Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

HÌNH ẢNH nước NHẬT bản QUA TIỂU THUYẾT “xứ TUYẾT” của YASUNARI KAWABATA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (968.33 KB, 95 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN


GIANG THỊ MỊ
MSSV: 6095795

HÌNH ẢNH NƯỚC NHẬT BẢN
QUA TIỂU THUYẾT “XỨ TUYẾT”
CỦA YASUNARI KAWABATA

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn – Khóa 2009-2013

Cán bộ hướng dẫn: GV. TRẦN VŨ THỊ GIANG LAM

Cần Thơ, năm 2013

-0-


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Mục đích, yêu cầu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ
VÀ TÁC PHẨM
1.1. Bối cảnh xã hội và tình hình văn học Nhật Bản từ thời Minh Trị đến thời
Chiêu Hòa
1.1.1. Bối cảnh lịch sử
1.1.2. Tình hình văn học
1.2. Cuộc đời và quá trình sáng tác của Yasunari Kawabata
1.2.1. Giai đoạn thứ nhất từ 1899-1930
1.2.2. Giai đoạn thứ hai từ 1930-1949
1.2.3. Giai đoạn thứ ba từ 1949-1972
1.3. Đôi nét về tác phẩm “Xứ tuyết”
1.3.1. Hoàn cảnh sáng tác
1.3.2. Tóm tắt tác phẩm

CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG HÌNH ẢNH ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN
VÀ GIÁ TRỊ CỦA CHÚNG QUA TIỂU THUYẾT “XỨ TUYẾT”
2.1. Thực trạng xã hội Nhật Bản từ thời Minh Trị đến thời Chiêu Hòa qua tác
phẩm “Xứ tuyết”
2.2. Thiên nhiên và phong tục tập quán
2.2.1. Hình ảnh thiên nhiên
2.2.2. Phong tục tập quán

-1-


2.3. Tính cách con người Nhật Bản
2.3.1. Nhân vật Shimamura
2.3.2. Nhân vật Komako
2.2.3. Nhân vật Yoko

2.4. Những cảm thức thẩm mĩ ca ngợi cái Đẹp của Nhật Bản
2.5. Giá trị của hệ thống hình ảnh nước Nhật Bản qua tiểu thuyết “Xứ tuyết”
2.5.1. Giá trị hiện thực
2.5.2. Giá trị nhân đạo
2.5.3. Giá trị thẩm mĩ

PHẦN KẾT LUẬN

-2-


PHẦN MỞ ĐẦU

-3-


1. Lý do chọn đề tài
Nhắc đến Nhật Bản (tiếng Nhật gọi là Nihon hay Nippon) mọi người đều nghĩ
ngay đến đất nước mặt trời mọc với áo kimono, hoa anh đào,… và cũng sẽ không thể
phủ nhận những giá trị tinh thần mà nó đã đem lại cho người dân nơi này rộng hơn nữa
là toàn nhân loại. Cùng với một nền văn hóa đa dạng đậm đà màu sắc dân tộc, Nhật
Bản còn được biết đến với một nền văn học phong phú và độc đáo có thể so sánh với
các nền văn học lớn trên thế giới như Nga, Pháp, Trung Quốc,… Có thể nói như vậy
không chỉ dựa vào bề dày lịch sử mà còn dựa vào những giá trị vật chất lẫn tinh thần
cũng như lượng thông tin mà chúng mang lại ẩn chứa một chất gì đó rất đặc sắc, rất
riêng của đất nước Nhật Bản.
Cuộc Duy Tân Minh Trị năm 1868 đã làm đất nước Nhật Bản thay đổi về nhiều
mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa,… trong đó nền văn học có sự thay đổi đặc biệt sâu sắc.
Với sự xuất hiện của nhiều nhà văn xuất sắc: Mori Ogai, Ryunosuke Akutagawa,
Mishima Yukio,… đem đến cho văn học một diện mạo mới cả về nội dung lẫn hình

thức. Nhưng nổi lên trên nền văn học giai đoạn này vẫn là Yasunari Kawabata. Với
nhiều tác phẩm có giá trị, ông đã vinh dự nhận giải Nobel văn chương vào năm 1968,
trong đó tác phẩm gây tiếng vang hơn cả là tiểu thuyết “Xứ tuyết”.
Tác phẩm ra đời thu hút một số lượng lớn đọc giả không chỉ ở phương diện nội
dung mà còn ở nghệ thuật. Nó không chỉ đơn giản nói đến cuộc hành trình của một
anh trai nơi thành thị đến một vùng xa xôi hẻo lánh mà nó còn thể hiện rõ nét hiện
thực của đất nước Nhật Bản thời bấy giờ. Qua tác phẩm, ta sẽ càng hiểu rõ hơn về
thiên nhiên, về tính cách con người, về văn hóa,… của xứ sở hoa anh đào; hiểu rõ hơn
về những giá trị cũng như thông điệp mà tác phẩm mang lại. Đồng thời, ta có thể thấy
được ý nghĩa rất quan trọng của tác phẩm trong cuộc sống tinh thần của người dân
Nhật Bản.
“Xứ tuyết” là một tác phẩm lớn và có giá trị về nhiều mặt nhưng ở đây người
viết chỉ đi tìm hiểu một khía cạnh của tác phẩm đó là “Hình ảnh nước Nhật Bản qua
tiểu thuyết “Xứ tuyết” của Yasunari Kawabata”. Những vấn đề của nước Nhật từ hiện
thực xã hội, tính cách con người đến thiên nhiên hay phong tục tập quán đều được thể
hiện một cách khá rõ nét qua tác phẩm này. Đây là một đề tài hay và có ý nghĩa giúp
người viết học hỏi được nhiều điều và hiểu rõ hơn về đất nước cũng như văn hóa Nhật
Bản.
-4-


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Kawabata là một nhà văn nổi tiếng, được giải thưởng Nobel văn chương năm
1968 và được đánh giá cao vì những đóng góp của ông. Tác phẩm của ông được nhiều
người biết đến và dịch ra thành nhiều tiếng trên thế giới. Đọc giả Việt Nam đến với
những tác phẩm của Kawabata chỉ sau một năm ông nhận giải.
Về dịch thuật, ngay từ năm 1969 một số bản dịch tác phẩm của ông đã được
giới thiệu: Tiếng rền của núi hay Ngàn cánh hạc (Vũ Thư Thanh dịch), Thủy Nguyệt
(Chu Sỹ Hạnh dịch), Nốt ruồi (Mai Dzam dịch) đều được đăng trên Tạp chí Văn, Sài
Gòn số 122 năm 1969; Vùng băng tuyết (Chu Việt dịch) do Nhà xuất bản Trình bày in

năm 1969. Đó là những tác phẩm dịch đầu tiên của Kawabata xuất hiện ở nước ta.
Từ những năm bảy mươi trở đi, đặc biệt sau ngày đất nước thống nhất cho đến
những thập niên cuối thế kỷ XX, số lượng tác phẩm đủ các thể loại của Kawabata đến
với bạn đọc cả nước: Rập rờn cánh hạc (Nguyễn Tường Minh dịch, Nhà xuất bản
Sông Thao, 1970), Vùng băng tuyết (Giang Hà Vy dịch, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau,
1988), Cố đô (Thái Văn Hiến dịch, Nhà xuất bản Hải Phòng, 1988), Người đẹp say
ngủ (Vũ Đình Phòng dịch, Nhà xuất bản Văn học, 1990),… Những năm đầu thế kỷ
XXI, một số tác phẩm của Kawabata do Hoàng Long, Đào Thị Thu Hằng, Mai Kim
Ngọc, Nhật Chiêu, Lê Huy Bắc và một số tác giả khác dịch được đăng trên các báo,
tạp chí hoặc xuất bản thành tập như: Tuyển tập Y.Kawabata (Nhà xuất bản Hội Nhà
văn, 2001), Tuyển tập tác phẩm Yasunari Kawabata (Nhà xuất bản Lao Động, Trung
tâm văn hóa Đông – Tây, 2005). Một số tạp chí, báo như Văn nghệ, Quân đội, Văn
học nước ngoài,… cũng đăng tải những truyện của Y.Kawabata.
Về nghiên cứu, năm 1969, nhà văn Kawabata đã xuất hiện qua một số bài
nghiên cứu, giới thiệu chung về cuộc đời và sự nghiệp. Lưu Đức Trung với công trình
“Yasunari Kawabata, cuộc đời và tác phẩm” do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành.
Đây là một chuyên luận nghiên cứu chuyên sâu về cuộc đời và văn nghiệp của ông.
Cùng năm này, Vũ Như Thanh một du học sinh người Việt Nam ở Nhật Bản cũng viết
bài “Yasunari Kawabata, cuộc đời và sự nghiệp” in trên Tạp chí Văn, Sài Gòn (1969).
Bàn về vấn đề liên quan đến nghệ thuật kể chuyện của Kawabata. Lưu Đức
Trung viết bài “Thi pháp tiểu thuyết Yasunari Kawabata, nhà văn lớn của Nhật Bản”
in trên Tạp chí Văn học số 9 nhân dịp kỉ niệm 100 năm sinh của Yasunari Kawabata
(1899-1999). Cũng bàn về vấn đề này trong “Kawabata – con mắt nhìn thấu cái đẹp”
-5-


