Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

GIỌNG điệu THƠ XUÂN DIỆU TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG tám – 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713.92 KB, 93 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

LÊ NGỌC Ý
MSSV: 6095833

GIỌNG ĐIỆU THƠ XUÂN DIỆU
TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM – 1945

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: ThS. HỒ THỊ XUÂN QUỲNH

CẦN THƠ , 2013


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT

PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
2 Lịch sử vấn đề
3 Mục đích nghiên cứu
4 Phạm vi nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu

PHẦN NỘI DUNG
Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Giới thiệu về tác giả Xuân Diệu


1.1.1 Tiểu sử
1.1.2 Sự nghiệp
1.1.2.1 Trước Cách mạng tháng Tám - 1945
1.1.2.2 Sau Cách mạng tháng Tám - 1945
1.1.3 Quan điểm sáng tác
1.1.4 Phong cách sáng tác
1.2 Vài nét về giọng điệu
1.2.1 Khái niệm giọng điệu
1.2.2 Ý nghĩa của giọng điệu
1.2.2.1 Giọng điệu góp phần tạo nên phong cách tác giả


1.2.2.2 Giọng điệu góp phần tạo nên nét độc đáo cho tác phẩm
1.2.2.3 Giọng điệu góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm

Chương II BIỂU HIỆN GIỌNG ĐIỆU TRONG THƠ XUÂN DIỆU TRƯỚC
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM - 1945
2.1 Cơ sở hình thành giọng điệu trong thơ Xuân Diệu
2.1.1 Bản thân
2.1.2 Gia đình
2.1.3 Xã hội
2.2 Những giọng điệu trong thơ Xuân Diệu
2.2.1 Giọng điệu tha thiết, rạo rực
2.2.2 Giọng điệu háo hức, vội vàng
2.2.3 Giọng điệu sôi nổi, bồng bột
2.2.4 Giọng điệu trầm lắng, nhẹ nhàng
2.2.5 Giọng điệu xao xuyến, bâng khuâng
2.2.6 Giọng điệu nhớ nhung, luyến tiếc

Chương III PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT GÓP PHẦN THỂ HIỆN GIỌNG

ĐIỆU TRONG THƠ XUÂN DIỆU TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM - 1945
3.1 Thể thơ
3.2 Ngôn ngữ thơ
3.3 Nhịp thơ
3.4 Hình ảnh thơ


PHẦN KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
“Thơ là tiếng nói của tâm hồn, của mơ ước. Thơ bộc lộ khát vọng vươn đến một lý

tưởng đẹp đẽ và cao thượng. Sự có mặt của thơ ca chân chính trong đời sống góp
phần chứng minh sự tồn tại của những gì tích cực con người đang luôn tha thiết tìm
đến và đấu tranh cho một lẽ sống và chân lí tốt đẹp” [18; tr.14]. Hay nói một cách dễ
hiểu hơn, thơ là những cung bậc cảm xúc, những tình cảm, nỗi lòng chân thực nhất mà
mỗi nhà thơ gửi gắm trong sáng tác của mình. Đến với thơ, mỗi độc giả có thể tìm thấy
một phần con người mình trong đó. Thơ ca giúp cho đời sống tinh thần của mỗi chúng
ta phong phú và đa dạng hơn.
Trong sự phát triển của nền văn học Việt Nam, Thơ mới đóng vai trò quan trọng
trong quá trình hiện đại hóa văn học. Phong trào Thơ mới - trào lưu tiêu biểu của
phong trào thơ ca công khai giai đoạn 1930- 1945 đã quy tụ nhiều nhà thơ độc đáo

như: Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Thế Lữ, Hàn Mặc Tử, Lưu Trọng Lư…Mỗi
người một phong cách đã tạo nên sự phong phú và đa dạng cho nền thơ ca nước nhà.
Trong số đó, nhà thơ Xuân Diệu nổi lên với tư cách là “Ông hoàng thơ tình”. Thơ ông


làm say đắm hàng triệu con tim trẻ, đến với phong trào Thơ mới, Xuân Diệu mang
theo một nguồn cảm hứng yêu đời dạt dào chưa từng có trên thi đàn Việt Nam.
Xuân Diệu là một nghệ sĩ đa tài, một tài năng độc đáo của thơ ca Việt Nam hiện
đại. Trải qua nửa thế kỉ miệt mài sáng tạo, ông đã để lại trong kho tàng Văn học dân
tộc một gia tài khá đồ sộ, gần năm mươi tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: thơ
văn, nghiên cứu, dịch thuật, phê bình… Ở lãnh vực nào ông cũng đạt được nhiều thành
tựu xuất sắc, để lại được nhiều ấn tượng, cảm tình trong lòng bạn đọc, bạn thơ văn và
những người mến mộ tài năng của ông.
Xuân Diệu mở đầu sự nghiệp và nổi tiếng trên văn đàn với hai tập thơ: Thơ thơ
(1938), Gửi hương cho gió (1945). Bên cạnh đó, còn có tập truyện ngắn Phấn thông
vàng, Trường ca và một số tác phẩm lẻ sáng tác từ năm 1938 đến 1945.
Với tư cách là một nhà thơ mới, Xuân Diệu là người đưa Thơ mới lên đỉnh cao của
sáng tạo nghệ thuật và ông là một hiện tượng tiêu biểu của phong trào. Sở dĩ ông được
coi là một hiện tượng điển hình, là một nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới,
là bởi ông không chỉ có đóng góp lớn về số lượng mà chính là những đóng góp mới
mẻ về chất lượng và nội dung tác phẩm. Đọc thơ Xuân Diệu ta thấy ở đó có một cái
“tôi” thi sĩ luôn rạo rực, say mê, luôn hối hả, gấp gáp với cuộc sống đang trôi chảy
theo thời gian. Đó là cái “tôi” của một tấm lòng yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống.
Bên cạnh một Xuân Diệu với tư cách là nhà thơ xuất sắc của Thơ mới - “nhà thơ
mới nhất trong những nhà thơ mới”, ta còn thấy một Xuân Diệu - nhà văn với nhiều
tác phẩm văn xuôi, phê bình - tiểu luận đặc sắc. Thông qua những bài tiểu luận - phê
bình, người ta nhận thấy vai trò nổi bật của một cây bút đầy nhiệt huyết và mang tinh
thần tiên phong trong xây dựng và đổi mới văn chương đương thời.
Ở Xuân Diệu ta có thể thấy được những cố gắng tìm tòi không mệt mỏi vì mục đích
hướng tới một nền nghệ thuật đặc sắc và một cuộc sống tốt đẹp hơn. Xuân Diệu là nhà

thơ đa tài, có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Những
sáng tác của ông phần nào chứng minh những điều trên. Thơ ông luôn thể hiện sự khát
khao giao cảm với đời bằng một trái tim chân thành và nồng thắm. Xuân Diệu có hai
thời kì sáng tác là trước và sau Cách mạng tháng Tám -1945, ở hai thời kì sáng tác
Xuân Diệu đều thể hiên trong tác phẩm của mình bằng một hồn thơ và giọng điệu thơ
rất riêng, rất đặc sắc. Nhưng những sáng tác trước Cách mạng tháng Tám đạt được
nhiều thành tựu cao về nội dung cũng như nghệ thuật trong đó có giọng điệu.


Xuân Diệu xứng đáng được xem là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hoá lớn. Chính vì
sự đam mê thơ của ông cũng như đã từng say đắm những vần thơ lãng mạn của ông,
mà người viết đã nhận đề tài : Giọng điệu thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám
-1945 làm luận văn tốt nghiệp. Một đề tài tuy không mới mẻ nhưng khá hấp dẫn.
Người viết hi vọng bằng vốn kiến thức của mình có thể có một vài cảm nhận về cái
hay, cái đẹp trong giọng điệu thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám- 1945.

