiệp không khói. Du lịch đối với họ là một ngành kinh
tế đem lại lợi nhuận rất lớn nếu biết khai thác hết tiềm năng của nó.

HỮU HUYỀN VŨ THOẠI (6076602)

7


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ
MAU
Lúc đầu, số người đi du lịch rất hạn chế, sau đó dần dần tăng lên. Với việc hoàn
thiện các phương tiện và mạng lưới giao thông, những cuộc đi như vậy kéo dài hơn, xa
hơn. Lúc này du lịch mang tính nhận thức và trở thành một hiện tượng lặp lại thường
xuyên, phổ biến. Trên bình diện quốc gia hay quốc tế, vấn đề cấp thiết đang đặt ra là
phải tạo các điều kiện nhằm thỏa mãn tới mức cao nhất nhu cầu của người du lịch về
giao thông, ăn uống, quần áo, giày dép, đồ lưu niệm và nhiều mặt hàng khác. Du lịch
không chỉ tạo nên sự vận động của hàng triệu triệu người từ nơi này sang nơi khác, mà
còn nảy sinh ra nhiều hiện tượng kinh tế - xã hội gắn liền với nó.
Như vậy du lịch là một khái niệm bao hàm nội dung kép. Một mặt, nó mang ý
nghĩa thông thường là: việc đi lại của con người với mục đích nghỉ ngơi, giải trí… Mặt
khác, du lịch được nhìn nhận dưới một góc độ khác như là hoạt động gắn chặt với
những kết quả kinh tế (sản xuất, tiêu thụ) do chính nó tạo ra.
Trong điều kiện kinh tế phát triển, du lịch là một hoạt động không thể thiếu
được trong cuộc sống bình thường của mỗi người dân. Ở các chuyến du lịch trong
hoặc ngoài nước, con người không chỉ dừng lại ở việc nghỉ ngơi, giải trí mà còn thỏa
mãn cả những nhu cầu to lớn về mặt tinh thần. Mỗi quốc gia, dân tộc đều có những
đặc trưng riêng biệt về tự nhiên, lịch sử, văn hóa, truyền thống, v.v, thu hút khách du
lịch. Thông qua việc phát triển du lịch quốc tế, sự hiểu biết và mối quan hệ giữa các
dân tộc ngày càng được mở rộng, Năm 1979, Đại hội của Tổ chức Du lịch Thế giới
(WTO) đã thông qua hiến chương du lịch và chọn ngày 27/9 làm ngày du lịch thế giới
với các chủ đề cho từng năm gắn du lịch với việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau

giữa các dân tộc, vì nền hòa bình và tình hữu nghị trên toàn thế giới. Du lịch không
còn là hiện tượng lẻ loi, đặc quyền của cá nhân hay nhóm người nào đó. Ngày nay nó
mang tính phổ biến và tính nhận thức với mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho con người, cũng cố hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc.
Như vậy, khái niệm du lịch có thể được xác định như sau : “Du lịch là một dạng
hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan đến sự di chuyển và lưu lại tạm thời
bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và
tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức - văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ
những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa (I.I Pirogionic, 1985).
1.1.8. Khái niệm du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là một khái niệm tương đối mới nhưng đã nhanh chóng thu hút
được sự quan tâm của nhiều người, thuộc các lĩnh vực khác nhau. Cho đến nay khái
niệm về Du lịch sinh thái vẫn còn hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, với những tên gọi
khác nhau. Mặc dù những tranh luận vẫn còn tiếp tục nhằm đưa ra định nghĩa chung
được chấp nhận về Du lịch sinh thái, nhưng đa số các ý kiến tại diễn đàn quốc tế chính
thức về Du lịch sinh thái điều cho rằng Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào
thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được quản lý bền vững về mặt sinh
HỮU HUYỀN VŨ THOẠI (6076602)