của Fedorenko do Trần Thái Hà dịch từ tiếng Nga và in trên tạp chí Văn học nước
ngoài số 4 năm 1999. Fedorenko cho rằng “Kinh nghiệm nghệ thuật của Kawabata
chịu ảnh hưởng rõ rệt của mĩ học Thiền luận, dựa vào suy niệm bên trong. Thiền
nghĩa là bộc lộ tất cả sức mạnh tinh thần của mình đến độ trở thành “vô ngã”, hòa

nhập vào cái tổng thể của thiên nhiên”, “ngôn ngữ của Kawabata là mẫu mực của
phong cách Nhật: ngắn gọn, súc tích, sâu xa, mang tính biểu tượng và ẩn dụ kì diệu.
Chất thơ trong văn xuôi, nghệ thuật ngôn từ điêu luyện, suy nghĩ giàu chất nhân đạo,
thái độ trân trọng của con người và thiên nhiên, đối với các truyền thống nghệ thuật
dân tộc – tất cả những cái đó làm cho sáng tác của Kawabata trở thành hiện tượng
xuất sắc trong văn học Nhật và văn học thế giới” [9; tr.128]. Trực tiếp bàn đến nghệ
thuật kể chuyện của Kawabata là bài “Giới thiệu giải Nobel văn chương năm 1968”
của Tiến sĩ Anders Osterling, người thay mặt Viện Hàn lâm đọc tại buổi lễ trao giải
Nobel văn chương năm 1968.
Một số bài viết khác cũng nói về diện mạo của Kawabata là bài của Đào Hữu
Dũng “Chân dung Yasunari Kawabata – giải văn chương Nobel 1968” in trên Tạp chí
Văn, Sài Gòn số 90 tháng 6/1969 hay “Yasunari Kawabata dưới nhãn quan phương
Tây” của Chu Sĩ Hạnh in trên Tạp chí Văn, Sài Gòn năm 1969. Sau bài này là tiểu
thuyết “Xứ tuyết” do Vũ Như Thanh dịch từ nguyên tác tiếng Nhật.
Trên Tạp chí Văn, Sài Gòn số tháng 3 năm 1972 có bài phỏng dịch “Yasunari
Kawabata, nhà văn Nhựt Bổn đầu tiên được lãnh giải thưởng văn học Nobel” của Mai
Chưởng Đức. Yasunari Kawabata còn có mặt trong “Từ điển văn học” xuất bản năm
1983. Nhưng đáng tiếc là tác giả nổi tiếng này lại nằm trong phần bổ sung của từ điển
với số dòng khá khiêm tốn chỉ có 600 dòng.
Năm 1991, Nhật Chiêu với “Kawabata, người cứu rỗi cái Đẹp” được đăng trên
Tạp chí Văn và trên tuần báo Văn Nghệ vào năm 1992 của Hội Nhà văn Việt Nam,
Kawabata cũng được nhắc đến trong bài “Sáu gương mặt tiêu biểu của văn học hiện
đại Nhật Bản” của tác giả Ngô Quân. Bài viết nhấn mạnh đến con đường tự sáng tạo
nghệ thuật không bị ảnh hưởng của phương Tây và sự thành công hòa mình vào dòng
chảy văn học thế kỉ XX. Đến năm 2000, nhà nghiên cứu Phan Nhật Chiêu tiếp tục viết
“Thế giới Yasunari Kawabata (hay là cái đẹp: hình và bóng)” in trên Tạp chí Văn học
số 3 nhấn mạnh đến vẻ đẹp, nỗi buồn, sự cô đơn,… dưới nhãn quan duy mĩ của
Yasunari Kawabata.
-6-



Trong “Thi pháp tiểu thuyết của Yasunari Kawabata – nhà văn lớn Nhật Bản”
in trên Tạp chí Nghiên cứu văn học số 9/1999, tác giả Lưu Đức Trung nhấn mạnh đến
những yếu tố thuộc về đặc trưng thi pháp tiểu thuyết của Kawabata và điều đó được
thể hiện rõ nét trong ba tác phẩm tiêu biểu (“Xứ tuyết”, “Ngàn cánh hạc” và “Cố
đô”) với nhận định “Cái chất trữ tình sâu lắng, nỗi buồn êm dịu đó phải chăng
Kawabata đã kế thừa từ trong dòng văn học “nữ tính” trong thời đại Heian (7941192), từ tác phẩm Genji Monogatari (Truyện Genji) của Murasaki Shikibu (9781044) đầy chất bi cảm” [14; tr.11].
“Đọc “Xứ tuyết” nghĩ về cái nhìn huyền ảo của Kawabata Yasunari” in trên
tạp chí Văn, số 15 tháng 6/2001, Đào Ngọc Chương đã giải thích cái nhìn huyền ảo
của nhà văn trong tác phẩm. Theo bài viết, yếu tố huyền ảo hầu như bàng bạc trong tác
phẩm và được thể hiện qua những yếu tố như: tuyết, gió, lửa,…
Bài viết của Hà Thanh Vân “Từ Murasaki đến Kawabata” trong cuốn Văn hóa,
văn học – Từ một góc nhìn do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội in năm 2002 là
một cái nhìn mang tính tổng thể về Kawabata trong dòng chảy văn học Nhật Bản.
Nói về xây dựng nhân vật như đối tượng phản ánh hay phương thức tự sự trong
tác phẩm của Kawabata, Đỗ Thu Hà đề cập đến trong tham luận “Cái đẹp qua hình
ảnh của người phụ nữ qua tác phẩm của Yasunari Kawabata và R. Tagor” tại hội thảo
30 năm hợp tác Việt Nam – Nhật Bản vào năm 2003.
Bàn về không gian và thời gian nghệ thuật trong những sáng tác của Kawabata,
Khương Việt Hà đề cập đến trong “Thủ pháp tương phản trong truyện “Người đẹp say
ngủ” (Nemureru Buo) của Yasunari Kawabata” đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học
số 1 năm 2004.
Với bài “Kiểu nhân vật “lữ khách đi tìm cái đẹp trong tác phẩm của
Y.Kawabata” được in trên Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 3 tháng
5/2004, Đào Thị Thu Hằng đã thống kê và chỉ ra các loại nhân vật lữ khách đi tìm cái
đẹp trong nhiều phẩm của Kawabata. In trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học (tháng
11/2005) “Yasunari Kawabata – Người lữ khách muôn đời đi tìm cái đẹp”, Nguyễn
Thị Mai Liên cũng nhấn mạnh đến cái Đẹp mà Kawabata phản ánh trong tác phẩm với
các tiêu chí: khiêm nhường, thanh tao, trong sáng, thanh xuân, hài hòa, u buồn và hư
ảo. Cùng đăng trên tạp chí này nhưng vào số 7/2005 là “Yasunari Kawabata giữa