2. Lịch sử vấn đề
Xuân Diệu là nhà thơ được nghiên cứu từ rất sớm, khi ông chưa trở thành một tác
gia thì đã có bài viết, ý kiến khen chê khác nhau về ông. Khi bài thơ đầu tiên Với bàn
tay ấy (1935) được đăng báo thì có rất nhiều ý kiến đánh giá về thơ ông. Người ta khen
cũng nhiều mà chê thì cũng không ít. Trên báo Ngày nay Thế Lữ đã có bài giới thiệu
Xuân Diệu với lời lẽ rất trân trọng. Thế Lữ cho rằng: “Một thi sĩ mới đã xuất hiện”.
Năm 1941, Hoài Thanh - Hoài Chân đã đưa Xuân Diệu vào Thi nhân Việt Nam với
tư cách là một tác giả chủ chốt cùng với những lời đánh giá rất trân trọng, mặc dù lúc
này Xuân Diệu chỉ mới xuất bản tập Thơ thơ 1938. Hoài Thanh có lời nhận xét: “Thơ
Xuân Diệu còn là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ
này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuốn quýt,
muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều
nồng nàn, tha thiết” [20; tr.116].
Bên cạnh đó, Hoài Thanh còn cho rằng: “Sự sống muôn hình thức mà trong những

hình thức nhỏ nhặt thường lại ẩn náu một nguồn sống dào dạt. Không cần phải là con
hổ ngự trị trên rừng xanh, không cần phải là con chim đại bàng bay một lần chín vạn
dặm mới là sống. Sự bồng bột của Xuân Diệu có lẽ đã phát biểu ra một cách đầy đủ
hơn cả trong sự rung động tinh vi” [20; tr.116].
Mã Giang Lân đã từng nhận xét: “Nét lớn xuyên suốt trong thơ Xuân Diệu là tiếng
nói sôi nổi tha thiết một cách bộc trực, một năng lực cảm thụ tinh tế dồi dào” [13;
tr.166].
Trong bài “ Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, Nguyễn Hoành Khung có
viết: “Thơ Xuân Diệu là niềm khát sống, khát yêu đến cuồng nhiệt. Con người ấy muốn
uống cạn một cách vồ vập “ cái ly tràn đầy sự sống” và “Trong thơ Xuân Diệu toát lên
một nhu cầu mãnh liệt: được cảm thông” [13; tr.123].


Nguyễn Bao trong bài “ Nhà thơ lớn Xuân Diệu” có lời nhận xét: “Từ tập thơ đầu
tay, Xuân Diệu đã cho thấy một cá tính sáng tạo rất riêng biệt. Có thể xem ông là nhà
thơ đầu tiên diễn đạt hiệu quả nhất cái rạo rực, thiết tha, nồng cháy của tình yêu con
người và thiên nhiên” [16; tr.213].
Xuân Diệu vốn xem trần thế là nơi hội tụ của niềm vui. Xuân Diệu đã đem đến
trong thơ cái đẹp của sự sống, của thiên nhiên tạo vật và của tình người. Thế Lữ đã
nhận xét: “Nhà thi sĩ ấy là một chàng trai trẻ hồn hậu và say mê, tóc như mây vướng
trên đài trán thơ ngây, mắt như bao luyến mọi người, và miệng cười mở rộng như một
tấm lòng sẵn sàng ân ái” [11; tr.138].
Nguyễn Quốc Túy đã có lời nhận xét về Xuân Diệu: “Nhà thơ mới trữ tình cảm
xúc, tràn đầy cảm giác và luôn “ thức nhọn giác quan” [13; tr.127].
Vũ Ngọc Phan từng viết: “Quả thật là chúng ta đã có Xuân Diệu, đã có một thi
nhân đem đến cho thơ những tình cảm, ý nghĩ mới, những tứ, những hình tượng mới”
[13; tr.229]. Và “Bây giờ người ta đã hiểu thơ Xuân Diệu. Người ta thấy thơ Xuân
Diệu đằm thắm, nồng nàn nhất trong tất cả Thơ mới. Cả ý lẫn lời đều tha thiết, làm
cho nhiều người thanh niên ngây ngất” [13; tr. 121].
Nhà thơ nữ người Bungari Blaga Đimitơrôva có lời nhận xét “Nhà thơ khát khao

thiên cảm về cuộc sống, và mỗi giây trôi đi cũng làm cho cuộc sống bị tổn thương”
[13; tr.290].
Người viết sẽ cố gắng đưa ra một cách hiểu tương đối về những đặc điểm của giọng
điệu thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám -1945. Những ý kiến của các thế hệ
đi trước sẽ được kế thừa, tham khảo trong Luận văn.

3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, người viết rất mong muốn đạt được những mục đích sau:
Khái quát được quá trình sáng tác trước Cách mạng tháng Tám -1945 của nhà thơ
Xuân Diệu, để từ đó rút ra những đặc điểm về nội dung cũng như nghệ thuật,và điều
cơ bản là giọng điệu thơ ông trước Cách mạng tháng Tám -1945.
Thông qua việc nghiên cứu, giúp chúng ta thấy được những tư tưởng, quan niệm
của Xuân Diệu về nghệ thuật và cuộc đời qua các tập thơ, bài thơ cụ thể. Bên cạnh đó,
còn thấy được nhiều khía cạnh, phương diện trong tư duy và cảm xúc của Xuân Diệu -


người thi sĩ trẻ tuổi. Đồng thời, ta còn biết thêm về vai trò, vị trí của Xuân Diệu trong
phong trào Thơ mới nói riêng và thơ ca dân tộc nói chung. Đặt các sáng tác của Xuân
Diệu trước Cách mạng tháng Tám - 1945 trong mối tương quan với văn chương đương
thời cũng để thấy rõ hơn phong cách sáng tác riêng của Xuân Diệu.
Xuân Diệu được chọn giảng trong chương trình Đại học, Cao đẳng và các trường
THPT như một tác giả văn học có một vị trí quan trọng. Vì vậy thông qua việc nghiên
cứu đề tài này, người viết có thể có vài cách cảm nhận sâu sắc và toàn diện hơn đối với
thơ Xuân Diệu cũng như con người ông.
Thấy được sự đóng góp của ông trong việc tạo nên diện mạo mới cho nền thơ ca
Việt Nam hiện đại. Qua việc nghiên cứu đề tài này, còn là dịp để người viết hiểu thêm
về cuộc đời và con người của nhà thơ. Một người luôn trăn trở với đời với người, sống
đầy tâm huyết với văn chương nghệ thuật, luôn tìm tòi sáng tạo để cách tân nền thơ ca
dân tộc.
Đây còn là cơ hội để người viết vận dụng những kiến thức đã học trong suốt bốn

năm qua. Bên cạnh đó, người viết có dịp làm quen với một phương pháp nghiên cứu
và thực hiện đề cương khoa học, từ đó củng cố và nâng cao vốn kiến thức của bản
thân.

4. Phạm vi nghiên cứu
Giọng điệu thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám -1945 là một đề tài tương
đối rộng, người viết phải khảo sát toàn bộ những sáng tác trước Cách mạng tháng Tám
-1945 của Xuân Diệu đó là hai tập thơ của ông đã xuất bản trong giai đoạn này là tập
Thơ thơ NXB Đời nay 1938, và tập Gửi hương cho gió NXB Thời đại 1945. Xem xét
tìm hiểu các bài thơ trong từng tập thơ để nhận rõ đặc điểm giọng điêu thơ của ông.
Ngoài ra, người viết còn tham khảo một số bài phân tích, bình luận đánh giá về các
bài thơ trong hai tập thơ: Thơ thơ và Gửi hương cho gió. Các bài viết về cuộc đời
cũng như quá trình sáng tác nghệ thuật của Xuân Diệu.
Người viết tiếp thu các ý kiến, nhận xét của các nhà phê bình về thơ Xuân Diệu
cũng như con người ông. Đồng thời có sự so sánh và đối chiếu với các nhà thơ trong
phong trào Thơ mới để làm nổi bật lên những đặc điểm trong giọng thơ của Xuân
Diệu.