8

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ
MAU
thái. Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi

trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được những giá trị thiên nhiên và văn hóa. Để
từ đó không gây ra những tác động xấu đối với hệ sinh thái và văn hóa bản địa.
Về nội dung, Du lịch sinh thái là loại hình du lịch tham quan, thám hiểm, đưa
du khách đến môi trường còn tương đối nguyên vẹn, vùng thiên nhiên hoang dã, đặc
sắc để tìm hiểu, nghiên cứu hệ sinh thái và các nền văn hóa bản địa độc đáo, làm thức
dậy ở du khách tình yêu và bảo tồn, phát triển đối với tự nhiên và cộng đồng địa
phương.
Nói cách khác, Du lịch sinh thái là loại hình du lịch với những hoạt động có nhận thức
mạnh mẽ về thiên nhiên và ý thức trách nhiệm đối với xã hội. Thuật ngữ “Responsible
travel” (Du lịch có trách nhiệm) luôn gắn liền với khái niệm Du lịch sinh thái.
Tóm lại, du lịch sinh thái không hoàn toàn đồng nghĩa với du lịch thiên nhiên
hay du lịch xanh như nhiều người lầm tưởng, mặc dù cũng lấy các hệ sinh thái tự
nhiên làm đối tượng. Nói đến du lịch thiên nhiên hay du lịch xanh là chỉ mới nói đến
đối tượng du lịch, cũng tương tự như ta nói về du lịch văn hóa, du lịch lễ hội hay du
lịch biển, v.v, các loại hình du lịch đó có thể tiến hành theo phương thức bền vững hay
không bền vững.
Có thể coi Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có những đặc tính cơ bản sau:
Phát triển dựa vào những giá trị hấp dẫn của thiên nhiên và văn hóa bản địa.
o Được quản lý bền vững về môi trường sinh thái.
o Có giáo dục và diễn giải về môi trường.
o Có đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng.
Có thể biểu diễn khái niệm DLST bằng sơ đồ sau đây:

Du lịch thiên nhiên

Du lịch hỗ trợ
bảo tồn và phát
triển cộng đồng

Du lịch


Định nghĩa
về DLST

Du lịch được
quản lý bền vững

Du lịch có giáo
dục môi trường
Hình 1: Sơ đồ cấu trúc du lịch sinh thái
Nguồn: Du lịch sinh thái (Lê Văn Nhương)
HỮU HUYỀN VŨ THOẠI (6076602)

9

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ
MAU
Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về DLST lần đầu tiên được Hector Ceballos Lascurain đưa ra năm 1987: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên
còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân
trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá”.
Hội DLST Hoa Kỳ đưa ra định nghĩa như sau: “DLST là du lịch tại các vùng
còn chưa bị con người làm biến đổi, nó phải đóng góp cho bảo tồn thiên nhiên và phúc
lợi địa phương”.
Cùng với thời gian, Du lịch sinh thái càng được nhiều nhà nghiên cứu quan

tâm, nhiều quốc gia cũng đưa ra khái niệm DLST dựa vào đặc thù và mục tiêu phát
triển của quốc gia mình. Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế (The International
Ecotourism Society-TIES) đưa ra định nghĩa về du lịch sinh thái như sau: “Du lịch
sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi
trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương”.
(“Ecotourism such as responsible travel to natural areas that conserves the
environment and improves the well-being of local people”).
Như vậy, có thể thấy rằng từ định nghĩa đầu tiên được đưa ra năm 1987 cho đến
nay, nội dung của định nghĩa đã có sự thay đổi: từ chỗ chỉ đơn thuần coi hoạt động Du
lịch sinh thái là loại hình ít tác động tới môi trường tự nhiên sang cách nhìn tích cực
hơn, theo đó Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường, có
tính giáo dục và diễn giải cao về tự nhiên, có đóng góp cho hoạt động bảo tồn và đem
lại lợi ích cho cộng đồng địa phương…
Ở Việt Nam, Du lịch sinh thái là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập kỹ
90 của thế kỉ XX, song đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu
về du lịch và môi trường. Do trình độ nhận thức khác nhau, ở những góc độ khác nhau,
khái niệm Du lịch sinh thái vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất.
Để sự thống nhất về khái niệm Du lịch sinh thái làm cơ sở cho công tác nghiên
cứu và hoạt động thực tiễn, Tổng cục Du lịch Việt Nam phối hợp với nhiều tổ chức
quốc tế như: ESCAP, WWWF, IUCN, v.v, có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà
khoa học quốc tế và Việt Nam về Du lịch sinh thái và các lĩnh vực có liên quan, tổ
chức hội thảo quốc gia về “Xây dụng chiến lược phát triển Du lịch sinh thái ở Việt
Nam” từ ngày 7 đến ngày 9/9/1999. Một trong những kết quả quan trọng của Hội thảo
là lần đầu tiên đã đưa ra định nghĩa về Du lịch sinh thái ở Việt Nam, theo đó:
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa
gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững
với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
1.1.9. Các loại hình du lịch sinh thái
Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh như : Vịnh Hạ Long – di sản của thế
giới, Cần Giờ - khu dự trữ sinh quyển thế giới, một số vườn Quốc gia có hệ sinh thái