dòng chảy Đông – Tây” của Đào Thị Thu Hằng. Theo bài này, những tác phẩm của
-7-


Kawabata vừa mang những đặc điểm phương Đông vừa đan cài những yếu tố hiện đại
của phương Tây và ông chính là người xây cầu nối giữa hai bờ Đông – Tây.
“Yếu tố kỳ ảo trong sáng tác của Y.Kawabata, nhìn từ phương thức biểu hiện”
in trên Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 9 tháng 11/2006, Hà Văn
Lưỡng chỉ ra những giấc mơ, các sự vật siêu thực là những biểu hiện của cái kỳ ảo
trong sáng tác của Kawabata. Chúng đặt trong mối quan hệ với các yếu tố thực để tạo
nên một môi trường thẩm mĩ nghệ thuật có sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, nó là
những yếu tố nghệ thuật mang vẻ đẹp độc đáo của phương Đông gắn với tư duy nghệ
thuật và thi pháp của nhà văn.
Năm 2007, Đào Thị Thu Hằng với công trình nghiên cứu khá đồ sộ về “Văn
hóa Nhật Bản và Yasunari Kawabata”, trong đó đề cập đến tác giả và tác phẩm dưới
hình thức liệt kê sơ lược, sau đó là công việc phân tích dẫn chứng làm rõ cho vấn đề
nghệ thuật kể chuyện của nhà văn Kawabata mà tác giả này đang tìm hiểu. Cũng trong
công trình nghiên cứu này, tác giả Thu Hằng đã có một phần dành cho việc so sánh
yếu tố huyền ảo trong toàn bộ tác phẩm của Kawabata với Marquez trên các phương
diện như thời gian, không gian, giọng điệu và nhịp điệu kể chuyện,...
Nhìn chung, đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác giả, về phong cách cũng
như đi vào tìm hiểu một số tác phẩm của Yasunari Kawabata, đồng thời khẳng định
giá trị, ảnh hưởng mà tác phẩm “Xứ tuyết” mang lại. Nhưng chưa có công trình nào
nghiên cứu đến “Hình ảnh nước Nhật Bản qua tiểu thuyết “Xứ tuyết” của Yasunari
Kawabata”. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu kể trên cũng có những ý nghĩa nhất
định cung cấp nhiều thông tin bổ ích và là kiến thức nền tảng giúp người viết nghiên
cứu đề tài này được tốt hơn. Vì vậy, người viết hi vọng đề tài này sẽ đóng góp một
phần nhỏ vào tiến trình nghiên cứu về Kawabata và tác phẩm của ông.

3. Mục đích, yêu cầu

Thực hiện đề tài này giúp tăng sự hiểu biết khi thực hiện một đề tài và kỹ năng
nghiên cứu cho người viết. Ngoài ra, còn những mục đích:
Qua tác phẩm, hiểu rõ hơn về đất nước này trong một giai đoạn cụ thể, hiểu
thêm được về đất nước, con người Nhật Bản.
Hiểu rõ hơn về tác giả, tác phẩm để làm nổi bật lên những vấn đề cốt lõi khi
thực hiện đề tài này.
Thấy rõ hơn ý nghĩa, thông điệp mà tác giả muốn thể hiện qua tác phẩm.
-8-


Với những mục đích đó, có những yêu cầu đối với người viết như sau:
Người viết phải tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác để nắm được những
nét chính về tác giả, từ đó có thể hiểu rõ hơn về tác giả.
Trong suốt quá trình nghiên cứu, yêu cầu đặt ra đối với người viết là phải xác
định được vấn đề mà đề tài đưa ra, từ đó tìm hướng đi đúng và phù hợp nhất để làm
nổi bật lên vấn đề được nghiên cứu.
Đề tài cũng yêu cầu người viết tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, bối
cảnh xã hội để hiểu thêm về hiện thực nước Nhật giai đoạn này có gì liên quan đến
hiện thực của tác phẩm; những vấn đề khác như phong tục tập quán hay thiên nhiên có
liên quan gì đến tác phẩm hay không. Qua đó, người viết rút ra được những ý nghĩa và
giá trị của vấn đề được nghiên cứu đối với tác phẩm cũng như xã hội.

4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là “Hình ảnh nước Nhật Bản qua tiểu thuyết
“Xứ tuyết” của Yasunari Kawabata” nên đối tượng nghiên cứu và tìm hiểu chủ yếu là
tác phẩm “Xứ tuyết”.
Về văn bản tác phẩm, người viết dựa theo bản dịch của Ngô Văn Phú và Vũ
Đình Bình theo bản tiếng Pháp “Pay de neige” của Armel Guerne và Bunkichi
Fujimori, bản dịch được in trong Tuyển tập Yasunari Kawabata do Nhà xuất Bản Hội
Nhà văn, Hà Nội xuất bản năm 2001.

Người viết cũng nghiên cứu một số công trình nghiên cứu về tác giả, tác phẩm
được đề cập từ nhiều nguồn thông tin khác nhau trên sách, tạp chí, internet,....
Về nội dung, người viết tập trung đi vào khai thác những đặc điểm về các hình
ảnh được thể hiện và những hình ảnh được chọn chủ yếu là những hình ảnh tiêu biểu
trong tác phẩm. Từ đó, người viết đã rút ra được những ý nghĩa của chúng đối với tác
phẩm về nhiều mặt.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu, người viết phải đáp ứng được yêu cầu của đề tài trên
nhiều bình diện khác nhau và làm rõ vấn đề qua việc khảo sát, tìm hiểu tác phẩm một
cách toàn diện.
Người viết cũng vận dụng phương pháp lịch sử xã hội trong quá trình thực hiện
đề tài này, để có thể hiểu rõ hơn về thời đại mà tác giả sinh sống cũng như thời điểm
tác phẩm ra đời.
-9-


Hệ thống và khái quát hóa lại các hình ảnh trong tiểu thuyết “Xứ tuyết”. Từ đó,
người viết đi vào khái quát thành những luận điểm, luận cứ. Đó là cơ sở để đi sâu vào
việc phân tích chúng cũng như rút ra những nhận định và xác định ý nghĩa của chúng
đối với tác phẩm. Đồng thời có sự so sánh với những tác phẩm khác hoặc một vấn đề
có liên quan để giúp cho tiểu thuyết này thêm sáng tỏ và nổi bật.
Người viết sử dụng tổng hợp những phương pháp cơ bản như: phân tích, bình
luận, chứng minh, tổng hợp,… nhằm làm sáng tỏ vấn đề ở cả nội dung và nghệ thuật.
Cuối cùng, người viết cũng vận dụng những hiểu biết của bản thân về tác phẩm
trong quá trình học tập, nghiên cứu để đưa ra những nhận xét, đánh giá về giá trị nội
dung và nghệ thuật của tác phẩm để hoàn thành đề tài này.

- 10 -



PHẦN NỘI DUNG

- 11 -


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ
VÀ TÁC PHẨM
1.1. Bối cảnh xã hội và tình hình văn học Nhật Bản từ thời Minh Trị
đến thời Chiêu Hòa
1.1.1. Bối cảnh lịch sử
Ở Nhật Bản, sau khi chính quyền Tokugawa bị xóa bỏ, ngày 03/01/1868
chính phủ mới của Thiên hoàng Minh Trị (Mâygi – Meiji ) được thành lập. “Về thực
chất, việc “khôi phục quyền lực của Thiên hoàng” (hay cuộc trung hưng của Thiên
hoàng Mâygi, như các nhà sử học Âu – Mĩ thường nói về sự kiện 1968) là một cuộc
cách mạng tư sản. Bởi vì, nó mở đường cho quan hệ tư bản chủ nghĩa phát triển và
thắng lợi ở Nhật Bản. Tuy nhiên đây là cuộc cách mạng không triệt để, chưa hoàn
thành” [9; tr.87]. Dù vậy, không ai có thể phủ nhận những thành quả mà cuộc Duy tân
của chính quyền Minh Trị đã mang lại về: chính trị, kinh tế, giáo dục, ngoại giao,…
nhằm chuẩn bị cơ sở cần thiết cho giai đoạn phát triển tiếp theo là bảo vệ và xây dựng
đất nước. Tóm lại, đây là thời kì đất nước Nhật Bản có sự thay đổi về nhiều mặt khi
cuộc Duy tân diễn ra, thúc đẩy cho quá trình biến đổi của Nhật Bản biến đổi sau này.
Ở đây, chúng tôi chỉ khảo sát giai đoạn có liên quan đến cuộc đời tác giả cũng như sự
ra đời của tác phẩm “Xứ tuyết”.
Thời kì Minh Trị nước Nhật ngày càng chìm đắm trong quá trình tư sản hóa,
mâu thuẫn trong nước tăng cao và nhiều phong trào đấu tranh nổ ra. Để đối phó, chính
phủ Thiên hoàng ban hành Hiến pháp mới vào năm 1889 song mục tiêu vẫn là củng cố
chế độ quân chủ. Hiến pháp dành cho Thiên hoàng quyền hạn rất lớn, chẳng khác gì
Hoàng đế Đức. Đây là bản hiến pháp đầu tiên ở châu Á, nó cũng đã xác định chế độ
quân chủ lập hiến ở Nhật. Về thực chất, đó là sự liên minh tư sản – địa chủ, nông dân

và giai cấp vô sản không được quyền lợi gì, đây cũng là một bước tiến mới làm thay
đổi bản chất ban đầu của chế độ này.
Nền kinh tế Nhật Bản thời kì này có sự phân bố không đồng đều thể hiện
qua việc phân bố công nhân. Những năm 1890, các tổ chức của giai cấp công nhân
trưởng thành nhanh chóng. Năm 1906, Đảng xã hội chủ nghĩa Nhật được thành lập, dù
bị đàn áp nhưng vẫn tiếp tục hoạt động và vẫn đẩy mạnh phong trào, quy mô các cuộc
đấu tranh cũng ngày càng lớn dần lên. Bên cạnh đó, chính sách cải cách địa tô cũng
không giúp người dân thoát khỏi khó khăn và bất mãn với chính phủ. Từ 1871-1874 có
- 12 -