5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, người viết phải vận dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu khác nhau. Trong đó cụ thể là:
Sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh, trình bày, tiểu sử… Các
phương pháp này để chỉ ra những đặc điểm trong việc sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh của
nhà thơ. Thông qua đó làm nổi bật giọng điệu thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng
Tám -1945. Phương pháp tiểu sử được sử dụng tạo điều kiện giúp người viết có thể
bày tỏ những cảm nhận, suy nghĩ riêng của mình về cuộc đời, con người Xuân Diệu.
Bên cạnh đó, người viết còn sử dụng các thao tác tư duy như: quy nạp, diễn dịch,
chứng minh, giải thích… giúp cho Luận văn có sức thuyết phục cao hơn. Các phương
pháp được sử dụng nhằm giúp cho Luận văn có thể hoàn thành một cách tốt nhất.


PHẦN NỘI DUNG
Chương I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Giới thiệu về tác giả Xuân Diệu
1.1.1 Tiểu sử
Nhà thơ Xuân Diệu tên đầy đủ là Ngô Xuân Diệu, có bút danh là Trảo Nha, sinh
ngày 2 tháng 2 năm 1916, mất ngày 18 tháng 12 năm 1985. Quê gốc ở huyện Can Lộc,
tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là Ngô Xuân Thọ tú tài Hán học, ông làm thầy vào dạy học ở Bình Định và lấy bà Nguyễn Thị Hiệp làm
vợ bé và sinh ra Xuân Diệu.
Thuở nhỏ Xuân Diệu học chữ Nho, chữ Quốc ngữ và cả tiếng Pháp với cha. Năm
1927, Xuân Diệu xuống học ở Quy Nhơn và thi đỗ bằng thành trung 1934. Thời kì
này, Xuân Diệu đã tập làm các bài thơ theo các thể thơ truyền thống và ông rất mến
phục nhà thơ Tản Đà.
Năm 1935 -1936, Xuân Diệu ra học tú tài 1 ở trường trung học bảo hộ tại Hà Nội.
Đến năm 1936 -1937, Xuân Diệu học tú tài 2 ở trường trung học Khải Định- Huế. Tại


đây, ông đã gặp Huy Cận, hai người đã kết nghĩa với nhau và đã có một tình bạn bền
bỉ ngót hai mươi năm.
Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư ở trường tư thục Thăng Long, do đồng
lương quá ít ỏi không thể sống được nên năm 1940, ông đi thi Tham tá Nha Thương
chính.
Đến năm 1943, ông làm việc tại Sở Đoan ở Mĩ Tho. Ông tốt nghiệp Cử nhân luật
1943 và làm Tham tá ở Tiền Giang sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn, ông là
thành viên của Tự Lực Văn Đoàn và cũng là một trong những chủ soái của phong trào
“Thơ mới”. Bên cạnh sáng tác thơ, ông còn tham gia viết báo cho các tờ Ngày Nay
và Tiền Phong. Ông là một trong những người sáng lập Đoàn báo chí Việt Nam, nay
là Hội nhà báo Việt Nam. Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình, Xuân Diệu
được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn. Hoài Thanh đã nhận xét Xuân Diệu là

“nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” [20; tr.119]. Xuân Diệu được mệnh danh là
“Ông hoàng thơ tình”. Ông được Hoài Thanh – Hoài Chân giới thiệu trong cuốn Thi
nhân Việt Nam năm 1941. Bên cạnh đó, Xuân Diệu còn là nhà văn, nhà báo, nhà phê
bình văn học.
Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh. Năm 1945, ông tham gia
cướp chính quyền tại Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám, ông theo Đảng và hoạt
động trong Hội văn hóa cứu quốc, làm thư ký tạp chí Tiền phong của Hội, Xuân Diệu
trở thành một trong những nhà thơ hàng đầu ca ngợi Cách mạng. Thơ ông chủ yếu ca
ngợi Đảng lao động Việt Nam, ca ngợi Bác Hồ. Ông công tác trong Hội văn nghệ Việt
Nam, làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ ở Việt Bắc. Xuân Diệu tham gia ban chấp
hành, nhiều năm là Ủy viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam.
Năm 1946, Xuân Diệu là Đại biểu Quốc Hội Việt Nam khóa I, và được chọn làm
thành viên trong đoàn Đại biểu của chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa do
Chủ tịch Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn, sang Pháp hội đàm. Trong chuyến đi này
Xuân Diệu có ghé thăm một tiểu đoàn lính Việt Nam đóng ở Tây Đức. Năm 1947,
công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam. Năm 1949, ông được kết nạp vào Đảng.
Năm 1956, Xuân Diệu đi thăm Liên Xô và Hungary. Năm 1958, Xuân Diệu tham
dự Hội nghị Trù bị các nhà văn Á châu ở Niu Đêli, ông đi thăm Ấn Độ hai tháng, bắt


đầu dịch và giới thiệu thơ R.Tago. Đến năm 1980, Xuân Diệu tham dự Hội nghị các
nhà văn thế giới bảo vệ hòa bình lần thứ hai ở Xôphia.
Năm 1981, được mời sang Pháp nói chuyện về thơ Việt Nam ở các trường đại học
Pari VII, Nixơ, Xóocbon… Năm 1982, dự lễ mừng thọ 70 tuổi của nhà thơ dân tộc
Cuba, là Nicôlai Ghiden tại La Havana.
Đến năm 1983, ông được công nhận là Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật
Cộng hòa dân chủ Đức. Năm 1985, Xuân Diệu được tặng Huân chương Độc lập hạng
Nhất. Xuân Diệu đã qua đời vào ngày 18 tháng 12 năm 1985.
Ông đã được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996). Tên
của ông được đặt cho một đường phố ở Hà Nội và cũng được đặt cho một trường

Trung học phổ thông ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Con người Xuân Diệu luôn trăn trở với cuộc sống với sự biến đổi của cuộc đời và
thời đại, ông có trái tim khát khao giao cảm với đời, với người một cách mãnh liệt.
Ông có cái nhìn rất sâu sắc về cuộc sống xung quanh, là một người sống đầy nhiệt
quyết vì lí tưởng tốt đẹp là cống hiến vì văn chương nghệ thuật chân chính. Minh Huệ
có viết: “Nhà thơ lớn, nhà nghiên cứu văn học Xuân Diệu, một con người uyên bác,
vốn tính cẩn trọng, thấu đáo từng câu chữ trong lúc đọc và viết”. Vũ Ngọc Phan từng
nhận xét: “Xuân Diệu là con người thẳng thắn, chân thành, rất mực chung thủy”.
Nhà thơ ít quan tâm đến cuộc sống riêng tư của bản thân, ông đã lập gia đình riêng
một lần với nghệ sĩ Bạch Diệp nhưng hai người đã ly hôn và họ không có con chung.
Sau khi ly dị ông sống độc thân cho đến lúc mất vào năm 1985.