HỮU HUYỀN VŨ THOẠI (6076602)

10

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ
MAU
đa dạng nuôi dưỡng nhiều loại động, thực vật quý hiếm với không gian thoáng đãng
rừng xanh ngút ngàn, biển cả êm đềm…Bên cạnh thiên nhiên hấp dẫn còn có những
nét tín ngưỡng đặc sắc, những di tích khảo cổ, di sản văn hóa lịch sử,…khêu gợi tính
tò mò, ham hiểu biết của con người. Tất cả tạo nên một nước Việt Nam xinh đẹp, rất
gần gũi nhưng tinh khôi, rất độc đáo lại hiền hòa, duyên dáng…là điểm du lịch sinh
thái đầy háp dẫn, quyến rũ du khách trong và ngoài nước. Nhưng mỗi nơi mỗi vẻ,
thích hợp cho các loại hình du lịch sinh thái, du khách có thể đến tham quan, nghiên
cứu, hội họp, giải trí…(Du lịch sinh thái, Lê Huy Bá, 2006, Tr 185, 186, 187)
Một số loại hình du lịch sinh thái phổ biến ở Việt Nam như : Du lịch dã ngoại, tham
quan, giải trí, nghỉ ngơi, tỉnh dưỡng.
Loại hình du lịch này phục vụ khách du lịch thuần túy chỉ đơn giản là tìm về
với thiên nhiên có không khí trong lành, tươi mát, để được hòa mình với thiên nhiên
hoang dã, rừng xanh, suối mát, bãi biển mênh mông…Loại hình du lịch này có thể thu
hút mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội trong và ngoài nước; và là địa điểm thường đến
là những khu bảo tồn thiên nhiên, các khu vui chơi giải trí…có cảnh quan thơ mộng,
có nhiều biệt thự để nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng.
Du lịch tìm hiểu, nghiên cứu theo chuyên đề sinh thái, lịch sử, khảo cổ, văn hóa
loại du lịch này dành cho các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, sinh viên, học sinh

yêu thích tiềm hiểu về thiên nhiên, các cán bộ nghiên cứu các đề tài khoa học, các vấn
đề liên quan đến lịch sử, văn hóa, sinh thái, đời sống của các loài động – thực vật…của
vùng đất rừng ngập mặn, vùng sinh quyển. Du khách tham gia loại hình du lịch này,
thường đến các khu bảo tồn thiên nhiên có hệ sinh thái đặc biệt : có loài động, thực vật
quý hiếm hay các khu di tích lịch sử, các khu di sản văn hóa thế giới,v.v. (Nam Cát
Tiên, Cát Bà, Bạch Mã, địa đạo Củ Chi, Phú Quốc, v.v.)
Du lịch hội nghị, hội thảo
Một số khu bảo tồn thiên nhiên có hệ sinh học đa dạng, đặc biệt có : các loài thú
quý hiếm có nguy cơ bị tiệt chủng, một số di sản văn hóa, lịch sử thế giới thu hút các
nhà đầu tư thế giới hoặc các nhà nghiên cứu sinh thái, thực vật, động vật,…đến để bàn
luận về các vấn đề mà cả thế giới đang quan tâm và giúp đỡ Việt Nam trong quy
hoạch, bảo vệ những di sản thế giới ( Vịnh Hạ Long, Cần Giờ, Phú Quốc, v.v.)
Du lịch về thăm chiến trường xưa
Loại hình du lịch này dành cho những du khách là những chiến sĩ trong và
ngoài nước đã từng sống, chiến đấu ở những vùng rừng núi, hải đảo trong chiến tranh.
Sau thời gian chuyển công tác hoặc đi kinh tế ở nơi khác muốn trở về nơi xưa để ôn lại
kỷ niệm một thời. Hoặc du khách ngưỡng mộ cuộc chiến đấu của dân tộc, hay học
sinh, sinh viên đến đây để nghe thuyết minh viên địa phương kể về những cuộc chiến
đấu và các chiến công hiển hách của nhân dân ta. Du khách thường đến những khu bảo