80 lần nông dân bạo động, đến ngày 04/01/1877 chính phủ buộc phải hạ mức thuế
xuống còn 2,5%. Sang những năm 80, họ tập hợp trong Đảng “Dân nghèo” và vẫn tiếp
tục bạo động. Nhìn chung, phong trào công nhân, nông dân và các tầng lớp khác chưa
có đường lối và sự lãnh đạo thống nhất nhưng đã có những bước mới trong đấu tranh
chống áp bức, bóc lột của bọn địa chủ, tư sản.
Ngày 01/8/1894, chiến tranh Trung-Nhật nổ ra, thắng lợi hoàn toàn về tay
Nhật cùng với việc Nhật tham gia vào “liên minh tám nước” xâu xé Trung Quốc đã
giúp Nhật chiếm được những khoản lợi nhuận tạo thời cơ thuận lợi phát triển nền kinh
tế. Công nghiệp nặng phát triển và trở thành mũi nhọn, nhất là luyện kim. Thời kì này
được gọi là thời kì cách mạng công nghiệp Nhật Bản và cũng là lúc Nhật chuyển dần
sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc bằng việc hình thành các công ti độc quyền, sản xuất
và kinh doanh nhiều ngành khác nhau. Ngành sản xuất vải lụa từ 66 công ti (năm
1907) chỉ còn 7 công ti (năm 1913), tư bản ngân hàng cũng được tập trung nhanh
chóng năm 1907 là 8 ngân hàng, chiếm 51% tổng số kim ngạch trong 170 ngân hàng.
Với tốc độ phát triển kinh tế như vậy, Nhật cũng thay đổi chính sách ngoại
giao để chuẩn bị cho mưu đồ bành trướng ra bên ngoài của mình. Tháng 7/1902, hiệp
ước đồng minh giữa hai nước Nhật-Anh được kí kết, đây là “hiệp định quân sự bình
đẳng lần đầu tiên được kí kết giữa một nước Tây-phương và một nước Á-châu” [8;
tr.163]. Ngày 10/02/1904, Nhật chính thức tuyên chiến với Nga và kết thúc sau trận

chiến Tsushima. Ngày 05/9/1905, hòa ước được kí kết. Đến đây Nhật đã đạt được mục
tiêu đề ra từ buổi đầu lên ngôi của Thiên hoàng Minh Trị là độc lập, an ninh, bình
đẳng với các nước phương Tây và tiến hành xâm chiếm thuộc địa. Năm 1910, Nhật
Bản tuyên bố xóa bỏ nền độc lập, tự chủ của Triều Tiên, sáp nhập và đổi tên thành
“Triều Tiên Tổng đốc phủ” và bổ nhiệm tổng đốc quân nhân để cai trị nơi này. Ngày
22/8/1910, vua Triều Tiên buộc phải kí văn kiện từ bỏ chủ quyền của mình và nhường
cho hoàng đế Nhật. Đến đây việc thôn tính Triều Tiên đã hoàn tất về mặt thực tế và
pháp lí. Theo bên cạnh đó là mối quan hệ ngày càng đi xuống của Mĩ và Nhật.
Mùa hè năm 1912, Thiên hoàng Minh Trị băng hà, Đại Chính (Taisho)
Thiên hoàng lên nối ngôi, lịch sử Nhật Bản bước sang giai đoạn mới. Với đường lối
ngoại giao đã xác định, Nhật bước vào chiến tranh Thế giới lần thứ nhất (1914) là điều
không thể tránh khỏi. Ngày 23/8/1914, Nhật tuyên chiến với Đức và lợi dụng các nước
khác đang trong cuộc chiến ở châu Âu, Nhật nhanh chóng bành trướng thế lực ở Trung
- 13 -


Quốc, buộc Trung Quốc phải lệ thuộc vào mình về kinh tế, chính trị và quân sự. Kết
thúc chiến tranh Nhật đương nhiên ngồi vào ghế của những kẻ chiến thắng tại hội nghị
Vecxây (1919) và hội nghị Washington (1921) để giành nhiều quyền lợi hơn. Trong
nước, phong trào đòi quyền phụ nữ cùng các trào lưu tự do dân chủ diễn ra mạnh mẽ.
Từ 1924-1926, thủ tướng Kato Takaaki đã đặc biệt thành công trong việc tổ chức nội
các tập trung nhiều nhân tài và đại diện cho nhiều khuynh hướng cũng như mở đầu
thời kì nội các chính đảng kéo dài 8 năm cho đến khi thủ tướng Inukai Tsuyoshi bị ám
sát năm 1932. Vào cuối năm 1926, Thiên hoàng Đại Chính băng hà, Thái tử Hirohito
lên ngôi đổi niên hiệu là Chiêu Hòa (Showa).
Thiên hoàng mới gặp nhiều khó khăn vì từ sau khi thế chiến chấm dứt, Nhật
phải đối mặt với nạn lạm phát, khủng hoảng kinh tế liên tiếp xảy ra; đến năm 1929 khi
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra thì Nhật càng khốn đốn. Năm 1931, cuộc
khủng hoảng đạt đến đỉnh cao và đây cũng là cơ hội cho bọn tư bản đầu cơ, bọn tài
phiệt làm giàu và tập trung tư bản đẩy mạnh sản xuất. Trong bối cảnh đó chủ nghĩa

phát xít Nhật ra đời. Tháng 12/1931, giới quân phiệt đưa người của “Chính-hữu-hội”
lên làm thủ tướng. Phong trào đấu tranh chống phát xít diễn ra rầm rộ và được thể hiện
trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 20/02/1936, Hội chính hữu do có liên quan với phát
xít chỉ được 171 ghế, Đảng dân chủ được 205 ghế, đặc biệt Đảng dân chủ xã hội lần
đầu tiên được 18 ghế. Ngày 26/02/1936 nhóm phát xít tiến hành đảo chính đến ngày
29/02 bị thất bại nhưng chủ nghĩa phát xít vẫn tồn tại và cả chính quyền cũng dần bị
phát xít hóa. Giai cấp tư sản vì muốn chấm dứt cuộc đấu tranh nội bộ để tổ chức lực
lượng, thực hiện âm mưu xâm lược ra bên ngoài và đàn áp phong trào cách mạng nên
cần phải có một chính phủ không liên hệ với các chính đảng. Vì lẽ đó, tướng Hirota
Koki được cử làm thủ tướng, tướng Togo làm bộ trưởng lục quân. Tới đây, thời kì nội
các với các chính đảng chấm dứt, Nhật Bản bước vào con đường phát xít hóa.
Năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Nhật chịu tổn thất nặng nề
nhưng phe chủ chiến trong quân Nhật vẫn không đầu hàng. Chỉ sau những thất bại liên
tiếp, ngày 09/8/1945 Thiên hoàng mới chấp nhận đầu hàng vô điều kiện. Ngày
15/8/1945, Nhật Bản chấp nhận tuyên bố Postđam, chiến tranh Thái Bình Dương kết
thúc với những tổn thất nặng nề. Để khôi phục lại đất nước, ngày 31/11/1946, Hiến
pháp mới được công bố thay thế cho Hiến pháp Minh Trị (1889), thủ tướng trong thời
gian đất nước bị nhiều nước kiểm soát này là Yoshida Shigeru đứng đầu Đảng Tự Do.
- 14 -