1.1.2 Sự nghiệp
1.1.2.1 Trước Cách mạng tháng Tám - 1945
Xuân Diệu được ghi nhận như một trong những nhà thơ mới tiêu biểu trong giai
đoạn này. Tuy nhiên không phải ngay từ buổi đầu Xuân Diệu đã tìm được một vị trí
yên ổn trong làng thơ. Nhưng rồi chính bản lĩnh và tài năng thơ ca có một không hai
của ông, nên Xuân Diệu ngày càng được hoan nghênh, chào đón.
Năm 1933, Xuân Diệu sáng tác bài thơ đầu tay Bài thơ tuổi nhỏ, mà sau này được
in vào tập Thơ thơ. Năm 1935, bài thơ đầu tiên được in trên báo Phong hóa là bài Với
bàn tay ấy. Còn nhiều bài thơ cũng sáng tác vào những năm này là: Yêu, Vì sao, Biệt li


êm ái…mà về sau được in vào tập Thơ thơ. Tháng 12 năm 1938, Xuân Diệu xuất bản
tập thơ đầu tay Thơ thơ -NXB Đời nay và được Thế Lữ đề tựa. Năm 1945, xuất bản
tập thơ Gửi hương cho gió - NXB Thời đại.
Bên cạnh đó, còn tập truyện ngắn Phấn thông vàng (1939), và tập văn xuôi
Trường ca (1945) và một số tác phẩm lẻ sáng tác từ 1938 đến 1945. Bên cạnh đó
Xuân Diệu còn là một nhà văn, nhà phê bình lí luận với nhiều tác phẩm văn xuôi, phê
bình tiểu luận đặc sắc. Thông qua những bài tiểu luận phê bình này, người ta nhận thấy

nổi bật vai trò của một cây bút nhiệt huyết và mang tinh thần tiên phong trong xây
dựng và đổi mới văn chương đương thời.
Với Thơ thơ và Gửi hương cho gió, Xuân Diệu đã thực sự đưa Thơ mới lên ngôi
trên văn đàn với gương mặt trẻ trung, tươi thắm và hấp dẫn chưa từng có. Thơ thơ và
Gửi hương cho gió - hai thi phẩm mang dấu ấn của một tài năng sáng tạo thơ nhưng
cũng lại chứa đựng nhiều phẩm chất riêng. Thơ thơ là niềm vui, ánh sáng, nụ cười của
tuổi trẻ yêu đời và khát khao hạnh phúc.
Và Gửi hương cho gió với giọng điệu trầm sâu hơn và đã thắm hương vị đời xót
xa, cay đắng trong những năm tháng đất nước có nhiều thay đổi và biến động. Hai tập
thơ có rất nhiều bài thơ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật và đặc biệt trong phần nghệ
thuật tiêu biểu nhất là giọng điệu thơ.
Phấn thông vàng và Trường ca của Xuân Diệu khi xuất hiện trên văn đàn đã
được giới nghiên cứu phê bình văn học đánh giá cao, thể hiện một xu hướng sáng tạo
mang vẻ đẹp riêng với tính chất độc đáo, đặc sắc của một kiểu mô hình văn xuôi mới.
Bên cạnh đó, những bài phê bình tiểu luận của ông thể hiện rõ những tư tưởng đặc sắc
về văn chương và Quốc văn. Đây cũng là một cách bộc bạch con người Xuân Diệu
trong cuộc đối thoại với chính mình, với văn chương và thời đại. Những bài phê bình
tiểu luận đó chủ yếu được đăng báo Phong hoá, Ngày nay trong những năm 1937 1939.

1.1.2.2 Sau Cách mạng tháng Tám - 1945
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám bùng nổ, Xuân Diệu hăng hái tham gia các
hoạt động lên án bọn Việt Cách, Việt Quốc và làm rất nhiều bài thơ đả kích mạnh mẽ
rồi cho xuất bản tập tráng ca Ngọn quốc kì ca ngợi cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc.


Năm 1946, lại xuất bản tập tráng ca Hội nghị non sông ca ngợi cuộc tổng tuyển
cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1948, tập hợp in thành tập
Việt Nam trở dạ khi ông công tác ở Đài tiếng nói Việt Nam.
Năm 1949, Xuân Diêu tiếp tục in tập Dưới sao vàng. Năm 1951, ấn hành tiểu luận
Tiếng thơ. Năm 1953, tiến hành in tập thơ Sáng. Năm 1954, xuất bản hai tập thơ Ngôi

sao và Mẹ con. Trong đó tập Ngôi sao được giải thưởng Văn nghệ năm 1954- 1955.
Cuộc kháng chiến thắng lợi, nhà thơ cũng thắng lợi ông đã làm nhiệm vụ của người
công dân bằng sở trường của người nghệ sĩ. Ông say mê ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác
Hồ, ca ngợi nhân dân. Đi trên đường lớn, Xuân Diệu hơn bao giờ hết là nhà thơ của
cuộc đời, của thời sự “cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu” với nhân dân, nhà thơ để
tâm hồn rung động với tất cả những gì có thể làm rụng động tâm hồn nhân dân.
Sau 1956, mở đầu cuộc giao lưu văn hóa với các nước xã hội anh em, Xuân Diệu
được cử đi Liên Xô và Hungari. Sau đó ông cho xuất bản tập Kí sự thăm nước
Hungari. Trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền văn học Xã hôi chủ nghĩa, Xuân Diệu viết
một loạt bài tiểu luận ứng chiến lên án bọn phá hoại nhân văn- giai phẩm và in thành
tập Những bước đường tư tưởng của tôi vào năm 1958. Năm 1959, xuất bản tập thơ
Riêng chung. Năm 1961, ra mắt độc giả tập tiểu luận Trò chuyện với các bạn làm thơ
trẻ và tập khảo luận Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ nôm. Năm 1962, xuất bản tập thơ
Mũi Cà Mau - Cầm tay và tập khảo luận Thi hào dân tộc Nguyễn Du.
Năm 1967, ấn hành tập thơ Hai đợt sóng. Năm 1968, xuất bản tập tiểu luận Đi
trên đường lớn. Năm 1971, in hai tập tiểu luận Đọc thơ Nguyễn Khuyến và Cây đời
mãi mãi xanh tươi. Năm 1974, ấn hành tập bút kí Việt Nam hồn tôi.
Năm 1976, in tập thơ Hồn tôi đôi cánh. Năm 1977, xuất bản tập tiểu luận Lượng
thông tin và những kĩ sư tâm hồn ấy. Năm 1981, xuất bản tập 1 Các nhà thơ cổ điển
Việt Nam và tập Tìm hiểu Tản Đà.
Ngoài ra Xuân Diệu còn dịch và xuất bản một số tập thơ nước ngoài như tâp Thi
hào Hitmet năm 1962. Dịch tập thơ trường ca V.I.Lênin của Maiacốpxki. Xuân Diệu
dịch tập thơ Vây giữa tình yêu của Blaga Dimitrôva, thơ Puskin, Êxênhin, Ximônôp,
Antôcônxki…Ông còn giới thiệu và dịch thơ của hai nhà thơ lớn của Bungary:
S.Petofi, A.Ađi, viết bài giới thiệu và dich tập thơ Những nhà thơ Bungary. Ông còn


dịch Những người thợ dệt Xilêdi, Lơrowlay và chùm thơ Intécnâydô trữ tình của
Henrich Haino. Tập thơ của Nicôla Ghiđen cũng do Xuân Diệu dịch.
Cả hai chặng đường trước và sau Cách mạng tháng Tám - 1945, Xuân Diệu đều đạt

được rất nhiều thành công, ông tham gia hầu hết các lãnh vực: sáng tác, phê bình,
nghiên cứu, dịch thuật… Dù ở phương diện nào, Xuân Diệu cũng có đóng góp rất lớn
cho sự nghiệp văn học Việt Nam. Trong Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan cũng có
những nhận xét xác đáng về Xuân Diệu: “Xuân Diệu là người đem đến cho thi ca Việt
Nam nhiều cái mới nhất”; “Xuân Diệu mới nhất, đằm thắm và nồng nàn nhất trong tất
cả Thơ mới” [8; tr.12]. Sự đóng góp của Xuân Diệu đều đặn và trọn vẹn trong các thể
loại và giai đoạn lịch sử của dân tộc. Chính vì thế có thể nói rằng, Xuân Diệu xứng
đáng là một nhà thơ lớn, nhà văn hóa lớn.