HỮU HUYỀN VŨ THOẠI (6076602)

11

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ
MAU
tồn thiên nhiên có căn cứ cách mạng hay các khu di tích lịch sử ( Phú Quốc, Bạch Mã,
Nam Cát Tiên…).
Du lịch sinh thái rạn san hô
Du lịch tham quan các hệ sinh thái san hô là một hình thức du lịch khá mới mẻ,
có tính hấp dẫn cao và thu được nhiều lợi nhuận. việc tận dụng các rạn sinh thái san hô
cho phát triển Du lịch sinh thái là hình thức bảo tồn không chỉ cho các tảng đá san hô
mà còn cho cả những sinh vật biển sống nhờ các bãi đá này. Hệ sinh thái san hô là hệ
sinh thái phong phú nhất trên trái đất, nó được ví như những khu rừng nhiệt đới về sự
đa dạng và mức đô sinh sản.
Nhưng trong những năm gần đây, do sự nóng lên của toàn cầu, sự ô nhiễm môi
trường từ các hoạt động ven biển và sự khai thác quá mức của con người đã làm suy
thái và biến mất nhiều rạn san hô có tầm qua trọng và với quy mô không nhỏ. Hiện
nay, ở Việt Nam có thể khẳng định một số khu vực có điều kiện phát triển du lịch sinh
thái rạn san hô là:
 Đảo Cát Bà (Hải Phòng)
 Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu)
 Vùng vịnh Văn Phong – Đại Lãnh (Khánh Hòa)
 Các quần đảo miền Trung
 Đảo Phú Quốc.
1.1.10.Các đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái
 Tính giáo dục cao về môi trường:
Du lịch sinh thái hướng con người tiếp cận gần hơn nữa với các vùng tự nhiên
và các khu bảo tồn, nơi có giá trị cao về đa dạng sinh học và rất nhạy cảm về mặt môi
trường. Hoạt động du lịch gây nên những áp lực lớn đối với môi trường, và Du lịch
sinh thái được xem là chiếc chìa khóa để cân bằng giữa mục tiêu phát triển du lịch với
việc bảo vệ môi trường.
 Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa
dạng sinh học:

Hoạt động Du lịch sinh thái có tác dụng giáo dục con người bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên và môi trường, qua đó hình thành ý thức bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên
nhiên cũng như thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.
 Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương:
Cộng đồng địa phương chính là những người chủ sở hữu các nguồn tài nguyên
thiên nhiên tại địa phương mình. Phát triển Du lịch sinh thái hướng con người đến các
vùng tự nhiên hoang sơ, có giá trị cao về đa dạng sinh học, điều này đặc ra một yêu
cầu cấp bách là phải có sự tham gia của cộng đồng địa phương tại khu vực đó. Hơn ai
hết, chính những người dân địa phương là người hiểu rõ nhất nguồn tài nguyên của
mình. Sự tham gia của cộng đồng địa phương có tác dụng to lớn trong việc giáo dục du
HỮU HUYỀN VŨ THOẠI (6076602)