Điểm đặc biệt trong “Tuyên ngôn hòa bình” điều 9 có quy định “Nhật Bản không duy
trì hải, lục, không quân và các lực lượng chiến đấu khác, không công nhận quyền
tham gia chiến tranh với bất cứ nước nào” [8; tr.172]. Các chính đảng bắt đầu phát
triển: Đảng Tự do, sau đổi thành Đảng Dân chủ,... Năm 1955, hai đảng này sáp nhập
thành Đảng Tự do Dân chủ Nhật Bản và thay nhau cầm quyền liên tiếp (từ 1948 đến
tháng 8/1993). Đảng Cộng sản giành được quyền hoạt động hợp pháp từ năm 1946 và
trở thành một trong những chính đảng có ảnh hưởng nhất trong nhân dân.
Cải cách kinh tế cũng làm cho diện mạo kinh tế có những khởi sắc. Chỉ
trong vòng một năm từ năm 1959 đến năm 1960 Nhật đã làm cả thế giới phải kinh

ngạc gọi đó là “sự thần kì” kinh tế khi từ 10% tăng lên 15,4%. Cũng từ đây, Nhật đã
vượt xa nhiều nước để trở thành cường quốc kinh tế đứng thứ hai sau Mĩ. Nhật Bản
ngày nay với một đường lối chính trị đúng đắn đã có những thành tựu đáng kể góp
phần nâng cao địa vị của mình trên trường quốc tế.
Nhật Bản từ thời Minh Trị đến thời Chiêu Hòa đã trải qua biết bao sự kiện
có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của đất nước về nhiều mặt. Là một nước bại
trận trong cuộc chiến và có những thiệt hại về người và của, nền kinh tế bị tàn phá
nghiêm trọng nhưng đất nước Nhật Bản bằng sự kiên trì, sức mạnh phi thường đã đưa
đất nước thoát ra khỏi bóng đen u ám của sự kiệt quệ. Bằng sự nỗ lực hết mình, họ đã
tự đưa đất nước mình thoát khỏi tình trạng của một nước bị quản chế vươn lên thành
cường quốc kinh tế đứng thứ hai sau Mĩ và được trả độc lập hoàn toàn.

1.1.2. Tình hình văn học
Song song với quá trình Duy tân về nhiều mặt, văn đàn Nhật cũng mở rộng
cửa đón “gió Tây” lồng lộng thổi vào với nhiều trào lưu tư tưởng văn học: chủ nghĩa
hiện thực, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tự nhiên,…
Vào đầu thời Minh Trị, những tiểu thuyết lưu hành thường là tiểu thuyết
dịch hay tiểu thuyết chính trị. Bước qua thập niên 1880, cơ sở của nền văn học cận đại
Nhật Bản dựa trên chủ nghĩa tả thực hay chủ nghĩa hiện thực bắt đầu hình thành. Nó
xuất phát từ nhu cầu diễn tả một cách khách quan, trung thực đời sống con người và
thiên nhiên.
Người đặt viên đá đầu tiên cho chủ nghĩa hiện thực trong văn học cận đại
Nhật Bản là Tsubouchi Shoyo (1859-1935). Ông đề xướng, khi sáng tác người viết văn
phải tôn trọng thái độ tâm lý khách quan và phủ nhận lập trường luân lí “khuyến thiện
- 15 -


trừng ác” (khuyên làm điều thiện, khiển trách điều ác) thường thấy trong văn học
trước đó. Tác phẩm điển hình cũng là cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên và viết theo
thể văn nói là “Ukigumo” (Phù-vân, tức “Mây trôi”, năm 1887-1889) của tiểu thuyết

gia Futabatei Shimei (1868-1909). Chủ đề của tác phẩm là ảnh hưởng chính sách Âuhóa từ đầu thời Minh Trị đối với đời sống tình cảm và xã hội của thanh niên, thiếu nữ
đương thời đồng thời phê phán xã hội Nhật đầy tham vọng lúc đó. Những nhà văn
trong phái tả thực tổ chức thành nhóm Kenyusha (Nghiên-hữu-xã), và cho đăng tải
những sáng tác của mình trên tạp chí mang tên hóm hỉnh là Garakuta Bunko (Ngã-lạcđa Văn-khố).
Về văn vần, do ảnh hưởng của thơ phương Tây, một lối thơ mới không bị
ràng buộc bởi những thể thơ trước đó bắt đầu xuất hiện trên thi đàn. Tiêu biểu cho
những nhà thơ mới thời kì đầu là Toyama Masakazu (1848-1900). Ngoài ra, Masaoka
Shiki (1867-1902) là dòng dõi samurai cũng đóng góp vào việc đổi mới thơ Haiku và
việc phục hồi thơ Waka làm theo lối Manyo.
Sau chiến tranh Nhật-Thanh, phong trào văn học đả phá truyền thống, hình
thức và đạo đức cũ để đi tìm sự giải phóng của bản ngã qua các khuynh hướng cá
nhân, chủ quan và tình cảm đã đưa đến sự hình thành của chủ nghĩa lãng mạn. Đại
biểu cho trường phái này có nhà văn Kitamura Tokoku (1868-1894) cùng những người
đóng góp cho tạp chí Bungakkai (Văn-học-giới), nữ văn sĩ Higuchi Ichiyo (18721896), hai nhà thơ Shimazaki Toson (1872-1943) và Yosano Akiko của nhóm Myojo
(Minh-tinh). Đặc biệt, nữ văn sĩ có tài Higuchi Ichiyo, dù số phận hẩm hiu và sống
trong cảnh nghèo khó nhưng vẫn có được những tác phẩm đầy chất lãng mạn, sâu sắc
như: “Takekurabe” (Lớn lên), tập truyện ngắn “Nigorie” (Vịnh đáy bùng) và “Jusan
ya” (Đêm thứ mười ba),… Hay Shimazaki Toson làm thơ trước khi viết tiểu thuyết,
ông đề xướng trong tiểu thuyết Nhật một khuynh hướng hiện thực phê phán bắt nguồn
từ chủ nghĩa tự nhiên và những nhà viết truyện đại chúng với tiểu thuyết “Thất ước”
(1906) là một sự kiện văn học, về sau ông viết những tiểu thuyết tự truyện bi quan ít
đề cập đến vấn đề xã hội. Cuối những năm 20, ông tiến gần quan điểm duy vật lịch sử
trong tác phẩm xuất sắc “Trước khi tảng sáng” (1929-1935) nói về những thay đổi xã
hội trong và sau cuộc canh tân Minh Trị thông qua câu chuyện gia đình mình.
Do ảnh hưởng của trường phái tự nhiên chủ nghĩa tiếp thu từ Pháp và Nga
sau chiến tranh Nhật-Nga, chủ nghĩa tự nhiên chiếm vị trí chủ lưu trên văn đàn vào
- 16 -


cuối thời Minh Trị. Nếu chủ nghĩa tả thực tìm cách diễn tả một cách khách quan hiện

thực thì chủ nghĩa tự nhiên chú trọng đến việc phân tích con người và xã hội để đi tìm
chân lý. Nó nhấn mạnh về hiện thực, về thực tế. Ý niệm này hoàn toàn nghiêm túc
trong mục đích và nó thể hiện toàn bộ những cảm xúc của con người, cả cao quý lẫn
không cao quý. Điển hình cho trường phái này là Kunikida Doppo (1871-1908),
Tayama Katai (1871-1930), Tokuda Shusei (1871-1943). Về thơ, hai tập “Kanashiki
gangu” (Món đồ chơi buồn) và “Ichiaku no suna” (Một nắm cát) của Ishikawa
Takuboku (1885-1912) được nhiều người yêu thích.
Vào cuối thời Minh Trị và là kết quả của ảnh hưởng châu Âu, khi số phận cá
nhân hầu như đã trở thành câu chuyện thông thường trong văn học thì trên văn đàn
nước Nhật lại xuất hiện sự tỏa sáng của hai ngôi sao là Mori Ogai (1862-1922) và
Natsume Soseki (1867-1916).
Mori Ogai là nhà văn viết tiểu thuyết và truyện ngắn cũng là nhà văn lớn
đầu tiên trực tiếp thể nghiệm cuộc sống, tư duy và tình cảm châu Âu. Ông là người có
công đưa vào văn học Nhật loại tiểu thuyết vừa; bắt đầu bằng truyện “Maihime” (Vũ
nữ, 1980), tác phẩm mở đầu cho giai đoạn lãng mạn chủ nghĩa ngắn ngủi và thể loại tự
truyện tiểu thuyết hóa (tiểu thuyết về cái tôi) rất phát triển trong văn học Nhật Bản.
Khuynh hướng đấu tranh cho tự do cá nhân, chống gông cùm phong kiến cũng được
thể hiện trong tiểu thuyết “Ngỗng trời” (1913). Từ 1912, những sáng tác của Mori
Ogai hướng về lịch sử và mang tính chất bảo thủ, không còn mang tính hiện thực phê
phán như xưa nữa.
Natsume Soseki là một bậc thầy của hình thức văn học mới: viết tiểu thuyết
hiện đại và đi đầu trong phong trào phục hưng văn học. Các tác phẩm của ông có bố
cục chặt chẽ, nội dung giàu suy tưởng, tiểu thuyết “Wagahai wa neko de aru” (Tôi là
con mèo, 1905-1906) được coi là tác phẩm châm biếm xã hội sâu sắc, ngoài ra còn
một số tác phẩm như: “Kokoro” (Tấm lòng), “Kusamakura” (Vệ cỏ bên đường),
“Botchan” (Cậu ấm),… Ông quan tâm đến những vấn đề cá nhân trong xã hội, những
tác phẩm đầu tay của ông có đôi chút hương vị trào phúng nhưng về sau, ông càng
ngày càng trở nên bi quan về vấn đề cá nhân giành được một chút hạnh phúc thực sự
nào đó và quá trình cá nhân hóa trong ông đã đi xa đến mức trở thành đáng sợ.
Sau chiến tranh Nga-Nhật và thế chiến thứ nhất, nền văn học cũng có nhiều