1.1.3 Quan điểm sáng tác
Thơ ca là tiếng nói của tâm hồn, là quá trình chiêm nghiệm của mỗi tác giả về
cuộc đời, về con người. Trong quá trình sáng tác của mình, mỗi nhà văn, nhà thơ đều
có một quan điểm sáng tác riêng. Đôi khi quan điểm sáng tác không đồng nhất hoặc có
thể mâu thuẫn với nhau. Tuy nhiên qua mỗi thời kì, mỗi giai đoạn của văn học thì
người nghệ sĩ luôn có sự điều chỉnh quan điểm sáng tác của mình phù hợp với tình
hình của nền văn học.
Đối với Xuân Diệu, quan điểm sáng tác của ông trước Cách mạng tháng Tám, thể
hiện rõ trong bài thơ Cảm xúc, và đây được xem như là một tuyên ngôn nghệ thuật của
ông:
“Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến”.
Xuân Diệu cho rằng người thi sĩ phải là một người thật lãng mạn, hay mơ mộng và
rất đa sầu đa cảm “ru với gió, mơ theo trăng, vơ vẩn cùng mây”. Thi sĩ phải hướng
tâm hồn mình đến những nơi tươi đẹp, lãng mạn chốn “bồng lai tiên cảnh”. Quan điểm
này phù hợp với cách sáng tác của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên… như Hoài


Thanh nhận xét: “Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng

Lưu Trọng Lư…” Thực tế sáng tác của Xuân Diệu lại khác, ông luôn tha thiết với cuộc
đời, ông cho rằng phải sống giữa cuộc đời thật để nói đến những điều tươi đẹp đang
tồn tại, hiện hữu ngay trên trần thế. Phải hòa nhập vào cuộc sống, phải thật sự yêu và
thấu hiểu cuộc sống. Xuân Diệu ví tâm hồn thi sĩ phải như là cây đàn muôn điệu để
thấu hiểu hết mọi cung bậc tình cảm của con người “ràng buộc bởi muôn dây”, “chia
sẻ bởi trăm tình yêu mến”.
Xuân Diệu là nhà thơ lớn của niềm khát vọng “vô biên” và “tuyệt đích”, trái tim thi
sĩ luôn khát khao giao cảm với đời. Trước Cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu luôn
cảm thấy nỗi cô đơn rợn ngợp của cái tôi bé nhỏ giữa dòng thời gian vô biên, giữa
không gian vô tận vừa mang nỗi khát khao nồng cháy được đắm mình trọn vẹn giữa
cuộc đời đầy những hương sắc. Đồng thời, cũng thể hiện nỗi đau đớn, xót xa trước
khát vọng bị lãng quên thật phũ phàng trước cuộc đời. Thơ Xuân Diệu mang nỗi ám
ảnh về thời gian, ca ngợi mùa xuân, tuổi trẻ, muốn kéo dài thời gian để tận hưởng trọn
vẹn cuộc sống tràn đầy hương vị.
Sau Cách mạng tháng Tám, cũng vẫn lòng yêu đời đó nhưng tâm hồn cô đơn rợn
ngợp kia đã tìm được lý tưởng, lẽ sống mới từ sự đổi thay của đất nước. Xuân Diệu
càng thiết tha yêu đời, yêu cuộc sống và Tổ quốc hơn. Ông tập trung ca ngợi chế độ
mới và Đảng lao động, ca ngợi mọi vẻ đẹp của cuộc sống, con người trong lao động
với tâm thế tràn trề hy vọng và tự hào.
Thông qua lăng kính của tình yêu, của tâm hồn trẻ trung yêu đời, lấy cái tôi cá nhân
làm trung tâm mà cảm nhận ngoại giới, thi sĩ thường diễn tả cảm xúc của mình một
cách mãnh liệt bằng ngôn từ mang tính hiện đại, trực quan. Xuân Diệu lấy con người
làm thước đo, chuẩn mực cho vẻ đẹp của thiên nhiên. Thi sĩ cho rằng thơ vốn là tinh
chất, là cái “nhụy” của đời sống, hướng tới sự biểu hiện một cách tập trung nhất vẻ đẹp
tâm hồn, tình cảm con người. Xuân Diệu là một tấm gương lao động nghệ thuật cần
mẫn, luôn nỗ lực tìm tòi đổi mới, sáng tạo.
Khái quát hơn, Xuân Diệu quan niệm bản chất của thơ “là sự cộng thêm vào thực
tại một tâm hồn, một trí tuệ, một tình cảm, một sáng tạo” hay nói cách khác, từ hiện
thực cuộc sống, thông qua tâm hồn trí tuệ, biết lọc lấy tinh chất và “đóng con dấu
riêng” của cá tính sáng tạo và tác phẩm là những khía cạnh thuộc bản chất của thơ.



Khi quan niệm về nhà thơ, Xuân Diệu cho rằng làm thi sĩ là một cuộc đấu tranh,
một sướng vui trong gian khổ. Người làm thơ không thể không trải qua một sự “rèn
luyện cật lực”, phải chân thực đừng mượn hơi người khác thổi cái bong bóng cho
mình. Nhà thơ còn phải có tài, có vốn sống sâu rộng có bản lĩnh, phải biết hy sinh cho
thi phẩm của mình. Ông khẳng định: “Tôi sáng tác vậy thì tôi tồn tại”, hồn vía của nhà
thơ là ở cây bút và tác phẩm.
Trong quy trình sáng tác thơ, theo Xuân Diệu cái chính không phải là vấn đề kỹ
thuật mà cái chính phải là ở chất cảm xúc. Nhưng nói như thế không có nghĩa là ông
không coi trọng kỹ thuật làm thơ. Trái lại, Xuân Diệu là một trong những nhà thơ có
quan niệm hết sức nghiêm túc, công phu, tỉ mỉ và sâu sắc về nghề thơ. Tất cả những
điều đó để đi đến một quan niệm có tính chất then chốt, điểm đến cuối cùng, hay điểm
hội tụ các quan niệm về thơ của ông, đó là chất lượng của thơ. Xuân Diệu quan niệm
một bài thơ hay cũng cho biết được cả một tác giả hay. Ông quan niệm thơ hay là “một
vấn đề quan trọng, một vấn đề nền tảng”. Việc ông khẳng định thơ hay và phê phán
thơ dở là làm tăng mĩ cảm cho người đọc, góp phần nâng cao chất lượng thơ.
Tóm lại, với Xuân Diệu quan niệm rất nhất quán: Thơ là sự sống tươi trẻ, say mê,
nồng ấm, thơ là sản phẩm của cảm xúc, của trí tuệ, tinh chất cuộc đời. Thơ là cuộc
sống mà “đã là cuộc sống, thì chẳng bao giờ chán nản”.

1.1.4 Phong cách sáng tác
Phong cách sáng tác của Xuân Diệu rất độc đáo và đa dạng. Sự độc đáo thể hiện
ở cách viết rất “tây” như Hoài Thanh đã từng nhận xét: “lối dùng chữ đặt câu quá tây
của Xuân Diệu”. Thơ Xuân Diệu vận động rất linh hoạt và luôn biến hóa “Thơ Xuân
Diệu còn là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn non nước lặng lẽ này,
Xuân Diệu say đắm tình , say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuốn quýt, muốn tận
hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn
tha thiết” [20; tr.116]. Sự vận động thể hiện ở chổ luôn hướng tới sự sống, ánh sáng,
luôn khát khao giao cảm với đời, với người.