12

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ
MAU
khách bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, đồng thời góp phần nâng cao hơn
nữa nhận thức của cộng đồng, tăng các nguồn thu nhập cho cộng đồng.
1.1.11.Các nguyên tắt cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái
 Có hoạt động giáo dục và diễn giải nâng cao hiểu biết về môi trường, qua
đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn
Đây là nguyên tắc cơ bản của hoạt động Du lịch sinh thái, tạo ra sự khác biệt
giữa Du lịch sinh thái với các loại hình dựa vào tự nhiên khác. Du khách khi rời khỏi
nơi mình đến tham quan sẽ có được sự hiểu biết cao hơn về giá trị của môi trường tự

nhiên, về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hóa bản địa. Với những hiểu biết
đó thái độ cư xử của du khách sẽ thay đổi biểu hiện bằng những nỗ lực tích cực hơn
trong hoạt động bảo tồn và phát triển các giá trị tự nhiên, sinh thái và văn hóa khu vực.
 Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái
Cũng như hoạt động của các loại hình du lịch khác, hoạt động DLST tiềm ẩn
những tác động tiêu cực đối với môi trường và tự nhiên. Nếu như đối với những loại
hình du lịch khác, vấn đề bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái chưa phải là những
ưu tiên hàng đầu thì ngược lại, Du lịch sinh thái coi đây là một trong những nguyên tắc
cơ bản, quan trọng cần phải bảo vệ vì:
Việc bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái chính thức là mục tiêu hoạt
động của Du lịch sinh thái.
Sự tồn tại của Du lịch sinh thái gắn liền với môi trường tự nhiên và các hệ sinh
thái điển hình. Sự xuống cấp của môi trường, sự suy thoái các hệ sinh thái đồng nghĩa
với sự đi xuống của hoạt động Du lịch sinh thái.
Với nguyên tắc này mọi hoạt động sẽ phải được quản lý chặt chẽ để giảm thiểu
tác động đối với môi trường, đồng thời góp phần thu thập từ hoạt động Du lịch sinh
thái sẽ được đầu tư để thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường và duy trì sự phát
triển của hệ sinh thái.
 Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng
Đây được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động Du
lịch sinh thái, bởi vì các giá trị văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách
rời các giá trị môi trường của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể. Sự xuống cấp hoặc
thay đổi tập tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương dưới tác
động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng vốn có. Hậu quả của quá trình này tác động
trực tiếp đến Du lịch sinh thái.
Chính vì vậy, việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng địa phương
có ý nghĩa quan trọng và là nguyên tắc hoạt động của Du lịch sinh thái.
 Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương
Đây vừa là nguyên tắc, vừa là mục tiêu hướng tới của Du lịch sinh thái. Nếu
như các loại hình du lịch thiên nhiên khác ít quan tâm đến vấn đề này và phần lớn lợi

HỮU HUYỀN VŨ THOẠI (6076602)

13

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ
MAU
nhuận từ các hoạt động du lịch đều thuộc các công ty lữ hành. Ngược lại, Du lịch sinh
thái dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình để đóng góp nhằm cải
thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương.
Ngoài ra, Du lịch sinh thái luôn hướng tới việc huy động tối đa sự tham gia của
người dân địa phương như: đảm nhiệm vai trò hướng dẫn viên, đáp ứng chỗ nghỉ cho
du khách, cung ứng các nhu cầu về thực phẩm, hàng lưu niệm cho du khách,v.v, thông
qua đó sẽ tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương. Kết quả là cuộc
sống của người dân sẽ ít bị phụ thuộc hơn vào việc khai thác tự nhiên, đồng thời họ sẽ
nhận thấy lợi ích của việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển Du
lịch sinh thái. Sức ép của cộng đồng đối với môi trường vốn đã tồn tại từ bao đời nay
sẽ giảm đi và chính cộng đồng địa phương sẽ là những người chủ thật sự, những
người bảo vệ trung thành các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa của nơi diễn ra hoạt
động Du lịch sinh thái.
1.1.12.Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái
1.1.6.5. Yêu cầu đầu tiên
Để tổ chức được Du lịch sinh thái phải có sự tồn tại của các hệ sinh thái tự
nhiên điển hình với đa dạng sinh thái cao.
Sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu tự