biến đổi. Phái Shirakaba (Bạch hoa) quy tụ những cây viết trẻ tuổi, họ chủ trương tôn
- 17 -


trọng cá tính và đứng trên lập trường của chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa lí tưởng để
nói lên những đau khổ, nội tâm của giới trí thức trong xã hội hiện đại. Những nhà văn
trong nhóm này như: Shiga Naoya (1883-1971), Arishima Takeo (1878-1923),… bắt
đầu lối viết “tiểu thuyết tự truyện”, trong đó, Shiga là người có ảnh hưởng lớn nhất.
Các tác phẩm điển hình của văn phái này là: “Yujo” (Tình bạn) của Mushanokoji,
“Wakai” (Hòa giải) của Shiga,…
Ra đời sau phái này là một nhóm văn sĩ trẻ tuổi khác chịu ảnh hưởng của
Natsume Soseki xuất bản một tạp chí văn học khác lấy tên là Shin shicho (Tân tư trào).
Hai nhà văn tiêu biểu là Akutagawa Ryunosuke (1892-1927) và Kikuchi Kan (18881948). Phái này đứng trên lập trường lí trí để phân tích tâm lí và nói lên những mâu
thuẫn của hiện thực. Akutagawa một ngôi sao sáng trên văn đàn Nhật lúc bấy giờ, có
thái độ bi quan và hoài nghi sâu sắc đối với cuộc sống, tư tưởng yếm thế khi tuyên bố
“Đời người không có giá trị bằng một câu thơ của Beaudelaire” nên có lẽ vì vậy mà
ông đã tự sát để kết thúc cuộc đời của mình; một trong những tác phẩm nổi tiếng của
ông là “Rashomon” (La sanh môn) đã được dựng thành phim và được giải Oscar dành
chop him nước ngoài hay nhất.
Vào những năm 1905-1915, trong số các nhà văn lớn thời kì này phải kể đến
Yokomitru Riichi (1898-1947) và Yasunari Kawabata (1899-1972). Cả hai nhà văn
đều theo khuynh hướng “cảm giác chủ nghĩa mới”, chống lại “trường phái vô sản” và
“chủ nghĩa hiện thực dung tục”; họ đều là những bậc thầy về tiểu thuyết tâm lí.
Yokomitru Riichi nhà viết tiểu thuyết, truyện ngắn và kịch, vào đời văn với
những tượng trưng chủ nghĩa. Ông đứng đầu nhóm “cảm giác chủ nghĩa mới”, giữa
những năm 20 phong cách của ông gần với hiện thực hơn như trong tiểu thuyết
“Thượng Hải” nói về phong trào 30/5/1925 dẫn đến cách mạng Trung Quốc 19251927, cho đến những năm 30 ông chịu ảnh hưởng của Proust và Joyce.
Yasunari Kawabata viết truyện ngắn và tiểu thuyết, được giải thưởng Nobel
văn chương vào năm 1968. Khác với đa số nhà văn đương thời, ông có những quan
điểm thẩm mĩ bắt nguồn từ những truyền thống cũ. Ông thiết tha bảo vệ những rung

động của đời sống tình cảm, chống lại chủ nghĩa duy vật. Sáng tác của ông chủ yếu thể
hiện nội tâm, thái độ xa lánh cuộc sống và có phần bảo thủ. Tác phẩm “Người vũ nữ ở
Izu” (1926) của ông là tác phẩm đầu tiên điển hình cho phong cách ấn tượng chủ nghĩa

- 18 -


thể hiện bằng một ngôn ngữ nên thơ. Trong chiến tranh thế giới thứ II, ông sống cách
biệt hẳn.
Về văn học vô sản, được hình thành vào khoảng đầu năm 1920 song song
với sự bành trướng của phong trào lao động và phong trào xã hội sau Thế chiến thứ
nhất, nó lôi cuốn nhiều tác giả trẻ và đưa vào văn học những nhân vật mà các tác giả
lớn ít chú ý như: nông dân, ngư dân, công nhân, những người lao động vất vả bị tư bản
áp bức bóc lột. Nhiều nhà văn bên cạnh hoạt động viết văn còn tham gia các hoạt động
chính trị và đã cho ra đời các tác phẩm: “Uminu ni ikuru hitobito” (Những người từ
biển đến, 1926) của Hayama Yoshiki (1894-1945), “Kani kosen” (Tàu đánh cua) của
Kobayashi Takigi (1903-1933), ngoài ra còn có nhà thơ nổi tiếng Nakano Shigeharu.
Cơ quan ngôn luận của văn phái này là tạp chí Tanemaku hito (Người gieo hạt giống),
ra đời năm 1921.
Văn học đại chúng có hai cây bút đáng chú ý là Nakazato Kaizan (18851944) và Yoshikawa Eiji (1892-1962). Nakazato tác giả của “Daibosatsu toge” (Đèo
Đại-bồ-tát), tác phẩm này được xem như là cuốn tiểu thuyết dài nhất trên thế giới (dài
gấp 3 lần tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình” của Lep-Nicôlai-Ê-Vich Tônxtôi).
Yoshikawa viết tiểu thuyết lịch sử và truyện những nhà kiếm khách, nổi tiếng nhất là
cuốn “Miyamoto Musashi” (Cung-bản Vũ-tạng).
Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, tất cả những giá trị cổ truyền bị lung lay.
Tư tưởng hòa bình chủ nghĩa và khuynh tả, kể cả chủ nghĩa cộng sản phát triển mạnh
và ảnh hưởng đến hướng đi của văn học. Những nhà văn nổi tiếng trong hai cuộc chiến
tranh thế giới như: Tanizaki và Kawabata vẫn theo hướng cũ; tuy nhiên cũng có nhiều
nhà văn mới sáng tác của họ lại gắn với những phong trào nhằm thay đổi triệt để xã
hội như Dazai Osamu, Abe Kobe hay Fumiko Hayashi,…

Dazai Osamu (1009-1948) là hiện thân cho thế hệ thanh niên Đại chiến II,
hoang mang trước sự tan vỡ của các lý tưởng truyền thống, phá các ước lệ đạo đức xã
hội, tự hủy hoại những tình cảm thiêng liêng nhất và đánh vào những người thân
thương, chán cuộc sống nên đắm mình vào những trụy lạc. Tác phẩm điển hình “Mặt
trời lặn” (1947).
Abe Kobe (sinh năm 1924) viết văn từ những năm 40. Ông viết tiểu thuyết
tâm lí gần triết học nhân sinh, hiện thực lẫn hư cấu và đặt vấn đề số phận con người
qua biểu tượng với tác phẩm “Những người phụ nữ cồn cát” (1962).
- 19 -


Fumiko Hayashi (1904-1951) viết văn gắn liền với hiện thực và bộc lộ
thương cảm về những tầng lớp hạ lưu ở Tokyo. Bà đặc biệt miêu tả Tokyo hậu chiến
dưới một góc độ ảm đạm và thê lương.
Tình hình văn học trong và sau thời Minh Trị có những biến đổi sâu sắc và
dù cho các nhà văn, nhà thơ sáng tác theo nhiều phương pháp khác nhau nhưng tựu
chung lại đều làm nên sự phong phú cho nền văn học Nhật Bản.