Xuân Diệu có hai quá trình sáng tác trước và sau Cách mạng tháng Tám, tuy quan
điểm sáng tác ở mỗi thời kì có nhiều điểm không tương quan, tuy vậy ta vẫn thấy cái
nhất quán. Nhất quán là tấm lòng thiết tha với đời, với người. Bên cạnh là cái biến đổi
sâu sắc, cái biến đổi sâu sắc ở đây là nhà thơ đã tìm thấy được mục đích, lí tưởng sống


của bản thân. Trước kia, cuộc đời chỉ nhỏ hẹp, chỉ là thế giới tâm tình của đôi lứa, yêu
đương là đề tài duy nhất của nhà thơ, chính vì thế ông được gọi là “Ông hoàng thơ
tình”. Sau Cách mạng, ngoài tình yêu đôi lứa Xuân Diệu còn yêu nhân dân, yêu Tổ
quốc, yêu lao động, yêu Đảng quang vinh, yêu Bác Hồ vĩ đại.
Một thời đại trong thi ca, Hoài Thanh có viết: “Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta
phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế
Lan Viên, ta say đắm cùng Xuân Diệu” [20;tr.53]. Nhận xét này cho ta thấy được
phong cách sáng tác của Xuân Diệu là đắm say, rạo rực, là tha thiết, là nồng si.
Với Xuân Diệu - nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, cái “tôi” trong thơ
Xuân Diệu đã thực sự được giải phóng. Nó không còn dáng vẻ bỡ ngỡ, dè dặt trước
đó, mà nó phát biểu hết sức thành thật, táo bạo những cảm xúc, khát khao của trái tim
đang tràn đầy, nồng cháy của nó. Ta bắt gặp một cái tôi lồ lộ giữa cuộc sống và nỗi
đam mê mãnh liệt. Cái tôi của Xuân Diệu thể hiện lòng ham sống và luôn lo sợ sự trôi
chảy của thời gian. Nếu trong thời gian này các nhà thơ khác trong phong trào Thơ
mới chạy trốn thực tại bằng cách tìm về quá khứ thì Xuân Diệu vẫn “chín móng bám
vào đời”.
Nếu Chế Lan Viên chạy trốn cuộc sống hiện tại bằng cách tìm đến một thế giới siêu
hình, lạnh lẽo:
“Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa”.
thì Xuân Diệu vẫn tha thiết với đời, với người bằng một trái tim tươi trẻ nồng nàn, say
đắm:
“Giữa vườn ánh ỏi tiếng chim vui
Thiếu nữ nhìn sương chói mặt trời

Sao buổi đầu xuân êm ái thế
Cánh hồng kết những nụ cười tươi”.
(Nụ cười xuân)
Ông luôn mang trong lòng một tình yêu sôi nổi, chân thành:
“Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ


Phải nói yêu trăm bận đến ngàn lần
Phải mặn nồng cho mãi mãi đem xuân
Đem chim bướm thả trong vườn tình ái.
(Phải nói)
Bên cạnh đó, ngôn ngữ trong thơ Xuân Diệu cũng thể hiện phong cách sáng của
ông. Hệ thống động từ góp phần quan trọng tạo nên sự cuốn hút trong thơ ông. Để diễn
tả niềm háo hức tận hưởng hạnh phúc đắm say của cuộc sống trần thế. Xuân Diệu
không hề ngần ngại khi bộc lộ những ham muốn vô biên bằng các động từ quyết liệt,
táo bạo: “ôm, ghì, riết, tắt, buộc, tuôn, lùa, uống, bấu, cắn…”. Còn khi bộc lộ cảm
xúc, tình cảm ông thường dùng các từ láy: “rạo rực, thẫn thờ, ngơ ngác, vương vấn,
đong đưa, run rẩy, rung rinh, phơ phất, thiết tha…”.
Có nhiều đề tài quen thuộc nhưng khi qua sự sáng tạo của Xuân Diệu thì trở nên
vô cùng đặc sắc và mới mẻ. Bài thơ Lời kĩ nữ , viết về những người kĩ nữ và đó là một
đề tài mà rất nhiều thi nhân đã sáng tác. Nhưng ở Xuân Diệu ta thấy được sự mới mẻ
về mặt nghệ thuật qua thể thơ, ngôn ngữ cũng như là hình ảnh. Chẳng hạn, cũng là
hình ảnh “thuyền, bến”, nhưng qua cách thể hiện của Xuân Diệu thì hai hình ảnh đó
trở nên sinh động, hấp dẫn, câu thơ toát lên tình cảm chân thành của người kĩ nữ:
“Người giai nhân: bến đợi dưới cây già
Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt”.
Nhìn chung phong cách sáng tác của Xuân Diệu ở phương diện nghệ thuật diễn
đạt, là cái mạnh bạo, hồn nhiên của lời nói, câu văn. Ông dùng từ thường rất khỏe, ý
dùng thường rất mạnh. Xuân Diệu là người dám nghĩ theo mình, dám thành thật,
không băn khoăn nhiều đến sự chấp nhận của người đọc. Tập cho quen, cho được cái

“tính trời” ở từng khoảnh khắc lịch sử rồi cứ viết ra những điều mình cảm nghĩ. Ý tứ
của ông quen mà lạ, dễ chấp nhận về nội dung, bất ngờ về hình thức. Ông tạo được
những hình ảnh, viết nên những câu hết sức lí thú, không thể nào quên, đặc biệt là về
phê bình văn học.

1.2 Vài nét về giọng điệu
1.2.1 Khái niệm giọng điệu


Từ lâu, khái niệm giọng điệu đã được nhắc đến trong mĩ học phương Đông qua
các khái niệm gần gũi như hơi văn, điệu văn, khí văn… Đây là một yếu tố nghệ thuật
có ý nghĩa quan trọng đối với thi pháp nhưng lại khó xác định về mặt lí thuyết. Trong
giao tiếp, giọng điệu cũng rất quan trọng nhiều khi có vai trò quyết định ý nghĩa câu
nói hơn cả từ ngữ. Với những thái độ khác nhau người ta lại có những giọng điệu khác
nhau mặc dù có cùng một nội dung thông báo. Lấy ví dụ “hai từ “cám ơn” và xin lỗi
vốn để diễn tả sự biết ơn , một thái độ lịch sự…nhưng chỉ cần phát ra với một ngữ điệu
nào đó chẳng hạn, nhấn giọng hay kéo dài ra…là lập tức nó sẽ trở thành mỉa mai hay
khinh bỉ” [9; tr.52]. Như vậy có thể thấy giọng điệu rất quan trọng trong giao tiếp.
Trong văn chương, giọng điệu lại càng đặc biệt quan trọng “phân tích tác phẩm văn
chương mà bỏ qua giọng điệu tức là tước đi cái phần rất quan trọng tạo nên bản sắc
độc đáo của tác phẩm” [9; tr.53]. Chính vì vậy trong không ít các công trình, nhiều
nhà nghiên cứu văn chương đã đề cập đến vấn đề “giọng điệu”.
Trần Đình Sử trong Thi pháp truyện Kiều quan niệm: “Giọng điệu là biểu hiện của
thái độ, cảm xúc của chủ thể đối với đời sống” và “đối với các sự vật hiện thượng thấp
kém, tầm thường, người ta có giọng điệu mỉa mai, cười cợt; đối với các sự việc đáng
tiếc, mất mát, thương tổn, người ta có giọng điệu buồn thương ngậm ngùi” [17;
tr.248]. Trần Đình Sử xem giọng điệu là một đơn vị của văn học hiện đại khi ông cho
rằng: “Đối với văn học hiện đại, để phù hợp với một sự diễn đạt mới mẻ, sống động,
đầy ắp, ngôn ngữ phải là tiếng nói. Từ đó xuất hiện một đơn vị nghệ thuật mới: giọng
điệu. Như vậy chất liệu của văn học không chỉ là từ, là giọng, là lời của văn bản” [17;

tr.137]. Và đơn vị nghệ thuật ấy thuộc hình thức nghệ thuật. Từ đó, ông đưa ra nhận
xét chung nhất: “Thực chất giọng điệu của nhà thơ không chỉ giản đơn là chất giọng
trời phú tự nhiên của một danh ca, cũng không phải chỉ là giọng quê hương mang theo
từ nơi chôn nhau cắt rốn mà là…do chính nhà thơ tạo ra mang một tầm khái quát xã
hội nhất định” [17; tr.229].
Ở một công trình khác, Trần Đình Sử cho rằng: “Giọng điệu là một hiện tượng
nghệ thuật, không nên đồng nhất với giọng điệu tác giả vốn có ngoài đời” và “giọng
điệu thể hiện một cách xưng hô, cách dùng từ ngữ nhằm biểu hiện sự thành kính, thân
mật hay xa lạ, khinh bỉ, châm biếm, giễu nhại. Một tiếng “chàng” hay “nàng” trong
văn hay một tiếng xưng hô “hắn”, “thị” trong truyện đã tạo ra một trường từ vựng
tương ứng và đặt người đọc vào cái không khí đặc trưng do tác giả tạo ra. Trong