nhiên và động thực vật, bao gồm: sinh thái tự nhiên (natural ecology), sinh thái động
vật (animal ecology), sinh thái thực vật (plant ecology), sinh thái nông nghiệp
(agricultural ecology), sinh thái khí hậu (ecolimate), và sinh thái nhân văn (human
ecology).
Đa dạng sinh thái là một bộ phận và một dạng thứ cấp của đa dạng sinh học;
ngoài thứ cấp của đa dạng di truyền và đa dạng loài. Đa dạng sinh thái thể hiện ở sự
khác nhau của các kiểu cộng sinh tạo nên các cơ thể sống, mối liên hệ giữa chúng với
nhau và với các yếu tố vô sinh có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sự sống như:
đất, nước, khí hậu, địa hình, v.v, đó là các hệ sinh thái (eco-system) là nơi trú ngụ, sinh
sống của một hoặc nhiều loài sinh vật (habitats) (Theo công ước đa dạng sinh học
được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Rio de Janeiro về môi trường).
Như vậy có thể nói Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên
nhiên (gọi tắt là du lịch thiên nhiên), chỉ có thể tồn tại và phát triển ở những nơi có các
hệ sinh thái điển hình với đa dạng sinh thái cao nói riêng và tính đa dạng sinh học nói
chung. Điều này giải thích tại sao hoạt động Du lịch sinh thái thường chỉ phát triển ở
các khu bảo tồn thiên nhiên (natural resevre), đặc biệt là các Vườn quốc gia (natural
park), nơi còn tồn tại những khu rừng với tính năng đa dạng sinh học cao và cuộc sống
hoang dã. Tuy nhiên, điều này không phủ nhận sự tồn tại của một số loại hình Du lịch
sinh thái phát triển ở vùng nông thôn (rural tourism) hoặc các trang trại (farm tourism)
điển hình.
HỮU HUYỀN VŨ THOẠI (6076602)

14

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ
MAU
1.1.6.6. Yêu cầu thứ hai
Có liên quan tới những nguyên tắc cơ bản Du lịch sinh thái ở 2 điểm:
Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao hiểu biết cho khách Du lịch sinh thái,
người hướng dẫn viên ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn là người am hiểu đặc điểm
sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương. Điều này rất quan trọng và có
ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của DLST, khác với loại hình du lịch tự nhiên khác
khi du khách có thể tự mình tìm hiểu hoặc yêu cầu không cao về sự hiểu biết này ở
người hướng dẫn viên. Trong nhiều trường hợp cần thiết phải cộng tác với người dân
địa phương để có những hiểu biết tốt, lúc đó người hướng dẫn viên chỉ đóng vai trò
người phiên dịch giỏi.
Hoạt động Du lịch sinh thái đòi hỏi phải có được người điều hành có nguyên
tắc. Các nhà điều hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận và
không có cam kết gì với việc bảo tồn hoặc quản lý các khu tự nhiên, họ chỉ đơn giản
tạo cho khách du lịch một cơ hội để biết các giá trị tự nhiên và văn hóa trước khi
những giá trị này thay đổi hoặc vĩnh viễn mất đi. Ngược lại, các nhà điều hành Du lịch
sinh thái phải có sự cộng tác với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng
đồng địa phương nhằm mục đích đóng góp vào việc bảo vệ lâu dài các giá trị tự nhiên,
văn hóa khu vực và cải thiện cuộc sống nâng cao sự hiểu biết của người dân địa
phương với khách du lịch.
1.1.6.7. Yêu cầu thứ ba
Nhằm hạn chế đến mức tối đa các tác động có thể của hoạt động Du lịch sinh
thái đến tự nhiên và môi trường, theo đó Du lịch sinh thái cần tổ chức dưới sự tuân thủ
chặt chẽ các quy định về sức chứa. Khái niệm “Sức chứa” được hiểu từ 4 khía cạnh:
vật lý, sinh học, tâm lý học và xã hội. Tất cả những khía cạnh này liên quan tới lượng
khách đến một địa điểm vào cùng một thời điểm.
 Đứng ở góc độ vật lý:
Sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa du khách mà khu vực đó có thể
tiếp nhận. Điều này có liên quan đến những tiêu chuẩn tối thiểu về không gian đối với

mỗi du khách cũng như đối với nhu cầu sinh hoạt của họ.
Các công thức chung để tính sức chứa như sau:
Tính sức chứa thường xuyên:
CPI =