1.2. Cuộc đời và quá trình sáng tác của Yasunari Kawabata
1.2.1. Giai đoạn thứ nhất từ 1899-1930
Yasunari Kawabata nhà văn gặp rất nhiều thăng trầm trong cuộc sống ngay
từ khi còn là một cậu bé, sống thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Kawabata sinh
ngày 11 tháng 6 năm 1899 trong một ngôi làng gần thành phố Osaka. Cha là y sĩ, rất
yêu thích văn chương nghệ thuật. Năm Kawabata ba tuổi thì cha mất, sau đó một năm
thì mẹ cũng mất, rồi ông lại phải trải qua những cái tang liên tiếp của bà năm 7 tuổi và
của chị năm 9 tuổi. Từ đó, hai ông cháu sống với nhau cho đến năm 14 tuổi thì người
ông cũng mất, Kawabata phải về Tokyo sống với dì. Số phận cay đắng đã buộc
Kawabata phải hiểu biết trước tuổi và rèn luyện cho mình một tính cách tự lập, một
sức mạnh tinh thần từ nhỏ. Ở tuổi đôi mươi, Kawabata lại đánh mất một người mà ông
hết lòng yêu thương, một thiếu nữ gọi là Chiyo. Ông đã cùng nàng hứa hôn nhưng khi

mọi việc chuẩn bị xong, nàng bất ngờ từ hôn không một lời giải thích. Năm 1920,
Kawabata vào học trường Đại Học Tổng Hợp Tokyo. Đầu tiên là khoa Văn học Anh,
sau chuyển sang khoa Ngữ Văn Nhật. Truyện ngắn đầu tay “Lễ chiêu hồn” (Sokogai
Ikai) đăng trên tạp chí Trào lưu mới (Sintio) – tạp chí mà ông và bạn học đã cùng sáng
lập từ năm đầu Đại học (năm 1921). Năm 1923, Kawabata tham gia biên tập những tạp
chí văn học có ảnh hưởng lớn đương thời là Văn nghệ xuân thu (Bungei Shunzui), đến
năm 1924 góp phần biên tập tạp chí Văn nghệ thời đại (Bungei Jidai),…
Say mê hội họa và văn học từ khi đi học, trong văn xuôi Kawabata những
phong cảnh thiên nhiên và thế giới tâm hồn không ngớt mở ra trước mắt ta những màu
sắc tinh tế. Vì “Không bao giờ tôi trút được ám ảnh rằng mình là một người lang
thang ưu sầu luôn luôn mơ mộng tuy rằng chẳng bao giờ chìm đắm hoàn toàn trong
mơ, mà vẫn luôn tỉnh thức giữa khi mơ…” [8; tr.20] nên cảm thức cô đơn trong văn
phẩm Kawabata thường phản ánh từ chính cuộc sống thời thơ ấu và tuổi trẻ của ông.
Cái cô đơn ấy bắt đầu với tập “Nhật ký tuổi mười sáu” (Jurokusai no nikki) ghi lại
- 20 -


những ngày tháng túc trực bên giường bệnh của người ông, nhật kí gồm 12 ngày trong
tháng 5/1914 và dừng lại một tuần sau khi người ông mất. Tác phẩm được xuất bản
vào năm 1925, nó đã được viết lại dù trong đó, ấn tượng của một thiếu niên trước cái
chết của người thân vẫn còn rõ nét, những ngày cuối cùng khốn khổ của một người già
yếu mù loà, cuộc sống cô độc của một thiếu niên nhỏ bé đối diện với sinh ly tử biệt
được thể hiện chân thực. Cuốn nhật ký này chịu ảnh hưởng của nền văn chương cổ,
bên trong hàm chứa hy vọng của một đứa trẻ mong ông nội khỏi bệnh.
Sau cuốn nhật ký là cuốn truyện có tên “Đại Hội Yasukuni” (Shookonsai
Ikkei, 1921), mô tả một nữ diễn viên cưỡi ngựa của một rạp xiếc với các người bạn
của cô ta, trong đó có các đối thoại ngắn, mang nhiều ý nghĩa ẩn dụ, khiến cho người
đọc khó phân biệt giữa giấc mơ và hiện thực. Tác phẩm dùng một thể văn mới của
trường phái Tân Duy Cảm (new sensationalist) với tính khách quan của tác giả, không
can dự vào nhân vật, tác phẩm đã khiến cho các nhà văn khác phải chú ý trong đó có

nhà văn đàn anh Kikuchi Kan. Kawabata cho nhà văn Kikuchi biết ý muốn kết hôn với
một người con gái 15 tuổi. Thay vì cản trở cuộc hôn nhân quá sớm này, ông Kikuchi
lại hứa cho đôi uyên ương mượn căn nhà với món tiền tặng hàng tháng là 50 yen. Ông
Kikuchi Kan còn giới thiệu Kawabata với nhà văn Yokomitsu Riichi và tình bạn giữa
hai người này được duy trì trong nhiều thập niên.
Truyện ngắn để lại nhiều ấn tượng sâu sắc, được xem là kiệt tác đầu tay và
quan trọng đầu tiên của Yasunari Kawabata là tác phẩm “Vũ Nữ Izu” (Izu no Odoriko
= The Izu Dancer, 1926) đã khiến cho nhiều độc giả phải chú ý. “Vũ Nữ Izu” là câu
chuyện của một sinh viên cô đơn, đi tìm an ủi và tình bạn trong một đoàn hát với nàng
Kaoru xinh đẹp, trắng trong, tác phẩm chứa nhiều phân đoạn không có khúc đầu, khúc
giữa hay khúc đuôi. Các chuyển tiếp đột ngột như mô tả các hình ảnh tương phản giữa
cái đẹp và cái xấu, tác giả muốn để cho độc giả nhận ra phẩm chất của từng phân đoạn.
Văn phong của Yasunari Kawabata trong tác phẩm này tương tự như của các nhà văn
trong nhóm Ấn Tượng của nền văn học Pháp sau Thế Chiến Thứ Nhất. Sau khi bị
người tình nhỏ tuổi bỏ rơi, Kawabata đã tới hòn đảo Izu vào mùa thu năm 1918, tham
gia vào đoàn hát lưu động bởi vì nhà văn có cảm tình với một vũ nữ trẻ trong đoàn,
những ca sĩ dạo này đã bị dân chúng địa phương coi khinh, chẳng khác nào các kẻ ăn
xin. Tại nhiều làng mạc, người dân đã treo các bảng cảnh cáo “các kẻ ăn xin và các ca
sĩ dạo hãy tránh khỏi nơi đây”.
- 21 -


Sau cuộc động đất tai hại vào năm 1923 xảy ra tại thành phố Tokyo,
Yasunari Kawabata đã đi lang thang trong nhiều khu phố của nơi này vào ban ngày
cũng như ban đêm; trong tay cầm cuốn sổ ghi, quan sát những cảnh tàn phá vì thiên
tai, các cảnh đau khổ của các nạn nhân. Những xúc động được nhà văn mô tả trong
cuốn “Băng Đảng Asakusa” (Asakusa Kurenai Dan = The Asakusa Crimson Gang,
1929-1930). Tác phẩm được đăng trên Nhật Báo Asahi của Tokyo và mang lại danh
tiếng cho nhà văn vì qua tác phẩm, tác giả không muốn mô tả khu phố Asakusa theo
chiều hướng xã hội, mà muốn chia sẻ với đọc giả các cảm xúc theo cách của các nhà

văn Tân Duy Cảm (New Sensationalists).