truyện Kiều của Nguyễn Du, nổi bật lên giọng cảm thương, than oán, đau xót. Nổi bật
trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là giọng trào lộng, hài hước. Nổi bật trong
truyện Thạch Lam, là giọng đồng cảm trữ tình…” [19; tr.64].
Như vậy, Trần Đình Sử đã cho chúng ta hình dung phần nào về giọng điệu trong
văn chương. Giọng điệu trong văn chương rõ ràng không phải tự nhiên mà có, tác giả
phải tài năng, tâm huyết mới tạo được giọng điệu độc đáo. Muốn thực sự hiểu tác
phẩm người đọc không thể bỏ qua yếu tố “giọng điệu”.
Nguyễn Thị Dư Khánh lại quan niệm: “Trong văn học, khái niệm giọng điệu vừa
được biểu hiện ở phương diện ngữ âm: trầm, bổng, trong, đục, nhanh, chậm, dài,
ngắn,…vừa được biểu hiện ở phương diện phong cách: nóng, lạnh, nhu, cương; khoan
thai hay dồn dập, sôi nổi; trân trọng hay mỉa mai, khinh bỉ; phê phán hay ca ngợi; yêu
thương hay căm giận; mềm mại, dịu dàng hay cứng cỏi, kiên quyết; tha thiết gắn bó
hay buồn vui, lãnh đạm…” [9; tr.52]. Và đứng ở bình diện thi pháp, chủ yếu chúng ta
tìm hiểu “giọng điệu gắn liền với…cái giai điệu, cái hồn chi phối toàn bộ tác phẩm”
và giọng điệu: “ Chính là yếu tố quan trọng nhất để phân biệt cái “cổ họng” - nét bút
của nhà văn này so với nhà văn khác để tạo thành phong cách nhà văn” [9; tr.53].
Ngoài những cách hiểu trên đây, các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa

giọng điệu là “ thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với
hiện tượng được miêu tả trong lời văn, quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc
điệu tình cảm, cách cảm thụ…”. Thêm vào đó, giọng điệu có tác dụng “phản ánh lập
trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ, có vai trò rất lớn tạo nên phong
cách nhà văn và có tác dụng truyền cảm cho người đọc”. Giọng điệu trong tác phẩm
thường đa dạng và “có nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản chủ đạo” [14;
tr.111].
Trong Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nguyễn Đăng Điệp đã trình bày một cách có
hệ thống và chặt chẽ về “giọng điệu”. Theo ông, nói đến giọng điệu là nói đến một
“hiện tượng nghệ thuật”, một “yếu tố cơ bản tạo thành phong cách nghệ thuật”, bởi
“giọng điệu biểu thị thái độ, cảm xúc, tư thế của chủ thể phát ngôn qua lời văn nghệ
thuật” [5; tr.34], và là “kết quả của một quá trình sáng tạo thực thụ” [5; tr.31].
Nguyễn Đăng Điệp cũng khẳng định: “Một tác phẩm có thể có thể có nhiều giọng
điệu” [5; tr.51], và ông chỉ rõ “giọng điệu bài thơ, một mặt, chi phối cách lựa chọn từ


ngữ, khẩu khí, ngữ điệu, cách tổ chức lời văn, mặt khác, được thể hiện qua những yếu
tố này” [5; tr.73]. Đáng lưu ý là bản thân giọng điệu thuộc về một hệ thống và “tự nó
cũng là một hệ thống, một “tổ hợp” bao gồm nhiều yếu tố” [5; tr.40]. Vì vậy mà giọng
điệu toát lên từ toàn bộ tác phẩm, nó không nằm riêng rẽ ở một thành tố nào.
Trong công trình này, Nguyễn Đăng Điệp cũng đề cập đến các cấp độ của giọng
điệu: giọng điệu tác phẩm, giọng điệu nhà văn, giọng điệu thời đại. Trong số đó, giọng
điệu nhà văn được coi là cơ bản nhất, vì “giọng điệu tác phẩm là biểu hiện cụ thể của
giọng điệu nhà văn, và đến lượt mình, giọng điệu nhà văn là cơ sở tạo nên âm hưởng
chung của một thời đại văn học” [5; tr.342]. Không chỉ dừng lại ở đó, ông cũng đi sâu
vào làm rõ sự khác nhau giữa giọng điệu và các yều tố hình thức nghệ thuật khác, mà
nhiều người vẫn lầm tưởng với giọng điệu như: ngữ điệu, nhịp điệu, nhạc điệu (nhất là
ngữ điệu). Với công trình này, người đọc có thể có cái nhìn hoàn chỉnh hơn về giọng
điệu.
Qua phân tích trên đây, có thể thấy đã có nhiều ý kiến từ những góc nhìn khác

nhau của các nhà nghiên cứu bàn về “giọng điệu”. Bên ạnh đó, vẫn có những ý kiến
chưa hoàn toàn thống nhất với nhau. Điều này cho thấy sự phức tạp trong việc nghiên
cứu giọng điệu. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu đã nói được những nét cơ bản về giọng
điệu. Và người viết luận văn này cũng dựa trên cách hiểu của PGS.TS Nguyễn Đăng
Điệp về giọng điệu mà triển khai và làm rõ vấn đề.
“Giọng điệu thể hiện thái độ, cảm xúc, lập trường, cách nhìn, tư thế của chủ thể
phát ngôn về đối tượng được nói đến và đối tượng mà nhà văn nói tới” [5; tr.341].
Tóm lại, giọng điệu là một phạm trù của thi pháp học, gắn liền với nhiệm vụ miêu tả
nghệ thuật, phù hợp với đối tượng thể hiện. Giọng điệu trong tác phẩm rất đa dạng,
độc đáo và mang tính tổng hợp cao. Giọng điệu còn thể hiện cả nhận thức, thái độ và
cả nội lực của nhà thơ. Và chính giọng điệu sẽ chi phối trực tiếp cách lựa chọn từ ngữ,
tổ chức lời thơ trong tác phẩm. Có thể nói, giọng điệu đóng một vai trò rất quan trọng
trong tác phẩm. Khi tiếp xúc với tác phẩm, nếu ta hiểu sai giọng điệu thì xem như đã
hiểu sai ý đồ nghệ thuật của tác giả.

1.2.2 Ý nghĩa của giọng điệu
1.2.2.1 Giọng điệu góp phần tạo nên phong cách tác giả


Bàn về phong cách tác giả, cho đến nay vẫn có nhiều ý kiến tồn tại. Trong Tìm
hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều, Phan Ngọc xác định: “Phong cách là
một yếu tố hữu cơ của tất cả các kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử
có thể cho phép ta nhận diện một thời đại, một thể loại, một tác phẩm hay một tác giả”
[12; tr.31], thêm vào đó Phan Ngọc cũng cho biết: “Hiện tượng phong cách tác giả lại
càng hiếm hơn nữa”. Một người nghệ sĩ có được phong cách riêng, khi đọc một vài
câu người đọc có thể biết tác giả là ai, và điều cần thiết là người nghệ sĩ phải có cái
gan thoát ra truyền thống và trên cơ sở đó xây dựng một phong cách mới cho riêng
mình. Với nhiều tác giả trong Thường thức lí luận văn học, thì “phong cách là chỗ
độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật có phẩm chất thẩm mĩ thể hiện trong sáng
tác của nhà văn ưu tú” [15; tr.130]. Nó đòi hỏi người nghệ sĩ trước hết phải đem lại