AR
a

Trong đó:
CPI: sức chứa thường xuyên (Instantaneous carrying capacity)
AR: diện tích của khu vực (size of area)
HỮU HUYỀN VŨ THOẠI (6076602)

15

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ
MAU
a: tiêu chuẩn không gian (diện tích cho một người)
Tính sức chứa hàng ngày:
CPD = CPI * TR =

AR
*
a


TR
Trong đó:
CPD: sức chứa hàng ngày (Dialy capacity)
TR: công suất sử dụng mỗi ngày (Turnover rate of users per day)
Tính sức chứa hàng năm:
CPY =

CPD
AR * TR
=
PR
a * PR

Trong đó:
CPY: sức chứa hàng năm (Yearly capacity)
PR: ngày sử dụng (tỷ lệ ngày sử dụng liên tục trong một năm – sử dụng cả đêm
là 1/365 * OR)
OR: công suất sử dụng giường (Occupancy rate)
Các công thức trên có thể áp dụng cho những hoạt động có yêu cầu sử dụng
diện tích.
Trong trường hợp có trước nhu cầu du lịch thì diện tích cần thiết để đáp ứng
nhu cầu đó có thể tính theo công thức sau:
AR =

TD * a * PR
TR

Trong đó:
TD: nhu cầu du lịch (Tourism demand)

 Đứng ở góc độ sinh học:
Sức chứa được biểu hiện là lượng khách tối đa, nếu lớn hơn sẽ vượt quá khả
năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất hiện các tác động sinh thái do hoạt động của
du khách và tiện nghi mà họ sử dụng gây ra. Sức chứa này đạt tới giới hạn khi số
lượng du khách và các tiện nghi mà họ sử dụng bắt đầu có ảnh hưởng đến tập tục sinh
hoạt của các loài thú hoang dã và làm cho hệ sinh thái bị xuống cấp. chẳng hạn như:
làm phá vỡ tập quán kết bầy, làm đất bị xói mòn, v.v.
 Đứng ở góc độ tâm lý:
Sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu vượt quá thì bản thân du
khách bắt đầu thấy khó chịu vì sự “đông đúc” (khó quan sát được các loài thú hoang

HỮU HUYỀN VŨ THOẠI (6076602)

16

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ
MAU
dã, đi lại khó khăn hơn, sự khó chịu nảy sinh do rác thải, v.v.). Những tác động này
làm giảm đáng kể sự hài lòng của du khách.
Đứng ở góc độ xã hội: sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt
đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa – xã
hội, kinh tế - xã hội của khu vực. Cuộc sống bình thường của cộng đồng địa phương có
cảm giác bị xâm nhập và phá vỡ.
 Ngoài ra, đứng ở góc độ quản lý:

Sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du lịch có khả năng phục vụ.
Nếu lượng khách vượt qua giới hạn này thì năng lực quản lý (lực lượng nhân viên,
trình độ và phương tiện quản lý, v.v.) của khu du lich sẽ không đáp ứng được yêu cầu
của du khách, làm mất khả năng quản lý và kiểm soát khả năng hoạt động của du
khách, kết quả là sẽ ảnh hưởng đến môi trường và xã hội.
Do khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lượng, vì vậy mà khó có
thể xác định một con số chính xác về sức chứa cho một khu vực. Mặc khác những khu
vực khác nhau sẽ có chỉ số chứa khác nhau. Các chỉ số này chỉ có thể xác định một
cách tương đối bằng phương pháp thực nghiệm.
Một điểm cần lưu ý trong quá trình xác định sức chứa – tức là quan niệm về sự
“đông đúc” – của các nhà nghiên cứu có sự khác nhau, trong những điều kiện phát
triển xã hội khác nhau như: giữa các nước châu Âu và châu Á, giữa các nước phát triển
và các nước đang phát triển. Rõ ràng để đáp ứng yêu cầu này, cần phải nghiên cứu sức
chứa của các địa điểm cụ thể để căn cứ vào đó mà quyết định về quản lý. Điều này cần
được tiến hành đối với các nhóm đối tượng khách thị trường khác nhau, phù hợp với
tâm lý và quan niệm của họ. Du lịch sinh thái không thể đáp ứng được yêu cầu của tất
cả. Để đơn giản, Boullons (1985) đưa ra công thức chung để xác định sức chứa du lịch
của một khu vực do du khách sử dụng và tiêu chuẩn trung bình cho từng cá nhân
(thường la m2/người).
Khu vực do du khách sử dụng
Sức chứa =
Tiêu chuẩn không gian trung bình cho mỗi du khách thường được xác định
bằng thực nghiệm và thay đổi phụ thuộc vào hình thức hoạt động du lịch.
Ví du:
 Nghĩ dưỡng biển*
:30 – 40m2/người
 Picnic*
:50 – 60m2/người
 Thể thao*
:200 – 400m2/người


Hoạt động cắm trại ngoài trời*
:100 – 200m2/người
(*Bao gồm cả không gian hoạt động cần thiết: cảnh quan, tắm biển, v.v.)
HỮU HUYỀN VŨ THOẠI (6076602)

17

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ
MAU
Và do đó tổng số khách có thể tham quan mỗi ngày được tính:
Số lượng khách tham quan hàng ngày = Sức chứa*Hệ số luân chuyển
Hệ số luân chuyển (c – capacity) được xác định bằng:
c=

OVT
ATS

Trong đó:
OVT: Thời gian mở cửa cho khách tham quan (Visiting Time)
ATS: Thời gian trung bình cho một cuộc tham quan (Average Time of a
sightseeing)
1.1.6.8. Yêu cầu thứ tư
Thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của du khách. Việc thỏa mãn mong muốn

của khách Du lịch sinh thái về những kinh nghiệm, hiểu biết mới đối với tự nhiên, văn
hóa bản địa thường rất khó khăn, song lại yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài
của ngành Du lịch sinh thái. Vì vậy, những dịch vụ để làm hài long du khách có vị trí
quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì họ tham quan.
1.1.8. Phân biệt những điểm giống và khác nhau giữa Du lịch Sinh thái và một số
loại hình Du lịch gần nghĩa với Du lịch Sinh thái.
1.1.7.4. Một số loại hình Du lịch gần nghĩa với Du lịch Sinh thái
- Du lịch Thiên nhiên (Nature tourism).
- Du lịch Dựa vào thiên nhiên (Nature Based tourism).
- Du lịch Môi trường (Environmental tourism).
- Du lịch Đặc thù (Partienlar tourism).
- Du lịch Xanh (Green tourism).
- Du lịch Thám hiểm (Adventure tourism).
- Du lịch Bản xứ (Indigenous tourism).
- Du lịch Có trách nhiệm (Responsible tourism).
- Du lịch Nhạy cảm (Sensitized tourism).
- Du lịch Nhà tranh (Cotage tourism).
- Du lịch Bền vững (Sustainable tourism).
1.1.7.5. Những điểm giống nhau giữa Du lịch Sinh thái với các loại hình Du lịch
gần nghĩa với Du lịch Sinh thái
- Tài nguyên Du lịch chủ yếu là tài nguyên tự nhiên.
- Sản phẩm Du lịch để thoả mãn nhu cầu của du khách du lịch sinh thái đều có
hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng.
- Các sản phẩm được tiến hành trao đổi mua bán thông qua các hình thức dịch
vụ Du lịch.
HỮU HUYỀN VŨ THOẠI (6076602)

18

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP



×