1.2.2. Giai đoạn thứ hai từ 1930-1949
Trong nhiều năm, Yasunari Kawabata đã từng theo đuổi một cuộc đời hoàn
toàn riêng tư không quan tâm đến mọi việc xung quanh nhưng từ năm 1930, ông tham
gia tích cực vào thế giới văn chương. Kawabata ở trong nhóm chủ trương của nhiều
tạp chí, kể cả tạp chí Thế Giới Văn Học (Bungakkai), tới năm 1934, được chỉ định vào
“Nhóm Hội Thảo Văn Học” (Bungei Kondan Kai). Vào thời kỳ này, Kawabata và
Yokomitsu đều là hai nhà văn trẻ tuổi, nhóm nay có ý định xúc tiến phong trào “Phục
Hưng” trong giới nhà văn Nhật Bản ngày càng thêm phát triển.
Năm 1937, tác phẩm “Xứ tuyết” (Yukiguni = Snow Country) của Kawabata
cùng với tác phẩm “Nhà Hát Cuộc Đời” (Theater of Human Life) của nhà văn Ozaki
Shiroo chia sẻ phần thưởng thứ ba của “Nhóm Hội Thảo Văn Học”. “Xứ tuyết” là
cuốn tiểu thuyết đề cập tới sự duyên dáng, hấp dẫn không những của người geisha mà
còn của giới phụ nữ Nhật Bản; dù qua những nét vẽ mới lạ của văn chương, tác phẩm
này vẫn gần với các tác phẩm văn học của Thời Kỳ Heian. Cũng vào lúc này, ý định
kiểm soát giới cầm bút của chính quyền Nhật Bản đang diễn ra nhưng Kawabata vẫn
nhận được phần thưởng của “Nhóm Hội Thảo Văn Học”, dùng số tiền thưởng mua
một căn nhà tại Karuizawa và vẫn phổ biến các bài báo đề cập tới nhu cầu tự do ngôn
luận, tự do phát biểu. Sau đó, Kawabata lại phản đối nhóm này vì đã không trao giải
thưởng cho nhà văn Shimaki Kensaku chỉ với lí do nghi ngờ tác phẩm có khuynh
hướng Mác Xít.
Các bài viết của Yasunari Kawabata thường không mang tính chính trị,
không liên quan tới giới quân sự nhưng qua những tác phẩm của ông ta vẫn thấy một
sự quan tâm kín đáo, âm thầm đối với những vấn đề xã hội của đất nước. Điều này
- 22 -


hoàn toàn đúng với hai tác phẩm đặc sắc nhất của tác giả, đó là tiểu thuyết “Xứ tuyết”
và “Ngàn Cánh Hạc” (A Thousand Cranes, 1949).

Sau cuộc chiến tranh xung đột với Trung Hoa xảy ra vào năm 1937, chính
phủ Nhật Bản tiến hành kiểm duyệt báo chí và làm áp lực lên các nhà văn. Trước hoàn
cảnh này, Kawabata vẫn giữ sự bình thản, tìm cách du lịch nhiều nơi trong nước và
đọc các tác phẩm cổ điển. Ông cũng viết một số tập truyện trẻ em và gửi đăng trên vài
tạp chí phụ nữ. Vào mùa xuân năm 1941, Yasunari Kawabata qua Mãn Châu theo lời
mời của một nhật báo địa phương rồi trở về Nhật Bản qua hướng thành phố Bắc Kinh.
Ông cũng trở lại Mãn Châu vào mùa thu, thăm đạo quân Quan Đông cùng với một số
nhà văn khác, lưu ngụ tại Thẩm Dương một tháng rồi trở về Nhật Bản trước khi cuộc
Chiến Tranh Thái Bình Dương bùng nổ. Trong thời kỳ Thế Chiến Thứ Hai, Kawabata
viết ra các hồi tưởng của thời thơ ấu và tác phẩm chưa hoàn thành với tên là “Nơi
Sinh” (Koen, 1943-1945). Một tiểu thuyết dở dang khác là “Tookaidoo” (Đông Hải
Đạo), qua đó tác giả nhấn mạnh đến sự quan trọng của giá trị thẩm mĩ theo truyền
thống đối với mọi bộ môn nghệ thuật, tác giả cũng tìm thấy các điểm tương đồng giữa
thời kỳ chiến tranh hiện tại và thời phong kiến Muromachi.
Vào năm 1940, Yasunari Kawabata tham gia vào “Hội Các Nhà Văn Nhật”
(Nippon Bungakusha Kai) cùng với nhiều nhà văn danh tiếng như Itoo Sei, Kishida
Kunio, Kobayashi Hideo, Hino Ashihei, Shimaki Kensaku và Yokomitsu Riichi. Tới
tháng 5 năm 1942, Kawabata là thành viên của “Hội Văn Chương Ái Quốc Nhật Bản”
(Nippon Bungaku Hookoku Kai = Japanese Literature Patriotic Association) rồi trong
các năm sau, nhà văn đã chứng kiến và đau đớn trước sự qua đời của nhiều người bạn
thân: Kataoka Teppei (năm 1944), Takeda Rintaroo (năm 1946) và Yokomitsu Riichi
(năm 1947). Các bài điếu văn mà Kawabata viết ra dành cho các nhà văn kể trên giúp
ông trở thành một bậc thầy về loại văn này.
Năm 1948, kế tiếp Shimazaki Tooson, Masamune Hakuchoo và Shiga
Naoya, Yasunari Kawabata trở thành Chủ Tịch thứ tư của “Tổ Chức Văn Bút Nhật
Bản” (The Japanese P.E.N. Club). Trong những năm sau chiến tranh này, ông có dịp
tham dự một buổi xử án các phạm nhân chiến tranh tại thành phố Tokyo, thăm viếng
thành phố Hiroshima vào tháng 11 năm 1949. Trước các hậu quả của chiến tranh, ông
không mô tả hoàn cảnh của bom rơi, đạn nổ, người chết mà chỉ muốn nói tới sự việc
làm sao duy trì được các truyền thống Nhật Bản, nhất là nền nghệ thuật có từ thế kỷ

- 23 -


XVIII. Trong kỳ “Đại Hội Văn Bút Quốc Tế” tổ chức tại Tokyo vào năm 1957,
Yasunari Kawabata là chủ tịch của đại hội, và đây là cơ hội mà các nhà văn trên khắp
thế giới công nhận một nước Nhật Bản mới với một nền văn học mới đang từng ngày
thay đổi và hoàn thiện. Dành cho mục tiêu này, Kawabata đã đi nhiều nước, gặp các
nhà văn danh tiếng như T.S. Eliot, Francois Mauriac... Sau đại hội kể trên, Yasunari
Kawabata trở thành nhà văn số một của nước Nhật Bản, được nhiều người trên khắp
thế giới biết tới danh tiếng.

1.2.3. Giai đoạn thứ ba từ 1949-1972
Vào năm 1949, một tác phẩm danh tiếng khác của Yasunari Kawabata xuất
hiện, đó là cuốn tiểu thuyết “Ngàn Cánh Hạc” (Sembazuru = A Thousand Cranes),
sau đó là một loạt các bài viết của cuốn truyện “Vũ Nữ” (Maihime = Dancing Girl)
trên nhật báo Asahi. Kế tiếp, tác giả lại tiếp tục hoàn thành tác phẩm “Tiếng Rền Của
Núi” (Yama no Oto = Sound of the Mountain, 1952).
Nhân vật chính trong tác phẩm “Ngàn Cánh Hạc” là Mitani Kikuji, đã hành
động giống như nhân vật Shimamura trong cuốn tiểu thuyết “Xứ tuyết”. Nhờ vai trò
của nhân vật Mitani, các người đàn bà trong cuộc đời của ông ta: bà Ota, con gái của
bà là Fumiko, cùng các người phụ nữ khác như cô Kurimoto và cô Inamura, từng
người một đã bộc lộ ra các cá tính. Chủ đích của nhà văn là ca ngợi vẻ đẹp của Trà
Đạo, của các nghi thức uống trà và tác giả tiếc nuối lễ uống trà đã bị biến chất tới trình
độ tầm thường vì những toan tính vụn vặt. Trong lễ uống trà, mỗi đồ vật đều mang các
vẻ đặc biệt và trên hết là vẻ đẹp thuần chất của người con gái quấn chiếc khăn quàng
có in hình “ngàn cánh hạc” tên là Inamura, dù chỉ xuất hiện ngắn hạn trong hai cảnh trí
và nói rất ít nhưng cô là hiện thân của vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản. Cũng trong tác
phẩm “Ngàn Cánh Hạc”, loại đồ sứ dùng trong lễ uống trà và người nữ mời trà, cả hai
đều đẹp không chỉ khi nhìn ngắm mà cả khi “tiếp xúc bằng tay”, “người đàn bà giống
như món đồ sứ và món đồ sứ giống như người đàn bà”.

Trong khi hai tác phẩm “Vũ Nữ Izu” và “Xứ tuyết” biểu hiện thời trung
niên của tác giả thì tác phẩm “Tiếng Rền Của Núi” lại tượng trưng cho tuổi cao niên
của nhà văn Kawabata. Khi viết ra tác phẩm này, nhà văn Kawabata chưa tới thời kỳ
già nua nhưng chiến tranh đã làm cho tác giả già đi trước tuổi, giống như nhân vật
Shingo trong tác phẩm. Đây là cuốn tiểu thuyết đề cập tới “cõi chết” và những linh
cảm về cõi chết bởi trong thời chiến, cảnh chết chóc hiện ra mọi nơi và tác giả cũng đã
- 24 -


×