tiếng nói mới cho văn học, tiếng nói của riêng mình. Mà nếu người nghệ sĩ không tạo
được tiếng nói riêng biệt ấy cho tác phẩm thì tác phẩm hẳn sẽ rơi vào quên lãng. Vì lẽ
đó mà Nguyễn Đình Thi đã từng khẳng định: “Nghệ sĩ tìm đến cuộc sống không phải
để chép lại mà là để nói một điều gì mới mẻ, để gửi tới mọi người một tiếng nói” [15;
tr.130].
Có thể nói điều cơ bản nhất trong phong cách tác giả là khả năng tạo được nét
riêng, tiếng nói riêng. Điều đó bắt nguồn từ cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ, tính
chủ thể của người nghệ sĩ trong sáng tác, kinh nghiệm và sở trường nghệ thuật của họ.
Và lẽ đương nhiên thì phong cách được thể hiện ở nhiều yếu tố trong tác phẩm như:
cách lựa chọn và xây dựng hình tượng, cách tổ chức, vận dụng các phương tiện nghệ
thuật, cách miêu tả, cách kết cấu tác phẩm… Trong đó không thể bỏ qua yếu tố giọng
điệu, bởi nếu cá tính nhà văn mờ nhạt, không tạo được tiếng nói riêng, giọng điệu
riêng thì đó là một “sự tự sát” trong văn học. Nhiều tác giả trong Từ điển thuật ngữ
văn học cũng đã đề cập đến vấn đề này khi khẳng định: “Giọng điệu phản ánh lập
trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo
nên phong cách nhà văn” [14; tr.111]. Tùy theo quan điểm, tư tưởng thị hiếu, tình cảm
khác nhau của tác giả với đối tượng sẽ làm nên những chất giọng - giọng điệu khác
nhau. Chẳng hạn, có biết bao bài thơ về mẹ, về bầm nhưng chính chúng ta vẫn nhận ra
được giọng điệu của Tố Hữu:
“Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe!”.


(Bầm ơi)
Thơ Tố Hữu làm chúng ta xúc động trước hết là bởi ý thơ dạt dào tình đời và còn
vì cái giọng điệu riêng của ông. Một số bài thơ của Tố Hữu nếu giọng đọc nhỏ lại thì
hiệu quả thẩm mĩ sẽ cao hơn, ví dụ như:
“Không gì thương bằng đôi mắt đen
Của người yêu nhìn ta đăm đăm
Không gì thân bằng những ngọn đèn

Trên đường đêm canh trời thăm thẳm…
…Đã mấy đêm rồi, xuân lại đông
Ngọn đèn như mắt của ai trông
Ngọn đèn như trái tim thương nước
Soi bước ta đi rực lửa nồng”.
(Những ngọn đèn)
Vì nhìn tổng thể, thơ Tố Hữu mang cái giọng tâm tình, ngọt ngào, yêu thương. Đó
là giọng điệu trữ tình chính trị ngọt ngào, tha thiết - giọng điệu chủ đạo trong suốt quá
trình sáng tác của Tố Hữu, mang nét duyên riêng của nhà thơ xứ Huế. Như vậy, giọng
điệu riêng của nhà văn, nhà thơ là điều kiện cần chứ không đủ để làm nên phong cách,
mà giọng điệu ấy phải bền vững trong quá trình sáng tác, hay ít nhất cũng phải qua
nhiều tác phẩm.
Với Chế Lan Viên, chúng ta tìm thấy một giọng điệu đầy triết lí nhưng có khi
cũng mềm mại như lời ru của mẹ, như câu hò điệu hát có sức ngân nga, thấm sâu vào
lòng người đọc. Vì lẽ đó ở thơ Chế Lan Viên, người đọc nhận thấy sự hài hòa giữa trí
tuệ sắc sảo và cảm xúc nồng cháy mãnh liệt:
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”.
(Tiếng hát con tàu)
Như thế tạo cho mình một giọng điệu phù hợp, tạo được ấn tượng độc đáo là đã
góp phần lớn làm nên phong cách tác giả. Viết về tình yêu đề tài quen thuộc trong văn


chương, nhưng giọng thơ Xuân Quỳnh lại có một nết đặc sắc riêng, không thể lẫn vào
những dòng thơ tình của Xuân Diệu.
Nếu Xuân Diệu yêu bằng một giọng cuồng nhiệt, rạo rực:
“Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi

Đã hôn rồi hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt”.
(Biển)
thì giọng thơ Xuân Quỳnh lại rất hồn nhiên với một chút ngọt ngào, tâm tình và rất nữ
tính:
“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Con sóng dưới lòng sâu
Ôi con song nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được”.
(Sóng)
Nhà văn, nhà thơ muốn tạo được dấu ấn phải đem lại một tiếng nói mới cho văn
chương, tiếng nói của riêng mình, nhất thiết phải tìm cho mình một giọng riêng, không
thể bám vào hay bắt chước giọng điệu văn chương của người đi trước. Phong cách
nghệ thuật cho thấy được sự độc đáo của từng nghệ sĩ trong cách cảm nhận thế giới
nghệ thuật và trong việc xây dựng giọng điệu cá nhân. Thật vậy, “giọng điệu là thước


đo không thể thiếu trong việc xác định tài năng và phong cách độc đáo của người
nghệ sĩ” [5; tr.11].

1.2.2.2 Giọng điệu góp phần tạo nên nét độc đáo cho tác phẩm
Văn chương là nghệ thuật ngôn từ, nhưng không phải cứ trao chuốt, dung từ hay
là đủ. Bên cạnh đó, một tác phẩm muốn hay cần phải có một giọng điệu thích hợp, độc
đáo và tạo được ấn tượng. Cái đậm đà, sâu lắng của tác phẩm văn chương là ở chổ có
hồn, có giọng. Cho dù tác giả cố chọn từ ngữ có nội dung thông báo nhiều nhưng

không có giọng điệu thì tác phẩm văn chương hẳn sẽ trở nên rất nhạt nhẽo, vô vị. Lâu
nay, nhiều người không đồng tình với cái tục, với cách dùng từ quá táo bạo trong thơ
Hồ Xuân Hương, nhưng người ta đều công nhận ở đấy giọng điệu hóm hỉnh nhưng
mạnh mẽ, đầy cá tính của một người phụ nữ dám chống lại những luật lệ, ràng buộc
khắc khe của lễ giáo phong kiến. Chính giọng điệu ấy đã trở thành nét đặc sắc trong
những sáng tác của nữ sĩ:
“Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo
Kìa đền thái thú đứng treo leo”.
(Đề đền Sầm Nghi Đống)
Với một giọng thơ mạnh mẽ, ngang tàng, nữ sĩ họ Hồ đã thể hiện được thái độ
ngạo mạn, khinh thường tên tướng giặc, đồng thời cũng là lời mỉa mai đối với những
đàn ông không có năng lực mà cứ tưởng mình có thể dời non lấp bể. Với giọng điệu
hóm hỉnh và tiếng cười châm biếm sắc sảo, Hồ Xuân Hương đã tạo ra nhiều thi phẩm
đặc sắc cho văn chương Việt Nam, không chỉ thời bà sống mà cho đến tận ngày nay.
Chúng ta cũng không thể không nhắc đến những vần thơ lãng mạn trong phong trào
Thơ mới. Có rất nhiều thi nhân viết về mùa xuân như: Xuân ý của Huy Cận, Mùa xuân
xanh của Nguyễn Bính…nhưng Hàn Mặc Tử đã tạo cho mình một Mùa xuân chín
riêng biệt bằng nét bút tinh khôi, chấm phá, những hình ảnh trong trẻo, lối hữu hình
hóa âm thanh, lời hát bằng từ láy…và nhất là sự chuyển đổi giọng điệu rất tinh tế. Đọc
bài thơ ta nghe giọng rạo rực của mùa xuân, của lòng người, và rồi trong đỉnh cao của
niềm rạo rực, say mê, nỗi buồn đã lắng đọng. Giọng thơ vì thế chuyển hẳn sang tiếc
nuối, và cốt lõi bên trong của giọng thơ đầy nối tiếc kia là sự bâng khuâng, là nỗi buồn
thương trong sáng, tha thiết khắc khoải đến lạ lùng. Rõ ràng, chính những biến hóa của


×